Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 43. Bà Đoàn Thị Yến (1936 - 2009) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 43. Bà Đoàn Thị Yến (1936 - 2009)

Donate

(Lượt xem: 5.075)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 43. Bà Đoàn Thị Yến (1936 - 2009)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Đoàn Thị Yến sinh năm 1936, số nhà 321/12, ấp Trung Bình I, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Vàm Cả Vồn đi vào 130 mét, phía bên phải). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Đãi, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Kiềm, chuyên nghề làm ruộng. Bà đứng thứ hai trong gia đình, chỉ có duy nhất một người em trai.
Khi đến tuổi trưởng thành, bà kết hôn với ông Huỳnh Văn Đống, cùng hương thôn, sinh bảy người con, ba trai, bốn gái. Hai ông bà đều có đức tính hiền lành, thật thà, chất phác, rộng lòng thương giúp người. Quanh năm, miệt mài đồng án, gót chân chưa hề lai vãng chốn phồn hoa.
Năm 1964 (lúc bà 27 tuổi), Hội Quán của Ban Trị Sự xã Vĩnh Trạch được thành lập, đoàn thuyết trình của ông Hai Tho và ông Hai Mù Tiễn thường đến diễn giảng Phật Pháp, bà cùng chồng đồng tham dự. Bà lại còn đăng ký vào ban hậu cần. Thỉnh thoảng, có cùng các bạn là Trần Kim Lợi, Trần Kim Khâu…đi các nơi diễn đọc sám kinh, vì giọng ngân nga của bà rất tốt. Trong thời gian này, hai ông bà ăn chay mỗi tháng sáu ngày. Ngoài công phu lễ Phật và niệm Phật sớm tối ra, ông bà rất hăng hái trong việc làm phước thiện, chẳng quản khó nhọc, tốn kém tài vật, hết lòng đùm bọc dân nghèo, nhất là đồng bào di cư, trong những cơn loạn lạc.
Năm 1992, ông bị bệnh xơ gan, không bao lâu thì mất. Trước đó, ông đã niệm Phật khẩn thiết rồi mới qua đời.
Đến rằm tháng giêng năm 1995, bà cùng cô con gái thứ Bảy phát tâm trường chay, hai năm sau cô Út cũng phát tâm theo. Lúc này, nhận thấy các con đã trưởng thành, năm người con lớn đều đã có gia đình, cơ nghiệp ổn định, còn hai cô gái thứ Bảy và Út sống chung với bà, nên bà cho mướn đất với giá rẻ, để rộng thời gian làm phước thiện: bắt cầu, bồi lộ, ủy lạo, tham quan hành hương…và cũng có thời gian chuyên tu nhiều hơn. Bởi lẽ:

“Thân người như sắt trên đe,
Búa trời nhật nguyệt đánh đè ngày đêm.
Qua một phút chết thêm một phút,
Cứ đi lần đến lúc tắt hơi,
Đâu ngày nào được nghỉ ngơi,
Nếu người hẹn mốt hẹn mơi là lầm.”

Công phu hành trì của bà cứ đều đặn sáng chiều, sau khi lễ Phật xong là ngồi niệm Phật một tiếng đồng hồ. Ban ngày thì cùng con cháu đi sưu tầm thuốc Nam, về nhà chặt, phơi khô, vô bao, cung ứng cho các phòng thuốc Nam. Có khi, tổ chức ghe tàu ra tận Rạch Giá tìm về. Quyển Thi Văn Giáo Lý bà thuộc lòng, hình như gần hết. Bà rất thích nghe các con bà đọc kinh truyện, nhất là kinh Hiền Ngu, nói về nhân địa hành Bồ Tát hạnh, cùng các điển tích nhân quả báo ứng. Đặc biệt, là đọc các kinh sách nói về y báo, chánh báo cõi Tây Phương, sự trang nghiêm, thù thắng của thế giới Cực Lạc, bà nghe suốt ngày mà không tỏ vẻ mệt mỏi chán nhàm.
Vào những ngày rằm, bà thường xay hai, ba chục giạ lúa, bố thí cho các gia đình nghèo. Có lần, bà nuôi bệnh cho cô con gái thứ Sáu, khi hết bệnh, xuất viện ra về, bà tặng cho những người còn ở lại, hết tất cả: quần áo, mùng mền, đồ đạc...sạch sẽ cho tới không còn tiền dính túi, thuê xe Honda ôm, đến nhà mới thanh toán sau.
Gần nhà, có bà Ba gia cảnh khốn đốn, chồng mất sớm để lại một bầy con nên thường hái trộm hoa trái của người ta, ra chợ bán. Lần nọ, bà Ba trèo xoài té bị gãy xương cầu, vết thương sưng bầm lên mà không có phương tiện đi băng bó. Bà Hai hay tin, đến tận nhà thăm và giúp cho chi phí đi điều trị. Khi bà Ba lành bệnh, bà mới đề nghị:
- “Mợ Ba à! Mợ đã lớn tuổi (61 tuổi) mà cứ làm nghề này hoài, hổng có tốt! Thôi, để tui hùn tiền mua cho mợ chiếc xuồng, lấy bún về, bơi vô xóm bán, mỗi ngày cũng được ba, bốn chục ngàn, sống vững hơn!”
Bà Ba nghe xong mừng lắm, muốn rơi nước mắt. Thời điểm đó, giá chiếc xuồng tương đương một chỉ vàng, khả năng của bà chạy gạo sớm chiều mà đã kiệt sức nên bà đâu dám ước ao điều đó, dẫu là ao ước trong mơ!
Hạnh tu của bà Hai chẳng những thương người mà còn lan đến các loài động vật. Năm 2003, buổi trưa đang nghỉ mát dưới bụi tre ngoài ruộng, bắt gặp anh chàng thiếu niên ngồi trên cộ lúa do một con trâu kéo đi. Khi đến dốc, hai mươi mấy bao lúa quá nặng, trâu kéo không nổi, bị anh chàng la hét, quất roi lia lịa. Bà trông thảm quá, đôi dòng nước mắt cứ tuôn trào ra, liền đến khuyên can anh ta dừng tay lại nhưng vô hiệu. Bà bèn xuất tiền ra một trăm ngàn, trâu được tháo ách, xuống sông trầm nghỉ. Từ đó về sau, anh thiếu niên ấy thường kể với mọi người:
- “Bà Hai thấy tui đánh con trâu mà bà khóc tội nghiệp cho nó…nên tui hổng đánh nó nữa!”
***************
Khi có đồng đạo ghé thăm, bà Hai mừng lắm, tiếp đón rất vui vẻ, ân cần lo cơm nước, hết sức chu đáo. Bà kiệm ước phần mình. Thấy hạnh lành, nghe lời phải thì cố gắng nỗ lực làm theo, chẳng hề nhìn ngó xấu dở của người, chỉ thích lắng nghe chứ không thích nói. Vì thế nên bà Hai được mọi người kính mến.
Năm 2005, trên đường từ ruộng về nhà, bà ôm một bó nhãn lồng, bỗng nhiên đột quỵ. Khớp cổ chân trái bị đau dữ dội, chuyển ra thành phố An Giang, bác sĩ chỗ này thì chẩn đoán là “viêm khớp”, bác sĩ chỗ kia cho là “bướu xương”. Cuối cùng, đến Bệnh viện đa khoa thì chẩn đoán là “thoái hóa khớp”. Khớp cổ chân sưng to, cử động rất đau và khó khăn. Bác sĩ xử lý bằng cách cho thuốc giảm đau kháng viêm và rút dịch ở khớp mỗi tháng một lần. Rút được vài ba lần, sau đó con bà tự làm ở nhà .
Trong thời gian này, có bác sĩ đề nghị gia đình nên đưa bà ra Sài Gòn giải phẫu khớp, tổng chi phí là 30 triệu, thì bệnh mới khắc phục dứt điểm. Các con quyết định đưa bà đi, bà không chịu. Bà nói:
- “Con người ta, ai cũng có căn có số. Tới số rồi thì Hoa Đà tái thế cũng phải bó tay! Thôi mình y theo lời Thầy Tổ đã dạy:

“ Lo thuốc thang khẩn vái Phật Trời.
Nguyện sửa lòng ắt Phật giúp đời,
Ban phước rộng từ bi hỉ xả.”

Vì vậy, bà cứ sắc thuốc Nam, nguyện vái rồi uống tới. Các con hùn lại, đưa 30 triệu cho bà, lần hồi bà bố thí hết. Ở lối xóm, có người bịnh giống y chang như bà, sau khi đi mổ trở về rồi nằm một chỗ luôn, nhân đó bà hay nhắc với các con:
- “Đó! Thấy chưa. Con người ta ai cũng có căn có số, má nhờ bố thí mà bây giờ còn đi tới đi lui được! ”
Đến ngày mùng 4 tháng 7 năm 2009, khoảng 7- 8 giờ sáng, bà đang chăm chú nhìn ra cửa ngõ trong khi tay vẫn lần chuỗi, miệng vẫn niệm Phật. Đột nhiên, bà vẫy tay gọi người con lại:
- “Phết ơi! Lại đây! ”
Con bà đến, liền hỏi:
- “Gì má?”
Bà đáp:
- “Má thấy bốn người đàn ông mặc áo tràng màu dà, đầu đội hào quang nhìn má trân trân!”
Con bà quay nhìn ra sân, chả thấy gì cả, lại hỏi:
- “Đâu?”
Bà đáp:
- “Đứng bên kia sông đó!”
Ngưng một lát, bà nói tiếp:
- “Nó đó! Oan gia trái chủ đó! Chớ hổng phải Thần Thánh gì đâu! Thôi, con thắp hương các ngôi thờ cúng cho má nguyện vái”.
Một hồi sau, khi bà nguyện vái xong, con bà liền hỏi:
- “Bây giờ nó đâu?”
Bà đáp:
- “Nó đi rồi!”
Lại hỏi:
- “Bà vái ra sao má?”
Bà trả lời:
- “Nam Mô A Di Đà Phật. Con cầu xin ơn trên Đức Phật từ bi cứu độ con về cảnh giới Cực Lạc. Còn những nghiệp báo oan gia nhiều đời, nhiều kiếp mà con đã lầm sát đó, sau khi học đạo hoàn toàn, con sẽ trở lại cứu độ hết! Nam Mô A Di Đà Phật!”
Chiều lại, bà thấy bốn vị ấy ăn mặc xình xoàng, nanh gút, xông vô nhà, đứng nhìn bà lom lom. Bà chí thành niệm Phật thì họ vạt ra, lơ là một tí thì họ sáp lại, kéo dài đến sáng, họ mới bỏ đi mất. Cả đêm hôm đó, bà niệm Phật suốt không ngủ.
Sáng ra, trước mặt bà toàn là bông hoa, rất nhiều, rất lớn, rất đẹp. Hoa vạn thọ thì bằng cái chén, hoa huệ thì dài thật dài… Nghe bà diễn tả, các con ngỡ rằng bà bị chạm thần kinh, liền thuê xe chở ra Bệnh Viện Đa Khoa An Giang. Ban đầu, nghe khai bệnh, bác sĩ đưa bà qua khoa tâm thần. Sau đó, đo điện não đồ và làm một số cận lâm sàng thì chuyển về khoa nội. Nằm luôn 11 ngày, bụng và chân bà càng lúc càng sưng to, đi tiểu mỗi ngày hơn 30 lần. Thể trạng suy sụp trầm trọng. Bác sĩ cho biết, bà có tới bốn thứ bệnh: xơ gan, suy thận, hội chứng dạ dày tá tràng và thoái hóa khớp. Thấy Tây y không xong, các con đưa bà sang bệnh viện Thanh Bình để uống Nam dược, thêm sáu ngày nữa rồi mới về nhà, bệnh tình có khả quan chút đỉnh. Suốt thời gian điều trị, bà cứ nằng nặc đòi về:
- “Má niệm Phật dữ lắm! Bác sĩ hổng biết bịnh của má đâu! Đưa má về đi! Ở nhà niệm Phật thanh tịnh hơn ở đây!”
Từ đó, chân trái của bà gân từ từ rút lại, cơ teo dần và lan qua chân phải. Cuối cùng, chân co quéo lại. Các con bà xúm lại động viên cho bà tập duỗi ra, vì sợ khớp cứng như vậy khi chết không đậy nắp hòm được giống như một người ở lối xóm, nhưng đau quá, bà nói:
- “Nó muốn như vậy thì mình cứ để như vậy đi! Chừng nào về Phật thì Phật sửa ngay ra, chớ gì mà lo!”
Các con bà nghe qua rồi nhưng không mấy chú ý, cứ ngỡ là bà đáp cho xong chuyện mà thôi. Mặc dù thân bệnh nhưng bà không khổ, luôn vui vẻ hòa nhã nói cười. Chưa hề có thái độ bực bội, quạu quọ, kể lể…Đáng nể phục là thời khóa sớm tối, bằng mọi giá: bò, trườn, lếch… bà không để cho trễ sót. Có lần, đồng đạo Hai Mum thấy vậy, quá cảm động nên khuyên bà nên nằm một chỗ lễ niệm thầm cũng được, bà vừa trả lời vừa cười:
- “Đâu có được con! Tới giờ hốt hụi rồi, hổng hốt để trật lất sao được!”
Mấy lúc bệnh trở nặng, đau đớn dữ dội nhưng không nghe bà rên than. Bạn bè, thân quyến đến thăm giới thiệu thuốc Thần, thuốc Tiên có liên quan đến vật mạng, bà mạnh dạn từ khước:
- “Tôi từng tuổi này nếu hết bệnh, sống cũng chẳng bao lâu! Thôi, để tôi trường chay, trọn đạo để vãng sanh, không còn đắm chìm nơi cõi khổ này nữa!”
Nếu khách nào đến thăm mà đem chuyện thị phi đến thì bà kêu con bà mời ra bàn uống nước, bằng như đối đế không mời được thì bà giả bộ ngủ li bì. Khi họ ra về, con gái trách:
- “Người ta tới thăm, mà má làm gì kỳ vậy?”
Bà giải thích:
- “Tao nằm niệm Phật, chớ có ngủ đâu!”
Còn các bạn đạo đến sách tấn, khích lệ về Tịnh Độ, bà vui vẻ nói cười cả buổi, chẳng có dáng vóc gì bệnh hoạn cả và còn dặn dò:
-“Chừng nào quởn ghé thăm tui, để nói chuyện Phật Pháp cho tui nghe nghen!”.
Ngoài ra, bà rất thích nghe con bà đọc quyển “Tịnh Độ Toát Yếu” của Như Quang, say mê nghe dường tợ nhiễm ghiền.
***************
Như chiếc lá vào thu sẽ chín vàng, âm thầm rời cành, trở về cội gốc. Như vầng thái dương lên cao, rồi cũng phải chầm chậm khuất bóng sau rặng cây phương tây, mù tít xa mờ. Không mấy chốc, sức khỏe của bà suy sụp càng lúc càng rõ rệt. Nhưng, công phu trì niệm trái lại càng tinh thuần, lòng cầu sanh Tịnh Độ càng khẩn thiết. Lúc ăn một muỗng cháo, hay uống một hớp nước…bà cũng thường thầm thì:
- “Nam Mô A Di Đà Phật! Phải chi Phật rước con ngay bây giờ, khỏe biết mấy!”
Thấy bà lúc nào cũng nguyện vãng sanh, nên con bà hỏi:
- “Má! Chuyến này bà tính bỏ mấy đứa con thiệt sao?”
Bà đáp:
- “Đến lúc phải ly tan! Nếu muốn không ly tan thì mấy con phải ráng lo niệm Phật, sau này cùng vãng sanh Cực Lạc, mãi mãi chẳng xa lìa!”
Đêm 25 tháng 9 năm 2009, bà và cô con gái thứ Sáu đồng nằm mộng thấy 12 đứa bé, trai có gái có, độ chừng 12, 13 tuổi, đi đến bên giường, nói với bà rằng:
- “Bà Hai ơi! Mấy đứa con tới niệm Phật cho bà nghe nè!”
Nói xong, chúng liền ngồi xung quanh rồi cất giọng niệm, âm điệu trầm bổng du dương, nghe rất êm tai.
Rạng ngày 26, bà gọi cô con gái thứ Bảy đến thuật lại giấc mộng vừa qua và nói:
- “Lúc trước, má nghe trong núi Chóc có Ban Hộ Niệm. Thôi, con đi mời về hộ niệm cho má đi!”
Con bà sợ bà chết lắm nên trả lời:
- “Thôi má ơi! Con thấy rồi, hộ niệm là chết chắc!”
Bà vừa cười vừa nói:
- “Cái không đáng sợ lại sợ! Còn cái đáng sợ lại không sợ!”
Con bà chưng hửng. Bà chậm rãi giải thích:
- “Không được vãng sanh mới đáng sợ! Còn chết thì ai không chết mà phải sợ!”
Ngưng một tí, bà nói tiếp:
- “Má muốn mời Ban Hộ Niệm là má muốn các con có cơ hội gieo duyên với chư đồng đạo. Sau này, chư đồng đạo tới lui giúp đỡ, dẫn dắt các con tinh tấn thêm lên!”
Bà kêu đến lần thứ ba, cô con gái mới miễn cưỡng chìu theo, lòng luôn phập phồng lo sợ khi phải đối diện cái cảnh tử biệt sanh ly vốn dĩ sẵn có của kiếp làm người.
Ngày 27 tháng 9, Ban Hộ Niệm của liên hữu Tư Xả và Tư Găng trong Ba Thê ra, tiến hành cộng tu với bà và gia đình bảy đêm. Đến ngày thứ bảy, con bà nhắc:
- “Đêm nay là đêm cuối cùng rồi! Má tính sao?”
Bà trầm ngâm, bấm các đốt ngón tay, giây lâu rồi nói:
- “Thôi, các con cháu trong nhà cùng với cậu Bảy Thọ và chư đồng đạo gần đây, ráng hộ cho má chín đêm nữa!”
Sáng ngày mùng 10 tháng 10, khoảng 8 giờ, các con đang ngồi niệm Phật bên giường, bà đang nằm nghiêng chấp tay niệm Phật theo, chợt thấy bà ngẩng đầu lên rất lâu, chăm chú nhìn cảnh tượng chi đó mà gương mặt của bà rạng rỡ, trông như người có việc vui mừng, vượt quá hy vọng. Con bà lại gần hỏi, thấy gì thì bà đáp là thấy Phật. Lại hỏi chừng nào về Phật thì bà không đáp mà chỉ mỉm cười rồi đưa ra ba ngón tay, việc này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần. Người con thứ Bảy thì nghĩ rằng, bà bị loạn thần kinh trở lại, còn cô thứ Sáu thì ngỡ oán thân trái chủ giả Phật, nên sau khi nghe bà trả lời là thấy Phật thì cô than:
- “Nghiệp tới nữa rồi!”
Bà liền đính chính:
- “Má hết nghiệp rồi! Còn đâu nữa mà trả!”
Sáng ngày 12, bà nhờ con tắm, gội đầu tới hai lần. Xong xuôi cô con thứ Bảy nói:
- “Bây giờ ăn một chút cháo nghen má! Trọn ngày hôm qua, bà hổng ăn miếng nào hết. Thôi bây giờ, ráng ăn một chút nghen?”
Bà đáp:
- “Má đã dặn rồi! Đừng ép má ăn uống gì hết để má sạch ruột, tĩnh tâm niệm Phật! Thôi, các con ra ngoài hết đi, khóa cửa phòng lại, đừng cho ai ra vô, ép ăn, ép uống, hỏi han gì cả, để má tĩnh tâm niệm Phật!”
Cũng như mọi khi, tối đến con cháu và bà con lối xóm cùng với đồng đạo quanh vùng, tề tựu lại cầu nguyện, cộng tu, hồi hướng cho bà xong, rồi lần lượt ra về, đêm nay cũng là đêm thứ chín, tức là đêm cuối cùng. Khi mọi người đã ra về hết, các con bà chia ca hộ niệm suốt đêm. Đến 4 giờ rưỡi sáng ngày 13, bà gọi hai cô con gái Út lại, rồi tháo hai xâu chuỗi mà bà thường dùng, lần lượt đưa cho mỗi người một xâu và nói:
- “Má để cái này lại cho con nè! Ráng niệm Phật!”
Kế đó, cô Phết ngồi bên giường, niệm Phật cho bà nghe, thỉnh thoảng ngâm nga vài câu sám kệ:

“Niệm chữ A Di dẹp lòng sầu,
Rán trì kinh kệ hoặc mau lâu.
Cũng có ngày kia ta giải thoát,
Giải thoát thì ta rõ đạo mầu.”

Hoặc là:

“Ao sen báu Tây Phương đua nở,
Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.”

Nhưng, cô cố tình đọc sai mấy chữ cuối, bà đều sửa đúng lại hết.
Đến khoảng 8 giờ, đồng đạo Hai Mum ghé thăm, hỏi thăm xong, đo huyết áp thấy rất tốt, rồi cùng cô Phết ngồi chia thuốc Nam thành phẩm dưới nền nhà. Hai người đang lui cui làm, bỗng nghe bà cất tiếng niệm Phật thật lớn, liền quay lại nhìn. Khi đến hết câu thứ ba thì hai chân bà vung lên rồi duỗi thẳng ra, con bà lật đật chạy lại, phóng lên giường, rờ tới rờ lui, reo lên:
- “Má! Má! Giò bà thẳng ra rồi! Chuyến này khỏi phải ngồi xe lăn!”
Cô còn chạy đi khoe với các chị em trong nhà.
Lát sau, bà buồn nôn, liên tiếp mửa ra sáu lần, mỗi lần khoảng một chén. Chất dịch màu hơi xanh, không có mùi gì cả. Cô lo sợ, liền thông báo cho chư liên hữu. Hay tin, đồng đạo tấp nập kéo đến. Gần 6 giờ tối, gương mặt bà đột nhiên đổi sắc, hồng hào, đôi môi đỏ lên. Tất cả người thân đều ra ngoài, nhường chỗ cho Ban Hộ Niệm ngồi đầy khắp phòng. Bà nằm chấp tay niệm Phật theo mọi người. Đến 7 giờ 50 phút tối, bà an tường trút hơi thở cuối cùng, trong âm vang trầm hùng của câu Hồng Danh Vạn Đức. Nhằm ngày 13 tháng 10 năm 2009. Bà hưởng thọ 74 tuổi.
Năm giờ sáng ngày 14 (qua hơn 9 giờ sau khi mất) Ban Hộ Niệm khám nghiệm tử thi thì nghe có hương thơm, các khớp xương mềm mại, toàn thân đều lạnh duy có đỉnh đầu ấm nóng. Đến 8 giờ sáng, đang niệm Tây Phương Tiếp Dẫn để chuẩn bị nhập mạch thì có xuất hiện vòng hào quang năm sắc bằng cái nia trên vách tường, gần đầu thi hài, khoảng hai, ba phút. Cùng lúc, có người lối xóm chạy xe ngoài đường cũng trông thấy trên nóc nhà có vầng hào quang năm màu lớn bằng bánh xe. Lễ an táng được tiến hành trong ngày 14, vào lúc 3 giờ chiều.
Tối lại khoảng 1 giờ khuya, mọi người đang ngủ, bỗng nhiên hai cánh cửa lớn nhà trước tự mở ra, âm thanh đẩy mạnh vang to lên, đồng thời căn phòng hực sáng lên như thắp mấy chục ngọn đèn. Người con trai thứ Năm thất kinh hồn vía, trùm mền kín mít, cô thứ Sáu từ trong phòng bước ra, lông tóc dựng đứng, vội chạy trở vào, ngồi niệm Phật mà hai hàm răng cứng chặt lại. Hiện tượng này, rất lâu mới mất.
Ngày 16, tất cả cây cỏ xung quanh nhà ra đến mộ khoảng mười mấy mét đều trổ hoa. Đặc biệt là cây mai gần bàn thông thiên, nở rộ vàng rực, kéo dài đến tháng hai năm sau (suốt bốn tháng trời).
Mỗi khi đến ngày tuần thất, thường xuất hiện “hiện tượng lạ” vào giữa đêm, khi không gian chìm vào tĩnh lặng. Thường hay nghe tiếng lục lạc xe ngựa và tiếng chân ngựa chạy lộc cộc từ đầu vàm đi vào, tới trước cửa cổng nhà bà thì dừng lại, năm bảy con chó xung quanh, đều cụp đuôi chun xuống sàn, nằm im re. Rồi tiếng chân của bốn, năm người từ trên xe bước xuống, đi vào nhà, những luồng gió xoáy rung mạnh những chiếc mùng đang giăng và bạt hết những cánh cửa sổ đang đóng, đồng thời những cây đèn cầy trên bàn thờ và bàn vong đã tắt, tự động cháy sáng lên một lượt. Các con của bà dùng điện thoại ghi âm lại, nhưng khi mở ra thì không nghe gì cả. Đêm chung thất thì âm thanh của một đoàn người rất đông, lẫn những tiếng nói chuyện xì xào, đồng thời bốn chiếc ghế dựa ở bàn khách giữa nhà, tự động kéo ra, thật lâu mới đẩy vô trở lại.
Ngoài ra, còn rất nhiều điềm lạ khác, ở đây chỉ nêu đại lược mà thôi. Có lẽ, hạnh đức của bà chiêu cảm đến Long Thiên - Thiện Thần, chư vị đã ứng hiện để làm tròn tâm nguyện của bà khi còn sanh tiền. Cho con cháu bà có được cơ duyên vững bước trên con đường tu tập, cố gắng tinh tấn hành trì để được cùng nhau hội ngộ ở Tây Phương, thực sự là quyến thuộc chân thật, không phải ly tan như ở cõi đời giả ảo tạm bợ, đầy khổ đau nầy!
Trước kia, chỉ có cô con gái thứ Bảy sống chung với bà là trường chay. Sau khi bà vãng sanh, tất cả các con đồng trường chay lễ Phật, đứng đầu là người thứ Hai: Huỳnh Văn Kết, anh đang nuôi mấy ao cá cũng phóng sanh rồi lo tu niệm, hầu xứng đáng với niềm mong ước của Thầy Tổ, mà mẹ mình đã từng ngâm nga:

“ Ước trăm họ nhẹ mình có cánh,
Đồng bay về Cực Lạc một đàng”.

Và:

“Mãn kiếp hồng trần sanh Lạc quốc,
Hưởng công niệm Phật rất an lành.”


(Thuật theo lời cô Bảy Phết, cô Út Phỉ, các con của bà
và liên hữu Bảy Thọ)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.116.142 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...