Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 24. Ông Nguyễn Văn Khương (1922 - 1983) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 24. Ông Nguyễn Văn Khương (1922 - 1983)

Donate

(Lượt xem: 5.117)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 24. Ông Nguyễn Văn Khương (1922 - 1983)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Ông Nguyễn Văn Khương sinh năm 1922, cư trú tại Ngã Cũ, xã Trung An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Văn Hưng, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Giỏi. Ông có tất cả là tám anh em và ông đứng thứ Bảy trong gia đình.
Thuở nhỏ, ông có biệt tài đọc truyện rất hay nên được ông bà nội cưng, thương hết mực.
Khi trưởng thành, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Nương, sinh được tám người con, ba trai, năm gái. Chuyên canh tác ruộng đồng để làm phương kế sinh nhai.
Tính tình ông thuần hậu, giàu lòng thương giúp người, lời nói và việc làm luôn là mẫu mực cho mọi người xung quanh. Vì thế, ai ai cũng đều quý kính mến mộ.
Thân phụ của ông vốn là Đại Hương Cả. Năm 1945, do biến cố thời cuộc mà cụ đã tỉnh ngộ, phát tâm qui hướng Tam Bảo. Nhờ đó, mà ông cũng thừa hưởng di sản tinh thần quý báu của cha mình, lúc ấy ông tuổi vừa mới hăm ba.
Năm 1968, ông di cư sang rạch Sa Mau, đồng chung thôn xã, cảnh quang nơi đây thanh tịnh nên rất thích hợp cho việc tu tập hành trì. Ông tích cực tham gia hoằng pháp lợi sinh, xây cất chùa, tạo lập giảng đường phổ truyền Giáo Lý, nhằm lúc phong trào chấn hưng Phật Pháp tại miền Nam đang phát triển rầm rộ.
Với trình độ học vấn sâu rộng và siêng năng nghiên cứu nội điển nên công tác Phật sự tương đối trôi chảy thuận lợi.
Đến năm 1975, hoạt động giáo sự đình chỉ, ông lui về chuyên tu, sống đời tri túc, lạc đạo an bần:

“Tương với muối cháo rau đạm bạc,
Nghèo lương hiền biết niệm Di Đà”

Cũng từ dạo ấy, ông cùng với những người trong gia đình phát nguyện trường chay, giới sát, tinh tấn tu hành. Bởi gớm ghê nỗi khổ của kiếp trầm luân, thấu tột lẽ đau thương vô tận nơi dòng sinh tử, xuống xuống lên lên giữa ba cõi sáu đường, ông hạ quyết tâm:

“Chỉ một kiếp Tây Phương hồi hướng,
Thoát mê đồ dứt cuộc luân hồi.”

Vì vậy cần phải:

“Nên tu chớ có dần dà,
Vì rằng ngày tháng trôi qua lẹ làng.
Khó biết được thời gian chết đến,
Cái chết không nhất định trẻ già.
Đời nhiều cách chết xảy ra,
Cho nên thường có tre già khóc măng.
Việc sanh tử Phật rằng đại sự,
Còn luân hồi còn tử sanh luôn.
Tử sanh không gỡ cho suông,
Dù rằng đến bực đế vương ra gì.”

Thế nên, ông ngày đêm khẩn thiết tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ. Công việc gia đình, ông dần dần thu xếp và giao phó lại cho các con, phần mình chuyên tâm lễ bái và trì niệm. Ông tự lập ra thời khóa mỗi ngày bốn thời công phu lễ niệm, mỗi thời là hai tiếng đồng hồ. Ngoài ra, ông còn xem kinh đọc sách, nhứt là quyển Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ, Con Đường Tu Tắt, Tu Tâm Dưỡng Tánh, Kim Cang Chú Giải…
Điều đáng được chú ý ở đây là thời khóa công phu mà ông tự lập ra, ông âm thầm tuân thủ đều đặn, chưa từng trễ sót. Có những lúc nắng hạ oi bức gắt gao, các con thương cha tuổi già sức yếu nên lên tiếng khuyên ngăn, tạm thời ngưng giảm để giữ gìn sức khỏe. Ông ôn tồn trấn an và khích lệ:
- “Các con đừng nên nói vậy! Hồi Ba phát tâm tu là nguyện trong một kiếp này sẽ được kết quả vãng sanh. Nhưng rồi duyên nghiệp mãi đeo mang đến bây giờ thì Ba đã làm xong bổn phận với gia đình. Giờ phút cuối cùng này, Ba phải cố gắng tu thôi! Chỉ có tu mới thoát khỏi sinh tử luân hồi. Chỉ có hành mới tăng thêm phẩm hạnh. Và có nguyện Cực Lạc mới vãng sanh. Vậy, các con hãy để cho Ba làm tròn theo bổn nguyện của mình!”
Ông thường cùng với bạn đạo là liên hữu Công Danh hay lui tới Tịnh xá Ngọc Trung ở Thốt Nốt, và Tịnh xá Ngọc Giang ở Long Xuyên.
Thấy hai cô con gái Út đang tuổi hoa xuân mà có ý hướng tu giải thoát rất hợp với lòng mong mỏi của ông, ông thường nung đúc và sách tấn. Có người thân quyến phản đối:
- “Con nó hãy còn nhỏ dại, mình đừng nên ép uổng, tội nghiệp nó!… Biết nó có vững bền hay không?”
Ông đáp:
- “Chuyện đó thì cũng do duyên nghiệp riêng của mỗi đứa. Nhưng bổn phận làm cha, mình khuyên bảo nó cố gắng được ngày nào thì nên ngày nấy!...”
Bao giờ và lúc nào ông cũng mong muốn các con có được đường hướng rõ rệt, dứt khoát hẳn với thế tục, đầy phiền toái buộc ràng. Chỉ một lòng một dạ xuất ly bể ái đầy tang thương và khổ lụy. Phải luôn hướng tâm về nẻo Đạo mới có thể hy vọng gặt hái được kết quả mỹ mãn trên con đường giác ngộ mà thôi. Như lời Tổ Thầy đã hằng chỉ dạy:

“Nghe chuông linh sớm dứt bể ái hà,
Kẻo vật dục cuốn lôi vào bể khổ.”

Hoặc Cổ Đức đã từng than thở:

“Ái dục trói lôi chẳng lúc xong,
Hằng ngày phiền não quấn quanh vòng.
Ngục tù nhà nước còn khi mãn,
Cái ngục gia đình mãi đóng gông!”

Năm 1981, nhân chuyến đi An Giang, lúc quay trở về, tai nạn xe cộ đã làm cẳng chân phải của ông mang trọng thương khá nặng, ông phải dùng thuốc kháng sinh suốt mấy tháng liền, sức khỏe tụt dốc dần từ đó.
Thế rồi, những cơn cảm sốt xuất hiện, tuy không nặng lắm nhưng cứ dai dẳng, dây dưa mãi không dứt. Cho đến giữa tháng chạp năm 1982, ông bị chứng bí tiểu ngặt nghèo. Sau khi điều trị bằng Đông Y được khỏi thì thể trạng thực sự suy sụp rõ rệt. Tất cả thuốc hay thầy giỏi đều bó tay, gia đình nóng lòng định đưa ông đi Thành phố Hồ Chí Minh nhưng ông nhất định không chịu, chỉ muốn ở nhà hộ niệm vãng sanh Tây Phương. Đồng thời, ông đã viết di chúc dặn dò vợ con rất nhiều điều: cách thức hộ niệm, cách thức chôn cất… Trong đó, có bảy bài thơ thất ngôn tứ cú, đại ý tỏ lòng tri ân, lời cảm tạ, khuyến tấn và hẹn tương ngộ với chư bạn đạo tại đài sen nơi đất Phật.
Ngày 19 tháng 3 năm 1983, ông trở bệnh nặng, không còn đi đứng được nữa, nhưng tinh thần vẫn an định, không chút gì suy xuyễn. Con cháu và đồng đạo thay phiên trợ niệm. Trước những cơn đau nhức kinh hồn không thể tả, các con rơi lệ thở than:
- “Từ nào đến giờ Ba mình đã nhiều năm tu hành, tích tạo phước đức mà sao bây giờ lại ra nông nỗi nầy?”
Ông hay được liền an ủi:
- “Các con đừng nên nghĩ như vậy! Sát nghiệp của Ba rất nặng. Vả lại, Ba nguyện trả nghiệp dồn cho xong để kiếp này vãng sanh. Các con đừng khóc lóc mà làm trở ngại trong lúc Ba ra đi! Các con cũng đừng lo lắng, mà phải cố công hộ niệm cho Ba, để Ba nhẹ bước trên con đường về Cực Lạc!”
Đúng như lời người xưa đã từng cổ vũ:

“ Rán tu cho đến tận cõi Tây Phương,
Chớ dừng bước trên đường đi Cực Lạc.
Khổ thế mấy cũng chỉ là đến thác,
Sống thác là định nghiệp của nhân gian.
Đã biết rồi chớ lấy đó buồn than,
Nên cương quyết tự ngăn sanh tử hậu.
Sống đời mọi nghiệp mê không tạo cấu,
Tất không duyên gì đáo cõi trần dương.
Theo sự đời chung cuộc rã như sương,
Hướng về Phật tất khỏi đường tạm giả.
Chỉ giải thoát mới gọi là chí cả,
Sống siêu sanh mới là kẻ sống đời.
Người biết lo về Phật lúc tàn hơi,
Đó mới thật là người chơn giác ngộ.”

Chư Tăng Ni cùng các bậc thiện trí thức hay tin, lần lượt đến thăm hỏi, sách tấn ông, ông rất vui mừng và tỏ lòng biết ơn khi các vị ra về.
Có lần, Thượng Tọa Giác Đẳng (Trụ trì Tịnh xá Ngọc Trung), đến thăm, thấy ông đau đớn dữ dội, liền phát nguyện gánh nghiệp thế. Khi về, mấy hôm liên tục Sư đau nhức bao nhiêu, thì ông nơi giường bệnh, nhẹ bớt bấy nhiêu. Nhờ vậy, mà tín tâm của các con ông đối với lý luân hồi nghiệp báo càng tin tưởng thêm sâu chắc hơn.
Cũng thời gian này, gia quyến và chư đồng đạo lên chương trình trợ niệm và đặt bàn hương án cầu an cho ông. Ông đề nghị cầu siêu đừng cầu an. Đa số không đồng ý, nói:
- “Anh chưa chết mà cầu siêu cái gì?”
Ông đáp:
“Thì cứ cầu siêu! Nếu tui chưa vãng sanh thì cũng còn ở đây chớ đâu có đi đâu đâu, mà các anh sợ!”
Con cháu và bạn đạo luân phiên thay ca nhau hộ niệm. Ông khẩn thiết niệm Phật theo. Mỗi khi có người yêu cầu ông niệm to tiếng ông đều đáp ứng. Ông cũng thường cân nhắc con cháu là sau khi ông mất tám giờ đồng hồ mới được động đến nhục thân của ông.
Ngày 20 tháng 4 năm 1983, ông từ từ chìm vào cơn hôn mê. Đến 5 giờ 30, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng trong âm thanh Phật hiệu vang rền của chư đồng đạo. Ông hưởng thọ 61 tuổi.
Lễ an táng được cử hành trong ngày, sau tám giờ hộ niệm tiếp theo, khi di chuyển nhục thân đến nơi an nghỉ cuối cùng, vào lúc 2 giờ chiều, mọi người ai cũng thấy gương mặt ông sáng đẹp hơn lúc sống, và có một quầng đỏ bằng miệng chung nổi lên giữa đảnh đầu (vì đầu ông bị hói), có vị lấy tay sờ vào, thấy có cảm giác ấm nóng rõ rệt.

(Thuật theo lời Út Đào con gái của ông)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giai nhân và Hòa thượng


Hạnh phúc là điều có thật


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Vua Là Phật, Phật Là Vua

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.128.191 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...