Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích CHƯƠNG X.
CHIÊM-BA
1. Cử tội phi pháp
[885a15] Thế Tôn ở tại thành Chiêm-ba.[1] Tại nước Già-thi,[2] có thôn Bà-sa-bà.[3] Bấy giờ, trú xứ nọ có cựu tỳ-kheo,[4] thường tiếp mọi người, giống như nguồn suối,[5] nói như vầy: «Nếu tỳ-kheo chưa đến mà đến làm khách,[6] tôi sẽ cung cấp các thứ cần dùng, như nấu nước tắm, đồ ăn, thức uống để cúng dường.»
Bấy giờ, có số đông tỳ-kheo ở nước Già-thi du hành trong nhân gian đến nơi xóm Bà-sa-bà. Tỳ-kheo kia liền cung cấp các thứ cần dùng, và cúng dường đồ ăn thức uống. Sau đó một thời gian, tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: «Ta không thể thường xuyên đến bạch y đòi xin đồ ăn thức uống, và cung cấp đầy đủ như nước để tắm rửa, hay nấu cháo để cúng dường nữa. Khách tỳ-kheo này từ xa đến, hiện tại đã hết mệt mỏi. Trước kia chưa có người quen biết chứ hiện nay đã có. Nay ta không thể đi hỏi xin thêm được nữa.» Rồi ông ngưng.
Tỳ-kheo khách này lại nghĩ như vầy: «Tỳ-kheo kia ghét chúng ta. Trước đây đã cung cấp đầy đủ những thứ cần dùng, như đồ ăn thức uống, nước tắm rửa cho chúng ta. Nay lại ngưng, không cung cấp cho ta. Chúng ta có nên cử tội tỳ-kheo kia không?» Họ liền nhóm họp để cử tội tỳ-kheo kia.
Tỳ-kheo kia nghĩ: «Nay ta không thể tự biết là phạm hay chẳng phạm, là cử tội đúng hay cử tội không đúng, là như pháp cử yết-ma thành tựu, hay không như pháp cử yết-ma không thành tựu. Nay ta có thể đến chỗ đức Thế Tôn ở Chiêm-ba, đem nhơn duyên này trình bày đầy đủ với đức Thế Tôn. Nếu Thế Tôn có chỉ dạy gì thì tùy theo lời dạy của đức Thế Tôn ta sẽ thi hành.»
Lúc bấy giờ, cựu tỳ-kheo kia, đắp y mang bát đến Chiêm-ba, qua chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ, rồi đứng qua một bên. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn an ủi khách tỳ-kheo:
«Khất cầu có dễ được không? Sống có hòa hợp không? Đi đường có mệt nhọc lắm không?»
Tỳ-kheo khách thưa:
«Con sống hòa hợp. Khất cầu dễ được. Đi đường không mệt nhọc.»
Đức Phật hỏi tiếp:
«Thầy ở đâu đến?»
Tỳ-kheo thưa:
«Con ở nơi xóm Bà-sa-bà, nước Già-thi, là cựu trú tỳ-kheo ở một trú xứ nọ. Con thường đón tiếp và cung cấp những gì cần thiết cho những vị khách giống như dòng nước suối. Nếu có khách tỳ-kheo chưa đến mà đến làm khách đều được cung cấp đầy đủ những thứ cần dùng như đồ ăn thức uống hoặc làm cháo, nước tắm... Sau đó có số đông tỳ-kheo tại nước Già-thi du hành trong nhân gian đến xóm Bà-sa-bà, bấy giờ con liền cung cấp đầy đủ những thứ cần dùng như đồ ăn thức uống, hoặc làm cháo, nước tắm rửa... Bạch Đại đức, khi ấy con nghĩ như vầy: ‹Ta không thể thường xuyên đến nhà bạch y đòi xin đồ ăn thức uống, và những thứ cần dùng được. Quý khách tỳ-kheo này hiện tại đã hết mệt mỏi. Trước kia chưa có người quen biết, hiện tại đã có rồi. Nay ta không thể đến hỏi xin được nữa.› Rồi con ngưng cung cấp. Khách tỳ-kheo này lại nghĩ, ‹Tỳ-kheo cựu trú kia ghét chúng ta. Trước đây thường cung cấp đầy đủ cho ta các thứ cần dùng như thức ăn uống, cháo, nước tắm rửa... Nay lại không cung cấp cho chúng ta nữa. Chúng ta có thể cử tội tỳ-kheo kia.› Các vị ấy liền họp lại để cử tội. Bạch Đại đức Thế Tôn con nghĩ như vầy, ‹Ta không thể biết là phạm hay không phạm, là cử tội đúng hay sai, là như pháp cử yết-ma thành tựu hay không như pháp cử yết-ma không thành tựu? Nay ta nên đến chỗ đức Thế Tôn ở thành Chiêm-ba đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế Tôn. Nếu đức Thế Tôn có dạy gì, thì tùy theo lời dạy của đức Thế Tôn mà thi hành.› »
Đức Phật bảo tỳ-kheo kia:
«Ông là tỳ-kheo không phạm, chẳng phải phạm. Cử tội sai quấy, không thành cử. Cử tội ông như vậy là phi pháp. Tỳ-kheo ấy yết-ma không thành tựu. Này tỳ-kheo, ông trở về xóm Bà-sa-bà, cung cấp những thứ cần dùng cho khách tỳ-kheo như trước giống như nguồn suối. Này tỳ-kheo, Ta trợ bạn ông, như pháp, chẳng phải chẳng như pháp.»
Bấy giờ các khách tỳ-kheo kia từ xóm Bà-sa-bà du hành trong nhân gian đến nước Già-thi, tới chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ rồi đứng lui qua một bên. Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn an ủi khách tỳ-kheo:
«Các ngươi trụ chỉ có hòa hiệp không? Không do khất thực mà phải vất vả chăng?»
Tỳ-kheo này thưa:
«Trụ chỉ được hòa hiệp. Không do khất thực mà phải vất vả.»
Đức Phật hỏi tiếp:
«Các thầy từ đâu đến?»
«Chúng con từ tụ lạc Bà-sa-bà đến.»
Đức Phật hỏi?
«Nghe nói có cựu trú tỳ-kheo thường hay cung cấp cho khách tỳ-kheo những thứ cần dùng, như nước suối, mà các thầy cử tội người ấy, phải không?»
Các vị ấy trả lời:
«Sự thật như vậy.»
Đức Thế Tôn hỏi:
«Bằng vào sự gì các ông cử tội như vậy?»
Các vị này thưa:
«Không sự việc, không nhân duyên.»[7]
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn dùng vô số phương tiện ha trách các tỳ-kheo này:
«Các ông làm điều sai quấy chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Các ông là những người ngu si. Sao cựu tỳ-kheo kia, như nguồn nước suối, cung cấp cho khách tỳ-kheo, mà các ông không duyên, không sự gì, lại cử tội?» 2. Túc số yết-ma
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn sau khi ha trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Có bốn loại yết-ma: phi pháp yết-ma, phi pháp biệt chúng yết-ma, phi pháp hòa hợp yết-ma, pháp biệt chúng yết-ma.[8] Trong này, hai yết-ma: phi pháp yết-ma, biệt chúng yết-ma, thì không được làm. Nếu làm sẽ như pháp trị. Chỉ có pháp yết-ma, và hòa hợp yết-ma thì nên làm.
«Có bốn trường hợp túc số:[9] Có người được kể trong túc số nhưng không được quyền ngăn. Có người không được kể trong túc số mà được quyền ngăn. Có người không được kể trong túc số mà cũng không được quyền ngăn. Có người được kể trong túc số và cũng được quyền ngăn.
«Thế nào là người được quyền túc số mà không được quyền ngăn? Là người bị tác pháp yết-ma ha trách, yết-ma tẫn, yết-ma y chỉ, yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Những người này được kể túc số mà không được quyền ngăn.
«Thế nào là người không được kể túc số mà được quyền ngăn? Là người muốn thọ đại giới. Người này không được kể túc số mà được quyền ngăn.
«Thế nào là người không được kể túc số cũng không được ngăn? Tỳ-kheo tác yết-ma, tỳ-kheo-ni không được kể túc số cũng không được ngăn. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni; hoặc người phạm biên tội, hoặc phạm tỳ-kheo-ni, hoặc thọ giới với tặc tâm, hoặc phá nội ngoại đạo, hoặc huỳnh môn, hoặc giết cha giết mẹ, hoặc giết A-la-hán, hoặc phá Tăng, hoặc ác tâm làm thân Phật ra máu, hoặc phi nhơn, súc sanh, hoặc hai căn, hoặc bị cử, hoặc diệt tẫn, hoặc đáng diệt; hoặc biệt trú, hoặc ở trên giới trường, thần túc trên hư không, hoặc ẩn hình, hoặc lìa chỗ thấy nghe, hoặc là người tác yết-ma: Những người như vậy không được kể túc số cũng không được ngăn.
[886a1]«Thế nào là người được kể túc số cũng được quyền ngăn? Là thiện tỳ-kheo, đồng trụ một giới, không dùng thần túc ở trên không, không ẩn hình, không lìa chỗ thấy nghe, cho đến nói với người gần bên. Những người như vậy được kể túc số mà cũng được quyền ngăn.»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo, một người cử tội một người, một người cử tội hai người, hoặc cử tội ba người, hoặc cử tội Tăng. Hai người cử tội một người, hai người cử tội hai người, hai người cử tội ba người, hoặc cử tội Tăng. Ba người cử tội một người, hoặc cử tội hai người, hoặc cử tội ba người, hoặc cử tội Tăng, hay Tăng cử tội Tăng. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được một người cử tội một người, hai người, ba người, hay cử tội Tăng. Không được hai người cử tội một người, hai người, ba người, cử tội Tăng. Không được ba người cử tội một người, hai người, ba người, hay cử tội Tăng. Không được Tăng cử tội Tăng.
«Nếu một người cử tội một người là phi pháp yết-ma, phi tỳ-ni yết-ma, không được làm như vậy. Hoặc một người cử tội hai người, ba người hay Tăng. Hoặc hai người cử tội một người, hai người, ba người, hay Tăng. Hoặc ba người cử tội một người, hai người, ba người, hay Tăng. Hoặc Tăng cử tội Tăng, là phi pháp yết-ma, phi tỳ-ni yết-ma, không được làm như vậy.»
Lúc bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo tác pháp yết-ma chồng,[10] như tác yết-ma ha trách rồi lại tác yết-ma tẫn; tác y chỉ rồi lại ngăn không cho đến nhà bạch y; trao cho pháp cử tội rồi lại cho pháp ba-lợi-bà-sa; cho pháp bổn nhật trị rồi lại cho pháp ma-na-đỏa; cho pháp a-phù-ha-na rồi, lại cho pháp hiện tiền tỳ-ni; cho pháp ức niệm tỳ-ni rồi, lại trao cho pháp bất si tỳ-ni; cho pháp tự ngôn rồi, lại cho pháp mích tội; cho pháp mích tội tướng rồi, lại cho pháp như cỏ che đất. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được tác pháp yết-ma chồng. Không được tác yết-ma ha trách rồi lại tác yết-ma tẫn, cho đến như cỏ che đất.»
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo: 3. Túc số Tăng
«Có bốn loại Tăng:[11] Tăng bốn vị, Tăng năm vị, Tăng mười vị, Tăng hai mươi vị.
«Tăng bốn vị: trừ tự tứ, thọ đại giới, xuất tội, còn tất cả các pháp yết-ma như pháp khác đều làm được.
«Tăng năm vị: trừ trường hợp thọ đại giới nơi đô hội, xuất tội, còn tất cả các pháp yết-ma như pháp khác đều làm được.
«Tăng mười vị: chỉ trừ xuất tội, còn tất cả các pháp yết-ma như pháp khác đều làm được.
«Tăng hai mươi vị: tất cả các pháp yết-ma như pháp đều làm được, huống nữa là hơn hai mươi vị.
«Nếu cần bốn vị để tác pháp yết-ma mà thiếu một vị thì yết-ma ấy thành, là phi pháp, phi tỳ-ni. Nếu dùng tỳ-kheo-ni làm người thứ tư, hoặc dùng thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, hoặc người phạm biên tội, hoặc phạm tỳ-kheo-ni, hoặc tặc tâm thọ giới, hoặc phá nội ngoại đạo, hoặc huỳnh môn, hoặc giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, ác tâm làm thân Phật ra máu, hoặc phi nhơn hoặc súc sanh, hoặc người hai căn, hoặc kẻ bị cử, diệt tẫn, hoặc đáng diệt tẫn, người tác yết-ma. Lấy những hạng người như vậy để được túc số bốn vị, thì yết-ma đó phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy. Tăng năm vị, mười vị, hai mươi vị cũng như vậy.» 4. Yết-ma bất thành
Lúc bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo tác yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Họ tác yết-ma phi pháp biệt chúng, yết-ma phi pháp hòa hợp, yết-ma pháp biệt chúng, yết-ma pháp tương tợ biệt chúng, yết-ma pháp tương tợ hòa hợp, tác yết-ma ha bất chỉ. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được tác yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni, không được tác yết-ma phi pháp biệt chúng, không được tác yết-ma phi pháp hòa hợp, không được tác yết-ma pháp biệt chúng, không được tác yết-ma pháp tương tợ biệt chúng, không được tác yết-ma pháp tương tợ hòa hợp, không được tác yết-ma ha bất chỉ.»
1. Thế nào là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni?
Bạch nhị yết-ma mà tác bạch rồi không tác yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch nhị yết-ma, tác hai lần bạch mà không tác yết-ma; tác ba lần bạch mà không tác yết-ma; nhiều lần tác bạch mà không tác yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Bạch nhị yết-ma mà một lần tác bạch hai lần yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch nhị yết-ma mà một lần tác bạch mà ba lần yết-ma, một lần tác bạch mà nhiều lần yết-ma; hai lần tác bạch mà một lần yết-ma, hai lần tác bạch mà hai lần yết-ma; hai lần tác bạch mà ba lần yết-ma; hai lần tác bạch mà nhiều lần yết-ma; ba lần tác bạch mà một lần yết-ma; ba lần tác bạch mà hai lần yết-ma; ba lần tác bạch mà ba lần yết-ma; ba lần tác bạch mà nhiều lần yết-ma; nhiều lần tác bạch mà một lần yết-ma; nhiều lần tác bạch mà hai lần yết-ma; nhiều lần tác bạch mà ba lần yết-ma; nhiều lần tác bạch mà nhiều lần yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Bạch nhị yết-ma mà một lần yết-ma, không tác bạch. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch nhị yết-ma mà hai lần yết-ma không tác bạch, ba lần yết-ma không tác bạch, nhiều lần yết-ma không tác bạch. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Bạch nhị yết-ma mà một lần yết-ma hai lần bạch. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch nhị yết-ma, một lần yết-ma mà ba lần bạch; một lần yết-ma mà nhiều lần bạch; hai lần yết-ma mà một lần bạch; hai lần yết-ma mà hai lần bạch; hai lần yết-ma mà ba lần bạch; hai lần yết-ma mà nhiều lần bạch; ba lần yết-ma mà một lần bạch; ba lần yết-ma mà hai lần bạch; ba lần yết-ma mà ba lần bạch; ba lần yết-ma mà nhiều lần bạch; nhiều lần yết-ma mà một lần bạch; nhiều lần yết-ma mà hai lần bạch; nhiều lần yết-ma mà ba lần bạch; nhiều lần yết-ma mà nhiều lần bạch. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni, không được như vậy.
Bạch nhị yết-ma mà không như pháp tác bạch, không như yết-ma pháp tác yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch tứ yết-ma, mà một lần bạch không tác yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch tứ yết-ma, hai lần bạch mà không tác yết-ma; ba lần bạch mà không tác yết-ma; nhiều lần bạch mà không tác yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni yết-ma. Không được như vậy.
Với bạch tứ yết-ma, một lần bạch mà một lần yết-ma, một lần bạch mà hai lần yết-ma, một lần bạch mà nhiều lần yết-ma; hai lần bạch mà một lần yết-ma, hai lần bạch mà hai lần yết-ma, hai lần bạch mà ba lần yết-ma, hai lần bạch mà nhiều lần yết-ma; ba lần bạch mà một lần yết-ma, ba lần bạch mà hai lần yết-ma, ba lần bạch mà ba lần yết-ma, ba lần bạch mà nhiều lần yết-ma; nhiều lần bạch mà một lần yết-ma, nhiều lần bạch mà hai lần yết-ma, nhiều lần bạch mà ba lần yết-ma, nhiều lần bạch mà nhiều lần yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch tứ yết ma, một lần tác yết ma mà không tác bạch. Đó là yết ma phi pháp, phi tỳ ni, không được làm.
Với bạch tứ yết-ma, hai lần yết-ma mà không tác bạch, ba lần yết-ma mà không tác bạch, nhiều lần yết-ma mà không tác bạch. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Với bạch tứ yết-ma, một lần yết-ma mà một lần tác bạch, một lần yết-ma mà hai lần tác bạch, một lần yết-ma mà ba lần tác bạch, một lần yết-ma mà nhiều lần tác bạch; hai lần yết-ma mà một lần tác bạch, hai lần yết-ma mà hai lần tác bạch, hai lần yết-ma mà ba lần tác bạch, hai lần yết-ma mà nhiều lần tác bạch; ba lần yết-ma mà một lần tác bạch, ba lần yết-ma mà hai lần tác bạch, ba lần yết-ma mà ba lần tác bạch, ba lần yết-ma mà nhiều lần tác bạch; nhiều lần yết-ma mà một lần tác bạch, nhiều lần yết-ma mà hai lần [887a1] tác bạch, nhiều lần yết-ma mà ba lần tác bạch, nhiều lần yết-ma mà nhiều lần tác bạch. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Tác bạch tứ yết-ma mà không như pháp bạch mà tác bạch, không như pháp ba yết-ma mà tác yết-ma. Đó gọi là yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được như vậy.
Trong đây, có tỳ-kheo thấy không có tội.[12] Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy phạm tội, có thấy không?› Vị ấy trả lời: ‹Không thấy.› Bấy giờ tỳ-kheo kia liền cử yết-ma không thấy tội.[13] Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trong đây, có tỳ-kheo không có tội phải sám hối.[14] Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy phạm tội, nên sám hối.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không sám hối.› Vị kia liền cử yết-ma không sám hối. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trong đây, có tỳ-kheo không có ác kiến không xả. Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có ác kiến, nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không xả.› Vị kia liền cử yết-ma không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trong đây, có tỳ-kheo thấy không có tội, và không có tội phải sám hối. Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy tội không? Thầy nên sám hối.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không thấy tội. Tôi không sám hối.› Vị kia liền cử yết-ma không thấy tội không sám hối. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trong đây, có tỳ-kheo thấy không tội, không ác kiến không xả. Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy có tội? Có ác kiến, nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không thấy tội. Không có ác kiến không xả.› Vị kia liền cử yết-ma không thấy tội, và ác kiến không xả. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trong đây, có tỳ-kheo không có tội sám hối, không có ác kiến không xả. Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội nên sám hối. Có ác kiến, nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không sám hối. Tôi không ác kiến không xả.› Vị kia liền cử yết-ma không sám hối, không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo thấy không tội, không có tội sám hối, không ác kiến không xả. Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy tội? Thầy nên sám hối. Thầy hãy xả ác kiến.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không thấy tội. Tôi không sám hối. Tôi không ác kiến không bỏ.› Vị kia liền cử yết-ma không thấy tội, không sám hối, không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo không tội thấy không tội. Nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy tội hay không?› Vị ấy trả lời: ‹Thấy.› Tỳ-kheo kia liền cử yết-ma không thấy tội. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo không tội sám hối, nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội nên sám.› Vị ấy trả lời: ‹Sẽ sám hối.› Tỳ-kheo kia liền cử yết-ma không sám hối. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo không ác kiến không xả, nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi sẽ xả.› Vị kia liền cử yết-ma ác kiến không xả. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo không tội, thấy không tội, không sám hối, nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy tội nên sám hối.› Vị ấy đáp: ‹Tôi thấy tội, sẽ sám hối.› Vị kia liền cử yết-ma không thấy tội, không sám hối. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo không thấy tội, không ác kiến không xả, nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy tội, ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi thấy tội. Sẽ xả ác kiến.› Vị kia cử yết-ma không thấy tội, không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo không tội sám hối, không ác kiến không xả, nhưng tỳ-kheo kia nói rằng: ‹Thầy có tội sám hối, ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Sẽ sám hối, xả ác kiến.› Vị kia liền cử yết-ma không sám hối, không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo thấy không tội, không tội sám hối, không ác kiến không xả, nhưng tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy tội, nên sám hối, ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi thấy tội, sẽ sám hối, xả ác kiến.› Vị kia liền cử yết-ma không thấy tội, không sám hối, ác kiến không bỏ. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo thấy có tội. Các tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội, thấy không?› Vị ấy trả lời: ‹Thấy.› Nhưng vị kia liền cử yết-ma không thấy tội. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo có tội sám hối. Các tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội nên sám hối.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi sẽ sám hối.› Nhưng vị kia liền cử yết-ma không sám hối. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo có ác kiến không xả, các tỳ-kheo nói rằng: ‹Thầy có ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Sẽ xả.› Nhưng vị kia liền cử yết-ma không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo thấy có tội, có tội nên sám hối. Các tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy có tội nên sám hối.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi thấy có tội sẽ sám hối.› Nhưng vị kia liền tác yết-ma bất kiến tội, bất sám hối. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo thấy có tội, có ác kiến không xả. Các tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy có tội. Ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi thấy tội. Sẽ xả ác kiến.› Nhưng tỳ-kheo kia liền cử yết-ma không thấy tội, ác kiến không xả. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo có tội sám, có ác kiến không xả. Tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội nên sám hối. Ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi sẽ sám hối. Sẽ xả ác kiến.› Nhưng vị kia liền cử yết-ma bất kiến sám hối, bất xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Trường hợp, có tỳ-kheo thấy có tội sám hối, ác kiến không xả. Các tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy tội. Nên sám hối. Ác kiến nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi thấy tội. Sẽ sám hối. Xả ác kiến.› Nhưng vị kia cử yết-ma không thấy tội, không sám hối, không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni. Không được làm vậy.
Đó là những yết-ma phi pháp, phi tỳ-ni.
2. Thế nào là yết-ma như pháp như tỳ-ni?
Bạch nhị yết-ma, như pháp bạch mà tác bạch, như pháp yết-ma mà tác yết-ma. Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.
Bạch tứ yết-ma, như pháp bạch mà tác bạch, như pháp yết-ma mà tác yết-ma. Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.
Trường hợp, có tỳ-kheo thấy có tội,[15] tỳ-kheo khác hỏi rằng: ‹Thầy có tội, thấy không?› Vị ấy trả lời: ‹Không thấy.› Vị kia liền cử yết-ma không thấy tội. Đức Phật dạy:
«Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.»
Trường hợp có tỳ-kheo có tội nên sám hối. Tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội nên sám hối.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không sám hối.› Vị kia liền cử yết-ma không sám hối. Đức Phật dạy:
«Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. [887a1] Nên làm như vậy.»
Trường hợp có tỳ-kheo ác kiến không xả. Tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có ác kiến, nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Không xả.› Vị kia liền cử yết-ma ác kiến không xả. Đức Phật dạy:
«Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.»
Trường hợp có tỳ-kheo thấy có tội, có tội sám hối. Tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy có tội. Có tội sám hối.› Vị ấy trả lời: ‹Không thấy. Không sám hối.› Vị kia liền như điều vị ấy phạm, tác yết-ma không thấy tội, không sám hối, đức Phật dạy:
«Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.»
Trường hợp có tỳ-kheo thấy có tội, có ác kiến không xả. Tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội. Có ác kiến, nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không thấy tội, ác kiến không xả.› Vị kia liền như điều vị ấy phạm, tác yết-ma không thấy tội, ác kiến không xả, Phật dạy:
«Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.»
Trường hợp có tỳ-kheo thấy có tội, sám hối, ác kiến không xả. Tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy có tội. Nên sám hối. Ác kiến, nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không sám hối. Không xả ác kiến.› Vị kia liền như điều vị ấy phạm tác yết-ma không sám hối, không xả ác kiến, đức Phật dạy:
«Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.»
Trường hợp có tỳ-kheo thấy có tội sám hối, ác kiến không xả. Tỳ-kheo khác nói rằng: ‹Thầy thấy có tội. Nên sám hối. Ác kiến, nên xả.› Vị ấy trả lời: ‹Tôi không thấy tội. Không sám hối. Không xả ác kiến.› Vị kia liền như điều vị ấy phạm tác yết-ma không thấy tội, không sám hối, không xả ác kiến. Đức Phật dạy:
«Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni. Nên làm như vậy.»
Tất cả những yết-ma đó đều như pháp như tỳ-ni.
3. Thế nào là yết-ma phi pháp biệt chúng?
Khi yết-ma đồng một trú xứ, có vị không đến, đáng ra nên dữ dục nhưng không dữ dục. Người hiện tiền có quyền ngăn bèn ngăn. Vị kia tác bạch nhị yết-ma, nhưng lại tác bạch tứ yết-ma; bạch việc này mà lại tác yết-ma vì việc kia. Đó gọi là yết-ma phi pháp và biệt chúng.
4. Thế nào là yết-ma phi pháp hòa hợp?
Trường hợp đồng một trú xứ, hòa hợp một chỗ để yết-ma, người nên dữ dục thì dữ dục, người hiện tiền được phép ngăn thì không ngăn. Vị kia tác bạch nhị yết-ma, lại tác bạch tứ yết-ma; bạch việc này mà lại tác yết-ma vì việc kia. Đó là yết-ma phi pháp nhưng hòa hợp.
5. Thế nào là yết-ma như pháp biệt chúng?
Khi yết-ma đồng một trú xứ, có vị không đến, người nên dữ dục lại không dữ dục, người hiện tiền được phép ngăn thì ngăn. Vị kia tác bạch nhị, bạch tứ yết-ma như pháp tác. Đó là yết-ma như pháp nhưng biệt chúng.
6. Thế nào là yết-ma pháp tương tợ biệt chúng?
Đồng một trú xứ khi yết-ma, có người không đến, nên dữ dục mà không dữ dục, người hiện tiền có quyền ngăn bèn ngăn. Tác bạch nhị, bạch tứ yết-ma, (đúng pháp nhưng), trước tác yết-ma sau mới tác bạch. Đó là yết-ma tương tợ như pháp, và biệt chúng.
7. Thế nào là yết-ma pháp tương tợ hòa hợp?
Đồng một trú xứ khi yết-ma, có người không đến thì dữ dục, người hiện tiền được phép ngăn thì không ngăn. Bạch nhị, bạch tứ yết-ma, trước tác yết-ma sau mới tác bạch. Đó là yết-ma tương tợ như pháp, nhưng hòa hợp. 5. Ngăn yết-ma
Những hạng người nào ngăn[16] thành ngăn? Hoặc có người ngăn thành ngăn, có người ngăn không thành ngăn?
Người nào ngăn không thành ngăn?
Tỳ-kheo tác yết-ma, tỳ-kheo-ni ngăn, không thành ngăn. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni; hoặc nói phạm biên tội, phạm tỳ-kheo-ni, hoặc tặc tâm thọ giới, hoặc phá nội ngoại đạo, huỳnh môn, giết cha mẹ, giết A-la-hán, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hòa hợp Tăng, phi nhơn, súc sanh, hai căn, hoặc bị cử, hoặc diệt tẫn, hoặc nên diệt tẫn, hoặc ở trên giới trường, hoặc tác biệt trú, hoặc dùng thần túc ở trên không, hoặc ẩn hình, hoặc lìa chỗ thấy, nghe, hoặc vị làm yết-ma. Những người như vậy ngăn, không thành ngăn.
Thế nào gọi là ngăn thành ngăn?
Thiện tỳ-kheo đồng ở trong một giới, không ở trên hư không, không ẩn hình, không lìa chỗ nghe thấy, cho đến nói tỳ-kheo ngồi gần. Những hạng người như vậy ngăn, thành ngăn. Đó là ngăn yết-ma.
Lúc bấy giờ, Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy để trống vai bên hữu, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch Phật:
«Đáng làm yết-ma ha trách mà cho làm yết-ma tẫn; yết-ma có như pháp như tỳ-ni không?»
Đức Phật bảo Ưu-ba-ly:
«Đó không phải là yết-ma như pháp.»
Ưu-ba-ly lại bạch Phật rằng:
«Nên trao cho yết-ma ha trách, mà trao cho pháp yết-ma y chỉ, hay là pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, cho đến như cỏ che đất, như vậy yết-ma có như pháp như tỳ-ni không?»
Đức Phật dạy:
«Không như pháp. Không được, đáng cho pháp yết-ma ha trách mà lại trao cho pháp yết-ma tẫn, cho đến như cỏ che đất. Đó là yết-ma phi pháp phi tỳ-ni. Không được làm như vậy. Cũng vậy cho đến như cỏ che đất đều là yết-ma phi pháp phi tỳ-ni. Không được làm như vậy.»
Đức Phật bảo Ưu-ba-ly:
«Đáng làm yết-ma ha trách thì nên cho làm pháp yết-ma ha trách. Đó là yết-ma như pháp như tỳ-ni, nên làm. Cũng vậy, cho đến yết-ma như cỏ che đất, đều là yết-ma như pháp như tỳ-ni, nên làm.
Lúc bấy giờ, có trú xứ nọ, chúng Tăng cho tỳ-kheo yết-ma ha trách,[17] mà lại làm yết-ma phi pháp biệt chúng. Chúng Tăng khác nghe[18] Tăng cho tỳ-kheo yết-ma ha trách mà lại làm yết-ma phi pháp biệt chúng, nên yết-ma không thành, bèn nói, «Chúng ta hãy cùng tác yết-ma ha trách.» Liền tác yết-ma ha trách phi pháp hòa hợp.
Lại có chỗ khác,[19] Tăng nghe chúng Tăng kia cho tỳ-kheo yết-ma ha trách phi pháp hòa hợp, nên yết-ma không thành; bèn nói, «Chúng ta hãy làm yết-ma ha trách.» Họ liền làm yết-ma ha trách như pháp biệt chúng.
Tăng chỗ khác nghe, chúng Tăng kia cho tỳ-kheo yết-ma ha trách, yết-ma như pháp biệt chúng, nên yết-ma không thành; bèn nói, «Chúng ta hãy làm pháp yết-ma ha trách.» Liền tác yết-ma ha trách, pháp tương tợ biệt chúng.
Tăng chỗ khác nghe, chúng Tăng kia cho tỳ-kheo yết-ma ha trách, pháp tương tợ biệt chúng nên yết-ma không thành; bèn nói, «Chúng ta hãy tác yết-ma ha trách.» Yết-ma như pháp tương tợ hòa hợp.
Tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: «Ta nên làm thế nào?» Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Các yết-ma như trên không như pháp, không thành tựu. Tất cả những yết-ma nào như vậy đều không thành tựu.»
Lúc bấy giờ, có trú xứ nọ chúng Tăng vì tỳ-kheo tác yết-ma phi pháp biệt chúng. Khi ấy trong Tăng có nhiều tranh tụng nhau. Có vị nói yết-ma phi pháp biệt chúng, có vị nói phi pháp hòa hợp, có vị nói pháp biệt chúng, có vị nói pháp tượng tợ biệt chúng, có vị nói pháp tương tợ hòa hợp, có vị nói yết-ma thành tựu, có vị nói không thành tựu. Các tỳ-kheo không biết như thế nào, báo lại tỳ-kheo khác, đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Trú xứ kia, chúng Tăng vì tỳ-kheo tác yết-ma ha trách, phi pháp biệt chúng. Khi ấy trong Tăng có nhiều tranh tụng nhau. Có vị nói yết-ma phi pháp biệt chúng, cho đến, có vị nói yết-ma thành tựu, có vị nói không thành tựu. Trong tăng, vị nào nói phi pháp biệt chúng, thì đây là lời nói đúng pháp. Cho đến vị nào nói pháp tương tợ hòa hợp, thì đây cũng là lời nói đúng pháp.»
Lúc bấy giờ [889a1], Ưu-ba-ly từ chỗ ngồi đứng dậy để trống vai bên hữu, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch Phật:
«Nếu có tỳ-kheo trước đó Tăng trao cho pháp yết-ma, sau đó chúng Tăng cho giải. Như vậy có thành giải hay không thành giải?»
Đức Phật bảo Ưu-ba-ly:
«Hoặc thành, hoặc không thành.»
Ưu-ba-ly lại hỏi:
«Thế nào là thành, thế nào là không thành?»
Đức Phật dạy:
«Này Ưu-ba-ly, có mười ba hạng người,[20] trước đó Tăng vì họ tác yết-ma, thì không thành giải. Trừ mười ba hạng người này ra, còn các người khác, tác yết-ma rồi, nếu Tăng trao cho pháp giải thì thành giải.»
Ưu-ba-ly lại hỏi Phật:
«Nếu trước đó Tăng vì họ tác yết-ma, rồi cho yết-ma giải. Khi ấy, người bị đuổi, có trở thành bị đuổi hay không?»
Đức Phật dạy:
«Hoặc thành đuổi, hoặc không thành đuổi. Đối với mười ba hạng người, nếu tác yết-ma rồi đuổi thì thành đuổi. Ngoài mười ba hạng người này ra, các người khác tác yết-ma, sau yết-ma giải thì được giải. Khi ấy, nếu đuổi thì không thành đuổi. CHƯƠNG XI.
KHIỂN TRÁCH[1]
1. Khiển trách
[889a14] Phật ở tại nước Xá-vệ. Có hai tỳ-kheo, một vị tên là Trí Tuệ, một vị tên là Lô-hê-na,[2] thích tranh tụng, mạ lỵ nhau, miệng tuôn ra những lời như đao như kiếm, tìm tòi sở trường, sở đoản của nhau. Các vị ấy tự mình gây gổ, mạ lỵ nhau. Nhưng nếu có các tỳ-kheo khác nào tranh tụng nhau, thì liền đến chỗ họ để khuyến khích rằng: «Các Thầy hãy cố gắng cho tốt lên, chớ để thua họ. Các thầy đa văn trí tuệ, của cải cũng hơn, được nhiều người biết đến. Chúng tôi đứng về phía các thầy.» Do đó, trong Chúng nếu chưa có sự đấu tranh liền phát sanh sự đấu tranh; đã có sự đấu tranh rồi thì không thể nào diệt trừ được.
Các tỳ-kheo nghĩ như vầy: «Vì lí do gì trong Chúng nếu chưa có sự đấu tranh liền phát sanh sự đấu tranh; đã có sự đấu tranh rồi thì không thể nào diệt trừ được?» Các tỳ-kheo tìm hiểu, biết do hai tỳ-kheo Trí Tuệ và Lô-hê-na thích gây gổ, mạ lỵ nhau, miệng tuôn ra những lời như đao như kiếm, tìm tòi sở trường, sở đoản của nhau. Các vị ấy tự mình gây gổ, mạ lỵ nhau. Nhưng nếu có các tỳ-kheo khác nào gây gổ nhau, thì liền đến chỗ họ để khuyến khích rằng: ‹Các Thầy hãy cố gắng cho tốt lên, chớ để thua họ. Các thầy đa văn trí tuệ, của cải cũng hơn, được nhiều người biết đến. Chúng tôi đứng về phía các thầy.› Do đó, trong Chúng nếu chưa có sự đấu tranh liền phát sanh sự đấu tranh; đã có sự đấu tranh rồi thì không thể nào diệt trừ được.»
Bấy giờ trong chúng có tỳ-kheo nghe biết, là vị thiểu dục tri túc, tu hạnh đầu-đà, ưa học giới, có tàm quý, hiềm trách hai tỳ-kheo kia rằng: «Sao các thầy thích gây gổ, mạ lỵ nhau, miệng tuôn ra những lời như đao như kiếm, khiến cho Tăng xảy ra sự tranh cãi không thể nào diệt trừ được?»
Bấy giờ các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi lui qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Đức Thế Tôn đem nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, ha trách hai tỳ-kheo kia:
«Các ông làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không được làm. Này Trí Tuệ và Lô-hê-na, sao các ông thích gây gổ, mạ lỵ nhau, miệng tuôn ra những lời như đao như kiếm, khiến cho Tăng xảy ra sự tranh cãi không thể nào diệt trừ được?»
Đức Thế Tôn dùng vô số phương tiện ha trách, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép các tỳ-kheo trao cho Trí Tuệ và Lô-hê-na pháp ha trách[3] bằng bạch tứ yết-ma. Nên họp Tăng, họp Tăng xong, đối với Trí Tuệ... tác cử, tác cử rồi vì họ tác ức niệm, tác ức niệm rồi cho tội.[4] Trong Chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Hai tỳ-kheo Trí Tuệ và Lô-hê-na này thích tranh tụng, mạ lỵ nhau, miệng tuôn ra những lời như đao như kiếm, tìm tòi sở trường, sở đoản của nhau. Các vị ấy tự mình gây gổ, mạ lỵ nhau. Nhưng nếu có các tỳ-kheo khác nào tranh tụng nhau, thì liền đến chỗ họ để khuyến khích rằng: ‹Các thầy hãy cố gắng cho tốt lên, chớ để thua họ. Các thầy đa văn trí tuệ, của cải cũng hơn, được nhiều người biết đến. Chúng tôi đứng về phía các thầy.› Do đó, trong Chúng nếu chưa có sự đấu tranh liền phát sanh sự đấu tranh; đã có sự đấu tranh rồi thì không thể nào diệt trừ được. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, Tăng đối với hai tỳ-kheo Trí Tuệ và Lô-hê-na tác yết-ma ha trách. Nếu sau này còn đấu tranh, mạ lỵ nữa, thì chúng Tăng sẽ tăng thêm tội để trị. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Hai tỳ-kheo Trí Tuệ và Lô-hê-na này thích tranh tụng, mạ lỵ nhau, miệng tuôn ra những lời như đao như kiếm, tìm tòi sở trường, sở đoản của nhau. Các vị ấy tự mình gây gổ, mạ lỵ nhau. Nhưng nếu có các tỳ-kheo khác nào tranh tụng nhau, thì liền đến chỗ họ để khuyến khích rằng: ‹Các thầy hãy cố gắng cho tốt lên, chớ để thua họ. Các thầy đa văn trí tuệ, của cải cũng hơn, được nhiều người biết đến. Chúng tôi đứng về phía các thầy.› Do đó, trong Chúng nếu chưa có sự đấu tranh liền phát sanh sự đấu tranh; đã có sự đấu tranh rồi thì không thể nào diệt trừ được. Tăng đối với hai tỳ-kheo Trí Tuệ và Lô-hê-na tác pháp yết-ma ha trách. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho hai tỳ-kheo Trí Tuệ và Lô-hê-na pháp yết-ma ha trách, nếu sau này đấu tranh lại, mạ lỵ nhau nữa, chúng Tăng sẽ tăng thêm tội để trị, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận đối với Trí Tuệ và Lô-hê-na tác pháp yết-ma ha trách rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Người bị tác yết-ma ha trách rồi, có năm việc không được làm: 1. Không được trao đại giới cho người. 2. Không được nhận người y chỉ. 3. Không được nuôi sa-di. 4. Không được nhận Tăng sai giáo thọ tỳ-kheo-ni. 5. Nếu Tăng đã sai rồi, không được giáo thọ. Đó là năm việc không được làm khi yết-ma ha trách rồi.
Lại có năm việc không được làm nữa: 1. Không được thuyết giới. 2. Chúng Tăng hỏi nghĩa tỳ-ni, không được đáp. 3. Chúng Tăng sai làm yết-ma, không được làm. 4. Chúng Tăng chọn người trí tuệ họp để bình luận việc của Chúng, không được dự. 5. Chúng Tăng sai người làm tín mạng, không được làm. Đó là năm việc không được làm sau khi yết-ma ha trách rồi.
Lại có năm việc không được làm nữa: 1. Không được vào tụ lạc quá sớm. 2. Không được về quá muộn. 3. Phải gần gũi tỳ-kheo, không được gần gũi người ngoại đạo. 4. Phải khéo thuận tùng lời dạy của các tỳ-kheo. 5. Không được nói quanh co.[5] Đó là năm việc không được làm khi ha trách rồi.
Lại có năm việc không được làm nữa: 1. Chúng Tăng tùy theo việc phạm giới đã tác yết-ma ha trách rồi thì không được phạm lại tội đó. 2. Cũng không được phạm các tội khác. 3. Hoặc tương tợ hoặc từ giới này mà sanh. 4. Hoặc nặng hơn tội này. 5. Không được chỉ trích yết-ma và người tác yết-ma. Đó là năm việc không được làm khi bị ha trách rồi.
Lại có năm việc không được làm nữa: 1. Thiện tỳ-kheo trải chỗ ngồi cúng dường, không được nhận. 2. Không được nhận người khác rửa chân cho. 3. Không được nhận người khác đặt đồ rửa chân cho. 4. Không được nhận người khác lau giày dép cho. 5. Không được nhận người khác xoa chà thân thể cho. Khi đã tác yết-ma ha trách rồi, không được làm những việc trên.
Lại có năm việc không được làm nữa: 1. Không được nhận thiện tỳ-kheo lễ bái. 2. Không được nhận thiện tỳ-kheo chấp tay. 3. Không được nhận thiện tỳ-kheo chào hỏi. 4. Không được nhận thiện tỳ-kheo nghinh đón. 5. Không được nhận thiện tỳ-kheo cầm y bát cho. Khi đã yết-ma ha trách rồi, không được làm năm việc trên.
Lại có năm việc không được làm: 1. Không được cử tội thiện tỳ-kheo. 2. Không được tác ức niệm, tác tự ngôn[6] đối với thiện Tỳ-kheo. 3. Không được làm chứng việc người khác. 4. Không được ngăn bố-tát, tự tứ. 5. Không được cùng thiện tỳ-kheo tranh tụng. Đó là năm việc người bị ha trách rồi không được làm.
Phải chấp hành như vậy.
Chúng Tăng đối với Trí Tuệ và Lô-hê-na tác pháp ha trách bằng bạch tứ yết-ma rồi, các Tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy [890a1]:
«Có ba pháp tác yết-ma ha trách phi pháp phi tỳ-ni, yết-ma không thành tựu: Không nêu tội, không tác ức niệm, không phục thủ tội.[7]
«Lại có ba việc: không phạm tội, không thuộc tội cần sám hối,[8] hoặc phạm tội nhưng đã sám hối rồi.
«Lại có ba việc: không tác cử, phi pháp, biệt chúng.
«Lại có ba việc: không tác ức niệm, phi pháp, biệt chúng.
«Lại có ba việc: không phục tội,[9] phi pháp, biệt chúng.
«Lại có ba việc: không phạm, phi pháp, biệt chúng.
«Lại có ba việc: phạm tội không cần sám hối, phi pháp, biệt chúng.
«Lại có ba việc: phạm tội nhưng đã sám hối rồi, phi pháp, biệt chúng.
«Lại có ba việc: không hiện tiền,[10] phi pháp, biệt chúng. Ba pháp như vậy, tác yết-ma ha trách, phi pháp, phi tỳ-ni, yết-ma không thành tựu.
«Có ba việc tác yết-ma ha trách, như pháp như tỳ-ni, yết-ma thành tựu. Ba việc ấy là gì? Tác cử, tác ức niệm, tác tự ngôn.
«Lại có ba việc: phạm tội, thuộc tội phải sám tội, phạm chưa sám tội.
«Lại có ba việc: Tác cử, như pháp, hòa hợp. Tác ức niệm, như pháp, hòa hợp.[11] Tác tự ngôn, như pháp, hòa hợp. Phạm tội, như pháp, hòa hợp. Thuộc tội phải sám hối, như pháp, hòa hợp. Có phạm mà chưa sám hối, như pháp hòa hợp. Có hiện tiền, như pháp, hòa hợp. Đó là (những) ba pháp tác yết-ma ha trách như pháp như tỳ-ni, yết-ma thành tựu.
«Có năm pháp tác yết-ma ha trách phi pháp phi tỳ-ni, yết-ma không thành tựu: Không hiện tiền, không tự ngôn, nhắm người thanh tịnh, biệt chúng. Đó là năm việc tác yết-ma ha trách, phi pháp phi tỳ-ni, yết-ma không thành tựu.
«Có năm pháp tác pháp ha trách như pháp như tỳ-ni, yết-ma thành tựu. Năm pháp ấy là gì? Hiện tiền, tự ngôn, nhắm người không thanh tịnh, pháp hòa hợp. Đó là năm pháp tác yết-ma ha trách như pháp như tỳ-ni, yết-ma thành tựu.»
Khi chúng Tăng đang bữa tiểu thực hay bữa ăn chính, hoặc nói pháp, hoặc bố-tát, người bị yết-ma ha trách sửa y phục ngay thẳng, cởi bỏ giày dép, đứng qua một bên, quỳ gối, chấp tay bạch như sau:
«Xin đại đức nhận sự sám hối của tôi.»
«Từ nay về sau, tự trách tâm mình. Thôi, không tái phạm nữa.»
Bấy giờ, tỳ-kheo Trí Tuệ và Lô-hê-na tùy thuận chúng Tăng, không chống trái, cần cầu giải yết-ma ha trách. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu đã tùy thuận chúng Tăng, không chống trái, mà cần cầu giải yết-ma, thì cho phép giải bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
«Có năm pháp không được giải yết-ma ha trách: vì trao đại giới cho người, cho đến cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Người bị ha trách có năm việc như vậy không được vì họ giải yết-ma ha trách.[12]
«Có năm pháp nên giải: Không trao đại giới cho người, cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Người bị yết-ma ha trách có năm pháp như vậy thì nên giải.»
Nên giải như vầy: Người bị yết-ma ha trách nên đến giữa chúng Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi là tỳ-kheo tên... Tăng trao cho pháp yết-ma ha trách. Nay tôi thuận tùng chúng Tăng, không chống trái, cầu xin chúng Tăng giải yết-ma ha trách. Cúi xin Tăng dũ lòng thương, vì tôi giải yết-ma ha trách.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng bạch như vậy.
Trong Chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên... đã bị Tăng yết-ma ha trách. Tỳ-kheo kia tùy thuận chúng Tăng, không chống trái, cần cầu chúng Tăng giải yết-ma ha trách. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận giải yết-ma ha trách, cho tỳ-kheo... Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên... đã bị Tăng tác yết-ma ha trách, tỳ-kheo kia tùy thuận chúng Tăng không chống trái. Nay đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma ha trách. Nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma ha trách. Trưởng lão nào đồng ý Tăng vì tỳ-kheo... giải yết-ma ha trách, thì im lặng. Vị nào không đồng ý hãy nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng như vậy.
«Tăng đã đồng ý giải yết-ma ha trách cho tỳ-kheo... rồi. Tăng đã chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.» 2. Tẫn xuất
Thế Tôn ở tại nước Xá-vệ. Bấy giờ ở nước Ky-ly-na[13] có hai cựu tỳ-kheo, một vị tên A-thấp-tỳ, vị thứ hai tên Phú-na-bà-sa.[14] Tại nước Kỳ-ly-na họ đã có hành vi xấu, làm hoen ố nhà người. Hành vi xấu mọi người đều thấy, mọi người đều nghe. Sự làm hoen ố nhà người, mọi người đều thấy, mọi người đều nghe. Họ làm những hành vi xấu như sau: tự mình trồng bông, trồng cây, bảo người trồng; tự mình tưới nước, bảo người tưới nước; tự mình hái hoa, bảo người hái hoa; tự mình làm tràng hoa, bảo người làm tràng hoa; tự mình mang các loại hoa đi, bảo người mang các loại hoa đi. Đến nhà bạch y có con trai, con gái, đồng ngồi trên một giường, đồng ăn trong một bát, đồng uống một ly; ca múa, vui đùa, làm các trò kỹ nhạc. Nếu có người khác làm thì liền xướng họa theo; hoặc thổi bằng miệng, hoặc đánh đàn, đánh trống, thổi sáo, hoặc thổi ống bối, hoặc làm tiếng chim khổng tước, hoặc làm tiếng con hạc, hoặc chạy hoặc đi nhót chân, hoặc huýt gió, hoặc hát chèo, hoặc làm tiếng chim đùa giỡn.
Bấy giờ, có một số đông tỳ-kheo từ nước Già-thi du hành trong nhân gian, đến nước Kỳ-ly-na. Sáng sớm khoác y, bưng bát, vào thành khất thực, bước đi khi tiến, khi dừng, oai nghi rõ nét, mắt nhìn ngay thẳng, cúi ngước, co duỗi thong thả; khoác y, bưng bát, nhìn thẳng trước bước đi, các căn không loạn; khất thực tại nước Kỳ-ly-na. Các cư sĩ thấy vậy nói như vầy: «Đây là những người nào, mà nhìn ngay, không giỡn cười, không liếc ngó hai bên, không gần gũi vui đùa, cũng không chào hỏi nhau? Chúng ta không nên cho những người này ăn. Họ không như sa-môn của chúng ta là A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta, không cần nhìn ngay thẳng, nói đùa cười giỡn, nhìn ngó bên này bên kia, cùng nhau vui nhộn, hỏi chào an ủi nhau. Người như vậy chúng ta sẽ cho đồ ăn.» Bấy giờ các tỳ-kheo ở nước Kỳ-ly-na khất thực khó được no đủ. Tỳ-kheo kia nghĩ như vầy: «Nơi đây có cựu trú tỳ-kheo xấu. Tỳ-kheo xấu ở, nên tỳ-kheo tốt bị xa lánh. Họ làm các hành vi xấu như trồng các loại cây bông, cho đến nhận làm các sứ giả cho người.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo từ nước Kỳ-ly-na du trong hành nhân gian trở về nước Xá-vệ, đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, đức Thế Tôn an ủi các tỳ-kheo:
«Các thầy sống có được hòa hợp an lạc không? Không vì vấn đề ăn uống mà vất vả chăng?»
Các tỳ-kheo bạch Phật rằng:
«Chúng Tăng sống được hòa hợp an lạc. Chúng con từ nước Già-thi du hành nhân gian, đến nước Kỳ-ly-na.» Trình bày đầy đủ nhơn duyên lên đức Thế Tôn. Đức Thế Tôn lúc bấy giờ dùng vô số phương tiện quở trách rằng:
«Các ông đó làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta, tại sao các ông đó làm ô uế nhà người, có hành vi xấu? Sự làm hoen ố nhà người, ai cũng thấy, ai cũng nghe; hành vi xấu, ai cũng thấy ai cũng nghe. Các ông đó làm các hành vi xấu như trồng các loại hoa, các loài cây tạp, cho đến nhận làm sứ giả của người.»
Lúc bấy giờ, Thế Tôn ha trách A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta, rồi bảo các Tỳ-kheo:
«Cho phép Tăng vì A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta tác pháp tẫn[15] bằng bạch tứ yết-ma.»
Nên làm như vầy: Tập tăng rồi, vì A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta tác cử [891a1], tác cử rồi tác ức niệm, tác ức niệm rồi trao cho tội trạng. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta này ở tại nước Kỳ-ly-na làm hoen ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận đối với A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta tác yết-ma tẫn. Nói rằng, ‹Các ngươi làm hoen ố nhà người, làm hành vi xấu. Các ngươi làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Các ngươi nên rời khỏi trú xứ này, không được ở đây nữa.› Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta này ở tại nước Kỳ-ly-na làm hoan ố nhà người, có hành vi xấu. Sự làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận đối với A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta tác yết-ma tẫn. Nói rằng, ‹Các ngươi làm hoen ố nhà người, làm hành vi xấu. Các ngươi làm hoen ố nhà người ai cũng thấy, ai cũng nghe. Hành vi xấu ai cũng thấy ai cũng nghe. Các ngươi nên rời khỏi trú xứ này, không được ở đây nữa.› Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng đối với hai Tỳ-kheo A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta tác pháp yết-ma tẫn thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận vì A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta tác pháp yết-ma tẫn rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Người bị tác yết-ma tẫn có năm pháp không được làm: Không được trao giới cụ túc cho người, cho đến không được cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.[16] Nên tác pháp như pháp yết-ma ha trách trên, chỉ trừ ở chỗ ‹trong chúng khác thuyết giới.›[17]
Chúng Tăng đã tác pháp tẫn bằng bạch tứ yết-ma cho hai tỳ-kheo A-thấp-tỳ và Phú-na-bà-ta rồi. Các Tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy:
«Có ba pháp và năm pháp tác yết-ma tẫn phi pháp phi tỳ-ni, yết-ma không thành tựu như trên.[18] Có ba pháp và năm pháp tác yết-ma tẫn như pháp như tỳ-ni, yết-ma thành tựu như trên.
Tỳ-kheo bị tẫn kia không được gọi mà tự đến trong cương giới. Các Tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Không được tự đến trong cương giới. Cho phép ở ngoài cương giới khi chưa được gọi, sai người đáng tin cậy đến trong Tăng, bạch Đại đức Tăng xin sám hối, từ nay về sau tự trách lòng mình không để tái phạm.»
Tỳ-kheo A-thấp-tỳ kia đã tùy thuận chúng Tăng không dám chống trái, đến Tăng cầu xin giải yết-ma tẫn. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu đã tùy thuận chúng Tăng, không còn chống trái nữa, thì nên đến Tăng cầu xin giải yết-ma tẫn. Nên bạch tứ yết-ma giải.»
«Có năm pháp không nên giải yết-ma tẫn: Trao đại giới cho người, cho đến cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.
«Lại có năm pháp nên giải yết-ma tẫn: Không trao đại giới cho người cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.»
Giải như vầy: Tỳ-kheo bị tẫn kia đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Con là tỳ-kheo tên... Tăng đã trao cho con pháp yết-ma tẫn, nay con đã tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch nữa, đến Tăng cầu xin giải yết-ma tẫn, cúi xin Tăng dũ lòng thương xót, vì con mà giải yết-ma tẫn.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên... này, Tăng đã trao pháp yết-ma tẫn, nay tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch nữa, đến Tăng cầu xin giải yết-ma tẫn. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma tẫn. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo này tên... Tăng đã được tác yết-ma tẫn, nay tùy thuận chúng Tăng không dám chống trái nữa, đến giữa Tăng cầu xin tăng giải yết-ma tẫn. Nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma tẫn. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng vì tỳ-kheo... giải yết-ma tẫn, thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như trên.
«Tăng đã vì tỳ-kheo... giải yết-ma tẫn rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
3. Y chỉ
Thế Tôn ở nưóc Xá-vệ. Bấy giờ có Tỳ-kheo tên là Tăng-sô,[19] ngu si không hiểu biết, phạm rất nhiều tội; sống lẫn lộn với các bạch y, gần gũi chung chạ, không hợp với Phật pháp. Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống khổ hạnh, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách tỳ-kheo Tăng-sô: «Thầy ngu si không hiểu biết, phạm rất nhiều tội. Sao lại sống lẫn lộn với các bạch y, gần gũi chung chạ, không hợp với Phật pháp?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế Tôn một cách đầy đủ. Bấy giờ, đức Thế Tôn tập họp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện ha trách tỳ-kheo Tăng-sô:
«Ông đã làm điều sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm việc không nên làm. Sao lại sống lẫn lộn với các bạch y, gần gũi chung chạ, không hợp với Phật pháp?»
Quở trách rồi đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép Tăng vì tỳ-kheo Tăng-sô tác pháp y chỉ[20] bằng pháp bạch tứ yết-ma.»
Tác pháp như vầy: Họp Tăng. Tăng họp rồi tác cử. Tác cử rồi tác ức niệm. Tác ức niệm rồi cho tội. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Tăng-sô này ngu si không hiểu biết, phạm rất nhiều tội; sống lẫn lộn với các bạch y, gần gũi chung chạ, không hợp với Phật pháp. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho tỳ-kheo Tăng-sô pháp yết-ma y chỉ. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Tăng-sô ngu si không hiểu biết, phạm rất nhiều tội; sống lẫn lộn với các bạch y, gần gũi chung chạ, không hợp với Phật pháp. Nay Tăng vì tỳ-kheo Tăng-sô tác pháp yết-ma y chỉ. Các Trưởng lão nào chấp thuận vì tỳ-kheo Tăng-sô này tác pháp yết-ma y chỉ thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận vì tỳ-kheo Tăng-sô tác yết-ma y chỉ rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Tác yết-ma y chỉ, năm việc không được làm: Không được trao đại giới cho người, cho đến không cùng với thiện tỳ-kheo đấu tranh.[21] Nên làm như vậy. Chúng Tăng đã trao cho tỳ-kheo Tăng-sô tác yết-ma y chỉ bằng pháp bạch tứ yết-ma rồi. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có ba pháp và năm pháp được tác yết-ma y chỉ, không được tác yết-ma y chỉ, như trên.»
Vị kia xưng địa phương tác yết-ma y chỉ. Địa phương kia bị phá hoại, nhân dân phản loạn. Đức Phật dạy:
«Không được xưng địa phương tác yết-ma y chỉ.»
Vị kia xưng quốc độ tác yết-ma y chỉ. Quốc độ kia bị phá hoại, nhân dân tán loạn. Đức Phật dạy:
«Không được xưng quốc độ tác yết-ma y chỉ.»
Vị kia xưng trú xứ tác yết-ma y chỉ. Trú xứ kia nhân dân phá hoại. Đức Phật dạy:
«Không được xưng trú xứ tác yết-ma y chỉ.»
Vị kia xưng người tác yết-ma y chỉ. Người kia hoặc bị phá giới, hoặc bị phá kiến, hoặc phá oai nghi, hoặc bị cử, hoặc bị diệt tẫn, hoặc bị nên diệt tẫn, không thể tăng ích cho pháp Sa-môn, Phật [892a1] dạy:
«Không được xưng người tác yết-ma y chỉ.»
Vị kia xưng an cư tác yết-ma y chỉ. Người bị yết-ma kia trong an cư đắc trí tuệ. Đức Phật dạy:
«Không được xưng an cư tác yết-ma y chỉ, mà cho phép nói rằng: ‹Ngươi hãy thọ y chỉ, nương theo mà sống.›»
Lúc bấy giờ, tỳ-kheo Tăng-sô đến chỗ tỳ-kheo thân hậu đa văn trí tuệ, giỏi về việc ăn nói, ở trong tụ lạc xin học phép tỳ-ni. Trong khi an cư đặng trí tuệ, tùy thuận chúng Tăng không dám trái nghịch, đến trước Tăng xin giải yết-ma y chỉ. Các Tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo Tăng-sô tùy thuận Chúng Tăng, không dám trái nghịch, đến trước Chúng Tăng, cầu xin giải yết-ma y chỉ thì nên cho giải bằng pháp bạch tứ yết-ma.
«Có năm pháp không được giải yết-ma y chỉ: Trao đại giới cho người, cho đến cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.
«Có năm pháp cho giải yết-ma y chỉ: Không trao đại giới cho người cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Năm pháp như vậy nên cho giải yết-ma y chỉ.»
Nên giải như vầy: Vị bị tác pháp yết-ma y chỉ nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay bạch:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Con tỳ-kheo tên là... Tăng đã trao cho con pháp yết-ma y chỉ. Nay con tùy thuận Chúng Tăng đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma y chỉ. Cúi xin Tăng dũ lòng thương vì con giải yết-ma y chỉ.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... đã được Tăng trao cho pháp yết-ma y chỉ. Tỳ-kheo kia đã tùy thuận Chúng, không dám trái phạm nữa, (nay) đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma y chỉ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải yết-ma y chỉ. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... đã được Tăng trao cho yết-ma y chỉ, nay tùy thuận Chúng Tăng, không dám trái phạm nữa, đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma y chỉ. Nay Tăng trao cho tỳ-kheo tên... pháp yết-ma giải y chỉ. Các Trưởng lão nào chấp thuận Tăng trao cho tỳ-kheo... pháp yết-ma giải y chỉ thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo tên... pháp yết-ma giải y chỉ rồi, Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.» 4. Hạ ý
Đức Thế Tôn ở nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-liên cùng năm trăm tỳ-kheo ở nước Già-thi du hành trong nhơn gian đến nơi Mật lâm.[22] Lúc đó Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên ở trong vườn A-ma-lê.[23] Cư sĩ Chất-đa-la[24] nghe hai Tôn giả du hành nhơn gian đến nơi Mật lâm hiện đang ở trong vườn A-ma-lê. Người cư sĩ kia đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên, đảnh lễ sát chân rồi ngồi lui qua một bên. Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-liên vì cư sĩ nói các pháp khai hóa, khiến được hoan hỷ. Khi cư sĩ nghe Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-liên nói pháp mở bày hoan hỷ rồi, bạch rằng: «Xin Đại đức cùng Chúng Tăng nhận lời mời thọ thực của con vào ngày mai.» Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên nhận lời bằng cách im lặng. Cư sĩ biết Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-liên đã hứa khả rồi, liền từ chỗ ngồi đứng dậy kính lễ rồi cáo lui.
Về đến nhà, cư sĩ sắm sửa đủ các loại đồ ăn thức uống ngon bổ nhất trong thế gian, không thiếu một thứ gì.
Bấy giờ, trong vườn A-ma-lê, tỳ-kheo cựu trú tên là Thiện Pháp[25] nghĩ như vầy: «Ta hãy đến nhà cư sĩ Chất-đa-la xem coi ông ta sửa soạn đồ ăn thức uống, làm thức ăn cho tỳ-kheo khách như thế nào; làm thức ăn cho tỳ-kheo cựu trú như thế nào?»
Lúc bấy giờ, tỳ-kheo cựu trú Thiện Pháp liền đến nhà cư sĩ, đến chỗ làm thức ăn để xem coi thì thấy họ sửa soạn đầy đủ các đồ ăn thức uống tối thượng trong thế gian, không thiếu một thứ gì. Thấy rồi, ông nói như vầy: «Cư sĩ làm các thứ đồ ăn thức uống cho tỳ-kheo khách và làm các thứ đồ ăn thức uống vì cựu trú tỳ-kheo khác nhau.»
Rồi ông khởi tâm ganh tị, sân hận, liền nói những lời ác như vầy:
«Trong các thứ đồ ăn thức uống mà cư sĩ sắm sửa, có đủ những thứ đồ ăn thức uống tối thượng trong thế gian, không thiếu một thứ gì. Chỉ thiếu một thứ, đó là kẹo mè (vừng)[26].»
Cư sĩ Chất-đa-la liền nói rằng:
«Thưa Trưởng lão Thiện Pháp, ngài ôm trong lòng nhiều bảo vật như căn, lực, giác ý, thiền định, chánh thọ, mà nói những lời thô ác như vậy! Ngài Thiện Pháp, tôi sắm sửa các thứ đồ ăn thức uống ngon bổ như vậy thì dùng cặn bã cây vừng để làm gì?»
Cư sĩ nói tiếp:
«Nay tôi xin nói một thí dụ. Người có trí nhờ thí dụ mà hiểu rõ. Thí như có một quốc độ không có giống gà, trong khi đó có một người khách buôn đem đến một con gà mái. Con gà mái kia, vì không có gà trống, cùng với con quạ giao nhau. Con gà đẻ trứng ấp thành con, không gáy tiếng gà, lại cũng không kêu tiếng của quạ, nên gọi là gà quạ.[27] Cũng vậy, ngài Thiện Pháp, ngài ôm trong lòng nhiều bảo vật như căn, lực, giác ý, thiền định, chánh thọ, mà nói những lời thô ác như vậy! Ngài Thiện Pháp, tôi sắm sửa các thứ đồ ăn thức uống ngon bổ như vậy thì dùng cặn bã cây vừng để làm gì?»
Tỳ-kheo Thiện Pháp nói như vầy:
«Cư sĩ mạ nhục tôi. Nay tôi muốn đi!»
Cư sĩ nói:
«Thưa đại đức Thiện Pháp, tôi không ác ngôn cũng không mạ nhục Đại đức. Ngài nên vui vẻ an trụ nơi Mật lâm này, chúng tôi sẽ cung cấp y phục, chăn màn, ngọa cụ, ẩm thực, thuốc men chữa bệnh.»
Thiện Pháp lại nói như vầy:
«Cư sĩ mạ nhục tôi. Tôi sẽ đi!»
Cư sĩ nói rằng:
«Đại đức muốn đi đâu?»
Tỳ-kheo Thiện Pháp nói:
«Tôi muốn đến chỗ đức Thế Tôn, nơi nước Xá-vệ.»
Cư sĩ nói:
«Như những lời giữa tôi và ngài, Ngài cứ trình bày đúng sự thật với đức Thế Tôn. Chứ đừng thêm bớt. Tại sao vậy? Vì ngài sẽ còn trở lại chỗ này.»
Lúc bấy giờ, tỳ-kheo Thiện Pháp mang y bát đến chỗ đức Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, đức Thế Tôn an ủi bằng cách hỏi thăm:
«Các tỳ-kheo trụ chỉ có được an lạc không? Không bị vất vả vì thức ăn chăng?»
Thiện Pháp thưa:
«Trụ chỉ được an lạc. Không vì sự ăn uống mà phải khổ.»
Rồi đem những sự việc cùng lời nói của cư sĩ bạch lên đức Thế Tôn đầy đủ, không thêm bớt. Đức Thế Tôn dùng vô số phương tiện quở trách tỳ-kheo Thiện Pháp rằng:
«Ông làm điều phi pháp, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này Thiện Pháp, sao cư sĩ kia là người đàn-việt có tâm tin tưởng, làm nhiều việc lợi ích, cung cấp chúng Tăng, mà ông dùng những lời hạ tiện mạ nhục?»
Khi đức Thế Tôn ha trách Thiện Pháp rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Cho phép các tỳ-kheo vì tỳ-kheo Thiện Pháp tác pháp bạch tứ yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.[28]
«Đối với tỳ-kheo có năm pháp, không được tác yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y: Không cung kính cha mẹ, không kính sa-môn, bà-la-môn, điều nên trì mà không kiên trì. Năm pháp như vậy Tăng không được trao pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.[29]
«Có năm pháp nên tác pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y: Cung kính cha mẹ, sa-môn, bà-la-môn, điều nên trì kiên trì không bỏ. Năm pháp như vậy Tăng nên tác pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.
«Tỳ-kheo có mười pháp nên tác pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y: Ác khẩu mạ lỵ bạch y gia; phương tiện khiến nhà bạch y tổn giảm; làm điều không lợi; làm cho không có trú xứ; đấu loạn bạch y;[30] trước bạch y hủy báng Phật; báng Pháp; báng Tăng; trước bạch y [893a1] mắng chửi hạ tiện; như pháp hứa bạch y mà không thật hiện.[31] Tỳ-kheo có mười pháp như vậy nên trao cho pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.
«Có chín pháp, tám pháp, cho đến một pháp ác khẩu mạ lỵ bạch y gia, nên tác pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.»
Nên làm như vầy: Họp Tăng. Tăng họp rồi tác cử. Tác cử rồi tác ức niệm. Tác ức niệm rồi trao tội. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Thiện Pháp này đối với cư sĩ Chất-đa-la là người đàn-việt có tâm tín mộ, thường hay cung cấp bố thí cúng dường cho Chúng Tăng, mà lại dùng lời hạ tiện xấu xa để mạ lỵ. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, nay Tăng vì tỳ-kheo Thiện Pháp tác pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo Thiện Pháp đối với cư sĩ Chất-đa-la là người đàn-việt có tâm tín mộ, thường hay cung cấp bố thí cúng dường cho Chúng Tăng, mà tỳ-kheo Thiện Pháp dùng lời hạ tiện để mạ lỵ. Nay Tăng vì tỳ-kheo Thiện Pháp tác yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Trưởng lão nào đồng ý, Tăng vì tỳ-kheo Thiện Pháp tác yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.» Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận trao cho tỳ-kheo Thiện Pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Vị kia đã được tác yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y rồi, thì có năm pháp không được làm: Không được trao đại giới cho người, cho đến không được cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Nên làm như vậy.
Tăng đã vì tỳ-kheo Thiện Pháp tác yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y bằng pháp bạch tứ rồi. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Có ba pháp, có năm pháp tác yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y là phi pháp phi tỳ-ni, yết-ma không thành tựu, như trên.[32]
«Có ba pháp, có năm pháp tác yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y là như pháp như tỳ-ni, yết-ma thành tựu, như trên.»
Đức Phật cho phép sai một sứ giả đến nhà cư sĩ Chất-đa-la vì tỳ-kheo Thiện Pháp sám hối cư sĩ Chất-đa-la. Sai bằng pháp bạch nhị yết-ma. Sứ giả có tám pháp nên sai: 1. Nghe nhiều. 2. Khéo nói. 3. Đã tự biết rõ. 4. Hiểu được ý người. 5. Chấp nhận lời của người. 6. Có khả năng ghi nhớ. 7. Không sơ sót. 8. Rõ được nghĩa của lời nói thiện ác. Người có tám pháp như vậy thì nên sai làm sứ giả. Ngài liền nói kệ rằng:
Trước mặt những người trí,
Nói không hề nhầm lẫn,
Cũng không hề thêm bớt,
Không quên lời đã dạy,
Lời nói không thể hoại,
Nghe không bị khuynh động:
Tỳ-kheo được như vậy,
Có thể làm sứ giả.
A-nan là người có đủ khả năng thực hiện tám pháp như vậy: Khéo nghe, khéo nói, tự mình hiểu rõ, hiểu được ý người, chấp nhận lời của người, đủ khả năng ghi nhớ, không sơ sót, rõ được nghĩa của lời nói thiện ác. Đức Phật cho phép Tăng sai A-nan làm người sứ giả, vì tỳ-kheo Thiện Pháp sám hối cư sĩ Chất-đa-la, sai bằng pháp bạch nhị yết-ma như sau: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận sai A-nan làm người sứ giả, vì tỳ-kheo Thiện Pháp sám hối cư sĩ Chất-đa-la. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Nay Tăng sai A-nan làm sứ giả, vì tỳ-kheo Thiện Pháp sám hối cư sĩ Chất-đa-la. Các Trưởng lão nào đồng ý Tăng sai A-nan làm sứ giả, vì tỳ-kheo Thiện Pháp sám hối cư sĩ Chất-đa-la thì im lặng, vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng chấp thuận sai A-nan làm sứ giả, vì tỳ-kheo Thiện Pháp sám hối cư sĩ Chất-đa-la rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.
Tăng đã sai sứ giả. Vị được sai đến nhà cư sĩ nói lời sám hối như vầy: «Tăng đã vì tỳ-kheo Thiện Pháp tác pháp khiển trách phạt vị ấy.»[33] Nếu cư sĩ nhận sự sám hối thì tốt. Bằng không, thì nên đưa cư sĩ đến chỗ mắt thấy, tai không nghe.[34] Rồi để tỳ-kheo bị yết-ma ở chỗ mắt thấy, tai không nghe, khiến như pháp sám hối. Sau đó, đến nói với cư sĩ đó rằng: «Tỳ-kheo kia trước phạm tội. Nay đã sám hối. Tội đã trừ.» Nếu cư sĩ nhận sự sám hối thì tốt, bằng không thì tỳ-kheo phạm tội tự mình đến để sám hối.[35]
Tôn giả A-nan nghe đức Thế Tôn dạy như vậy rồi, dẫn tỳ-kheo Thiện Pháp đến nhà cư sĩ Chất-đa-la nói lên lời sám hối cư sĩ: «Tỳ-kheo kia Tăng đã làm pháp khiển phạt.» Cư sĩ Chất-đa-la liền chịu nhận cho sám hối.
Bấy giờ tỳ-kheo Thiện Pháp thuận tùng Chúng Tăng không dám trái nghịch, đến giữa Tăng cầu xin giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Các tỳ-kheo bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Nếu tỳ-kheo Thiện Pháp đã thuận tùng Chúng Tăng không dám trái nghịch, mà cầu xin giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y thì nên giải bằng pháp bạch tứ yết-ma.
«Có năm pháp không được giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y: Trao đại giới cho người, cho đến cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh.
«Có năm pháp nên giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y: Không trao đại giới cho người, cho đến không cùng thiện tỳ-kheo đấu tranh. Năm pháp như vậy thì nên giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.»
Nên giải như vầy: Người bị yết-ma nên đến giữa Tăng, để trống vai bên hữu, cởi bỏ giày dép, quỳ gối bên hữu chấm đất, chấp tay thưa:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tôi Tỳ-kheo tên là... Tăng đã trao cho pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Nay tôi đã thuận tùng Chúng Tăng không dám trái nghịch, nên đến giữa Tăng cầu xin giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Cúi xin Tăng dũ lòng thương vì tôi giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng cầu xin như vậy. Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, dựa theo sự việc trên tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo tên là... Tăng đã vì ông tác pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Tỳ-kheo kia tùy thuận Chúng Tăng không dám trái nghịch, (nay) đến giữa Chúng Tăng cầu xin giải pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng vì ông mà giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe! Tỳ-kheo kia tên là... Tăng đã tác pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y, tỳ-kheo kia đã tùy thuận Chúng Tăng không dám trái nghịch, đến trước Tăng cầu xin giải pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Nay Tăng vì tỳ-kheo tên... giải pháp yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y. Trưởng lão nào chấp thuận Tăng vì tỳ-kheo... giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.»
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng nói như vậy.
«Tăng đã chấp thuận vì tỳ-kheo... giải yết-ma ngăn không cho đến nhà bạch y rồi. Tăng đồng ý nên im lặng. Việc nầy được ghi nhận như vậy.»[36] Chú thích:
[1] Chiêm-ba 瞻波. Pali: Campā, thủ đô của vương quốc Aṅga. Xem Ch.v. Da thuộc, truyện Thủ-lung-na; cht. 1.
[2] Già-thi 伽尸; trên kia, âm là Già-sa. Xem Ch.ix, mục 4, truyện Trường Sanh & cht. 15.
[3] Bà-sa-bà tụ lạc聚落 婆娑婆. Lưu ý cách đọc theo bản Hán về các địa danh này: tại Chiêm-ba thành, Già-thi quốc, Sa-bà tụ lạc 在瞻波城伽尸國婆娑婆聚落. Tham chiếu Pali, Vin.i. 312: ... Campāyaṃ viharati... tena kho pana samayena Kāsīsu janapade vāsabhagāmo hoti, «Phật trú tại Campā. Bấy giờ, tại quốc cảnh Kāsi, có một thôn tên là Vāsabha.»
[4] Thập tụng 30, tỳ-kheo này có tên là Cộng Kim 共金. Pali, Vin.i. 312: Kassapagotta.
[5] Có lẽ tương đương Pali: tantibaddho, Horner dịch là «người gắn liền với tục lệ cổ truyền (attached to the tradition)», tức gắn chặt với các phận sự phải làm theo truyền thống của trú xứ đó. Bản Hán dịch Nam truyền dịch là «người chấp sự» và chú thích, là người quản lý các sự việc trong trú xứ, như Ma-ma-đế hay Đế-đế-đà-la. Bản Hán hiểu tanti (sợi dây ràng buộc) theo nghĩa tượng hình là «sự liên tục như giòng suối!»
[6] Vị lai khách tỳ-kheo 未來客比丘; Tham chiếu Pali: kinti anāgatā ca pesalā bhikkhū āgaccheyyuṃ, «làm sao để tỳ-kheo khả ái chưa từng đến có thể đến đây?»
[7] Vô sự vô duyên 無事無緣. Pali: avatthusmiṃ akāraṇe, không dựa trên cơ sở nào, không vì nguyên nhân gì.
[8] Bản Hán dịch thiếu chính xác. Cần sửa lại, bốn loại yết-ma: phi pháp biệt chúng, (như) pháp biệt chúng, phi pháp hòa hiệp, (như) pháp hoà hiệp.
[9] Nguyên Hán: mãn số 滿數.
[10] Trùng tác yết-ma 重作羯磨.
[11] Mahāvagga ix, Có 5 Tăng, 4 Tăng như Tứ phần. Thứ năm: Tăng trên 20 tỳ-kheo.
[12] Pali: āpatti daṭṭhabbā, loại tội cần được thấy; tội mà tự mình phải thấy (phải thừa nhận).
[13] Pali, Vin.i. 322: āpattiyā adassane ukkhipati, yết-ma xả trí vì không nhận tội.
[14] Pali: āpatti paṭikātabbā, loại tội cần được sám hối.
[15] Pali: āpatti daṭṭhabbatā, xem cht. 12 trên.
[16] Ha 呵; tức chỉ trích. Thập tụng: già 遮; nghĩa là ngăn. Ở đây có nghĩa là ngăn không cho tiến hành yết-ma. Pali: saṅghamajjhe paṭikkosanā, sự phi nạn (phủ quyết) giữa Tăng.
[17] Mahāvagga ix, Vin.i. 328: tỳ-kheo ưa gây tranh tụng (bhaṇḍaka-bhikkhu), bị Tăng cho yết-ma khiển trách (tajjanīyakamma, yết-ma ha trách).
[18] Mahāvagga ix, ibid., Tỳ-kheo bị khiển trách đến trú xứ khác, Tăng ở đây biết yết-ma khiển trách này không được làm đúng, muốn làm lại cho đúng.
[19] Tỳ-kheo bị khiển trách lại đi đến trú xứ khác.
[20] 13 trường hợp được kể trong già nạn thọ cụ túc. Xem Chương thọ giới.
[1] Tham chiếu Pali, Cullavagga 1 Kammakhandhakaṃ, Vin. ii. 1.
[2] Trí Tuệ 智慧 và Lô-hê-na 盧醯那. Thập tụng 31: Bàn-trà 般茶 và Lô-già 盧伽. Vin.ii.1: Paṇḍuka-lohitaka, một nhóm các tỳ-kheo dẫn đầu bởi Paṇḍuka (Hán đọc là Paṇḍita) và Lohitaka.
[3] Ha trách 呵責; tức khiển trách. Thâp tụng: khổ thiết yết-ma 苦切羯磨. Pali: tajjanīya-kamma.
[4] Diễn tiến của tác pháp: tác cử 作舉, ức niệm 憶念, dữ tội 與罪, tác bạch. Diễn tiến theo Pali, Cūḷavag i (Vin.ii. 2): codetabba, nêu tội danh; sāratabba, làm cho nhớ lại (xác nhận); āpattiṃ āropetabba, quyết định tội; ñāpetabba, cáo bạch (công bố biện pháp trừng phạt).
[5] Dị ngữ 異語; xem Phần I, Ch.v ba-dật-đề 12.
[6] Những điều thuộc 7 pháp diệt tránh
[7] Phục thủ tội 伏首罪, khuất phục nhận tội. Pali: āpattiṃ āropetvā, quyết định tội.
[8] Pali: adesanāgāmaniyā āpatti, tội không dẫn đến việc phải sám hối.
[9] Trên kia nói là «không phục thủ tội.» Xem cht. 19.
[10] Đối tượng yết-ma không hiện diện. Pali: asammukhā kataṃ.
[11] Các nhóm ba, không nhắc lại câu «Lại có…» Nghĩa là, đủ 3 yếu tố: tác ức niệm, yết-ma như pháp, Tăng hòa hợp.
[12] Tức đã có vi phạm những quy định nêu trên.
[13] Ky-ly-na 羈離那. Trên kia, âm là Kỳ-liên. Xem Phần i, Ch.ii. Tăng-già-bà-thi-sa 12. Thập tụng: Hắc sơn quốc 黑山國. Pali, Vin.ii. 9, Kiṭāgiri, núi Kiṭā.
[14] A-thấp-tỳ, Phú-na-bà-sa. Truyện hai tỳ-kheo này, xem Phần i, Ch.ii. tăng-già-bà-thi-sa 12. Thập tụng: Mã Tú và Mãn Tú 馬宿滿宿. Pali: Assaji-Punabbasuka.
[15] Tẫn yết-ma 擯羯磨. Thập tụng: khu xuất yết-ma 驅出羯磨. Cūḷavag. i (Vin. 11. 10): pabbājjaniyakamma, yết-ma đuổi đi.
[16] Như yết-ma ha trách trên.
[17] Hán: trừ dư chúng trung thuyết giới 除餘眾中說戒. Không có điều khoản như vầy trong yết-ma ha trách trên. Nhưng có điều khoản tương tự: không được thuyết giới; nếu trong Tăng có hỏi nghĩa tỳ-ni thì không được đáp. Xem đoạn trên, tr. 87.
[18] Xem yết-ma ha trách.
[19] Tăng-sô 僧芻. Thập tụng: Thi-việt 施越. Vin.ii. 7, Seyyasaka.
[20] Y chỉ yết-ma 依止羯磨; Thập tụng 31: ba đối tượng cần cho y chỉ: phá giới, phá kiến, phá oai nghi. Vin.ii. 8: Nissayakamma.
[21] Xem yết-ma ha trách.
[22] Mật lâm 密林. Thập tụng: Ma-xoa-chỉ-đà 磨叉止陀. Pali: Macchikāsaṇḍa, thị trấn trong nước Kāsi.
[23] A-ma-lê 阿摩梨. Pali: Ambāṭakārāma.
[24] Chất-đa-la cư sĩ 質多羅居士. Pali: Cittagahapati. Nguyên chủ nhân của vườn Ambāṭaka, sau đó cúng cho Tăng.
[25] Thiện Pháp. Pali: Sudhamma.
[26] Hồ ma tể 胡麻滓. Thập tụng: hồ ma hoan hỷ hoàn 胡麻歡喜丸. Pali: tilasaṅgulikā, bánh hay kẹo làm bằng hạt mè (vừng).
[27] Hán: Ô kê 烏雞.
[28] Thập tụng 下意羯磨: hạ ý yết-ma, khiến phải xin lỗi cư sĩ Cūḷavag.i (Vin.ii. 18): paṭisāraṇīyakammaṃ - gahapati khamāpetabbo, như Thập tụng.
[29] Thập tụng 31 (T23n1435 tr.225a05): Trước khi làm yết-ma hạ ý, xét lời cư sĩ có thật không? Tỳ-kheo có khả năng làm việc ấy không? Tỳ-kheo này có chịu hạ ý không?
[30] Vin.ii. 18: cố tình làm cư sĩ mất lợi (alābhāya); cố làm cho mất của (anatthāya); cố làm cho mất nhà (anāvāsāya); mắng nhiếc cư sĩ (akkosati); chia rẻ cư sĩ với cư sĩ (gihī ghīhi bhedeti).
[31] Pali, ibid., gihīnaṃ dhammikaṃ paṭissavaṃ na saccāpeti, không thực hiện lời hứa như pháp đối với cư sĩ.
[32] Xem mục yết-ma ha trách.
[33] Thập tụng: Nếu cư sĩ nhận lời, bảo đi ra chỗ mắt thấy, tai không nghe. Rồi tỳ-kheo phạm sám đột-kiết-la với tỳ-kheo Tăng sai, cho cư sĩ thấy.
[34] Thập tụng: Nếu cư sĩ không chịu; Tăng sai hai tỳ-kheo. Bấy giờ nếu cư sĩ chịu, cũng bảo đi như trên, rồi tỳ-kheo phạm sám đột-kiết-la với hai tỳ-kheo Tăng sai cho cư sĩ thấy.
[35] Thập tụng: Nếu cư sĩ vẫn không chịu, Tăng bảo tỳ-kheo đó tránh đi trú xứ khác; nếu cư sĩ có thế lực quan quyền.
[36] Hết quyển 44.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.55.43 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.