Hãy đạt đến thành công bằng vào việc phụng sự người khác, không phải dựa vào phí tổn mà người khác phải trả. (Earn your success based on service to others, not at the expense of others.)H. Jackson Brown, Jr.
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Một người chưa từng mắc lỗi là chưa từng thử qua bất cứ điều gì mới mẻ. (A person who never made a mistake never tried anything new.)Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 44. Bà Huỳnh Thị Phỉ (1972 – 2014) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 44. Bà Huỳnh Thị Phỉ (1972 – 2014)

Donate

(Lượt xem: 6.412)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 44. Bà Huỳnh Thị Phỉ (1972 – 2014)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Cô Huỳnh Thị Phỉ sinh năm 1972 là con gái Út của bà Đoàn Thị Yến và ông Huỳnh Văn Đống. Cư ngụ số nhà 321/12, ấp Trung Bình I, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Vàm Cả Vồn đi vào 130 mét, phía bên phải).
Tính tình của cô hiền lành, dễ hòa đồng với mọi người, đặc biệt là không bao giờ nhìn ngó những xấu dở lỗi lầm của kẻ khác và khi gặp cảnh duyên trái ngang cô đều an nhiên nhẫn chịu chẳng than trách, oán hờn.
Năm 1993, cô kết hôn với anh Trần Văn Tuấn, người cùng thôn xóm, cách nhà 500 mét.
Những tưởng hạnh phúc sẽ mãi ở lại bên mình cho đến trăm năm, răng long đầu bạc, nào ngờ như ánh chớp đêm dông, vừa thấy đó là cũng liền mất đó!
Năm 1996, cô bồng đứa con tên Trần Ánh Thư mới 24 tháng tuổi trở về tá túc với mẹ và chị ruột thứ Bảy, vì chồng cô đã trao trái tim cho người con gái khác.
Nhờ sự thương yêu đùm bọc của mẹ và các anh chị nên cuộc sống của cô và đứa con thơ dại cũng tạm yên bình.
Năm 2005, cô cùng người chị thứ Ba đến làm công cho nhà hàng Yến Phượng tại Thủ Đức, để gởi tiền về cho con ăn học.
Tháng 7 năm 2009 mẹ bệnh nặng, cô phải nghỉ việc trở lại quê nhà lo bề chăm sóc. Qua mấy tháng chăm sóc cho mẹ, đến ngày 26 tháng 9 mẹ bảo người chị thứ Bảy đi mời Ban Hộ Niệm và còn nói:
- “Má muốn mời Ban Hộ Niệm là Má muốn cho các con có cơ hội gieo duyên với chư đồng đạo. Sau này chư đồng đạo tới lui giúp đỡ, dẫn dắt các con tinh tấn thêm lên!”
Cô bèn nói với bà:
- “Má! Bà niệm Phật chừng nào vãng sanh có ấn chứng, con sẽ tu luôn!”
Mẹ cô hỏi lại:
- “Thiệt hông?”
Cô đáp:
- “Thiệt!”
Rồi hai người cùng đưa tay nghéo với nhau và cùng cười sặc sụa.
Sau khi mẹ vãng sanh, cô tận mắt trông thấy rất nhiều, rất nhiều “hiện tượng lạ” chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn. Thiện căn quá khứ bỗng dưng phát khởi mãnh liệt, cô lập tức trường chay, giới sát, phóng sanh… Bao nhiêu y phục đều đem ra, bộ nào cũ thì đốt bỏ, bộ nào còn mới thì tặng cho người khác. Tín tâm thật sự kiên định đối với pháp môn Tịnh Độ, quyết một lòng niệm Phật, lễ Phật cầu vãng sanh Tây Phương, dù rằng sự hiểu biết về Phật Pháp của cô lúc ấy hãy còn quá khiêm nhường!!!
Từ đó cô trồng rau cải quanh nhà, cắt mang ra chợ bán, và chuyên cần lễ niệm mỗi ngày ba thời. Hạn chế tối đa về mặt giao tiếp, tối ngày cứ đóng cửa chuyên tu, chuyên hành, nhiều lúc cô con gái xin ngủ chung cô cũng đuổi ra.
Vào tháng 11 năm 2013 cô bị sốt dữ dội, đến Bệnh Viện Đa Khoa An Giang bác sĩ chẳng tìm ra là bịnh gì. Một tuần sau xuất viện, sức khỏe của cô từ đó suy sụp dần nhưng tín tâm nguyện tâm thì lại bền chắc và khẩn thiết rõ rệt.
Về nhà hằng ngày, cô chỉ lo lễ bái và trì niệm, thức ăn thì có các chị nấu sẵn, mọi thứ sinh hoạt cô đều đơn giản cần kiệm tối đa, dù rằng trước đó đã cần kiệm rồi. Cô vốn ít tiếp xúc với mọi người ngay cả người thân, lại chẳng có bạn đạo, không nghe băng cũng chẳng xem đĩa hay đọc kinh sách gì hết; đến thời điểm này thì lại càng nghiêm ngặt hơn, cô chỉ thuộc lòng một ít đoạn sám kệ mà cô tâm đắc, như sau:

“Nhãn thấy sắc thường hay bận bịu,
Tai ưa nghe những điệu âm thinh.
Mắt với tai đều chọn đẹp xinh,
Còn lỗ mũi ưa mùi êm dịu.
Đồ thơm tho nó ưa nó chịu,
Chốn xạ hương hay lết lại gần.
Lưỡi ưa ngon là chuyện ân cần,
Đồ ngọt béo nó ưa nó mến.
Thân tham sướng muốn tiền của đến,
Đặng ăn xài cho phỉ tấm tình.
Ý thì ưa sửa sắc soi hình,
Với chức phận cho cao cho quý.
Sáu đường ấy ở trong tâm ý,
Ta mau mau dứt nó cho rồi.
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi,
Mượn trí đạo đuổi ra khỏi xác.
Dứt được nó ấy là giải thoát,
Thì xác trần mới khỏi đọa đày.”

Và:

“Ôi! cả sang hèn chẳng ai thong thả,
Sao nhơn sanh cứ mãi đắm say.
Chẳng tu thân đặng dựa Phật Đài,
Cho thong thả hưởng mùi sen báu.
Thần Thức nhập Thai Sen tinh hảo,
Nên khỏi màng lo nỗi khổ sanh.
Thân thì thân công đức hiền lành,
Bất di dịch khỏi vì khổ lão.
Thể thanh tịnh thường không huyên náo,
Hết lo toan nắng lạnh gió mưa.
Khổ bịnh kia bởi đó mà chừa,
Ta thoát cuộc lao đao vì nó.
Đường sanh mạng Phật, ta đồng thọ,
Tánh an nhiên bất diệt trường tồn.
Tử thần kia đâu dám bắt hồn,
Thoát luân chuyển khỏi đeo khổ tử.
Cuộc y thực muốn chi đủ thứ,
Không nhọc nhằn lo việc sanh nhai.
Trí yên nhàn nhìn cảnh Phật Đài,
Khỏi quả khổ mưu cầu bất đắc.
Cả hải chúng thảy đều vững chắc,
Toàn dân lành đâu có đắn đo.
Dứt ái ân quyến thuộc chuyện trò,
Thoát sống khổ thương yêu, ly biệt.
Chữ hòa thuận kể sao cho xiết,
Tâm đồng nhau thượng thiện vui vầy.
Cảnh như như chẳng có đổi thay,
Không màng biết phân chia nhơn ngã.
Sẵn vị ngôi rành phân thượng hạ,
Khỏi khổ câu oán ghét gặp nhau.
Thân tâm thường trụ hết rạt rào,
Chất thô trược tiêu tan mất cả.
Cõi Tịnh Độ lắm điều thanh nhã,
Khổ, buồn, rầu, lo, sợ chẳng còn.
Chốn Ta Bà tim lụn dầu mòn,
Thân tứ đại của người cũng thế.
Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi mới hối muộn màng.
Chi cho bằng ta sớm lo toan,
Gìn giới luật nghe Kinh trọng Phật.
Đến lâm chung quả lành đâu mất,
Cõi Tây Phương chư Phật đợi chờ.
Việc tu thân thiện tín hẫng hờ,
Chừng họa đến e cho khó tránh.
Môn Tịnh Độ là phương cứu cánh,
Rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa.
Lòng từ bi chẳng quản nắng mưa,
Xông thuyền giác rước đưa sanh chúng.
Trong một nước nhân tài hữu dụng,
Kẻ tu hành đa phước thì nên.
Quyết trau thân tánh hạnh cho bền,
Niềm ơn nghĩa toan đền dứt nợ.
Ao sen báu Tây Phương đua nở,
Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.”

Bệnh trạng kéo dài càng lúc càng trầm trọng, cô ngỏ ý với các anh chị hộ niệm bằng cách tạo không gian yên tĩnh cho mình, nhất là đừng cho họ hàng biết rằng cô đang lâm trọng bệnh, để khỏi phải mất thời gian do thăm hỏi, bàn tán lu bu.
Đến ngày 22 tháng 7 năm 2014, cô nhờ các anh chị và con cháu niệm Phật cộng tu với mình nên mỗi tối gần cả chục người đến cầu nguyện rồi ngồi niệm Phật, sau đó hồi hướng cho cô. Nguyện văn khi bắt đầu cộng tu đọc là:
“…Cầu xin Đức Phật A Di Đà phóng quang gia hộ cho em con là Huỳnh Thị Phỉ được bịnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, thân tâm an lạc…”
Cô không chịu đòi sửa lại rằng:
“…Cầu xin Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn Huỳnh Thị Phỉ sớm vãng sanh về thế giới Cực Lạc...”
Cộng tu được hai tuần thì vùng ngực của cô đau dữ dội, đưa ra bệnh viện ở An Giang, bác sĩ chẩn đoán là “khối u tim”, trọng lượng lúc nầy chỉ có 33 ký lô. Nằm viện được ba ngày thấy hơi khỏe, cô đòi về nhà để yên tĩnh niệm Phật, dễ nhất tâm hơn. Về đến nhà thì tiếp tục cộng tu như trước, riêng phần cô thì sự hành trì càng khẩn thiết hơn trước.
Trong thời gian ở bệnh viện, bác sĩ đề nghị với người nhà nên bồi dưỡng để cho cô tăng trọng lượng từ 35 ký trở lên thì sẽ làm hồ sơ chuyển ra Sài Gòn phẫu thuật và tổng chi phí là một trăm triệu. Bác sĩ còn hướng dẫn cụ thể là phải cho cô ăn sáng một con cá lóc nửa ký và chiều một con, còn dạy thêm: thịt bò và rau củ, hoa quả, cách thức nấu xào cụ thể chi li.
Vì vậy người chị thứ Bảy muốn thăm dò ý tưởng của em mình nên hỏi:
- “Bác sĩ khuyên như vậy! Ý em ra sao?”
Cô đáp:
- “Chèn ơi! Nếu ăn một con cá lóc mà sống thêm một trăm tuổi nữa em cũng hổng thèm. Cơ hội này em sẽ vãng sanh Cực Lạc, về với bà Má! Sướng muốn chết. Ngu gì mà ở mãi cõi khổ này!”
Thấy chí hướng của em mình đã kiên định, vững vàng, các anh chị của cô rất an tâm và vui mừng. Lúc này, thân quyến của cô đã chuẩn bị đủ một trăm triệu đồng, và cho cô uống bột dinh dưỡng và sữa En-sua để tăng trọng lượng, rồi sẽ tiến hành phẫu thuật theo đề nghị của bác sĩ, nhưng cô không chịu, và còn nói:
- “Tiền đi mổ hãy cho em mua gạo bố thí và mua cá phóng sanh…”
Cô còn nói với người chị thứ Bảy:
- “Chị cho em xin hai cây bạch đàn!”
Chị cô hỏi:
- “Làm chi vậy?”
Cô đáp:
- “Để mướn người cưa chẻ củi, khi em mất nấu đám lo tuần thất cho em!”
Chị cô đồng ý. Rồi nhất nhất làm liền, y như lời yêu cầu của cô.
Bệnh tình tăng dần, đến ngày 29 tháng 9 cô yếu nhiều, khi ngồi dậy phải nhờ người đỡ, các anh chị túc trực hộ niệm. Qua chiều hôm sau là ngày 30, cô lấy tiền từ lâu mà cô dành dụm, nhờ người chị thứ Bảy mua cho cô một cái giường và tấm nệm. Chị cô hỏi:
- “Chi vậy?”
Cô trả lời:
- “Để mời đồng đạo đến hộ niệm cho em. Nếu em nằm như vầy các anh chị thấy sẽ tủi thân!”
Vì từ trước đến giờ, cô trãi chiếu nằm trên nền gạch chứ không có giường.
Sáng mùng 1, cô hối người chị thêm hai lần nữa. Đến 11 giờ trưa, con gái dìu cô lên giường nằm quay mặt về hướng Tây. Cô nằm niệm Phật được một lúc thì vùng ngực của cô đột nhiên đau dữ dội. Chị Bảy của cô liền hỏi:
- “Bây giờ thuê xe tắc-xi đưa em ra bệnh viện nghen?”
Cô đáp:
- “Thôi! Để ở nhà niệm Phật!”
Đứa con cô rờ tìm không còn thấy mạch chỗ nào đập cả, bèn cho các dì hay. Chị thứ Sáu đến hỏi cô:
- “Mạch lạc của em bây giờ hết còn rồi! Em có sợ hông?”
Cô đáp:
- “Hông! Cơ hội này về với Phật mà sợ cái gì!… Ăn nhằm gì đâu. Các chị đừng có khóc nghen!”
Rồi cô cười khề khà.
Gia đình bèn cấp tốc điện thoại mời Ban Hộ Niệm. Hộ niệm đến 8 giờ 45 phút tối, cô tỉnh táo, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Nhằm ngày mùng 1 tháng 9 năm 2014, cô hưởng dương 43 tuổi.
Cuộc hộ niệm tiếp tục duy trì đến 10 giờ sáng ngày hôm sau, khám nghiệm tử thi, thì thấy các nơi đều lạnh, duy có đỉnh đầu còn nóng ấm. Các khớp mềm mại, dịu nhũng. Gương mặt lúc trước thì hốc hác và sạm đen trông rất xấu. Lúc này, bỗng dưng gương mặt đầy đặn, mày đậm, môi đỏ hẳn lên, miệng như đang mỉm cười, trông tuyệt đẹp, ai nhìn cô cũng phải giật mình.

(Thuật theo lời của cô Sáu Đậu và cô Bảy Phết, chị của cô)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.94.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...