Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 33. Ông Phạm Ngọc Hòa (1914 - 1997) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 33. Ông Phạm Ngọc Hòa (1914 - 1997)

Donate

(Lượt xem: 4.620)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 33. Ông Phạm Ngọc Hòa (1914 - 1997)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Phạm Ngọc Hòa sinh năm 1914, nguyên quán ấp Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Thân phụ là cụ ông: Phạm Văn Sứ, làm Hội Đồng thời Pháp Thuộc. Thân mẫu là cụ bà: Mạch Thị Thảo. Hai ông bà sinh được năm người con, ông đứng thứ Tư trong gia đình.
Đến tuổi trưởng thành, ông kết hôn với bà Huỳnh Thị Mừng, sinh được một trai, bốn gái, cư ngụ tại ấp Tân Thuận, thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Nghề nghiệp chính là làm ruộng.
Tính tình ông hiền hậu, thẳng thắng, siêng năng, nhẫn nhục, thích giúp người, đời sống kiệm ước và đơn giản từ miếng ăn cho đến tấm mặc. Đối với các con, ông dạy dỗ rất nghiêm khắc nhưng, cũng rất khéo léo từ việc ăn, ở cho đến mọi sinh hoạt đối nhân xử thế đều phù hợp với đạo nghĩa, biết nhận chịu thiệt thòi, không tranh đua với người.
Sau năm 1975, ông đã cảm nhận cảnh đời đầy khổ đau, vô thường, giả tạm, không chi bền chắc nên ông đã phát tâm trường chay, sớm chiều lễ Phật, dần dần giao phó hết việc nhà cho các con, còn phần mình chuyên tâm hành đạo.
Ban sơ, ông thường cùng với một số thiện tri thức như ông Hai Mù Tiễn.. đi đây đó để sách tấn mọi người làm lành, lánh dữ, chí tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương, đây là con đường thẳng tắt nhất để một đời liễu sanh thoát tử mà ai cũng có thể tu, không cần biết trí hay ngu, nghiệp nặng hay nhẹ, chẳng phân già trẻ, chẳng luận nghèo giàu, bất luận hoàn cảnh nào cũng có thể hành trì được cả!
Điểm đặc biệt là trọn đời, ông không hề mặc đồ tu như bao nhiêu đồng đạo khác, thích nhất vẫn là quần tây, áo sơ mi cũ màu. Các con ông thường phàn nàn:
- “Ba ăn mặc như vầy ra đường, người ta cười tụi con chết!”
Ông trả lời tỉnh bơ:
- “Có sao đâu!”
Về sau, ông thường chạy xe một mình đi các nơi để đắp đường, bồi lộ vì vào thời điểm thập niên 70 và 80, các tuyến đường giao thông nông thôn, toàn bộ là đường đất nên đến mùa mưa và mùa nước nổi, thường hay bị lầy lội, sạc lở. Trên chiếc xe hon-đa Đam, ông trang bị đồ dùng cá nhân như: quần áo, mềm mùng và một cái leng, một cái cuốc, một cái ky... Đến đoạn đường nào hư thì dừng lại, lui cui làm một mình, vừa làm vừa niệm Phật. Chiều tối thì tìm những nhà quen gần đó tạm nghỉ, làm năm, ba ngày xong thì đến đoạn đường hư lở khác làm tiếp tục.
Đôi khi, ông cũng tham gia cầu nguyện tuần thất và hay tìm đến các cháu phát tâm tu để khuyến tấn, nung đúc cố gắng nỗ lực hành trì.
Trải qua nhiều năm như vậy, các con ông thường than phiền:
- “Ba tu thì ba ở nhà ba tu. Chớ Ba đi như vậy, lỡ như bịnh hoạn, chết giữa đường giữa sá thì tụi con biết làm sao đây?”
Nhưng, ông cứ giả lã cho xong chuyện.
Đến năm 1990 (76 tuổi) ông mới cất một cái thất sàn nhỏ, ở phía sau nhà, chuyên lo niệm Phật, lễ Phật và nghiên cứu các kinh sách về Tịnh Độ như: Niệm Phật Thập Yếu, Tịnh Độ Chánh Tông…. Có điều kỳ lạ là, sau khi ông cất thất thì cây Bồ Đề mọc xung quanh thất của ông rất nhiều.
Thấy các con cứ mãi mê làm ăn, thỉnh thoảng ông cũng lên tiếng khuyên can bớt kinh doanh lại để có thời gian lo tu hành. Bởi vì trên đời này, cái gì cũng là tạm giả, từ nhà cửa, của cải, tiền bạc… cho đến cái xác thân của mình đang mang cũng toàn là đồ giả. Chết rồi không đem theo được thứ gì cả…!

“ Vạn vật vốn nhơn duyên tạo cấu,
Các việc đều Thành, Trụ, Hoại, Không;
Thân con người như thể cái bông,
Huê mỹ chỉ được trong ngày buổi.
Mọi sự của người đang cặm cụi,
Đều đi theo cái tuổi của người.
Phật ngàn xưa cũng đã cạn lời,
Rằng vạn sự trong đời là tạm.
Kẻ ngu xuẩn đến người bác lãm,
Ai cũng đều nhìn nhận thế ư!
Xưa sao thì nay cũng vẫn như,
Vật đã tạm bao giờ cũng tạm.
Giống tham ái cứ lo chăm bám,
Lửa tử sanh ngày tháng thiêu luôn.
Suốt cổ kim nhân vật quay cuồng,
Không tìm thấy con đường vĩnh cửu.
Mưu hạnh phúc ở nơi hình hữu,
Thất bại luôn thành tựu vẫn không;
Nào mấy ai được biết tỉnh lòng,
Cứ phí của phí công vào đấy.”

Các con ông lặng thinh lắng nghe, không lý sự gì với ông hết. Nhưng sau đó thì họ sầm sì với nhau:
- “Ba tu riết rồi Ba hết biết gì luôn rồi! Cái gì đâu mà giả! Tiền, anh cầm anh mua một lần hai, ba chiếc xe hon-đa… mua cái gì cũng được mà làm sao giả!”
Đến tháng 7 năm 1997, ông bị bệnh về đường tiêu hóa, gia đình đưa ông đến Bệnh Viện Hữu Nghị của huyện để điều trị khoảng một tuần lễ, nhưng có lẽ ông đã tự biết trước mình sắp phải ra đi nên ông đòi con cháu đưa về nhà để ông niệm Phật theo Phật. Trong thời gian còn ở bệnh viện, có nhiều đồng đạo đến hỏi thăm sức khỏe của ông ra sao, ông vừa cười vừa đáp:
- “Theo người đời… người ta thường nói: “Đứt bóng”. Có lẽ chuyến này, tui đứt bóng thiệt rồi!”
Về nhà, ông chỉ nằm im niệm Phật, mọi việc đều nhờ con cháu giúp đỡ. Trước đó ông đã âm thầm tự tay viết trên giấy cát-tông những bảng đề nghị:
- “Khi tôi bệnh, yêu cầu bà con, đồng đạo đến thăm thì đừng có hỏi thăm gì tôi hết, chỉ niệm Phật thôi! Có cần gì thì hỏi thăm gia đình tôi! Tôi rất là cám ơn!”
Rồi ông ký tên phía dưới và viết một bảng để nơi bàn vong, sau khi ông mất là:
- “Đồng đạo đến đây cầu nguyện thì tôi cám ơn. Đừng có lạy tôi!”
Ngoài ra, ông còn dặn dò và sắp xếp mọi thứ về hậu sự của mình để con cháu làm theo, vì lúc này con cháu của ông chuyên lo làm ăn chưa hiểu biết gì nhiều về Phật Pháp.
Cũng trong thời gian này, vào ngày 22 tháng 7 năm 1997 gia đình y theo lời của ông, mời chư đồng đạo đến hộ niệm cho ông, theo các số điện thoại mà ông đã ghi sẵn. Hay tin ông mệt, chư đồng đạo gần xa đều kéo đến, luân phiên trợ niệm cho ông, suốt 13 ngày đêm. Lúc này ông vẫn còn ăn uống, tỉnh táo bình thường. Mỗi khi thấy các con mặc áo tràng vào hộ niệm cho mình, ông tươi cười, biểu lộ sự vui mừng vô cùng to lớn.
Hộ niệm đến ngày thứ 7 thì ông cự tuyệt mọi sự ăn uống, ngay cả nước lạnh, ông cũng không uống, chỉ nhiếp tâm niệm Phật. Thấy vậy, con ông liền hỏi:
- “Bây giờ, Ba tính tuyệt thực cho sạch sẽ đặng về Phật hay sao mà Ba không chịu ăn uống gì hết vậy Ba?”
Ông không trả lời mà chỉ gật đầu. Đây quả thật, là một quyết định phi thường:

“Thấy rõ cái xác phàm như áo.
Lành thì phải mặc rách thì phải tháo,
Không sợ lo không có tiếc than.
Chỉ bỏ thân tạm giả trần gian,
Chớ thân tướng kim cang còn mãi.
Thân ấy mới là thân tồn tại,
Nó mới là chính cái thân mình.
Còn cái thân khi chết thì sình,
Nó là bóng của thân chơn thật.
Bóng thì mất nhưng thân không mất,
Thế cho nên chẳng chút lo rầu.
Mượn giả thân để lập đạo mầu,
Xong rồi trả cho đâu ra đó.
Thân là bè trước sau phải bỏ,
Để lên bờ hầu có qui hương.
Bè rã tan người chẳng tổn thương,
Vì vậy rất coi thường cái chết.”

Trước khi mất 3 ngày, con cháu thấy thể trạng của ông quá khô gầy và cạn kiệt nên nóng lòng mời y tá gần nhà, truyền nước biển cho ông để ông có sức khỏe mà niệm Phật. Khi y tá đến nhà, định lấy kim để ghim vào mạch và truyền dịch thì ông vẫy chân không chịu. Y tá lầm tưởng là ông sợ đau nên nói:
- “Ông Tư ơi! Con lấy kim nhỏ để ghim, không có đau đâu, ông đừng sợ!”
Ông liền trả lời một cách thản nhiên:
- “Lúc này, không có kim nào bằng niệm Phật hết!”
Biết được sự quyết tâm mãnh liệt của ông nên gia đình cũng chìu theo. Qua đây, ta thấy được tín tâm và nguyện tâm của ông thật là sâu chắc và khẩn thiết.
Trong khi hộ niệm, mọi người quan sát thì chỉ thấy ông nằm im, mắt hơi nhắm, niệm Phật thầm trong tâm, ai cũng ngỡ là ông bị hôn mê, nhưng mỗi khi có cơn gió thổi tung tấm hình Đức Phật A Di Đà treo trước mặt, ông liền đưa tay giữ tấm hình lại không cho bay.Việc này khiến cho mọi người đều thấy lạ và thầm nể phục sự công phu của ông.
Vào khoảng hơn 12 giờ trưa, ngày 4 tháng 8 năm 1997, trong khi đang hộ niệm cho ông thì liên hữu Ba Mỏng đang nằm nghỉ trên gác nhà sau, bỗng ngửi được một mùi hương lạ mà không biết từ đâu đến. Một lát sau, vào đúng 15 giờ 7 phút thì ông an nhiên, tỉnh táo mà qua đời, không hề biểu lộ một chút gì là sợ hãi và đau khổ. Ông hưởng thọ 83 tuổi.
Qua 8 tiếng hộ niệm, mọi người đều thấy gương mặt ông càng lúc càng đẹp, càng hồng hào, càng đầy đặn, miệng mỉm cười vui tươi, trước đó thì gương mặt hốc hác, sạm đen. Chư đồng đạo khám nghiệm thì thấy toàn thân ông đều lạnh, duy chỉ có đỉnh đầu còn nóng, các khớp xương đều mềm dịu.
Sau khi ông mất, bốn người con lẫn dâu và rể nhận thấy rằng, suốt 13 ngày đêm, hộ niệm cha mình và những tuần thất kế tiếp sau đó, chư đồng đạo đã tận tâm giúp đỡ mà không có một điều kiện, một đòi hỏi, một tính toán… nào cả. Khác hẳn với tình đời, lúc nào cũng so đo, có qua, có lại…:

“Chợ đời đủ thứ ghen tương,
Đâu bằng cửa đạo yêu thương một tình.
Đời mưu lo sống riêng mình,
Đạo luôn xây dựng hòa bình sống chung.
Đời lo xác thịt thong dong,
Đạo ngoài xác thịt còn trong tinh thần.
Đời lo thân chẳng yên thân,
Đạo vui thể chất tinh thần cũng vui.
Đời sau khi chết là rồi,
Đạo sau khi chết còn ngồi tòa sen.”

Hơn nữa, ngày 30 tháng chạp sẽ đến! Mấy ai thanh thản, nhẹ nhàng tươi cười trước khi từ giã cõi bụi hồng nầy! Do đó, các con ông đồng phát tâm trường chay, buông bỏ mọi việc, một bề lo tu “Hai bên nắm hết không nên; Cái nào chân thật lâu bền thì theo”, hầu noi theo gương hạnh và cũng đáp lại sự mong mỏi của cha mình khi còn sinh tiền là: con cháu phải biết tu hiền lo ăn chay niệm Phật, đừng mải miết chạy theo những thứ bạc tiền giả tạm.
Điểm đặc biệt là, kể từ khi ông mất, trên phần mộ của ông mọc lên một cây Bồ Đề, rồi mọc lan ra khắp khu vườn mà gia đình vợ chồng người con gái thứ Tư đang ở. Điều đặc biệt lạ kỳ hơn, là sau mỗi cây Bồ Đề, đều có một cây sung mọc kế bên. Ngoài hai công đất của gia đình chú Tư ra tức là những mảnh đất bên cạnh không tìm thấy cây Bồ Đề nào mọc cả. Tin này được người ngoài lan truyền, lúc bấy giờ, có rất nhiều du khách các nơi đều đổ về đây để được tận mắt tham quan và chứng kiến điều kỳ lạ nầy.

(Thuật theo lời của bà Phạm Thị Kim Mẵng và ông Trần Duy Hinh, con gái và rể thứ Tư của ông)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.91.223 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...