Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận.
Kinh Pháp cú
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay.
Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích ĐIỀU 140[295]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ.[296] Bấy giờ, ngày giáo thọ, các tỳ-kheo-ni không đến cầu giáo thọ.
Các tỳ-kheo-ni nghe biết; trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Ngày giáo thọ, sao các cô không đi cầu giáo thọ?»
Tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Ngày giáo thọ, sao các cô không đến trong Tăng cầu giáo thọ?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu [765a1] chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, ngày giáo thọ không đến cầu giáo thọ,[297] ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Khi ấy, các tỳ-kheo-ni có Phật sự, Pháp sự, Tăng sự, hoặc việc nuôi bệnh. Phật dạy:
«Cho phép gởi lời lại.[298]»
Từ nay nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, không bệnh, mà không đến cầu giáo thọ, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni không đến cầu giáo thọ, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: ngày giáo thọ đến cầu giáo thọ; hoặc bị bận việc Phật-Pháp-Tăng, và người nuôi bệnh nên gởi lời lại thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 141[299]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni khi nghe đức Thế tôn chế giới cho phép các tỳ-kheo-ni Tăng nửa tháng đến Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ, mà tỳ-kheo-ni kia không đến cầu giáo thọ.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới, cho phép các tỳ-kheo-ni Tăng nửa tháng đến Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ. Sao các cô không đến cầu giáo thọ?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô không đến trong Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mỗi nữa tháng không đến trong tăng cầu giáo thọ, ba-dật-đề.[300] B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Đức Thế tôn có dạy như vầy: «Tỳ-kheo-ni mỗi nửa tháng phải đến trong Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ. Tất cả ni đều đến cầu.»
Do đông người nên tạo sự ồn ào. Đức Phật dạy: «Không nên đến tất cả, mà nên bạch nhị yết-ma sai một tỳ-kheo-ni vì Tăng tỳ-kheo-ni nửa tháng đến trong Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ.» 1. YẾT MA SAI THỈNH GIÁO THỌ
Nên sai như vầy: Trong chúng nên sai một vị có thể tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch.
«Đại tỉ Tăng, xin lắng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai tỳ-kheo-ni tên là..., vì Tăng tỳ-kheo-ni, nửa tháng đến trong Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ. Đây là lời tác bạch.
«Đại tỉ Tăng, xin lắng nghe. Nay Tăng sai tỳ-kheo-ni tên..., vì Tăng tỳ-kheo-ni, nửa tháng đến trong Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ. Đại tỷ nào chấp thuận, Tăng sai tỳ-kheo-ni tên..., vì Tăng tỳ-kheo-ni, nửa tháng đến trong Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận, sai tỳ-kheo-ni tên..., vì Tăng tỳ-kheo-ni, nửa tháng đến trong Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.» 2. PHÉP THỈNH GIÁO THỌ
Tỳ-kheo-ni đến trong Tăng một mình không có người bảo hộ. Vì sự bảo hộ, cho phép sai hai, ba tỳ-kheo-ni cùng đi. Các tỳ-kheo-ni kia nên đến trong đại Tăng, kính lễ sát chân Tăng, rồi cúi đầu chấp tay nép mình, bạch:
«Tỳ-kheo-ni Tăng hòa hợp kính lễ dưới chân Tăng tỳ-kheo cầu giáo thọ.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
Bấy giờ, tỳ-kheo-ni đợi Tăng nói giới xong, thời gian quá lâu, đứng chờ mệt mỏi, đức Phật dạy: «Không nên chờ như vậy. Cho phép thưa thỉnh lại[301] một đại tỳ-kheo rồi về.»
Đức Thế tôn đã cho phép nhờ thưa thỉnh lại. Cô kia bèn nhờ tỳ-kheo khách thưa thỉnh lại. Đức Phật dạy: «Không nên nhờ thưa thỉnh lại như vậy.»
Chư ni nhờ người đi xa thưa thỉnh lại. Phật dạy: «Không nên nhờ thưa thỉnh lại như vậy.»
Chư ni nhờ người bệnh thưa thỉnh lại. Đức Phật dạy: «Không nên nhờ thưa thỉnh lại như vậy.»
Chư ni nhờ người không có trí tuệ thưa thỉnh lại. Phật dạy: «Không nên nhờ thưa thỉnh lại như vậy.»
Chư ni nhờ thưa thỉnh lại rồi, sáng ngày không đến hỏi, đức Phật dạy: «Phải đến hỏi xem có được chư Tăng chấp thuận giáo thọ hay không.»
Tỳ-kheo nên quy định ngày giờ đến. Tỳ-kheo-ni phải theo sự quy định đó mà nghinh đón. Tỳ-kheo quy định ngày giờ đến giáo thọ mà không đến, đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni không nghinh đón, theo thời giờ đã quy định, đột-kiết-la. Tỳ-kheo-ni nghe vị giáo thọ đến phải ra nửa do tuần để nghinh đón. Vị giáo thọ vào đến chùa phải cung cấp các thứ cần dùng, phương tiện tắm rửa, nấu cơm, cháo, canh, trái cây để cúng dường. Nếu không cúng dường như vậy, đột-kiết-la.
Trường hợp Tăng tỳ-kheo bị bệnh hết thì ni sai người tín cẩn đến kính lễ thăm hỏi. Nếu bị biệt chúng hay chúng không hòa hợp, hoặc không đủ chúng, (tỳ-kheo-ni) cũng nên sai người tín cẩn đến lễ bái thăm hỏi.
Nếu Tăng tỳ-kheo-ni bị bệnh hết, (tỳ-kheo-ni) cũng phải sai người tín cẩn đến lễ bái thăm hỏi. Nếu biệt chúng hay ni chúng không hòa hợp, hoặc không đủ chúng, tỳ-kheo-ni[302] cũng nên sai người tín cẩn đến lễ bái thăm hỏi. Nếu không đến kính lễ thăm hỏi, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nửa tháng đến trong Tăng cầu giáo thọ. Ngày nay chúc thọ sáng ngày mai đến hỏi. Tỳ-kheo đến đúng hạn, tỳ-kheo-ni đến đúng kỳ. Tỳ-kheo-ni nghe vị giáo thọ đến, ra nửa do tuần nghinh đón. Vị giáo thọ đến chùa nên cung cấp nước và đồ để rửa tắm, thức ăn, canh, cháo, trái cây, cúng dường đầy đủ. Nếu đại Tăng có bệnh, (tỳ-kheo-ni) nên sai người tin cẩn đến lễ bái thăm hỏi. Nếu biệt chúng, chúng không hòa hợp, chúng không đủ, (tỳ-kheo-ni) cũng nên sai người tín cẩn đến lễ bái thăm hỏi. Nếu Tăng tỳ-kheo-ni bệnh, hoặc biệt chúng, chúng không hòa hợp, hay chúng không đủ, (tỳ-kheo-ni) cũng phải sai người tín cẩn đến lễ bái thăm hỏi. Nếu đường xá bị trở ngại, nạn giặc cướp, ác thú hay nước lụt tràn ngập, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói nhốt, mạng nạn, phạm hạnh nạn. Gặp các nạn như vậy, (tỳ-kheo-ni) không sai người tín cẩn đến thăm hỏi thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 142[303]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới, cho phép tỳ-kheo-ni an cư mùa hạ xong, phải đến trong Tăng tỳ-kheo nói ba việc tự tứ: thấy, nghe, nghi. Song các tỳ-kheo-ni này không đến trong đại Tăng, nói ba việc tự tứ: thấy, nghe, nghi.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni: «Đức Thế tôn chế giới, cho phép tỳ-kheo-ni hạ an cư xong, phải đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe, nghi. Sao các cô không đến nói việc tự tứ ?»
Tỳ-kheo-ni liền đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni hạ an cư xong, phải đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe, nghi. Sao các cô không đến nói?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này.Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên [766a1] nói như vầy:
Tăng tỳ-kheo-ni, hạ an cư xong phải đến trong Tăng tỳ-kheo[304] nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi. Nếu không như vậy, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Khi đức Thế tôn đã cho phép tỳ-kheo-ni hạ an cư xong, phải đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi; các tỳ-kheo-ni đến hết trong đại Tăng để nói tự tứ nên gây sự ồn ào. Đức Phật dạy: 1. YẾT-MA TĂNG SAI CẦU TỰ TỨ
«Không nên đến hết như vậy. Từ nay về sau cho phép sai một tỳ-kheo-ni vì Tăng tỳ-kheo-ni hạ an cư xong, phải đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi, bằng pháp bạch nhị yết-ma. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa vào sự việc trên tác bạch:
«Đại tỉ Tăng, xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng sai tỳ-kheo-ni tên là..., vì Tăng tỳ-kheo-ni đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi. Đây là lời tác bạch.
«Đại tỉ Tăng, xin lắng nghe! Nay Tăng sai tỳ-kheo-ni tên là..., vì Tăng tỳ-kheo-ni đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi. Đại tỷ nào chấp thuận Tăng sai tỳ-kheo-ni tên là..., vì Tăng tỳ-kheo-ni đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Chúng Tăng đã chấp thuận sai tỳ-kheo-ni tên là..., vì Tăng tỳ-kheo-ni đến trong đại Tăng nói ba việc tự tứ rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhan như vậy.» 2. NÓI BA SỰ TỰ TỨ
Tỳ-kheo-ni đi một mình không có người bảo hộ. Vì sự bảo hộ, đức Phật sạy, nên sai hai, ba tỳ-kheo-ni làm bạn cùng đi. Khi đến trong đại Tăng kính lễ dưới chân Tăng, cúi đầu, chấp tay, khép mình bạch:
«Tăng tỳ-kheo-ni hạ an cư xong. Tăng tỳ-kheo hạ an cư xong. Tăng tỳ-kheo-ni muốn nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi. Xin Đại đức dũ lòng thương chỉ bảo con. Nếu con thấy có tội sẽ như pháp sám hối.» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.) 3. ĐỊNH NGÀY TỰ TỨ
Tỳ-kheo-ni tự tứ cùng một ngày với Tăng tỳ-kheo. Hai bộ Tăng đều cực nhọc. Đức Phật dạy: «Không nên tự tứ như vậy. Tăng tỳ-kheo tự tứ ngày 14 thì tỳ-kheo-ni Tăng tự tứ ngày 15.
Nếu, đại Tăng bị bệnh, hoặc biệt chúng, hay chúng không hòa hợp, hoặc không đủ chúng, tỳ-kheo-ni nên sai người tín cẩn đến lễ bái thăm hỏi. Nếu chúng Tỳ-kheo-ni bị bệnh, hoặc biệt chúng, hay chúng không hòa hợp, hoặc không đủ chúng, tỳ-kheo-ni cũng phải sai người tín cẩn đến lễ bái thăm hỏi. Không làm như vậy, đột-kiết-la.»
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Tăng tỳ-kheo-ni hạ an cư xong, Tăng tỳ-kheo hạ an cư xong, tỳ-kheo-ni nói ba việc tự tứ: thấy, nghe và nghi. Tỳ-kheo tự tứ ngày 14, Tỳ-kheo-ni tự tứ ngày 15. Tăng tỳ-kheo bệnh, hoặc biệt chúng, chúng không hòa hợp, hay không đủ chúng, tỳ-kheo-ni nên sai người tín cẩn đến lễ bái, thăm hỏi. Chúng tỳ-kheo-ni bệnh, cho đến chúng không đủ, cũng phải sai người tín cẩn đến lễ bái, thăm hỏi Tăng tỳ-kheo. Nếu đường bộ đường nước bị trở ngại, nạn giặc cướp, ác thú hay nước lụt tràn ngập, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói nhốt, mạng nạn, phạm hạnh nạn. Gặp các nạn như vậy không sai người tín cẩn đến thăm hỏi thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 143[305]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni hạ an cư nơi không có tỳ-kheo. Đến ngày giáo thọ, không có chỗ để cầu giáo thọ. Có sự nghi ngờ, không có người để hỏi.
Các tỳ-kheo-ni nghe biết; trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại hạ an cư nơi không có tỳ-kheo, đến ngày giáo thọ không có chỗ để cầu giáo thọ, có sự nghi ngờ không có ai để hỏi?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô lại hạ an cư nơi không có tỳ-kheo, cho đến có sự nghi ngờ không có ai để hỏi?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, hạ an cư nơi không có tỳ-kheo, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, hạ an cư nơi không có tỳ-kheo, phạm ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Hạ an cư chỗ có tỳ-kheo. Nếu ni y nơi Tăng tỳ-kheo an cư, trong thời gian đó tỳ-kheo qua đời, hoặc đi xa, hay thôi tu, hoặc bị giặc bắt dẫn đi, hoặc bị thú dữ hại, hoặc bị nước cuốn trôi, thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 144[306]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, trong thành Xá-vệ một tỳ-kheo-ni được nhiều người biết đến qua đời. Các tỳ-kheo-ni lại xây tháp trong phạm vi chùa của tỳ-kheo. Các tỳ-kheo-ni thường đến chùa tụ hợp, nói cười, đọc tụng, than khóc; hoặc tự trang nghiêm thân hình, làm loạn động các tỳ-kheo tọa thiền.
Trưởng lão Ca-tỳ-la[307] thường ưa tọa thiền. Sau khi các tỳ-kheo-ni ra về, Trưởng lão liền đến đập phá tháp, dọn bỏ hết bên ngoài Tăng-già-lam. Các tỳ-kheo-ni nghe Ca-tỳ-la đập phá tháp, dẹp bỏ ra ngoài chùa, bèn cầm dao gậy đến đánh, gạch đá đến chọi Trưởng lão. Trưởng lão dùng thần túc bay lên hư không.
Các tỳ-kheo-ni nghe việc này, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại cầm dao gậy đến đánh, gạch đá đến chọi Trưởng lão Ca-tỳ-la?»[308]
Chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô lại cầm dao gậy gạch đá muốn hành hung tỳ-kheo?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, vào trong tăng-già-lam của tỳ-kheo, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo-ni nghi, không dám vào nơi già lam không có Tăng tỳ-kheo, đức Phật dạy: «Già-lam không có Tăng cho phép vào.»
Từ nay nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, vào trong tăng-già-lam có tỳ-kheo, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Khi ấy, các tỳ-kheo-ni không biết già-lam có tỳ-kheo hay không có, sau mới biết là già-lam có tỳ-kheo nên có vị tác pháp sám ba-dật-đề, có vị nghi. Đức Phật dạy: «Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết chùa[309] có tỳ-kheo mà vào, [767a1] ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo-ni muốn cầu giáo thọ, không biết cầu ở đâu; có điều nghi ngờ muốn hỏi không biết hỏi ai. Không dám vào chùa Tăng. Đức Phật dạy: «Từ nay về sau, cho phép bạch rồi mới vào chùa.»
Tỳ-kheo-ni muốn lễ tháp của Phật, tháp của Thinh văn, Phật dạy: «Muốn lễ tháp Phật, tháp của Thinh văn, thì được vào; ngoài ra, phải bạch rồi mới vào.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết tăng-già-lam có tỳ-kheo, không bạch mà vào, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào biết tăng-già-lam có tỳ-kheo, không bạch mà vào cửa ngõ, ba-dật-đề. Một chân trong cửa ngõ, một chân ngoài cửa ngõ, phương tiện muốn vào, hoặc hẹn vào mà không vào, tất cả đều, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu trước không biết; hoặc không có tỳ-kheo mà vào; hoặc lễ bái tháp Phật, tháp Thinh văn ngoài cửa, thưa bạch xin phép rồi mới vào. Nếu đến nhận giáo thọ, hoặc muốn hỏi pháp, hoặc được mời, hoặc trên đường đi ngang qua, hoặc tạm nghỉ lại đêm, hoặc bị cường lực bắt dẫn đi, hoặc bị trói nhốt dẫn đi, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 145[310]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, trưởng lão tỳ-kheo Ca-tỳ-la,[311] đêm đã qua, sáng sớm, mặc y bưng bát vào thành Xá-vệ khất thực. Các tỳ-kheo-ni thấy Ca-tỳ-la liền nhục mạ:[312] «Ông là quân tệ ác, dòng hạ tiện, chủng tộc công sư.[313] Ông đã phá hoại tháp của chúng tôi, đem vất bỏ bên ngoài tăng-già-lam.»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách rằng: ‹Tại sao các cô lại chửi rủa Trưởng lão Ca-tỳ-la?›
Quở trách rồi chư ni đến bạch nói các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô mạ lị Ca-tỳ-la?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mạ lị[314] tỳ-kheo, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Mạ lị: như nói dòng hạ tiện, họ hạ tiện, nghề hạ tiện, nghiệp hạ tiện, hoặc nói phạm tội, hoặc nói ông có kiết sử như vậy như vậy; hoặc xúc phạm đến tên húy của người.
Tỳ-kheo-ni nào, mạ lị tỳ-kheo bằng dòng giống,[315] cho đến xúc phạm đến tên húy, nói rõ rằng ba-dật-đề; nói không rõ ràng, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc nói vui chơi, hoặc nói gấp gáp, hoặc nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc khác; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 146[316]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni Ca-la[317] ưa gây gổ, không khéo ghi nhớ các tránh sự,[318] sau đó giận hờn, hiềm trách ni chúng.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo-ni Ca-la: «Sao cô ưa hay ưa gây gổ; chuyện xong rồi, qua đêm còn ôm lòng thù hận, hiềm trách ni chúng?»
Chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Ngài dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Ca-la.
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao cô ưa hay ưa gây gổ; chuyện xong rồi, qua đêm còn ôm lòng thù hận, hiềm trách ni chúng?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, ưa gây gổ, không khéo ghi nhớ các tránh sự, sau đó giận hờn, không hoan hỉ, mắng chửi chúng tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tránh: có bốn thứ như trên.
Chúng: bốn người hay hơn bốn người.
Tỳ-kheo-ni ưa gây gỗ, đã qua đêm, sau đó còn mắng chửi chúng tỳ-kheo-ni, nói rõ ràng, ba-dật-đề; nói không rõ ràng, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nói vui đùa, hoặc nói gấp vội, nói một mình, nói trong mộng, hay muốn nói việc này lại nhầm nói việc kia; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 147[319]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Ni-câu-luật tại Thích-súy-sưu,[320] nước Ca-tỳ-la. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Bạt-đà-la Ca-tỳ-la, thân hình bị sanh ung nhọt, nhờ đàn ông mổ nặn. Thân thể của tỳ-kheo-ni nầy mịn màng như thân của thiên nữ không khác. Khi tay người đàn ông xúc chạm vào thân thể mịn màng của cô ni, tâm sanh đắm nhiễm, bèn ôm; muốn phá hoại phạm hạnh của ni cô. Cô liền lớn tiếng kêu la: «Đừng làm vậy! Đừng làm vậy!» Các tỳ-kheo-ni ở gần nghe, đều đến hỏi: «Chuyện gì cô la thế?» Cô ni kể rõ đầu đuôi.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách: Bạt-đà-la Ca-tỳ-la: «Tỳ-kheo-ni sao lại nhờ đàn ông mổ nặn mụt nhọt?»
Tỳ-kheo-ni bạch với chư tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-đà-la Ca-tỳ-la:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao lại nhờ đàn ông mổ nặn mụt nhọt?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, thân thể có ung nhọt, và các loại ghẻ, không thưa với chúng hay người khác[321] mà vội nhờ đàn ông mổ nặn, hoặc băng bó, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tăng: cũng như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, thân thể sanh ung nhọt, các thứ ghẻ khác, không thưa bạch với chúng, mà nhờ nam tử mổ, một lần hạ dao xuống là một ba-dật-đề. Nếu băng bó, thì mỗi nuộc dây là một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: bạch với chúng Tăng rồi mới nhờ đàn ông mổ ung nhọt hay ghẻ; hoặc bị cường lực bắt. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 148[322]
A. DUYÊN KHỞI
[768a1] Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một cư sĩ thỉnh Tăng chúng tỳ-kheo-ni sáng ngày thọ thực. Trong đêm, ông sửa soạn các món ăn ngon bổ. Sáng hôm sau, đến mời ni chúng đến thọ thực.
Hôm đó gặp ngày tiết hội trong thành Xá-vệ, các cư sĩ đều mang thức ăn cá, thịt, cơm, cơm khô, bánh bột, cúng cho tỳ-kheo-ni. Các tỳ-kheo-ni nhận thức ăn này và ăn. Sau đó mới đến nhà cư sĩ để ăn. Bấy giờ, cư sĩ tự tay chế biến thức ăn cơm canh cúng dường cho các tỳ-kheo-ni. Các tỳ-kheo-ni nói:
«Thôi! Thôi! Cư sĩ đừng sớt nhiều.»
Cư sĩ thưa:
«Con sắm sửa đầy đủ các thức ăn ngon bổ, mỗi vị một tô thịt là chỉ vì chư ni. Chư ni đừng nghĩ, con không có tín tâm mà không dùng. Các vị cứ việc dùng, con thật có tín tâm.»
Tỳ-kheo-ni nói:
«Chúng tôi không nghĩ như vậy đâu! Vì hôm nay là ngày tiết hội, các cư sĩ đều mang thức ăn như cá, thịt, cơm, cơm khô, bánh bột, các thức ăn ngon bổ đến trong tăng-già-lam cúng cho các tỳ-kheo-ni. Chúng tôi ăn xong rồi mới đến đây. Cho nên dùng ít mà thôi!»
Cư sĩ nghe đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết nhàm chán, không tri túc. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Đã nhận lời mời của tôi trước, sao lại nhận các thức ăn của người khác ăn, rồi mới đến thọ thực nơi nhà tôi?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Đã nhận lời mời của cư sĩ rồi; sau đó sao lại nhận thức ăn khác?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Ngài dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Đã nhận lời mời của cư sĩ rồi; sau đó sao lại nhận thức ăn khác?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, trước đã nhận lời mời, hoặc đã ăn no rồi, sau lại ăn cơm, cơm khô, bánh bột, cá và thịt,[323] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào đã nhận lời mời trước, hay ăn đủ no rồi, sau lại ăn cơm, cơm khô, bánh bột, cá và thịt của người khác; mỗi miếng ăn là một ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nhận lời mời ăn chẳng phải thức ăn chánh thực;[324] hoặc mời ăn không đủ no; hoặc không được mời trước; hay ngay khi ăn nhận được thức ăn thêm; hoặc tại nhà đó nhân cả bữa ăn truớc bữa ăn sau. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 149[325]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Đề-xá là đệ tử của tỳ-kheo-ni An Ẩn. Cô có một nhà đàn-việt quen thân từ lâu. An Ẩn bảo Đề-xá:
«Cô có thể cùng tôi đến nhà đàn-việt đó được không?»
Đề-xá trả lời:
«Muốn đến thì cũng được.»
Hai người cùng đi. Tỳ-kheo-ni An Ẩn y phục chỉnh tề, không mất oai nghi. Đàn-việt thấy, tâm sanh hoan hỷ, bèn cúng dường. An Ẩn thọ thực xong, về lại chùa, nói với Đề-xá:
«Đàn-việt ấy thuần thành. Hoan hỷ ưa cúng dường.»
Đề-xá sinh tâm ganh tị, bèn nói:
«Đàn-việt ấy thuần thành, vì ưa cúng dường cô ấy mà!»[326]
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách tỳ-kheo-ni Đề-xá: «Sao cô sinh tâm ganh tị, mà nói: ‹Đàn-việt ấy thuần thành, vì ưa cúng dường cô ấy mà!›?»
Tỳ-kheo-ni bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni Đề-xá:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao cô sinh tâm ganh tị, mà nói: ‹Đàn-việt ấy thuần thành, vì ưa cúng dường cô ấy mà!›?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sanh tâm tật đố về gia đình,[327] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào đối với nhà người sanh tâm tật đố nói: «Đàn-việt ấy thuần thành, vì hoan hỷ ưa cúng dường cô ấy mà!» Nói rõ ràng, ba-dật-đề, nói không rõ ràng đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la đó gọi là phạm.
Sự không phạm: sự thật là như vậy, người đàn-việt kia, chỉ có tâm tốt đối với cô ni kia nên cô ấy nói: «Đàn-việt ấy thuần thành, vì hoan hỷ ưa cúng dường cô ấy mà!» Hoặc nói vui chơi, nói vội gấp, nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này lại nhầm nói việc khác. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 150[328]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni dùng bột hương thoa vào mình. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Dùng bột hương thoa vào mình, giống như bọn dâm nữ, tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô dùng các loại bột hương thoa vào mình?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô dùng các loại bột hương thoa vào mình?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Nhóm sáu tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng bột hương[329] thoa vào mình, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, dùng hương bột thoa vào mình, ba-dật-đề
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Hoặc vì có chứng bệnh thế nào đó, hoặc bị cường lực. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách. ĐIỀU 151[330]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, [769a1] nhóm sáu tỳ-kheo-ni dùng cặn vừng (mè)[331] bôi thoa vào thân. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Lấy cặn vừng (mè) bôi thoa vào thân, như bọn tặc nữ, dâm nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô dùng cặn vừng (mè) bôi thoa vào thân?»
Tỳ-kheo-ni bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao các cô dùng cặn vừng (mè) bôi thoa vào thân?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, dùng cặn vừng (mè) thoa chà vào thân,[332] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, dùng cặn dầu mè thoa chà trong thân, ba-dật-đề
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: vì có bệnh như thế nào đó; hoặc bị cường lực bắt. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não bức bách. ĐIỀU 152[333]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni sai các tỳ-kheo-ni thoa bóp thân mình. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Sai các tỳ-kheo-ni thoa bóp thân mình, như bọn dâm nữ, tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại sai các tỳ-kheo-ni xoa bóp thân mình?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch với đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô lại sai các tỳ-kheo-ni xoa bóp thân mình?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sai tỳ-kheo-ni thoa bóp thân mình,[334] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, sai tỳ-kheo-ni thoa bóp thân mình, ba-dật-đề
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh thế nào đó, hoặc bị cường lực bắt thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 153[335]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni sai thức-xoa-ma-na thoa chà thân. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Sai thức-xoa-ma-na thoa chà trong thân, như bọn dâm nữ, tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại sai thức-xoa-ma-na thoa bóp thân?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô lại sai thức-xoa-ma-na thoa bóp thân?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sai thức-xoa-ma-na thoa bóp thân thể, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, sai thức-xoa-ma-na thoa chà thân thể, ba-dật-đề
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc bệnh thế nào đó, hoặc bị cường lực bắt thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 154[336]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni sai sa-di-ni xoa chà thân thể. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Sai sa-di-ni xoa chà trong thân thể giống như bọn dâm nữ tặc nữ không khác!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, chê trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại sai sa-di-ni xoa chà thân thể?»
Tỳ-kheo-ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô lại sai sa-di-ni xoa chà thân thể?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sai sa-di-ni xoa chà thân thể, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, sai sa-di-ni xoa chà thân thể, ba-dật-đề
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc bệnh thế nào đó, hay bị cường lực bắt thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 155[337]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni sai phụ nữ bạch y xoa chà thân thể. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Sai phụ nữ bạch y thoa chà trong thân thể, giống như bọn dâm nữ tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, [770a1] ưa học giới, biết tàm quý, chê trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại sai phụ nữ bạch y xoa chà nơi thân thể?»
Tỳ-kheo-ni bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao các cô lại sai phụ nữ bạch y xoa chà nơi thân thể?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, sai phụ nữ bạch y xoa chà thân thể, ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, sai phụ nữ bạch y xoa chà thân thể, ba-dật-đề
Tỳ-kheo, đột-kiết-la, Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh thế nào đó, hay bị cường lực bắt thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 156[338]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà có ý nghĩ, mặc váy lót[339] cho mình phồng lên.[340] Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Mặc váy lót cho mình phồng lên, giống như bọn dâm nữ tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách Thâu-la-nan-đà rằng: «Tại sao cô lại có ý nghĩ mặc y độn bông, khiến cho mình phồng lên?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao tỳ-kheo-ni lại có ý nghĩ mặc váy lót, khiến cho mình phồng lên?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mặc váy lót,[341] ba-dật-đề. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Quần lót: dùng lông mịn, hoặc vải kiếp-bối, hoặc câu-giá-la, hoặc cỏ nhũ hiệp, hoặc sô-ma, hoặc bằng tơ tằm, tất cả đều ba-dật-đề
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có bệnh thế nào đó, bên trong mặc y bệnh, ngoài mặc niết-bàn-tăng, kế đó mặc ca-sa; hoặc bị cường lực. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 157[342]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni chứa những thứ của phụ nữ dùng, để trang điểm thân, như vòng, xuyến và những thứ sử dụng cho chỗ kín. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Chứa các đồ trang sức của phụ nữ như vòng, như xuyến và những đồ sử dụng cho chỗ kín, giống như bọn dâm nữ, tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô lại chứa những đồ trang sức của phụ nữ như vòng, như xuyến và những đồ sử dụng cho chỗ kín?»
Các tỳ-kheo-ni liền bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tỳ-kheo-ni sao lại chứa những đồ trang sức của phụ nữ như vòng, như xuyến và những đồ sử dụng cho chỗ kín?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, chứa những đồ trang sức của phụ nữ, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni gặp phải mạng nạn, phạm hạnh nạn, nghi không dám mặc những đồ trang sức như vậy để chạy. Phật dạy:
«Từ nay về sau, nếu gặp mạng nạn, phạm hạnh nạn, cho phép mặc những đồ trang sức để tẩu thoát.»
Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, chứa[343] những đồ trang sức của phụ nữ, ba-dật-đề. Trừ trường hợp đặc biệt. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, chứa đồ trang sức của phụ nữ như vòng, xuyến, các thứ dùng để sử dụng cho những nơi kín, cho đến dùng vỏ cây làm tóc, tất cả đều ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có bệnh như thế nào đó, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, mặc để chạy, hoặc bị cường lực bắt. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐIỀU 158[344]
A. DUYÊN KHỞI
Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo-ni mang dép da,[345] cầm dù đi đường. Các cư sĩ thấy đều cơ hiềm: «Các tỳ-kheo-ni nầy không biết tàm quý, phạm bất tịnh hạnh. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Nhưng như vậy có gì là chánh pháp? Mang dép da, cầm dù đi đường, giống như bọn dâm nữ, tặc nữ!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni: «Sao các cô mang dép da, cầm dù đi đường?»
Tỳ-kheo-ni liền bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên nầy tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô mang dép da, cầm dù đi đường?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni nầy là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới nầy. Từ nay về sau, Ta vì tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mang dép da, cầm dù đi ngoài đường, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các tỳ-kheo-ni ở chỗ tiểu thực, đại thực, hoặc tập hợp vào ban đêm, hoặc khi thuyết giới. Trên đường đi, gặp lúc trời mưa thấm ướt, làm hư hoại sắc y mới nhuộm. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, vì hộ thân, hộ y, hộ ngọa cụ, cho phép làm dù bằng vỏ cây, bằng lá, bằng tre để che trong tăng-già-lam.»
Bấy giờ có các tỳ-kheo-ni gặp lúc trời mưa đi chân không, bị bùn làm làm bẩn chân, làm bẩn y, làm bẩn tọa cụ. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, vì hộ thân, hộ y, hộ tọa cụ cho phép làm guốc để mang trong tăng-già-lam.»
Các tỳ-kheo-ni tuy làm guốc để mang, nhưng vẫn cứ làm bẩn y, làm bẩn chân, làm bẩn tọa cụ. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép bên dưới mang bằng vỏ cây. Vỏ cây bị rớt thì dùng dây buộc lại. Nếu bị đứt, cho phép dùng cước, hoặc lông hoặc vỏ cây bó dính nơi chân.»
Từ nay về sau nên kiết giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, mang dép da, cầm dù đi, ba-dật-đề. Trừ những trường hợp đặc biệt. B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, mang giày dép, cầm dù đi, ba-dật-đề. Trừ những trường hợp đặc biệt.
Tỳ-kheo-ni mang giày dép, tùy theo đi trong phạm vi một thôn, mỗi mỗi thôn đều ba-dật-đề. Nơi không có thôn, vùng a-lan-nhã, đi mười lý thì một ba-dật-đề. Đi dưới một thôn, đột-kiết-la. Dưới mười lý, đột-kiết-la. Đi trong phạm vi một giới, đột-kiết-la.
Phương tiện muốn đi mà không đi, hoặc hẹn đi mà không đi, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như thế nào đó; hoặc vì hộ thân, hộ y, hộ ngọa cụ; ở trong tăng-già-lam; làm dù bằng vỏ cây, bằng lá, bằng tre, dùng để che mà đi. Hoặc vì hộ thân, hộ y, hộ ngọa cụ nên làm guốc dép để đi trong tăng-già-lam thì không phạm. Hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói nhốt, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, mang guốc dép, cầm dù đi. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.[346] Chú thích:
[295] Pali, Pāc. 58. Ngũ phần: điều 110. Tăng kỳ: điều 132. Thập tụng: điều 152.
[296] Vin. iv. 314: sakkesu viharati kapilavatthusmiṃ nigrodhārāme, giữa những người họ Thích, trong rừng Ni-câu-loại, Ca-tì-la-vệ.
[297] Pali: ovādāya vā saṃvāsāya na gaccheyya, không đi dự nghe giáo giới , và sinh hoạt chung (cọng trú). Giải thích: nghe giáo giới (ovādāya), nghe tám pháp tôn trọng (bát kỉnh pháp). Ngũ phần: «…không dự nghe giáo giới và yết-ma…» Tăng kỳ: «… nửa tháng, Tăng giáo giới, không cung kính, không đến dự…»
[298] Chúc thọ 囑授 . Các bộ không có chi tiết này. Pali, trừ các trường hợp không phạm: có chướng nạn, không có đồng bạn cùng đi, bịnh, sự cố; nhưng không quy định trong giới văn.
[299] Pali, Pāc. 59. Ngũ phần: điều 100. Thập tụng: 151. Căn bản: 126.
[300] Cf. Pali, Pāc.59: «Mỗi nửa tháng, tỳ-kheo-ni phải cầu tỳ-kheo Tăng hai việc: hỏi ngày bố-tát, và thỉnh giáo giới …»
[301] Chúc thọ 嘱授.
[302] Văn trong bản Hán, thiếu chủ từ. Xem đoạn sau, điều 142 (T22n1428, tr.766a28).
[303] Pali, Pāc. 57. Ngũ phần: điều 93. Thập tụng: điều 150. Căn bản: điều 129.
[304] Pali: ubhatosaṅghe tīhi ṭhānehi …pāvareyya, «…tự tứ ba việc trước hai bộ Tăng…» Thập tụng «… giữa hai bộ Tăng, cầu ba sự tự tứ…»
[305] Pali, Pāc. 56. Ngũ phần: điều 91. Thập tụng: điều 149. Căn bản: điều 128 &127.
[306] Pali, Pāc. 51. Tăng kỳ: điều 116. Thập tụng: điều 153.
[307] Xem duyên khởi của ba-dật-đề 145.
[308] Câu chuyện này được kể là duyên khởi của ba-dật-đề 52, luật Pali, xem Tứ phần, ba-dật-đề 145 đoạn sau. Duyên khởi theo Pali về điều luật này: các tỳ-kheo đang khâu vá y nên chỉ khoác một y. Lúc ấy có tỳ-kheo-ni đến, không hỏi xin phép mà tự tiện đi vào. Căn cứ theo duyên khởi này, Tứ phần hiểu mục đích của học xứ này khác hẳn cách hiểu của Pali. Theo đó, tỳ-kheo-ni vào tăng-già-lam của tỳ-kheo đường đột không báo trước, khiến tỳ-kheo bối rối vì thiếu oai nghi trước tỳ-kheo-ni.
[309] Nguyên Hán: tự 寺. Trong các giới văn trên: tăng-già-lam 僧伽藍.
[310] Pali, Pāc. 52. Tăng kỳ: điều 91.
[311] Ca-tỳ-la 迦毘羅. Pali, Pāc. 52: trưởng lão Kappitaka, vốn là Hoà thượng của tôn giả Ưu-ba-li (upālissa āyasmato upajjhāyo). Truyện kể gần giống Tứ phần trong duyên khởi của ba-dật-đề 144.
[312] Truyện kể của Pali: Kappitaka phá tháp của tỳ-kheo-ni. Các ni đệ tử thương nghị muốn hại Kappitaka. Có tỳ-kheo-ni báo cho Upāli biết. Tôn giả nói lại cho Kappitaka biết để Hoà thượng trốn đi. Vì vậy, các ni cô không hại được Kappitaka, nên họ mắng nhiếc Upāli: «Gã thợ hớt tóc, từ chủng tộc ti tiện...»
[313] Công sư chủng 工師種 , tức thủ-đà-la, thấp nhất trong bốn giai cấp.
[314] Pali: akoseyya vā paribhāseyya vā, nhục mạ hay chửi bới hung dữ. Giải thích: nhục mạ bằng 10 cách. Chửi bới hung dữ, khiến cho người khác nghe mà sợ.
[315] Xem Phần I, Ch. v ba-dật-đề 2.
[316] Pali, Pāc. 53. Căn bản: điều 130 & 131.
[317] Ca-la 迦羅. Pali: Caṇḍakālī. Đoạn trên, có chỗ dịch nghĩa là Hắc.
[318] Xem, Ni luật, cht. 42, tăng-già-bà-thi-sa 17; cht. 136, ba-dật-đề 89.
[319] Pali, Pāc. 60. Ngũ phần: điều 168. Tăng kỳ: điều 133. Thập tụng: điều 162. Căn bản: điều 159.
[320] Thích-súy-sưu 釋翅搜. Tức Pali: sakkesu, giữa những người họ Thích. Nhưng ở đây, nhân duyên theo Pali, Phật tại Xá-vệ.
[321] Pali: chưa xin phép Tăng hay chúng hứa khả.
[322] Pali, Pāc. 54.
[323] Pali: ăn thêm thức ăn loại cứng (khādanīya) hay loại mềm (bhojanīya).
[324] Chánh thực 正食 ; xem Phần I, Ch.v ba-dật-đề 32 & cht. 153.
[325] Pali, Pāc. 55. Tăng kỳ: điều 90. Thập tụng: điều 150. Căn bản: điều 133 (& 132).
[326] Duyên khởi Pali: một tỳ-kheo-ni không muốn các tỳ-kheo-ni khác đến gia đình cư sĩ nhận cúng dường, bèn nói với các cô: «Nhà đó có chó dữ, có bò hung tợn. Các cô chớ đến.»
[327] Pali: kulamaccharin, «bủn xỉn về gia đinh;» giải thích (vin. iv. 312): nói xấu một gia đình trước các tỳ-kheo-ni để các cô này không ai đến đó. Tăng kỳ: «Với tâm bủn xỉn, giữ gia đình người riêng cho mình.» Thập tụng: hộ tích tha gia 護惜他家.
[328] Pali, Pāc. 88. Ngũ phần: điều 153. Thập tụng: điều 164. Căn bản: điều 166 & 167.
[329] Pali: gandhavaṇṇeka nahāyeyya, «tắm bằng hưong liệu và phẩm màu.»
[330] Pali, Pāc. 89. Thập tụng: điều 164; cf. điều 150 trên. Căn bản: điều 168.
[331] Hồ ma chỉ 胡麻滓 . Pali: piññāka, nước cặn vừng, bột vừng, tức vừng được nghiền nát thành bột.
[332] Pali: vāsitena piññākena nahāyeyya, tắm bằng nước ướp vừng.
[333] Pali, Pāc. 90. Tăng kỳ: đều 127. Thập tụng: điều 165 (cf. điều 153 & 154 dưới). Căn bản: điều 161.
[334] Khải ma 揩摩. Pali: ummaddāpeyya parimaddāpeyya, tự mình chà xát (chà dầu) và nhờ người khác chà xát.
[335] Pali, Pāc. 91. Tăng kỳ: điều 129. Thập tụng: điều 165. Căn bản: 162.
[336] Pali, Pāc. 92. Ngũ phần: điều 128. Thập tụng: điều 165.
[337] Pali, Pāc. 93. Tăng kỳ: điều 126 (cf. điều 130).
[338] Pali, Pāc. 86. Cf. Ngũ phần: điều 205 & 206.
[339] Trữ khỏa y [袖-由+宁]髁衣 , quần chẽn bó đùi. Pali: saṅghāṇi váy hay quần đùi.
[340] Duyên khởi Pali (Vin.iv. 339): một nữ tín chủ nhờ một ni cô mang một cái váy lót đến cho người khác. Cô ni vì không tiện bỏ váy vào bát, nên mặc vào người. Giữa đường, giây lưng đứt, váy bị tuột. Mọi người chê cười.
[341] Cf. Ngũ phần, điều 205: «… mặc y theo cách kỹ nữ…», điều 206: «… mặc y theo cách phụ nữ bạch y…»
[342] Pali, Pāc. 87. Ngũ phần: điều 158 (cf. điều 161 & 162). Thập tụng: điều 160. Căn bản: điều 170.
[343] Pali, Pāc. 87: itthālaṅkāraṃ dhāreyya, mang (đeo) đồ trang sức phụ nữ.
[344] Pali, Pāc. 84. Ngũ phần: điều 142. Thập tụng: điều 148. Tăng kỳ: điều 112. Căn bản: điều 157 & 158.
[345] Cách tỉ 革屣 . Pali: upāhana, giày dép (chung các thứ).
[346] Bản Hán, hết quyển 29.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.81.46 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.