Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 45 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 45

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.97 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 1.25 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 | 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
5. Xả trí
[894a8]1. Thế Tôn ở tại Câu-thiểm-di. Bấy giờ tỳ-kheo Xiển-đà[37] phạm tội, tỳ-kheo khác bảo rằng: «Thầy phạm tội có thấy không?» Xiển-đà trả lời: «Không thấy.»
Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống khổ hạnh, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo Xiển-đà rằng: «Thầy phạm tội, các tỳ-kheo nói, ‹Thầy phạm tội có thấy không?› Sao Thầy lại nói ‹Không thấy›?»
Các tỳ-kheo liền đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Thế Tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách tỳ-kheo Xiển-đà:
«Nầy tỳ-kheo Xiển-đà, ông phạm tội, các tỳ-kheo nói, ‹Thầy phạm tội có thấy không?› Sao ông lại nói ‹Không thấy›?»
Đức Thế Tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Xiển-đà, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép Chúng Tăng trao cho tỳ-kheo Xiển-đà yết-ma bị cử vì không thấy tội,[38] bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Nên làm như vầy: Tập họp Tăng. Tăng họp rồi tác cử. Tác cử rồi tác ức niệm. Tác niệm rồi trao tội. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Xiển-đà này phạm tội. Tỳ-kheo khác hỏi rằng: ‹Thầy phạm tội; có thấy không?› Xiển-đà đáp: ‹Không thấy.› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì Xiển-đà tỳ-kheo tác yết-ma bất kiến tội cử. Đây là lời tác bạch .
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Xiển-đà phạm tội, tỳ-kheo Xiển-đà này phạm tội. Tỳ-kheo khác hỏi rằng: ‹Thầy phạm tội; có thấy không?› Xiển-đà đáp: ‹Không thấy.› Nay Tăng vì Xiển-đà tác yết-ma bất kiến tội cử. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng vì tỳ-kheo Xiển-đà tác yết-ma bất kiến tội cử thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận vì tỳ-kheo Xiển-đà tác yết-ma bất kiến cử rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
«Đã tác yết-ma bất kiến tội cử rồi, thì có năm pháp không được làm: Không được trao đại giới cho người, cho đến không được cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Nên làm như vậy.»
Chúng Tăng đã vì tỳ-kheo Xiển-đà tác pháp bất kiến tội cử bằng bạch tứ yết-ma rồi, các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có ba pháp, năm pháp tác yết-ma bất kiến tội cử là phi pháp phi tỳ-ni không thành tựu, như trên.
«Lại có ba pháp, năm pháp tác yết-ma bất kiến tội cử thì như pháp như tỳ-ni yết-ma thành tựu như trên.»
Tỳ-kheo bị cử bất kiến tội kia, khi Chúng Tăng khi tiểu thực hay đại thực, lúc nói pháp, lúc bố-tát, nên đến giữa Tăng, đứng qua một bên, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa: «Xin Đại đức nhận sự sám hối tự trách tâm của tôi, từ đây về sau không dám trái phạm nữa.»
Tỳ-kheo Xiển-đà đã tùy thuận Chúng Tăng, không dám trái nghịch, đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất kiến tội cử. Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy:
«Nếu Xiển-đà đã tùy thuận Chúng Tăng, không dám trái nghịch, đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất kiến tội cử thì nên trao cho pháp yết-ma giải, bằng pháp bạch tứ.
«Có năm pháp không được giải yết-ma bất kiến tội cử: Trao đại giới cho người, cho đến cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.
«Có năm pháp nên giải yết-ma bất kiến tội cử: Không trao đại giới cho người, cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.»
Nên giải như vầy: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo kia tên là... Tăng đã trao cho pháp yết-ma bất kiến tội cử, đã tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch, nay đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất kiến tội cử. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì tỳ-kheo tên là... giải yết-ma bất kiến tội cử. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... đã được Tăng tác yết-ma bất kiến tội cử, đã tùy thuận chúng Tăng, không dám trái phạm, nay đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất kiến tội cử. Nay Tăng vì tỳ-kheo... giải yết-ma bất kiến tội cử. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng vì tỳ-kheo... giải yết-ma bất kiến tội cử thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận giải yết-ma bất kiến tội cử cho tỳ-kheo... rồi, Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
2. Thế Tôn ở tại Câu-thiểm-di. Tỳ-kheo Xiển-đà phạm tội, các tỳ-kheo hỏi rằng: «Thầy có tội, cần sám hối.» Xiển-đà trả lời: «Không sám hối.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống khổ hạnh, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo Xiển-đà rằng:
«Thầy phạm tội, tỳ-kheo khác bảo: ‹Thầy phạm tội, cần sám hối.› Sao Thầy lại trả lời: ‹Không sám hối›?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi lui qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế Tôn một cách đầy đủ. Đức Thế Tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện ha trách tỳ-kheo Xiển-đà:
«Ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Ông phạm tội, tỳ-kheo khác bảo: ‹Thầy phạm tội, cần sám hối.› Sao Ông lại trả lời: ‹Không sám hối›?»
Đức Phật ha trách rồi bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép Chúng Tăng trao cho tỳ-kheo Xiển-đà pháp bị cử vì không chịu sám hối[39] bằng pháp bạch tứ yết-ma. Nên làm như vầy: Tập họp Tăng, Tăng họp rồi tác cử, tác cử rồi tác ức niệm, tác ức niệm rồi trao tội. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Xiển-đà này phạm tội. Tỳ-kheo khác bảo: ‹Thầy phạm tội, cần sám hối.› Xiển-đà đáp: ‹Không sám hối.› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho Xiển-đà pháp yết-ma bất sám hối tội cử. Đây là lời tác bạch .
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Xiển-đà này phạm tội. Tỳ-kheo khác bảo: ‹Thầy phạm tội, cần sám hối.› Xiển-đà đáp: ‹Không sám hối.› Nay trao cho Xiển-đà pháp yết-ma bất sám hối tội cử. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho Xiển-đà yết-ma bất sám hối tội cử, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận vì Xiển-đà tác yết-ma bất sám hối tội cử rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Vị kia đã được tác pháp bất sám hối tội cử rồi, thì có năm pháp không được làm: Không được trao đại giới cho người, cho đến không được cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Nên làm như vậy.
Chúng Tăng vì Xiển-đà tác yết-ma bất sám hối tội cử bằng pháp bạch tứ yết-ma rồi, các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có ba pháp, có năm pháp tác yết-ma bất sám hối tội cử là phi pháp phi tỳ-ni [895a1], yết-ma không thành tựu, như trên. [40]
«Có ba pháp, có năm pháp tác yết-ma bất sám hối tội cử thì như pháp như tỳ-ni, yết-ma thành tựu như trên.
Vị đã bị tác yết-ma bất sám hối tội cử kia, khi Chúng Tăng, hoặc vào bữa tiểu thực, hay đại thực, hoặc khi thuyết pháp, bố-tát, nên đến trong Tăng, đứng qua một bên, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch: «Xin Đại đức nhận sự sám hối tự trách tâm mình của tôi, từ nay về sau không dám tái phạm.»
Tỳ-kheo Xiển-đà đã tùy thuận Chúng Tăng không dám trái nghịch, đến trước Tăng xin giải yết-ma bất sám hối tội cử, các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo Xiển-đà đã tùy thuận Chúng Tăng không dám trái phạm, cầu xin giải yết-ma bất sám hối tội cử thì Tăng nên giải bằng pháp bạch tứ yết-ma.
«Có năm pháp không được giải yết-ma bất sám hối tội cử: Trao đại giới cho người cho đến cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.
«Có năm pháp nên giải yết-ma bất sám hối tội cử: Không trao đại giới cho người cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.»
Nên giải như vầy: Vị tỳ-kheo không sám hối tội cử kia nên đến trong Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là... Tăng đã tác yết-ma bất sám hối tội cử, đã tùy thuận Chúng Tăng, không dám trái phạm. Nay đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất sám hối tội cử. Cúi xin Tăng dũ lòng thương vì tôi mà giải yết-ma bất sám hối tội cử.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... Tăng đã trao cho pháp yết-ma bất sám hối tội cử. Vị kia đã tùy thuận Tăng chúng, không dám trái nghịch. Nay đến trước Tăng xin giải yết-ma bất sám hối tội cử. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì tỳ-kheo giải yết-ma bất sám hối tội cử. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... Tăng đã trao cho pháp yết-ma bất sám hối tội cử, đã tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch, đến Tăng xin giải yết-ma bất sám hối tội cử. Nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma bất sám hối tội cử. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng vì tỳ-kheo... giải yết-ma bất sám hối tội cử, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là lời yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã đồng ý trao cho tỳ-kheo... pháp giải yết-ma bất sám hối tội cử rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
4. Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Tỳ-kheo tự là A-lợi-tra,[41] đã sanh ác kiến như vầy: «Tôi hiểu pháp nghĩa do đức Phật nói, theo đó, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.» Các tỳ-kheo nghe tỳ-kheo tự là A-lợi-tra, đã sanh ra ác kiến nói: «Tôi biết pháp nghĩa do đức Phật nói, theo đó, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo nghe, muốn trừ khử ác kiến đã sanh ra nơi tỳ-kheo A-lợi-tra, nên liền đến chỗ tỳ-kheo A-lợi-tra, cung kính chào hỏi rồi ngồi qua một bên. Các tỳ-kheo nói với A-lợi-tra, rằng:
«Thật sự ông hiểu pháp do đức Phật nói ra, theo đó, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo?»
A-lợi-tra, trả lời:
«Thật sự tôi hiểu pháp do đức Phật nói ra, theo đó, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.»
Các tỳ-kheo muốn trừ khử ác kiến đã sanh ra nơi A-lợi-tra, nên liền ân cần khuyên bảo:
«Này A-lợi-tra, chớ nói như vậy, chớ hủy báng đức Thế Tôn, hủy báng đức Thế Tôn không tốt, đức Thế Tôn không bao giờ nói như vậy. Này A-lợi-tra, đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói pháp để đoạn dục, đoạn dục tưởng, diệt dục niệm, trừ bỏ lửa dục, vượt qua ái kết. Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói dục như hầm lửa lớn, dục như đuốc cỏ khô, dục như trái chín muồi, như vật tạm mượn, như xương khô, như miếng thịt, dục như cảnh trong mộng, dục như mũi kiếm nhọn, dục như đồ gốm mới làm mà đựng nước để giữa nắng, dục như đầu con rắn độc, dục như nắm lưỡi gươm bén, dục như cây kích nhọn bén. Đức Thế Tôn đã nói như vậy. Này A-lợi-tra, đức Như Lai đã khéo léo nói pháp đoạn dục, không dục, loại bỏ cấu uế, không uế, diệt trừ khát ái, diệt trừ hang ổ;[42] thoát ly tất cả các sự ràng buộc, Niết-bàn với sự diệt tận của ái. Đức Phật nói như vậy đó. Sao lại nói dâm dục chẳng phải là chướng đạo?»
Bấy giờ, các tỳ-kheo ân cần hỏi tỳ-kheo A-lợi-tra như vậy, nhưng tỳ-kheo A-lợi-tra, vẫn kiên trì ác kiến, quả quyết nói:
«Điều đó là chân thật, ngoài ra là hư vọng.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo vì không thể loại trừ được ác kiến của A-lợi-tra, nên liền đến chỗ đức Thế Tôn, rồi ngồi qua một bên đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế Tôn một cách đầy đủ. Đức Thế Tôn lúc bấy giờ bảo một tỳ-kheo khác rằng:
«Ông nhân danh Ta, gọi tỳ-kheo A-lợi-tra đến đây.»
Bấy giờ, tỳ-kheo kia vâng lời đức Thế Tôn, đến chỗ tỳ-kheo A-lợi-tra bảo rằng:
«Đức Thế Tôn gọi thầy.»
A-lợi-tra nghe đức Thế Tôn kêu, liền đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên, đức Thế Tôn bảo:
«Này A-lợi-tra, thật sự ông có nói ‹Tôi hiểu pháp do đức Thế Tôn nói, dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo›, phải không?»
A-lợi-tra thưa:
«Bạch Đại đức, thật sự con có nói như vậy.»
Đức Phật hỏi:
«Sao ngươi biết điều Ta nói như vậy? Ta đã từng dùng vô số phương tiện để đoạn ái dục, như trên đã nói hay sao?»
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn dùng vô số phương tiện ha trách tỳ-kheo A-lợi-tra rồi bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép Tăng vì tỳ-kheo A-lợi-tra tác pháp ha gián cho bỏ việc này, bằng bạch tứ yết-ma.»
Nên can gián như vầy: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lợi-tra này đã nói như vầy, ‹Hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo.› Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo A-lợi-tra pháp can gián cho bỏ việc này. Tăng nói: ‹A-lợi-tra, đừng nói như vậy. Đừng hủy báng đức Thế Tôn, hủy báng đức Thế Tôn không tốt. Đức Thế Tôn không nói như vậy. Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói, Hành dâm dục là pháp chướng đạo. Nếu phạm dâm dục tức là chướng đạo.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lợi-tra đã nói như vầy: ‹Tôi đã biết pháp do Phật nói ra, hành dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo. Nay Tăng tác pháp can gián cho bỏ việc này. Tăng nói: ‹A-lợi-tra, đừng nói như vậy. Đừng hủy báng đức Thế Tôn, hủy báng đức Thế Tôn không tốt. Đức Thế Tôn không nói như vậy. Đức Thế Tôn đã dùng vô số phương tiện nói. Hành dâm dục là pháp chướng đạo. Nếu phạm dâm dục tức là chướng đạo.› Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng vì tỳ-kheo A-lợi-tra tác pháp can gián cho bỏ việc này, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng vì tỳ-kheo A-lợi-tra tác pháp can gián ha trách rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo A-lợi-tra đã được Tăng trao cho pháp can gián ha trách rồi mà cố ý không bỏ ác kiến. Bấy giờ các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống khổ hạnh, ưa học giới, biết hổ thẹn, ha trách tỳ-kheo A-lợi-tra: «Tăng trao cho pháp can gián mà sao thầy cố ý không bỏ ác kiến?»
Lúc ấy các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên, đem nơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Phật. Đức Thế Tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, ha trách tỳ-kheo A-lợi-tra rằng:
«Ông làm điều [896a1] sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tăng trao cho pháp can gián mà sao thầy cố ý không bỏ ác kiến?»
Dùng vô số phương tiện ha trách, rồi đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép các tỳ-kheo trao cho tỳ-kheo A-lợi-tra pháp bất xả ác kiến cử[43] bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Nên tác pháp như vầy: Tập họp Tăng. Tăng họp rồi tác cử, tác cử rồi tác ức niệm, tác ức niệm rồi trao tội. Trong chúng nên sai một vị có thể tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lợi-tra đã sanh ra ác kiến. Tăng đã trao cho pháp can gián mà cố tâm không chịu bỏ ác kiến. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo A-lợi-tra yết-ma ác kiến bất xả cử. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-lợi-tra không bỏ ác kiến, Tăng đã trao cho pháp can gián ha trách mà cố tâm không xả ác kiến. Nay Tăng vì tỳ-kheo A-lợi-tra tác yết-ma bất xả ác kiến cử. Các Trưởng lão nào đồng ý nay Tăng trao cho tỳ-kheo A-lợi-tra yết-ma bất xả ác kiến cử thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo A-lợi-tra yết-ma bất xả ác kiến cử rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
«Người đã được tác pháp ác kiến bất xả rồi, thì có năm việc không được làm: Không được trao đại giới cho người, cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Nên làm như vậy.»
Tăng đã vì tỳ-kheo A-lợi-tra tác pháp ác kiến bất xả bằng pháp bạch tứ yết-ma rồi, các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có ba pháp, có năm pháp tác ác kiến bất xả cử yết-ma thì phi pháp phi tỳ-ni, yết-ma không thành tựu, như trên.[44]
«Có ba pháp, năm pháp tác ác kiến bất xả cử yết-ma thì như pháp, như tỳ-ni, yết-ma thành tựu như trên.»
Vị đã bị cử ác kiến bất xả yết-ma kia, vào lúc Tăng tiểu thực, đại thực, hay lúc nói pháp, lúc bố-tát, nên đến trước Tăng, đứng qua một bên, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất chấp tay bạch: «Xin Đại đức nhận sự sám hối, tự trách tâm tôi, từ nay về sau không dám tái phạm.»
Tỳ-kheo A-lợi-tra đã tùy thuận Chúng Tăng không dám trái nghịch, nên đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất xả ác kiến cử. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo A-lợi-tra đã tùy thuận Chúng Tăng không dám trái nghịch, đã đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất xả ác kiến cử, thì Chúng Tăng nên giải bằng pháp bạch tứ yết-ma.
«Có năm pháp không được giải yết-ma bất xả ác kiến cử: Trao đại giới cho người, cho đến cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.
«Có năm pháp nên giải bất xả ác kiến cử yết-ma: Không trao đại giới cho người, cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.»
Nên giải như vầy: Vị tỳ-kheo đã bị yết-ma bất xả ác kiến cử kia, nên đến trước Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là... Tăng đã trao cho pháp yết-ma bất kiến xả cử, đã tùy thuận Tăng không dám trái phạm, đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất kiến cử. Cúi xin Tăng vì tôi giải yết-ma ác kiến bất xả cử, từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên mà tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... đã bị Tăng tác yết-ma bất kiến xả cử. Nay tùy thuận chúng không dám trái phạm, đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma bất xả ác kiến cử. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma ác kiến bất xả cử. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... đã bị Tăng trao cho pháp yết-ma ác kiến bất xả cử, đã tùy thuận Chúng Tăng không dám trái nghịch. Nay đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma ác kiến bất xả cử. Nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma bất xả ác kiến. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng vì tỳ-kheo... giải yết-ma bất xả ác kiến cử thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng chấp thuận vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma bất xả ác kiến cử rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
CHƯƠNG XII.
NGƯỜI[1]
1. Phú tàng

i. Hành ba-lợi-bà-sa
[896b26] Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ có tỳ-kheo phạm tăng tàn mà che dấu. Vị kia nghĩ như vầy: ‹Ta nên như thế nào?› Rồi bạch với các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng tùy theo ngày che dấu, trao cho tỳ-kheo kia, pháp trị tội phú tàng[2] bằng bạch tứ yết-ma.
Nên làm như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối chấp tay, bạch những lời như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn[3] mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên... phạm tội tăng tàn, tùy theo số ngày che dấu,[4] nay đến giữa Tăng xin yết-ma phú tàng.[5] Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày, từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên... kia đã phạm tội tăng tàn mà che dấu, tùy theo ngày che dấu đến giữa Tăng xin yết-ma phú tàng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng trao cho Tỳ-kheo... yết-ma phú tàng tùy theo số ngày. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... đã phạm tội tăng tàn. Tỳ-kheo tên là... kia đã phạm tội tăng tàn, tùy theo ngày che dấu đến Tăng xin yết-ma phú tàng. Nay Tăng trao cho Tỳ-kheo tên là... yết-ma phú tàng tùy theo số ngày. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo tên... yết-ma phú tàng tùy theo số ngày thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã đồng ý trao cho tỳ-kheo tên... yết-ma phú tàng tùy theo số ngày rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
ii. Bản nhật trị
Tỳ-kheo kia khi hành phú tàng lại phạm tội chồng.[6][7] Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên như thế nào?» rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng vì Tỳ-kheo kia tác pháp bổn nhật trị[8] bằng bạch tứ yết-ma.»
Nên bạch như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, đầu gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là... phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên... phạm tội tăng tàn, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tôi tỳ-kheo tên là... trong khi hành phú tàng, tái phạm tội cũ.[9] Tôi tỳ-kheo tên là... nay đến trước Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Cúi xin Tăng cho tôi tỳ-kheo tên là... yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa xin như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên là... phạm tội tăng tàn [897a1] đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Vị kia khi hành pháp phú tàng, lại tái phạm tội cũ. Nay đến giữa Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho tỳ-kheo tên là... yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo này đã phạm tội tăng tàn, tùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tỳ-kheo... yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng lại tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo kia đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã đồng ý trao cho tỳ-kheo... yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
iii. Ma-na-đỏa
Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng tác pháp sáu đêm ma-na-đỏa[10] cho tỳ-kheo kia bằng bạch tứ yết-ma.»
Nên trao cho như vầy: Tỳ-kheo kia đến giữa Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là... phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên... phạm tội tăng tàn, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tôi trong khi hành phú tàng, tái phạm tội cũ, đến trước Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã cho tôi yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tôi là Tỳ-kheo tên... đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng xong, nay đến giữa Tăng xin yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma theo sự việc như trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên... này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn, tùy theo ngày che dấu, đã đến tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo... yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo... này, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo... pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo... này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, nay đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, nay Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm . Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên... này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn, tùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo... yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo... này, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo... pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo... này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, nay đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Các trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho Tỳ-kheo... yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
iv. Xuất tội
Vị kia đã hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng cho tỳ-kheo kia pháp xuất tội[11] bằng bạch tứ yết-ma.»
Nên xuất tội như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến trong Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là... phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tôi tỳ-kheo tên... phạm tội tăng tàn, đã đến tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu. Tôi trong khi hành phú tàng, tái phạm tội cũ, đến trước Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng. Tôi là tỳ-kheo... đã hành bổn nhật trị của phú tàng rồi, đến Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Tôi là tỳ-kheo tên... hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên... này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn, tùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo... yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo... này đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo... pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo... này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo... yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này đã hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Nay đến trong Tăng xin yết ma xuất tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì Tỳ-kheo... tác pháp yết-ma xuất tội. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên... này, đã phạm tội tăng tàn mà che dấu. Tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn, tùy theo ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Tăng đã trao cho tỳ-kheo... yết-ma phú tàng theo số ngày che dấu. Trong khi vị kia hành pháp phú tàng tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo... này, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo... pháp yết-ma bổn nhật trị của pháp phú tàng. Tỳ-kheo... này đã hành pháp bổn nhật trị của pháp phú tàng rồi, đến trước Tăng xin yết-ma ma-na-đỏa sáu đêm. Tăng đã trao cho tỳ-kheo... yết-ma sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này đã hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Nay đến trong Tăng xin yết-ma xuất tội. Nay Tăng vì tỳ-kheo tác pháp yết-ma xuất tội. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần đầu.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận vì tỳ-kheo... tác pháp yết-ma xuất tội rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
2. Không phú tàng
Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn mà không che dấu, suy nghĩ: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Cách trao như sau: Tỳ-kheo kia đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại [898a1] đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là... đã phạm tội tăng tàn mà không che dấu. Nay đến giữa Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi sáu đêm ma-na-đỏa. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có thể tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm tội tăng tàn mà không che dấu. Nay đến trước Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo... sáu đêm ma-na-đỏa. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... đã phạm tội tăng tàn không che dấu. Nay đến trước Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo... sáu đêm ma-na-đỏa. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo... sáu đêm ma-na-đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo... sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Vị kia trong thời gian hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ. Tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: ‹Ta nên làm sao đây?› Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia pháp bổn nhật trị của ma-na-đỏa bằng bạch tứ yết-ma.»
Cách trao như sau: Tỳ-kheo kia nên đến trước Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên là... đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã trao tội sáu đêm ma-na-đỏa. Trong khi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ, nay đến Tăng xin pháp yết-ma bổn nhật trị ma-ma-na đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma-ma-na đỏa của bổn nhật trị. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia khi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho tỳ-kheo... yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này khi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ, đến Tăng cầu xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma-ma-na đỏa của bổn nhật trị. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo... yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
Vị kia hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo, các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng vì tỳ-kheo kia xuất tội bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Nên xuất như sau: Tỳ-kheo kia phải đến trước Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo... đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến trong Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Khi tôi hành pháp ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ, đã đến trước Tăng xin bổn nhật trị của ma-na đỏa. Tăng đã cho tôi yết-ma bổn nhật trị của ma-na đỏa. Tôi là tỳ-kheo tên... đã hành bổn nhật trị của ma-na đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội, cúi xin Tăng cho tôi yết-ma xuất tội. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia khi hành pháp sáu đêm ma-na-đỏa lại tái phạm tội cũ, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Vị kia đã hành ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì tỳ-kheo... xuất tội, đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm tội tăng tàn không che dấu, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng đã cho sáu đêm ma-na-đỏa. Vị kia khi hành pháp ma-na-đỏa lại phạm trọng tội, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Tăng đã cho yết-ma bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Tỳ-kheo này đã hành pháp bổn nhật trị của ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nay Tăng cho tỳ-kheo... yết-ma xuất tội. Các Trưởng lão nào đồng ý nay Tăng cho tỳ-kheo... yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng chấp thuận cho tỳ-kheo... yết-ma xuất tội rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này ghi nhận như vậy.»
3. Tổng hợp tăng tàn
1. Bấy giờ, có một tỳ-kheo phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc phạm rồi che dấu một đêm, hoặc phạm rồi che dấu hai đêm, như vậy cho đến che dấu mười đêm. Tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: «Ta làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia, gộp lại làm mười ngày phú tàng cho nhiều tội tăng tàn đã phạm,[12] bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Cách trao cho như sau: Tỳ-kheo kia đến trong Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo... đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc đã che dấu một đêm, hoặc đã che dấu hai đêm cho đến che dấu mười đêm. Nay đến trước Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm, từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa xin như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc đã che dấu một đêm cho đến mười đêm. Nay đến trong Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo... pháp yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc đã che dấu một đêm cho đến mười đêm. Nay đến trước Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm. Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận cho tỳ-kheo... yết-ma phú tàng từ một đêm cho đến mười đêm rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này [899a1] được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo kia hành phú tàng rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Tỳ-kheo kia nên đến trước Tăng để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo... đã phạm nhiều tội tăng tàn, đã che dấu một đêm hoặc hai đêm, cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng một đêm cho đến mười đêm, Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng. Tôi tỳ-kheo... hành phú tàng rồi, nay đến xin Tăng sáu đêm ma-na-đỏa. Cúi xin Tăng cho tôi sáu đêm ma-na-đỏa. Từ mẫn cố.» Lần thứ hai, lần thứ ba cũng xin như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này, đã phạm nhiều tội tăng tàn, đã che dấu một đêm, hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, và Tăng đã cho Tỳ-kheo... này yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo này đã hành phú tàng rồi, nay đến xin Tăng sáu đêm ma-na-đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo... sáu đêm ma-na-đỏa. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này đã phạm nhiều tội tăng tàn, đã che dấu một đêm, hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, và Tăng đã cho yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo kia đã hành mười đêm phú tàng xong, nay đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nay Tăng cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thư hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Vị kia thi hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia pháp xuất tội bằng bạch tứ yết-ma. »
Tỳ-kheo kia nên đến trong Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo... đã phạm nhiều tội tăng tàn, che dấu một đêm hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến trong Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng mười đêm. Tôi đã hành phú tăng tàn xong, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, và Tăng đã cho tôi sáu đêm ma-na-đỏa. Tôi đã hành sáu đêm ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nguyện Tăng cho tôi yết-ma xuất tội. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc che dấu một đêm hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, Tăng đã cho vị kia yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo... kia đã hành pháp mười đêm che dấu rồi, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo đã hành pháp sáu đêm ma-na-đỏa rồi, nay đến trước Tăng xin yết-ma xuất tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận nay Tăng trao cho tỳ-kheo... yết-ma xuất tội. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này, đã phạm nhiều tội tăng tàn, hoặc che dấu một đêm, hoặc hai đêm cho đến mười đêm, đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng mười đêm, Tăng đã cho yết-ma phú tàng mười đêm. Tỳ-kheo... kia đã hành pháp mười đêm phú tàng rồi. Đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia hành pháp ma-na-đỏa rồi, nay đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Nay Tăng cho tỳ-kheo... kia yết-ma xuất tội. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma xuất tội thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất»
Lần thứ hai, lần thư ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo... kia yết-ma xuất tội rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
2. Bấy giờ, có một tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều che dấu, chỉ nhớ một tội, không nhớ một tội. Tỳ-kheo kia tùy theo chỗ nhớ được, tùy theo ngày che dấu, đến trước Tăng xin yết-ma theo ngày che dấu, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma tùy theo chỗ nhớ, tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi thi hành pháp phú tàng nhớ tội thứ hai, không biết nên làm thế nào? Bạch các tỳ-kheo. Các Tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu của tội thứ hai đã nhớ.»
Bấy giờ có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn đều che dấu cả hai, một tội không nghi ngờ. Vị kia đối với tội không nghi ngờ, tùy theo ngày che dấu, đến trong Tăng xin yết-ma ngày che dấu, và Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma tùy theo ngày che dấu. Khi tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng, đối với tội có nghi ngờ kia không còn nghi ngờ nữa, tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng cho yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu.»
Bấy giờ có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn cả hai đều che dấu; biết một tội, không biết một tội. Vị kia đối với tội đã biết đến Tăng xin yết-ma phú tàng, và Tăng đã cho yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Vị kia khi hành pháp phú tàng liền biết trở lại tội thứ hai, tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng vì tỳ-kheo kia tùy theo chỗ biết tội thứ hai, với số ngày che dấu cho yết-ma phú tàng.»
Bấy giờ có Tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn cả hai đều che dấu. Khi vị kia xin tội che dấu, chỉ nói một tội, che dấu một tội. Vị kia tùy theo tội được nói đến Tăng xin yết-ma phú tàng, và Tăng đã cho yết-ma phú tàng. Vị kia thi hành pháp phú tàng, đối với tội phạm thứ hai, tâm tàm quý sanh, tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tăng nên cho yết-ma phú tàng tùy theo số ngày che dấu của tội phạm thứ hai.
Đức Phật bảo tiếp:
«Các ông hãy lắng tai nghe cho kỹ, trường hợp nếu tỳ-kheo nào phạm hai tăng tàn, cả hai đều che dấu. Chỉ nhớ một tội, không nhớ một tội. Tỳ-kheo kia đối với tội nhớ và tội không nhớ, đem cả hai đến Tăng xin yết-ma phú tàng, và Tăng cũng cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng cho cả hai tội. Khi vị kia hành pháp phú tàng, có khách tỳ-kheo đến, biết pháp, biết luật, biết Ma-di. Khách tỳ-kheo kia hỏi cựu tỳ-kheo:
«Này Trưởng lão, tỳ-kheo này phạm tội gì? Tại sao hành pháp phú tàng?
«Cựu tỳ-kheo trả lời:
«Thưa Trưởng lão, tỳ-kheo này phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều che dấu. Chỉ nhớ một tội, không nhớ một tội. Đem cả hai đến Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng cho cả hai tội. Cho nên, tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng.
«Tỳ-kheo khách kia nói:
«Này Trưởng lão, yết-ma phú tàng cho tỳ-kheo kia là bất thành. Tại sao vậy? Yết-ma phú tàng cho tội mà tỳ-kheo kia nhớ thì đúng. Yết-ma phú tàng đối với tội mà tỳ-kheo kia không nhớ là không đúng, phi pháp; yết-ma bất thành. Chúng Tăng nên tác sám đột-kiết-la. Vị kia nên trao cho ma-na-đỏa.» [900a1]
Nghi, không nghi; biết, không biết; cũng như vậy.
3. Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn mà che dấu hai tháng. Vị kia chỉ nhớ một tháng, một tháng không nhớ. Vị kia theo chỗ nhớ một tháng, đến Tăng xin yết-ma phú tàng; Tăng cho yết-ma phú tàng một tháng. Vị kia khi hành pháp phú tàng, nhớ lại tháng thứ hai, tự nghĩ: «Ta nên thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy the chỗ nhớ tháng thứ hai.»
Nghi, không nghi, cũng như vậy. Biết, không biết, cũng như vậy. Khi xin pháp phú tàng, che dấu một tháng phát lồ một tháng cũng như vậy.
Đức Phật nói:
«Các tỳ-kheo, hãy lắng nghe! Trường hợp nếu có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn che dấu hai tháng. Chỉ nhớ một tháng, không nhớ một tháng. Đem cả hai đến Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng cũng cho vị kia yết-ma phú tàng hai tháng. Khi vị kia hành pháp phú tàng, có khách tỳ-kheo đến, biết pháp, biết luật, biết Ma-di. Tỳ-kheo khách hỏi cựu tỳ-kheo:
«Này Trưởng lão, vị kia phạm tội gì? Tại sao hành phú tàng?
«Cựu tỳ-kheo đáp:
«Tỳ-kheo này phạm tội tăng tàn che dấu hai tháng. Nhớ một tháng, không nhớ một tháng. Vị kia đem cả hai, nhớ và không nhớ, đến Tăng xin yết-ma hai tháng che dấu. Tăng cũng tùy theo vị kia cho yết-ma hai tháng che dấu, cho nên tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng.
«Tỳ-kheo khách kia nói với cựu tỳ-kheo rằng:
«Cho phép phú tàng không đúng. Tại sao vậy? Tỳ-kheo kia nhớ một tháng thì cho pháp phú tàng là đúng. Còn một tháng không nhớ mà cho pháp phú tàng là không đúng, phi pháp; yết-ma không thành tựu. Tăng nên tác pháp sám đột-kiết-la. Nên trao ma-na-đỏa cho tỳ-kheo kia.»
Nghi, không nghi; biết, không biết; cũng vậy.
4. Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn. Cả hai đều che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, đối với hai tội đã che dấu (trước kia), tự nghĩ: «Ta nên làm như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, che dấu cả hai. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, đối với hai tội đã che dấu, Tăng nên tùy theo số ngày che dấu đã phạm trước kia, và số ngày che dấu sau, trao cho yết-ma phú tàng. Cho yết-ma phú tàng xong, cho ma-na-đỏa.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi phát lồ hai tội. Tăng nên tùy theo số ngày che dấu đã phạm trước kia của tỳ-kheo mà trao cho yết-ma phú tàng. Trao cho yết-ma phú tàng rồi, trao cho ma-na-đỏa.
Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều không che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, che dấu hai tội. Vị kia tự nghĩ: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu Tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều không che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi che dấu hai tội. Tăng nên tùy theo số ngày che dấu sau của tỳ-kheo kia trao cho yết-ma phú tàng. Sau đó mới trao cho pháp ma-na-đỏa.»
Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, cả hai đều không che dấu. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi phát lồ hai tội. Tăng nên trao cho hai tội ma-na-đỏa.
Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, che dấu một tội, không che dấu một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, trước kia chỉ phát lồ một tội, sau lại che dấu cả hai. Vị kia nghĩ: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, che dấu một tội, không che dấu một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, trước kia chỉ phát lồ một tội, sau lại che dấu cả hai. Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma tùy theo ngày, một tội đã phạm mà trước sau đều che dấu; và một tội sau mới che dấu.»
Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, che dấu một tội, phát lồ một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, tội trước kia che dấu, sau cũng che dấu. Tội trước kia phát lồ, sau cũng phát lồ. Tăng nên tùy theo tội mà trước sau đều che dấu trao cho yết-ma phú tàng, tội thứ hai không che dấu nên trao cho pháp ma-na-đỏa.
Có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, che dấu một tội, phát lồ một tội. Vị kia thôi tu. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, tội trước kia che dấu, sau lại phát lồ. Tội trước kia phát lồ, sau lại che dấu. Tăng nên trao cho vị kia tùy theo một tội trước kia che dấu trao cho yết-ma phú tàng, và theo tội thứ hai mà sau che dấu, trao cho yết-ma phú tàng.
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm hai tội tăng tàn, che dấu một tội, phát lồ một tội. Vị kia thôi tu, rồi trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, cùng với tội trước kia che dấu, sau cả hai đều phát lồ. Tăng nên trao cho yết-ma phú tàng cho tỳ-kheo kia tùy số ngày của một tội phạm mà trước kia che dấu. Cho pháp ma-na-đỏa cho cả hai, kể luôn tội thứ hai.
Nhớ một tội, không nhớ một tội, tạo thành bốn vế; cũng như vậy.
Nghi một tội, không nghi một tội, tạo thành bốn vế; cũng lại như vậy.
Biết một tội, không biết một tội, tạo thành bốn vế; cũng lại như vậy.
Khi xin tội phú tàng, che dấu một tội, phát lồ một tội, tạo thành bốn vế; cũng lại như vậy.
(Trong đây, từ che dấu của một tội, không che dấu một tội, cho đến đây, có tất cả năm nhóm. Mỗi nhóm đều có bốn vế, như che một không che một thành bốn vế. Tổng cộng thành hai mươi vế).
Khi hành pháp phú tàng, hai mươi vế; cũng lại như vậy. Hành pháp phú tàng rồi, hai mươi vế; cũng lại như vậy. Khi hành pháp ma-na-đỏa, hai mươi vế; cũng như vậy. Hành pháp ma-na-đỏa rồi, hai mươi vế; cũng lại như vậy.
Làm sa-di rồi trở lại thọ đại giới, một trăm vế; cũng lại như vậy. Điên cuồng, một trăm vế; cũng lại như vậy. Thống não, một trăm vế; cũng lại như vậy. Tăng trao cho pháp bất kiến tội cử, một trăm vế; cũng lại như vậy. Không sám hối tội cử, một trăm vế cũng lại như vậy. Ác kiến bất xả tội cử, một trăm vế cũng lại như vậy.
5. Bấy giờ, có tỳ-kheo đang hành phú tàng thì bãi đạo. Sau đó, trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, vị kia tự nghĩ: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tỳ-kheo đang hành phú tàng, bãi đạo, rồi trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, nên nối lại số ngày đã hành trước kia, rồi tiếp tục hành phú tàng số ngày còn lại.»
Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo đáng cho bổn nhật trị. Tỳ-kheo kia bãi đạo rồi trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, Tăng nên tác pháp bổn nhật trị cho tỳ-kheo kia, bằng pháp bạch tứ yết-ma.
Bấy giờ, có tỳ-kheo hành phú tàng xong rồi, bãi đạo. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa bằng pháp bạch tứ yết-ma.
Bấy giờ, có tỳ-kheo đang hành ma-na-đỏa, bãi đạo. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, tỳ-kheo kia đã hành bao nhiêu ngày ma-na-đỏa rồi mới nghỉ, còn số ngày chưa hành nên tiếp tục hành.
Bấy giờ, có tỳ-kheo hành ma-na-đỏa xong rồi, bãi đạo. Sau đó trở lại thọ đại giới. Thọ đại giới rồi, Tăng nên trao cho vị kia pháp xuất tội bằng pháp bạch tứ yết-ma.
Trường hợp trở lại làm Sa-di, năm vế cũng như vậy. Điên cuồng, năm vế cũng như vậy. Loạn tâm, năm vế cũng [901a1] như vậy. Thống não, năm vế cũng như vậy. Tăng trao cho các pháp yết-ma bất kiến tội cử, bất sám hối tội cử, ác kiến bất xả cử, mỗi tội cử năm vế cũng như vậy.
6. Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo khi hành pháp phú tàng, trung gian phạm tội, biết số ngày mà che dấu. Vị kia tự nghĩ rằng: «Ta nên như thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu khi hành phú tàng, trung gian lại phạm tội, biết số ngày mà che dấu. Tăng nên tùy theo trung gian phạm tội mà trao cho yết-ma phú tàng. Cho yết-ma phú tàng rồi trao cho bổn nhật trị. Hành bổn nhật trị của phú tàng rồi, trao cho ma-na-đỏa. Trao cho ma-na-đỏa rồi, nên xuất tội cho người đó.»
Không biết số ngày che dấu cũng như vậy. Biết số ngày che dấu, không biết số ngày che dấu cũng như vậy. Hành phú tàng rồi, cũng như vậy.
Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo đang hành ma-na-đỏa, trung gian phạm tội, biết số ngày, không che dấu. Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo trong khi hành ma-na-đỏa, trung gian lại phạm chồng, biết số ngày, không che dấu. Tăng nên trao cho pháp ma-na-đỏa. Trao ma-na-đỏa rồi, nên trao cho pháp bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Hành bổn nhật trị ma-na-đỏa rồi, nên trao cho yết-ma xuất tội.»
Không biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy. Hành ma-na-đỏa rồi, biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, không che dấu; cũng như vậy.
7. Lúc bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấu, che dấu hoàn toàn, không che dấu hoàn toàn, một tội danh, nhiều chủng loại, tự tánh, phi tự tánh; chỗ trú khác nhau. Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao yết-ma phú tàng cho tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu.»
Nên trao như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa rằng:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấu, che dấu hoàn toàn, không che dấu hoàn toàn, một tội danh, nhiều chủng loại, tự tánh, phi tự tánh; chỗ trú khác nhau. Tùy theo ngày che dấu đến bên Chúng Tăng xin yết-ma phú tàng. Cúi xin Tăng cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Từ mẫn cố!»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên... đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấu, che dấu hoàn toàn, không che dấu hoàn toàn, một tội danh, nhiều chủng loại, tự tánh, phi tự tánh; chỗ trú khác nhau. Vị kia tùy theo ngày che dấu đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo kia tên... đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Vị kia tùy theo ngày che dấu đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Nay Tăng cho tỳ-kheo tên... yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo... kia yết-ma tùy phú tàng theo ngày che dấu thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
Tăng đã chấp thuận trao cho Tỳ-kheo... yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.
Vị kia đang hành pháp phú tàng, trung gian lại tái phạm tội, biết số ngày che dấu, vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo kia bạch tứ yết-ma bổn nhật trị đối với trung gian phú tàng của tội trước.»
Nên trao như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi tỳ-kheo tên... đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tôi tùy theo số ngày che dấu đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng; Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng. Tôi tỳ-kheo... khi hành pháp phú tàng phạm tội trở lại, biết số ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Cúi xin Tăng trao cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Từ mẫn cố.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo này đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng, trung gian phạm tội, lại biết số ngày che dấu, nay đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận trao cho tỳ-kheo này yết-ma tội phạm trước, trung gian tái phạm phú tàng bổn nhật trị. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên là... đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo này tùy theo ngày che dấu đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng, Tăng đã trao cho tỳ-kheo này yết-ma tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng, trung gian lại tái phạm biết số ngày che dấu, nay đến Tăng xin yết bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho tỳ-kheo tên... yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã đồng ý trao cho Tỳ-kheo tên là... yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tỳ-kheo hành pháp phú tàng, trung gian lần thứ hai tái phạm, cũng như vậy. Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Cho phép Tăng trao cho tỳ-kheo này sáu đêm ma-na-đỏa bằng bạch tứ yết-ma.»
Nên trao cho như vầy: Tỳ-kheo kia nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, kính lễ sát chân Tăng, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là... đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tùy theo ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tăng đã cho tôi yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Khi tôi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nhưng khi tôi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tôi yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tôi tỳ-kheo tên là... đã hành pháp phú tàng rồi, nay đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, từ mẫn cố.» [902a1]
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm tội tăng tàn biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo này tùy theo ngày che dấu, đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã cho tỳ-kheo này yết-ma phú tàng. Tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nhưng tỳ-kheo này khi hành pháp phú tàng lại trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến bên Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho Tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, nay đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo... sáu đêm ma-na-đỏa. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo... này đã phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tùy theo ngày che dấu, đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã cho tỳ-kheo này yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Khi tỳ-kheo này hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng của trung gian tái phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, nay đến xin sáu đêm ma-na-đỏa. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa, các trưởng lão nào chấp thuận, nay Tăng trao cho tỳ-kheo... sáu đêm ma-na-đỏa thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
Tăng đã đồng ý trao cho Tỳ-kheo.... sáu đêm ma-na-đỏa rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.
Bấy giờ, tỳ-kheo kia hành ma-na-đỏa rồi, bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia pháp xuất tội bằng bạch tứ yết-ma, như trên.»
Nên xuất tội như vầy: Khi Chúng Tăng xuất tội cho tỳ-kheo kia mà không như pháp, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Lắng nghe cho kỹ: Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu, Tăng trao cho yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Vị kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu. Vị kia đến bên Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm của tội phạm trước. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia tưởng là đúng, hành pháp phú tàng rồi đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa phi pháp. Tỳ-kheo kia tưởng là đúng, hành ma-na-đỏa xong, đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng cho tỳ-kheo kia xuất tội phi pháp, Ta nói tỳ-kheo này không thanh tịnh, tội không khỏi.
«Trường hợp có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước như pháp. Nhưng tỳ-kheo kia hành pháp phú tàng rồi, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa không như pháp. Tỳ-kheo kia tưởng là như pháp, hành ma-na-đỏa rồi, đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng trao cho tỳ-kheo kia xuất tội phi pháp. Ta nói tỳ-kheo kia không thanh tịnh, tội không khỏi.
«Trường hợp có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu đã đến bên Tăng xin yết-ma phú tàng. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng trung gian trùng phạm. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước như pháp. Tỳ-kheo kia hành phú tàng xong, đã đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa như pháp. Tỳ-kheo kia hành ma-na-đỏa rồi, đến tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng trao cho tỳ-kheo kia xuất tội phi pháp. Ta nói người này không thanh tịnh, tội không khỏi.
«Trong đây, biết số ngày, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số ngày, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số ngày, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số ngày, che dấu, không che dấu; ba câu cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số ngày, không biết số ngày, che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy.
«Trong đây, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không biết số ngày, cho đến chỗ trụ khác nhau. Tỳ-kheo kia tùy theo ngày che dấu đã đến Tăng xin yết-ma phú tàng, Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia yết-ma phú tàng tùy theo ngày che dấu. Tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm, biết số ngày che dấu, đã đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tăng đã trao cho tỳ-kheo này yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm. Nhưng tỳ-kheo kia khi hành pháp phú tàng, trung gian tái phạm lần thứ hai, biết số ngày che dấu, đến Tăng xin yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai. Tăng trao cho Tỳ-kheo kia [903a1] yết-ma bổn nhật trị của phú tàng đối với trung gian trùng phạm lần thứ hai của tội phạm trước. Tỳ-kheo kia hành phú tàng xong, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa như pháp. Tỳ-kheo kia hành ma-na-đỏa rồi, đến Tăng xin yết-ma xuất tội. Tăng đã trao cho tỳ-kheo kia xuất tội như pháp. Ta nói tỳ-kheo này thanh tịnh không phạm, tội được khỏi.
«Biết số, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Không biết số, che dấu, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, không biết số, che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, không biết số, không che dấu, ba vế; cũng như vậy. Biết số, không biết số, che dấu, không che dấu, ba vế cũng như vậy.»
8. Lúc bấy giờ, trú xứ nọ có hai tỳ-kheo phạm tội tăng tàn. Tỳ-kheo kia trong ngày, từ trú xứ ra đi và nói: «Nếu gặp được tỳ-kheo thanh tịnh tôi sẽ sám hối.» Tỳ-kheo thứ nhất khi bắt đầu đi, lại che dấu. Tỳ-kheo thứ hai khi thấy tỳ-kheo khác bèn che dấu; như vậy cả hai đều che dấu. Vị thứ nhất nhớ tội. Vị thứ hai không nhớ tội. Vị kia nhớ mà che dấu là phú tàng. Vị không nhớ, chẳng phải phú tàng. Vị thứ nhất nghi, vị thứ hai không nghi. Vị nghi mà che dấu tức là không phú tàng. Vị không nghi mà che dấu tức là phú tàng. Vị thứ nhất biết, vị thứ hai không biết. Vị biết mà che dấu tức là phú tàng. Vị không biết mà che dấu tức là không phú tàng.
9. Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, mà bảo là phạm ba-la-di che dấu. Vị kia nghĩ rằng: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn bảo là ba-la-di che dấu, nên trao cho pháp sám đột-kiết-la, sau đó trao cho ma-na-đỏa.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, mà bảo là phạm ba-dật-đề, ba-la-đề-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết che dấu, vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn mà gọi là ba-dật-đề cho đến ác thuyết che dấu, dạy họ tác pháp sám hối đột-kiết-la rồi trao cho ma-na-đỏa.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm ba-dật-đề mà bảo là ba-la-di che dấu. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm ba-dật-đề mà bảo là ba-la-di che dấu, nên dạy họ sám đột-kiết-la rồi sau như pháp sám.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm ba-dật-đề mà bảo là phạm tăng tàn, cho đến ác thuyết che dấu. Đức Phật dạy:
«Nên dạy họ sám đột-kiết-la rồi sau như pháp sám. ba-dật-đề, ba-la-đề-xá-ni, thâu-lan-giá, đột-kiết-la, ác thuyết cũng như vậy.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, nếu tác ý tăng tàn phú tàng, thì nên dạy họ sám đột-kiết-la, sám rồi trao cho phú tàng. Phạm ba-dật-đề cho đến ác thuyết cũng như vậy.
10. Bấy giờ, nơi trú xứ nọ có tỳ-kheo phạm nhiều tội tăng tàn. Tỳ-kheo kia không nhớ số tội phạm, không nhớ số ngày. Vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, không nhớ số tội phạm, không nhớ số ngày, thì nên kể từ lúc thanh tịnh về sau là phú tàng. Nếu nhớ số tội phạm mà không nhớ ngày cũng nên kể từ lúc thanh tịnh về sau là phú tàng. Nếu nhớ số ngày mà không nhớ tội phạm nên tính theo ngày mà trao cho tội phú tàng.
«Nghi, không nghi; cũng như vậy. Biết, không biết; cũng như vậy.»
Tỳ-kheo kia hoặc nhớ số lượng một tội, hoặc không nhớ số lượng một tội, hoặc nhớ số ngày một tội, hoặc không nhớ số ngày một tội, nên kể từ ngày thanh tịnh về sau là che dấu. Nếu nhớ số lượng phạm hoặc nhớ số ngày phạm một tội, không nhớ số ngày phạm một tội, nên kể từ thanh tịnh về sau là che dấu. Nếu nhớ số ngày hoặc nhớ số tội phạm, hoặc không nhớ số tội phạm, nên tính ngày trao cho tội che dấu. Nghi, không nghi; cũng như vậy. Biết, không biết; cũng như vậy.»
11. Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số lượng, không che dấu. Vị kia đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho vị kia sáu đêm ma-na-đỏa. Liền trong ngày ấy tái phạm, biết số lượng che dấu, vị kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Rồi bạch các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo phạm tội tăng tàn biết số lượng, không che dấu, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho sáu đêm ma-na-đỏa, liền trong ngày ấy tái phạm, biết số lượng che dấu, Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia ma-na-đỏa và nói: ‹Này tỳ-kheo, thầy nên hành lại pháp ma-na-đỏa.› Nếu hành pháp ma-na-đỏa một đêm, cho đến sáu đêm, trong thời gian ấy tái phạm, biết số lượng che dấu, Tăng nên trao cho tỳ-kheo này ma-na-đỏa. Trao cho ma-na-đỏa rồi, nên trao cho bổn nhật trị của ma-na-đỏa. Hành bổn nhật trị ma-na-đỏa rồi, nên cho pháp xuất tội.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số lượng không che dấu, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho vị kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia liền trong ngày ấy, trung gian tái phạm, không biết số lượng che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa và nói: «Này tỳ-kheo, thầy nên hành ma-na-đỏa lại. Nếu hành một đêm, cho đến sáu đêm, trong thời gian ấy tái phạm, không biết số lượng che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia ma-na đỏa. Trao cho họ ma-na-đỏa rồi, nên trao cho ma-na-đỏa bổn nhật trị, trao cho ma-na-đỏa bổn nhật trị rồi, nên trao cho pháp xuất tội.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo phạm tội tăng tàn, biết số ngày, không che dấu, đến Tăng xin sáu đêm ma-na-đỏa, Tăng trao cho vị kia sáu đêm ma-na-đỏa. Tỳ-kheo kia liền trong ngày ấy tái phạm, biết số lượng, không biết số lượng che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa và nói: «Này Tỳ-kheo, thầy nên hành ma-na-đỏa lại.» Nếu hành một đêm, cho đến sáu đêm, trong thời gian ấy tái phạm, biết số lượng, không biết số lượng, che dấu. Tăng nên trao cho tỳ-kheo kia sáu đêm ma-na-đỏa. Vị kia hành ma-na-đỏa rồi, nên trao cho bổn nhật trị ma-na-đỏa, trao cho bổn nhật trị ma-na-đỏa rồi, nên trao cho pháp xuất tội.
Không biết số lượng, không che dấu; cũng như vậy. Biết số lượng, không biết số lượng, không che dấu; cũng như vậy.[13]


Chú thích:
[37] Xiển-đà, xem Phần i, Ch. ii, Tăng-già-bà-thi-sa 13.
[38] Bất kiến tội cử 不見罪舉. Thập tụng: bất kiến tẫn 不見擯. Pali (Vin.ii. 20): āpattiyā adassane ukkhepanīya, bị xả trí (bỏ mặc) vì không chịu nhận tội.
[39] Bất sám hối tội cử 不懺悔罪舉. Thập tụng: bất tác tẫn yết-ma 不作擯羯磨. Pali, ibid. (25): āpattiyā appaṭikamme ukkhepanīya, bị xả trí vì không chịu sám hối tội.
[40] Xem yết-ma ha trách.
[41] A-lợi-tra 阿利吒. Trên kia, âm là A-lê-tra. Xem Phần i Ch.v. ba-dật-đề 68.
[42] Sào quật 巢窟; xem cht. 57, Phần iii, Ch. i (Thọ giới).
[43] Bất xả ác kiến cử 不捨惡見. Thập tụng: ác tà bất trừ tẫn 惡邪不除擯. Pali: pāpikāya diṭṭhiyā appaṭinissage upekkhanīya, xả trí vì không từ bỏ ác kiến.
[44] Xem yết-ma ha trách.
[1] Tham chiếu Pali, Cullavagga ii. Pārivāsikakkhandhakaṃ, Vin. ii. 31. Ngũ phần 23, phần iv. Ch.ii. Pháp yết ma (T22n1421 tr.156b); Tăng kỳ 26, Tạp tụng bạt cừ (T22n1425 tr.435a); Thập tụng 32, Tăng tàn sám hối pháp (T23n1435 tr.228b).
[2] Tùy theo số ngày phú tàng mà cho số ngày biệt trụ tương ứng. Xem Thập tụng 32 (T23n1435 tr.232c08); Cūḷavag. iii (Vin.ii. 40); Ngũ phần 32 (tr.136c29).
[3] Thập tụng, nói rõ tội danh: «Tôi tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di, cố ý xuất tinh, phạm tăng-già-bà-thi-sa này một tội phú tàng.»
[4] Trong văn thỉnh của Pali, có nói rõ số ngày che dấu để xin. Nếu một ngày che dấu (Vin. ii. 40): (…) Sohaṃ, bhante, saṅghaṃ ekisā āpattiyā sañcetanikāya sukkavisaṭṭhiyā ekāhappaṭic-channāya ekāhaparivāsaṃ yācāmi, «…Vì vậy, thưa các Đại đức, tôi xin Tăng một ngày biệt trụ cho một tội cố ý xuất tinh một ngày phú tàng.» Nếu năm ngày che dấu (Vin.ii. 42): … pañcāhappaṭic-channāya pañcāhaparivāsaṃ yācāmi, «tôi xin năm ngày biệt trú cho năm ngày phú tàng.» Thập tụng 32 (T23n1435 tr.233a09): «… tuỳ theo số ngày phú tàng, xin Tăng pháp biệt trụ.» Ngũ phần 32 (tr.137a 12): «… một đêm phú tàng, nay xin Tăng một đêm pháp biệt trụ.»
[5] Các luật đều nói: «xin biệt trú.» Tức xin thi hành ba-lợi-bà-sa 波利婆沙. Hành sự sao 8: «Ba-lợi-bà-sa, hoặc dịch là phú tàng.» Không đúng. Ba-lợi-bà-sa là phiên âm từ Skt. (Pali): parivāsa. Từ này cũng áp dụng cho ngoại đạo xuất gia, gọi là «bốn tháng biệt trú» (Pali: cattaro māse parivāso), không liên hệ gì đến ý nghĩa «phú tàng.»
[6] Trùng phạm 重犯, phạm lại tội cũ. Tham chiếu Pali, Vin.ii. 43: Udāyī đang hành biệt trụ vì 5 ngày phú tàng tội cố ý xuất tinh, lại tái phạm tội cũ mà không phú tàng. Tăng cho hành bản nhật trị không phú tàng. Sau đó (Vin.ii. 48), phạm tội cố ý xuất tinh, nửa tháng hành biệt trụ vì 15 ngày phú tàng. Trong khi hành biệt trụ, lại tái phạm, lại phú tàng 5 ngày. Tăng hiệp cả hai lần phú tàng trước sau thành pháp hiệp nhất biệt trụ (samodhānaparivāsa).
[7] Thập tụng, đã dẫn: tái phạm tội cũ, một ngày không phú tàng, cho bản nhật trị.
[8] Bản nhật trị 本日治. Pali: mūlāyapaṭikissanā, kéo trở lại gốc.
[9] Cf. Vin.ii. 43: Tỳ-kheo đang hành biệt trụ về tội cố ý xuất tinh, tái phạm tội cũ, khi xin yết-ma, nói rõ tội cũ: (…) sohaṃ parivasanto antarā ekaṃ āpattiṃ āpajjiṃ sañcetanikaṃ sukkavissaṭṭhiṃ appaṭicchanaṃ. Sohaṃ, bhante, saṅghaṃ antarā ekissā āpattiyā sañcetanikāya sukkavissaṭṭhiyā appaṭicchannāya mūlāya paṭikassanaṃ yācāmi’ti. «Tôi trong khi đang hành biệt trụ, trung gian phạm một tội có ý xuất tinh, không che dấu. Nay tôi, thưa các Đại đức, xin Tăng cho tôi bản nhật trị cho trung gian một tội cố ý xuất tinh không che dấu.»
[10] Ma-na-đỏa 摩那埵. Pali: mānatta; PTS Dict. nói, từ nguyên không rõ. Giả thiết do māna «đo lường,» nên có thể có nghĩa «thi hành biện pháp.» Từ nguyên, theo BSK: mānāpya, «làm cho hài lòng.» Hán dịch thông dụng là ý hỷ.
[11] Xuất tội 出罪. Pali: abbhāna, sự phục hồi.
[12] Thập tụng 32 (T23n1435 tr.236b22): «Lần thứ nhất, cố ý xuất tinh, phạm một tăng-già-bà-thi-sa, một đêm phú tàng. Thứ hai, xúc nữ, hai đêm phú tàng, thứ ba… cho đến, lần thứ 13, lệ ngữ, 13 đêm phú tàng. Cho người đó 13 đêm biệt trụ.» Nghĩa là, chọn ngày phú tàng lớn nhất cho tất cả các tội phú tàng, chứ không phải làm phép toán cộng. Tăng kỳ 26 (T22n1425 tr.436c26): phạm tội thứ nhất 10 đêm phú tàng, tội thứ hai 10 đêm, cho đến tội thứ mười 10 đêm phú tàng. Họp lại làm thành 10 đêm biệt trụ. Ngũ phần 22 (T22n1421 tr.157c04): «Phạm 1 đến nhiều tội tăng-già-bà-thi-sa, phú tàng từ 2 đến nhiều đêm; chỉ tính số đêm phú tàng lâu nhất. Theo số đó mà cho biệt trụ.»
[13] Hết quyển 45.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Quy Sơn cảnh sách văn


Hương lúa chùa quê - Phần 2: Hồi ký của Hòa thượng Thích Như Điển


Nghệ thuật chết


Vì sao tôi khổ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.12.154 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập