Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 38 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 38

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.69 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.9 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
Bấy giờ, đến ngày tự tứ, trú xứ chỉ có một tỳ-kheo ở. Vị ấy nghĩ: ‹Đức Thế Tôn dạy hòa hợp một chỗ cùng nhau tự tứ. Nay ta nên làm thế nào?› Vị ấy liền bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Ngày tự tứ, trú xứ chỉ có một tỳ-kheo ở, vị kia nên đến chỗ thuyết giới lau quét, trải tọa cụ, chuẩn bị đồ đựng nước, đồ rửa chân, đốt đèn, sắp xá-la, chờ khách tỳ-kheo đến. Nếu khách tỳ-kheo đến năm người[5] hay hơn năm người thì nên tác bạch yết-ma, sai người thọ tự tứ.»
Nếu chỉ bốn người, thì cùng tự tứ lẫn nhau, nói: ‹Hôm nay chúng Tăng tự tứ, tôi tỳ-kheo tên là... cũng thanh tịnh tự tứ.› Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy.
Nếu có ba người, hai người cũng tự tứ như vậy. Nếu có một người thì tâm niệm, miệng nói: [838a1] ‹Hôm nay chúng Tăng tự tứ, tôi tỳ-kheo tên là... cũng thanh tịnh tự tứ.› Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy.
Nếu có năm người, một người thọ dục, thì không được bạch yết-ma sai người thọ tự tứ. Nếu có bốn người, không được nhận dục của người thứ năm,[6] lại cùng tương hỗ tự tứ.[7] Nếu có ba người, không được nhận dục của người thứ tư,[8] lại cùng tương hỗ tự tứ. Nếu có hai người không được nhận dục của người thứ ba, ngoài ra hai người lại cùng tương hỗ tự tứ. Nếu có một người không được nhận dục của người thứ hai để tâm niệm tự tứ.
4. Chúc thọ tự tứ
Bấy giờ, đến ngày tự tứ, chúng Tăng tập hợp để tự tứ, đức Phật bảo, «Các tỳ-kheo hãy tĩnh lặng, hôm nay chúng Tăng tự tứ.» Các tỳ-kheo khác bạch Phật: «Có tỳ-kheo bệnh không đến được.» Đức Phật dạy:
«Cho phép gởi tự tứ, cho phép chúc thọ tự tứ.»
Người bệnh gởi dục như sau: ‹Tôi gởi tự tứ cho thầy.› Hoặc nói: ‹Tôi xin nói với thầy tự tứ.› Hoặc nói: ‹Xin thầy nói tự tứ giùm tôi.› Hoặc dùng thân cử động để ra dấu hiệu tự tứ, hoặc nói đầy đủ việc tự tứ. Như vậy gọi là gởi tự tứ. Nếu không cử động thân hoặc không nói bằng lời thì không thành gởi tự tứ, nên gởi tự tứ lại.
Tỳ-kheo chúc thọ đến chỗ người bệnh rồi mạng chung, hoặc ra khỏi giới, hoặc thôi tu, đến nơi trú xứ ngoại đạo, hoặc hùa vào với đồng bọn phá Tăng, hay đến trên giới trường, hay khi dấu hiệu bình minh xuất hiện, hoặc tự nói phạm biên tội, hoặc phạm tỳ-kheo-ni, hoặc vào đạo với tặc tâm, hoặc từ ngoại đạo trở lại, hoặc huỳnh môn, hoặc giết cha mẹ, hoặc giết A-la-hán, hoặc phá Tăng, hoặc với ác tâm làm thân Phật ra máu, hoặc là phi nhơn, hoặc là súc sanh, hoặc hai căn, hoặc bị người cử, hoặc diệt tẫn, hoặc đáng diệt tẫn. Nếu gởi cho những hạng người như vậy thì không thành chúc thọ tự tứ, nên gởi lại người khác.
Hoặc trên đường đi, hoặc đến trong Tăng có sự việc như vầy phát sinh: bị Tăng tác yết-ma bất kiến tội, hoặc tác yết-ma không sám hối tội, hoặc tác yết-ma không xả ác kiến; thì không thành chúc thọ tự tứ. Nên gởi lại cho người khác.
Nếu (người nhận chúc thọ) vì ngủ mà quên nói; hoặc nhập định; hoặc nhầm lẫn quên; hoặc không cố ý làm; đến chỗ tự tứ thì vẫn gọi là vì chúc thọ tự tứ mà đến.
Nếu (người nhận chúc thọ) cố ý không nói, phạm đột-kết-la.
(Đối với người bệnh) nếu có thể làm (những việc như trên) như vậy thì tốt, bằng không thể làm được thì vị kia nên dìu người bệnh đi, hay dùng giường dây, giường cây, hoặc xếp y lại khiêng đến chỗ tự tứ. Nếu tỳ-kheo kia nghĩ rằng, chúng ta dìu đến sợ bệnh càng tăng, hoặc có thể đưa đến sự chết, thì chúng Tăng nên đến hết nơi chỗ người bệnh để tác yết-ma tự tứ. Nếu có nhiều tỳ-kheo bệnh tập trung lại một chỗ thì tốt, bằng không thì các tỳ-kheo nên ra ngoài giới để tác yết-ma tự tứ, chứ không được biệt chúng tự tứ.
Có tỳ-kheo nhận chúc thọ tự tứ rồi mạng chung, hoặc thôi tu, hoặc đến trên giới trường, hoặc khi dấu hiệu bình minh xuất hiện. Các tỳ-kheo nghĩ: «Như vậy có mất chúc thọ tự tứ hay không?» Đức Phật dạy: «Mất.»
Có tỳ-kheo chúc thọ tự tứ rồi, trên đường đi bị trở ngại, bị nạn giặc, hổ lang, sư tử, nước lụt, trong cương giới đường bị đứt không thể đến, mang chúc thọ tự tứ đến ngoài giới. Các tỳ-kheo nghĩ: «Có mất chúc thọ tự tứ hay không ?» Đức Phật dạy:
«Không mất.»[9]
«Từ nay về sau, tỳ-kheo nhận chúc thọ tự tứ, gặp phải mạng nạn, phạm hạnh nạn, trong cương giới không có đường đi, cho phép từ ngoài giới mang chúc thọ tự tứ đến, trường hợp đó Ta nói không mất chúc thọ.»
Các tỳ-kheo nhận chúc thọ tự tứ của một người, e ngại không dám nhận chúc thọ tự tứ người thứ hai, bèn đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhận.»
Tỳ-kheo nhận hai người chúc thọ tự tứ, e ngại không dám nhận chúc thọ tự tứ người thứ ba, bèn đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhận.»
Tỳ-kheo nhận ba người chúc thọ tự tứ, e ngại không dám nhận bốn người chúc thọ tự tứ, liền bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhận nhiều hay ít theo khả năng có thể nhớ được tên. Nếu nhớ hết được tên thì nói tên, bằng không nhớ hết tên thì nói họ, hoặc nói tướng mạo, hoặc nói ‹Tôi nhận một số đông tỳ-kheo chúc thọ tự tứ, các vị ấy, Tăng sự như pháp xin gởi dục nói tự tứ.»
Tỳ-kheo tuổi nhỏ không biết tự tứ, báo cáo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, Hòa thượng, A-xà-lê nên dạy vẻ. Nếu dạy mà họ ưa quên không nhớ, nên khiến người thọ tự tứ dạy. Nếu họ vẫn quên, nên đọc từng câu một.»
Tỳ-kheo nhận chúc thọ tự tứ rồi, có công việc xảy đến. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép chuyển dục cho các người khác như sau: ‹Tôi đã nhận chúc thọ tự tứ cho số đông Tỳ-kheo. Nay tôi bận việc, tôi gởi dục cho các vị kia và tôi gởi luôn dục của tôi. Tăng sự như pháp gởi dục nói tự tứ.›»
Tỳ-kheo kia gởi dục rồi, công việc xong, trở về. E ngại rằng, tôi đã chuyển chúc thọ tự tứ rồi, không biết nên như thế nào. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Việc xong nên đến. Không đến, như pháp trị.»
5. Phá tự tứ
Nhóm sáu tỳ-kheo có ý nghĩ: ‹Ta không nên đến chỗ tự tứ. Vì ta sợ bị tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.›[10] Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được nói có ý nghĩ: ‹Ta không nên đến chỗ tự tứ, sợ các tỳ-kheo vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.›»
Nếu vì tri thức thân hậu không đến chỗ tự tứ cũng như vậy.
Nhóm sáu tỳ-kheo có ý nghĩ: ‹Ta đến chỗ tự tứ nhưng không ngồi, sợ các tỳ-kheo vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.› Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được nói có ý nghĩ: đến chỗ tự tứ nhưng không ngồi, sợ các tỳ-kheo vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.»
Nếu vì tri thức quen biết cũng như vậy.
Có vị tự nghĩ: ‹Nếu ta đến đó nhưng không nói tự tứ, sợ các tỳ-kheo vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.› Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được nói có ý nghĩ: ta đến đó nhưng không nói tự tứ, sợ các tỳ-kheo vì ta tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.»
Nếu vì tri thức thân hậu cũng như vậy.
Bấy giờ, ngày tự tứ đến, có trú xứ nọ chúng Tăng hòa hợp, chuẩn bị tự tứ, nghe có giặc đến; sợ hãi nên rời chỗ ngồi bỏ đi, không tự tứ. Các tỳ-kheo đem việc này bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có tám nạn và sự xảy đến thì cho phép nói lược tự tứ. Trong đó, Tám nạn là: nạn Vua, nạn giặc, nạn lửa, nạn nước, nạn bệnh, nạn người, nạn phi nhơn, nạn độc trùng.
Trong đó, sự là, chúng Tăng đông mà chỗ ngồi chật hẹp, hoặc nhiều vị bị bệnh thì nên nói lược tự tứ. Nếu chúng Tăng đông mà phòng xá nhỏ, hoặc trời mưa thì nên nói lược tự tứ. Hoặc bố-tát mà đêm đi qua đã lâu, hoặc có sự đấu tranh, hoặc luận bàn A-tỳ-đàm, hay đoán sự Tỳ-ni, thuyết pháp, hoặc đã lâu chúng Tăng chưa đứng dậy, tướng bình minh chưa xuất hiện thì nên yết-ma tự tứ.
Nhận sự chúc thọ của người khác, không được để đến tướng bình minh xuất hiện. Nếu đến khi tướng bình minh xuất hiện thì không được yết-ma tự tứ.
Các tỳ-kheo có ý nghĩ và nói như vầy: ‹Vì nạn sự nên nói lược tự tứ.› Nếu nạn sự còn xa, chúng ta có đủ thì giờ để nói tự tứ đầy đủ, thì các tỳ-kheo nên nói tự tứ đầy đủ. Nếu không nói tự tứ đầy đủ thì sẽ như pháp trị.
Các tỳ-kheo lại nói như vầy: ‹Vì nạn sự nên lược nói tự tứ.› Nay nạn sự không còn xa. Ta không nói đủ tam ngữ tự tứ được nên chỉ nói hai lần tự tứ, thì tỳ-kheo nên nói hai lần tự tứ. Nếu không tái thuyết tự tứ thì sẽ như pháp trị.
Các tỳ-kheo lại nói: ‹Vì nạn sự nên lược nói tự tứ.› Nay nạn sự đã gần kề, không đủ thì giờ để nói hai lần tự tứ được. Có thể chỉ nói một lần tự tứ, thì tỳ-kheo nên nói một lần tự tứ. Nếu không nói sẽ như pháp trị.
Các tỳ-kheo lại nói: ‹Vì nạn sự nên lược nói tự tứ.› Nạn sự quá gần, không đủ thì giờ nói một lần tự tứ. Chúng ta có thể đủ thì giờ tất cả đồng loạt nói tam ngữ tự tứ. Trường hợp này văn tác bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng đồng loạt nói tam ngữ tự tứ. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi đồng loạt nói tam ngữ tự tứ.
Nói lại; nói một lần, cũng vậy.
Các tỳ-kheo lại nói: ‹Vì nạn sự nên đồng loạt nói tam ngữ tự tứ.› Nạn sự gần, không thể nói đồng loạt tam ngữ tự tứ, cũng không thể tác bạch. Tỳ-kheo vì nạn sự này nên ra đi.
6. Già tự tứ
Bấy giờ có trú xứ, tỳ-kheo phạm tăng tàn, vị kia không biết nên làm thế nào, nên báo với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo nơi trú xứ nào đó có phạm tăng tàn, tỳ-kheo đó cần được cho phú tàng thì phải trao phú tàng. Trao yết-ma phú tàng rồi mới tự tứ. Cần trao cho bổn nhật trị thì phải trao bổn nhật trị. Trao yết-ma bổn nhật trị rồi mới tự tứ. Cần trao ma-na-đỏa thì phải trao ma-na-đỏa. Trao yết-ma ma-na-đỏa rồi mới tự tứ. Cần trao pháp xuất tội thì phải trao pháp xuất tội. Trao yết-ma xuất tội rồi mới tự tứ.
Bấy giờ, đến ngày tự tứ, một trú xứ nọ có tỳ-kheo phạm ba-dật-đề. Có vị nói phạm ba-dật-đề; có vị nói phạm ba-la-đề-đề-xá-ni. Các tỳ-kheo ở đó nói, ‹Chúng ta nên như thế nào?› Liền báo cáo với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu ngày tự tứ, trú xứ nào đó có tỳ-kheo phạm ba-dật-đề. Tỳ-kheo nơi đó hoặc nói phạm ba-dật-đề, hoặc nói phạm ba-la-đề-đề-xá-ni. Nếu biết vị ấy phạm ba-dật-đề thì nên đưa người này đến một nơi, khiến người nói phạm ba-la-đề-đề-xá-ni ở chỗ mắt thấy tai không nghe, hướng dẫn tỳ-kheo phạm sám hối. Rồi đến chỗ tỳ-kheo nói phạm ba-la-đề-đề-xá-ni nói: ‹Tỳ-kheo phạm tội, tôi đã bảo sám hối rồi.› Nên phương tiện tác pháp như vậy rồi tự tứ.
Bấy giờ, ngày tự tứ, trú xứ nọ có tỳ-kheo phạm thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo, vị thì nói phạm thâu-lan-giá, vị thì nói phạm ba-la-di. Những vị nói phạm thâu-lan-giá đều là hàng đa văn, thông suốt A-hàm, A-tỳ-đàm, trì luật, thuộc hạng tỳ-kheo được nhiều người biết đối với tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, hoặc Vua, hoặc đại thần, hoặc các hàng ngoại đạo sa-môn phạm chí. Tỳ-kheo nói phạm ba-la-di cũng là hàng đa văn, thông A-hàm, A-tỳ-đàm, trì luật, lại cũng thuộc hạng nhiều tri thức đối với tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni... cho đến sa-môn phạm chí. Các tỳ-kheo nói, ‹Nếu tự tứ hôm nay, có thể chúng Tăng có sự tranh cãi. Có thể Tăng bị vỡ. Hoặc sanh ra trần cấu ô nhiễm cho Tăng, khiến chúng Tăng chia rẽ. Vậy chúng ta nên làm thế nào?› Họ liền báo với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu ngày tự tứ, trú xứ nào đó có tỳ-kheo phạm thâu-lan-giá. Các tỳ-kheo, người thì nói phạm thâu-lan-giá, kẻ thì nói phạm ba-la-di. Tỳ-kheo nói phạm thâu-lan-giá là hạng đa văn, thông A-hàm, A-tỳ-đàm, trì luật, được nhiều người biết đối với tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di, hoặc Vua, hoặc đại thần, hoặc các hàng ngoại đạo sa-môn, phạm chí. Tỳ-kheo nói phạm ba-la-di cũng thuộc về hàng đa văn, thông A-hàm, A-tỳ-đàm, trì luật, nhiều tri thức với tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni... cho đến sa-môn phạm chí. Các tỳ-kheo nói, ‹Nếu tự tứ hôm nay, có thể chúng Tăng có sự tranh cãi. Có thể Tăng bị vỡ. Hoặc sanh ra trần cấu ô nhiễm cho Tăng, khiến chúng Tăng chia rẽ.› Nếu sợ Tăng bị vỡ thì không nên tự tứ liền ngày hôm đó mà nên đình lại thời gian rồi sẽ tự tứ.»
Khi tự tứ, nhóm sáu tỳ-kheo nghe đức Phật cho phép ngăn tự tứ, liền ngăn tỳ-kheo thanh tịnh không cho tự tứ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được ngăn tỳ-kheo thanh tịnh tự tứ. Nếu ngăn thì giống như không ngăn. Nếu ngăn mà không có căn cứ, không tác nhân,[11] đó gọi là không ngăn tự tứ. Nếu ngăn có căn cứ, có tác nhân, đó mới gọi là ngăn tự tứ. Nếu ngăn không căn cứ, không tác nhân hữu dư,[12] đó không gọi là ngăn tự tứ. Nếu ngăn có căn cứ, có tác nhân hữu dư,[13] đó gọi là ngăn tự tứ. Nếu ngăn không căn cứ, không tác nhân vô dư, đó không gọi là ngăn tự tứ. Nếu ngăn có căn cứ, có tác nhân vô dư, đó gọi là ngăn tự tứ.
Nếu ngăn khi chưa nói tam ngữ tự tứ, gọi là không ngăn tự tứ. Nói tam ngữ tự tứ rồi mà ngăn tự tứ, cũng không gọi là ngăn tự tứ. Ngay khi nói tam ngữ tự tứ nếu ngăn tự tứ mới gọi là ngăn tự tứ. Nói một lần, nói hai lần, cũng như vậy.
Người ngăn tự tứ, nếu thân nghiệp mà không thanh tịnh, khẩu không thanh tịnh, ý nghiệp không thanh tịnh, không có trí, không phân minh, không biết hỏi, không biết trả lời. Các tỳ-kheo nên nói với tỳ-kheo này: ‹Thôi đi, trưởng lão khỏi phải khởi lên việc tranh cãi.› Rồi không nghe theo tỳ-kheo đó, mà nên tự tứ.
Nếu người ngăn tự tứ mà thân nghiệp thanh tịnh, nhưng khẩu, ý nghiệp không thanh tịnh, không có trí, không phân minh, không biết hỏi, không biết trả lời. Các tỳ-kheo nên nói với tỳ-kheo này rằng: ‹Thôi đi, trưởng lão khỏi phải khởi lên việc tranh cãi.› Rồi không nghe theo tỳ-kheo đó, mà nên tự tứ.
Nếu người ngăn tự tứ mà thân, khuẩu nghiệp thanh tịnh, nhưng ý nghiệp không thanh tịnh, không có trí, không phân minh, không biết hỏi, không biết trả lời, thì các tỳ-kheo nên nói với tỳ-kheo này rằng: ‹Thôi đi, trưởng lão khỏi phải khởi lên việc tranh cãi.› Rồi không nghe theo tỳ-kheo đó, mà nên tự tứ.
Nếu người ngăn tự tứ mà thân, khẩu, ý nghiệp thanh tịnh, có trí, phân minh, có khả năng hỏi và trả lời, thì các tỳ-kheo nên hỏi tỳ-kheo này rằng: ‹Vì sao mà thầy ngăn tỳ-kheo này tự tứ? Vì phạm giới nên thầy ngăn? Hay vì phá kiến mà ngăn? Hay vì thầy này phá oai nghi mà thầy ngăn?› Nếu vị kia trả lời: ‹Vì phá giới cho nên ngăn› thì nên hỏi phạm những giới nào? Nếu nói phạm ba-la-di, tăng tàn, thâu-lan-giá, đó gọi là phạm giới. Nếu nói không vì phá giới mà ngăn mà vì phá kiến nên ngăn thì nên hỏi: ‹Phá kiến nào?› Nếu nói sáu mươi hai kiến, các tà kiến, đó gọi là phá kiến.
Nếu nói không vì phá kiến mà ngăn, mà vì phá oai nghi nên ngăn thì hỏi: ‹Phá oai nghi nào?› Nếu nói phạm ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, đột-kết-la, ác thuyết, đó gọi là phá oai nghi. Nên hỏi thêm: ‹Do sự[14] gì mà ngăn người khác tự tứ ? Vì thấy, nghe hay nghi mà ngăn?›
Nếu trả lời vì thấy thì nên hỏi: ‹Thấy việc gì? Thấy như thế nào? Bởi nguyên nhân nào mà thấy? Tỳ-kheo kia lại vì nguyên nhân gì khiến cho thầy thấy? Thầy [840a1] ở tại chỗ nào? Thầy kia ở tại chỗ nào? Thấy việc gì mà nói là phạm ba-la-di, tăng tàn, ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kết-la, ác thuyết?›
Nếu nói không thấy, nhưng do nghe thì nên hỏi: ‹Nghe việc gì? Nghe như thế nào? Nghe từ ai? Nghe từ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di? Nghe phạm việc gì: ba-la-di, tăng tàn, cho đến ác thuyết chăng?›
Nếu nói không nghe mà do nghi, thì hỏi: ‹Nghi việc gì? Nghi như thế nào? Nghe từ ai mà sanh nghi: từ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di chăng? Nghi việc gì: ba-la-di, tăng tàn... cho đến ác thuyết chăng?›
Nếu người ngăn tự tứ không thể trả lời. Nếu người ấy có trí mà dùng ba-la-di để ngăn thì phải trao cho người ấy tội tăng tàn,[15] rồi Tăng mới tự tứ. Nếu vị dùng tội tăng tàn để ngăn, thì phải trao cho tội ba-dật-đề,[16] rồi Tăng mới tự tứ. Nếu người ấy dùng tội ba-dật-đề để ngăn thì phải trao cho các tội khác,[17] rồi Tăng mới tự tứ. Nếu người ấy dùng các tội khác để ngăn thì nên như pháp trị, rồi Tăng mới tự tứ.
Nếu người ngăn tự tứ có trí, có thể trả lời. Nếu ngăn vì phạm ba-la-di thì nên diệt tẫn,[18] rồi Tăng tự tứ. Nếu ngăn vì phạm tăng tàn, thì nên trao cho ba-lợi-bà-sa hay bổn nhật trị, hoặc ma-na-đỏa, hay xuất tội, rồi tự tứ. Nếu ngăn vì phạm ba-dật-đề, thì cho sám hối, rồi tự tứ. Nếu dùng các việc khác để ngăn thì nên như pháp trị rồi tự tứ.[19]
Bấy giờ, có trú xứ, đến ngày tự tứ, tỳ-kheo bệnh ngăn tỳ-kheo bệnh tự tứ. Vị kia không biết làm thế nào, liền báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có trú xứ nào, ngày tự tứ, tỳ-kheo bệnh ngăn tỳ-kheo bệnh tự tứ, thì tỳ-kheo kia nói với tỳ-kheo này rằng, đức Phật dạy như vầy: ‹Hiện đang bệnh, không được ngăn. Phải đợi bệnh lành đã. Trưởng lão nên nói như pháp. Vị kia cũng sẽ nói như pháp.› Tác pháp như vậy rồi sau đó tự tứ.»
Bấy giờ, có trú xứ, đến ngày tự tứ, tỳ-kheo bệnh ngăn tỳ-kheo không bệnh tự tứ. Tỳ-kheo kia nên nói với tỳ-kheo này rằng: ‹Này trưởng lão, đức Phật có nói như vầy: ‘Phải đợi bệnh lành đã. Ngài nên nói như pháp. Vị kia cũng nói như pháp.’› Tác pháp như vậy rồi, sau đó tự tứ.
Bấy giờ, có trú xứ, đến ngày tự tứ, tỳ-kheo không bệnh ngăn tỳ-kheo bệnh tự tứ. Tỳ-kheo kia nên nói với tỳ-kheo này rằng,: ‹Đức Phật dạy như vầy: ‘Phải đợi bệnh lành đã. Trưởng lão nên nói như pháp. Vị kia cũng nói như pháp.’› Tác pháp như vậy rồi, sau đó tự tứ.
7. Hạn kỳ tự tứ
1. Bấy giờ, có trú xứ, có số đông tỳ-kheo an cư tinh tấn tu hành chứng đặng tăng thượng quả, quý vị khởi ý nghĩ: «Hôm nay chúng ta tự tứ. Nếu di chuyển đến các trú xứ khác, sợ không được pháp lạc như vầy. Chúng ta nên làm thế nào?» Các vị liền báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu trú xứ có số đông tỳ-kheo an cư tinh tấn tu hành chứng đặng tăng thượng quả. Các tỳ-kheo có ý nghĩ: ‹Hôm nay chúng ta tự tứ. Nếu di chuyển đến các trú xứ khác, sợ không được pháp lạc như vầy.› Các tỳ-kheo nên tác bạch tăng ích tự tứ.»
Văn tác bạch như sau:
«Đại đức tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hôm nay không tự tứ. Đủ bốn tháng sẽ tự tứ. Đây là lời tác bạch.»
Nên tác bạch như vậy rồi sau đó đủ bốn tháng mới tự tứ.
2. Bấy giờ có trú xứ, có số đông tỳ-kheo cùng sống với nhau. Ngày tự tứ, các tỳ-kheo nghe các tỳ-kheo nơi trú xứ kia đấu tranh không hòa hợp, muốn đến nơi đây tự tứ.[20] Các vị không biết làm thế nào, liền báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu trú xứ nào có số đông tỳ-kheo cùng sống với nhau, ngày tự tứ, nghe các tỳ-kheo trú xứ khác đấu tranh không hòa hợp, muốn đến đây tự tứ, thì tỳ-kheo kia nên tự tứ trước hai, ba ngày. Nếu tự tứ vào ngày mười lăm thì nên tự tứ ngày mười bốn. Nếu ngày mười bốn tự tứ thì nên tự tứ ngày mười ba. Nếu nghe họ đến vào ngày hôm nay thì nên tập Tăng tự tứ gấp. Nếu nghe họ đã đến trong giới thì nên ra ngoài giới tự tứ. Nếu nghe họ đã đến trong chùa thì nên sửa soạn nước rửa, nước tắm, ghế ngồi tắm, bình tắm, dụng cụ cào đất, đồ đựng bùn, tháo đậu, dược thảo, rồi bạch Thượng tọa nhen lửa, thỉnh Tăng vào nhà để tắm. Các cựu Tăng tỳ-kheo nên kín đáo từ nhà tắm mọi người ra ngoài giới tự tứ. Nếu khách tỳ-kheo kêu bảo tự tứ thì nên trả lời: ‹Chúng tôi tự tứ rồi.› Nếu cựu tỳ-kheo tự tứ rồi, khách tỳ-kheo ngăn tự tứ thì không được ngăn.[21] Khi khách tỳ-kheo đang tự tứ, cựu tỳ-kheo ngăn thì được ngăn. Nếu có thể tạo phương tiện như vậy để tác pháp thì tốt, bằng không tỳ-kheo kia nên tác bạch tăng thượng tự tứ.[22] Văn bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hôm nay Tăng không tự tứ, đến ngày thứ mười lăm không trăng sẽ tự tứ. Đây là lời tác bạch.»
Nên tác bạch tăng thượng tự tứ như vậy. Nếu khách tỳ-kheo ở cho đến ngày thứ mười lăm không trăng, cựu tỳ-kheo nên tác bạch tăng thượng tự tứ lần thứ hai. Văn bạch như sau:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận hôm nay Tăng không tự tứ, đến ngày thứ mười lăm có trăng sau sẽ tự tứ. Đây là lời tác bạch.»
Nếu tác bạch tăng thượng tự tứ lần thứ hai như vậy mà khách tỳ-kheo không đi, cựu tỳ-kheo nên như pháp, như luật cưỡng hòa hợp tự tứ.
3. Bấy giờ có trú xứ, đến ngày tự tứ, khi tự tứ không biết tội, không biết người. Tự tứ rồi biết tội biết người. Các tỳ-kheo kia tự nghĩ, chúng ta nên làm thế nào? Các vị liền báo với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trú xứ nào, khi tự tứ không biết tội, không biết người, tự tứ rồi biết tội biết người; nếu tự tứ rồi, không được đem những việc đã qua của người cử tội lại.»
Trú xứ nào, khi tự tứ không biết tội, biết người. Tự tứ rồi biết tội, biết người. Nếu tự tứ rồi, thì không được đem những việc trước của người mà cử tội lại.
«Trú xứ nào, khi tự tứ có biết tội, không biết người. Tự tứ rồi biết tội, biết người. Nếu tự tứ rồi thì không được đem những việc trước của người cử tội lại.
4. Có trú xứ, ngày tự tứ của khách tỳ-kheo đến là ngày mười bốn, còn cựu tỳ-kheo ngày mười lăm. Các tỳ-kheo không biết nên thế nào, nên báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
Nếu có trú xứ nào, ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đến với số lượng ít. Khách tỳ-kheo ngày mười bốn (tự tứ), cựu tỳ-kheo ngày mười lăm. Khách tỳ-kheo nên tùy theo. Không theo, nên như pháp trị.
Có trú xứ khi tự tứ, khách tỳ-kheo đến với số lượng bằng nhau cựu Tỳ-kheo. Khách tỳ-kheo ngày mười bốn tự tứ, cựu tỳ-kheo ngày mười lăm. Khách tỳ-kheo bằng nhau đó nên theo cựu Tỳ-kheo. Không theo, sẽ như pháp trị.
Khi tự tứ, có trú xứ, khách tỳ-kheo đến đông. Khách tỳ-kheo thì ngày mười bốn tự tứ, còn cựu tỳ-kheo ngày mười lăm. Cựu tỳ-kheo ít, nên cùng khách tỳ-kheo cầu hòa hợp. Nếu cùng hòa hợp thì tốt. Bằng không hòa hợp, cựu tỳ-kheo nên ra ngoài giới tự tứ.
Ngày tự tứ, [841a1] có trú xứ, khách tỳ-kheo đến ít. Khách tỳ-kheo ngày mười lăm, cựu tỳ-kheo ngày mười bốn. Khách tỳ-kheo đến ít nên theo cựu tỳ-kheo cầu hòa hợp, nếu cùng hòa hợp thì tốt, bằng không, khách tỳ-kheo nên ra ngoài giới tự tứ.
Ngày tự tứ, có trú xứ, khách tỳ-kheo đến số lượng bằng cựu tỳ-kheo. Khách tỳ-kheo ngày mười lăm, cựu tỳ-kheo ngày mười bốn. Khách tỳ-kheo bằng nên theo cựu tỳ-kheo cầu hòa hợp, cùng hòa hợp thì tốt, bằng không, khách tỳ-kheo nên ra ngoài giới tự tứ.
Ngày tự tứ, có trú xứ, khách tỳ-kheo đến nhiều. Khách tỳ-kheo ngày mười lăm, cựu tỳ-kheo ngày mười bốn. Cựu tỳ-kheo ít nên theo khách tỳ-kheo cầu hòa hợp, theo được thì tốt, bằng không, như pháp trị. Khách tỳ-kheo ngày mười sáu, cựu tỳ-kheo ngày mười lăm cũng như vậy.
5. Ngày tự tứ, có trú xứ cựu tỳ-kheo tập hợp muốn tự tứ. Khi tự tứ, khách tỳ-kheo đến. Tỳ-kheo kia nghĩ: chúng ta nên làm thế nào? Họ liền báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
Nếu ngày tự tứ, trú xứ nào cựu tỳ-kheo tập hợp muốn tự tứ. Khi tự tứ, khách tỳ-kheo đến ít. Khách tỳ-kheo nếu là cấp thượng tọa thì tùy theo cấp thượng tọa mà thứ tự tự tứ. Nếu cấp hạ tọa thì theo cấp hạ tọa mà thứ tự tự tứ. Nếu đã nói tự tứ xong, cả chúng chưa đứng dậy, hay phần đông chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, khách tỳ-kheo đến với số ít, nên công bố sự thanh tịnh. Nếu không công bố thì sẽ như pháp trị.
«Ngày tự tứ, cựu tỳ-kheo muốn tự tứ. Có khách tỳ-kheo đến với số lượng ngang bằng, cựu tỳ-kheo nên tự tứ lại. Nếu không tự tứ, sẽ như pháp trị. Tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hay hầu hết chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, khách tỳ-kheo đến với số lượng ngang bằng, cựu tỳ-kheo nên tự tứ lại. Nếu không, sẽ như pháp trị.[23]
«Ngày tự tứ, trú xứ cựu tỳ-kheo sắp sửa tự tứ, khách tỳ-kheo đến với số nhiều. Cựu tỳ-kheo nên tự tứ lại, nếu không tự tứ sẽ như pháp trị. Nếu tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hoặc số đông chưa đứng dậy, hay đều đã đứng dậy, khách tỳ-kheo đến với số lượng nhiều, cựu tỳ-kheo nên tự tứ lại. Nếu không, sẽ như pháp trị.
Trú xứ nào ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đang ngồi sắp sửa tự tứ, cựu tỳ-kheo đến với số ít. Nếu cựu tỳ-kheo là hàng Thượng tọa thì theo chỗ hàng Thượng tọa tự tứ. Nếu là hạ tọa theo chỗ của hạ tọa tự tứ. Nếu tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hoặc số đông chưa đứng dậy, hay đều đã đứng dậy, cựu tỳ-kheo đến với số ít, nên nói thanh tịnh tự tứ. Nếu không nói, sẽ như pháp trị.
Trú xứ nào ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đang ngồi sắp sửa tự tứ, cựu tỳ-kheo đến với số lượng bằng nhau. Khách tỳ-kheo nên tự tứ lại. Nếu không, sẽ như pháp trị. Nếu tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hay phần đông chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, cựu tỳ-kheo đến với số lượng bằng, khách tỳ-kheo nên tự tứ lại. Nếu không, sẽ như pháp trị.
Trú xứ nào ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đang ngồi sắp tự tứ, cựu tỳ-kheo đến với số nhiều. Khách tỳ-kheo nên tự tứ lại. Không tự tứ, sẽ như pháp trị. Nếu tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hoặc số đông chưa đứng dậy, hay đều đã đứng dậy, cựu tỳ-kheo đến với số nhiều. Khách tỳ-kheo nên tự tứ lại. Không vậy, sẽ như pháp trị.
Cựu tỳ-kheo tự tứ, cựu tỳ-kheo đến cũng như vậy. Khách tỳ-kheo tự tứ, khách tỳ-kheo đến cũng như vậy.
8. Khách tự tự
1. Có một trú xứ, ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đến. Khách tỳ-kheo biết cựu tỳ-kheo chưa đến, nói: «Chúng ta có năm người, hoặc hơn năm người, có thể tác yết-ma tự tứ.» Bèn tác yết-ma tự tứ. Khi tác yết-ma tự tứ, cựu tỳ-kheo đến. Khách tỳ-kheo nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Họ liền báo với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu ngày tự tứ trú xứ nào có khách tỳ-kheo đến. Khách tỳ-kheo biết có cựu tỳ-kheo chưa đến, nhưng nói: ‹Chúng ta có năm người, hay hơn năm người, có thể tác yết-ma tự tứ.› Vị ấy liền tác yết-ma tự tứ. Khi tác yết-ma tự tứ, cựu tỳ-kheo đến với số ít. Cựu tỳ-kheo là hàng thượng tọa thì tỳ-kheo theo thứ tự của thượng tọa tự tứ. Hạ tọa theo thứ tự của hạ tọa tự tứ. Nếu tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hay hầu hết chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, cựu tỳ-kheo đến với số lượng ít. Cựu tỳ-kheo nên nói thanh tịnh tự tứ. Nếu không, sẽ như pháp trị.
«Trú xứ nào ngày tự tứ khách tỳ-kheo đến, khách tỳ-kheo biết cựu tỳ-kheo chưa đến, nhưng nói: ‹Chúng ta có năm người hay hơn năm người có thể tác yết-ma tự tứ.› Họ liền tác yết-ma tự tứ. Khi tác yết-ma tự tứ, cựu tỳ-kheo đến với số lượng ngang bằng. Khách tỳ-kheo nên tự tứ lại, nếu không sẽ như pháp trị. Tự tứ rồi, cả chúng chưa đứng dậy, hay phần đông chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, cựu tỳ-kheo đến với số lượng bằng, khách tỳ-kheo nên tự tứ lại, nếu không sẽ như pháp trị.
«Trú xứ nào, ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đến. Khách tỳ-kheo biết cựu tỳ-kheo chưa đến, nhưng nói: ‹Nếu chúng ta có năm người, hay hơn năm người, có thể cùng tác yết-ma tự tứ.› Các vị ấy liền tác yết-ma tự tứ. Khi tác yết-ma tự tứ, cựu tỳ-kheo đến với số lượng nhiều. Khách tỳ-kheo nên tự tứ lại. Bằng không, sẽ như pháp trị. Nếu tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hoặc hầu hết chưa đứng dậy, hay đều đã đứng dậy, cựu tỳ-kheo đến với số đông, khách tỳ-kheo nên tự tứ lại. Bằng không, sẽ như pháp trị.
«Trú xứ nào, ngày tự tứ, cựu tỳ-kheo đến. Cựu tỳ-kheo biết khách tỳ-kheo chưa đến, nhưng nói: ‹Nếu chúng ta có năm người hay hơn năm người có thể tác yết-ma tự tứ.› Khi tác yết-ma tự tứ, khách tỳ-kheo đến với số lượng ít. Khách tỳ-kheo cấp Thượng tọa thì theo cấp Thượng tọa mà tự tứ, hạ tọa thì theo thứ tự hạ tọa tự tứ. Nếu tự tứ rồi, cả chúng chưa đứng dậy, hoặc số đông chưa đứng dậy, hay đều đã đứng dậy, khách tỳ-kheo đến với số ít, nên nói thanh tịnh tự tứ, nếu không nói sẽ như pháp trị.
«Trú xứ nào ngày tự tứ, cựu tỳ-kheo đến. Cựu tỳ-kheo biết khách tỳ-kheo chưa đến, nhưng nói: ‹Nếu chúng ta có năm người, hay hơn năm người, có thể tác yết-ma tự tứ.› Khi tác yết-ma tự tứ, khách tỳ-kheo đến với số lượng bằng. Cựu tỳ-kheo nên tác pháp tự tứ lại. Bằng không, sẽ như pháp trị. Tự tứ đã xong, cả chúng chưa đứng dậy, hay hầu hết chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, cựu tỳ-kheo nên tự tứ lại. Bằng không, sẽ như pháp trị.
«Trú xứ nào ngày tự tứ, cựu tỳ-kheo đến. Cựu tỳ-kheo biết khách tỳ-kheo chưa đến, nhưng nói: ‹Nếu chúng ta có năm người, hay hơn năm người, có thể tác yết-ma tự tứ.› Khi tác yết-ma tự tứ, khách tỳ-kheo đến với số lượng đông hơn, cựu tỳ-kheo nên tự tứ lại. Bằng không sẽ như pháp trị. Nếu tự tứ rồi, cả chúng chưa đứng dậy, hay số đông chưa đứng dậy, hoặc đều đã đứng dậy, khách tỳ-kheo đến với số lượng nhiều hơn, cựu tỳ-kheo nên tự tứ lại. Nếu không, sẽ như pháp trị.
«Khách tỳ-kheo tự tứ, khách tỳ-kheo đến cũng như vậy. Cựu tỳ-kheo tự tứ, cựu tỳ-kheo đến cũng như vậy.»
2. Hoặc nói nên tự tứ,[24] hoặc nói không nên tự tứ. Nếu có người không đến, bèn nói rằng, ‹Hãy biến mất đi! Hãy diệt mất đi!› Muốn làm mọi phương tiện, để phá hoại người khác, bèn tác yết-ma tự tứ. Nếu kia tác yết-ma, tỳ-kheo kia không thành tựu pháp tác yết-ma, mắc tội thâu-lan-giá.
Bấy giờ là ngày tự tứ, nếu khách tỳ-kheo đến [842a1] thấy dấu hiệu của cựu tỳ-kheo như treo giường dây, trải giường cây, phu cụ, nệm lông, gối, chỗ rửa chân. Thấy dấu hiệu rồi, không tìm kiếm, bèn tác yết-ma tự tứ. Khi tác yết-ma tự tứ, cựu tỳ-kheo đến. Khách tỳ-kheo tự nghĩ: ‹Ta nên làm thế nào?› Các vị ấy liền báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu ngày tự tứ, có khách tỳ-kheo đến, thấy có dấu hiệu của cựu trú tỳ-kheo như treo giường dây, trải giường cây, phu cụ, nệm lông, gối, chỗ rửa chân. Thấy có dấu hiệu mà không tìm kiếm liền tác yết-ma tự tứ. Nếu tác yết-ma tự tứ như vậy, thì không thành yết-ma tự tứ, lại có tội.
«Thấy dấu hiệu rồi tìm kiếm. Tìm mà không được, nên kêu. Nếu không kêu mà tác yết-ma tự tứ, không thành yết-ma tự tứ, lại có tội.
«Thấy có dấu hiệu rồi liền tìm kiếm. Tìm không được, bèn nói: ‹Hãy biến mất đi! Hãy diệt mất đi!› Dùng nhiều phương tiện muốn phá hoại người khác, bèn tác yết-ma tự tứ. Sự yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia không thành tựu, mắc thâu-lan-giá.
«Thấy dấu hiệu liền tìm. Tìm không được, bèn kêu. Kêu rồi tác yết-ma tự tứ. Sự yết-ma của tỳ-kheo kia tuy không phạm tội nhưng không thành tựu.
«Thấy rồi liền tìm. Tìm được, hòa hợp yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia thành tựu, và không mắc tội.
«Thấy nhưng nghi cũng như vậy.»
«Có trú xứ, ngày tự tứ, cựu tỳ-kheo đến thấy dấu hiệu khách tỳ-kheo như y bát, tọa cụ, ống đựng kim, chỗ rửa chân, mà không tìm kiếm, bèn tác yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia không thành tựu, mắc tội.
«Thấy dấu hiệu liền tìm. Tìm không được nên kêu. Nếu không kêu mà tác yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma tự tứ không thành tựu, lại có tội.
«Thấy có dấu hiệu rồi liền tìm kiếm. Tìm không được, bèn nói: ‹Hãy biến mất đi! Hãy diệt mất đi!› Dùng nhiều phương tiện muốn phá hoại người khác, bèn tác yết-ma tự tứ. Sự yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia không thành tựu, mắc thâu-lan-giá.
«Thấy dấu hiệu rồi liền tìm. Tìm không được, bèn kêu. Kêu rồi, tác yết-ma tự tứ. Yết-ma của tỳ-kheo kia tuy không thành tựu, nhưng không phạm tội.
«Thấy dấu hiệu rồi tìm kiếm. Tìm được, hòa hợp yết-ma tự tứ. Yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia thành tựu, và không mắc tội.
«Thấy nhưng nghi cũng như vậy.»
Ngày tự tứ, có trú xứ khách tỳ-kheo đến nghe tiếng cựu tỳ-kheo kinh hành, tiếng tằng hắng, tiếng tụng kinh, tiếng bàn luận. Nghe mà không tìm kiếm, liền tác yết-ma tự tứ. Khi tác yết-ma tự tứ, cựu tỳ-kheo đến vị kia không biết nên như thế nào, liền báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu ngày tự tứ, có trú xứ nào, khách tỳ-kheo đến nghe tiếng cựu tỳ-kheo đi kinh hành, tiếng tằng hắng, tiếng tụng kinh, tiếng bàn luận. Nghe tiếng mà không tìm cầu liền tác yết-ma tự tứ, thì không thành tựu mà mắc tội.
«Từ ‹nghe rồi tìm› cho đến ‹hòa hợp tự tứ› cũng như vậy.
«Nghe nhưng nghi cũng như vậy.»
«Có trú xứ nào, ngày tự tứ, cựu tỳ-kheo lại, nghe tiếng khách tỳ-kheo đến, tiếng tụng kinh, tiếng tằng hắng, tiếng kinh hành, tiếng bàn luận, tiếng đập dũ y. Nghe rồi mà không tìm liền tác yết-ma tự tứ, yết-ma của tỳ-kheo kia không thành tựu, lại có tội.
«Từ ‹nghe rồi tìm› cho đến ‹hòa hợp tự tứ› cũng như vậy.
«Nghe, nghi cũng như vậy.»
Có trú xứ, ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đến, thấy cựu tỳ-kheo trên giới trường mà không tìm. Các tỳ-kheo liền tác pháp yết-ma tự tứ. Các tỳ-kheo không biết thế nào liền bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trú xứ nào, ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đến, thấy cựu tỳ-kheo ở trên giới trường mà không tìm, liền tác yết-ma tự tứ, yết-ma của tỳ-kheo kia tuy thành tựu nhưng có tội.
«Nếu thấy mà tìm. Tìm mà không kêu bèn tác yết-ma tự tứ. Yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia tuy thành tựu nhưng có tội.
«Nếu thấy mà tìm cầu, tìm cầu rồi kêu, tác yết-ma tự tứ, tỳ-kheo kia không phá yết-ma, không tội.
«Thấy nhưng nghi cũng như vậy.»
«Trú xứ nào, ngày tự tứ cựu tỳ-kheo đến, thấy khách tỳ-kheo ở trên giới trường, thấy mà không tìm cầu. Các tỳ-kheo liền tác yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia tuy thành tựu, nhưng có tội.
«Nếu thấy liền tìm cầu, tìm cầu không được mà không kêu bèn tác yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia tuy thành, nhưng có tội.
«Nếu thấy mà tìm cầu, tìm cầu rồi kêu, tác yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma của tỳ-kheo kia thành tựu, và không tội.
«Thấy nhưng nghi cũng như vậy.»
«Khách tỳ-kheo nghe cựu tỳ-kheo cũng như vậy.»
«Nghe nhưng nghi cũng như vậy.»
«Cựu tỳ-kheo nghe khách tỳ-kheo cũng như vậy.»
«Nghe nhưng nghi cũng như vậy.»
Có trú xứ ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đến, thấy cựu tỳ-kheo ở trong cương giới. Thấy mà không tìm cầu, liền tác yết-ma tự tứ. Khi tự tứ, thấy cựu tỳ-kheo đến, không biết làm thế nào, liền báo các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu có trú xứ nào ngày tự tứ, khách tỳ-kheo đến, thấy cựu tỳ-kheo ở trong cương giới, thấy mà không tìm cầu liền tác yết-ma tự tứ, yết-ma của tỳ-kheo kia không thành tựu, có tội.
«Thấy mà tìm cầu, tìm cầu rồi không kêu bèn tác yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma của tỳ-kheo kia không thành tựu, và có tội.
«Thấy mà tìm cầu, tìm cầu rồi kêu hòa hợp tác yết-ma tự tứ, thì sự yết-ma tự tứ của tỳ-kheo kia thành tựu, và không tội.
«Thấy nhưng nghi cũng như vậy.»
«Khách tỳ-kheo nghe cựu tỳ-kheo cũng như vậy.»
«Nghe nhưng nghi cũng như vậy.»
«Cựu tỳ-kheo nghe khách tỳ-kheo cũng như vậy.»
«Nghe nhưng nghi cũng như vậy.»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo có ý nghĩ: «Chúng ta hãy từ nơi có trú xứ có tỳ-kheo đến nơi có trú xứ không tỳ-kheo. Vì sợ các tỳ-kheo khác vì chúng ta tác yết-ma, hoặc ngăn tự tứ.»[25] Các tỳ-kheo liền bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không nên có ý nghĩ như vậy.»
Từ nơi có trú xứ có tỳ-kheo đến nơi có trú xứ không tỳ-kheo, vì sợ các tỳ-kheo khác vì họ tác yết-ma, hoặc ngăn tự tứ. Vị kia nghĩ: ‹Ta hãy từ nơi có trú xứ có tỳ-kheo đến nơi không trú xứ không Tỳ-kheo. Vì sợ các tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma, hoặc ngăn tự tứ.› Đức Phật dạy:
«Không nên có ý nghĩ như vậy.»
Từ nơi có trú xứ có tỳ-kheo đến nơi không trú xứ không tỳ-kheo, vì sợ các tỳ-kheo khác vì họ tác yết-ma, hoặc ngăn tự tứ. Vị kia có ý nghĩ: ‹Ta hãy từ nơi có tỳ-kheo có trú xứ đến chỗ không tỳ-kheo có trú xứ, hay không trú xứ, hoặc ở trên giới trường. Vì sợ các tỳ-kheo khác vì ta tác yết-ma, hoặc ngăn tự tứ.› Đức Phật dạy:
«Không nên có ý nghĩ như vậy.
«Từ nơi có tỳ-kheo có trú xứ đến nơi không tỳ-kheo có trú xứ hay không trú xứ, hoặc [843a1] ở trên giới trường với tỳ-kheo, sợ các tỳ-kheo khác vì họ tác yết-ma, hoặc ngăn tự tứ. Nếu không có Tăng cùng đi, không nạn sự mà đi thì mắc đột-kết-la.
«Từ nơi có tỳ-kheo không trú xứ đến nơi không tỳ-kheo có trú xứ cũng như vậy.
«Từ nơi có tỳ-kheo không trú xứ đến nơi không tỳ-kheo không trú xứ cũng như vậy.
«Từ nơi có tỳ-kheo có trú xứ, không trú xứ đến nơi không tỳ-kheo có trú xứ, không trú xứ cũng như vậy.
«Vì thân hữu tri thức cũng như vậy.»
Bấy giờ nhóm sáu tỳ-kheo-ni có ý như vầy: «Chúng ta hãy đến trong chùa ngăn các tỳ-kheo đừng tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ đối với nhóm sáu tỳ-kheo.» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
3. «Tỳ-kheo-ni không được có ý nghĩ như vầy: ‹Đến trong chùa ngăn các tỳ-kheo đừng tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ đối với nhóm sáu tỳ-kheo.› Không được trước tỳ-kheo-ni tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.»
Các tỳ-kheo-ni, sai thức-xoa-ma-na, sa-di ni đến trong chùa ngăn các tỳ-kheo khác, đừng tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ đối với nhóm sáu tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo-ni không được sai thức-xoa-ma-na, sa-di-ni đến trong chùa ngăn các tỳ-kheo khác, đừng tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ đối với nhóm sáu tỳ-kheo. Không được trước thức-xoa-ma-na, sa-di ni tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.»
Các tỳ-kheo-ni lại có ý niệm sai bạch y thân hữu đến trong chùa ngăn các tỳ-kheo, đừng tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ đối với nhóm sáu tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo-ni không nên có ý nghĩ sai bạch y thân hữu đến trong chùa ngăn các tỳ-kheo khác, đừng tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ đối với nhóm sáu tỳ-kheo. Không được trước bạch y tác yết-ma hoặc ngăn tự tứ.»
Bấy giờ Vua Ba-tư-nặc sai quân đến hộ vệ cho chúng Tăng. Các tỳ-kheo nói với các binh lính rằng:
«Quý vị đi ra ngoài một chút, chúng tôi muốn tác yết-ma tự tứ.»
Quân lính nói:
«Vua sai chúng tôi đến đây để hộ vệ chúng Tăng. Chúng tôi không dám đi chỗ khác.»
Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nên nói một lần nữa, yêu cầu họ tránh đi chỗ khác. Nếu họ đi thì tốt, bằng không đi tự mình nên đi đến chỗ không thấy không nghe tác yết-ma tự tứ, chứ không được ở trước người chưa thọ đại giới tác yết-ma tự tứ.»
Khi các loại trời rồng, dạ xoa đến nghe tự tứ. Tỳ-kheo có thiên nhãn thấy, sanh tâm e ngại, vì đức Phật không cho phép tỳ-kheo trước người chưa thọ đại giới tự tứ, nên liền bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trừ loài người chưa thọ đại giới, ngoài ra cho phép yết-ma tự tứ.»
Có vị tự tứ rồi lại thuyết giới nên ngồi lâu mỏi mệt. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được tự tứ rồi lại thuyết giới. Tự tứ tức là thuyết giới.»
Đức Phật dạy như vậy.
CHƯƠNG V.
DA THUỘC
I. NHÂN DUYÊN THỦ-LUNG-NA
1. Hai bàn chân

[843b12] Một thời, đức Thế Tôn ở tại thành Vương-xá. Bấy giờ tại thành Chiêm-ba[1] có con ông đại trưởng giả, tự là Thủ-lung-na.[2] Cha mẹ của Thủ-lung-na chỉ sanh được một con nên rất thương yêu. Từ nhỏ đến lớn quen sống vui sướng, chân chưa từng dẫm lên đất để đi, dưới bàn chân mọc lông. Vua nước Ma-kiệt[3] nghe trong thành Chiêm-ba có con ông đại trưởng giả, tự là Thủ-lung-na. Cha mẹ của Thủ-lung-na chỉ sanh được một con nên rất thương yêu. Từ nhỏ đến lớn quen sống vui sướng, chân chưa từng dẫm lên đất để đi, dưới bàn chân mọc lông. Vua muốn được thấy, liền ra lệnh cho ông chủ thành Chiêm-ba[4] bảo các trưởng giả đều đem con của mình đến chỗ nhà Vua. Ông chủ thành Chiêm-ba ra lịnh các ông trưởng giả đem con của họ đến chỗ Vua Ma-kiệt. Khi đến nơi, họ đảnh lễ sát chân nhà Vua, rồi đứng qua một bên, tâu với Vua:
«Đại vương muốn thấy con của các đại trưởng giả trong thành Chiêm-ba. Đây là một đứa từ nhỏ đến lớn quen theo sống sung sướng, cha mẹ rất thương yêu, chân chưa từng dẫm lên đất để đi, dưới bàn chân mọc lông. Xin Vua cho phép dùng vải trải trên đất.»
Vua cho phép lấy vải trải trên đất. Con ông trưởng giả có tên Thủ-lung-na liền dùng vải trải trên đất, bước đến chỗ nhà Vua, đầu mặt kính lễ. Nhà Vua thấy dưới bàn chân mọc lông. Lòng Vua rất hoan hỷ, liền ban cho[5] những lợi ích trong đời hiện tại và nói:
«Ta đã cho các ngươi những lợi ích trong đời hiện tại. Đức Thế Tôn hiện ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương-xá. Các ngươi có thể đến đó để chiêm ngưỡng và lễ bái hỏi chào Ngài. Ngài sẽ cho ngươi những điều có lợi ích cho đời sau.»
Bấy giờ, chủ thành Chiêm-ba và các trưởng giả nghe Vua nói, rồi cùng nhau đến trong núi Kỳ-xà-quật. Lúc ấy Trưởng lão Ta-kiệt-đà[6] là thị giả của Phật, đang ngồi trên tảng đá lớn ở một chỗ nọ. Ông chủ thành Chiêm-ba đến chỗ trưởng lão Ta-kiệt-đà, hỏi:
«Hiện nay đức Thế Tôn ở đâu? Chúng tôi muốn diện kiến đức Như Lai.»
Ta-kiệt-đà bảo:
«Chờ một chút! Trưởng giả hãy để tôi bạch Phật.»
Trưởng lão Ta-kiệt-đà liền biến mất khỏi tảng đá, trong khoảnh khắc như đại lực sĩ co duỗi cánh tay, đến trước đức Phật, bạch:
«Trưởng giả Chiêm-ba muốn diện kiến đức Thế Tôn.»
Phật bảo:
«Ông đến nơi nhà mát trải chỗ ngồi. Ta sẽ đến đó.»
Ta-kiệt-đà vâng lời dạy, trải chỗ ngồi xong, đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên bạch:
«Con đã trải chỗ ngồi xong. Bây giờ là phải thời.»
Đức Thế Tôn từ trong nhà bước ra, đến ngồi vào chỗ ngồi đã trải sẵn, bảo Ta-kiệt-đà:
«Mời trưởng giả Chiêm-ba đến!»
Trưởng lão Ta-kiệt-đà liền biến mất trước đức Phật, trong khoảnh khắc như kẻ lực sĩ co duỗi cánh tay, đã có mặt nơi tảng đá.
Ông trưởng giả thấy liền khen:
«Thật chưa từng có! Đệ tử đức Thế Tôn thần túc còn như thế, huống là đức Như Lai.»
Ta-kiệt-đà nói:
«Thưa Trưởng giả. Bây giờ là phải thời.»
Ông chủ thành Chiêm-ba đến chỗ đức Phật, đầu mặt kính lễ rồi lui ra ngồi một bên. Đức Thế Tôn liền vì ông chủ thành Chiêm-ba và các con trưởng giả phương tiện nói pháp. Ngài nói pháp về bố thí, về trì giới, về sanh thiên. Họ liền ngay trên chỗ ngồi mà được sự thanh tịnh của con mắt pháp, thấy pháp đắc pháp, đạt được quả chứng, không còn thối lui; bạch Phật rằng:
«Đại đức, chúng con từ nay về sau, xin quy y Phật, Pháp, Tăng. Cúi xin đức Thế Tôn nhận chúng con làm người ưu-bà-tắc, trọn đời không sát sanh, cho đến không uống rượu.»
Con ông trưởng giả có tên Thủ-lung-na ngồi trong đám đông, nghĩ rằng: «Ta nghe lời Phật dạy, ở tại gia cùng vợ con khó tu hạnh thanh tịnh. Nay ta nên theo Phật, xin cạo bỏ râu tóc, xuất gia làm đạo.» Rồi có ý chờ mọi người giải tán.
Bấy giờ chủ thành Chiêm-ba nghe đức Phật phương tiện nói các pháp, sanh tâm đại hoan hỷ, liền từ chỗ ngồi đứng dậy làm lễ, nhiễu quanh đức Phật và cáo lui. Con ông trưởng giả tên là Thủ-lung-na trở lại, đến chỗ đức Phật, đầu mặt làm lễ, rồi lui ra đứng một bên, bạch đức Thế Tôn:
«Con vừa nghe Phật nói, nếu ở tại gia cùng vợ con khó có thể tu hạnh thanh tịnh. Nay con muốn theo đức Thế Tôn, xin cạo bỏ râu tóc, cho con xuất gia làm đạo.»
Đức Phật hỏi Thủ-lung-na.
«Cha mẹ ông đã cho phép chưa?»
Thủ-lung-na thưa:
«Thế Tôn, cha mẹ con chưa cho phép.»
Đức Phât [844a1] dạy:
«Nếu cha mẹ con không cho phép, Như Lai không nhận con xuất gia.»
Thủ-lung-na thưa:
«Con sẽ tìm cách để cha mẹ con cho phép.»
Đức Phật dạy:
«Nay phải thời.»
Bấy giờ Thủ-lung-na trở lại thành Chiêm-ba, đến chỗ cha mẹ thưa:
«Con vừa nghe Phật nói, sống tại gia cùng vợ con không thể tu hạnh thanh tịnh được. Nay con muốn theo Phật cạo bỏ râu tóc để xuất gia hành đạo. Xin cha mẹ cho phép.»
Cha mẹ Thủ-lung-na nói:
«Phép xuất gia quá khó. Làm sa-môn cũng không phải dễ. Chi bằng con sống tại gia, vui với ái dục, tuỳ ý làm việc phước. Khỏi phải xuất gia.»
Thủ-lung-na nghe cha mẹ nói như vậy, vẫn cố xin lần thứ hai, lần thứ ba như vậy, chứ không chịu thôi. Thủ-lung-na ba lần thưa xin cha mẹ như vậy, cha mẹ vẫn không cho. Bấy giờ, Thủ-lung-na liền từ chỗ ngồi đứng dậy, rồi ngồi xuống đất và nói:
«Từ nay trở đi, con không tắm rửa, không thoa hương thơm, không uống nước, không ăn. Hoặc chết, hoặc xuất gia.»
Một ngày không ăn, cho đến năm ngày không ăn. Bà con, bạn bè của Thủ-lung-na nghe Thủ-lung-na muốn theo Phật cạo bỏ râu tóc, xuất gia làm đạo mà cha mẹ không cho, đã không ăn cho đến năm ngày. Các bà con thân quen của Thủ-lung-na bèn đến chỗ Thủ-lung-na, nói:
«Đứng dậy đi, Thủ-lung-na. Hãy đi tắm, thoa hương thơm, ăn uống, làm việc phước đức theo ý muốn. Chứ xuất gia không phải dễ. Làm sa-môn cũng rất khó. Thôi đi, đừng xuất gia nữa.»
Thủ-lung-na nghe các bà con thân quen nói như vậy, vẫn giữ nguyên ý nguyện. Bấy giờ các bạn của Thủ-lung-na đến chỗ cha mẹ của Thủ-lung-na nói:
«Hãy cho Thủ-lung-na xuất gia làm đạo. Nếu vui sống xuất gia thì còn thường gặp. Nếu không vui xuất gia nữa, sẽ trở về lại. Chứ nếu để Thủ-lung-na chết thì làm sao?»
Cha mẹ Thủ-lung-na nghe xong liền nói:
«Thôi thì tùy ý xuất gia.»
Thủ-lung-na nghe cha mẹ cho phép rồi, trong lòng tự nghĩ: «Nay ta gầy yếu thế này không kham ngày ăn một bữa. Cần phải bồi dưỡng một chút.» Khi Thủ-lung-na có ít nhiều sức khỏe, liền đến chỗ cha mẹ thưa:
«Nay con xin đi xuất gia.»
Cha mẹ nói:
«Nay hợp thời.»
Thủ-lung-na liền đến chỗ đức Thế Tôn trong núi Kỳ-xà-quật, thành Vương-xá, đầu mặt kính lễ rồi đứng qua một bên, bạch Phật:
«Cha mẹ con đã cho con xuất gia làm đạo. Cúi xin Phật độ cho con, được thọ đại giới.»
Đức Phật liền cho xuất gia thọ đại giới.
Bấy giờ cha mẹ Thủ-lung-na, trong khoảng cách giữa hai thành, thiết lập bảy trạm ngựa để mang thức ăn còn nóng đến Thủ-lung-na cho kịp thời. Đến giờ, Thủ-lung-na đem thức ăn này cúng dường các Thượng tọa, rồi tự mình vào thành khất thực. Cha mẹ Thủ-lung-na nghe con mình đem thức ăn này dâng cúng cho các tỳ-kheo, rồi tự mình khất thực, nên từ đó về sau không đưa thức ăn nữa.
2. Giây đàn căng
Bấy giờ, Thủ-lung-na đến ở bên sông Ôn thủy, trong rừng Thi-đà,[7] siêng năng tinh tấn kinh hành, đến độ bàn chân rỉ máu, khiến chỗ kinh hành đất dính đầy máu như chỗ lò sát sanh. Thủ-lung-na ở chỗ vắng tư duy như vầy: «Nay ta siêng năng tinh tấn, trong hàng đệ tử của đức Phật không có ai hơn. Tại sao không được vô lậu giải thoát? Gia đình ta có của cải, có thể vui sống, tuỳ ý làm việc phước đức. Hay là ta xả giới về nhà, không tiếp tục làm đạo nữa.»
Bấy giờ đức Thế Tôn biết tâm niệm đó của Thủ-lung-na nên trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi tay, từ Kỳ-xà-quật đến rừng Thi-đà, thấy chỗ kinh hành đất dính máu như lò sát sanh. Ngài biết mà vẫn hỏi các tỳ-kheo:
«Ai kinh hành nơi đây mà đất dính máu, như chỗ lò sát sanh thế này?»
Các tỳ-kheo bạch Phật:
«Tỳ-kheo Thủ-lung-na siêng năng tinh tấn kinh hành, bàn chân rỉ máu, nên đất dính máu như vậy.»
Đức Phật bảo kêu Thủ-lung-na đến. Tỳ-kheo vâng lời dạy của đức Phật đến chỗ Thủ-lung-na nói:
«Đức Thế Tôn bảo kêu Thầy đến.»
Thủ-lung-na nghe đức Phật kêu liền đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân Ngài rồi lui ra ngồi một bên. Đức Phật biết mà vẫn cố hỏi:
«Vừa rồi ở nơi chỗ vắng ông nghĩ như vầy: ‹Nay ta siêng năng tinh tấn, trong hàng đệ tử của đức Phật không có ai hơn. Tại sao không được vô lậu giải thoát? Gia đình ta có của cải, có thể vui sống, tuỳ ý làm việc phước đức. Hay là ta xả giới về nhà, không tiếp tục làm đạo nữa.› Có thật vậy chăng?»
«Kính bạch đức Thế Tôn, có thật như vậy.»
Đức Thế Tôn nói:
«Nay Ta hỏi ông. Cứ tuỳ ý mà trả lời. Khi ông còn ở nhà, có hay chơi đàn không?»
«Bạch đức Thế Tôn, đúng như vậy, lúc còn ở nhà con hay chơi đàn.»
«Này Thủ-lung-na, khi dây đàn căng quá thì âm thanh có tốt hay không?»
«Bạch Đức Thế Tôn, không.»
«Này Thủ-lung-na, khi dây đàn chùng, âm thanh có tốt hay không?»
«Bạch Đức Thế Tôn, không.»
«Này Thủ-lung-na, khi dây đàn không chùng không căng quá, thì âm thanh có tốt hay không?»
«Kính bạch Đức Thế Tôn, âm thanh tốt.»
Đức Thế Tôn nói:
«Cũng vậy, này Thủ-lung-na, nếu tinh tấn quá thì bị chao động. Ít tinh tấn thì sanh biếng nhác. Nên tinh tấn vừa phải đối với các căn.»[8]
Thủ-lung-na nghe đức Phật lược nói giáo giới rồi, một mình ở nơi chỗ vắng siêng năng tinh tấn, tâm không phóng dật, đầu đêm, sau đêm kỉnh giác lòng mình, tu hành pháp trợ đạo, để đạt mục đích của người xuất gia, không bao lâu đắc quả, ngay trong đời này mà chứng đắc vô thượng tịnh hạnh, biết rằng, ‹Sự sanh đã dứt; phạm hạnh đã vững; điều cần làm đã làm xong; không còn tái sinh đời sau nữa.› Thủ-lung-na đắc đạo A-la-hán.
3. Sáu tín giải
Khi Thủ-lung-na đắc đạo A-la-hán rồi, đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên bạch Phật:[9]
«Nếu có tỳ-kheo đạt được A-la-hán rồi, dứt sạch các hữu lậu, vị ấy an lạc trong sáu trường hợp:[10] an lạc với xuất ly, an lạc nơi sự không sân hận, an lạc nơi đời sống tịch tĩnh, an lạc nơi sự diệt tận ái dục, an lạc nơi sự diệt tận thủ uẩn, an lạc nơi sự không si. Nếu có tỳ-kheo đạt được A-la-hán, sạch các hữu lậu, vị ấy an lạc nơi sáu xứ này. Bạch đức Thế Tôn, có trường hợp nào không y nơi tín mà được xuất ly hay chăng?»
«Không nên có ý nghĩ là không y trên tín mà có an lạc nơi sự xuất ly để đạt được đạo A-la-hán, dứt sạch hữu lậu, diệt tận dục, vô dục, diệt tận nhuế, không còn nhuế, diệt tận si, vô si.»[11]
«Bạch Đức Thế Tôn, có trường hợp nào, không y vào trì giới mà được an lạc nơi sự không sân nhuế hay chăng?»[12]
«Không nên có ý nghĩ là không y vào trì giới mà có an lạc nơi sự không sân nhuế để đạt được đạo A-la-hán, dứt sạch hữu lậu, diệt tận dục, vô dục, diệt tận nhuế, không còn nhuế, diệt tận si, vô si.»
«Bạch Thế Tôn, có trường hợp nào, không đoạn các lợi dưỡng mà có an lạc nơi sự tịch tĩnh[13] hay chăng?»[14]
«Không nên có ý nghĩ là không đoạn lợi dưỡng mà có an lạc sự tịch tĩnh để đạt được đạo A-la-hán, dứt sạch hữu lậu, diệt tận dục, vô dục, diệt tận nhuế, không còn nhuế, diệt tận si, vô si.
«Vị kia do có sự an lạc nơi ái tận, an lạc nơi sự diệt tận thủ uẩn, an lạc nơi vô si mà đạt được đạo A-la-hán, dứt sạch hữu lậu, diệt tận dục, vô dục, diệt tận nhuế, không còn nhuế, diệt tận si, vô si.
«Tỳ kheo như vậy tâm giải thoát hữu lậu, đối với sắc được nhận thức nhiều bởi con mắt, huệ giải thoát, tâm giải thoát, cả hai đều không nhiễm ô. Thức không cùng với tạp sắc, trú thiền thứ tư. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy.
«Bạch Thế Tôn, cũng như núi đá lớn nguyên vẹn, không bị sứt, không không bị thủng, không kẻ nứt. Nếu từ phương đông có trận mưa to gió lớn đưa đến thì núi này không bị di chuyển, không bị lay động. Từ phương nam, tây, bắc cũng như vậy. Cũng vậy, bạch đức Thế Tôn, nếu tỳ-kheo được đạo A-la-hán, tâm được giải thoát, dứt sạch các hữu lậu, đối với sắc được nhận thức nhiều bởi con mắt, huệ giải thoát, tâm [845a1] giải thoát, cả hai đều không nhiễm ô, thức không cùng với tạp sắc, trú thiền thứ tư. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng như vậy.»
Nói như vậy rồi nói kệ:
Người tin tưởng xuất ly,
Tỳ-kheo ưa vắng lặng,
Ưa thích không sân nhuế,
Và an lạc nơi ái tận,
An lạc không thủ uẩn,
Tâm không còn ngu si,
Xét biết không khởi nữa;
Từ đây được giải thoát.
Chính nhờ giải thoát này
Liền được tâm tĩnh lặng.
Đã đạt được vô quán,
Không còn gì phải làm.
Thí như hòn núi lớn
Gió không thể hoại được.
Sắc, thanh cũng như vậy,
Cùng hương, vị, xúc, pháp;
Đối với pháp thiện ác,
Kẻ trí không dao động
Tâm an trụ giải thoát,
Mà quán sự diệt tận.[15]
Thủ-lung-na sau khi nói bài kệ như vậy, được đức Phật ấn chứng, từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước đức Phật kính lễ sát chân rồi cáo lui.
Thủ-lung-na ra đi không lâu, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Nên tự ghi nhận như vầy về sự đắc đạo. Chỉ nói về nghĩa, chứ không nói thẳng là đã đắc. Đừng nên như những tỳ-kheo ngu si kia hoan hỷ tự ghi nhận, rồi sau không có sở đắc, luống tự khổ nhọc.»
Một hôm, Thủ-lung-na đến chỗ đức Phật, đảnh lễ sát chân rồi lui ngồi qua một bên, đức Phật bảo Thủ-lung-na:
«Bình sanh của ông quen sung sướng, không quen đi bộ. Cho phép ông ở trong chùa mang dép một lớp.»
Thủ-lung-na liền bạch Phật:
«Con đã xả bỏ năm cỗ voi chúa, xuất gia làm đạo. Nay nếu con mang giày một lớp không khỏi có người cười rằng, Thủ-lung-na bỏ năm cỗ voi chúa, xuất gia làm đạo, lại tham dép một lớp. Nếu đức Thế Tôn cho phép các tỳ-kheo dùng thì con mới dùng.»
Đức Phật im lặng chấp nhận và do nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, vì các tỳ-kheo tùy thuận nói pháp, dùng vô số phương tiện khen ngợi hạnh đầu đà, thiểu dục tri túc, ưa xuất ly, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Vì hộ thân, hộ y, hộ ngọa cụ, cho phép khi ở trong chùa được mang dép một lớp.»
Bấy giờ các tỳ-kheo mang dép một lớp, không bao lâu bị lủng hư. Đức Phật cho dùng vỏ cây hoặc da vá lại, dùng chỉ để may. Nếu bị đứt thì nên dùng gân hay lông may lại. Bấy giờ cần dùi để dùi, tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật cho phép sử dụng dùi để dùi.[16]


Chú thích:
[5] Năm người, kể luôn tỳ-kheo trú xứ.
[6] Bốn người hiện diện, không đựơc nhận dục để báo có người thứ năm nhưng vắng mặt.
[7] Cf. Pali, Vin. i. 163: Ở đó có 5 tỳ-kheo, không được nhận tự tứ dục (ekassa pavāraṇaṃ āharitvā) để tác Tăng pháp tự tứ (saṅghe pavāretabbaṃ). Có bốn, không được nhận dục một người để tác đối thủ tự tứ.
[8] Xem cht. 6 & 7 trên.
[9] Xem Chương Thuyết giới, mục «Dữ dục.»
[10] Cf. Vin. i. 170: Phật quy định tác bạch ngăn không cho tỳ-kheo phạm tội tự tứ (pavāranaṃ ṭhapetuṃ).
[11] Vô căn, bất tác 無根不作. Cf. Pali, Vin.i. 170: avatthusmiṃ akāraṇe, không có cơ sở (căn), không có lý do (tác).
[12] Hữu dư bất tác 有餘不作. Không có lý do tuy chưa đầy đủ.
[13] Hữu dư tác 有餘作. Có lý do tuy chưa đầy đủ.
[14] Sự 事, trên kia nói là căn 根 (pali: vatthu) tức cơ sở nêu tội để ngăn tự tứ.
[15] Xem Phần I, Ch. ii. tăng-già-bà-thi-sa 8: vô căn ba-la-di báng; và 9: giả căn báng.
[16] Xem Phần I, Ch. v. ba-dật-đề 80: vô căn tăng-già-bà-thi-sa pháp báng.
[17] Đột-kiết-la hoặc ác thuyết.
[18] Đối với tỳ-kheo phạm tội bị ngăn tự tứ có căn cứ.
[19] Tuỳ ý sự (No.1446, tr.1047b15): nếu phạm ba-la-thị-ca thì tẫn xuất. Nếu phạm tăng già-phạt-thi-sa, thì tạm gác đó chờ tự tứ xong sẽ tri tội. Các tội khác, sám hối xong mới tự tứ.
[20] Ngũ phần 19 (T22n1421 tr.133c03): sợ các tỳ-kheo kia, sẽ đến ngăn trú xứ này tự tứ.
[21] Cf. Vin.i. không được ngăn (phủ nhận) tự tứ đối với người đã tự tứ (na…pavāritamapi pavāraṇā ṭhapetabbā).
[22] Tăng thượng tự tứ 增上自恣, chồng thêm ngày tự tứ.
[23] Thập tụng 23 (No.1435, tr.167b7): «Các tỳ-kheo ấy nên tự tứ lại tỳ-kheo trước đó đã tự tứ như vậy, không có tội.» Cf. Pali, Vin. i. 165: Trong khi đang tự tứ, khách tỳ-kheo đến, đông hơn; các tỳ-kheo trú xứ tự tứ lại (tehi bhikkhūhi puna pavāretabbaṃ). Khách tỳ-kheo với số lượng bằng, hay ít hơn, ai đã tự tứ là tự tứ tốt. Ai chưa tự tứ thì tự tứ. (pavāritā suppavāritā, avasesehi pavāretabbaṃ). Những người đã tự tứ, không có tội (pavāritānam anāpatti).
[24] Xem Ch.ii. Bố tát, mục III.6. Phá yết-ma & cht. 211.
[25] Xem Ch. ii. Thuyết giới, Mục iii.9 Chuyển trú xứ.
[1] Chiêm-bà 瞻婆. Pali: Campā, thủ phủ của nước Aṅga, lân bang thân thiện với Magadha.
[2] Thủ-lung-na 守籠那. Pali (Vin.i. 179): Soṇo-Koḷiviso seṭṭhi-putto, Soṇa-Koḷivisa, con trai của một nhà phú hộ.
[3] Pali, ibid., rājā Magadho Seniyo Bimbíāro.
[4] Thành chủ Chiêm-ba la vua nước Ương-già, không phải thần dân của Vua nước Ma-kiệt. Nhưng Ma-kiệt và Ương-già có thời liên kết. Vin. ibid., Bimbisāra cai trị 80 ngàn thôn. Vua tập tọp 80 ngàn thôn trưởng.
[5] Pali, cho 80 ngàn thôn trưởng.
[6] Ta-kiệt-đà 娑竭陀. Pali: Sāgata. Truyện về vị thị giả này, xem Phần I, Ch. v, duyên khởi ba-dật-đề 51 (tỳ-kheo uống rượu).
[7] Thi-đà lâm尸陀林. Pali: Sītavana, bãi tha-ma ngoại thành Vương-xá. Chỗ thiêu vất xác người chết.
[8] Cf. Vin.i. 183: accāraddhavīriyaṃ uddhaccāya saṃvattati, atilīnavīriyaṃ kosajjāya saṃvattati…indriyānañca samataṃ paṭivijjha, «nỗ lực tinh tấn thái quá đưa đến loạn động. Ít gắng sức tinh tấn sinh ra dã dượi. Hãy giữ các căn quân bình.»
[9] Tham chiếu, Trung A-hàm 29 (T01, tr.611c), Tạp A-hàm 9 (T02, tr.62b), Tăng nhất 13 (T02, tr.162). Pali, A. iii. 374 Soṇa-sutta.
[10] Cf. Vin.ibid., chaṭṭhāni adhimutto, sáu thắng giải hay tín giải (xác tín): nekkhamma, xuất ly hay thoát ly gia đình; paviveka, viễn ly hay sống ẩn dật; avyāpajja, không thù hận; upādānakkhata, đã sạch các thủ (phiền não); taṇhakkhaya, ái tận; asammoha, vô si.
[11] Tham chiếu, Pali, Vin.i.ibid., «Chớ có quan điểm rằng, tôn giả này duy chỉ y trên tín mà có tín giải về sự xuất ly... Y trên sự diệt tận của tham, do ly tham, có tín giải về xuất ly. Y trên sự diệt tận sân, do vô sân, mà có tín giải xuất ly…»
[12] Tham chiếu Pali, ibid., «Đừng nên có quan điểm rằng, tôn giả này tin giới cấm thủ (sīlabbataparāmāsa) là tối thắng, do đó mà có tín giải nơi sự không não hại.»
[13] Tịch tĩnh; Pali: paviveka: viễn ly, sống xa lánh, ẩn dật.
[14] Tham chiếu Pali, ibid., «Đừng có quan điểm rằng, tôn giả này vì tham trước lợi dưỡng mà có tín giải nơi sự viễn ly.»
[15] Tham chiếu Pali, inid., ṭhitaṃ cittaṃ vippamuttaṃ, vayañcas-sānupassatīti, Tâm đã giải thoát, an trụ; vị ấy quan sát sự chìm xuống của nó.
[16] Hết quyển 38.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ


Kinh Duy-ma-cật (Hán-Việt)


Vì sao tôi khổ


Người chết đi về đâu

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.143.17 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập