Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật chết »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chỉ khoảnh khắc hiện tại »»

Nghệ thuật chết
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chỉ khoảnh khắc hiện tại

Donate

(Lượt xem: 6.422)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chỉ khoảnh khắc hiện tại

Only the Present Moment



Susan Babbitt là giáo sư tại Đại học Queen ở thành phố Kingston, Ontario, Canada từ năm 1990. Cô tham dự khóa thiền Vipassana đầu tiên vào năm 2004 và từ đó đến nay đã phục vụ một khóa tu 10 ngày, hoàn thành một khóa tu 20 ngày. Cuộc phỏng vấn đầu tiên [dưới đây] diễn ra vào năm 2006 và lần thứ hai vào năm 2007. Susan vẫn tiếp tục giảng dạy ở Đại học Queen, thiền tập hằng ngày và đã dừng được căn bệnh ung thư từ năm 2013.
Susan Babbitt has been a professor at Queen’s University in Kingston, Ontario, Canada since 1990. She attended her first Vipassana course in 2004, and has since served a 10-day course and completed a 20-day course. The first interview took place in 2006, the second in 2007. Susan continues to teach at Queen’s, meditates daily and is still cancer-free in 2013.
Bà Virginia: Cô có thể cho biết làm thế nào cô biết đến Vipassana và khóa tu đầu tiên của cô như thế nào?
Virginia: Can you tell us how you found Vipassana, and what your first course was like?
Cô Susan: Tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạng cấp tính vào tháng Tám năm 2003. Cho đến thời điểm đó, cả đời tôi chưa bao giờ bệnh tật hay phải dùng thuốc men gì. Tôi thậm chí là chưa từng bị cảm cúm. Kết quả chẩn đoán ung thư là một đòn tấn công tàn khốc vào nhận thức của tôi về chính bản thân mình: Tôi là ai? Đột nhiên, tôi trở thành một người bệnh nghiêm trọng. Tôi tìm mọi cách để vượt qua kinh nghiệm này. Ban đầu, có người giới thiệu với tôi một phương pháp gọi là “hướng tâm quán tưởng”. Đây là một dạng tưởng tượng những suy nghĩ tích cực. Tôi đã cố gắng thực hành trong nhiều tháng như một cách để trốn chạy nỗi sợ hãi về những gì đang diễn ra. Tôi đã sử dụng các băng ghi âm hướng dẫn.
Susan: I was diagnosed with an aggressive form of cancer in August 2003. Until that point in my life I had no experience with illness or medicine. I had not even had the flu. The cancer diagnosis was a brutal assault on my sense of who I was. All of a sudden I was a seriously ill person. I looked for ways to get through this experience. At the beginning something called “guided imagery” was suggested to me, a form of imaginative positive thinking which I tried for several months as a way to escape my fear of what was happening. I used instructional audio tapes.
Sau đó, Maureen, một người bạn tôi cũng mắc bệnh ung thư và có tiến triển tốt sau điều trị, nhưng đã qua đời. Tôi đột nhiên hiểu ra rằng, cách duy nhất để tôi có thể chung sống với ung thư là chấp nhận sự thật: sống hay chết hoàn toàn nằm ngoài khả năng kiểm soát của tôi. Nhiều người đã nói với tôi: “Điều này sẽ không xảy ra với cô đâu! Trường hợp của cô thì khác.” Nhưng tôi không thể thấy được khác biệt giữa tôi và Maureen như họ nói. Tôi biết rằng những gì đã xảy ra cho cô ấy cũng có thể xảy đến cho tôi. Phương pháp “suy nghĩ tích cực” làm người ta tin rằng mình có một phần khả năng kiểm soát, và tất nhiên ta quả thật có kiểm soát được một phần nào đó, nhưng kết quả cuối cùng không nằm trong sự kiểm soát của ta.
Then my friend Maureen, who was also going through cancer and who was doing well after treatments, died. I suddenly understood that the only way I would be able to live with cancer was to come to terms with the fact that my existence or non- existence was ultimately out of my control. People were saying to me, “This is not going to happen to you! Your case is different.” But I couldn’t distinguish myself from her like that. I knew that what happened to her could happen to me. The “positive thinking” approach leads one to believe that one has some control, and of course one does have some control, but the final result is not under my control.
Tôi thấy rõ rằng tôi phải có khả năng nhìn thẳng vào những gì xảy ra cho tôi như nó vốn là như vậy, để chấp nhận rằng cái chết là điều thực sự có thể xảy ra. Tôi quyết định phải có khả năng chờ đón tình huống xấu nhất và chung sống với nó. Nghĩa là, tôi phải sống với ý thức rõ ràng về những gì rất có thể xảy đến với tôi. Về mặt thực tiễn, dường như đây là điều hợp lý nhất. Lúc đó, tôi chưa biết gì về thiền hay Vipassana. Tôi từng đọc đâu đó, trong những sách về ung thư, nói rằng thiền là một phương pháp tốt mà những bệnh nhân ung thư nên học. Nhưng tôi không biết cách thiền như thế nào và khi tôi thử làm thì thất bại.
It was clear to me that I had to be able to look at what was happening to me for what it was, to accept that death was indeed possible. I decided that I wanted to be able to expect the worst- case scenario, and to live with it; that is, to live my life with awareness of what could very well happen to me. Practically, this seemed the most reasonable thing to do. At that time I knew nothing about meditation or Vipassana. I had read here and there, in oncology books, that meditation is a good thing for cancer patients to learn. But I had no idea how to meditate, and when I tried to do it I failed.
Không lâu sau cái chết của Maureen, các bác sĩ đề nghị tôi tiến hành hóa trị, điều mà tôi không mong đợi. Tôi ghét cái ý tưởng hóa trị này. Tôi đã từng phải phẫu thuật chân rồi sau đó xạ trị. Những điều này tôi có thể chịu đựng được, nhưng mọi thứ về hóa trị thật khủng khiếp với tôi, cứ nghĩ đến việc tôi sẽ lâm bệnh, rằng dáng vẻ tôi trông bệnh hoạn, rằng mọi người đều sẽ thấy biết tôi bị bệnh, rằng việc này sẽ kéo dài từ tháng Ba đến tháng Tám, trong suốt mùa xuân và mùa hè năm 2004, 5 tháng dài... Tôi giận dữ và tức tối, tự nhủ: “Làm sao mình có thể qua được 5 tháng này chứ?”
Shortly after Maureen’s death the doctors recommended that I undergo chemotherapy therapy, which I had not expected. I hated the idea of chemotherapy therapy. I had had surgery on my leg followed by radiation. These I could handle, but everything about chemotherapy was awful to me—the idea that I would feel sick, that I would look sick, that everybody would know I was sick, that it was going to be from March to August, for the whole spring and summer of 2004, five months long. I was angry and resentful, and I thought, “How am I going to get through five months?”
Tôi thực không muốn trải qua những tháng trị liệu này với tâm trạng giận dữ và tức tối như thế, nên tôi đã đến gặp một nhân viên xã hội tại Trung tâm Ung bướu Khu vực Kingston và hỏi: “Cô có giải pháp gì cho tôi không?” Cô ta đưa tôi một quyển sách về Phật giáo và tôi bắt đầu đọc. Sách nói về lòng bi mẫn và tâm từ, nhưng sau khi đọc khoảng bốn chương tôi mang sách đến trả lại. Tôi hỏi: “Về mặt thực tiễn, những điều này làm sao giúp tôi vượt qua 5 tháng hóa trị?” Tôi thất vọng vì không có một hướng dẫn thiết thực nào.
I didn’t want to spend those months angry and resentful so I went to the social worker at the Kingston Regional Cancer Centre and asked, “What tools do you have to offer?” She gave me a book on Buddhism that I started to read. It had to do with compassion and loving-kindness, but after about four chapters I returned it. I asked, “How does this help me, practically, to get through five months of chemotherapy?” I was frustrated that there was no practical guidance.
Song tôi vẫn nghĩ về thiền và sực nhớ đến khóa thiền Vipassana mà tôi từng được nghe qua. Tôi nghĩ, đúng rồi, nếu tôi muốn học cách thiền, có lẽ tôi cũng phải học cho đến nơi đến chốn; ta chỉ có thể học thiền bằng cách thực hành thôi.
I kept thinking about meditation, however, and remembered this Vipassana course I had heard about. I thought, well, if I’m going to learn how to meditate, I might as well go all the way; you can only learn meditation by doing it.
Tôi tìm được một mẫu đơn và ghi danh vào khóa tu. Tôi không biết gì về khóa tu, ngoại trừ việc đó là khóa dạy thiền. Thế rồi, tôi tự cam kết dành ra 10 ngày, từ ngày 24 tháng Ba đến ngày 4 tháng Tư năm 2004, bắt đầu chỉ vài ngày sau đợt hóa trị đầu tiên.
I found an application form and signed up. I had no idea what the course was about, except that it was about meditation. So I committed myself to the 10 days from March 24 to April 4, 2004, starting just a few days after the first chemotherapy treatment.
Khóa tu đã cực kỳ khó khăn đối với tôi, và trong 3 ngày đầu tiên, tôi tự hỏi mình đang làm gì ở đây. Vào ngày thứ 4, khi Vipassana được giảng dạy, tôi bắt đầu có hứng thú hơn. Vào lúc Maureen qua đời, bằng cách nào đó tôi đã hiểu được rằng tôi cần có khả năng nhìn thẳng vào mọi sự vật đúng thật như chúng đang hiện hữu, có khả năng nhìn vào thực tiễn cái chết có thể đến và phải sống đối diện với nó. Tôi đã không còn muốn tô điểm cho mọi thứ có vẻ tốt đẹp hơn bản chất của chúng – cứ mãi hy vọng viển vông về những tin tốt lành, cứ mãi lo sợ về tin xấu. Khi ấy tôi đã quyết định rằng tôi không thể sống theo cách luôn tìm kiếm những phương cách để tách mình ra khỏi những người xấu số.
The course was extremely difficult for me, and for the first three days I questioned what I was doing there. On the fourth day, when Vipassana was taught, I became more interested. I had understood somehow, when Maureen died, that I wanted to be able to see things as they are, to be able to look at the real probability of death, and to live my life in the face of it. I didn’t want to be trying to make things look better than they might be—ever hoping desperately for good news, ever fearful of the bad. I had decided that I couldn’t live my life always looking for ways to separate myself from those getting the bad news.
Với bệnh ung thư, ít nhất là với loại ung thư tôi mắc phải, không thể nào trở lại với cuộc sống như trước. Bạn phải đi chụp CT mỗi vài tháng và mỗi lần như vậy đều thực sự có khả năng nhận được tin xấu. Tôi không muốn đánh mất cuộc đời mình trong nỗi sợ hãi. Tôi hiểu rằng nếu tôi không đối diện và chấp nhận thực tế cái chết có thể đến, thì nỗi sợ sẽ luôn lẩn khuất quanh tôi, sẵn sàng để hạ gục và làm tôi kiệt sức bất kỳ khi nào có những chỉ dấu rằng mọi việc không diễn ra như tôi mong muốn. Tôi quyết định phải có khả năng đối diện với thực tại của mình và chấp nhận nó như vốn là như vậy, để sống chung với nó.
With cancer, at least the kind I had, there’s no returning to your old life. You have to go for a CT scan every few months, and each time you go there is a real possibility of bad news. I didn’t want to lose my life to fear. I understood also that if I didn’t confront and accept the real possibility of death, fear would always be lurking over me, ready to descend and debilitate me at every indication that things were not going the way I wanted. I had decided that I wanted to be able to confront my reality and accept it for what it was, to live with it.
Vì vậy, tôi ngạc nhiên khi biết rằng Vipassana chính xác là sự thực hành quan sát thực tại của bạn như chính nó đang hiện hữu, chứ không phải theo như bạn mong muốn. Đó là sự quan sát toàn bộ kinh nghiệm thân và tâm của bạn từ giờ này sang giờ khác một cách có hệ thống. Nhờ đó bạn sẽ đạt được một hiểu biết thực nghiệm ngày càng gia tăng về bản chất đích thực sự hiện hữu của mình, xét đến cùng là không thường tồn. Không có chuyện biến xấu thành tốt như quá nhiều người dường như cố làm với bệnh tật và cái chết. Thay vào đó, bạn nhìn sự vật theo đúng cách thức chúng đang hiện hữu, chính là cách thức [vận hành] của toàn thể vũ trụ: không ngừng thay đổi. Và khi bạn đạt được sự tỉnh giác như thế, vốn nhất thiết phải được thể nghiệm, nghĩa là một sự tỉnh giác được cảm nhận, thì thật vô nghĩa khi đồng hóa bản thân mình với điều tốt hay điều xấu để rồi trở nên suy sụp bởi hy vọng quá độ hay lo sợ không cùng.
So I was surprised to learn that Vipassana is precisely the practice of looking at your reality just as it is, not as you want it to be. It is the systematic, hour-after-hour observation of your entire physical and mental experience. You incrementally gain thereby an experiential understanding of the real nature of your existence, which is, after all, impermanent. There is no turning of bad things into good things, as so many seem to try to do with disease and death. Instead, you look at things the way they are, which is the way of the entire universe, constantly changing. And when you gain such awareness, which must be experiential, meaning awareness that is felt, it makes no sense to identify yourself with either the good or the bad, and therefore to become debilitated by either desperate hope or by desperate fear.
Thật kỳ lạ là bằng cách nào đó, qua trực giác, tôi nhận ra rằng tôi không thể thoát khỏi nỗi sợ hãi bệnh tật và cái chết, trừ phi tôi có thể nhìn sự trải nghiệm căn bệnh ung thư của mình theo cách tồi tệ nhất có thể có và sống được với điều đó. Tôi không có ý là chỉ để chịu đựng căn bệnh, mà là để sống đối mặt với thực tại đó, với sự tỉnh giác hoàn toàn về bản chất tạm bợ trong sự hiện hữu của tôi, thậm chí nhìn thấy được vẻ đẹp của bản chất huyền bí không ngừng thay đổi đó.
It is strange that I somehow realized, intuitively, that I could not be free from the fear of disease and death unless I could see my experience of cancer in the worst possible way, and live with that. I don’t mean just to tolerate it, but to live in the face of that reality with full awareness of the precarious nature of my existence, even seeing the beauty of that ever-changing mysterious nature.
Tôi học được từ khóa thiền Vipassana rằng đây là những gì đức Phật đã giảng dạy, không phải một tín ngưỡng, mà là một phương pháp thực tiễn để luyện tâm, nuôi dưỡng sự tự do thoát khỏi những mong đợi bao trùm, vốn dẫn dắt ta đến chỗ nghĩ rằng cuộc sống luôn phải diễn ra theo một cách nào đó – những mong đợi làm ta khổ đau khi không đạt được, mà sự không đạt được đó gần như là chắc chắn.
I learned at the Vipassana course that this is what the Buddha taught, not a religion, but a practical technique of mental discipline, cultivating freedom from the dominating expectations that lead us to think life should be a certain way—expectations that make us miserable when they fail, as they almost certainly do.
Dĩ nhiên tôi vẫn còn giận tức về căn bệnh ung thư vì lẽ ra không nên xảy đến với tôi. Thế mà nó đã xảy ra, và tôi biết rằng tôi không thể xua đuổi nó đi. Tôi cũng biết rằng tôi phải thoát ra khỏi tầm kiểm soát của những mong đợi vô căn cứ, rằng cuộc sống của tôi phải như thế nào, và dấn bước với sự tỉnh giác hoàn toàn. Tôi khám phá ra rằng, sự thực hành đơn giản chú tâm vào thực tại hiện hữu của chính cơ thể mình và ý thức rõ về bản chất của nó – một ý tưởng quá đơn giản - chính là phương tiện tôi cần đến để trải qua hóa trị và nhiều thứ khác nữa.
Of course I was still angry about the cancer because cancer wasn’t supposed to happen to me. Yet it was happening to me, and I knew that I could not make it go away. I knew also that I had to get out of the grip of unfounded expectations about how my life should be and move forward with open eyes. The simple practice of focusing my mind on the reality of my own bodily existence and becoming aware of its nature—such a simple idea—was, I discovered, the tool that I needed to go through chemotherapy, and much more.
Một điều cụ thể tôi học được từ khóa tu đầu tiên đã thật sự lôi cuốn tôi trong thực hành Vipassana là phương pháp này hoàn toàn thiết thực. Tôi không nhất thiết phải tin vào bất kỳ thực thể hay sức mạnh vô hình nào, không phụ thuộc vào bất kỳ ai hay bất kỳ thứ điều gì bên ngoài chính tôi: không có biểu tượng, không trang phục đặc biệt, không nghi lễ hoặc nghi thức. Vipassana là một công cụ thiết thực để rèn luyện tâm. Tôi ý thức rõ mình đã phí biết bao thời gian trong đời khi buông thả tâm không kiểm soát, lang thang đi nơi khác, sống lại những hồi ức xưa hay quẩn quanh vô ích trong cùng những bất ổn và những nỗi lo sợ cũ. Vipassana dạy cách kiểm soát tâm thức để chúng ta có thể sống trọn vẹn trong thế giới này như nó đang hiện hữu, thay vì mãi mãi trốn chạy vào vọng tưởng hay bực tức.
One thing in particular that really appealed to me about the practice of Vipassana, which I learned at that first course, was that it was entirely practical. I did not have to believe in any unseen entities or forces, or depend on anyone or anything outside of myself: no symbols, special dress, or rites or rituals. Vipassana is a practical tool for training the mind. I was well aware of how much time I had lost from my life when my mind was out of control, somewhere else, reliving old dramas or spinning uselessly around the same old problems and fears. Vipassana teaches control of the mind so that we can live entirely in our world as it is, instead of forever running away into imagination or resentment.
Như thế, Vipassana đã giúp tôi vượt qua giai đoạn hóa trị khủng khiếp cùng với những hệ quả của nó. Tôi không phải cố gắng nhìn việc hóa trị như một điều tốt đẹp. Kỳ thực, tôi thấy kinh nghiệm hóa trị đó là không thể chấp nhận. Nhưng tôi cũng có thể nhìn nó một cách khách quan trong chừng mực nào đó và nói: “Đây là những gì đang xảy ra trong hiện tại.” Tôi đã chấp nhận nó như là thực tại của tôi vào lúc đó, như nó vốn là như vậy, và sẽ khởi đầu lại từ chỗ đó mà không hối tiếc hay thất vọng.
So Vipassana helped me get through the awful process of chemotherapy and its consequences. I did not have to try to see chemotherapy as a good thing. Indeed, I looked at that chemotherapy experience as unacceptable. But I could also look at it objectively to some extent and say, “This is what is happening now.” I accepted it as my reality at this moment, as it is, and would start again from there without regret or disappointment.
Sau khi xong đợt điều trị, tôi tham dự khóa tu Vipassana thứ hai vào cuối năm 2004. Mặc dù lúc đó không phải đối đầu với ung thư, tôi cũng có nhiều thứ khác phải lo liệu. Khóa thứ hai này hầu như khó khăn hơn khóa đầu tiên, ngoại trừ việc lần này tôi hiểu được tại sao tôi làm những gì đang làm. Khóa này có nhiều đau đớn về thể chất. Tôi không cần tham vấn với thiền sư vì tôi biết tôi cần phải làm gì và tôi cũng biết điều mà thiền sư sẽ nói với tôi. Tôi chỉ nhìn vào cơn đau hết lần này đến lần khác và thực hành sự bình tâm.
After the cancer treatments were over I went for a second Vipassana course at the end of 2004. Although I was not then dealing with cancer, I had other things to deal with. The second course was almost harder than the first, except that this time I understood why I was doing what I was doing. The course was painful, physically. I didn’t need to talk to the teacher because I knew what I had to do and I knew what he would tell me. I just looked at that pain over and over again and practiced equanimity.
Vào cuối khóa, thiền sư gọi tôi ra nói chuyện và bảo: “Cô đã hành trì đến cùng, chấp nhận thực tại với sự tỉnh giác; đó là tất cả những gì cô có thể làm. Nhiệm vụ của cô là hãy luôn tỉnh giác, ngay cả khi phải kinh nghiệm những điều không dễ chịu.”
At the end of the course, the teacher called me for a conversation and said, “You sat through it, you accepted it with awareness; that is all you can do. Your job is to be aware, even when the experience is unpleasant.”
Khóa tu đó thật quan trọng vì tôi nhận ra mình có rất nhiều việc khác phải đương đầu bên cạnh căn bệnh ung thư. Ung thư chỉ là một chuyện trong đời tôi và thậm chí có lẽ không phải là nguyên nhân quan trọng nhất của những điều tiêu cực, vì vậy tôi có động lực để tiếp tục tu tập.
That course was important because I realized I had a lot of other things to deal with besides cancer. Cancer was only one thing in my life, and maybe not even the most important source of negativity, so I was motivated to keep up the practice.
Bà Virginia: Chuyện gì đã xảy ra sau khóa tu thứ hai của cô?
What happened after your second course?
Cô Susan: Đến mùa hè năm 2005, cuộc sống của tôi đã trở lại bình thường. Tôi đã sử dụng lại được đôi chân mình và hoàn toàn trở lại với công việc. Tôi đang chuẩn bị nghỉ phép thì vào tháng Chín, chân tôi bị liệt trở lại. Vào ngày 1 tháng Mười, khi kỳ nghỉ phép ba tháng của tôi thực sự bắt đầu, tôi nhận thấy một khối u khác trên chân. Tôi biết đó là ung thư tái phát, thậm chí trước cả khi các bác sĩ biết được. Cả tháng Mười ấy đã cực kỳ khó khăn vì tôi biết là ung thư tái phát nhưng không biết nó có di căn đến đâu không. Hơn nữa, các bác sĩ đã không xác nhận việc ung thư tái phát và tôi thực sự không thể nói với mọi người về việc này. Phải chờ đến ngày 28 tháng Mười họ mới có thể chụp CT để xem liệu ung thư có di căn hay không.
By the summer of 2005 my life was getting back to normal. I had regained the use of my leg and had fully returned to work. I was getting ready for my sabbatical when, in September, my leg became stiffer. On the first of October, which was actually the beginning of a three-month sabbatical, I found another lump on my leg. I knew even before the doctors did that it was recurrent cancer. The whole month of October was extremely difficult because I knew the cancer was back, but I didn’t know whether it had gone anywhere else. Moreover, the doctors hadn’t confirmed that it was back and I couldn’t really tell people about it. They couldn’t do the CT scan, to see if it had spread, until October 28.
Bốn tuần đó thật là địa ngục! Tôi biết ung thư tái phát nhưng không biết sự lan rộng của nó. Tôi sắp phải trải qua toàn bộ mọi việc một lần nữa. Công việc của tôi sẽ một lần nữa bị gián đoạn và tôi chắc rằng lần này tôi có thể bị mất đôi chân. Bạn làm gì với tất cả những ý nghĩ này? Tất cả những gì bạn có là tâm thức của bạn và nỗi sợ cứ ám ảnh không thôi. Bạn đi đâu để trốn chạy tâm mình? Tôi nghĩ, nếu tôi không học thiền chắc tôi điên lên mất. Tôi có thể dễ dàng ngã vào hố sâu tuyệt vọng và không ai có thể chê trách tôi, bởi điều đó hoàn toàn hợp lý.
Those four weeks were hell. I knew the cancer was back but I didn’t know the extent of it. I was going to have to go through the whole thing again. My career would again be interrupted and I was sure that, this time, I would lose my leg. What do you do with all these thoughts? All you have is your mind, and the fears go round and round. Where do you go to flee from your mind? I thought that if I hadn’t learned meditation I would’ve gone crazy. I could easily have fallen into a deep pit of despair and nobody would have blamed me, for it would have been completely reasonable.
Thay vì vậy, tôi thường ngồi xuống giữa những cảm xúc mạnh mẽ đang làm suy sụp mình, tập trung tâm ý và kiên nhẫn quan sát những cảm giác, đôi khi gần trọn đêm, và cuối cùng những nỗi sợ mất đi ảnh hưởng của chúng. Tôi nhận ra rằng tôi có thể sống chung với những nỗi sợ và buồn đau, giống như nhìn thẳng vào bóng tối, và cuối cùng cảm thấy chút bình an, biết rằng sự việc phải như vậy, ít ra là vào lúc này. Tôi thực sự thu xếp để làm được một việc gì có ích vào tháng đó. Tôi giúp mẹ chuẩn bị cho chuyến đi Ireland của bà và tôi đã làm được những việc khác mà tôi cần phải làm, tương đối một cách bình thường.
Instead, I would sit amid those strong debilitating emotions, concentrate my mind, and patiently observe sensations, sometimes most of the night, and eventually the fears would loosen their hold. I found that I could coexist with the fears and grief, like looking straight into darkness, and eventually feel some peace knowing that it had to be this way, at least for now. I did manage to function that month. I helped my mother prepare for her trip to Ireland, and I did other things that I had to do, more or less normally.
Tôi tìm cách để suy ngẫm về cái chết có thể đến. Ai đó đưa cho tôi quyển sách của một vị sư Phật giáo người Việt. Những tư tưởng về sống chết của ông có ý nghĩa đối với tôi, chỉ ra rằng chúng ta như những con sóng trong biển cả. Những con sóng dâng trào và biến mất nhưng biển vẫn còn đó. Mỗi người đều có quyền sống cuộc đời như một con sóng, nhưng chúng ta cũng cần sống cuộc đời mình như nước. Cuộc sống không mất đi, nó chỉ thay đổi dạng thức, giống như nước trong đại dương, không ngừng lưu chuyển. Tôi cũng đọc nhà thơ Rumi, người Ba Tư, nói lên nhiều điều tốt đẹp về sự chấp nhận. Tuy nhiên, khi gần đến ngày 28 tháng 10, tôi thấy rằng tất cả những tư tưởng tốt đẹp kia không làm được gì để xoa dịu nỗi lo sợ rằng chụp CT có thể cho tôi biết ung thư đã di căn.
I looked for a way to think about the possibility of death. Somebody gave me a book by a Vietnamese Buddhist monk. His ideas about life and death made sense to me, suggesting that we are like waves in the sea. Waves arise and disappear but the sea remains. Everybody has a right to live life as a wave but we also need to live our life as water. Life doesn’t go away; it just changes form, like the waters of the ocean, constantly moving. I also read the Persian poet Rumi who has beautiful things to say about acceptance. But when October 28 came around, I found that all these nice ideas did nothing to alleviate the grip of the terror I was feeling about the CT scan that might tell me the cancer had spread.
Thế là vào ngày đó, khi sẵn sàng cho buổi hẹn, tôi nhận ra mình quay lại hành thiền Vipassana, bằng cách thể nghiệm đơn thuần sự sinh diệt về mọi mặt giác quan trên toàn bộ cấu trúc thân thể. Trong Vipassana, bạn thể nghiệm, thông qua việc quan sát các cảm thọ, bản chất đích thật của mọi sự tồn tại – chuyển động, tạm thời, nhưng rất thực. Khi bạn kinh nghiệm thực tại của mình như thế, làm sao bạn còn có thể lo sợ? Vì khi bạn nhận thức bản thân mình như một phần cấu thành của hiện tượng tự nhiên lớn hơn không ngừng trải rộng, thì điều không chắc chắn không còn đe dọa hay quá đáng sợ nữa. Giờ đây nó được sẵn sàng đón nhận, không xa lạ, và vì vậy dễ dàng hơn để sống với nó. Tôi đã bình tĩnh khi đến bệnh viện và thậm chí còn nói chuyện với một sinh viên về luận văn của em ấy khi đang chờ chụp CT. Hóa ra hôm đó tôi nhận được tin tốt lành.
So that day, when I got ready for the appointment, I found myself going back to the practice of Vipassana, which is the simple experience of the rising and passing away of all sensory aspects of the entire bodily structure. In Vipassana you experience, by observing sensations, the real nature of all existence—dynamic, temporary, but real. When you experience your reality like that, how can you be afraid? For when you are aware of yourself as an integral part of larger, constantly unfolding natural phenomena, uncertainty is not so threatening and scary. It is now expected, not foreign, and therefore easier to live through. I was calm when I went to the hospital and even talked to a student about her thesis as I waited for the scan. As it turned out, I got good news that day.
Thật quá đỗi ngạc nhiên khi nhận ra rằng trước đây tôi đã không nghĩ nhiều về khác biệt giữa sự hiểu biết bằng lý trí và hiểu biết qua kinh nghiệm. Tôi luôn cố tìm cách chuẩn bị đón nhận những tin chẳng lành bằng cách trang bị cho mình nhiều ý tưởng. Cuối cùng, tôi khám phá ra rằng, tất cả những ý tưởng hữu ích mà tôi đã thu thập chỉ cho tôi một số hiểu biết mang tính tri thức mà thôi, nhưng không giúp xoa dịu được nỗi sợ hãi. Sự hiểu biết bằng tri thức thường không phải là hiểu biết thực sự. Sau cùng, tôi phải trực nhận sự thật về sự sống và cái chết thông qua sự tỉnh giác với các cảm thọ trên thân. Chính sự tỉnh giác thực tiễn được cảm nhận này, chứ không phải những lý thuyết thuần tri thức, đã giúp tôi vượt qua khó khăn ngày hôm đó.
It struck me that I hadn’t thought much before about the difference between intellectual and experiential understanding. I had been trying to prepare myself for bad news by looking for ideas. I discovered in the end that all those useful ideas I had gathered had given me some intellectual understanding but did not alleviate the fears. Intellectual understanding frequently is not real understanding. In the end I had to feel the truth about life and death through awareness of sensations. It was practical, felt awareness, not intellectual truths, that helped me get through that day.
Bà Virginia: Nhận thức đó có giúp cô thêm tự tin trong tiến trình tu tập của mình hay không?
Did that realization give you more confidence in your practice?
Cô Susan: Vâng, đúng vậy. Tôi nhận ra sai lầm của mình là cứ luôn tìm kiếm một sự hiểu biết mang tính lý thuyết về cái chết, và không một sự hiểu biết nào đơn thuần bằng lý trí về cái chết có thể giúp tôi đối diện với nó. Tất cả chúng ta biết rằng, về mặt lý thuyết, ta có thể chết bất kỳ lúc nào, nhưng ta không tin rằng sự thật này thực sự đúng với mình. Điều này rất trừu tượng. Chúng ta tin vậy, nhưng không cảm nhận được sự thật mà chúng ta tin. Vì vậy niềm tin này không đóng vai trò thực sự nào trong cách sống của chúng ta. Đó là một sự thật chẳng có gì quan trọng đối với cuộc đời ta. Thiền là sự thể nghiệm bản chất bất định của hiện hữu từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, từ giờ này sang giờ khác. Và thông qua sự thể nghiệm như thế, cái chết không còn là trừu tượng, vì thực thể của nó hiển hiện rõ ràng trong mỗi khoảnh khắc với chánh niệm.
Yes, it did. I realized that my mistake had been to look for a theoretical understanding of death, and no merely intellectual understanding of death was going to help me confront it. We all know, intellectually, that we can die at any moment, but we don’t believe that this truth actually applies to us. It is abstract. We believe it, but we don’t feel the truth of what we believe, and it plays no real role in how we live our lives. It is a truth that does not matter to our lives. Meditation is the experience, moment after moment, hour after hour, of the uncertain nature of existence; and, in undergoing such an experience, death cannot be abstract, for its reality is there in each moment of real awareness.
Tôi đã bắt đầu xạ trị tại bệnh viện Princess Margaret ở Toronto. Tôi ở lại khu nội trú của bệnh viện khoảng 5 tuần, đi đến bệnh viện mỗi ngày 2 lần để làm xạ trị, rất đau đớn. Tôi cảm giác mình không có chút cân bằng nào suốt khoảng thời gian này. Tôi rất đau đớn và không muốn xa nhà. Tôi cảm thấy thể chất mình suy nhược và mất hết hy vọng. Ta rất dễ rơi vào tuyệt vọng khi cảm thấy thể chất mình quá tồi tệ.
I began radiation treatments at Princess Margaret Hospital in Toronto. I stayed at the hospital lodge for five weeks, going twice a day to the hospital for this very painful radiation. I didn’t feel like I had any kind of balance during this time. I was in a lot of pain and I didn’t like being away from home. I felt bad physically and I was losing hope. It’s easy to lose hope when physically you feel terrible.
Vào lúc đó, tâm không mấy an ổn, nhưng tôi nhớ lời một trong những người hướng dẫn Vipassana đã nói với tôi: “Nếu bạn không duy trì được sự quân bình nơi tâm trí, chỉ cần nhận biết rõ là tâm trí bạn đang mất quân bình và rồi hãy tiếp tục hành trì.” Đây là một phần giáo huấn hết sức hiệu quả của Đức Phật. Sự thành tựu không đến ngay lập tức. Khi mọi thứ trở nên tồi tệ, tôi vẫn có thể nhìn vào thực tại của tôi như nó thật là, nhận biết rõ bản chất rốt cuộc là vô thường của nó, và khởi sự trở lại ngay từ chỗ đó.
At that time I didn’t have much peace of mind, but I remembered what one of my Vipassana instructors had told me: If you can’t maintain your balance of mind, just be aware that you don’t have balance of mind and you’ll still keep moving ahead. This is a powerful part of the Buddha’s teaching. It is not about being immediately successful. When things are going badly, I can still look at my reality as it is, aware of its ultimately impermanent nature, and start again from there.
Ca phẫu thuật cắt bỏ khối u và cứu lấy chân tôi đã kéo dài 13 tiếng đồng hồ và sự hồi phục rất khó khăn. Cuối cùng, tôi trở về nhà và bắt đầu vật lý trị liệu. Lúc này là tháng Tư năm 2006. Ung thư đã qua rồi, mùa xuân cũng đã đến và tôi đã bắt đầu đi đứng được trở lại. Nhưng chỉ một tuần sau khi xuất viện, họ báo rằng ung thư đã di căn vào trong phổi. Đây là một tin khủng khiếp vì khi ung thư đã di căn thì tiên lượng rất xấu. Họ nói tôi có 20 phần trăm cơ hội sống được 5 năm nữa, và tất nhiên là điều này quá khó chấp nhận.
The surgery to remove the tumor and save my leg was 13 hours long and the recovery was difficult. Finally I went home and began physiotherapy. It was now April 2006. The cancer was gone, spring had arrived, and I was becoming mobile again. But just one week after I left the hospital they told me the cancer was in my lungs. This was devastating news because when cancer has metastasized the prognosis is poor. They told me I had a 20 percent chance of living another five years, and that, of course, was hard to hear.
Tôi bấn loạn vì điều này trong khoảng ba, bốn ngày và cũng như hồi tháng 10 năm 2005, tôi lại nhận ra rằng tôi phải nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi và sự thất vọng, rồi chờ đợi. Một lần nữa, tôi rất biết ơn vì có được một phương pháp để đương đầu với tình huống này, để đối diện với tâm tôi và sự vây hãm của sợ hãi. Người khác sẽ cố gắng giúp đỡ trong những trường hợp như thế này nhưng cuối cùng bạn cũng bị bỏ lại với tâm của bạn. Bạn cô đơn trong sự bấp bênh và thống khổ. Tôi thường ngồi thiền giờ này qua giờ khác và cuối cùng tôi thấy mình có thể bình yên với nỗi khổ. Tôi có thể nói về khả năng mình sắp chết và thậm chí đùa cợt về điều đó, thật đáng kinh ngạc.
I was upset about this for three or four days and then, as in October 2005, I realized that I had to look at the fear and disappointment, and wait. Again, I was so thankful that I had a tool to deal with this, to deal with my mind and the grip of terror. People try to be helpful in such situations, but in the end you’re left with your mind. You’re alone with uncertainty and anguish. I would sit, hour after hour, and finally I found that I could be at peace with it. I could talk about the probability of death and even joke about it, which was surprising.
Khi tôi chấp nhận được tình huống, tôi nhận ra rằng cái khó chấp nhận của ý nghĩ về cái chết không phải ở chỗ tôi sẽ chết sớm, ở tuổi 53 thay vì là 83 như tôi luôn mong muốn, mà là ở chỗ thế nào tôi cũng phải chết. Không phải việc chết sớm là khó chấp nhận, mà chính là tự thân cái chết. Tôi nhận ra chính cái chết mới là điều tôi nghĩ sẽ không bao giờ xảy ra với tôi, chứ không phải chuyện chết sớm hay chết vì ung thư.
As I accepted the situation I realized that what was hard about the idea of dying was not that I would die soon, at 53 rather than 83 as I had always expected, but that I would die at all. It was not premature death that was hard, but death itself. I realized it was death that I thought could never happen to me, not premature death, or death by cancer.
Một trong những tư tưởng mà tôi đã dựa vào để cố chấp nhận cái chết là điều Albert Einstein từng nói: “Chúng ta sợ chết vì chúng ta bám vào ý tưởng ta là cá biệt, nhưng nếu ta có thể thấy được mình là một phần trong sự hiển bày của vũ trụ, tuyệt vời trong sự phức hợp và huyền bí của nó, chúng ta sẽ không quá sợ hãi.” Đây là điều mà thiền tập cho phép tôi thực hiện bằng trải nghiệm, để thấu hiểu chính tôi như một phần trong sự hiển bày của vũ trụ, tuyệt vời trong sự huyền bí của nó. Điều mà chúng ta làm khi thiền tập là trải nghiệm, giờ này qua giờ khác, sự sinh và diệt, sự vô thường, của tất cả cảm giác trên thân. Thực tại của tôi, toàn bộ cấu trúc thân tâm, là vô thường, biến chuyển không ngừng từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, giống hệt như toàn thể vũ trụ. Mọi thứ tôi thuộc về cũng luôn thay đổi, từng khoảnh khắc, và hơn nữa nhờ vậy mà tuyệt vời. Vào cuối đời, Einstein nói rằng cái chết phải được tiếp cận một cách trang trọng. Đó là, không sợ hãi cái mà ta không thể trốn chạy. Bản chất sự hiện hữu của chúng ta là, mỗi chúng ta là một phần cấu thành trong sự hiển bày mầu nhiệm của vũ trụ.
One of the ideas that I had relied upon to try to accept death was something that Albert Einstein said: We fear death because we cling to an idea of ourselves as discrete individuals, but if we can see ourselves as part of the unfolding of the universe, which is beautiful in its complexity and mystery, we won’t be so fearful. This is what meditation allows me to do experientially, to understand myself as part of the unfolding of the universe, which is beautiful in its mystery. What we’re doing in meditation is experiencing, hour by hour, the rising and passing away, the impermanence, of all the sensations in the body. My reality, my entire physical and mental structure, is impermanent, changing from moment to moment, precisely as is the whole universe. Everything I’m part of is constantly changing too, moment to moment, and moreover is beautiful because of it. At the end of his life Einstein said that death had to be approached elegantly, that is, without fear—that we can’t run away from it. It’s the nature of our existence that we each are an integral part of the mysterious unfolding of the universe.
Chính nhờ thông qua thực hành thiền tôi nhận ra rằng tôi có thể thể nghiệm bản thân như một phần trong sự hiển bày huyền bí và phức hợp của vũ trụ. Bây giờ tôi nghĩ rằng cái chết sẽ không quá khó khăn nếu tôi duy trì sự tỉnh giác liên tục về bản chất biến đổi không ngừng của toàn bộ cấu trúc thân tâm. Điều này phải được luyện tập. Thomas Merton nói: “Yên lặng là sự chế ngự cái chết.” Ông ta có ý chỉ sự tĩnh tâm. Yên lặng là sự chế ngự cái chết, bởi vì chính khi tâm bạn yên lặng thì bạn có thể nhận biết rõ bản chất sự tồn tại của mình. Trong những lúc đó, nỗi sợ hãi mất đi ảnh hưởng của nó.
It has been through the practice of meditation that I realized that I can experience myself as part of this mysterious and complex unfolding of the universe. I now think that death won’t be so difficult if I can remain constantly aware of the ever-changing nature of my entire physical and mental structure. This takes practice. Thomas Merton said, “In silence is the victory over death.” He meant mental silence. In silence is the victory over death because it’s when your mind is quiet that you can appreciate the nature of your existence. In those moments, fear loses its grip.
Bà Virginia: Cô có thời gian còn lại trong đời mình, nhưng cô không biết là bao lâu; cô có mục tiêu đi dạy lại như một triết gia. Sự giảng dạy của cô đối với sinh viên có từng thay đổi theo như kinh nghiệm bản thân cô hay không?
You have time left in your life, but you don’t know how much; you have a goal to teach again as a philosopher. Has your presentation to students changed due to your experience?
Cô Susan: Truyền thống triết học mà chúng tôi giảng dạy trong các trường đại học ở Canada và Mỹ không đặt nặng tầm quan trọng của sự hiểu biết qua kinh nghiệm. Không phải không có những triết gia bàn luận về vấn đề này, nhưng về cơ bản chúng tôi giảng dạy cách phân tích, phân biệt các khái niệm, định nghĩa rõ ràng các thuật ngữ, lập luận và biện bác các luận cứ. Nếu khái niệm về hiểu biết qua kinh nghiệm có tồn tại trong các truyền thống triết học phương Tây thì nó cũng không quan trọng. Tôi muốn dùng hai môn học tôi đang dạy để giúp sinh viên thấy được tầm quan trọng của sự hiểu biết qua kinh nghiệm.
The philosophical tradition that we teach in universities in Canada and the U.S. does not give importance to experiential understanding. It’s not that there aren’t philosophers who have talked about it, but we primarily teach people to analyze, to distinguish concepts, to define their terms clearly, to make and refute arguments. If the concept of experiential understanding exists in Western philosophical traditions, it is not prominent. I would like to use the two courses that I’m teaching to help students see the importance of experiential understanding.
Thomas Merton nói rằng khảo nghiệm lớn nhất đối với sự tự do của chúng ta là cái chết. Tất cả chúng ta đều sẽ chết vào một lúc nào đó, nhưng lối tiếp cận mà chúng ta dùng để hướng đến cái chết có thể biến cái chết thành một sự lựa chọn cho sự sống, không phải cho cái chết. Tôi sẽ không bao giờ thấy vui về cái chết của mình, nhưng tôi vẫn có thể cảm thấy tự tại trong lúc không vui ấy. Tôi có thể tự do nhìn vào sự không vui ấy và chấp nhận nó, an ổn với nó.
Thomas Merton said that the greatest test of our freedom is death. We’ll all die sometime, but the approach we take toward death can make death a choice for life, not death. I’m never going to be happy about my death, but I can still be free while not happy. I can be free to look at that unhappiness and accept it, be at peace with it.
Bây giờ, tôi đang trong tình trạng cố gắng sống cuộc đời mình với cái chết đe dọa mỗi ngày. Tôi thức dậy với thực tế là cuộc đời tôi có thể kết thúc rất sớm và tôi đã nhận ra là tôi có thể sống với điều này nếu tôi có thể duy trì sự tỉnh giác về bản chất sự hiện hữu của tôi. Tôi có thể sống không sợ hãi nếu tôi không hoàn toàn chỉ dựa vào sự hiểu biết lý trí mà dựa trên sự trải nghiệm, trên sự thật được cảm nhận.
I’m in the position now of trying to live my life with death staring me in the face every day. I wake up to the reality that my life might end very soon, and I have realized that I can live with this if I can remain aware of the nature of my existence. I can live free from fear if I rely not merely on my intellectual understanding but on the experiential, on truths that are felt.
Vì vậy, tôi muốn thách thức sinh viên của tôi suy nghĩ về tự do cùng với những gì tự do đòi hỏi, và làm cho các em thấy rằng chúng cũng nhất thiết phải tìm cầu loại trí tuệ là kết quả từ kinh nghiệm sống. Triết học là cái học yêu quý trí tuệ. Đó là ý nghĩa của từ “triết học”. Nhưng phải là trí tuệ có được từ kinh nghiệm. Tôi e rằng những gì chúng ta đang dạy thậm chí không phải triết học. Đó không phải là dạy về trí tuệ. Chúng ta không dạy người ta sống, kinh nghiệm sự thực cuộc sống của họ. Thay vì vậy, chúng ta dạy họ quan sát chính đời sống của họ và để hài lòng với khả năng kể một câu chuyện hay, một câu chuyện khôn ngoan, nhất quán một cách hợp lý về họ là ai và họ đã làm được những gì. Tôi muốn yêu cầu sinh viên suy nghĩ tại sao các nguồn tri thức của chúng ta lại thường vô ích để hiểu được những điều như cái chết, vốn cũng là hiểu về sự hiện hữu và được tự do có ý nghĩa gì.
So, I would like to challenge my students to think about freedom and what it requires, and to get them to see that they must also seek the wisdom that is the result of what is lived. Philosophy is the love of wisdom. That is what the word means. But wisdom is acquired through experience. I’m afraid that what we teach is not even philosophy. It is not about wisdom. We don’t teach people to live, to experience the truth of their lives. Instead, we teach them to watch themselves live, and to be content with being able to tell a good story, an intelligent, logically consistent story about who they are and what they have done. I would like to ask students to think about why our intellectual resources are so often useless for understanding something like death, which is also understanding existence, and what it means to be free.
Cuộc phỏng vấn tiếp theo, tháng Mười Hai năm 2007
Follow-up interview, December 2007
Bà Virginia: Lần cuối chúng ta nói chuyện là cuối mùa xuân năm 2006. Năm đó cô đã phải phẫu thuật tiếp theo và rồi thêm nữa vào năm 2007. Làm thế nào cô có thể vượt qua những điều đó và trở lại giảng dạy – và điều gì đã xảy ra sau đó?
We last talked in the late spring of 2006. You ended up having more surgery that year and again in 2007. How did you get through that and back to teaching—and what happened afterward?
Cô Susan: Vào tháng Tư năm 2006, tôi biết rằng ung thư đã lan rộng và tiên lượng bệnh của tôi rất xấu, nhưng các bác sĩ không nói với tôi rằng căn bệnh không thể chữa trị được nữa. Trong một trường hợp bướu thịt, họ điều trị di căn phổi một cách tích cực bằng phẫu thuật, và một số trường hợp quả thật có sống sót. Tuy nhiên, bác sĩ nói rằng cơ hội của tôi rất mong manh. Họ thực hiện ca phẫu thuật phổi đầu tiên cho tôi vào tháng Năm năm 2006 và đã loại bỏ 7 khối u ác tính. Rồi gần như ngay sau đó, vào tháng Sáu, có thêm các bướu nhỏ xuất hiện trong hình chụp CT. Họ không đề nghị mổ lần nữa vào mùa hè đó, nên tôi trở lại với việc giảng dạy vào mùa thu.
In April 2006 I learned that the cancer had spread and that my prognosis was poor, but the doctors did not tell me the disease was incurable. In a case of sarcoma, they treat lung metastases aggressively with surgery and some people do survive. But they said my chances were slim. They did the first lung surgery in May 2006 and removed seven malignant tumors. Then, almost immediately after, in June, there were more “nodules” showing in the scan. They did not recommend surgery again that summer so I returned to teaching in the fall.
Tôi hạnh phúc với việc trở lại giảng dạy, mặc dù tôi ý thức rõ bệnh tình của mình. Gần đây, một người bạn và là đồng nghiệp hỏi tôi tại sao tôi muốn đi dạy trở lại, dù biết rằng cuộc đời tôi rất có thể kết thúc sớm. Tôi nói với cô ta là thật ra có một khoảng thời gian vào mùa hè năm 2006, tôi đã nghĩ có lẽ tôi nên làm gì đó đặc biệt cho phần đời còn lại ngắn ngủi của tôi bây giờ – có thể là đi du lịch đến một vài chỗ mới lạ hoặc viết một quyển sách quan trọng nào đó. Nhưng rồi tôi ngẫm lại và thấy ý tưởng này thật buồn cười.
I was happy to go back to teaching, although I was well aware of the cancer. A friend and colleague asked me recently why I wanted to go back to teaching, knowing, as I did, that my life would likely end soon. I told her that indeed there had been a time in the summer of 2006 when I thought that perhaps I should do something special with the rest of my now shortened life— maybe travel to some new places or write some important book. But when I reflected upon this, the idea struck me as ridiculous.
Tôi không hối tiếc khi mất đi cuộc đời mình vì những điều lẽ ra tôi đã làm hay đạt được, hay phải chi tôi đã sống. Tôi hối tiếc khi mất đi cuộc đời bởi chính cuộc đời ấy, với kinh nghiệm trong từng khoảnh khắc của nó.
I did not regret losing my life because of the things I might have done or accomplished, had I lived. I regretted losing my life because of life itself, the moment-by-moment experience of it.
Có lần tôi nghĩ thật thú vị trước câu hỏi tôi sẽ làm gì nếu biết mình chỉ còn một vài tháng để sống. Nhưng khi tình huống đó thực sự xảy ra, đó không còn là câu hỏi nữa: Tất cả những gì tôi muốn làm là những điều bình thường hằng ngày mà tôi vẫn luôn làm. Tôi không thể nói rằng tôi đi đến kết luận này vì thực hành thiền Vipassana, bởi tôi biết những bệnh nhân ung thư khác cũng có cùng kết luận này dù không hành thiền. Thế nhưng tôi nghĩ, kết quả của việc thực hành Vipassana là sự thật này quá dễ dàng để chấp nhận và áp dụng cho những gì còn lại của đời tôi. Và tôi chắc chắn rằng nhờ Vipassana mà không có gì để buồn phiền về tình trạng này. Có điều gì đó cuốn hút trong ý tưởng rằng cái chết phải đầy kịch tính, và phải làm hay nói ra điều gì đó trọng đại để đánh dấu biến cố này, như thể để nhấn mạnh “ý nghĩa” của nó. Thế nhưng tất cả những gì tôi muốn cho quãng đời còn lại rất đỗi thường tình của tôi là sự tỉnh giác hoàn toàn trong tĩnh lặng về các khía cạnh tầm thường nhất của cuộc sống – không thêm thắt những trò vui hay kích động và chắc chắn là không có những màn cường điệu hay ướt át. Những cái bình thường chính là kỳ diệu hơn cả khi cái chết đến gần. Đây là sự thật tôi đã kinh nghiệm qua công phu thực hành Vipassana.
I had once thought interesting the question of what I would do if I knew I had only months to live. But when I ended up in that situation, there was no such question: All I wanted to do were the ordinary everyday things that I had always done. I can’t say that I came to this conclusion because of the practice of Vipassana, for I know other cancer patients who have come to the same conclusion without meditation. Yet I do think it a result of practicing Vipassana that this truth was so easy to accept and to apply to what was left of my life. And I am certain that it was because of Vipassana that there was no sense whatsoever of sadness about this. There’s something tempting in the idea that death should be dramatic, and that something important should be done or said to mark the event, as if to underline the “meaning” of it all. Yet all I wanted for whatever was left of my very ordinary life was the quiet simple awareness of its most mundane aspects—no extra fun or excitement, and certainly no drama or sentimentality. What is ordinary is all the more miraculous when death is close. This is a truth I had already experienced through my practice of Vipassana.
Vậy là tôi trở lại giảng dạy và thấy dễ dàng chưa từng có. Tôi đang làm những gì tôi phải làm, những gì tôi vẫn luôn làm, và những gì tôi tin tưởng, nhưng tôi không còn quan ngại về tầm quan trọng của nó nữa. Nói vậy không có ý là nó không quan trọng. Những gì tôi đang làm và giảng dạy là quan trọng và có ý nghĩa đối với tôi, như từ trước đến nay vẫn vậy, nhưng tôi không còn xem việc nó có ý nghĩa và quan trọng là điều quan trọng nữa. Điều này có nghĩa là tôi thấy rằng tôi đang sống mà không cần để ý cách mình sống, không cần thêu dệt trong đầu những chuyện tôi phải sống thế nào và tại sao. Bằng cách nào đó, mối quan hệ giữa tôi với sinh viên trở nên dễ dàng hơn và thẳng thắn hơn.
So I went back to teaching and found it somehow easy in a way that it had not been before. I was doing what I had to do, what I had always done, and what I believed in, but I was not concerned about the importance of it. This is not to say that it wasn’t important. What I was doing and teaching was important and meaningful to me in the way it had always been, but it was not important that it was important and meaningful. What this means is that I found that I was living my life without watching myself live my life, without telling myself mental stories about how and why I was living my life. Somehow my relations with students were much easier and more direct.
Tôi kết thúc học kỳ mùa thu và có thêm những cuộc phẫu thuật vào mùa đông năm 2006-2007. Đây là một quãng thời gian khó khăn vì một trong những tiến trình phẫu thuật bị sai lệch và kết quả là tôi đau đớn kinh niên và đi lại khó hơn. Nhưng đến mùa thu, tôi trở lại giảng dạy, một lần nữa tự hỏi liệu tôi có qua nổi học kỳ này không.
I finished that fall term and had more operations in the winter of 2006–07. It was a tough time because one of the surgical procedures went wrong and I ended up with chronic pain and less mobility. But by autumn I had returned to teaching, again wondering whether I’d finish the term.
Sau đó, vào giữa tháng Mười vừa rồi, gần như ngay sau khi tôi được thông báo bởi bác sĩ điều trị ung thư là mọi thứ đã ổn, thì tôi nhận được tin mới là có một khối u lớn gần tim. Tin tức đến từ một báo cáo X-quang. Họ đã bỏ sót nó trong 2 lần chụp trước. Một vài tuần sau đó, các bác sĩ báo với tôi rằng khối u không thể giải phẩu được, nhưng họ có thể thử một phương pháp hóa trị nào đó. Tuy nhiên, chỉ có thể giảm nhẹ thôi, nghĩa là tạm thời ngăn chặn các triệu chứng và có thể cho tôi thêm thời gian. Đó là tin tức tôi nhận được vào đầu tháng Mười Một năm 2007.
Then, in the middle of last October, almost immediately after I had been told by the oncologist that everything was OK, I got news that there was a large tumor near my heart. The news had come in a radiologist’s report. They had missed it in two previous scans. A few weeks later the doctors informed me that the tumor was inoperable but they could try some chemotherapy—however it would be only palliative, that is, it would be to stave off the symptoms and perhaps give me more time. That was the news I received in early November 2007.
Bà Virginia: Khi bác sĩ nói với cô là chỉ có thể điều trị giảm nhẹ thôi, cô cảm thấy gì? Những mong đợi của cô là gì?
When the doctor told you that he could offer only palliative treatment, what did you feel then? What were your expectations?
Cô Susan: Tôi đã nói chuyện với bác sĩ điều trị ung thư qua điện thoại vào chiều ngày 5 tháng Mười Một và ông ta bảo tôi rằng tôi có thể chỉ sống ba đến sáu tháng nữa nếu hóa trị không thành công – và không có nhiều khả năng nó sẽ thành công. Tôi ngạc nhiên là mình đã có thể đối thoại với bác sĩ một cách rất bình tĩnh. Tôi cố gắng thu thập càng nhiều thông tin như có thể được và cũng phàn nàn về việc khối u bị bỏ sót bởi bác sĩ X-quang vào tháng Tám. Tôi cũng nói với ông ta là tôi biết ơn ông đã cứu chân tôi, mặc dù bây giờ đây tôi không còn sống được bao lâu.
I talked to the oncologist by phone on the evening of November 5, and he told me then that I would probably live another three to six months if the chemotherapy did not work—and there was not much chance that it would. I was surprised that I was able to converse so calmly with him. I tried to get as much information as I could and also complained about the fact that the tumor had been missed by the radiologist in August. I told him too that I appreciated that he had saved my leg even though it now seemed like I wouldn’t survive after all.
Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện, tôi gọi mẹ tôi và báo với bà tin này một cách bình thản, cho dù điều này rất khó khăn với bà. Sau đó, tôi ngồi nơi phòng khách, trong bóng tối nhiều giờ liền, lặng lẽ và thản nhiên quan sát các cảm giác sợ hãi, thất vọng, buồn bã và lo âu. Tôi từng hy vọng được sống, giờ thì không. Tôi có thể cảm nhận khối u đè lên cuống họng và tôi chờ đợi nó cuối cùng sẽ chặn nghẹn cổ họng tôi. Tôi đã kinh nghiệm nhiều lo âu về tiến trình của cái chết và những gì phải làm để chuẩn bị cho nó. Giờ thì tôi chỉ quan sát những cảm thọ này, và sau một hồi lâu, bằng cách nào đó tôi cảm thấy dễ chịu, vì những gì tôi đang nhìn thấy và chấp nhận vào thời khắc này chính là bản chất của thực tại con người – hoàn toàn bấp bênh và cô độc, không có gì để nắm giữ ngoài khoảnh khắc thực tại. Tối hôm đó, tôi có một cảm giác tự tại và bình an, cảm giác rằng tôi đã ở vào ngay tâm điểm đích thực của đời mình, hoàn toàn tiếp xúc với toàn bộ thực tại mong manh của sự hiện hữu của mình.
When I finished the conversation I phoned my mother and gave her the news, calmly, although this was hard for her. Then I sat in my living room in the dark for several hours and quietly and dispassionately watched feelings of fear, despair, sadness, and anxiety. I had hoped to survive; now I would not. I could already feel the tumor pressing on my esophagus and so I expected that it would eventually choke me. I experienced a lot of anxiety about the process of death and what I had to do to prepare for it. I just watched these feelings, and after a long time I felt somehow comforted, for what I was seeing and accepting at that moment was just the nature of our human reality—utter insecurity and aloneness, with nothing to hang onto but the present moment. I had a sense of freedom and peace that night, feeling that I was then at the real center of my life, fully in touch with the entirely uncertain reality of my existence.
Tôi vẫn còn gần một nửa học kỳ phía trước. Nhưng có thể vì tôi đã dành quá nhiều thời gian thiền tập, nhận thức về những gì đang diễn ra trong thân tôi và hiểu rằng mọi thứ trong vũ trụ đều liên tục biến chuyển, mất đi, và trở lại với cuộc sống nên cái tin chẳng lành rằng tôi chỉ còn sống được ba tháng nữa dường như cũng chẳng quan hệ gì. Dĩ nhiên, điều đó thật gây sốc và khó chấp nhận. Nhưng ít nhất trong một chừng mực khiêm tốn, tôi đã trở nên quen thuộc với ý tưởng là tôi chỉ có mỗi hiện tại này, và mọi người khác cũng chỉ có mỗi hiện tại này mà thôi.
I still had almost half the semester ahead of me. But perhaps because I had spent so much time in meditation, being aware of what’s happening in my body and understanding that everything in the universe is constantly changing, dying, and coming back to life, the news that I might not be alive in three months seemed almost irrelevant. Of course it was shocking, and hard. But I had, in some small way at least, become used to the idea that I only ever have the present, and everybody else only has the present too.
Hồi năm 2006, tôi thoáng có ý nghĩ là nếu chỉ còn khoảng ba tháng để sống, tôi nên nói điều gì đó quan trọng với sinh viên, hoặc làm điều gì đó thật đặc biệt. Song tôi cũng đã hiểu ra rằng điều tốt nhất tôi có thể làm cho các em là nêu một tấm gương cho chúng. Không chừng trong vài tháng nữa, nếu tôi qua đời, các em sẽ biết được tôi đã sống với vấn đề gì, và hẳn tôi đã chỉ ra cho các em rằng ta có thể sống bình thường với thực tại của cái chết, vốn là điều mà tất cả chúng ta nhất thiết phải làm nếu không muốn đánh mất đời mình trong nỗi sợ hãi. Tôi không muốn trao cho các em hay bất kỳ ai khác chỉ những lời nói suông, vì như vậy có gì đó dường như không đúng. Ngôn từ không giúp tôi đối diện với nỗi sợ chết hay sống cùng cái chết một cách định tĩnh, trong chừng mực như tôi đã làm. Chính việc hành thiền Vipassana, bình thản và lặng lẽ nhìn sự vật như chúng đang là, đã giúp tôi sống chung với cái chết gần kề. Vì thế, tôi đã không nói với sinh viên hay đồng nghiệp về tình trạng của mình. Nếu tôi nói ra, hẳn tôi đã không thể tiếp tục làm việc một cách bình thường như trước, điều mà tôi mong muốn hơn cả.
As in 2006, I had this thought, momentarily, that perhaps, having just three months or so to live, I should say something important to the students, or do something special. It also struck me, though, that the best thing I could offer to them was an example. They’d know in a few months, if I died, what I had been living with, and I would have shown them that it is possible to live normally with the reality of death, which we all must do if we are not to lose our lives to fear. I didn’t want to give them, or anyone else, mere words. Somehow that seemed wrong. Words had not helped me face the fear of death, nor live with it, to the extent that I did, in peace. It was the practice of Vipassana, which is calmly and quietly seeing things as they are, that had helped me live with death so near. So I didn’t tell the students or my colleagues about my situation. If I had, I would not have been able to keep doing things normally as before, which is what I most wanted.
Không có gì thay đổi nhiều trong cuộc sống của tôi sau khi nhận được cái tin chết chóc ấy. Tôi phải giảng dạy cho sinh viên và tôi thấy tôi có thể làm được. Thỉnh thoảng, tôi cảm thấy lạ lùng khi trò chuyện với sinh viên hay nghe các em thuyết trình và tự nghĩ: “Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ chết, vậy mà tôi lại đang ngồi đây nghe những bài thuyết trình này.” Rồi sau đó tôi nghĩ: “Nhưng điều đó không liên quan, thật sự không liên quan, bởi lẽ tất cả chúng ta đều đang trong tình trạng này. Tôi đang có phút giây hiện tại, chỉ mỗi phút giây hiện tại này, và các em cũng đang có giây phút này, chỉ giây phút này. Các em không tin như thế và nếu tôi có nói, chúng cũng sẽ không tin. Nhưng đây là thực tại tất cả chúng ta cùng chia sẻ.
Nothing much changed in my life after I received that grave news. I had to teach my students and I found that I could. Occasionally it felt strange talking to students or listening to them do their presentations musing, “I will soon be dead, yet I’m sitting here listening to these presentations.” Then I would think, “But it is irrelevant, really irrelevant, because we are all in this situation. I have this moment and only this moment, and they also have this moment and only this moment. They don’t believe it, and they wouldn’t believe it if I told them, but this is the reality we all share.”
Tôi cảm thấy may mắn đã có một năm rưỡi để đón nhận thực tại này. Không phải do tiêu cực hay mất hy vọng, mà là tôi quyết định rằng tôi có thể sống tốt hơn với bệnh tình, một cách thực tiễn, nếu tôi sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất và sống với nó, có nghĩa là, nếu tôi sẵn sàng đón nhận cái chết và học cách sống bình thường với sự chờ đợi ấy. Khi bắt đầu thực hành Vipassana, tôi học được rằng đây chính là cách sống mà bất kỳ ai cũng nên học theo, vì đây là bản chất cốt lõi của sự hiện hữu vô cùng mong manh và tạm bợ của chúng ta.
I felt that I was lucky to have had a year and a half expecting this sort of situation. This is not to say that I was negative and without hope, but rather that I had decided that I could live better with the disease, practically, if I expected the worst and lived with it—that is, if I expected death and learned to live normally with that expectation. When I began practicing Vipassana, I learned that this is just how anyone should live because this is the essential nature of our very fragile and precarious existence.
Kết quả ba năm hành thiền Vipassana cho tôi thấy rất rõ rằng với bất kỳ ai, tất cả những gì chúng ta có trong cuộc đời này là các hoạt động bình thường đơn giản hằng ngày trong hiện tại và sự tỉnh giác về chúng. Dĩ nhiên, nói điều này thì dễ, và nhiều người đã nói thế, trước đây tôi cũng nói thế. Nhưng vì rất ít người thực sự theo đuổi sự tĩnh lặng nội tâm để có khả năng thực sự tỉnh giác về giây phút hiện tại, nên nhiều người chỉ nói suông điều này và cùng lúc vẫn đánh mất cuộc đời của họ. Như triết gia người Cuba, José Martí đã cảnh báo, chúng ta phải nỗ lực hết sức để khẳng định sự hiện hữu của mình, và nếu chúng ta không làm vậy, cuộc đời ta sẽ trôi qua như dòng sông Guadiana ở Tây Ban Nha, chảy siết âm thầm trong lòng đất không nhìn thấy được, nên chúng ta thậm chí gần như không nhận biết nó đang trôi qua.
As a result of three years of Vipassana practice it was clear to me that all anyone has in her or his life are the ordinary simple everyday activities of the present, and the awareness of them. Of course, it is easy to say this, and many people do say this, as I did in the past. But since very few people pursue the quietness of mind that allows real awareness of the moment, many people just say this and at the same time lose their lives. As the Cuban philosopher José Martí warned, we have to work hard to claim our existence and, if we do not, our life will go by like the Guadiana River (in Spain) that flows quickly, silently, and invisibly beneath the earth, so that we barely even notice its passing.
Bà Virginia: Thay vì nói “sự nhận biết của tôi”, dường như bây giờ cô chỉ nói về “sự nhận biết”, bởi vì điều mà cô đang kinh nghiệm là sự bình tâm cảm nhận về “cái tôi” thoáng hiện này, kết nối với “cái tôi” thoáng hiện kế tiếp trong khoảnh khắc hiện tại tiếp nối và rồi với khoảnh khắc hiện tại kế tiếp nữa.
Instead of saying my awareness, you seem now to be talking about the awareness, because what you are experiencing is that equanimous sense of the “I” as momentary, connecting to the next momentary “I” in the next present moment and the next present moment.
Cô Susan: Có thể đây là điều tuyệt vời nhất xảy ra khi một người thực hành thiền hằng ngày: “cái tôi” dần tan biến mà người đó không hề nhận biết. Trong thực tế, dường như đó là một phần trong bản chất của kinh nghiệm buông bỏ bản ngã và kết quả là ta trở nên ý thức rõ hơn giây phút hiện tại. Đây là điều ít ai lưu ý. Tôi nghĩ đây là lý do người ta hiểu sai về chánh niệm, hay tỉnh giác, một chủ đề rất phổ biến hiện nay. Người ta thường dụng công quá nhiều để nhận biết những gì họ đang làm đến nỗi họ chú trọng nhiều hơn vào nỗ lực của họ. Nhưng một nhà hiền triết Trung Hoa cổ đại là Trang Tử đã nói: “Khi giày vừa vặn, ta không để ý đến nó.” Khi hành thiền ngày qua ngày, tâm bạn trở nên tĩnh lặng hơn và kết quả là nhận thức nhạy bén hơn, bạn ít bận tâm hơn tới ý nghĩa của sự tỉnh giác. Bạn chính là đang tỉnh giác. Và khi bạn thực sự tỉnh giác, nhận biết rõ khoảnh khắc hiện tại, bạn không quan tâm đến “cái ngã” của bạn nữa, vì cái ngã dần mất đi. Nó buộc phải mất đi.
Maybe this is the most powerful thing that happens when one practices meditation daily: the ego falls away without one noticing it. In fact, it seems to be part of the nature of the experience of losing ego and becoming more aware of the present as a result, that no one notices it. I think this is one way that people get it wrong about mindfulness, which is a popular topic now. They make such an effort to be mindful of what they are doing that they are concentrating more on the effort they are making. But the ancient Chinese philosopher Chuang Tzu said that when the shoe fits, we don’t notice it. When you practice meditation day after day your mind becomes quieter and, as a result, more observant, and you become less concerned with what it means to be mindful. You just are. And when you are in fact mindful, aware of the present moment, you are not concerned about your “self” because the self falls away. It has to.
Song điều này chỉ xảy ra với sự hành trì qua thời gian, rất nhiều thời gian. Không có tiến trình buông bỏ bản ngã chậm chạp và kiên trì đó, bạn không bao giờ có thể thực sự sống trong hiện tại, bởi vì bạn không ngừng băn khoăn – phần lớn cho bản thân mình – đến việc thực hành chánh niệm trong hiện tại có ý nghĩa gì. Khi bạn thực sự hiểu rằng cuộc đời bạn chỉ có ý nghĩa ở hiện tại, những câu hỏi tự quan trọng hóa bản thân như thế không còn là vấn đề, và bạn được giải thoát khỏi sự tự phân tích đầy mệt mỏi và sợ hãi. Nếu nỗ lực hướng đến chánh niệm là một sự quan tâm đến tự ngã thì đó thực sự hoàn toàn không phải là chánh niệm, ít nhất là không theo nghĩa giải thoát mà đức Phật giảng dạy.
But this only happens with practice, over time, a lot of time. Without that slow patient process of loss of ego, you can’t ever really live in the present because you’re constantly concerned with what it means—mostly for yourself—to practice awareness of the present moment. When you really understand that your life only has meaning in the present, those questions about self- importance don’t matter, and you become free from debilitating, mostly fearful, self-analysis. If the effort toward mindfulness is a concern for self, then it is really not mindfulness at all, at least not in the liberating sense that the Buddha taught.
Bà Virginia: Chúng ta bị bao phủ hoàn toàn trong ý niệm về bản ngã, trong ảo tưởng về một cái “tôi”. Nếu nhu cầu kiểm soát đời sống là kết quả của ý niệm bản ngã đang cố bám víu, cô có cảm thấy nhu cầu này mất dần đi khi bản ngã tan biến? Nếu sự kiểm soát tan biến, làm sao điều này giúp cô được bình tâm, an ổn sâu sắc hơn?
We’re all wrapped up in this concept of ego, this illusion of “I.” If the need to control is a result of the ego idea trying to hold on, do you feel this need fades as the ego fades? If control dissolves, how does this help deepen your equanimity, your sense of peace?
Cô Susan: Viễn ảnh của cái chết làm ta khiêm tốn lại, vì khi mất cuộc sống và tương lai, ta mất đi sự kiểm soát. Khi hay tin khối u của tôi không thể mổ được, tôi cũng được biết là khối u này đã được phát hiện trong phúc trình tháng 8, nhưng bác sĩ X-quang đã bỏ sót. Các bác sĩ có thể tìm thấy khối u đó vào tháng Tám, thậm chí vào tháng Sáu, nhưng họ đã không phát hiện ra. Tôi nói với bác sĩ điều trị ung thư rằng sơ xuất này cần được nêu ra, nhưng tôi thực sự không cảm thấy giận dữ hay bực tức nhiều về chuyện này. Tôi chấp nhận cho qua.
The prospect of death is very humbling, because when you lose your life and your future, you lose control. When I learned about the inoperable tumor, I also learned that it was there in the August report but that the radiologist had missed it. The doctors could have seen that tumor in August, maybe even in June, but they didn’t. I told the oncologist that this error needed to be addressed, but I didn’t really feel a lot of on going anger or resentment about it. I let it go.
Bà Virginia: Cô không quá giận khi họ đã để sót khối u vào tháng Sáu?
No great anger that they missed the tumor in June?
Cô Susan: Tôi nói với bác sĩ chuyên khoa ung thư là tôi không bận tâm về việc truy cứu vấn đề, nhưng phải có người nào đó lưu ý, vì ai đó sơ xuất mà tôi sắp mất mạng. Ông ta nói: “Cô nên nêu vấn đề đó lên, vì sự việc sẽ được thúc đẩy hơn khi bệnh nhân nêu lên vấn đề.” – “Ôi!”, tôi đáp lại, “nếu tôi lãng phí những tháng cuối cùng của đời tôi cho việc đó thì thật ngốc nghếch. Chính ông vừa cho hay là tôi sắp chết. Tại sao tôi phải đi truy cứu cái gã đã mắc sai lầm? Ông nên làm điều đó. Đó là việc của ông. Đây là bệnh viện của ông.” Sau đó tôi không bao giờ nghĩ về điều này nữa.
I told the oncologist that I didn’t care about pursuing this question but someone should care because someone screwed up and I was losing my life. He said, “You should raise it, because it goes further if the patient raises it.” “Well,” I replied, “I’d have to be stupid to spend the last months of my life doing that. You just informed me I’m going to die. Why would I want to go chasing the guy who screwed up? You should do that. It’s your job. It’s your hospital.” After that I never thought about it again.
Bà Virginia: Như vậy là mất đi sự kiểm soát hay không còn bản ngã?
Was that loss of control, or loss of ego?
Cô Susan: Tôi chỉ muốn thấy sai lầm này được sửa chữa để không xảy ra cho ai khác. Nhưng rồi tôi ngạc nhiên về việc tôi đã không quan tâm hơn nữa, bởi vì sai lầm này là cực kỳ đắt giá đối với tôi. Có thể họ đã cứu được mạng sống của tôi nếu họ phát hiện khối u đó hồi tháng Sáu hay tháng Tám.
I just wanted to see that it got corrected so that it didn’t happen to anyone else. But I was surprised that I didn’t care more because that error was extremely costly to me. Maybe they could have saved my life if they’d seen the tumor back in June or in August.
Bà Virginia: Đức Phật dạy rằng chỉ có riêng ta chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì ta đã làm trong quá khứ, rằng những gì xảy ra trong quá khứ quy định những gì xảy ra ở hiện tại. Những giáo pháp đó thì sao?
What about the teaching of the Buddha that we alone are completely responsible for what we’ve done in the past; that what happened in the past conditions what happens in the present?
Cô Susan: Vâng, tôi luôn nhớ rằng ngài Goenka đã nói, chúng ta chỉ có trách nhiệm với giây phút hiện tại. Đôi khi tôi tự hỏi, tôi đã làm gì trong quá khứ mà dẫn đến tất cả những điều này xảy ra với tôi – bốn năm điều trị ung thư – nhưng rồi tôi nhớ lại rằng tôi chỉ chịu trách nhiệm cho những gì đang xảy ra lúc này, và chỉ có thế thôi. Tôi phải thực hành phần [giáo pháp] đó. Đó là phần [giáo pháp] giải thoát tôi khỏi sự ràng buộc của oán hận và giận dữ. Ở một chừng mực nào đó, tôi ghét tất cả những thứ này – những cơn đau, các buổi hẹn bác sĩ, thuốc thang, điều trị, truyền tĩnh mạch, chăm sóc y tế, lệ thuộc, nhập viện hết lần này đến lần khác... Trước đây tôi đã từng rất khỏe mạnh, tráng kiện và đầy sinh lực. Thật rất dễ dàng, thậm chí là hợp lý, để sa vào hố sâu của sự oán hận.
Well, I always remember that Goenkaji said we have responsibility for just the present moment. Occasionally I wonder what I did in the past to have brought all this upon myself—four years of cancer treatment—but then I remember that I have responsibility for only what’s happening now, and that’s enough. I have to practice that part of it. That’s the part that frees me from the bondage of resentment and anger. On some level I hate all this stuff—pain, doctors’ appointments, medications, treatments, IV lines, nursing care, dependence, being in the hospital again and again. I was so healthy, strong, and athletic before this. It would be easy, perhaps even reasonable, to fall into a pit of resentment.
Bà Virginia: Khi để mình chìm ngập trong sự oán hận đó, hẳn cô đã đánh mất đi giây phút hiện tại.
When you indulge in that resentment, you’ve lost the present moment.
Cô Susan: Đúng vậy. Vipassana là một phương tiện rất quan trọng. Tôi chỉ cần bắt đầu quan sát hơi thở. Tất cả những đêm trong bệnh viện đó – nóng bức, ngột ngạt, kín mít – không có gì vui thích cả. Nhưng khi bạn tập trung vào hơi thở và an trú vào đó trong khoảnh khắc hiện tại, thì cuối cùng mọi thứ đều qua đi. Và bạn ra về, đợi đến lần kế tiếp. Nhưng tôi phải luyện tập việc này, cũng giống như mọi việc khác thôi.
Yes. Vipassana is a very important tool. I just start looking at the breath. All those nights in the hospital—hot, stuffy, claustrophobic—there’s nothing to like about it. But you concentrate on breathing and you’re there in the moment, and eventually it’s over. And then you leave until the next time. But I have to practice it, like anything else.
Bà Virginia: Cô có thể có 2 tháng còn lại, cô cũng có thể có 2 năm hay nhiều hơn. Trong khoảng thời gian đó, điều gì là quan trọng nhất phải làm đối với cô để hoàn thành mọi thứ tốt đẹp?
You might have two months left; you might have two years, or more. During that time, what is the most important thing for you to do in order to finish things well?
Cô Susan: Tôi tin tưởng rất nhiều vào sự đơn giản và tĩnh lặng, ý tôi là sự tĩnh lặng nội tâm. Tôi không thấy mình suy nghĩ gì nhiều về mọi thứ sẽ như thế nào cho đến lúc tôi chết. Tôi tin điều ngài Goenka nói, nếu bạn thực tập mỗi ngày thì vào phút lâm chung, bạn sẽ có những nguồn lực để đối mặt với cái chết. Tôi biết từ những lần nói chuyện với những người làm việc trong bộ phận chăm sóc đặc biệt (Palliative Care) là quá trình cận tử có thể diễn ra theo nhiều cách. Vì thế tôi chỉ muốn sống từng khoảnh khắc, với sự bình an và tỉnh thức càng nhiều càng tốt. Và tôi muốn điều đó dễ dàng giống như mang “đôi giày vừa vặn”. Tôi biết là điều này chỉ xảy ra khi có kỷ luật nội tâm, được tích lũy qua việc hành thiền tốt đẹp mỗi ngày. Tôi biết ơn là đã học được sự tĩnh lặng kỳ diệu này, không phải sự yên lặng của ngoại cảnh vốn có thể kinh nghiệm ngay cả khi tâm dao động, mà là sự tĩnh lặng nội tại thoát khỏi những độc thoại nội tâm xuất phát từ nỗi sợ hãi và sự đề cao bản ngã, làm bạn mất đi tính nhạy bén đối với [những gì đang diễn ra] ở đây và bây giờ.
I believe very much in simplicity and silence, by which I mean silence of the mind. I don’t find myself thinking very much about how things will be until I die. I trust what Goenkaji says, that if you practice daily, in the end you’ll have the resources to deal with it. I know from talking to people who work in palliative medicine that the process of dying can unfold in many ways. So I just want to live each moment, as much as possible, with peace and awareness. And I want that to be easy, like a shoe that fits. I know that that only happens with mental discipline built up through the wonderful daily practice of meditation. I’m grateful to have learned the miracle of silence, not the exterior silence that can be experienced even in agitation, but interior silence that is freedom from mental conversations rooted in fear and self-importance, robbing you of sensitivity to the here and now.
Tôi thực sự không thể nghĩ gì xa hơn tháng Một, hoặc vài tuần sắp tới, khi tôi đi hóa trị lần tiếp theo. Lần đến bệnh viện gần đây nhất, bác sĩ cho biết là khối u đã phát triển và ông ấy sẽ cho tôi về nhà, không điều trị gì thêm nữa. Tôi ngồi một mình trong bệnh viện sau một lần hóa trị. Người lái xe đưa tôi đến đã rời đi vì nghĩ tôi sẽ ở lại bệnh viện trong bốn ngày điều trị. Bác sĩ bảo tôi là khối u đó không teo lại, thậm chí không ổn định như cũ mà đã to hơn. Tôi ngạc nhiên thấy mình lắng nghe bác sĩ nói mà không xúc động quá mức. Tôi không nghĩ là sẽ nhận tin xấu trong ngày đó, nhưng tin này thực sự là quá xấu. Rồi sự thể hóa ra lại đổi khác 4 giờ sau đó, khi bác sĩ điều trị ung thư yêu cầu chụp hình lần nữa và xác định rằng mặc dù khối u đã to lên, nhưng giảm đi 75% khối lượng. Vì vậy ông quyết định cho tiếp tục việc hóa trị. Lại thêm một ngày khó khăn nữa. Cách duy nhất để vượt qua những việc này là thực hành sống ngay trong khoảnh khắc hiện tại.
I can’t really think past January, a few weeks from now, when I’ll go for the next chemotherapy treatment. The last time I went to the hospital the doctor told me that the tumor had grown and he was going to send me home without any more treatments. I sat alone in the hospital after one chemotherapy treatment—my ride had left thinking I was supposed to be there for four days of treatment—and he was telling me that the thing hadn’t shrunk, or even stabilized, but that it was larger. I was surprised that I just listened to what he said and was not particularly agitated. I didn’t expect bad news that day, and this was really bad news. As it turned out—four hours later—the oncologist ordered another scan and determined that, although the tumor was larger, it had lost 75 per cent of its mass, so he decided to continue the chemotherapy. That was another hard day. The only way to get through these things is to practice staying right there in the present moment.
Bà Virginia: Cô ngạc nhiên nhưng cô không phản ứng. Có phải một phần nào đó trong tâm cô bình thản quan sát các cảm giác nhờ cô đã rèn luyện bản thân mình như thế?
You were surprised but you didn’t react. Was some part of your mind equanimously watching sensations because you’d trained yourself to do so?
Cô Susan: Có lẽ vậy. Tôi có thể hình dung người khác sẽ ngã quỵ. Tôi cũng hình dung được chính mình ngã quỵ. Đây đã là tin khủng khiếp nhất. Trước đây họ nói có chút cơ may hóa trị thành công và bây giờ bác sĩ nói cái cơ may nhỏ nhoi kia cũng không còn nữa, nó đã không xảy ra.
Perhaps. I can imagine people falling apart. I can easily imagine myself falling apart. This was the worst news. They had said there was a small chance that the chemotherapy would work and now the doctor was saying that that small chance didn’t exist, it wasn’t happening.
Bà Virginia: Cô nói rằng cô không muốn phần còn lại của cuộc đời mình, dù là bao lâu, bị lấy mất đi, và cô muốn sống từng khoảnh khắc hiện tại. Cô có thể diễn tả lại điều này bằng lời lần nữa không?
You said that you didn’t want this period of your life, however long it is, to be taken from you, that you want to live each present moment. Can you put this idea into words once more?
Cô Susan: Quả đúng là như vậy. Đó là một vấn đề thực tiễn. Tôi không muốn đánh mất bất kỳ thời gian nào còn lại của đời tôi trong sự sợ hãi, giận dữ, bực tức và tiếc nuối. Và cách duy nhất tôi có thể làm được như vậy là nhìn vào những gì đang xảy ra ngay vào lúc này, chứ không phải những gì tôi mong muốn xảy ra – nhìn mọi sự vật đúng thật như chúng đang hiện hữu và thoát khỏi những mong đợi rằng sự việc phải như thế nào đó.
Yes, that’s true. It’s a practical problem. I don’t want to lose whatever is left of my life to fear, anger, resentment, and regret. And the only way I can do that is to look at what’s happening right now and not at what I would like to be happening—to see things as they are and to be free from expectations about how things ought to be.
Bà Virginia: Sự tự do của cô đến từ việc sống trong khoảnh khắc hiện tại và không phản ứng?
Your freedom comes from being in the present moment and not reacting?
Cô Susan: Đúng vậy. Hiện nay tôi biết là ta cần phải cảm nhận được ý nghĩa đúng thật của ý tưởng này. Bây giờ người ta nói quá nhiều về chánh niệm. Điều này trở thành phong trào. Nhưng đó toàn là sự tự tôn tô đậm bản ngã. Tôi tỉnh thức. Tôi sống trong hiện tại. Khi bạn thực sự ý thức được chính mình đang sống trong hiện tại, bạn không ý thức được việc mình đang ý thức. Bạn không nghĩ về tự thân sự tỉnh thức đó. Đối tượng sự tỉnh thức của bạn là sự sinh khởi và diệt đi trong từng khoảnh khắc thời gian. Bạn không thể cùng lúc dính mắc vào bản thân và tầm quan trọng của bạn, bởi vì điều đó cũng đang sinh khởi và diệt mất, mãi mãi như vậy. Bản chất sự hiện hữu của chúng ta xét đến cùng là vô thường. Tất cả chúng ta đều biết vậy và nói đi nói lại mãi điều này, nhưng khi bạn chứng nghiệm được sự thực này trong từng khoảnh khắc, thì bạn cũng không còn quan tâm đến tự ngã nữa. Nó không còn quan trọng. Đây là một ý niệm đơn giản, nhưng đồng thời cũng rất nan giải. Cho dù tôi sẽ chết sớm hay không phải chết sớm, tôi thực sự chỉ có mỗi điều này, khoảnh khắc hiện tại này.
Yes. I know now that you have to feel the truth of this idea. People talk so much now about mindfulness. It’s trendy. But it’s all about self-importance. I am aware. I am in the present. When you really are aware of yourself in the present, you are not aware that you are aware. You don’t think about that awareness itself. What you are aware of is the arising and passing away of each moment in time. You cannot at the same time be stuck on yourself and your significance, because that too is arising and passing away, forever. The nature of our existence is, after all, impermanent. We all know this and say it again and again, but when you feel this truth at each moment in time you also lose the concern for self. It’s not a big deal. It’s a simple idea, but at the same time very hard. Whether I’m going to be dead soon or whether I’m not going to be dead soon, I really have only this, the present moment.
Kṣhaṇa kṣhaṇa kṣhaṇa kṣhaṇa bītate,
jīvana bītā jāya.
Kṣhaṇa kṣhaṇa kā upayoga kara,
bītā kṣhaṇa nā āya.
—Hindi doha, S. N. Goenka
Kṣhaṇa kṣhaṇa kṣhaṇa kṣhaṇa bītate,
jīvana bītā jāya.
Kṣhaṇa kṣhaṇa kā upayoga kara,
bītā kṣhaṇa nā āya.
Từng khoảnh khắc tiếp nối, tiếp nối,
Đời sống cứ vuột qua,
Hãy sống trọn từng khoảnh khắc,
Mỗi khoảnh khắc trôi qua chẳng bao giờ trở lại.
Thi kệ (doha) Hindi - S. N. Goenka
Moment after moment after moment,
life keeps slipping by.
Make use of every moment;
the moment past will never come again.
—Hindi doha, S.N. Goenka

    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nắng mới bên thềm xuân


Pháp bảo Đàn kinh


Kinh Di giáo


Chuyển họa thành phúc

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.222.110.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...