Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích ĐIỀU 105[191]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà có quen biết người đàn-việt từ lâu, muốn dọn cơm và dâng y cho Tăng. Thâu-la-nan-đà nghe liền đến hỏi: ‹Tôi nghe ông muốn dọn cơm và dâng y cho Tăng, có đúng không?› Người đàn-việt trả lời, ‹Đúng.› Thâu-la-nan-đà nói: ‹Chúng Tăng công đức lớn, oai thần lớn, nhiều đàn-việt dâng cúng. Ông còn nhiều chỗ để cúng. Nay chỉ nên cúng cơm; khỏi phải dâng y.›
Người đàn-việt thuận theo lời nên không sắm y, trong đêm chỉ chuẩn bị thức ăn để cúng. Sáng sớm, người đàn-việt đến thỉnh ni Tăng thọ thực. Các tỳ-kheo-ni mặc y bưng bát đến nhà thí chủ, ngồi yên nơi chỗ ngồi.
Bấy giờ, người đàn-việt quan sát các tỳ-kheo-ni, oai nghi rõ nét, pháp phục tề chỉnh, tự ăn năn thốt lên lời: ‹Chúng Tăng tốt đẹp thế này, tại sao ngăn cản không để cho tôi được dâng y cúng dường?›
Các tỳ-kheo-ni nghe nói như vậy, mới hỏi người đàn-việt: ‹Vì nhơn duyên nào mà thốt lên những lời nói như vậy?› Người đàn-việt trình bày đầy đủ nhơn duyên.
Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà: ‹Tại sao cô ngăn cản việc cúng y cho chúng Tăng?›
Các tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao cô ngăn cản việc cúng y cho chúng Tăng?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cản trở việc cúng y cho chúng Tăng,[192] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Chúng: cũng như trên.
Y: có mười loại như trước.
Tỳ-kheo-ni gây trở ngại việc cúng y cho chúng Tăng ba-dật-đề. Ngoài chúng Tăng, gây trở ngại với người khác, đột-kiết-la. Ngoài y ra, gây trở ngại đối với các vật khác đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: người ta cúng ít, khuyên cúng nhiều; muốn cúng ít người, khuyên cúng nhiều người; muốn cúng thứ thô, khuyên cúng thứ tế; hoặc nói vui chơi, nói chỗ vắng, nói gấp gáp, nói trong mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc khác; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 106[193]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni mặc y tăng-già-lê của người khác mà không nói với chủ, vào thôn khất thực. Người chủ không biết, nghĩ là y mình đã bị mất, sau đó tìm kiếm thì thấy tỳ-kheo-ni kia mặc đi, liền nói:
«Cô phạm tội ăn trộm.»
Cô ni kia nói:
«Tôi không ăn trộm y của cô. Tôi lấy mặc với ý nghĩ là của người quen thân.»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách tỳ-kheo-ni kia: «Tại sao cô không nói với chủ mà trộm lấy y của người ta mặc, khiến cho họ tưởng là y của họ đã bị mất?»
Tỳ-kheo-ni liền đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni kia:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni trộm y mặc mà không nói với chủ, khiến người tưởng là y đã mất mà đi tìm kiếm?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, lấy y của người khác mặc mà không hỏi chủ, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào lấy y của người khác mặc, không nói với chủ, mà đi vào trong thôn khất thực, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: có nói với chủ; hay là quen thân, hoặc người quen thân nói: «Cô cứ mặc đi, tôi sẽ vì cô nói với chủ cho,» thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 107[194]
B. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Bạt-nan-đà Thích tử có sai hai sa-di, một người tên là Nhĩ người kia tên là Mật. Một người thôi tu, một người mặc áo ca-sa gia nhập chúng ngoại đạo. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni lấy áo của sa-môn đem cho người thôi tu, và cho người gia nhập [751a1] ngoại đạo kia.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô đem áo của sa-môn cho người thôi tu và cho người nhập ngoại đạo!»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô đem áo của sa-môn cho người thôi tu và cho người nhập ngoại đạo?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni rồi bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đem áo sa-môn[195] cho người ngoại đạo, bạch y, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Bạch y: người tại gia.
Ngoại đạo: người xuất gia ngoài giáo pháp của đức Phật.
Áo sa-môn: áo hoại sắc.[196]
Tỳ-kheo-ni nào dùng áo của sa-môn cho, người kia nhận, ba-dật-đề. Người này cho mà người kia không nhận, đột-kiết-la.
Phương tiện muốn cho mà không cho, hứa hẹn sẽ cho mà không cho, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: cho cha mẹ; cho thợ làm tháp, cho thợ làm giảng đường, phòng ốc, tính tương đương giá trị thức ăn mà cho; hoặc bị cường lực đoạt; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 108[197]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, ni chúng nhận được y cúng dường như pháp muốn đem chia. Thâu-la-nan-đà có nhiều đệ tử, lúc đó đi vắng. Thâu-la-nan-đà có ý nghĩ muốn ngăn cản việc phân y như pháp, vì sợ đệ tử của mình không nhận được phần.
Các tỳ-kheo-ni biết ý nghĩ đó, trong số các tỳ-kheo-ni biết, có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Thâu-la-nan-đà: «Tại sao cô có ý nghĩ ngăn cản việc phân y như pháp của chúng Tăng, vì sợ đệ tử của cô không nhận được phần?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao cô lại có ý nghĩ ngăn việc phân y như pháp của chúng Tăng, chỉ vì sợ đệ tử của cô không nhận được phần?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Thâu-la-nan-đà rồi bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, có ý nghĩ, ‹chúng Tăng phân y như pháp,› bèn ngăn cản không cho phân, chỉ vì sợ đệ tử không nhận được phần,[198] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Chúng Tăng: cũng như trước đã giải.
Pháp: như pháp, như luật, như lời Phật dạy.
Y: có mười loại như trên.
Tỳ-kheo-ni nào có ý nghĩ ngăn cản việc phân y như pháp của chúng Tăng, vì sợ đệ tử của mình không nhận được phần, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc chia lúc phi thời, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, phi pháp, phi luật, phi Phật dạy. Nếu khi sắp chia mà sợ mất, sợ hư hỏng, ngăn thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 109[199]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tăng chúng tỳ-kheo-ni như pháp xuất y ca-thi-na.[200] Nhóm sáu tỳ-kheo-ni có ý nghĩ, «Mong chúng Tăng hôm nay không xuất y ca-thi-na, mà sau này sẽ xuất, để cho năm sự được buông xả kéo dài.»[201] Các tỳ-kheo-ni biết nhóm sáu tỳ-kheo-ni có ý nghĩ, «Mong chúng Tăng hôm nay không xuất y ca-thi-na, mà sau này sẽ xuất, để cho năm sự được buông xả kéo dài.»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô có ý nghĩ, mong chúng Tăng hôm nay không xuất y ca-thi-na, mà sau này sẽ xuất, để cho năm sự được buông xả kéo dài?»
Các tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô có ý nghĩ, mong chúng Tăng hôm nay không xuất y ca-thi-na, mà sau này sẽ xuất, để cho năm sự được buông xả kéo dài?»
Dùng vô số phương tiện quở trách xong, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, có ý nghĩ, ‹Mong chúng Tăng không xuất y ca-thi-na hôm nay, sau sẽ xả, để năm việc phóng xả được kéo dài,›[202] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tăng: cũng như trên.
Pháp: như pháp, như luật, như lời Phật dạy bảo.
Tỳ-kheo-ni nào có ý nghĩ đình hoãn việc xả y ca-thi-na như pháp của chúng Tăng, vì muốn cho năm sự được buông xả kéo dài, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu xuất chẳng phải thời; phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, phi pháp, phi luật, phi lời Phật dạy bảo. Hoặc khi xuất mà sợ mất, hư hỏng, nên ngăn khiến không xuất thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 110[203]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tăng tỳ-kheo-ni muốn xuất y ca-thi-na.[204] Nhóm sáu tỳ-kheo-ni có ý nghĩ: «Nay Tăng tỳ-kheo-ni như pháp xuất y ca-thi-na, ta nên ngăn đừng xuất, để năm sự được buông xả kéo dài.» Các tỳ-kheo-ni biết ý của nhóm sáu tỳ-kheo-ni muốn ngăn Tăng tỳ-kheo-ni như pháp xả y công đức để năm sự được buông xả kéo dài.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô có ý nghĩ ngăn Tăng tỳ-kheo-ni như pháp xuất y ca-thi-na vì muốn năm sự được buông xả kéo dài?»
Tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni chúng muốn như pháp xuất y ca-thi-na, tại sao các cô ngăn không xuất, vì muốn năm sự được buông xả kéo dài?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, có ý ngăn Tăng tỳ-kheo-ni xuất y ca-thi-na, vì muốn năm sự được buông xả kéo dài, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tăng: cũng nghĩa như trên.
Pháp: như pháp, như luật, như lời Phật dạy bảo.
Tỳ-kheo-ni nào có ý nghĩ ngăn tỳ-kheo-ni Tăng như pháp xuất y ca-thi-na, vì muốn khiến cho năm điều được buông xả lâu; nói rõ ràng ba-dật-đề; nói không rõ ràng đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: xuất y ca-thi-na phi thời, phi pháp biệt chúng, phi pháp hòa hợp chúng, pháp biệt chúng, tợ pháp biệt chúng, tợ pháp hòa hợp chúng, phi pháp, phi luật, phi lời Phật dạy. Hoặc khi xuất y, sợ mất hay hư hỏng, cho nên ngăn thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 111[205]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni tranh cãi, đến tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà nói: «Yêu cầu cô vì tôi giải quyết sự tranh cãi này.» Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà là người thông minh trí tuệ, là người có khả năng chấm dứt những việc cãi cọ xảy ra. Nhưng cuối cùng cô đã không tìm cách dập tắt tránh sự này. Tỳ-kheo-ni kia vì cuộc tranh cãi này mà không được hòa hợp, sầu ưu, nên thôi tu.
Chúng tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Thâu-la-nan-đà rằng: «Tỳ-kheo-ni được yêu cầu giải quyết sự tranh cãi, sao cuối cùng không dùng phương tiện để dập tắt tránh sự này, khiến tỳ-kheo-ni kia do sự tranh cãi này không được hòa giải mà phải bỏ tu?»
Tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao cô không vì tỳ-kheo-ni kia hòa giải sự tranh cãi khiến cho cô ni kia phải thôi tu?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, được tỳ-kheo-ni khác yêu cầu, rằng: ‹cô vì tôi dập tắt tránh sự này› mà không tìm cách để dập tắt,[206] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tránh sự: có bốn loại như trước đã giải.
Tỳ-kheo-ni kia nói với các tỳ-kheo-ni khác rằng: «Cô vì tôi dập tắt tránh sự này» mà tỳ-kheo-ni ấy không tìm cách dập tắt tránh sự đó, ba-dật-đề. Trừ các tránh sự ra, nếu có các việc cãi cọ nhỏ khác, không tìm cách để dập tắt, đột-kiết-la. Nếu bản thân có tránh sự mà không tìm phương tiện giải quyết, đột-kiết-la.
Trừ tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, người khác có tránh sự mà không tạo phương tiện để giải quyết, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu chấm dứt; hoặc vì họ tạo phương tiện; hoặc bị bệnh, hoặc nói không được; hoặc người kia phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc bị cử tội, hoặc diệt tẫn, hoặc đáng diệt tẫn, hoặc từ việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn nên không tìm cách chấm dứt thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 112[207]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích tử có hai sa-di, một người tên là Nhĩ, một người tên Mật.[208]Một người bỏ đạo, một người mang áo ca-sa gia nhập trong chúng ngoại đạo. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni đem thức ăn cho bạch y và người gia nhập ngoại đạo.[209]
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô đem thức ăn cho bạch y gia nhập ngoại đạo?»
Các tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô đem thức ăn cho bạch y gia nhập ngoại đạo?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đem thức ăn cho bạch y và người gia nhập ngoại đạo[210] thức ăn có thể ăn,[211] ba-dật-đề.
Thế tôn vì tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy, thì có vị nghi không dám để dưới đất cho, không dám sai người cho, đức Phật dạy:
«Cho phép sai người cho hoặc để dưới đất cho.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, tự tay cầm thức ăn cho bạch y và người gia nhập ngoại đạo ăn,[212] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Bạch y: người chưa xuất gia.
Ngoại đạo: người xuất gia ngoài Pháp của đức Phật.
Thức ăn nhai:[213] như trước đã giải.
Tỳ-kheo-ni nào, tự đem thức ăn cho bạch y và người gia nhập ngoại đạo; người này cho, người kia nhận; (người cho) ba-dật-đề; người kia không nhận, (người cho) đột-kiết-la.
Phương tiện muốn cho mà không cho, hẹn sẽ cho rồi ăn năn không cho; tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc để dưới đất cho, hoặc sai người cho; hoặc cho cha mẹ, cho thợ làm tháp, hoặc bị cường lực đoạt; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 113[214]
A. DUYÊN KHỞI
Môt thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ nhóm sáu tỳ-kheo-ni đảm đương việc nhà, xay lúa, giã gạo, nấu cơm, rang thóc, nấu thức ăn, hoặc trải giường, chỗ ngồi, ngọa cụ; hoặc quét đất, múc nước, nhận sự sai khiến của người. Các cư sĩ thấy đều bĩu môi cười nhạo, nói: «Giống như vợ tôi đảm đương việc nhà, nào là xay lúa, giã gạo, nấu cơm... cho đến nhận sự sai khiến của người. Nhóm sáu tỳ-kheo-ni này đâu có khác gì?» Vì vậy, các cư sĩ sanh tâm khinh mạn, không cung kính.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni, rằng: «Tại sao các cô đảm đương việc nhà, nào là xay lúa, giã gạo... cho đến nhận sự sai khiến của người, không khác với người đời như vậy?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng [753a1] nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô đảm đương việc nhà, nào là xay lúa, giã gạo... cho đến để người sai, như người đời không khác?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú có nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, làm người sai khiến cho bạch y[215], ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Làm người sai khiến cho bạch y: tức như trên, xay lúa, giã gạo... cho đến nhận sự sai khiến của người. Tỳ-kheo-ni kinh doanh gia nghiệp, nào xay lúa, giã gạo cho đến nhận làm sứ giả cho người, tất cả đều ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, tùy theo việc làm mà định tội. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu vì cha mẹ bệnh hoặc bị trói cột, mà trải giường, ngọa cụ, quét đất, múc nước, cung cấp những vật cần dùng, chịu sự sai khiến; hoặc vì người ưu-bà-di có tín tâm bị bệnh, hoăc bị trói buộc, mà trải giường, ngọa cụ, quét đất, múc nước, giúp đỡ họ; hoặc bị cường lực bắt buộc; tất cả đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 114[216]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ nhóm sáu tỳ-kheo-ni tự tay quay sợi. Các cư sĩ thấy đều bĩu môi cười, «Y như vợ tôi quay sợi. Tỳ-kheo-ni cũng vậy, đâu có khác gì!» Các cư sĩ sanh tâm khinh mạn, không cung kính.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô tự quay sợi?»
Tỳ-kheo-ni bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô tự quay sợi, không khác người đời?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú có nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, tự tay quay sợi, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Sợi: có mười loại như trên.[217]
Tỳ-kheo-ni nào tự tay quay sợi, một vòng là phạm một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu tự mình tách sợi, và se sợi;[218] hoặc bị cường lực bắt buộc thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 115[219]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà đến giờ, mặc y, bưng bát, đến nhà cư sĩ, trải chỗ ngồi mà ngồi. Người vợ của sĩ lúc ấy cởi y phục anh lạc, vào vườn sau tắm gội. Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà vội lấy y phục anh lạc của bà ta mặc vào rồi nằm trên giường của cư sĩ.
Trước đó ông chồng đi vắng. Khi trở về, vào trong nhà chợt thấy Thâu-la-nan-đà nằm, tưởng là vợ của mình, liền đến nằm, choàng tay sờ và hôn. Khi rờ phải đầu trọc, hỏi rằng:
«Cô là ai?»
Thâu-la-đà trả lời:
«Tôi là tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà.»
Ông cư sĩ nói rằng:
«Tại sao cô mặc y phục anh lạc của vợ tôi, nằm trên giường tôi, khiến tôi tưởng là vợ tôi? Cô đi ra mau, từ nay cô đừng đến nhà này nữa!»[220]
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Thâu-la-nan-đà: «Tại sao cô lại mặc y phục anh lạc của vợ người ta, nằm trên giường của họ?»
Tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà, rằng:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao cô lại vào nhà cư sĩ, mặc y phục anh lạc của vợ người ta, nằm trên giường của họ, khiến cho chồng họ cơ hiềm quái lạ như thế?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú có nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên như vầy»:
Tỳ-kheo-ni nào, vào trong nhà bạch y,[221] hoặc ngồi hoặc nằm, trên giường nhỏ, giường lớn,[222] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: là thôn xóm.
Giường nhỏ: giường để ngồi.
Giường lớn: giường để nằm.
Tỳ-kheo-ni nào vào trong nhà bạch y, hoặc ngồi hoặc nằm nơi giường nhỏ, giường lớn; hông dính nơi giường, một lần trở mình phạm một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải bệnh thế nào đó; hoặc nơi giường ngồi một mình; hoặc vì chúng tỳ-kheo-ni đông người; hoặc bị bệnh té xỉu, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói buộc, hoặc mạng nạn; phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 116[223]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có số đông tỳ-kheo-ni, đến nước Câu-tát-la. Trên đường đi đến một thôn không có trú xứ. Các cô nói với người chủ nhà nọ, xin trải tọa cụ trong nhà nghỉ lại một đêm. Sáng ngày đi mà không từ biệt chủ nhà.
Sau đó thôn bị phát hỏa, nhà bị cháy. Khi lửa cháy, người cư sĩ nghĩ rằng trong nhà có người nên không chạy đến để chữa cháy, vì vậy nhà bị cháy sạch.
Cư sĩ hỏi: «Tỳ-kheo-ni đâu?» Có người cho biết, họ đi hết rồi. Các cư sĩ cơ hiềm, nói: «Các tỳ-kheo-ni này không biết tàm quý. Bên ngoài tự xưng tôi tu chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Tại sao xin chủ nghỉ đêm lại trong nhà, sáng ngày không từ biệt chủ nhà mà bỏ đi? Chúng tôi tưởng là trong nhà có người nên không chửa cháy, khiến cho nhà bị cháy sạch!»
Các Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục trí túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô nói với chủ nhà xin ở lại đêm; khi đi không từ biệt chủ, khiến cho lửa cháy hết nhà người ta?»
Tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni rằng:
«Tại sao các cô xin chủ nghỉ đêm lại trong nhà người ta, khi đi không từ biệt chủ, khiến cho nhà người ta bị cháy hết?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, [754a1] cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đến nhà bạch y, xin chủ dọn chỗ nghỉ đêm, sáng ngày bỏ đi mà không từ biệt chủ, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: là thôn xóm.
Nghỉ đêm: nơi ngủ lại đêm.
Dọn chỗ: hoặc trải bằng cỏ, bằng lá, cho đến tự trải bằng ngọa cụ giạ.
Tỳ-kheo-ni nào đến trong nhà bạch y, xin chủ cho dọn chỗ ngủ đêm, sáng ngày đi mà không từ biệt; ra khỏi cửa ngõ, ba-dật-đề. Một chân bên trong, một chân bên ngoài, phương tiện muốn đi mà không đi, hẹn đi mà không đi, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: có từ biệt chủ trước khi đi; hoặc trước có người ở trong nhà rồi; hoặc nhà không chủ; hoặc là phước xá; hoặc là thân hậu; hay thân hậu nói: «Cô cứ đi, tôi sẽ nói với chủ cho.» Hoặc nhà bị sập đổ, hay bị lửa cháy, hoặc trong nhà có rắn độc, thú dữ, hoặc bọn giặc xâm nhập; hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị cột trói, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 117[224]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có nhóm sáu tỳ-kheo-ni tụng các loại tạp chú thuật,[225] như chú chi tiết, chú Sát-lợi, chú quỷ, chú kiết hung; hoặc học tập cách bói quay bánh xe hươu;[226] hoặc học tập để hiểu biết âm thanh.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Tại sao các cô học tập tụng các loại chú như chi tiết, cho đến hiểu rõ các âm thanh?»
Quở trách rồi, chư ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô tập tụng các loại chú thuật, cho đến hiểu biết âm thanh?» Quở trách xong, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, tập tụng chú thuật của thế tục,[227] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Chú thuật của thế tục: như chú chi tiết, cho đến tìm hiểu, giải thích âm thanh...
Tỳ-kheo-ni nào, tập tụng chú thuật của thế tục... cho đến âm thanh, hoặc khẩu thọ, hoặc chấp văn tụng; nói rõ ràng, ba-dật-đề. Nói không rõ ràng, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc tụng chú để trị bệnh trùng trong ruột; hoặc tụng chú để trị ăn ban đêm không tiêu; hoặc học sách vở, hoặc tụng chú thế tục hàng phục ngoại đạo; hoặc tụng chú để trị độc; hoặc dùng để hộ thân; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 118[228]
Tỳ-kheo-ni nào, dạy người tụng tập chú thuật, ba-dật-đề. ĐIỀU 119[229]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một tỳ-kheo-ni tên là Bà-la, độ người nữ có thai xuất gia, thọ giới cụ túc. Sau đó, người ấy sanh một đứa con trai, bồng vào thôn xóm khất thực. Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Tỳ-kheo-ni này không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi tu chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Hãy xem người xuất gia này mới sinh con!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách tỳ-kheo-ni Bà-la này: «Tại sao cô độ người nữ có thai?»
Tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Bà-la này:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao độ người có thai?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người nữ có thai thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo-ni không biết họ có thai hay không có thai, sau mới biết; nên trong số đó có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc nghi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nữ có thai mà độ cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Nếu tỳ-kheo-ni nào biết người nữ có thai, độ cho thọ giới cụ túc; tác pháp yết-ma ba lần xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề. Tác pháp yết-ma lần thứ hai xong, phạm ba đột-kiết-la. Tác pháp yết-ma lần thứ nhất xong, phạm hai đột-kiết-la. Bạch xong, một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, đột-kiết-la. Trước khi chưa bạch, cho cạo đầu, mặc áo, chuẩn bị thọ giới cụ túc, hoặc tập hợp đã đủ chúng, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu không biết; hoặc tin lời nói của người kia; hoặc tin lời người đáng tin; hoặc tin cha mẹ họ nói, trao giới cụ túc rồi, sau sanh con, không phạm. Sau khi sanh rồi nghi không dám bồng ẳm, Phật dạy: «Nếu đứa bé chưa có thể rời mẹ thì tỳ-kheo-ni tự mình phải nuôi dưỡng, cho phép làm tất cả việc làm của bà mẹ: cho bú sữa, sú cơm, nuôi nấng.» Sau đó có sự nghi không dám cùng ngủ với con trai này trong một nhà. Phật dạy: «Nếu con trai chưa thể rời mẹ được thì được phép cùng ngủ một chỗ, không phạm.»
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 120[230]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có một tỳ-kheo-ni độ người phụ nữ đang còn cho con bú xuất gia, để con ở nhà. Sau đó, người nhà đem con đến giao. Cô ni bồng con vào xóm khất thực, các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Tỳ-kheo-ni này không biết hổ thẹn, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi tu chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Hãy xem người xuất gia này sanh con rồi bồng con đi khất thực!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách tỳ-kheo-ni kia: «Tại sao cô lại độ người phụ nữ còn đang cho con bú xuất gia, khiến các cư sĩ cơ hiềm?»
Tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni kia:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao cô độ người phụ nữ còn cho con bú xuất gia?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni [755a1] kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ người phụ nữ còn cho con bú, thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo-ni không biết người nữ ấy còn có con đang bú hay không; sau mới biết. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết phụ nữ còn cho con bú,[231] mà trao cho giới cụ túc, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Nếu Tỳ-kheo-ni nào, biết phụ nữ còn cho con bú mà độ xuất gia thọ giới cụ túc; tác pháp yết-ma ba lần xong, Hòa thượng ni, ba-dật-đề. Tác yết-ma hai lần xong, ba đột-kiết-la. Tác yết-ma lần thứ nhất xong, phạm hai đột-kiết-la. Bạch xong, một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, đột-kiết-la. Trước khi chưa bạch, cho cạo đầu, cho xuất gia, cho mặc y, cho thọ giới hoặc họp chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu không biết, hoặc tin lời nói của người kia, hoặc tin lời người đáng tin, hoặc tin lời cha mẹ họ, độ xuất gia trao giới cụ túc rồi, sau mới đem con đến thì không phạm.
Bà mẹ nghi, không dám bồng con nuôi dưỡng, đức Phật dạy: «Nếu đứa bé chưa có thể tự sống, cho phép làm tất cả những việc của bà mẹ nuôi con cho đến khi dứt sữa.» Sau đó, bà mẹ cùng đứa nhỏ ngủ một chỗ, có sự nghi, Phật dạy: «Chưa hết bú thì không phạm.»
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 121[232]
A. DUYÊN KHỞI
1. ĐỘ THIẾU NỮ
Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có các tỳ-kheo-ni nghe Phật chế giới được phép độ người, vội độ đồng nữ nhỏ tuổi, không biết họ có tâm dục hay không có tâm dục. Sau đó họ cùng nam tử có tâm nhiễm ô cùng đứng cùng nói chuyện đùa giỡn.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới cho phép độ người, tại sao các cô lại độ đồng nữ nhỏ tuổi? Chúng cùng nam nữ có tâm nhiễm ô, cùng đứng cùng nói chuyện đùa giỡn?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni rằng:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô độ đồng nữ nhỏ tuổi, không biết họ có tâm nhiễm ô hay không có tâm nhiễm ô. Sau đó họ cùng với nam tử có tâm nhiễm ô cùng đứng cùng nói chuyện đùa giỡn?»
Dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo-ni rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo-ni rằng: 2. THẾ PHÁT
«Các cô lắng nghe, nếu muốn cạo tóc cho người được độ ở trong chùa, thì phải nói cho tất cả ni Tăng biết. Hoặc tác bạch rồi, sau đó mới cạo tóc. Văn tác bạch như vầy:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Đồng nữ này tên là... đến cầu cạo tóc với tỳ-kheo-ni tên... Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, cho đồng nữ tên... cạo tóc. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi mới cho cạo tóc.
Nếu muốn cho xuất gia ở trong chùa phải nói cho tất cả ni Tăng biết. Nếu tác bạch rồi mới cho xuất gia, thì văn tác bạch như sau:
«Đại tỷ Tăng xin lắng nghe! Người nữ này tên là... đến cầu xuất gia với... Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho người nữ trên... xuất gia. Đây là lời tác bạch.»
Tác bạch như vậy rồi mới cho xuất gia. 3. TRUYỀN GIỚI SA-DI-NI
Tác bạch cho xuất gia như vậy, cho cạo tóc, mặc áo ca-sa rồi, bảo họ quỳ gối, chắp tay, bạch như vầy:
«Con tên là... quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Con ở trong giáo pháp của đức Như lai, cầu xin xuất gia theo Hòa thượng ni tên là... Đức Như lai Chí chơn, Đẳng chánh giác là Thế tôn của con.» (Lần thứ hai, thứ ba cũng bạch như vậy).
«Con tên là... đã quy y Phật rồi, đã quy y Pháp rồi, đã quy y Tăng rồi. Con ở trong giáo pháp của đức Như lai, cầu xin xuất gia theo Hòa thượng ni tên... Đức Như lai Chí chơn, Đẳng chánh giác là Thế tôn của con.» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng bạch như vậy).
Tiếp theo cho thọ giới:
«Suốt đời không sát sanh là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không ăn trộm là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không dâm dục là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không nói dối là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không uống rượu là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không đeo hương hoa anh lạc là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không ca múa, kỹ nhạc, không được xem, nghe là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không ngồi trên giường cao rộng lớn là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không ăn phi thời là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Suốt đời không cầm vàng bạc, tiền là giới của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
«Mười giới như vậy của sa-di-ni. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.» 4. THỌ HỌC GIỚI
Từ nay về sau cho phép đồng nữ 18 tuổi, hai năm học giới, tuổi đủ 20 được trao cho giới cụ túc bằng pháp bạch tứ yết-ma. Nên nói giới như vầy:
Sa-di-ni phải đến giữa Tăng, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân chúng tỳ-kheo-ni Tăng, đầu gối bên hữu chấm đất, chắp tay nói lời tác bạch như vầy:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Con sa-di-ni tên là..., nay đến giữa Tăng xin hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni tên... làm Hòa thượng. Xin Tăng cho con hai năm học giới, từ mẫn cố.» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng bạch như vậy).
Rồi sa-di-ni phải đến chỗ mắt thấy mà tai không nghe. Trong chúng tỳ-kheo-ni sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Sa-di-ni kia tên là..., nay đến giữa Tăng xin hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, cho sa-di-ni tên là... hai năm học giới, Tỳ-kheo-ni... làm hòa thượng. Đây là lời tác bạch.
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Sa-di-ni kia tên là..., đến trước Tăng xin hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni... làm Hòa thượng. Nay Tăng cho sa-di-ni tên là... hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni... làm hòa thượng. Các đại tỉ nào chấp thuận, Tăng cho sa-di-ni tên là... kia hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni... làm Hòa thượng thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là lời yết-ma lần thứ nhất.» (lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận cho sa-di-ni tên là... hai năm học giới. Tỳ-kheo-ni... làm Hòa thượng. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Thức-xoa-ma-na kia cần phải học tất cả giới, trừ điều «tự tay lấy thức ăn, trao thức ăn cho người.» Đương sự học giới hai năm rồi, tuổi đủ 20, nên trao cho giới cụ túc bằng pháp bạch tứ yết-ma.
«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đồng nữ tuổi mười tám, cho hai năm học giới, hai mươi tuổi, mới cho thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo-ni nào người nữ không đủ hai mươi tuổi mà cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
Thế tôn [756a1] vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ các tỳ-kheo-ni không biết người nữ đủ hai mươi tuổi hay không, sau mới biết là không đủ nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, hoặc nghi. Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết không đủ hai mươi tuổi[233] mà cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.[234] B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên
Tỳ-kheo-ni biết người không đủ hai mươi tuổi mà trao cho thọ giới cụ túc, ba lần yết-ma xong, Hòa thượng ni, ba-dật-đề. Hai lần yết-ma xong, ba đột-kiết-la. Một lần yết-ma xong, hai đột-kiết-la. Bạch xong, phạm một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, một đột-kiết-la. Trước khi chưa bạch, tập chúng, chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: đương sự tuổi đủ mười tám, cho hai năm học giới, đủ hai mươi tuổi, trao cho thọ giới cụ túc; hoặc không biết hay đương sự tự nói đủ hai mươi tuổi; hoặc tin lời người đáng tin, hay tin cha mẹ họ nói. Nếu sau khi thọ giới rồi nghi, nên tính luôn tháng trong thai, tính tháng nhuận, tính mỗi 14 ngày thuyết giới cho đủ thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 122[235]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới cho phép độ người 18 tuổi cho hai năm học giới, đủ tuổi 20 trao cho giới cụ túc. Người kia không phải là 18 tuổi, không có hai năm học giới, cứ đủ tuổi 20 cho thọ giới cụ túc. Nhưng vì thiếu hai năm học giới nên sau khi thọ giới cụ túc rồi mà không biết nên học những giới nào.
Các tỳ-kheo-ni nghe biết; trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới cho phép độ người 18 tuổi cho hai năm học giới, đủ 20 tuổi cho thọ cụ túc. Tại sao các cô với người nữ chẳng phải tuổi 18 không có hai năm học giới, cứ tuổi 20 bèn cho thọ giới cụ túc; nhưng vì thiếu hai năm học giới nên họ không biết nên học giới nào?›
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni rằng:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Đức Thế tôn chế giới cho phép độ người 18 tuổi cho hai năm học giới, đủ 20 tuổi cho thọ cụ túc. Tại sao các cô với người nữ chẳng phải tuổi 18 không có hai năm học giới, cứ tuổi 20 bèn cho thọ giới cụ túc; nhưng vì thiếu hai năm học giới nên họ không biết nên học giới nào?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo-ni rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đồng nữ 18 tuổi mà không cho hai năm học giới, tuổi đủ hai mươi liền cho thọ giới cụ túc,[236] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên
Tỳ-kheo-ni nào đối với đồng nữ 18 tuổi chưa cho hai năm học giới mà trao cho giới cụ túc,[237] xướng ba yết-ma xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề. Hai yết-ma xong, ba đột-kiết-la. Một yết-ma xong, phạm hai đột-kiết-la. Bạch xong, một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, đột-kiết-la. Trước khi chưa bạch, tập chúng, chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: đồng nữ 18 tuổi có hai năm học giới, khi tuổi đủ 20, trao cho giới cụ túc, không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 123[238]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới cho phép độ đồng nữ 18 tuổi cho hai năm học giới, cho sáu pháp, đủ 20 tuổi cho thọ giới cụ túc. Tỳ-kheo-ni không cho sáu pháp lại cho thọ giới cụ túc. Người kia khi học giới, làm bất tịnh hạnh, trộm lấy năm tiền, đoạn mạng người, tự xưng đắc pháp thượng nhơn, ăn quá giờ ngọ, uống rượu.
Các tỳ-kheo-ni nghe biết; trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới cho phép đồng nữ 18 tuổi cho hai năm học giới, cho sáu pháp, đủ 20 tuổi cho thọ giới cụ túc. Tại sao các cô không dạy sáu pháp cho họ mà cho giới cụ túc nên họ phạm vào phạm hạnh, trộm năm tiền, cho đến uống rượu?»
Chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni, các cô đối với đồng nữ 18 tuổi nên cho hai năm học giới, cho sáu pháp, đủ 20 tuổi cho thọ giới cụ túc. Tại sao không cho sáu pháp khiến cho họ phạm dâm... cho đến uống rượu?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
« Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đồng nữ 18 tuổi, cho hai năm học giới nhưng không cho sáu pháp, liền cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.[239] B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên
Nếu thức-xoa-ma-na phạm dâm thì phải diệt tẫn. Nếu có tâm nhiễm ô cùng với nam tử có tâm nhiễm ô, hai thân xúc chạm tức là khuyết giới, phải thọ lại. Nếu trộm năm tiền, trên năm tiền phải diệt tẫn. Nếu lấy dưới năm tiền tức là khuyết giới, phải thọ lại. Nếu đoạn mạng người phải diệt tẫn. Nếu đoạn mạng súc sanh tức là khuyết giới, phải thọ lại. Nếu tự nói được pháp thượng nhơn, phải diệt tẫn. Nếu cố nói vọng ngữ trong chúng tức là khuyết giới, phải thọ lại. Nếu ăn phi thời tức là khuyết giới, phải thọ lại. Nếu uống rượu là khuyết giới, phải thọ lại.
Tỳ-kheo-ni nào, đồng nữ 18 tuổi cho hai năm học giới nhưng không cho sáu pháp, tuổi đủ 20 cho thọ giới cụ túc, xướng ba yết-ma xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề. Xướng hai yết-ma xong, ba đột-kiết-la. Xướng một yết-ma xong, hai đột-kiết-la. Bạch xong, một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, một đột-kiết-la. Trước khi chưa bạch, tập chúng, đủ chúng, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: đồng nữ 18 tuổi, học giới hai năm, cho sáu pháp rồi cho thọ giới cụ túc thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.[240] ĐIỀU 124[241]
A. DUYÊN KHỞI
1. TRUYỀN THỌ CỤ TÚC
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới: đồng nữ 18 tuổi cho hai năm học giới, cho sáu pháp, đủ 20 tuổi, trao giới cụ túc. Các tỳ-kheo-ni độ người mù lòa, chân đi khập khiểng, điếc, câm, ngọng, và các bệnh khác, [757a1] khiến Tăng bị chê bại khi dễ.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới cho phép đồng nữ 18 tuổi, cho hai năm học giới, cho sáu pháp, đủ 20 tuổi, trao cho giới cụ túc. Tại sao các cô lại độ người mù lòa, và có các bệnh khác, khiến Tăng bị chê bại khi dễ? »
Các tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni đối với đồng nữ 18 tuổi, nên cho hai năm học giới, (cho sáu pháp), đủ 20 tuổi, trao giới cụ túc. Tại sao các cô lại độ người mù lòa và người có các bệnh khác?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, Ta chế lập giới cụ túc bằng pháp bạch tứ yết-ma cho tỳ-kheo-ni.» 2. GIÁO THỌ GIÀ NẠN
Nên trao cho như vầy: để người thọ giới đứng chỗ mắt thấy mà tai không nghe. Trong giới sư nên tác bạch sai vị giáo thọ sư. Nên tác bạch như vầy:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Người kia tên là..., theo Hòa thượng ni tên là..., cầu thọ giới cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận tỳ-kheo-ni tên là... làm Giáo thọ sư. Đây là lời tác bạch.»
Vị giáo thọ sư đến chỗ người xin thọ giới nói:
«Này cô, đây là an-đà-hội, đây là uất-đa-la-tăng, đây là tăng-già-lê, đây là tăng-kỳ-chi, đây là phú kiên y,[242] đây là bát. Y bát này là của cô phải không? Cô hãy lắng nghe. Đây là lúc cần nói thật với lòng chơn thành. Nay tôi hỏi cô, thật thì cô nói thật, không thật thì cô nói không thật:[243]
«Tên chữ của cô là gì?»
«Hòa thượng của cô hiệu gì?»
«Cô đủ 20 tuổi chưa?»
«Y bát có đủ không?»
«Cha mẹ có cho phép cô tu không?»
«Phu chủ có cho phép cô tu không?»
«Cô có mắc nợ không?»
«Cô có phải là tôi tớ không?»
«Cô là người nữ phải không?»
«Người nữ có những bệnh như hủi, ung thư, hủi trắng, khô da, điên cuồng, hai hình, hai đường hiệp lại, tiểu tiện thường rỉ chảy, đại tiểu tiện đàm dãi chảy mãi. Cô có các bệnh như trên không?»
Nếu người xin thọ giới trả lời là «không» thì nên bảo rằng:
«Như những việc tôi vừa hỏi cô, giữa chúng Tăng cũng sẽ hỏi như vậy. Cô đã trả lời với tôi như thế nào thì giữa chúng cô cũng trả lời như vậy.»
Vị giáo thọ sư hỏi rồi, với oai nghi như thường lệ, trở lại trong chúng, đứng chỗ ngang tầm cánh tay đưa ra đụng,[244] thưa:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Người nữ tên là..., theo Hòa thượng ni tên là..., xin thọ giới cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi đã giáo thọ rồi, cho phép kêu người ấy vào. Đây là lời tác bạch.»
Vị giáo thọ bảo:
«Cô hãy vào!» 3. BẢN BỘ YẾT-MA
Vào rồi, vị giáo thọ nên cầm y bát cho, bảo kỉnh lễ sát chân ni Tăng; rồi bảo quỳ gối trước mặt giới sư, chắp tay. Vị giáo thọ dạy bạch như sau:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Con tên là..., theo Hòa thượng ni tên là..., cầu thọ giới cụ túc. Con tên là... nay đến giữa Tăng xin thọ giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Chúng Tăng dũ lòng thương cứu vớt con.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Giới sư tác bạch:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Người nữ này tên là..., theo Hòa thượng ni tên là..., cầu thọ giới cụ túc. Nay người nữ này đến giữa Tăng xin thọ giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là..., làm Hòa thượng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi hỏi các nạn sự. Đây là lời tác bạch.»
Vị giới sư nói:
«Cô hãy lắng nghe! Nay là lúc phải chơn thành. Tôi hỏi cô, thật thì cô nói thật. Không thật thì cô nói không thật:
«Tên chữ của cô là gì?»
«Hòa thượng của cô hiệu gì?»
«Cô đủ 20 tuổi chưa?»
«Y bát của cô có đủ không?»
«Cha mẹ cô có cho phép cô tu không?»
«Phu chủ cô có cho phép cô tu không?»
«Cô có mắc nợ ai không?»
«Cô có phải là tôi tớ không?»
«Cô là người nữ phải không?»
«Người nữ có những bệnh như hủi, ung thư, hủi trắng, khô da, điên cuồng, hai hình, hai đường hiệp lại, tiểu tiện thường rỉ chảy, đại tiểu tiện đàm dãi chảy mãi. Cô có các bệnh như trên không?»
Người thọ giới đáp:
«Không.»
Giới sư tác bạch:
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Người nữ này tên là..., theo Hòa thượng ni tên là..., cầu thọ giới cụ túc. Nay người nữ tên là... này đến giữa chúng Tăng xin thọ giới cụ túc, tỳ- kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Người nữ tên là... tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, 20 tuổi, y bát đầy đủ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho người nữ tên là... giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng, Đây là lời tác bạch.
«Đại tỉ Tăng xin lắng nghe! Người nữ tên là... theo Hòa thượng ni tên là... cầu thọ giới cụ túc. Nay người nữ tên là... này theo chúng Tăng xin thọ giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Người nữ tên là... tự nói thanh tịnh, không có các nạn sự, 20 tuổi, y bát đầy đủ. Nay Tăng trao cho người nữ tên là... giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Các đại tỉ nào chấp thuận Tăng trao cho người nữ tên là... giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
«Tăng đã chấp thuận Tăng trao cho người nữ tên là... giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng rồi. Tăng đã chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»[245] Chú thích:
[191] Pali, Pāc. 26.
[192] Pali: gaṇassa cīvaralābhaṃ, sự nhận y của chúng (gaṇa: một nhóm, không phải Tăng: saṅgha)
[193] Pali, Pāc. 25. Tăng kỳ: điều 71.
[194] Pali, Pāc. 28. Cf. Thập tụng: điều 132. Tăng kỳ: điều 72. Ngũ phần: điều 87. Căn bản: điều 142.
[195] Ngũ phần: y tỳ-kheo-ni.
[196] Pali. Vin. iv. 286: samaṇacīvaraṃ…kappakataṃ, y của sa-môn, y đã được tác tịnh .
[197] Pali, Pāc. 27. Ngũ phần: điều 84. Thạp tụng: điều 137. Căn bản: điều 147.
[198] «Chỉ vì sợ…» Pali không có chi tiết này. Thập tụng: «khi Tăng chia y, mà không tùy thuận…»
[199] Pali, cf. Pāc. 29. Tham chiếu, Ngũ phần (tr.96a29), điều 184: ngăn cản thọ y ca-thi-na. Thập tụng 46 (T23n1435, tr.336b14), ba-dật-đề 135: Thâu-lan-nan-đà hy vọng y mà chưa nhận được nên không thuận theo Tăng xả y ca-thi-na.» Xem ni-tát-kỳ 3 (thông giới).
[200] Xuất Ca-thi-na y, xả tự nhiên do hết thời hiệu, hay do tác pháp xả. Duyên khởi điều học này, Luật Pali (Vin.iv. 287) nói, do một cư sĩ, nhân lễ lạc thành tinh xá mà ông dựng để cúng Tăng, yêu cầu Tăng tác pháp xả y ca-thi-na để ông được cúng dường y phi thời cho cả hai bộ. Nếu ca-thi-na chưa xả, y chỉ được phân chia cho các vị đã an cư trong trú xứ thôi.
[201] Năm điều lợi trong thời gian của y ca-thi-na; tức 5 điều luật (ba-dật-đề 1, 2, 32, 33, 42) được nới lỏng (phóng xả). Xem Phần iii Ch. v, ở sau.
[202] Tham chiếu Pali, Pāc. 29: dubbalacīvarapaccāsāya cīvarakālasamayaṃ atikkāme-yya, pācittiyan ti, đặt hy vọng nơi y không chắc chắn, nếu quá thời của y, ba-dật-đề. Cf. Thập tụng: «Hy vọng được y yếu, mà thọ ca-thi-na, ba-dật-đề.»
[203] Thập tụng: điều 136. Căn bản: điều 146.
[204] Xem điều 109 trên.
[205] Pali, Pāc. 45. Căn bản: điều 148.
[206] Pali: sādhū’ti sā paṭisuṇitvā pacchā anantarayikinī neva vūpasameyya..., «Cô ni ấy đã nhận lời, nhưng sau đó mặc dù không có bị trở ngại gì mà không cố dập tắt...»
[207] Pali, Pāc. 46; tham chiếu, Pāc. 28. Tăng kỳ: điều 81.
[208] Xem điều 107 trên.
[209] Duyên khởi, Pali, Vin.iv 302: Thullanandā tự tay đưa thức ăn cứng và mềm cho vũ công và ca kỹ, như Pāc 28, thay «y sa-môn» (samaṇcīvaraṃ) bằng «thức ăn cứng và mềm» (khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā).
[210] Hán: bạch y nhập ngoại đạo giả 白衣入外道者. Pali: agārikassa vā paribbājakassa vā paribbajikāya vā, «cho người tại gia hay nam nữ xuất gia (ngoại đạo).» Tham chiếu Pāc. 28.
[211] Hán: khả đạm thực giả 可噉食者. Trong giới văn kết lần sau, không có chi tiết này. Pali: cho thức ăn cứng và mềm (khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā).
[212] Xem cht. 212 trên.
[213] Thực đạm 食噉 ; trong giới văn chỉ nói thực 食. Đây chỉ một trong hai loại thức ăn, cứng và mềm. Xem cht. 212 trên.
[214] Pali, Pāc. 44. Căn bản: điều 153. Cf. Ngũ phần: điều 148. Tăng kỳ: điều 84. Thập tụng: điều 142
[215] Pali: gihiveyyāvaccaṃ kareyya, chấp tác công việc gia đình, phục dịch người tại gia. Cf. Ngũ phần, điều 148: «…vì ẩm thực mà chấp tác việc nhà của bạch y.»
[216] Pali, Pāc. 43. Căn bản: điều 156 (& 155). Ngũ phần: điều 163 (cf. điều 197). Thập tụng: điều 146.
[217] Đoạn trên, chưa thấy ở đâu. Có thể chỉ 10 loại sợi để dệt mười loại vải (y). Xem Phần I, ch. iii, ni-tát-kỳ 1, cht. 9. Pali: có 6 loại chỉ sợi (suttaṃ): khomaṃ (gai), kappāsikaṃ (gòn), koseyyaṃ (lụa), kambalaṃ (lông thú), sāṇaṃ (gai thô), bhaṅgaṃ (gai lớn để may bố).
[218] Sách tuyến hợp tuyến 索線合線 .
[219] Pali, Pāc. 42.
[220] Pali không có chi tiết như vậy. Chỉ nói, các tỳ-kheo-ni dùng ghế dài (āsandī) hay ván ngựa (đi-văng, Pali: pallaṅka)
[221] Pali, không có chi tiết này.
[222] Tiểu sàng, đại sàng 小床大床 . Pali: āsandiṃ vā pallaṅkaṃ vā paribhuñjeyya, thọ dụng trường kỷ hay ghế đơn (thảm để ngồi kết già). Xem giải thích đoạn dưới. Cf. D. i. 7: Sa-môn Gotama không ngồi nằm trên các loại giường như āsandī (ghế bành?), pallaṅka…
[223] Pali, không rõ tương đương.
[224] Pali, Pāc. 49. Ngũ phần: điều 190 (tụng và dạy người tụng). Thập tụng: điều 140. Căn bản: điều 150.
[225] Tạp chú thuật 雜咒術 , các môn học (chú thuật) tạp nhạp vô ích. Xem, Trường A-hàm 13, kinh «A-ma-trú», T1, tr.84c1. Xem, Pali, D. 9, liệt kê các loại chú thuật (tiracchāna-vijjā: khoa học súc sinh): aṅga-vijjā (chi tiết chú 支節咒), khoa xem tướng tay chân; khattiya-vijjā (sát-lị chú 剎利咒), khoa xem tướng cho vua chúa…
[226] chuyển lộc luân 轉鹿輪 . Pali: miga-cakka.
[227] Pali: tiracchānavijjā (súc sanh minh), được giải thích là các học thuật của thế gian, không liên hệ Thánh đạo. Các môn học này được coi là bắt nguồn từ Vệ đà (thần bí), nên cũng thường hiểu là minh chú. Trong điều luật này, quy định tỳ-kheo-ni không được học các môn học thế tục, chứ không phải chỉ cấm học bùa chú.
[228] Như điều luật trên. Ở đây cấm dạy. Pali, Pāc. 50. Thập tụng: điều 141. Căn bản: điều 151.
[229] Pali, Pāc. 61. Ngũ phần: điều 115. Căn bản: điều 111.
[230] Pali, Pāc. 62. Ngũ phần: điều 116.
[231] Ngũ phần: tân sản phụ 新產婦, đàn bà mới sinh con.
[232] Pali, Pāc. 71. Tăng kỳ: điều 96. Thập tụng: điều 116. Căn bản: 115.
[233] Pali: ūnavīsativassaṃ kumāribhūtaṃ, «thiếu nữ dưới 20 tuổi.»
[234] Bản Hán, giới văn lần thứ hai có chỗ nhảy sót. Đây vẫn giữ nguyên theo Hán.
[235] Pali, Pāc. 72 (nhập 2 điều: 122 & 123 làm một). Tăng kỳ: điều 97. Cf. Ngũ phần: điều 106. Căn bản: điều 116.
[236] Pali: paripuṇṇavīsativassaṃ kumāribhūtaṃ dve vassāni chasu dhammesu asikhitasikkhaṃ vuṭṭhāpeyya, «cho thọ cụ túc thiếu đã đủ 20 tuổi nhưng chưa có hai năm học sáu pháp.» Cf. Ngũ phần (106): «…đồng nữ chưa đủ 18 tuổi mà cho học giới…»
[237] Văn Hán có thể nhảy sót. Phải nói đủ: «tuổi 18 mà không cho hai năm học giới, khi tuổi đủ 20 liền cho thọ cụ túc.»
[238] Pali, Pāc. 72. Cf. Tăng kỳ: điều 98. Căn bản: điều 119.
[239] Tăng kỳ (điều 98): «… học chưa học đầy đủ học giới…»
[240] Bản Hán, hết quyển 27.
[241] Pali, Pāc. 73. Ngũ phần: điều 107. Tăng kỳ: điều 99.
[242] Tỳ-kheo-ni phải đủ 5 y. Ba y, như tỳ-kheo. Tỳ-kheo-ni có thêm tăng-kì-chi (tăng-khước-kỳ; và phú kiên y. Pali (Vin.ii. 272): saṅkacchika (Tăng-kỳ-chi hay phú kiên y, hay yếm che ngực), udakasāṭika (quyết-tu-la, thủy dục y, quần hay váy để tắm mưa). Trong bản Hán, tăng-khước-kỳ và phú kiên y khác nhau. Có thể nhầm. Thập tụng 46 (T23n1435, tr.331c05): phú kiên y 覆肩衣 và quyết-tu-la 厥修羅. Ngũ phần 29 (T22n1421, tr.187c20): phú kiên y 覆肩衣, thủy dục y 水浴衣. Tăng kỳ 30 (T22n1425, tr.472b22): phú kiên y, vũ y 雨衣.
[243] Luật Pali, có 24 già nạn (Pali: catuvīsati antarayike dhamme pucchī, Vin.ii. 272): 11 trường hợp dị dạng, 5 bệnh truyền nhiễm; còn lại tương tự với tỳ-kheo.
[244] Hán: thư thủ tương cập 舒手相及, chỉ khoảng cách giữa các tỳ-kheo khi tác yết-ma.
[245] Hết quyển 27.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.103.100 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.