Rodney Bernier sinh năm 1944 tại miền Đông Canada. Mối quan hệ giữa cha mẹ ông đã gãy đổ khi ông còn là một đứa trẻ, và cuối cùng ông được đưa vào nuôi trong một cô nhi viện ở Anh, đói khát và thường xuyên bị bắt nạt. Thất học và không có kỹ năng gì, ông rời khỏi cô nhi viện khi chỉ là một thiếu niên và tìm việc làm lao động tay chân. Ông đã chiến đấu chống lại cơn nghiện và cuối cùng vượt qua được. Với những năm đầu đời gian khó, Rodney vẫn giữ được tính cách vui vẻ, đùa nghịch, khả năng khôi hài tinh tế, và lòng nhân hậu bẩm sinh, quả là đặc biệt khác thường.
Rodney Bernier (1944–2009)Rodney Bernier was born in 1944 in eastern Canada. His parents’ relationship collapsed when he was a young child and he ended up in an orphanage in England, with insufficient food and often bullied. Illiterate and with no skills, he left the orphanage while a young teenager and found work as a laborer. He fought drug addiction, which he eventually overcame. Considering the harshness of his early years, Rodney’s playful joviality, delightful sense of humor, and characteristically good- hearted nature were all the more extraordinary.
Ông đến Ấn Độ năm 1973 và ghi danh học khóa thiền Vipassana 10 ngày với thầy Goenkaji ở Bombay. Khóa học đầu tiên đó gây ấn tượng mạnh và ông lập tức ghi danh học thêm hai khóa nữa. Vào cuối khóa tu thứ hai, chỉ vào độ tuổi 29, ông đã tự nguyện sẽ thực hành Vipassana trong suốt quãng đời còn lại của mình. Thiền tập và Phật pháp trở thành nền tảng của đời ông. Một khía cạnh của sự tu tập đặc biệt được ông kết hợp sâu sắc là tâm từ (mettā).
He traveled to India and in 1973 applied for a 10-day Vipassana meditation course with Goenkaji in Bombay. That first course had a powerful impact and he immediately attended two more. By the end of the second course, at only 28 years of age, he made a commitment to himself to practice Vipassana for the rest of his life. Meditation and the teaching of the Buddha became his cornerstones. One aspect of the practice, especially, resonated deeply: mettā.
Sau cùng, Rodney định cư ở British Columbia, Canada, nơi ông trở thành một người trồng cây thần kỳ, đã trồng hơn một triệu cây trong 25 năm. Vào tuổi trung niên, ông quyết định quay lại trường để học đọc và học viết. Trong suốt thời gian này, ông tham dự và phục vụ nhiều khóa thiền Vipassana, bao gồm cả những khóa tu 30 và 45 ngày. Ông giúp đỡ cộng đồng tu thiền địa phương ở Vancouver bằng cách tổ chức nhóm thiền hằng tuần tại nhà ông, và cuối cùng trở thành nhóm thiền hằng ngày lúc 5 giờ chiều, kéo dài gần ba thập kỷ.
Rodney eventually settled in British Columbia where he became a legendary tree planter, planting more than one million trees in 25 years. In middle age he decided to return to school to learn to read and write, and during this time he sat and served many Vipassana courses, including 30- and 45-day courses. He supported the local meditation community in Vancouver by hosting weekly group sittings and eventually, for almost three decades, daily 5 pm group sittings.
Vào tháng Năm năm 2009, Rodney được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan di căn. Ông vẫn ở nhà, nhưng đến khoảng tháng Bảy thì những khối u lan đến tủy sống và ông không thể đi lại nữa. Ông được đưa vào nằm viện năm tuần lễ cuối đời.
In May 2009 Rodney was diagnosed with metastasized liver cancer. He remained at home, but by July the tumors had spread to his spinal cord and he was unable to walk. He was hospitalized for the remaining five weeks of his life.
Rodney nhận biết được lúc mình sắp chết. Từ giường bệnh, nhìn lên bức hình Goenkaji, ông chắp hai tay cung kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với vị ân sư của mình. Một người bạn ngồi cạnh hỏi ông có muốn giúp chắp tay lâu hơn chăng. Rodney ra dấu không; đó là lúc phải nhiếp tâm, sẵn sàng đón cái chết. Lúc 5 giờ chiều, ông và các bạn thiền sinh có buổi thiền chiều như thường lệ. Dù ông tỉnh táo suốt buổi thiền, nhưng khi vừa kết thúc thì ông rơi vào trạng thái hôn mê. Trong nhiều giờ tiếp theo, một số người bạn cùng ngồi thiền với ông trong khi một băng ghi âm bài kinh tụng của Goenkaji được mở thật nhỏ. Rodney qua đời vào buổi sáng sớm ngày 13 tháng 8 năm 2009. Một cảm giác sâu lắng của sự thanh thản và tĩnh lặng bao trùm tất cả những ai đang hiện diện.
Rodney recognized when the end was near. He looked up at the pictures of Goenkaji by his bed and drew his hands together in a gesture of deep respect for his teacher. A friend sitting next to him asked if he wanted his hand held. Rodney indicated no; it was time to focus inwardly and prepare. At 5 pm he and his fellow meditators had their customary afternoon group sitting. Although he was awake throughout, as the sitting ended he slipped into a coma. For several hours a few Dhamma friends meditated with him as a recording of Goenkaji’s chanting played quietly. Rodney died in the early morning hours of August 13, 2009. A profound sense of calm and peace enveloped everyone present.
Trong suốt những tuần cuối đời của ông, một số thiền sinh tự hỏi liệu thái độ tưởng chừng như phi thường của Rodney hướng về cái chết phải chăng chỉ là chiếc mặt nạ can đảm giả tạo, che đậy nỗi khiếp sợ sâu thẳm bên trong? Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục tỏa sáng niềm vui và thái độ chấp nhận cho đến cuối đời.
During his final weeks some meditators wondered whether Rodney’s seemingly extraordinary attitude toward death was merely bravado masking deeper fears; however, he continued to radiate joy and acceptance until the end.
Một người bạn nhận xét rằng, Rodney có rất ít tài sản vật chất, không gì bảo đảm an toàn tài chánh, là người nghèo nhất trong các bạn - nhưng dường như ông lại là người hạnh phúc nhất. Những ngày cuối đời và cái chết của ông khẳng định phương cách sống của ông: mãn nguyện và biết ơn về hoàn cảnh của mình và những gì đã có.
A friend commented that Rodney had very few material possessions, no financial security, was the poorest of his friends—yet seemed to be the happiest. His last days and death only confirmed his approach to life: contented and grateful with whom he was and what he had.
Những nhận xét hóm hỉnh này, trích ra từ buổi trả lời phỏng vấn với Evie Chauncey, đã cho thấy cái nhìn thực tế của Rodney về cuộc sống và cái chết.
Taken from an interview with Evie Chauncey, these lighthearted observations reveal Rodney’s down-to-earth perspective on life and on death.
Lúc này, tôi bị ung thư vào giai đoạn cuối đã được hơn một tháng rồi, và đó là một trong những giai đoạn tốt nhất của cuộc đời tôi, những khoảnh khắc tốt nhất của cuộc đời tôi. Bạn biết không, là một thiền sinh, bạn sẽ tự hỏi chết là như thế nào. Bạn tự nhủ, “Tôi không sợ chết.” Tuy nhiên, thật ra nếu có ai đó hỏi, bạn sẽ không thể thực sự biết được cho đến khi nào bạn đối mặt với nó. Nhưng khi họ nói rằng tôi bị ung thư, cũng giống như nói với tôi “Ồ, bạn muốn ăn kem không?” Không có chút phản ứng tiêu cực nào cả - không hề, không chút lo lắng, không chút sợ hãi, không chút buồn phiền. Thực ra, một nụ cười đã nở trên gương mặt tôi. Một khi họ nói bạn đang ở giai đoạn cuối, đó là lúc bạn bắt đầu cuộc hành trình mới.
I’ve had terminal cancer for more than a month now and it’s been one of the best times of my life, the best moments of my life. You know, as a meditator, you wonder what it will be like to die. You say to yourself, “I’m not afraid of death.” However, truthfully, if someone asks you, you can’t really know until you face it. But when they told me I had cancer, it was like telling me, “Oh, do you want some ice cream?” There was no negative reaction at all—nothing, not one bit of anxiety, not one bit of fear, not one bit of depression. Actually, a smile came on my face. Once they tell you you’re terminal, now you’re getting somewhere.
Khoảng năm tuần trước, lần đầu tiên tôi biết đó không chỉ là một khối u thường, mà là khối u ác tính, đúng không? Trước đó, tôi thật sự không biết nó tồi tệ như thế nào. Tôi đang nằm trong hành lang bệnh viện và suy nghĩ: “Tôi vẫn chưa biết chắc mình có đang ở giai đoạn cuối hay không.” Và tôi tiếp tục nghĩ: “Đã bao nhiêu lần trong những kiếp trước tôi đã nằm chờ chết ở một nơi nào đó?” Điều đó khiến tôi rộng mở một nụ cười. Tôi nhìn chung quanh thấy nhiều người đang nằm trên cáng, và cảm thấy hết sức thương họ. Tôi không muốn họ thấy tôi đang cười vì sợ làm họ bối rối. Tôi chỉ cảm thấy muốn cười lớn: “Ồ, đây là một kiếp sống nữa.”
About five weeks ago I knew for the first time that it wasn’t just a tumor, that it was malignant, right? Previously I hadn’t really known how bad it was. I’m lying in the hallway of the hospital and I’m thinking, “I’m still not sure if I’m terminal or not.” And I’m thinking, “How many times in previous lives have I lain somewhere waiting for death?” It brought a big smile to my face. I looked around and saw all these people on stretchers, and I felt so much compassion for them. I didn’t want them to see me smiling at them because I didn’t want to upset them. I just felt such a big smile: “Wow, this is one more life.”
Tôi ra khỏi bệnh viện và vài ngày sau đó cùng với con gái và người bạn Jerry đến gặp một bác sĩ chuyên khoa đường ruột. Tôi bước vào, chúng tôi bắt tay nhau, nhưng ông ấy dường như hơi lo lắng. Ông bắt đầu bằng một tin báo: “Quá muộn rồi, quá muộn rồi.” “Muộn à?” tôi hỏi lại, “Quá muộn cho việc gì?” Ông ta nói: “Quá muộn rồi. Thậm chí tôi không thể làm hóa trị cho ông được. Bệnh ung thư của ông đã di căn khắp nơi.”
I got out of the hospital and a few days later went with my daughter and my friend Jerry to the G.I. guy (gastro-intestinal specialist). I walked in and we shook hands, but he seemed a little perturbed. He started off by declaring, “It’s too late, it’s too late.” “Too late?” I asked. “Too late for what?” He said, “It’s too late. I can’t even do chemotherapy on you. Your cancer has spread all over the place.”
“Không sao đâu,” tôi trả lời, “vậy có lẽ tôi nên mua một đôi giày mới để mang mà đi vào kiếp sau.” Vị bác sĩ đứng nhìn tôi chằm chặp, không hiểu nổi. Tôi lặp lại: “Thực sự không sao đâu mà.” Và tôi chợt nhận ra, ồ lạ, tôi không hề có chút phản ứng nào cả. Thật ra, chỉ có một điều làm tôi đâm lo chính là vị bác sĩ này đang phát hoảng. Ông ta nói: “Anh thật cứng cỏi đấy.” “Tôi? Cứng cỏi à? Tôi cứng cỏi về điều gì vậy?” Sau khi chúng tôi rời phòng khám, Jerry nói rằng anh đang cố hình dung xem tôi như thế nào - Vì sao Rodney không phản ứng? Kiếp sau ư? - bởi vì mọi người thông thường đều phản ứng. Nhưng thật sự tôi đã không sợ hãi, không bối rối, không buồn phiền.
“It’s okay,” I replied. “Then maybe I should buy a new pair of shoes to wear into the next life.” The doc stood staring at me, not comprehending. I said again, “It’s really okay.” And I realized, hey, I’m not having any reaction. In fact, the only thing that’s freaking me out is that this doctor is freaking out. He said, “You’re a tough guy.” “Me? Tough? What am I tough about?” After we left the office Jerry suggested he was just trying to figure me out—Why is he not reacting? Next life?—because usually everyone reacts. But actually there was no fear, no upset, no depression.
Những tuần cuối cùng, tôi nhận được toàn những ôm hôn. Mọi người đến và nói: “Rodney, bạn thật tuyệt vời.” Bây giờ tôi hiểu từ “tuyệt vời” nghĩa là gì rồi: đó là Rodney. (Ông cười to) Tôi đang rất cẩn thận về điều này, để chắc rằng mình không tự đề cao một bản ngã to lớn, vì bạn thực sự đâu muốn kết thúc hành trình cuối cùng của bạn bằng việc đề cao bản ngã. (Cười to lần nữa) Một bất tịnh khác nữa, đúng không?
For the last several weeks, I’ve been getting only accolades. People come and say, “Rodney, you’re amazing.” Now I know what the word “amazing” is: It’s Rodney. (He laughs) I’m watching this to make sure that I’m not getting into a big ego trip about it, because you really don’t want your final journey to be an ego trip. (Laughs again.) Another impurity, right?
Giờ đây tôi hầu như hài lòng với mọi sự. Tôi trở nên bao dung hơn với những người tôi có thể gặp khó khăn. Nếu tôi đang nói chuyện với ai và cảm thấy người ấy đang bối rối, lo lắng hay có chuyện gì đó, tôi liền thay đổi đề tài. Người ấy thậm chí không nhận ra. Bạn biết đó, tôi không có thời gian để giận dữ.
Most of the time I’m content. I’ve gained a lot more tolerance for people who might be difficult to deal with. If I’m talking to someone and I find he’s getting upset or agitated or something, I just change the subject. He won’t even notice. You know, I don’t have time for anger.
Có quá nhiều từ tâm (mettā) ở mọi người - những ngôn ngữ cử chỉ, ánh mắt nhìn vào mắt tôi, cách họ nói chuyện với tôi, cách họ chạm vào tôi - tất cả những gì họ làm đều cho tôi thấy thật khác với trước đây. Họ cư xử thật nhẹ nhàng, tinh tế hơn xưa nhiều. Người ta gởi thư và gọi điện thoại thăm - tôi có thể cảm nhận được tâm từ (mettā) trong không gian.
There’s such a lot of mettā from everyone—their body language, the way they look into my eyes, the way they talk to me, the way they touch me—everything they do tells me it’s very different than it was before. It’s on a much softer, much gentler level. People who send me e-mails and call me—I can feel it in the air, the mettā.
Đôi khi tôi ngồi thật yên và có thể cảm thấy toàn thân đang hao mòn, đau đớn trở nên êm ả và tâm tôi cũng trở nên tĩnh lặng hơn. Đôi khi cái đau cũng có thể trở nên dữ dội, nhưng đau vẫn chỉ là đau - tất cả phụ thuộc vào tâm thái của bạn trong lúc đó. Bạn có thể đau một chút, rồi cơn đau đó dường như trở nên rất mãnh liệt, nhất là khi có nhiều tiêu cực chung quanh. Hoặc bạn có thể rất đau đớn, nhưng nhờ những rung động tích cực quá mạnh mẽ nên bạn không thấy đau.
Sometimes I sit quietly and I can feel my whole body dissipating, the pain getting quiet and my mind being quiet. The pain can be pretty intense sometimes, but pain is pain—it all depends on your state of mind in the moment. You can have a little bit of pain and it seems really intense, especially if there’s a lot of negativity around. Or you can have a great deal of pain, but because the positive vibrations are so strong you don’t feel it.
Dù tôi không cảm thấy bệnh, nhưng lại có cảm giác cơ thể như vỡ vụn ra. Tuy nhiên, tâm thức tôi thì không như thế. Tôi cảm thấy những rung động trong bệnh viện thật sự trở nên mạnh hơn, đặc biệt khi nhiều người đến thăm và ngồi thiền lâu với tôi. Có nhiều khi, như khoảng 11 giờ đêm, tôi chỉ ngồi yên mà toàn bộ sự hiện hữu của tôi trở nên yên tĩnh. Không đau đớn. Không khổ não. Tâm tôi tĩnh lặng. Thân thể tôi yên bình. Mọi thứ hoàn toàn tịch lặng. Ồ! Mọi người đang gởi tâm từ (mettā) đến cho tôi. Tôi trở nên hòa nhịp với sự tịch tĩnh này từ khi tôi bị bệnh. Lòng từ (mettā) đã có hiệu quả!
Though I don’t feel sick, my body feels like it’s breaking down. But my mental state is not. I feel the vibrations here in the hospital have really gotten a lot stronger, especially because people have been coming to visit and to meditate so much. There have been times, like at 11 at night, when I’m just sitting here and my whole being goes quiet. No pain. No suffering. My mind is quiet. My body is quiet. Everything is just so quiet. Wow! People are sending me mettā. I’ve become quite in tune with that now since I’ve been sick. Mettā works!
Lúc tôi còn làm việc trồng cây, hay bất cứ ở nơi đâu, hễ thấy những con chim, thú , chó, hay thậm chí một con ruồi trong nhà vệ sinh rồi tôi xua tay đuổi nó ra, tôi luôn cầu nguyện cho chúng được an lành và sẽ được tái sinh kiếp sau tốt đẹp hơn: “Trông con như thế này thật tội nghiệp. Nguyện cho phần đời còn lại của con được hạnh phúc, và kiếp sau sẽ tốt hơn. Nguyện cho con được bình an và hạnh phúc.”
When I was in the bush tree-planting, or anywhere, and I’d see birds or other animals, or dogs, or even a fly in the toilet and I’d put my hand in to get it out, I always wished them to be happy and to have a better birth in their next life: “Too bad you’re like this now. May the rest of your life be happy and your next life be better. May you be peaceful and happy.”
Con trai tôi hỏi: “Ba à, ba cảm thấy tinh thần như thế nào?” - cháu không hỏi “thể chất ba như thế nào”, mà là “tinh thần ba thế nào”. Điều đó thật tuyệt. Con tôi đã ở đây khi các bạn đạo đến thăm và trò chuyện. Phải mất một thời gian, nhưng bây giờ cháu đã hiểu ra được, chính trạng thái tinh thần mới thực sự là quan trọng nhất.
My son asked me, “How’s your mental state, Dad?”—not how is your physical state? How is your mental state?—which is really great. He’s been here when Dhamma friends have been visiting, and they’ve been talking. It’s taken a little while, but now he’s really getting to understand that it’s the mental state that’s most important.
Con tôi đã trân trọng thời gian chúng tôi còn bên nhau, thay vì u sầu vì một người sắp ra đi. Cháu bảo tôi: “Ba à, ba biết không, có thể trong nhiều năm sau nữa, con sẽ lâm vào một tình trạng nào đó và con sẽ nghĩ rằng: “Bây giờ, nếu là ba thì sẽ làm gì để giải quyết chuyện này nhỉ?” Do đó, với tôi điều đó thật quý. Bây giờ con tôi có thể hiểu được rằng thực hành Vipassana là điều tối quan trọng.
He’s realizing how good it’s been during this time we’ve had together, rather than being sad that someone is leaving. He told me, “Dad, you know, maybe years down the road I might get myself into a situation and I will think, ‘Now, how would Dad deal with this?’” So, to me, that was very good. Now he can see that the Vipassana practice is the most important thing.
Một lần con tôi dò hỏi: “Ba à, nếu có người nào đó giết con thì ba có giết người ấy không?” Tôi trả lời: “Không, con à, nếu con chết trong tình huống đó thì cũng đành chịu thôi. Ba đã cam kết không hủy diệt sự sống. Ba có thể làm tất cả mọi thứ trong khả năng mình để bảo vệ con, nhưng ba không thể làm việc sai trái như giết người, trộm cắp, hay nói dối, hay bất kỳ việc gì vi phạm giới luật ba đang thực hành theo Giáo pháp, vì điều đó thậm chí còn tệ hại hơn cả việc con bị giết. Giả sử con bị giết, đó chỉ là một kiếp sống [trong nhiều kiếp sống], và ba sẽ không làm điều sai trái để chịu sa đọa.
He once inquired, “Dad, if someone was killing me, would you kill him?” I answered, “No, if you die in that situation, that’s okay. My commitment is not to destroy life. I would do everything in my power to protect you, but I would not cross the line of killing or stealing or lying or anything against my Dhamma practice, because that’s even worse than you getting killed. Even if you are killed, it’s just one life, and I’m not going to take that step backwards.”
Đọc những điều Sayagyi U Ba Khin viết về cái chết - thật là được sách tấn. Ta được khuyến khích bởi những gì Thầy nói về tầm quan trọng của việc giữ giới (sīla) và hiến tặng (dāna), những điều có thể giúp ta tái sinh lên cõi trời. Trên hết, bạn phải thực tập thiền và giữ được sự bình tâm, và làm được vậy giống như bạn đang ngồi trên một chiếc xe đưa bạn đi về phía trước, với tốc độ cao. Bạn đang lái chiếc xe ấy đi xuyên qua tất cả những pháp hành, và tất cả những từ tâm (mettā) này không ngớt tràn ngập đến với bạn. Bạn thực sự có được nụ cười rạng rỡ trên môi.
Reading things by Sayagyi U Ba Khin about death—it’s very encouraging. It’s encouraging because he talks about how important it is to keep your sīla, and give dāna, which helps you into the celestial planes. On top of that, you have your meditation and you have your equanimity, and that’s like being in a car carrying you forward in high gear, speeding ahead. You’re driving the car, going through all this Dhamma stuff, and all this mettā is racing toward you all the time. And you have a big smile on your face.
Trong quá khứ, tôi nhớ đã từng nói với mọi người: “Tôi không sợ chết”. Tuy nhiên lúc đó tôi chưa thực sự biết gì cả. Ta không thể thực sự biết cái chết sẽ xảy ra như thế nào. Bây giờ, khi nhìn cái chết đang đến, tôi thấy như: “Ồ, điều này là giống như mình đã hình dung.” Tôi không chắc lắm, nhưng Dhamma sẽ cho bạn rất nhiều sức mạnh.
In the past, I remember telling people, “I’m not afraid of death.” But I really didn’t know. You can’t really know how it’s going to be. Now, when I see it coming, it’s like, “Wow! This is how I thought it would be.” I wasn’t sure, but Dhamma gives you so much strength.
Các cô y tá nói rằng thời kỳ đầu của bệnh là giai đoạn khó khăn nhất. Dần dần về sau, khi cận kề cái chết, ta chấp nhận được. Tuy nhiên, tôi đã chấp nhận được ngay từ ban đầu. Tôi không hề thấy có sự thay đổi nào trong tâm trí tôi suốt thời gian bị bệnh. Tôi theo dõi tâm mình để chắc chắn, để xem có gì thay đổi không, nhưng không hề có thay đổi nào cả.
The nurses say that the early part of the illness is the hardest. Towards the end, near death, we come to accept it. But I’ve accepted it right from the beginning. I haven’t seen any change in my mind in all the time I’ve been going through this. I watch it to be sure, to see if there’s any change, but there isn’t.
Vì thế, những gì đang xảy ra là tôi đang đối diện với cái chết. Tôi không hề có phản ứng tiêu cực nào, không một chút nào. Tôi có Chánh pháp bên mình; tôi cảm nhận được những rung động mạnh mẽ của Chánh pháp chung quanh tôi. Quả là tốt đẹp - thật sự tốt đẹp. Tôi đang mỉm cười trên suốt con đường đi đến cái chết.
So, what’s happening is I’m facing death. I have no negativity at all, none at all. I have the Dhamma with me; I feel the strong vibrations of Dhamma around me. It feels good—it feels really good. I’m smiling all the way to death.
Sukha dukha apane karma ke,
avicala vishva vidhāna.
Tū terā Yamarāja hai,
tū tāraka bhagavāna.
- Hindi doha, S. N. Goenka
Sukha dukha apane karma ke,
avicala vishva vidhāna.
Tū terā Yamarāja hai,
tū tāraka bhagavāna.
Hạnh phúc và khổ đau là kết quả
của những hành nghiệp bạn tạo ra.
Đó là luật phổ quát bất biến.
Bạn là chủ nhân cái chết của chính mình.
Bạn là người cứu rỗi của chính mình.
-Thi kệ (doha) Hindi, S. N Goenka
Happiness and misery are the fruit of your own actions.
This is an immutable, universal law.
You are your own lord of death;
you are your own savior.
—Hindi doha, S.N. Goenka
Đừng lãng phí thời gian còn lại của quý vị . Đây là lúc quý vị phải nỗ lực với năng lượng và sự kiên định. Quý vị có thể biết chắc là mình sẽ chết, nhưng quý vị không thể biết mình còn sống được bao lâu.
- Venerable Webu Saydaw
Do not waste the time you have left.
This is the time for you to strive with energy and steadfastness.
You can be sure that you will die, but you can’t be sure how much longer you have to live.
—Venerable Webu Sayadaw