Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 6. Chỗ khó dễ của phép tu thiền và Tịnh độ »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 6. Chỗ khó dễ của phép tu thiền và Tịnh độ

Donate

(Lượt xem: 9.715)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 6. Chỗ khó dễ của phép tu thiền và Tịnh độ

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có người hỏi rằng: “Thế gian có kẻ chấp vào công án, dạy người theo đó công phu, chỉ cốt tham thiền ngộ đạo, chẳng nguyện vãng sanh Tịnh độ. Pháp ấy thế nào?”

Đáp rằng: “Người căn tánh sáng suốt, trí huệ cao sâu có thể thật tham thật ngộ. Nhưng có đôi chút sai sót liền rơi vào chỗ sai lầm rất lớn.”

Hỏi: “Làm sao biết là sai lầm?

Đáp rằng: “Sai lầm là ở chỗ nếu như chưa chứng ngộ thì vẫn trôi lăn trong cõi luân hồi, chẳng bằng việc trì giới niệm Phật tu hành, chắc chắn sẽ được thẳng đường về Tịnh độ.

“Này thiện tri thức! Ta chẳng ngăn việc tham thiền, chỉ sợ người không niệm Phật mà thôi! Vì sao vậy? Tham thiền ngộ đạo là việc khó, niệm Phật vãng sanh là việc dễ.

Người xưa nói rằng: “Chỗ cốt yếu của việc tham thiền là thấu rõ lý sanh tử, trong trăm người chưa có được vài ba người đạt đến. Niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, muôn người đều thành tựu.” Cho nên nói rằng: “Tu thiền mà không tu Tịnh độ, mười người có đến chín người lạc đường.” Chẳng đúng như vậy sao?

Huống chi việc tham thiền và niệm Phật đều không ngăn trở lẫn nhau. Nay xin nêu rõ sự khó dễ của hai phép tu thiền và Tịnh độ.

Tám mươi bốn ngàn pháp môn, thâu tóm lại không qua một câu Nam mô A-di-đà Phật; một ngàn bảy trăm công án, cũng không qua một câu Nam mô A-di-đà Phật. Vì sao vậy? Trong pháp niệm Phật có nhanh, có chậm, có lý ngày nay, có tích ngày xưa. Bậc trí huệ thượng căn có thể ngay tức thời thấy tánh thành Phật. Những kẻ trung bình và thấp kém chưa thể siêu thoát tức thời, nhưng nương nhờ sức Phật cũng sẽ được vãng sanh.

Cho nên phép niệm Phật vượt hơn tất cả các pháp môn. Như lấy niệm Phật làm công án, công đức so với tất cả các công án, công đức khác vượt trội hơn đến trăm ngàn muôn ức lần. Vì sao vậy? Vì nếu công đức như nhau thì chư Phật ba đời, mười phương đã không cần phải tán thán đức Phật A-di-đà, và trong vô số kinh điển cũng chẳng cần chỉ bày phép tu để được về cõi Tịnh độ phương tây. Há chẳng nghe rằng các đời Tổ sư ai ai cũng đều niệm Phật hay sao? Cho đến các bậc danh hiền đời nay, người người cũng đều niệm Phật. Dầu tăng hay tục, dầu nam hay nữ, hết thảy đều niệm Phật. Nếu các pháp môn đều như nhau, sao chẳng nêu riêng biệt? Hãy xem, hết thảy những người tu hành, dù theo pháp môn nào, khi mở miệng cất tiếng cũng đều niệm một câu A-di-đà Phật. Vì sao vậy? Nên biết rằng nguyện lực của đức Phật A-di-đà là vô biên, cho nên chỉ xưng, chỉ niệm riêng một danh hiệu của ngài.

Hãy nghe bài kệ tán Phật rằng:

Ba đời, mười phương Phật,
A-di-đà bậc nhất.
Bốn mươi tám nguyện độ sinh,
Tòa sen chín phẩm hàm linh nương về.

Do đó suy ra thì công án niệm Phật thật là vượt hơn hết thảy các công án khác.

Lại nói, chín mươi sáu phái ngoại đạo đều vì muốn thoát sanh tử mà tu hành, nhưng đều không được giải thoát. Vì sao vậy? Đều do gặp phải những vị thầy ngu tối, đem pháp chánh giảng giải thành pháp tà, đem pháp Phật thuyết thành pháp ma. Người sai lầm như thế rất nhiều. Tự mình đã sai lầm, lại còn dẫn dắt người khác phải sai lầm theo. Quả thật là:

Người mù dắt lối kẻ đui,
Cùng nhau rơi xuống hầm sâu lửa tràn!

Có lần đức Như Lai dạy ngài Mục-kiền-liên rằng: “Ví như muôn con sông cùng chảy, có nhiều cây gỗ nổi trôi theo dòng nước, dù trước dù sau cũng chẳng biết gì đến nhau, nhưng hết thảy đều quy tụ về biển cả. Người thế gian cũng vậy, dầu có những kẻ giàu sang sung túc, thảy đều chẳng khỏi những nỗi khổ sanh, già, bệnh, chết. Chỉ vì chẳng tin kinh Phật nên chẳng được sanh về nơi ngàn cõi Phật. Vì thế ta nói rằng cõi Phật A-di-đà là dễ đến, dễ được, nhưng vì người ta chẳng chịu tu hành để được vãng sanh, ngược lại đi thờ phụng chín mươi sáu phái ngoại đạo, nên ta nói rằng những kẻ ấy là không có mắt, không có tai!”

Hơn nữa, trong các sách Vãng sanh truyện và Cao tăng truyện có ghi lại những trường hợp kẻ hiền người ngu đều được vãng sanh, xưa nay đều có, thảy đều lìa bỏ nơi uế trược này mà về cõi nước thanh tịnh, sanh ra trong ao thất bảo, lìa được nỗi khổ ở trong bào thai, siêu phàm nhập thánh, đắc đạo chứng chân, không phải trải qua vô số kiếp mà được thành quả Phật. Há chẳng phải là nhờ nương sức Phật khó nghĩ lường đó sao?

Như muốn vĩnh viễn siêu thoát sanh tử luân hồi, hưởng vui Niết-bàn, thì không pháp nào hơn được pháp môn vãng sanh.

Vì sao vậy? Cõi Ta-bà uế trược, hội đủ các nỗi khổ nên cầu đạo khó thành, còn nơi Tịnh độ, hội đủ các điều lành nên dễ lên hàng Bất thối. Người xưng niệm danh hiệu Phật, chư Phật hộ niệm vãng sanh; người phát tâm Bồ-đề, nhờ đức Di-đà chiếu soi càng thêm tinh tấn. Bồ-tát, La-hán cùng làm bạn; cây rừng, chim nước thảy đều niệm Phật. Bên tai thường nghe diệu pháp, trong lòng dứt sạch tham sân. Khoái lạc vô cùng, thọ mạng không dứt.

Một khi sanh qua cõi ấy liền được địa vị Bất thối, nào phải như trong cõi trời người, trước mắt biết bao điều trái nghịch. Trên đường tu tập Quyền thừa, căn lành hiếm khi được trọn vẹn. Ba bậc hiền chưa vào Thập địa còn chưa hiểu đạo nên mất niệm; Xá-lỵ-phất trụ ở địa vị thứ sáu còn gặp duyên ác mà thối tâm. Cho nên trong hội Pháp Hoa có năm ngàn người lui ra. Trong kinh Bảo Tích, kẻ thất đạo cũng rất nhiều. Xem như lúc Phật còn tại thế mà còn như vậy, huống chi đời nay lại chẳng thế sao? Cho nên biết rằng, người tu hành trong ba thừa trải vô số kiếp mà công hạnh không thành; còn trong pháp môn niệm Phật chỉ như búng móng tay đã được địa vị Bất thối.

Vì thế, sanh về Tịnh độ chỉ có tiến mà không lùi, quyết định sẽ thành Phật. Cho nên trong kinh A-di-đà có dạy rằng: “Những chúng sanh sanh về cõi Cực Lạc đều là bậc A-bệ-bạt-trí.” A-bệ-bạt-trí nghĩa là địa vị Bất thối.

Than ôi! Kẻ mới phát tâm, lòng tin còn cạn cợt, nếu chẳng nương nhờ sức Phật giúp thêm, thật khó mà tu hành tiến tới. Phật A-di-đà có lời nguyện sâu, hết thảy những ai có duyên đều được tiếp độ.

Này các vị! Ngay từ khi đức Phật tổ vừa lập đạo, còn chỉ bày pháp môn niệm Phật, huống chi những người tu thiền đời nay lại chẳng tin việc vãng sanh Tịnh độ hay sao?

Người tu Tịnh độ vốn chẳng hề ngăn ngại việc tham thiền, sao kẻ tham thiền lại chê bỏ pháp Tịnh độ mà chẳng tu?


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Truyện tích Vu Lan Phật Giáo


Hoa nhẫn nhục


Chuyển họa thành phúc


Sống đẹp giữa dòng đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.38.133 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - ... ...