Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 28 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 28

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.69 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.86 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
4. CHÁNH PHÁP YẾT-MA
Các tỳ-kheo-ni Tăng nên dẫn người thọ giới đến giữa Tăng tỳ-kheo,[246] trống vai bên hữu, kính lễ sát chân Tăng, rồi đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay, thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Con tên là... theo Hòa thượng ni tên là... cầu thọ giới cụ túc. Nay con tên là... đến giữa chúng Tăng xin thọ giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Xin Chúng Tăng dũ lòng thương cứu vớt con.» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy).
Giới sư nên hỏi:
«Tên chữ của ngươi là gì?»
«Hòa thượng của ngươi hiệu gì?»...
Cho đến câu: «Đàm dãi thường chảy ra...» như trước. Rồi hỏi tiếp:
«Ngươi đã học giới thanh tịnh chưa?»
Nếu cô ấy nói: «Học giới đã thanh tịnh,» thì lại hỏi các tỳ-kheo-ni:
«Người này đã học giới thanh tịnh chưa?»
Nếu các cô ni nói:
«Học giới thanh tịnh.»
Giới sư nên tác bạch:
«Đại đức Tăng, xin lắng nghe! Người nầy tên là... theo Hòa thượng ni tên là... cầu thọ giới cụ túc. Nay người nầy tên là... đến giữa chúng Tăng xin thọ giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Người nầy tên là... đã học giới thanh tịnh. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho người nữ tên là... giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Người này tên là... theo Hòa thượng ni tên là... cầu thọ giới cụ túc. Nay, người nầy tên là... theo chúng Tăng xin thọ giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Người này tên là... đã học giới thanh tịnh. Nay, Tăng trao cho người có tên... nầy giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng. Các trưởng lão nào chấp thuận, Tăng trao cho cô có tên... giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên là... làm Hòa thượng thì im lặng.[758a1] Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng bạch như vậy).
«Chúng Tăng đã chấp thuận cho cô có tên là... thọ giới cụ túc, tỳ-kheo-ni tên... làm Hòa thượng rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.»
5. THUYẾT BA-LA-DI-PHÁP
«Này Thiện nữ, hãy lắng nghe! Tám pháp ba-la-di sau đây do đức Như Lai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác nói ra. Người nào phạm, chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích:
1/ Không được hành bất tịnh hạnh, hành pháp dâm dục. Nếu tỳ-kheo-ni có ý thích hành bất tịnh hạnh, hành pháp dâm dục, cho đến cùng với loài súc sanh, thì người này chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
2/ Không được trộm cắp, cho đến một lá cây, cọng cỏ. Nếu tỳ-kheo-ni ăn trộm của người năm tiền, hoặc hơn năm tiền, tự mình lấy hay dạy người lấy; tự mình bẻ hay dạy người bẻ; tự mình chặt hay dạy người chặt; tự mình phá hay dạy người phá; hoặc đốt; hoặc chôn; hoặc làm hoại sắc, thì người này chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
3/ Không được cố ý đoạn mạng chúng sanh, cho đến loài kiến. Nếu tỳ-kheo-ni, tự tay mình cố ý đoạn mạng người, hoặc cầm dao trao cho người, hoặc bảo nên chết, khuyến khích chết, hoặc cho người uống thuốc độc, hoặc làm cho đọa thai, hoặc nguyền rủa độc chú cho chết, hoặc mình tự làm hay dạy người làm, thì người này chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
4/ Không được nói dối, cho đến nói giỡn. Nếu tỳ-kheo-ni không chơn thật, chẳng phải là mình có mà tự xưng là tôi được pháp thượng nhơn, tôi đắc thiền, đắc giải thoát, được tam-muội chánh thọ, đắc quả Tu-đà-hoàn, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm, quả A-la-hán; nói, ‹có Trời đến, rồng đến, quỷ thần đến cúng dường tôi,› thì người này chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
5/ Không được thân chạm nhau, cho đến cùng với súc sanh, Nếu tỳ-kheo-ni với tâm nhiễm ô cùng nam tử có tâm nhiễm ô, hai thân xúc chạm nhau, từ nách trở xuống, từ gối trở lên, hoặc nắm, hoặc sờ, hoặc kéo, hoặc đẩy, vuốt ngược, vuốt xuôi, nâng lên, để xuống, hoặc nắm, hoặc nắn bóp, thì người này chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
6/ Không được phạm tám sự, cho đến cùng với súc sanh. Nếu tỳ-kheo-ni với tâm nhiễm ô bằng lòng cho người nam có tâm nhiễm ô nắm tay, nắm y, vào chỗ vắng, chỗ vắng cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng đi, thân gần gũi nhau, cùng hẹn nhau; phạm tám sự này, người này chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Vì phạm tám sự. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
7/ Không được che dấu tội của người, cho đến tội đột-kiết-la, ác thuyết. Nếu tỳ-kheo-ni biết tỳ-kheo-ni khác phạm tội ba-la-di, mà không tự cử tội, không bạch với Tăng, không báo với nhiều người. Thời gian sau, tỳ-kheo-ni này thôi tu, hay bị diệt tẫn, hoặc bị ngăn không cho dự Tăng sự, hoặc theo ngoại đạo, khi ấy mới nói, ‹Trước đây tôi biết việc như vậy như vậy,› thì người nói chẳng phải là tỳ-kheo-ni, chẳng phải người nữ dòng họ Thích. Vì che dấu trọng tội. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
8/ Không được tùy thuận tỳ-kheo bị cử tội, cho đến người giữ vườn và sa-di. Nếu tỳ-kheo-ni biết tỳ-kheo kia bị Tăng cử tội, như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà tỳ-kheo ấy không phục tùng, không sám hối. Tăng chưa tác pháp cho tỳ-kheo ấy sống chung, mà tùy thuận với tỳ-kheo ấy; tỳ-kheo-ni khác nên can gián tỳ-kheo-ni nầy rằng: ‹Nầy cô, cô có biết chăng? Tăng đã cử tội tỳ-kheo này như pháp, như luật, như lời Phật dạy mà tỳ-kheo ấy không phục tùng, không sám hối. Tăng chưa tác pháp cho tỳ-kheo ấy sống chung, cô đừng tùy thuận.› Khi tỳ-kheo-ni khác can gián mà tỳ-kheo-ni này kiên trì không bỏ. Tỳ-kheo-ni nên can gián ba lần, cho bỏ việc ấy. Cho đến ba lần can gián, bỏ thì tốt; không bỏ thì tỳ-kheo-ni này không phải là tỳ-kheo-ni, không phải người nữ dòng họ Thích. Vì tùy thuận theo người bị cử. Trong đây trọn đời không được làm. Ngươi có thể giữ được không?»
Nếu giữ được thì trả lời: «Được.»
6. TRUYỀN PHÁP TỨ Y
«Này thiện nữ, hãy lắng nghe! Đức Như Lai, Vô sở trước, Đẳng chánh giác, nói pháp tứ y[247]. Tỳ-kheo-ni nương nơi đó được xuất gia, thọ giới cụ túc, thành tỳ-kheo-ni.
1/ Nương theo y phấn tảo đặng xuất gia, thọ cụ túc giới, thành pháp tỳ-kheo-ni. Trong đây ngươi trọn đời giữ được không?»
Giữ được thì nói: «Được.»
«Nếu được của lợi dư, đàn-việt thí y, loại y cắt rọc, thì được thọ.»
2/ Nương theo sự khất thực mà được xuất gia, thọ cụ túc giới, thành pháp tỳ-kheo-ni. Trong đây ngươi trọn đời giữ được không?»
Giữ được thì nói: «Được.»
«Nếu được của lợi dư, hoặc Tăng sai đi thọ thực, đàn-việt đem thức ăn đến, thức ăn ngày mồng tám, ngày mười bốn, ngày mười lăm hay mồng một trong tháng, hoặc thường thực của chúng Tăng, hay đàn-việt mời thọ thực thì có thể thọ.»
3/ Nương nơi gốc cây mà ngồi, đặng xuất gia thọ cụ túc giới, thành pháp của tỳ-kheo-ni. Trong đây ngươi trọn đời giữ được không?»
Giữ được thì nói: «Được.»
«Nếu được của lợi dư, phòng riêng, nhà nóc nhọn, phòng nhỏ, nhà bằng đá, hai phòng có một cửa thì nên thọ.»
4/ Nương nơi thuốc hủ lạn,[248] mà được xuất gia thọ cụ túc giới, thành pháp tỳ-kheo-ni. Trong đây ngươi trọn đời giữ được không?»
Giữ được thì nói: «Được.»
«Nếu được của lợi dư như sữa, dầu, sữa sống, mật, đường phèn thì nên thọ.»
7. GIÁO GIỚI
«Ngươi đã thọ giới cụ túc rồi; bạch tứ yết-ma như pháp, thành tựu đúng cách, Hòa thượng như pháp, A-xà-lê như pháp, hai bộ Tăng như pháp đầy đủ. Ngươi nên khéo thọ giáo pháp, nên khuyến hóa làm việc phước, tu bổ tháp, cúng dường chúng Tăng. Hòa thượng, A-xà-lê, những gì các ngài dạy như pháp, ngươi không được chống trái. Ngươi nên học vấn tụng kinh, siêng cầu phương tiện, để ở trong pháp của Phật, chứng được quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Có như vậy, công đức sơ phát tâm xuất gia của ngươi, không bị uổng phí, quả báo không đoạn tuyệt. Ngoài ra những gì chưa biết, ngươi nên hỏi Hòa thượng, A-xà-lê.»
Xong rồi, khiến người mới thọ giới đi trước, chư ni đi sau.
«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đồng nữ 18 tuổi, cho học giới hai năm, cho sáu pháp, đủ 20 tuổi, chúng Tăng không chấp thuận[249] mà cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tăng: cũng như trên.
Tỳ-kheo-ni nào đối với người nữ 20 tuổi, có hai năm học giới, đã cho sáu pháp, nhưng chúng Tăng không cho phép mà cho thọ giới cụ túc; yết-ma xong ba lần, Hòa thượng ni, ba-dật-đề; yết-ma hai lần xong, ba đột-kiết-la; yết-ma một lần xong, hai đột-kiết-la; bạch xong, một đột-kiết-la; bạch chưa xong, đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, tập chúng, chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: đủ 20 tuổi, có hai năm học giới, (cho sáu pháp), chúng Tăng cho phép thọ giới cụ túc thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 125[250]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, [759a1] các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới cho phép tỳ-kheo-ni trao giới cụ túc cho người. Chư ni độ phụ nữ nhỏ tuổi[251] cho thọ giới cụ túc. Thọ giới rồi, không biết nam tử có tâm nhiễm ô hay không có tâm nhiễm ô, cùng với nam tử có tâm nhiễm ô cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng nhau đùa giỡn.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới cho phép tỳ-kheo-ni độ người khác thọ giới cụ túc. Sao các cô lại độ người phụ nữ nhỏ tuổi đã từng có chồng,[252] thọ giới cụ túc? Thọ giới rồi, không biết nam tử có tâm nhiễm ô hay không có tâm nhiễm ô, mà cùng với nam tử có tâm nhiễm ô, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng nhau giỡn đùa.»
Chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô lại độ người phụ nữ nhỏ tuổi đã từng có chồng, thọ giới cụ túc? Thọ giới rồi, không biết nam tử có tâm nhiễm ô hay không có tâm nhiễm ô, mà cùng với nam tử có tâm nhiễm ô, cùng đứng, cùng nói chuyện, cùng nhau giỡn đùa.»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, muốn độ người, trao giới cụ túc, trước phải bạch chúng Tăng, rồi mới cạo đầu, cho đến trao cho mười giới như trên.
«Từ nay về sau, cho phép độ người nữ 10 tuổi đã từng có chồng, cho hai năm học giới, khi đủ 12 tuổi, cho thọ giới cụ túc, bằng pháp bạch tứ yết-ma như trên.
«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ phụ nữ 10 tuổi đã từng có chồng,[253] cho hai năm học giới, đủ 12 tuổi mới cho thọ giới cụ túc; nếu dưới 12 tuổi mà cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.[254]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni biết người dưới 12 tuổi mà cho thọ giới cụ túc, ba lần yết-ma xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề; hai lần yết-ma xong, phạm ba đột-kiết-la; một lần yết-ma xong, hai đột-kiết-la; bạch rồi, một đột-kiết-la; bạch chưa xong, đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, tập chúng, chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: độ khi 10 tuổi, cho hai năm học giới, đến 12 tuổi cho thọ giới cụ túc, thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 126[255]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới, được độ người nữ 10 tuổi đã từng có chồng, cho hai năm học giới, đến đủ 12 tuổi, cho thọ giới cụ túc. Chư ni độ người mù lòa, chân khập khểnh, điếc và có các bệnh khác, khiến chúng Tăng bị chê ba, biếm nhẻ.[256]
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới, cho độ phụ nữ 10 tuổi đã từng có chồng, cho hai năm học giới, đủ 12 tuổi cho thọ giới cụ túc. Sao các cô lại độ người mù lòa, điếc và có các bệnh khác, khiến chúng Tăng bị biếm nhẻ?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Thế tôn chế giới, cho phép tỳ-kheo-ni độ phụ nữ 10 tuổi đã từng có chồng, cho hai năm học giới, đủ 12 tuổi cho thọ giới cụ túc. Sao các cô lại độ người mù lòa, điếc và có các bệnh khác, khiến chúng Tăng bị biếm nhẻ?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, cho phép thọ giới cụ túc, bằng bạch tứ yết-ma, nên trao cho như vầy: Dẫn người thọ giới đến chỗ mắt thấy, tai không nghe... cho đến câu:
«Tôi đã giáo thọ xong.»
Cho phép kêu vào cũng như trên.[257]
Khi đã đến trong Tăng, Giới sư tác bạch hỏi nạn sự cho đến bạch tứ yết-ma như trên, và đến giữa đại Tăng cho thọ giới. Tất cả đều như trên, đồng với pháp của đồng nữ 18 tuổi.
«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ phụ nữ tuổi nhỏ đã từng có chồng, cho hai năm học giới, đủ 12 tuổi không bạch với chúng Tăng[258] mà cho thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, độ người phụ nữ tuổi nhỏ đã từng có chồng, cho hai năm học giới, tuổi đủ 12 không bạch với chúng Tăng mà cho thọ giới cụ túc, ba yết-ma xong, Hòa thượng ni ba-dật-đề; hai yết-ma xong, ba đột-kiết-la; một yết-ma xong, hai đột-kiết-la; bạch xong, một đột-kiết-la; bạch chưa xong, đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, tập chúng, chúng đủ, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: độ phụ nữ 12 tuổi đã từng có chồng, bạch chúng Tăng trước khi thọ giới cụ túc thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 127[259]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các tỳ-kheo-ni độ dâm nữ, cho thọ giới cụ túc. Những người nữ quen thân với họ thấy vậy cùng nhau bàn, nói: «Dâm nữ này trước kia cùng chúng tôi làm những việc như vậy như vậy.» Tỳ-kheo-ni vừa được độ và các tỳ-kheo-ni khác nghe, đều xấu hổ.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Sao các cô lại độ dâm nữ cho thọ giới cụ túc? »
Chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô lại độ dâm nữ, cho thọ giới cụ túc?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cho người như vậy[260] thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Các tỳ-kheo-ni không biết là người như vậy hay chẳng phải là người như vậy, sau mới biết, nên các vị tác pháp ba-dật-đề, có vị nghi. Đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau, nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người như vậy mà cho thọ giới cụ túc,[261] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Người như vậy:[262] chỉ cho dâm nữ.
Người ấy, hoặc có phu chủ, hoặc có anh em của phu chủ, cho đến người tư thông cũ. Tỳ-kheo-ni cho người như vậy thọ giới cụ túc thì [760a1] nên dẫn họ đi xa cách năm, sáu do-diên (do-tuần).[263] Nếu không đi được, cho lánh vào chỗ thâm kín. Tỳ-kheo-ni độ người như vậy xuất gia, thọ giới cụ túc rồi, không dẫn họ đi xa cách năm, sáu do tuần, hay lánh mình vào chỗ thâm kín, ba-dật-đề.[264]
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: trước không biết là người như vậy liền cho thọ giới cụ túc; hoặc dẫn người ấy đi xa cách năm, sáu do tuần; hoặc bảo người dẫn đến chỗ xa năm, sáu do diên, hay ở chỗ lánh mình thâm kín.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não,, bức bách.
ĐIỀU 128[265]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có tỳ-kheo-ni An Ẩn[266] độ nhiều đệ tử, mà không dạy bảo. Do không được dạy bảo nên họ không xét theo oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi,[267] hoặc thọ thực với bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực lớn tiếng kêu la, y như pháp tụ hội của bà-la-môn.
Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni thấy vậy, bảo rằng:
«Nầy, cô em! Tại sao các cô không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực với bát bất tịnh? Khi tiểu thực đại thực lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn!»
Các tỳ-kheo-ni ấy thưa:
«Chúng con là đệ tử của tỳ-kheo-ni An Ẩn. Thầy con nuôi đệ tử nhiều nhưng không giáo giới chúng con. Do không được giáo giới nên như vậy!»
Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni An Ẩn: «Sao cô nuôi nhiều đệ tử mà không dạy bảo? Do không dạy bảo nên có nhiều việc làm không như pháp.»
Quở trách rồi tỳ-kheo-ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni An Ẩn rằng:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao cô nuôi nhiều đệ tử mà không dạy bảo để chúng không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực với bát bất tịnh; khi tiểu thực đại thực lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ nhiều đệ tử, mà trong hai năm không dạy học giới, không chăm sóc bằng hai pháp,[268] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Hai pháp: một là pháp, hai là y và thực.
- Chăm sóc bằng pháp:[269] dạy tăng thượng giới, tăng thượng tâm, tăng thượng huệ, học vấn, tụng kinh.
- Chăm sóc bằng y và thực: cho y thực, giường nằm, ngọa cụ, thuốc men, tùy theo khả năng mà cung cấp các thứ cần dùng.
Tỳ-kheo-ni nào, nuôi nhiều đệ tử cho thọ giới cụ túc, mà trong hai năm không dạy học giới, không nhiếp hóa bằng hai pháp, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu đã độ mà có cho học giới trong hai năm, dùng hai việc nhiếp hóa, một là pháp, hai là y thực. Hoặc họ thọ giới cụ túc, rồi bỏ Hòa thượng đi, hoặc phá giới, phá kiến, phá oai nghi; hoặc bị cử, hoặc diệt tẫn, hoặc đáng diệt tẫn, hoặc do việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 129[270]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni độ nhiều đệ tử. Khi được độ rồi, bỏ Hòa thượng đi, nên không nhận được mọi sự dạy dỗ, không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực với bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn.
Các tỳ-kheo-ni thấy vậy hỏi:
«Nầy, các cô em! Tại sao các cô không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ bát bất tịnh thực; khi tiểu thực đại thực lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn?»
Các tỳ-kheo-ni ấy thưa:
«Chúng con thọ giới cụ túc rồi, bỏ Hòa thượng đi, không nhận được sự giáo dục nên như thế!»
Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni:
«Tại sao các cô em thọ giới rồi, bỏ Hòa thượng đi, để không nhận được sự giáo dục, không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực với bát bất tịnh? Khi tiểu thực đại thực lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn?»
Các tỳ-kheo-ni quở trách rồi, đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên Đức Phật. Đức Phật dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni.
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao thọ giới cụ túc rồi, các cô lại lìa bỏ Hòa thượng đi, nên không được sự giáo dục, không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực với bát bất tịnh? Khi tiểu thực đại thực lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn?» Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, không có hai năm theo Hòa thượng ni,[271] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni không có hai năm theo Hòa thượng ni, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: thọ giới cụ túc rồi, hai năm theo Hòa thượng ni; hoặc Hòa thượng cho phép đi thì được đi; hoặc Hòa thượng phá giới, phá kiến, phá oai nghi; hoặc bị cử, hoặc diệt tẫn, hoặc đáng diệt tẫn, hoặc do việc này đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn, trong hai năm phải xa lìa; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 130[272]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ đức Thế tôn chế giới, cho phép độ người thọ giới cụ túc. Các tỳ-kheo-ni ngu si độ người mà không biết giáo dục. Do không được giáo dục nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực với bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực thì cao tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn.
Các Tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách các Tỳ-kheo-ni: «Đức Thế tôn chế giới, cho phép độ người. Tại sao các cô là người ngu si cũng vội độ người mà không biết giáo dục. Do không được giáo dục nên họ không xét biết oai nghi, cho đến khi tiểu thực đại thực lớn tiếng [761a1] kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn.»
Chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên ĐứcThế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao đức Thế tôn chế giới, tuy cho phép độ người, nhưng các cô hạng ngu si, cũng vội độ người mà không biết giáo dục. Do không giáo dục, nên họ không xét biết oai nghi, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ bát bất tịnh thực. Khi tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
YẾT-MA SÚC CHÚNG
Từ nay về sau, cho phép Tăng bạch nhị yết-ma để cho phép người muốn trao giới cụ túc cho kẻ khác. Người ấy đến giữa Tăng cầu xin, nên cầu như vầy: đến trong chúng tỳ-kheo-ni, trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân các tỳ-kheo-ni, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay, bạch:
«Đại tỉ Tăng, xin lắng nghe. Tôi tỳ-kheo-ni tên là...,[273] cầu xin chúng Tăng cho phép độ người thọ giới cụ túc.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
Tỳ-kheo-ni Tăng nên xem xét người ấy, nếu đủ khả năng giáo dục, cho học giới trong hai năm, chăm sóc bằng hai sự, một là pháp, hai là y thực, thì thuận cho. Nếu không đủ khả năng giáo dục, không thể cho học giới trong hai năm, chăm sóc bằng hai sự, thì nên nói:
«Nầy cô, thôi đi! Đừng nên độ người.»
Nếu cô ấy có trí tuệ, có khả năng giáo dục, cho học giới trong hai năm, chăm sóc bằng hai sự, thì ni chúng nên sai một vị có thể yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại tỉ Tăng, xin lắng nghe. Tỳ-kheo-ni này tên là...[274], nay đến giữa chúng Tăng cầu xin pháp trao giới cụ túc cho người. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho phép tỳ-kheo-ni tên là..., trao giới cụ túc cho người. Đây là lời tác bạch.
«Đại tỉ Tăng, xin lắng nghe. Tỳ-kheo-ni này tên là..., nay đến giữa chúng Tăng cầu xin phép trao giới cụ túc cho người. Nay, Tăng trao cho tỳ-kheo-ni tên là..., pháp trao giới cụ túc cho người. Các đại tỉ nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo-ni tên là..., pháp trao giới cụ túc cho người thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
«Tăng đã chấp thuận cho tỳ-kheo-ni tên là..., pháp trao giới cụ túc cho người rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào,[275] Tăng không cho phép mà trao giới cụ túc cho người, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Cho phép: chúng Tăng bạch nhị yết-ma, cho phép tỳ-kheo-ni kia.
Nếu Tăng không cho phép mà trao giới cụ túc cho người, ba-dật-đề. Chúng Tăng không cho phép bèn cho người y chỉ, hoặc nuôi sa-di-ni, thức-xoa-ma-na, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Chúng Tăng cho phép trao giới cụ túc cho người, nhận tỳ-kheo-ni y chỉ và nuôi sa-di-ni, thức-xoa-ma-na. Đó gọi là không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 131[276]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni nghe đức Thế tôn chế giới, cho phép tỳ-kheo-ni đến giữa chúng Tăng xin phép trao giới cụ túc cho người. Tỳ-kheo-ni tân học thiếu niên cũng đến chúng Tăng xin phép trao giới cụ túc cho người, rồi không thể giáo dục. Do không được giáo dục cho nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn!
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Các cô nghe đức Thế tôn chế giới cho phép độ người. Tại sao các cô không biết mình là tân học niên thiếu, mà cũng xin phép trao giới cụ túc cho người, rồi không thể giáo dục. Do không được giáo dục nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh... cho đến tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn?»
Các tỳ-kheo-ni quở trách rồi thưa với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni nầy:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô là tân học niên thiếu mà xin phép trao giới cụ túc cho người, để rồi không thể giáo dục được. Do không được giáo dục nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo-ni nầy rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, tuổi chưa đủ 12, trao giới cụ túc cho người, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Nếu tỳ-kheo-ni tuổi (hạ) dưới 12, trao giới cụ túc cho người, ba-dật-đề; hoặc dưới 12, cho người y chỉ, hay nuôi thức-xoa-ma-na, sa-di-ni; tất cả đều đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la.
Sự không phạm: tuổi (hạ) đủ 12 trao giới cụ túc cho người; hoặc cho người y chỉ; hay nuôi thức-xoa-ma-na, sa-di-ni; thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 132[277]
Một thời, Đức Thế tôn ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni nghe, đức Thế tôn chế giới cho phép ni 12 tuổi hạ được trao giới cụ túc cho người, đều tự xưng rằng, mình đã đủ 12 hạ. Mặc dầu là ngu si, vội trao giới cụ túc cho người, mà không biết giáo dục. Do không được giáo dục nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực kêu la lớn tiếng, như pháp tụ hội của bà-la-môn.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni nầy: «Sao các cô nghe đức Thế tôn chế giới, cho phép ni đủ 12 hạ được trao giới cụ túc cho người, các cô tự xưng là mình đủ 12 hạ, cầu xin trao giới cụ túc cho người? Trong khi đó các cô là người ngu si không biết giáo dục. Do không được giáo dục nên người được độ họ không biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp... cho đến như pháp tụ hội của bà-la-môn.»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni nầy:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các cô tự xưng là mình đủ 12 tuổi hạ, [762a1] cầu xin trao giới cụ túc cho người. Trong khi đó các cô là người ngu si không biết giáo dục. Do không được sự giáo dục nên người được độ không biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp... cho đến như pháp tụ hội của bà-la-môn?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo-ni nầy rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, đủ 12 hạ, chúng Tăng không cho phép, mà trao giới cụ túc cho người,[278] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào đủ 12 hạ chúng Tăng không cho phép mà trao giới cụ túc cho người, ba-dật-đề. Chúng Tăng không cho phép mà nhận người y chỉ và nuôi thức-xoa-ma-na, sa-di-ni, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: tuổi đủ 12, chúng Tăng cho phép trao giới cụ túc cho người và cho người y chỉ, nuôi thức-xoa-ma-na, sa-di-ni thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 133[279]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni ngu si,[280] không thể giáo dục được đến chúng Tăng cầu xin trao giới cụ túc cho người. Các tỳ-kheo-ni can gián:
«Này cô em, Thôi đi! Đừng đến chúng Tăng cầu xin trao giới cụ túc cho người.»
Cô ni đến xin Tăng cho trao giới cụ túc cho người, không được Tăng chấp thuận, bèn nói:
«Các tỳ-kheo-ni có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh. Thương ai thì cho, ai không thương thì không cho.»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Sao, các cô là người ngu si, lại đến Tăng xin trao giới cụ túc cho người. Các cô lại nói: ‹Các tỳ-kheo-ni có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh, thương ai thì cho, ai không thương thì không cho.›»
Chư ni đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Các cô là người ngu si, sao lại đến Tăng xin trao giới cụ túc cho người? Các Tỳ-kheo-ni can gián rằng: ‹Này cô em, thôi đi! Đừng đến chúng Tăng cầu xin trao giới cụ túc cho người.› Các cô lại nói: ‹Các tỳ-kheo-ni có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh, thương ai thì cho, ai không thương thì không cho.›»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, Tăng không cho phép trao giới cụ túc cho người, mà nói rằng: ‹Chúng Tăng có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh, muốn cho ai thì cho, không muốn cho ai thì không cho,›[281] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tăng: nghĩa cũng như trên.
Không cho phép: chúng Tăng nói, «Cô em, thôi đi! Đừng xin trao giới cụ túc cho người.» Cô ni kia không được Tăng cho phép trao giới cụ túc cho người, mà nói: «Các Tỳ-kheo-ni có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh. Người thương thì cho, người không thương thì không cho;» nói rõ ràng thì ba-dật-đề. Nói không rõ ràng, đột-kiết-la,
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: sự việc kia, sự thật là có thiên vị, có giận hờn, có sợ hãi, có bất minh, thương ai thì cho, không thương thì không cho; hoặc nói vui đùa, nói gấp gáp, nói chỗ vắng, nói một mình, nói trong mộng, muốn nói việc này nhầm nói việc kia; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 134[282]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni khi nghe đức Thế tôn chế giới cho phép độ người thọ giới cụ túc, thì vội độ cho thọ giới cụ túc những người mà cha mẹ hay phu chủ chưa cho phép. Sau khi thọ giới cụ túc rồi, cha mẹ hay phu chủ họ đến dẫn về.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nói: «Sao các cô khi nghe đức Thế tôn chế giới, cho phép độ người, thì vội độ những người mà cha mẹ hay phu chủ không cho, khiến cho cha mẹ hay phu chủ họ đến dẫn về?»
Các tỳ-kheo-ni đến bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo bạch lên Đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao Thế tôn chế giới cho phép độ người, thì vội độ những người mà cha mẹ hay phu chủ không cho; để rồi, sau đó, cha mẹ hay phu chủ họ đến dẫn về?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, trao giới cụ túc cho người[283] mà cha mẹ hay phu chủ không đồng ý, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nào, nếu trao giới cụ túc cho người mà cha mẹ hay phu chủ họ không cho phép, ba phen yết-ma xong, Hòa thượng ba-dật-đề; hai phen yết-ma xong, ba đột-kiết-la; một phen yết-ma xong, hai đột-kiết-la; bạch xong, một đột-kiết-la; bạch chưa xong, một đột-kiết-la; trước khi chưa bạch, phương tiện Tăng bạch, cho cạo tóc, tập chúng, đủ chúng, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: người đó được cha mẹ hay phu chủ cho phép, hoặc không có cha mẹ hay phu chủ thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 135[284]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo-ni khi nghe đức Thế tôn chế giới được độ người. Các tỳ-kheo-ni bèn độ cho thọ giới cụ túc người nữ[285] đang luyến ái đàn ông, con trai, hay sầu ưu, dễ mừng, dễ giận. Thọ giới cụ túc rồi, cô ấy vì nhớ nghĩ đến đàn ông nên sầu ưu, dễ nổi nóng giận, cùng gây sự với các tỳ-kheo-ni.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo-ni: «Đức Thế tôn chế giới được độ người. Sao các cô lại độ cho thọ giới cụ túc người nữ đang luyến ái đàn ông, con trai, hay sầu ưu, dễ mừng, dễ giận? Thọ giới cụ túc rồi, cô ấy vì nhớ nghĩ đến đàn ông nên sầu ưu, dễ nổi nóng giận, cùng gây sự với các tỳ-kheo-ni?»
Chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Tại sao [763a1] các cô lại độ cho thọ giới cụ túc người nữ đang luyến ái đàn ông, con trai, hay sầu ưu, dễ mừng, dễ giận? Thọ giới cụ túc rồi, cô ấy vì nhớ nghĩ đến đàn ông nên sầu ưu, dễ nổi nóng giận, cùng gây sự với các tỳ-kheo-ni.»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Các tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, độ cho xuất gia thọ giới cụ túc người nữ đang luyến ái đàn ông, con trai, hay sầu ưu, hay sân hận, ba-dật-đề.
Đức Thế tôn vì các tỳ-kheo-ni kiết giới như vậy. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni không biết người ấy có hay không đang luyến ái đàn ông, con trai, hay sầu ưu, hay sân hận, sau mới biết cô ấy đang luyến ái đàn ông, con trai, nên có vị tác pháp sám ba-dật-dề, có vị nghi. Đức Phật dạy:
«Không biết thì không phạm.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, biết người nữ đang luyến ái đàn ông, con trai, hay sầu ưu, hay sân hận, mà độ cho xuất gia thọ giới cụ túc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Người nữ đang luyến ái đàn ông con trai, tư thông nhau; cô ấy hay sầu ưu, hay sân nhuế; sau khi thọ giới cụ túc rồi, do nhớ tưởng đàn ông nên hay gây gỗ với tỳ-kheo-ni. Tỳ-kheo-ni biết người nữ đang luyên ái đàn ông con trai, tư thông nhau; cô ấy hay sầu ưu, hay sân nhuế; mà cho thọ giới cụ túc, yết-ma lần thứ ba xong, Hòa thượng ni phạm ba-dật-đề. Yết-ma lần thứ hai xong, phạm ba đột-kiết-la. Yết-ma lần đầu xong, hai đột-kiết-la. Bạch rồi, một đột-kiết-la. Bạch chưa xong, đột-kiết-la. Trước khi chưa bạch, mà cho cạo tóc, cho thọ giới, tập đủ chúng, tất cả đều đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: trước không biết; hoặc tin lời của người đáng tin; hoặc tin lời của cha mẹ họ; hoặc thọ giới cụ túc rồi bệnh ấy mới sanh; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 136[286]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà nói với thức-xoa-ma-na rằng: «Cô học việc này, cô bỏ việc này; tôi sẽ trao giới cụ túc cho cô.»[287] Thức-xoa-ma-na bằng lòng. Thức-xoa-ma-na này là người thông minh trí tuệ, có khả năng khuyến hóa, nên Thâu-la-nan-đà có ý nghĩ, muốn khiến cho thức-xoa-ma-na khuyến hóa lâu dài để cúng dường mình. Do vậy, không tạo phương tiện sắp xếp để trao giới cụ túc cho thức-xoa-ma-na. Thức-xoa-ma-na hiềm trách Thâu-la-nan-đà như vầy: «Cô bảo con bỏ việc này, học việc này; cô sẽ trao giới cụ túc. Tại sao đến nay, cô không tạo phương tiện để trao giới cụ túc cho con?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Thâu-la-nan-đà rằng: «Sao cô nói với thức-xoa-ma-na: ‹Bỏ việc này. Học việc này. Tôi sẽ trao giới cụ túc.› Mà lại không trao giới cụ túc cho cô ấy?»
Tỳ-kheo-ni liền đến bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà:
«Sao cô nói với thức-xoa-ma-na: ‹Bỏ việc này, học việc này; tôi sẽ trao giới cụ túc.› Mà lại không trao giới cụ túc cho cô ấy?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, nói với thức-xoa-ma-na rằng: ‹Cô em, bỏ việc này, học việc này, tôi sẽ trao giới cụ túc cho.› Nếu không tạo phương tiện để trao giới cụ túc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni kia nói thức-xoa-ma-na rằng: «Này cô em, cô bỏ việc này, học việc này, tôi sẽ trao giới cụ túc cho cô.» Sau, không tạo phượng tiện để trao giới cụ túc cho cô ấy, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu hứa trao giới cụ túc, rồi trao giới cụ túc; hoặc bị bệnh, hoặc không cùng sinh hoạt; hoặc không có 5 y; hoặc không đủ chúng mười vị; hoặc khuyết giới, hoặc phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc bị cử tội, hoặc bị diệt tẫn, hoặc đáng diệt tẫn, hoặc do việc ấy đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn nên không tạo phương tiện để trao giới cụ túc; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 137[288]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, có thức-xoa-ma-na mang chiếc y đến trong Tăng-già-lam, chỗ ở của các tỳ-kheo-ni, thưa: «Cho con giới cụ túc, con sẽ biếu chiếc y này.» Khi ấy tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà nói: «Này cô em, cô đưa chiếc y cho tôi, tôi sẽ trao giới cụ túc cho.» Thức-xoa-ma-na liền đem chiếc y đưa cho Tỳ-kheo-ni Thâu-la-nan-đà. Thâu-la-nan-đà nhận y rồi, không tạo phương tiện trao giới cụ túc cho thức-xoa-ma-na. Thức-xoa-ma-na cơ hiềm nói: «Cô nói với con, đưa chiếc y cho cô, cô sẽ trao giới cụ túc cho. Cô nhận y rồi, sao không trao giới cụ túc cho con?»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách Thâu-la-nan-đà: «Cô nói với thức-xoa-ma-na: ‹Này cô em, cô đưa chiếc y cho tôi, tôi sẽ trao giới cụ túc cho.› Cô đã nhận y rồi, sao không trao giới cụ túc cho?»
Quở trách xong, chư ni bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Thâu-la-nan-đà rằng:
«Cô làm điều sai trái, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Cô nói với thức-xoa-ma-na: ‹Này cô em, cô đưa chiếc y cho tôi, tôi sẽ trao giới cụ túc cho.› Cô đã nhận y rồi, sao không trao giới cụ túc cho?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, nói với thức-xoa-ma-na:[289] ‹Cô đưa y cho tôi, tôi sẽ trao giới cụ túc cho;› mà không tạo phương tiện trao giới cụ túc cho, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Y: có mười loại, cũng như trên.
Tỳ-kheo-ni nào nói với thức-xoa-ma-na: «Cô đưa y cho tôi, tôi sẽ trao cho cô giới cụ túc.» Nhận y rồi, không tạo phương tiện trao giới cụ túc, ba-dật-đề.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hứa cho thọ giới cụ túc rồi trao cho giới cụ túc; hoặc bị bệnh; hoặc không cùng sinh hoạt với nhau nữa; hoặc không có 5 y; hoặc không đủ chúng mười vị; hoặc bị khuyết giới, hoặc bị phá giới, phá kiến, phá oai nghi, hoặc bị cử, [764a1] hoặc bị diệt tẫn, hoặc đáng diệt tẫn, hoặc do việc ấy đưa đến mạng nạn, phạm hạnh nạn nên không tạo phương tiện để trao giới cụ túc thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 138[290]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, tỳ-kheo-ni An Ẩn nhiều đệ tử, trao cho giới cụ túc mà không thể giáo dục cho chu đáo. Do không được giáo dục cho nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn.
Các Tỳ-kheo-ni nghe rồi hỏi:
«Sao các cô không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực bát bất tịnh? Khi tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp hội họp của bà-la-môn?»
Các cô liền trả lời:
«Chúng con là đệ tử của tỳ-kheo-ni An Ẩn. Thầy chúng con không dạy nên chúng tôi không biết!»
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách tỳ-kheo-ni An Ẩn: «Cô độ nhiều đệ tử, không giáo dục được hết. Do không được giáo dục cho nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn.»
Các tỳ-kheo-ni bạch với chư tỳ-kheo. Chư tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni An Ẩn rằng:
«Cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Cô độ nhiều đệ tử, không giáo dục được hết. Do không được giáo dục cho nên họ không xét biết oai nghi, mặc y không tề chỉnh, khất thực không như pháp, thọ bất tịnh thực khắp nơi, hoặc thọ thực bát bất tịnh. Khi tiểu thực đại thực thì lớn tiếng kêu la, như pháp tụ hội của bà-la-môn.»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, chưa đầy 12 tháng, trao giới cụ túc cho người nữa,[291] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni đủ 12 tháng được trao giới cụ túc cho người nữa; đủ 12 tháng được cho người nữa y chỉ; đủ 12 tháng được trao giới thức-xoa-ma-na, cho hai năm học giới; đủ 12 tháng được độ sa-di-ni. Tỳ-kheo-ni nào chưa đầy12 tháng trao giới cụ túc cho người nữa, ba-dật-đề; chưa đầy 12 tháng cho người y chỉ, độ thức-xoa-ma-na, sa-di-ni, đột-kiết-la.
Tỳ-kheo, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: đủ 12 tháng trao giới cụ túc cho người, đủ 12 tháng cho người y chỉ, trao giới thức-xoa-ma-na, hai năm học giới. Độ sa-di-ni thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐIỀU 139[292]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Bà-già-bà ở trong vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà tại nước Xá-vệ. Bấy giờ, các tỳ-kheo-ni khi nghe đức Thế tôn chế giới cho phép trao cho người giới cụ túc. Họ bèn ở trong ni chúng trao giới cụ túc; rồi để cách đêm mới đến trong Tăng tỳ-kheo để cầu nhận giới cụ túc.[293] Trong khoảng thời gian đó, người tân thọ giới hoặc bị mù lòa, điếc hay chân đi khập khểnh và các chứng bệnh khác, đem lại sự hủy nhục cho chúng Tăng.
Các tỳ-kheo-ni nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu-đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách các tỳ-kheo-ni rằng: «Đức Thế tôn chế giới được độ người. Sao các cô độ người mù lòa, ngu si, điếc, chân đi khập khểnh và các loại bệnh khác, đem lại sự hủy nhục cho chúng Tăng?»
Quở trách rồi, chư ni bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo đến bạch lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo-ni:
«Các cô làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao các cô độ người mù lòa, ngu si, điếc, chân đi khập khểnh và các loại bệnh khác, đem lại sự hủy nhục cho chúng Tăng?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Tỳ-kheo-ni này là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là những người đầu tiên phạm giới này. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo-ni kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp cửu trụ.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo-ni nào, cho người thọ giới cụ túc, để cách đêm mới dẫn đến trong tỳ-kheo tăng xin nhận giới cụ túc, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo-ni: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo-ni nên ngay trong ngày thọ giới cụ túc, liền dẫn đến trong Tăng tỳ-kheo xin nhận giới cụ túc. Tỳ-kheo-ni nào, cho thọ giới cụ túc, để cách đêm mới dẫn đến trong Tăng tỳ-kheo xin nhận giới cụ túc, ba-dật-đề. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: ngay trong ngày thọ giới cụ túc, liền dẫn đến trong Tăng tỳ-kheo xin nhận giới cụ túc. Hoặc muốn dẫn đến để xin giới cụ túc, người vừa thọ giới bị bệnh, hay bị đường sá trở ngại, hoặc có nạn thú dữ, hay nạn giặc, nạn nước lớn, hoặc bị cường lực bắt, hoặc bị trói nhốt, hoặc bị mạng nạn, phạm hạnh nạn, không thể trong ngày đó dẫn đến trong chúng tỳ-kheo được, thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [294]


Chú thích:
[246] Xem ba-dật-đề 139.
[247] Luật Pali, chỉ truyền ba y (tasso nissaye). Vì tỳ-kheo-ni trọn đời không được sống tại trú xứ a-lan-nhã. Nếu sống tại đó, phạm đột-kiết-la (Vin.ii. 278: na bhikkhuniyā araññe vatthabbaṃ. yā vaseyya āpatti dukkaṭassā ti.). Xem Tứ phần 49 (T22n1428, tr.928a17).
[248] Hủ lạn dược 腐爛藥, được hiểu theo nghĩa đen là «thuốc mục nát» truyền thống Pali hiểu nó là «nước đái quỷ.» Xem Trung bộ kinh I, 315b – tức Pali gọi là pūti-mutta (định nghĩa của PTS Pali-English Dictionary: nước tiểu có mùi rất hôi; thường là nước tiểu của trâu bò được dùng làm thuốc cho tỳ-kheo.) Trong đó, mutta, nếu hiểu tương đương với mukta thì có nghĩa là «cái được trích ra.» Còn pūti, tiếng Phạn cũng vậy; có ba gốc động từ khác nhau. Hoặc từ pūy: bốc thổi, hoặc từ pū: tinh lọc; hoặc từ pā: uống. Nếu hiểu từ kép Pali pūti-mutta gồm có pūti do động từ căn pūy và mutta tức là mūtra, như vậy sẽ có nghĩa nước đái độc thối, hoặc nước đái quỷ hoặc hủ lạn dược như Hán dịch, có lẽ không chính xác, và điều này phản lại nguyên lý y học thường được thấy trong các kinh điển, theo đó, tùy bịnh cho thuốc. Có lẽ nên hiểu từ kép này do động từ căn pū và mukta, nó sẽ có nghĩa loại thuốc được rút ra từ tinh dầu hoặc tinh cốt của các loại thảo mộc. Điều này phù hợp với điểm được qui định trong luật: tỳ-kheo không được dùng các loại cây, rau cỏ đang sống và tươi làm thức ăn, trừ trường hợp đã tác tịnh. Về dịch ngữ khác tương đương hủ lạn dược do Nghĩa Tịnh là trần khí dược 陳棄藥 có thể gần sát ý nghĩa vừa nói. Dẫn Yết-ma-yếu chỉ, Ch. iii, cht. 91.
[249] Pali (Vin. iv. 329): saṅghena asammataṃ, Tăng chưa hứa khả; giải thích: ...ñattidutiyena kammena vuṭṭhānasamutti na dinnā hoti, không được cho phép bằng bạch nhị yết-ma. Cf. Pāc. 64: Thức-xoa-ma-na đủ 2 năm học giới, thỉnh cầu Tăng truyền cụ túc. Tăng tác pháp bạch nhị chấp nhận thỉnh cầu. Sau đó tiến hành thủ tục truyền thọ cụ túc.
[250] Pali, Pāc. 65 & 66. Ngũ phần: điều 104. Tăng kỳ: điều 100 & 101 & 102. Thập tụng: điều 108. Căn bản: 108.
[251] Thiếu niên phụ nữ 少年婦女; bản Hán dịch sót ý. Nên hiểu: «Thiếu nữ nhỏ tuổi đã có chồng.» Xem đoạn dưới.
[252] Hán: thiếu niên tằng giá phụ nữ 少年曾嫁婦女. Pali (Vin. iv. 321): ūnadvādasa-vassaṃ gihitaṃ, nữ chưa đầy 12 tuổi nhưng đã có chồng (tục tảo hôn).»
[253] Thập tuế tằng giá 十歲曾嫁 .
[254] Ngũ phần: «…thập nhị tuế dĩ giá nữ 十二歲已嫁女…» Tăng kỳ: «… thích tha phụ giảm thập nhị vũ 適他婦減十二雨…» Pali: xem cht. 253 trên.
[255] Pali, Pāc. 67. Ngũ phần: điều 105. Tăng kỳ: điều 103. Thập tụng: điều 109.
[256] Xem ba-dật-đề 124 trên.
[257] Xem ba-dật-đề 124 trên.
[258] Chưa được Tăng chấp thuận, xem cht. 250, ba-dật-đề 124 trên.
[259] Cf. Pali, Pāc. 70. Thập tụng: điều 115. Ngũ phần: điều 112. Căn bản: điều 160 & 114.
[260] Hán: như thị nhân 如是人. Ngũ phần: dâm nữ 婬女. Thập tụng: «Nuôi dâm nữ làm đệ tử mà không đưa xa khỏi bản xứ 5, 6 do-tuần.»
[261] Cf. Thập tụng: «… độ dâm nữ mà không ra ngoài bản xứ năm, sáu do tuần…»
[262] Như thị nhân 如是人 .
[263] Giải thích này gần giống sự việc được nêu trong Pali, Pāc. 70: sahajīviniṃ vuṭṭhāpetvā neva vūpakāseyya na vūpakāsāpeyya antamaso chappañcayojanānipi, «… cho người cùng sinh hoạt thọ cụ túc mà không tự mình hay nhờ người đưa đi ẩn cho đến năm hay sáu do-tuần…» Trong đó, «người cùng sinh hoạt (sahajivinī: đồng hoạt, cộng hoạt)» được giải thích «người cùng sống chung (saddhivihāranī)» mà thường chỉ người cùng sống chung một trú xứ, tức chỉ cho đệ tử. Điều luật tương tợ, Ngũ phần, điều 122: «… độ đệ tử, không tự mình hay nhờ người đưa đi khỏi bản xứ năm hay sáu do-tuần…»; được giải thích (T22n1421, tr.92c12): sau khi cô này xuất gia , bọn đàn ông quen biết cũ tìm đến chọc ghẹo, nên phải đưa đi khỏi bản xứ. Cf. Ngũ phần, điều 112 & cht. 171 dưới.
[264] Ngũ phần điều 112 (T22n1421, tr.92a05): «Độ người nữ đã nhàm chán thân nữ, không phạm.»
[265] Pali, Pāc. 68. Cf. Ngũ phần: điều 121. Tăng kỳ: điều 104. Thập tụng: điều 114. Căn bản: điều 112 & 113.
[266] An Ẩn, hoặc phiên âm Sai-ma; cùng chỉ một người. Pali: Thullanandā.
[267] Pali: na jānanti kappiyaṃ vā akappiyaṃ vā, «không biết là hợp thức hay không hợp thức.»
[268] Pali: dve vassāni neva anugaṇheyya na anuggaṇhāpeyya, trong hai năm, không chăm sóc, cũng không nhờ người chăm sóc. Ngũ phần: «… trong sáu năm, không chính mình chăm sóc 攝取, không nhờ người chăm sóc…» Tăng kỳ: «… cần phải giáo giới trong hai năm…» Thập tụng: «…nuôi đệ tử mà không cung cấp tài và pháp…»
[269] Pháp nhiếp thủ 法攝取 .
[270] Pali, Pāc. 69. Ngũ phần: điều 119.Tăng kỳ: điều 105. Thập tụng: điều 113.
[271] Ngũ phần: «… mới thọ giới… không nương thờ Hoà thượng trong sáu năm…» Tăng kỳ: «… sau khi thọ cụ túc, phải đi theo hầu hạ Hoà thượng trong hai năm…»
[272] Cf. Pali, Pāc. 75. Căn bản: điều 107.
[273] Pali: «...tỳ-kheo-ni đã đủ 20 hạ.»
[274] Pali: «...tỳ-kheo-ni đã đủ 20 hạ này, tên là...»
[275] Pali: «... đã đủ 20 hạ...»
[276] Pali, Pāc. 131. Ngũ phần: điều 102. Tăng kỳ: điều 92. Thập tụng: điều 106. Căn bản: điều 106.
[277] Pali, Pāc. 75. Ngũ phần: điều 103. Cf. Tăng kỳ: điều 93 & 94. Thập tụng: điều 107.
[278] Cf. Tăng kỳ, điều 93: «…đủ 12 hạ nhưng chưa đủ mười pháp…»; điều 94: «…đủ mười pháp nhưng chưa được yết-ma…»
[279] Pali, Pāc. 76. Ngũ phần: điều 109. Tăng kỳ: điều 109. Thập tụng: điều 110.
[280] Pali: tỳ-kheo-ni Caṇḍkālī.
[281] Pali: sādhū’ ti paṭissutvā pacchā khīyanadhammaṃ āpajeyya, đã đồng thuận nhưng sau đó lại bất bình.
[282] Pali, Pāc. 80. Ngũ phần: điều 126. Thập tụng: điều 124. Căn bản: điều 121.
[283] Pali: mātāpitūhi ... sikkhamānaṃ vuṭṭhāpeyya, ... thọ cụ túc cho thức-xoa-ma-na mà cha mẹ...
[284] Pali, Pāc.79. Căn bản: điều 118.
[285] Pali, Vin. iv. 333: thọ cụ túc thức-xoa-ma-na (sikkhamāna) đang thân cận với những người đàn ông, thiếu niên; cô ấy là người hung dữ, là người đa ưu sầu (sokāvasa).
[286] Pali, Pāc. 78. Ngũ phần: điều 111. Tăng kỳ: điều 110. Thập tụng: điều 125.
[287] Pali, Vin. iv. 333: «Nếu cô đi theo tôi hai năm, tôi sẽ cho thọ cụ túc.»
[288] Pali, Pāc. 77. Ngũ phần: điều 108. Thập tụng: điều 123. Căn bản: điều 122.
[289] Ngũ phần: bạch y quy nữ 白衣歸女.
[290] Pali, Pāc. 82 & 83. Ngũ phần: điều 117 (cf. điều 192). Tăng kỳ: điều 106. Thập tụng: điều 126. Căn bản: điều 124.
[291] Pali: ekaṃ vassaṃ dve vuṭṭhāpeyya, trong một năm, truyền cụ túc cho hai người.
[292] Ngũ phần: điều 118 (cf. điều 195). Tăng kỳ: điều 107. Thập tụng: điều 127.
[293] Sau khi hành bản bộ yết-ma (xem ba-dật-đề 124 trên), để cách đêm, ngày hôm sau mới dẫn giới tử đến tỳ-kheo Tăng hành chánh pháp yết-ma.
[294] Bản Hán, hết quyển 28.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.186.84 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập