Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi. Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Nghệ thuật chết »» Xem đối chiếu Anh Việt: Hãy tu tập để tự cứu mình »»

Nghệ thuật chết
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Hãy tu tập để tự cứu mình

(Lượt xem: 4.700)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Hãy tu tập để tự cứu mình

Work Out Your Own Salvation



Khi chúng ta thiền tập hằng ngày, buổi sáng và buổi tối, Vipassana sống mãi trong ta. Sự tỉnh giác về các cảm giác trong thân là một hệ thống cảnh báo sớm của ta, sẽ cảnh báo ta ngay khi có những phản ứng nào củng cố thêm các thói quen xấu của ta. Khi chúng ta nỗ lực để làm thay đổi khuôn mẫu [thói quen] này, nhu cầu làm chủ tâm ý trở nên hết sức rõ ràng.
As we practice daily, morning and evening, Vipassana stays alive within us. The awareness of bodily sensations, our early warning system, alerts us to reactions that keep reinforcing our unwholesome habits. As we work to change this pattern, the need to become masters of our minds becomes crystal clear.
Tiến trình này đơn giản, nhưng rất tinh tế. Thật dễ dàng sơ xuất, và sự chệch hướng sai lầm có thể tiếp tục ngày càng lan rộng hơn bởi con đường cực kỳ lâu dài. Vì thế, bất cứ khi nào có cơ hội, tốt nhất là nên rà soát lại con đường tu tập đúng đắn thông qua việc tham gia các khóa thiền và lắng nghe thật kỹ những bài giảng giải thích rõ ràng của thầy Goenkaji.
The process is simple, but subtle. It is easy to slip, and an uncorrected divergence can continue to widen because the path is exceedingly long. Therefore, as opportunity permits, it is good to review the correct way to practice through sitting courses and listening carefully to Goenkaji’s elucidating discourses.
Bài dưới đây được đăng tải lần đầu tiên trên Bản tin Vipassana (Vipassana Newsletter) số ra mùa xuân năm 1997, là phần tóm lược từ bài pháp thoại ngày thứ hai của Goenkaji trong khóa thiền 3 ngày dành cho các thiền sinh cũ. Trong bài này, thầy đã thận trọng điểm lại về phương pháp Vipassana, giải thích chi tiết về sự thiền tập.
This article, which appeared in the spring 1997 issue of the Vipassana Newsletter, is an abridgement of a discourse given by Goenkaji on the second day of a three-day course for experienced students. Here he carefully reviews the technique of Vipassana, explaining the practice in detail.
Trên bề mặt, tâm chơi nhiều trò chơi khác nhau – nghĩ ngợi, tưởng tượng, mơ mộng, phóng tưởng... Nhưng sâu tận bên trong tâm vẫn là tù nhân bị giam hãm bởi khuôn mẫu thói quen của chính nó; và khuôn mẫu thói quen ở tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm là cảm nhận những cảm giác và phản ứng lại chúng. Nếu cảm giác là dễ chịu, tâm phản ứng bằng sự thèm muốn, tham lam; nếu cảm giác là khó chịu, tâm phản ứng bằng sự chán ghét, sân hận.
At the surface, the mind plays so many games—thinking, imagining, dreaming, giving suggestions. But deep inside the mind remains a prisoner of its own habit pattern; and the habit pattern at the deepest level of the mind is to feel sensations and react. If the sensations are pleasant, the mind reacts with craving. If they are unpleasant, it reacts with aversion.
Sự giác ngộ của Đức Phật là đi vào tận gốc rễ của vấn đề. Trừ phi chúng ta giải quyết vấn đề ở phần gốc rễ, bằng không ta sẽ chỉ giải quyết được với phần tri thức và chỉ có phần này của tâm được thanh lọc. Khi gốc rễ của cây không được lành mạnh, toàn thể cây ấy sẽ bị ốm yếu. Nếu gốc rễ lành mạnh, chúng sẽ cung cấp nhựa tốt cho cả cây. Bởi vậy, hãy bắt đầu giải quyết vấn đề từ phần gốc rễ. Đây là sự giác ngộ của Đức Phật.
The enlightenment of the Buddha was to go to the root of the problem. Unless we work at the root level, we shall be dealing only with the intellect and only this part of the mind will be purified. As long as the roots of a tree are unhealthy, the whole tree will be sick. If the roots are healthy, then they will provide healthy sap for the entire tree. So start working with the roots— this was the enlightenment of the Buddha.
Khi Đức Phật giảng dạy Dhamma, con đường của Giới, Định, Tuệ (sīla, samādhi and paññā), đó không phải là để thành lập tông phái, giáo điều hay đức tin. Bát Thánh đạo là con đường thực tiễn và những ai đi theo con đường này có thể đến tận tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm, diệt trừ được tất cả khổ đau.
When he gave Dhamma, the path of morality, concentration and wisdom (sīla, samādhi and paññā), it was not to establish a cult, a dogma, or a belief. The Noble Eightfold Path is a practical path and those who walk on it can go to the deepest level of the mind and eradicate all their miseries.
Những người đã thực sự giải thoát chính mình biết rằng việc đi vào tầng lớp sâu thẳm của tâm – làm một cuộc giải phẫu tâm – là việc phải do chính mình làm, là việc riêng của mỗi người. Người khác có thể hướng dẫn quý vị với lòng từ bi, người khác có thể giúp đỡ, hỗ trợ quý vị đi trên con đường. Nhưng không ai có thể đặt quý vị trên vai mang đi và nói: “Ta sẽ mang con đến đích cuối cùng. Chỉ cần tuân phục ta, ta sẽ làm mọi việc cho con.”
Those who have really liberated themselves know that going to the depth of the mind—making a surgical operation of the mind—has to be done by oneself, by each individual. Someone can guide you with love and compassion; someone can help you on your journey along the path. But nobody can carry you on his shoulders, saying, “I will take you to the final goal. Just surrender to me. I will do everything.”
Quý vị chịu trách nhiệm về sự ràng buộc của chính mình. Quý vị chịu trách nhiệm về việc làm cho tâm mình bất tịnh, chứ không phải ai khác. Chính quý vị phải riêng chịu trách nhiệm thanh lọc tâm mình, và cắt đứt mọi sự ràng buộc.
You are responsible for your own bondage. You are responsible for making your mind impure—no one else. Only you are responsible for purifying your mind, for breaking the bonds.
Sự thực hành liên tục là bí quyết của thành công. Khi nói rằng quý vị phải tỉnh giác một cách liên tục, có nghĩa là quý vị phải tỉnh giác với trí tuệ về những cảm giác trên cơ thể, nơi quý vị thực sự kinh nghiệm được mọi thứ nảy sinh và diệt đi. Sự tỉnh giác về vô thường là yếu tố thanh lọc tâm – sự tỉnh giác về những cảm giác khởi sinh, diệt mất.
Continuity of practice is the secret of success. When it is said that you should be continuously aware, it means that you must be aware with wisdom of sensations in the body, where you really experience things arising and passing away. This awareness of impermanence is what purifies your mind—the awareness of the sensations arising, passing.
Việc tri thức hóa sự thật này sẽ không ích gì cả. Quý vị có thể hiểu: “Mọi cái đã nảy sinh thì sớm muộn gì cũng sẽ diệt đi. Bất cứ ai đã sinh ra đời, sớm muộn gì cũng sẽ chết. Đây là vô thường (anicca).” Quý vị có thể hiểu điều này một cách đúng đắn, nhưng quý vị đã không trải nghiệm nó. Chỉ có sự trải nghiệm của chính tự thân mình mới giúp quý vị thanh lọc tâm và giải thoát quý vị khỏi khổ đau. Từ ngữ được dùng để diễn đạt sự “trải nghiệm” này ở Ấn Độ vào thời đức Phật là vedanā, nghĩa là cảm thấy bằng chứng nghiệm, chứ không chỉ là bằng sự tri thức hóa. Và điều này chỉ có thể khả thi khi cảm giác trên cơ thể được cảm nhận.
Intellectualizing this truth will not help. You may understand: “Everything that arises sooner or later passes away. Anyone who takes birth sooner or later dies. This is anicca.” You might understand this correctly but you are not experiencing it. It is your own personal experience that will help you purify your mind and liberate you from your miseries. The word for “experience” used in India at the time of the Buddha was vedanā, feeling by experiencing, not just by intellectualization. And this is possible only when sensations are felt in the body.
Vô thường (anicca) phải được trải nghiệm. Nếu quý vị không trải nghiệm được vô thường thì nó chỉ là một lý thuyết. Và Đức Phật không quan tâm đến các lý thuyết. Ngay cả từ trước thời đức Phật, và trong thời đức Phật, có những đạo sư dạy rằng toàn thể vụ trụ là một dòng chảy liên tục biến đổi, là vô thường (anicca), điều này không có gì mới. Cái mới của Đức Phật là sự trải nghiệm về vô thường, và khi quý vị chứng nghiệm về vô thường trong phạm vi cơ thể của chính mình, quý vị bắt đầu làm việc tại tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm.
Anicca must be experienced. If you are not experiencing it, it is merely a theory, and the Buddha was not interested in theories. Even before the Buddha, and at the time of the Buddha, there were teachers who taught that the entire universe is in flux, anicca—this was not new. What was new from the Buddha was the experience of anicca; and when you experience it within the framework of your own body, you have started working at the deepest level of your mind.
Có hai điều rất quan trọng đối với những ai đi theo con đường tu tập này. Thứ nhất là việc phá vỡ ngăn cách giữa tâm ý thức và vô thức. Nhưng ngay cả khi tâm ý thức của quý vị có thể cảm nhận được những cảm giác mà trước đây chỉ cảm nhận được bằng tâm vô thức, thì chỉ riêng điều đó cũng không giúp ích gì cho quý vị.
Two things are very important for those who walk on the path. The first is breaking the barrier that divides the conscious and the unconscious mind. But even if your conscious mind can now feel those sensations that were previously felt only by the deep unconscious part of your mind, that alone will not help you.
Đức Phật muốn quý vị bước thêm bước thứ hai: thay đổi khuôn mẫu thói quen phản ứng của tâm tại tầng lớp sâu thẳm nhất.
The Buddha wanted you to take a second step: change the mind’s habit of reacting at the deepest level.
Khi đạt tới giai đoạn quý vị bắt đầu cảm nhận cảm giác là bước khởi đầu tốt, nhưng khuôn mẫu thói quen phản ứng vỗn tồn tại. Khi quý vị cảm thấy một cảm giác khó chịu, nếu quý vị tiếp tục phản ứng – “Ồ, ta phải loại trừ nó đi” – điều đó không giúp ích gì cả. Nếu quý vị bắt đầu cảm thấy một dòng trôi chảy dễ chịu của những rung động rất vi tế khắp cơ thể, và quý vị phản ứng – “À, tuyệt quá! Đây là những gì ta đang tìm kiếm. Giờ thì ta đã có được!” – như vậy quý vị đã hoàn toàn không hiểu gì về Vipassana.
Coming to the stage where you have started feeling sensations is a good first step, yet the habit pattern of reaction remains. When you feel an unpleasant sensation, if you keep reacting—“Oh, I must get rid of this”—that won’t help. If you start feeling a pleasant flow of very subtle vibrations throughout the body, and you react—“Ah, wonderful! This is what I was looking for. Now I’ve got it!”—you have not understood Vipassana at all.
Vipassana không phải là một trò chơi với sự dễ chịu và khó chịu. Quý vị đã phản ứng như thế suốt cả đời mình, trong vô lượng kiếp. Bây giờ nhân danh Vipassana quý vị bắt đầu làm cho khuôn mẫu [thói quen] này mạnh hơn. Mỗi lần cảm thấy một cảm giác khó chịu, quý vị phản ứng cùng một kiểu cách bằng sự chán ghét. Mỗi lúc khi cảm thấy một cảm giác dễ chịu, quý vị lại phản ứng cùng một kiểu cách bằng sự thèm muốn. Vipassana không giúp ích gì cho quý vị, bởi vì quý vị đã không giúp ích gì cho Vipassana.
Vipassana is not a game of pleasure and pain. You have been reacting like this your entire life, for countless lifetimes. Now in the name of Vipassana you have started making this pattern stronger. Every time you feel an unpleasant sensation you react in the same way, with aversion. Every time you feel pleasant sensation you react in the same way, with craving. Vipassana has not helped you because you have not helped Vipassana.
Bất cứ khi nào quý vị mắc lại sai lầm cũ khi phản ứng bởi vì thói quen cố hữu, hãy xem quý vị ý thức được nhanh chóng đến mức nào: “Hãy nhìn xem – một cảm giác khó chịu và tôi đã phản ứng bằng sự chán ghét; một cảm giác dễ chịu và tôi đã phản ứng bằng sự thèm muốn. Đây không phải là Vipassana. Điều này sẽ không giúp gì cho tôi.”
Whenever you again make the mistake of reacting because of the old habit, see how quickly you become aware of it: “Look— an unpleasant sensation and I am reacting with aversion; a pleasant sensation and I am reacting with craving. This is not Vipassana. This will not help me.”
Hãy hiểu rằng, đây là những gì quý vị cần làm. Nhưng nếu quý vị không thành công 100 phần trăm, cũng không sao cả. Điều này không có hại cho quý vị với điều kiện là quý vị luôn hiểu rõ và không ngừng cố gắng thay đổi khuôn mẫu thói quen cố hữu. Cho dù chỉ vài khoảnh khắc quý vị thoát khỏi ngục tù thì quý vị vẫn đang tiến bộ.
Understand, this is what you have to do. If you are not 100 percent successful, it doesn’t matter. This won’t harm you as long as you keep understanding and keep trying to change the old habit pattern. If for even a few moments you have started coming out of your prison, then you are progressing.
Đây là những gì đức Phật muốn quý vị làm: thực hành Bát Thánh Đạo.
This is what the Buddha wanted you to do: practice the Noble Eightfold Path.
Thực hành giới (sīla) để quý vị có thể có được chánh định (samādhi). Đối với những ai không ngừng phạm giới, có rất ít hy vọng là họ sẽ tới được tầng lớp sâu thẳm nhất của thực tại.
Practice sīla so that you can have the right type of samādhi. For those who keep breaking sīla, there is little hope that they will go to the deepest levels of reality.
Giới (sīla) phát triển sau khi quý vị đã kiểm soát được phần nào tâm ý, sau khi quý vị bắt đầu hiểu với trí bát-nhã (paññā) rằng phạm giới là rất tai hại.
Sīla develops after you have some control over your mind, after you start understanding with paññā that breaking sīla is very harmful.
Trí bát-nhã ở mức độ chứng nghiệm sẽ giúp ích cho định (samādhi). Định ở mức độ chứng nghiệm sẽ giúp ích cho giới.
Your paññā at the experiential level will help your samādhi. Your samādhi at the experiential level will help your sīla.
Giới hoàn thiện hơn sẽ giúp cho định vững mạnh hơn. Định vững mạnh hơn sẽ giúp trí tuệ bát-nhã (paññā) trở nên sáng tỏ hơn.
Your stronger sīla will help your samādhi become strong. Your stronger samādhi will help your paññā become strong.
Mỗi phần trong ba phần này đều hỗ trợ lẫn nhau và quý vị sẽ tiếp tục tăng tiến.
Each of the three will help the other two, and you will keep progressing.
Quý vị nhất thiết phải cùng hiện hữu với thực tại, với sự thật đúng như bản chất của nó. Mọi sự vật không ngừng thay đổi. Tất cả rung động không gì khác hơn là một dòng biến đổi, một dòng trôi chảy. Sự nhận biết này loại trừ khuôn mẫu thói quen phản ứng đối với các cảm giác bám rễ sâu [trong tâm thức].
You must be with reality, with the truth as it is. Things keep changing. All vibrations are nothing but a flux, a flow. This realization removes the deep-rooted habit pattern of reacting to the sensations.
Bất kỳ cảm giác nào quý vị trải nghiệm - dễ chịu, khó chịu hay trung tính - quý vị nên sử dụng chúng như những công cụ. Những cảm giác này có thể trở thành công cụ giúp giải thoát quý vị khỏi khổ đau, với điều kiện là quý vị hiểu rõ sự thật đúng như bản chất của chúng. Nhưng cùng những cảm giác này có thể trở thành công cụ làm gia tăng gấp bội khổ đau của quý vị. [Những cảm giác] ưa thích hay ghét bỏ không tạo thành vấn đề. Thực tế là, những cảm giác luôn sinh khởi và diệt mất, chúng là vô thường (anicca). [Những cảm giác] dễ chịu, khó chịu hay trung tính – cũng không có gì khác biệt cả. Khi quý vị bắt đầu nhận ra được thực tế là, ngay cả những cảm giác dễ chịu nhất mà quý vị cảm nhận được cũng là khổ (dukkha), đó là lúc quý vị đang đến gần hơn với sự giải thoát.
Whatever sensations you experience—pleasant, unpleasant or neutral—you should use them as tools. These sensations can become tools to liberate you from your misery, provided you understand the truth as it is. But these same sensations can also become tools that multiply your misery. Likes and dislikes should not cloud the issue. The reality is: sensations are arising and passing away; they are anicca. Pleasant, unpleasant or neutral—it makes no difference. When you start realizing the fact that even the most pleasant sensations you experience are dukkha (suffering), then you are coming nearer to liberation.
Hãy hiểu được tại sao những cảm giác dễ chịu cũng là khổ (dukkha). Mỗi khi một cảm giác dễ chịu khởi sinh, quý vị bắt đầu thích thú nó. Thói quen bám víu vào những cảm giác dễ chịu đã tồn tại trong vô lượng kiếp. Và chính vì điều này mà quý vị có sự chán ghét. Thèm muốn (hay tham ái) và chán ghét (hay sân hận) là hai mặt của cùng một đồng xu. Tham ái càng mạnh mẽ thì chắc chắn sân hận càng mãnh liệt. Sớm muộn gì thì mọi cảm giác dễ chịu đều cũng sẽ chuyển thành khó chịu, và mọi cảm giác khó chịu đều sẽ chuyển thành dễ chịu - đây là luật tự nhiên. Nếu quý vị bắt đầu thèm muốn những cảm giác dễ chịu, quý vị đang mời gọi khổ đau.
Understand why pleasant sensations are dukkha. Every time a pleasant sensation arises, you start relishing it. This habit of clinging to pleasant sensations has persisted for countless lifetimes. And it is because of this that you have aversion. Craving and aversion are two sides of the same coin. The stronger the craving, the stronger the aversion is bound to be. Sooner or later every pleasant sensation turns into an unpleasant one, and every unpleasant sensation will turn into a pleasant one—this is the law of nature. If you start craving pleasant sensations, you are inviting misery.
Giáo huấn của Đức Phật giúp chúng ta làm tan rã sự chắc đặc khiến chúng ta không thấy được sự thật đích thực. Trong thực tại chỉ có toàn là những rung động, không còn gì khác. Đồng thời cũng có sự chắc đặc. Ví dụ, bức tường này là chắc đặc. Đây là sự thật, một sự thật nhìn thấy bên ngoài. Ở [mức độ] sự thật tối hậu thì cái mà quý vị gọi là bức tường thật ra không gì khác hơn là một khối rung động của những hạt hạ nguyên tử (subatomic particle) [cực nhỏ].
The Buddha’s teaching helps us to disintegrate the solidified intensity that keeps us from seeing the real truth. In reality, there are mere vibrations, nothing else. At the same time, there is solidity. For example, this wall is solid. This is a truth, an apparent truth. The ultimate truth is that what you call a wall is nothing but a mass of vibrating subatomic particles. We have to integrate both truths through proper understanding.
Dhamma phát triển sự hiểu biết của chúng ta, để ta có thể tự mình thoát khỏi thói quen phản ứng và nhận ra được rằng sự thèm muốn đang làm hại chúng ta, sự ghét bỏ đang làm hại chúng ta. Và rồi chúng ta thực tế hơn: “Hãy xem, có sự thật tối hậu, và cũng có sự thật nhìn thấy bên ngoài, cũng là một sự thật.”
Dhamma develops our understanding, so that we free ourselves from the habit of reacting and recognize that craving is harming us, hating is harming us. Then we are more realistic: “See, there is ultimate truth, and there is apparent truth, which is also a truth.”
Tiến trình đi vào tận bề sâu của tâm để giải thoát chính mình chỉ có thể được thực hiện bởi chính tự thân quý vị, nhưng quý vị cũng phải sẵn sàng làm việc cùng với gia đình, cùng với xã hội như một tổng thể. Thước đo để thấy được tình thương, lòng bi mẫn và thiện ý có thực sự đang phát triển hay không chính là những phẩm tính này có được thể hiện đến với những người quanh ta hay không.
The process of going to the depth of the mind to liberate yourself has to be done by you alone, but you must also be prepared to work with your family, with society as a whole. The yardstick to measure whether love, compassion, and good will are truly developing is whether these qualities are being exhibited toward the people around you.
Đức Phật muốn chúng ta được giải thoát ở mức độ sâu nhất của tâm thức. Và điều này chỉ khả thi khi ba tính chất vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā) được nhận thức rõ. Khi tâm thức bắt đầu thoát khỏi sự ước thúc [của hành nghiệp], hết lớp này đến lớp khác [các hành nghiệp] lần lượt được thanh lọc cho đến khi tâm hoàn toàn thoát khỏi mọi sự ước thúc. Khi đó, sự thanh tịnh trở thành một cách sống. Quý vị không cần phải thực hành tâm từ (mettā) như hiện nay sau một giờ hành thiền. Sau này, tâm từ ấy trở thành cuộc sống của quý vị. Lúc nào quý vị cũng tràn đầy tình thương, lòng bi mẫn và thiện ý. Đây là mục tiêu, là đích đến.
The Buddha wanted us to be liberated at the deepest level of our minds. And that is possible only when three characteristics are realized: anicca (impermanence), dukkha (suffering), and anattā (egolessness). When the mind starts to become free from conditioning, layer after layer becomes purified until the mind is totally unconditioned. Purity then becomes a way of life. You won’t have to practice mettā (compassionate love) as you do now at the end of your one-hour sitting. Later, mettā just becomes your life. All the time you will remain suffused with love, compassion, and good will. This is the aim, the goal.
Con đường giải thoát là con đường tu tập ở tầng lớp sâu thẳm nhất của tâm. Các phóng tưởng tốt lành không có gì sai quấy cả, nhưng trừ phi thay đổi được thói quen phản ứng mù quáng ở phần sâu nhất của tâm, bằng không thì quý vị chưa thể giải thoát được. Không ai được giải thoát trừ phi phần sâu nhất của tâm được thay đổi. Và phần sâu thẳm nhất của tâm liên tục tiếp xúc với các cảm giác trong cơ thể.
The path of liberation is the path of working at the deepest level of the mind. There is nothing wrong with giving good mental suggestions, but unless you change the blind habit of reacting at the deepest level, you are not liberated. Nobody is liberated unless the deepest level of the mind is changed, and the deepest level of the mind is constantly in contact with bodily sensations.
Chúng ta phải chia cắt, mổ xẻ, làm tan rã toàn bộ cấu trúc để hiểu được tâm và thân tương quan mật thiết với nhau như thế nào. Nếu quý vị chỉ tu tập với tâm và bỏ quên thân, quý vị không thực hành lời Phật dạy. Nếu quý vị chỉ tu tập với thân và bỏ quên tâm thì quý vị không hiểu đức Phật một cách đúng đắn.
We have to divide, dissect, and disintegrate the entire structure to understand how mind and matter are so interrelated. If you work only with the mind and forget the body, you are not practicing the Buddha’s teaching. If you work only with the body and forget the mind, again you do not properly understand the Buddha.
Bất kỳ điều gì nảy sinh trong tâm đều chuyển thành thể chất, thành một cảm giác trong lãnh vực vật chất. Đây là khám phá của đức Phật. Người ta quên mất sự thật này, vốn chỉ có thể hiểu được nhờ sự tu tập đúng đắn. Đức Phật nói: “Sabbe dhammā vedanā samosaraṇā” – “Bất kỳ điều gì nảy sinh trong tâm đều bắt đầu trôi chảy như một cảm giác trong cơ thể.”
Anything that arises in the mind turns into matter, into a sensation in the material field. This was the Buddha’s discovery. People forgot this truth, which can only be understood through proper practice. The Buddha said, “Sabbe dhammā vedanā samosaraṇā”—“Anything that arises in the mind starts flowing as a sensation on the body.”
Đức Phật đã dùng từ āsava, có nghĩa là “dòng chảy” hay “say sưa”. Giả sử quý vị khởi sinh cơn giận. Một dòng sinh hóa bắt đầu, làm nảy sinh những cảm giác rất khó chịu. Vì những cảm giác khó chịu này, quý vị bắt đầu phản ứng với sự giận dữ. Khi quý vị giận dữ, dòng chảy trở nên mạnh mẽ hơn. Có những cảm giác khó chịu và cùng với chúng, một hóa chất được tiết ra. Khi quý vị giận dữ hơn, dòng chảy càng trở nên mạnh hơn.
The Buddha used the word āsava, which means flow or intoxication. Suppose you have generated anger. A biochemical flow starts that generates very unpleasant sensations. Because of these unpleasant sensations, you start reacting with anger. As you generate anger, the flow becomes stronger. There are unpleasant sensations and, with them, a biochemical secretion. As you generate more anger, the flow becomes stronger.
Cùng một cách thức như vậy, khi đam mê hay sợ hãi khởi sinh, một loại chất sinh hóa bắt đầu trôi chảy trong máu. Một chu kỳ xấu xa khởi đầu và tự nó lặp đi lặp lại. Có một dòng chảy, một sự say nghiện, ở bề sâu của tâm. Vì vô minh, chúng ta nghiện thích dòng chảy của loại chất sinh hóa đặc biệt này. Mặc dù chúng làm ta đau khổ nhưng ta vẫn nghiện thích. Ta thèm muốn chúng hết lần này đến lần khác. Bởi vậy chúng ta không ngừng khởi sinh hết cơn giận dữ này đến cơn giận dữ khác, hết đam mê này đến đam mê khác, và sợ hãi chồng chất. Chúng ta trở nên nghiện thích bất kỳ sự bất tịnh nào mà chúng ta tạo ra trong tâm. Khi chúng ta nói ai đó nghiện rượu hay nghiện ma túy, thực ra là không đúng. Không có ai nghiện rượu hay nghiện ma túy cả. Sự thật là người ta nghiện những cảm giác do rượu và ma túy tạo ra.
In the same way, when passion or fear arises, a particular type of biochemical substance starts flowing in the blood. A vicious circle starts that keeps repeating itself. There is a flow, an intoxication, at the depth of the mind. Out of ignorance we get intoxicated by this particular biochemical flow. Although it makes us miserable, yet we are intoxicated; we want it again and again. So we keep on generating anger upon anger, passion upon passion, and fear upon fear. We become intoxicated by whatever impurity we generate in our minds. If we say that someone is addicted to alcohol or drugs, this is actually untrue. No one is addicted to alcohol or drugs. The truth is that one is addicted to the sensations that are produced by the alcohol or drugs.
Đức Phật dạy chúng ta quan sát thực tại. Mọi sự nghiện ngập sẽ được giải trừ nếu chúng ta quan sát sự thật về những cảm giác trong cơ thể với sự nhận hiểu rằng: “Anicca, anicca. Điều này là vô thường.” Dần dần chúng ta sẽ học được cách ngừng không phản ứng nữa.
The Buddha teaches us to observe reality. Every addiction will be undone if we observe the truth of sensations in the body with this understanding: “Anicca, anicca. This is impermanent.” Gradually we will learn to stop reacting.
Dhamma hết sức giản dị, hết sức khoa học, hết sức đúng thật – một luật tự nhiên áp dụng cho mọi người. Phật tử, tín đồ đạo Ấn, đạo Hồi, đạo Cơ Đốc, người Mỹ, người Ấn, người Miến, người Nga hay người Ý – chẳng có gì khác biệt cả, một con người là một con người. Dhamma là khoa học thuần túy về tâm thức, thể chất và sự tương tác giữa cả hai. Không được để Dhamma trở thành tông phái hay niềm tin triết lý. Điều này sẽ chẳng có ích lợi gì cả.
Dhamma is so simple, so scientific, so true—a law of nature applicable to everyone. Buddhist, Hindu, Muslim, Christian; American, Indian, Burmese, Russian, or Italian—it makes no difference; a human being is a human being. Dhamma is a pure science of mind, matter, and the interaction between the two. Don’t allow it to become a sectarian or philosophical belief. This will be of no help.
Nhà khoa học vĩ đại nhất thế giới - đức Phật - đã thực hiện công cuộc tìm ra sự thật về sự liên hệ giữa tâm thức và thể chất. Khám phá ra sự thật này, Ngài cũng khám phá được phương cách vượt ra ngoài tâm thức và thể chất. Ngài thăm dò thực tại không phải vì tính tò mò mà là để tìm kiếm một phương cách thoát khỏi khổ đau. Hết thảy mọi chúng sinh đều có quá nhiều khổ đau - hết thảy mọi gia đình, mọi xã hội, mọi quốc gia, toàn thể thế gian này, đều có quá nhiều khổ đau. Bậc Giác Ngộ đã tìm ra một phương pháp để thoát khỏi sự khổ đau này.
The greatest scientist the world has produced worked to find the truth about the relationship between mind and matter. And discovering this truth, he found a way to go beyond mind and matter. He explored reality not for the sake of curiosity but to find a way to be free of suffering. For every individual there is so much misery—for every family, for every society, for every nation, for the entire world—so much misery. The Enlightened One found a way to be free of this misery.
Không còn giải pháp nào khác, mỗi cá nhân buộc phải thoát ra khỏi khổ đau. Mọi thành viên trong một gia đình buộc phải thoát khỏi khổ đau. Khi ấy gia đình sẽ trở nên hạnh phúc, bình an và hài hòa. Nếu mọi thành viên trong xã hội thoát khỏi khổ đau, nếu mọi người dân trong một đất nước thoát khỏi khổ đau, nếu mọi người trên thế giới đều thoát khỏi khổ đau, chỉ khi đó mới có hòa bình thế giới.
Each individual has to come out of misery. There is no other solution. Every member of a family must come out of misery. Then the family will become happy, peaceful, and harmonious. If every member of society comes out of misery, if every member of a nation comes out of misery, if every citizen of the world comes out of misery, only then will there be world peace.
Không thể có hòa bình thế giới chỉ vì chúng ta mong muốn như thế: “Tôi khát khao hòa bình thế giới, do đó phải có hòa bình.” Điều này không xảy ra. Chúng ta không thể khát khao hòa bình. Khi chúng ta khát khao, chúng ta đánh mất sự bình an của chính mình. Bởi vậy, đừng khao khát! Hãy thanh lọc tâm của quý vị. Khi ấy, mọi hành động của quý vị đều sẽ làm tăng thêm sự an bình trong vũ trụ.
There can’t be world peace just because we want world peace—“I am agitating for world peace; therefore it should occur.” This doesn’t happen. We can’t agitate for peace. When we are agitated, we lose our own peacefulness. So, no agitation! Purify your mind; then every action you take will add peace to the universe.
Hãy thanh lọc tâm của quý vị. Đó là cách thức để quý vị giúp ích xã hội. Đó là cách thức để quý vị ngừng làm hại người khác và bắt đầu giúp đỡ họ. Khi quý vị tu tập để giải thoát chính mình, quý vị sẽ thấy rằng mình cũng bắt đầu giúp đỡ người khác thoát khỏi khổ đau của họ. Một người trở thành nhiều người – vòng tròn dần dần được mở rộng. Nhưng không có ảo thuật, không có phép mầu. Hãy tu tập cho sự bình an của chính mình, và quý vị sẽ thấy rằng quý vị bắt đầu giúp cho bầu không khí xung quanh quý vị được bình an hơn, với điều kiện là quý vị phải tu tập một cách đúng đắn.
Purify your mind. This is how you can help society; this is how you can stop harming others and start helping them. When you work for your own liberation, you will find that you have also started helping others to come out of their misery. One individual becomes several individuals—a slow widening of the circle. There is no magic, no miracle. Work for your own peace, and you will find that you have started making the atmosphere around you more peaceful—provided you work properly.
Nếu có bất kỳ phép lạ nào, thì đó chính là phép lạ của sự thay đổi khuôn mẫu thói quen của tâm thức, từ chìm đắm trong khổ đau sang giải thoát khỏi khổ đau. Không có phép lạ nào lớn hơn phép lạ này. Mỗi bước đi hướng về phép lạ này đều là những bước đi lành mạnh và hữu ích. Bất kỳ phép lạ nào khác được nhìn thấy đều là sự trói buộc.
If there is any miracle, it is the miracle of changing the habit pattern of the mind from rolling in misery to freedom from misery. There can be no bigger miracle than this. Every step taken toward this kind of miracle is a healthy step, a helpful step. Any other apparent miracle is bondage.
Nguyện cho tất cả quý vị thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi ràng buộc. Hãy thọ hưởng bình an thực sự, hòa hợp thực sự, hạnh phúc thực sự.
May you all come out of your misery and become free of your bondage. Enjoy real peace, real harmony, real happiness.
- S. N. Goenka
—S.N. Goenka
Aciraṃ vatayaṃ kāyo,
pathaviṃ adhisessati;
Chuddho apetaviññāṇo,
niratthaṃva kaliṅgaraṃ.
—Dhammapada 3.41
Aciraṃ vatayaṃ kāyo,
pathaviṃ adhisessati;
Chuddho apetaviññāṇo,
niratthaṃva kaliṅgaraṃ.
Ôi! Không bao lâu tấm thân xác thịt này,
Sẽ nằm dài trên mặt đất,
Không ai lưu ý đến, hoàn toàn không còn ý thức,
Như một khúc gỗ vô dụng.
- Kinh Pháp Cú, Phẩm 3 - Tâm, Kệ số 41.
Alas! Ere long this corporeal body will lie flat upon the earth,
unheeded, devoid of consciousness,
like a useless log of wood.

—Dhammapada 3.41
Không bao lâu thân này,
Sẽ nằm dài trên đất,
Bị vất bỏ, vô thức,
Như khúc cây vô dụng.
- Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu

    « Xem chương trước «      « Sách này có 26 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.213.128 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (71 lượt xem) - Hoa Kỳ (55 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...