Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 12. Thượng Tọa Thích Thiện Tường (1945 - 2000) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 12. Thượng Tọa Thích Thiện Tường (1945 - 2000)

Donate

(Lượt xem: 5.836)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 12. Thượng Tọa Thích Thiện Tường (1945 - 2000)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thượng Tọa Thích Thiện Tường, thế danh là Nguyễn Văn Tâm. Con trai Út trong gia đình gồm bốn trai, sáu gái của cụ ông Nguyễn Văn Hường, pháp danh Như Danh và cụ bà Đỗ Thị Tha, pháp danh Thị Lợi. Thầy sanh năm Bính Tuất 1946, tại xã Mỹ Khê, quận Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Trung phần Việt Nam.
Xuất thân từ gia đình thâm tín Phật pháp, nên Thầy được gần gũi ngôi Tam Bảo lúc còn rất nhỏ. Đến năm 16 tuổi (1962), Thầy được Hòa Thượng Tịch Tràng, tổ Đình Linh Sơn tại xã Hiền Lương, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa nhận làm đệ tử và cho xuất gia học đạo. Tư chất thông minh lại thêm hiếu học nên tất cả chương trình sơ học và tiểu học Phật Giáo, Thầy chỉ học với vị Bổn sư và các sư huynh trong chùa. Thầy được Bổn sư truyền thụ Sa Di giới với pháp danh Nguyên Cát tự Thiện Tường.
Năm 1966, lớp Trung Đẳng Phật Học, chuyên khoa Liễu Quán mở tại chùa Linh Quang, thuộc tỉnh Thừa-Thiên-Huế, Thầy đã vượt qua một kỳ thi tuyển khó khăn để được theo học tại đây cho đến ngày mãn khóa năm 1970. Cũng vào năm này tại chùa Phổ Thiên, Đà Nẵng, khai Đại Giới Đàn Vĩnh Gia, Thầy được tiến cử thọ Đại Giới tại Đại Giới Đàn này với pháp hiệu Thanh Dung.
Sau khi mãn khóa, một số các huynh đệ cùng lớp đã lên đường nhận Phật sự do giáo hội giao phó, Thầy và một số ít huynh đệ khác tìm đường tiến thân học đạo bằng cách vào Sài Gòn để theo học Cao Đẳng Phật Học. Năm 1971, đúng vào năm khai giảng khóa 4 năm đầu tiên, Thầy lại là một trong những sinh viên Tăng ưu tú tại đây. Trong khi còn là một sinh viên Tăng, Thầy đã được Giáo Hội bổ nhiệm vào Giảng Sư Đoàn Trung Ương.
Trong chức năng của một giảng sư cao cấp, Thầy đã đem ánh sáng Phật pháp chan hòa đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Thầy thâu nhận nhiều đệ tử xuất gia lẫn tại gia.
Giữa tháng 4 năm 1975, Thầy tốt nghiệp xong cử nhân Phật học, Thầy ra nước ngoài. Năm 1980, Thầy đến Hoa Kỳ, lưu trú tại chùa Từ Quang, Sanfrancisco, tiếp tục sứ mạng hành đạo và hoằng pháp tại vùng đất mới này. Vào khoảng năm 1985, Thầy được Hội Phật Giáo Việt Nam tại Connecticut mời làm lãnh đạo tinh thần tại đây cho đến bào huynh của Thầy là Hòa thượng Thích Thanh An, từ Việt Nam qua (1990) và hai người cùng kiến lập An Tường Tự Viện tại thành phố Oakland, California, Hoa Kỳ. Nơi đây, Thầy đã cùng bào huynh của mình giáo hóa, hướng dẫn biết bao người tìm đến giáo lý an lạc, giải thoát của Phật Đà.
Công phu hành trì hàng ngày của Thầy là chuyên niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Thầy niệm thầm lặng, lúc nào xâu chuỗi cũng chẳng rời tay.
Thầy thật ra đã mang bệnh nan y từ ba, bốn năm về trước. Nhưng sức lực cộng với tâm nguyện hăng say “phục vụ chúng sanh tức cúng dường Chư Phật” của Thầy, căn bệnh dường như không có cơ duyên để phát khởi, biểu hiện ra ngoài.
Năm 1999, Thầy đi viếng chùa tại Trung Quốc, sau đó về Việt Nam…, các Thầy ở chùa Huệ Nghiêm, Sài Gòn cũng như đệ tử của Thầy ở miền Tây đều khuyên Thầy nên về Việt Nam để có gì họ lo hậu sự. Thầy từ chối. Thầy hiểu tất cả chỉ là vô thường. Có lần, Thầy Thanh An hỏi Thầy đã lo hậu sự chưa? Thầy trả lời là đã lo xong cả rồi, đã nhờ Đại Đức Thích Từ Lực ở Trung Tâm Phật Giáo Hayward lo hậu sự. Nhưng thật ra, Thầy Thiện Tường chẳng lo gì cho mình cả. Với Thầy tất cả đều là giả tạm; Thầy đã phát nguyện vãng sanh Tịnh Độ thì khi lâm chung Thầy sẽ về cõi Phật, cần gì phải lo.
Mãi cho đến một ngày, sức lực hao mòn, Thầy không còn đủ sức chống chọi lại với sự hoành hành hung hãn của con ma bệnh, nên đành bó tay. Tây y từ chối, Thầy Thanh An đã thân hành đến tận Thái Lan, tìm cách vào tận Hoàng gia Thái để tìm cầu Hoàng-Dược, nhưng rồi cũng không kéo dài được mạng căn của Thầy. Có điều cần nhấn mạnh nơi đây là, thân Thầy tuy bệnh nhưng tâm Thầy rất vững mạnh, Thầy đã giữ được sự an tịnh cho đến hơi thở cuối cùng.
Thầy đã bỏ báo thân vào lúc 5 giờ 45 sáng, ngày 16 tháng 11 năm Canh Thìn, tức ngày 11 tháng 12 năm 2000, tại liêu phòng trong An Tường Viện giữa tiếng trợ niệm của chư Tăng và Phật tử. Sau khi Thầy tịch rồi, nét mặt của Thầy thật an nhiên rạng rỡ, trên môi như nở nụ cười.
Thầy thọ thế 55 năm và 30 hạ lạp.
Một tuần lễ trước ngày Thầy mất, nữ bác sĩ Nguyễn Ngọc Mỹ có đến thăm bệnh cho Thầy. Trong phòng Thầy có treo ảnh tượng Phật A Di Đà để lúc nào Thầy cũng nhìn thấy mà quán Phật trì danh. Lúc bác sĩ Ngọc bước vào phòng Thầy, bà thấy hào quang sáng chói từ nơi chân trái Phật A Di Đà phóng vòng qua đầu Thầy. Bà kinh ngạc tưởng mình hoa mắt, vội dụi mắt nhìn lại một lần nữa thì lần nầy thấy hào quang từ chân phải Phật A Di Đà phóng vòng trùm qua đầu Thầy.
Lễ nhập quan nhục thân Thầy được tứ chúng long trọng cử hành lúc 3 giờ ngày 17 tháng 11 năm 2000, lưu lại 8 khay Xá Lợi.

(Trích: Niệm Phật Vãng Sang Lưu Xá Lợi –Tịnh Hải sưu tập)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vầng sáng từ phương Đông


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Phát tâm Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.128.201.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...