Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 16. Các vị Tổ sư hướng về Tịnh độ »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 16. Các vị Tổ sư hướng về Tịnh độ

Donate

(Lượt xem: 7.794)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 16. Các vị Tổ sư hướng về Tịnh độ

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Các vị minh sư chỉ dạy đường về Tịnh độ số nhiều không kể xiết, nay chỉ lược nói về các vị Tổ sư để làm chứng cứ.

Hòa thượng Thiên Như dạy rằng: “Thường thấy những kẻ tham thiền đời nay, chẳng xét nghĩa tột cùng của Phật Như Lai, chẳng biết cơ huyền diệu của Tổ Đạt-ma, bụng trống rỗng mà tâm cao ngạo, quen theo thói cuồng điên hư vọng. Thấy người tu Tịnh độ thì cười chê rằng: Ấy là người học theo chuyện làm của kẻ ngu. Thật hèn kém lắm thay!

“Như vậy chẳng phải là khinh chê kẻ ngu, mà là khinh bỉ các vị Văn-thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ. Những kẻ ấy chẳng những tự mình mê tối đối với chánh đạo, tự mình dứt mất hạt giống Phật, lại còn tạo cái nghiệp chê bai chánh pháp, chuốc cái họa khinh bỉ bậc thánh. Há chẳng nên tránh đi sao?

“Các giáo pháp khác, sanh tử vẫn là khó tránh. Niệm Phật tu trì, luân hồi thật dễ thoát khỏi. Cho nên đời mạt pháp chỉ còn lưu lại danh hiệu Phật A-di-đà để cứu độ chúng sanh. Những ai chẳng tin mà hủy báng sẽ bị đọa địa ngục, chịu đủ mọi sự khổ.”

Pháp sư Linh Chi nói rằng: “Phàm phu khắp trần gian này bị nghiệp sai lầm ràng buộc, lưu chuyển luân hồi, trải trăm ngàn muôn kiếp chịu mọi khổ não. Bỗng nhiên được nghe pháp môn Tịnh độ, chí nguyện cầu vãng sanh. Một ngày xưng danh hiệu Phật, liền được sanh về cõi Phật. Quả thật là:

Muôn đời khó gặp,

Ngàn kiếp một lần.

“Người tin nhận và niệm Phật A-di-đà thì vượt hơn hết thảy các điều lành. Ví như có người làm các hạnh bố thí, trì giới, thiền định, tụng kinh, cũng chẳng bằng công đức niệm Phật. Vì sao vậy? Dầu tu hết thảy phước nghiệp, nhưng nếu không có lòng tin chân chánh cầu sanh Tịnh độ, cũng đều là căn lành nhỏ. Còn như niệm Phật A-di-đà, phát nguyện cầu sanh Tịnh độ, đó mới gọi là căn lành lớn.”

Pháp sư Cô Sơn dạy rằng: “Cầu sanh Tịnh độ, đó là nương nhờ tha lực. Phật Di-đà có nguyện dắt dẫn, Phật Thích-ca khuyến khích ngợi khen, hết thảy chư Phật cùng hộ niệm, ba điều ấy đều sẵn đủ. Nếu có thêm đức tin, vãng sanh rất dễ. Như người vượt biển, nhờ có thuyền lớn, được người hoa tiêu giỏi, lại thêm thuận chiều gió, ắt có thể mau tới bờ bên kia. Còn như kẻ chẳng chịu lên thuyền, chậm trễ ngừng nghỉ nơi đường hiểm, hãy nghĩ xem đó là lỗi của ai?”

Quan Đề hình họ Dương nói rằng: “Có đức Phật Thích-ca là bậc thầy dẫn dắt, chỉ rõ đường sang cõi thanh tịnh, tức là nước An Lạc, Phật A-di-đà là bậc thầy nơi Tịnh độ. Này các vị! Nếu sanh về Tịnh độ, ắt không còn các khổ não. Những kẻ không nghe biết pháp môn này, thật đáng thương xót lắm thay!

“Cũng có những người hiền thiện, vì khởi lên ba cách nghĩ mà chẳng cầu vãng sanh, càng đáng tiếc thay! Một là nghĩ rằng mình sẽ hơn Phật, vượt Tổ, nên cõi Tịnh độ chẳng đáng sanh về. Hai là nghĩ rằng nơi nơi đều là Tịnh độ, chẳng cần phải sanh qua phương Tây. Ba là nghĩ rằng Cực Lạc là cõi thánh, mình là phàm phu không thể sanh về đó.

“Đức Phổ Hiền tu hạnh vô biên như biển cả, mà còn nguyện thấy Phật Di-đà, nước Phật tuy là trống không, ngài Duy-ma vẫn thường tu Tịnh độ. Mười phương chư Phật đều hiện tướng lưỡi rộng dài mà khen ngợi, chư Bồ Tát mười phương cũng phát tâm muốn sanh về Tịnh độ. Hãy tự xét mình, có ai sánh bằng các vị thánh? Nói rằng Tịnh độ chẳng đáng sanh về, lời ấy thật là tự dối mình quá lắm thay!

“Đến như Tổ sư Long Mãnh, trong kinh Lăng già có dự báo trước, Tổ Thiên Thân là bậc giáo tông, soạn biết bao nhiêu luận, thảy đều có kệ cầu vãng sanh. Tổ Từ Ân ai nấy đều khen, cũng cúi đầu xưng mười cảnh thắng. Đại sư Trí Giả giỏi việc phân tích nghĩa lý, còn biện rõ mười điều nghi. Các vị ấy đều là những bậc thượng căn sáng suốt, còn tinh tấn trong việc vãng sanh. Nói rằng chẳng cần phải sanh qua phương Tây, lời ấy thật là tự mình sanh ra ngạo mạn lắm thay!

“Xe lửa mạnh có thể tắt, thuyền chở đá không thể chìm. Hiện báo hoa sen, chẳng ai hơn Trương Cầu, mười niệm liền sang cõi thánh. Đọa vào địa ngục, chẳng ai nhanh hơn Hùng Tuấn, còn sống lại mà được nhân mầu nhiệm. Người đời nay lầm lỗi, chưa chắc đã đến như hai người ấy. Nói rằng mình chẳng thể vãng sanh cõi Phật, lời ấy thật là tự hạ mình quá lắm thay!

Tổ sư Trung Phong có kệ rằng:

Ta-bà khổ! Ta-bà khổ!
Nỗi khổ Ta-bà, ai kể số?
Người đời lại lấy khổ làm vui.
Đành lòng cam chịu nhiều mất mát.
Trong túi da hôi đầu ló ra,
Nuôi lớn vô minh thành mê hoặc.
Mịt mù ba tấc khí tiêu vong,
Tro nguội chôn vùi nơi đất lạnh.
Năm nẻo xuống lên chẳng tạm ngừng,
Trăm kiếp ngàn đời chịu cực khổ!
Này các vị!
Chi bằng sớm niệm Di-đà.
Lìa xa cảnh khổ Ta-bà siêu thăng.
 
Tây phương vui! Tây phương vui!
Cảnh vui Tây phương, ai rõ biết?
Nhân dân, cõi nước đều tuyệt vời.
Không cả nóng, lạnh cùng ba ác!
Từ trong hoa sen vừa sanh ra,
Thường nghe giảng pháp với nhạc trời.
Đất sáng lưu ly, không bụi trần,
Vàng bạc châu báu thành lầu các!
Ăn mặc tự đủ tùy ý muốn,
Thọ mạng kéo dài khôn tính kể!
Này các vị!
Chi bằng sớm niệm Di-đà.
Lạc bang Tịnh độ lên tòa hoa sen.

Ngài Luật sư Biện Tú dạy rằng: “Ta chuyên về luật mà vẫn niệm Phật, ấy là dùng cõi Tịnh độ làm nơi về an dưỡng. Những kẻ trong Thiền tông chưa đạt ngộ thường nói rằng: Niệm Phật là pháp môn quyền tạm nhỏ hẹp. Hoặc nói rằng: Đó là tông Đại thừa chấp tướng. Ấy là lời bàn của những kẻ bồng bột, thiển cận, chẳng phải lý thấu triệt của bậc cao minh. Vì sao vậy? Lời nói ra tức là tánh, ý niệm khởi lên đều như như, trong chỗ sắc hương mà đâu đâu cũng là Trung đạo. Huống chi là chánh niệm?”

Đại sư Tịch Thất chỉ ra chỗ thấy chân thật về Tịnh độ, dạy rằng: “Những kẻ chẳng tu tịnh nghiệp nói bậy rằng: Tâm dạo chơi thiền định, ngộ tánh Chân tông. Hoặc nghe giảng về Tịnh độ, liền nói rằng: Tịnh độ chỉ ở nơi tâm. Tâm tịnh thì cõi nước tịnh, cần gì cầu sanh cõi khác?

“Tịch Thất này nói rằng: Trong kinh Duy-ma có nói rằng: Khi đức Như Lai dùng ngón chân nhấn xuống đất, đại chúng liền thấy trọn cõi Ta-bà trở nên nghiêm tịnh. Nhưng trước đó cả chúng hội chẳng ai thấy được sự nghiêm tịnh này, duy chỉ có ngài Phạm vương Loa-kế thấy được mà thôi. Ngày nay, những kẻ xưng rằng mình ngộ tánh, vậy có được như Phạm vương kia, thường thấy cõi này là Tịnh độ hay chăng?

“Nay ở cõi này, những người ở nhà thấp nóc dột, ắt muốn tòa rộng thềm cao; kẻ ăn gạo lức canh rau, ắt thèm món ngon vị quý; người mặc áo rách tay cụt, ắt ham quần mát áo the! Nếu bảo rằng tâm tịnh là Tịnh độ, thì chẳng cần phân biệt như vậy. Huống chi đương lúc chịu những nỗi khổ về già, bệnh, chết, thế gian trái ý, kẻ chứng ngộ cùng kẻ chưa ngộ thân sắc đều như nhau; trong khi miệng nói “tâm tịnh là Tịnh độ” thì thân này vẫn bị các mối khổ não ở cõi uế trược này trói buộc, thì chẳng qua là tự dối mình mà thôi. Chẳng theo như vậy thì nên tin vào giáo pháp, kính ngưỡng nghĩa lý, y theo pháp môn Tịnh độ mà tu hành.”

Thiền sư Chân Yếu Liễu dạy rằng: “Pháp môn thẳng tắt nhanh chóng, duy chỉ có niệm Phật; muốn tu hành được kết quả cao, dễ tiến tới, phải lấy niệm Phật làm đầu. Những ai cầu giải thoát mà không niệm Phật, rốt cuộc sẽ chẳng được gì. Khuyên hết thảy những ai có lòng tin, hãy một lòng niệm Phật, phát nguyện vãng sanh, chắc chắn không thể sai lầm.”

Thiền sư Cổ Âm dạy rằng:

Một câu niệm Phật Di-đà.
Tông môn đệ nhất công án.
Như người cưỡi ngựa nương gậy.
Vững vàng một cuộc sanh nhai.
Chẳng phân nam nữ tăng tục,
Niệm Phật liền thấy ứng nghiệm.
Hiện tại được phước, khỏi nạn.
Hậu thân dứt sạch tội khổ.
Nếu ai tin nhận thọ trì.
Mỗi mỗi được tùy tâm nguyện.
Được làm người, gặp pháp Phật.
Như lên núi báu một lần,
Lẽ nào đi không về không?
Việc ấy cần sớm lo liệu.
Diêm vương chẳng cầu ngọc quý.
Chỉ trọng một quyển Di-đà.
Giàu sang chỉ như mây nổi.
Trăm năm chỉ chớp mắt qua.
Xin đừng do dự chần chờ.
Gấp gấp sớm tu chuyển biến.
Phật kia là thuyền vượt khổ.
Khuyên người mau đến bờ kia.
Một là trai giới làm đầu.
Hai là đổi ác theo thiện.
Ba là thầy sáng bạn hiền,
Bốn là chánh nguyện giải thoát.
Năm là rõ biết nhân quả.
Sáu là đủ mọi phương tiện.
Bảy là tích chứa công đức.
Tám là phước duyên giúp sức.
Trong khi đi đứng ngồi nằm.
Một câu Di-đà thường niệm.
Phải tin nhân sâu quả dày.
Dạy người không niệm tự niệm.
Niệm niệm chẳng vào cảnh không,
Lâu ngày niệm thành một khối.
Đang niệm, nhận biết người niệm.
Người niệm với Phật đồng hiện.
Liền chứng niệm Phật Tam-muội.
Tự biết Cực Lạc trong ta.
Tòa sen ghi rõ họ tên.
Thành tựu tự mình thấy biết.
Tự mình được Phật thọ ký.
Cùng chư Bồ Tát kết bạn.
Thẳng lên quả vị Bồ-đề.
Mãi mãi tùy tâm sanh hóa.
Y theo chánh đạo quay về.
Chắc chắn thành Phật chẳng sai.
Ông Bạch Lạc Thiên có bài tụng rằng:
Nay đã ngoài bảy mươi,
Chẳng thích việc ngâm nga.
Xem kinh e mỏi mắt,
Làm phước sợ bôn ba.
Biết làm gì thoát khổ?
Chỉ một câu Di-đà.
Đi cũng niệm Di-đà.
Ngồi cũng niệm Di-đà.
Dầu khi gặp việc gấp,
Chẳng ngưng niệm Di-đà.
Kẻ biết nhiều cười ta:
Sao niệm mãi Di-đà!
Biết nhiều để làm chi?
Chẳng biết lại có gì?
Khuyên hết thảy mọi người,
Cùng nhau niệm Di-đà.
Muốn thoát khổ luân hồi,
Phải niệm Phật Di-đà.

Cư sĩ Vô Tận nói rằng: “Thân dù ở ngôi tướng, ý lại thích cửa không. Nghĩ vì cõi này có năm thứ uế trược loạn tâm, các việc ác lẫn lộn, không có sức xem xét chân chánh, không có sức rõ biết nhân quả.

“Tánh mình vốn là Di-đà, chỉ riêng tâm này là Tịnh độ. Nhưng nếu ai chưa ngộ được nghĩa lý ấy, hãy kính vâng lời Phật dạy, chuyên tâm niệm Phật A-di-đà, ở cõi Cực Lạc phương Tây, cầu đại nguyện đại lực của ngài giúp sức cho mình, bảo vệ cho mình. Chờ khi xả bỏ thân này, sẽ được vãng sanh Cực Lạc. Cũng như đi thuyền xuôi dòng nước, không nhọc sức mà được đến nơi.”

Tổ Sư Viễn Công dạy rằng: “Có người tu thiền thấy những người niệm Phật cầu vãng sanh liền nói rằng: Đó là hạng tu hành chấp tướng, chẳng phải pháp nhiệm mầu. Không bằng tham thiền thấy tánh, đốn ngộ chân thường.

“Những kẻ căn trí cạn cợt, tin theo điều lầm lạc ấy nên chẳng tu niệm Phật, cũng chẳng học kinh điển. Sống giữa cõi trần tục, miệng nói tham thiền mà tâm chẳng theo chánh đạo, khinh chê hủy báng Tịnh độ, chẳng tin việc vãng sanh. Lỗi ấy lớn thay!

“Chẳng biết rằng, một câu niệm A-di-đà Phật là phép thiền sâu thẳm không gì qua được. Người nay chẳng rõ nghĩa sâu rộng, sanh ra phân biệt sai lầm. Như muốn tham thiền thấy tánh, cũng chẳng cần nêu lên thoại đầu nào khác, chỉ một câu A-di-đà Phật là đủ. Tự mình tham, tự mình niệm, tự mình xét, tự mình nghi, lâu ngày rồi tự nhiên có chỗ sở đắc. Dẫu cho lúc này chưa ngộ, khi mạng chung cũng sẽ được Thượng phẩm Thượng sanh. Khi ấy lo gì chẳng được ngộ?

“Hãy xem như thiền sư Bách Trượng Đại Trí Hải là đệ tử đích truyền của Mã Tổ ở đất Giang Tây, người tu thiền khắp thiên hạ đều y theo lời chỉ dạy của ngài, xưa nay chưa ai dám cho là sai quấy. Thanh qui trong thiên hạ cũng y theo chỗ dựng lập của ngài, hết thảy không một việc gì dám trái phép tắc. Ngài đặt ra quy thức rằng, khi một vị tăng có bệnh, nên tụng niệm như sau:

“Trước hết tập trung đại chúng, đọc lên một bài kệ xưng tán đức Phật A-di-đà, rồi đồng thanh xưng niệm Nam mô A-di-đà Phật đến trăm hoặc ngàn câu. Sau đó hồi hướng phục nguyện rằng: Nếu các duyên chưa hết, nguyện sớm được khỏe mạnh như xưa. Như mạng số đã đến, nguyện được thẳng lên An Dưỡng. Đó chẳng phải là chỉ đường về Tịnh độ đó sao?

“Lại khi một vị tăng qua đời, đại chúng tụng niệm xong thì hồi hướng phục nguyện rằng:

Thần thức siêu thăng Tịnh độ.
Nghiệp quả dứt hẳn trần lao.
Sen nở lên ngôi Thượng phẩm.
Phật thọ ký bậc Nhất sanh.

“Đó chẳng phải là chỉ đường về Tịnh độ đó sao?

“Đến khi an táng người chết, không có nghi lễ nào khác, chỉ khiến vị Duy-na khởi xướng rằng: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới Đại từ Đại bi A-di-đà Phật. Xướng như vậy mười lần, đại chúng cũng hòa niệm theo đủ mười lần, gọi là Thập niệm. Sau đó hồi hướng rằng: “Mười lần xưng hiệu Phật, nguyện giúp được vãng sanh.” Đó chẳng phải là chỉ đường về Tịnh độ đó sao?

“Kể từ ngài Bách Trượng trở về sau, khi tổ chức tang lễ cho các vị tăng đều vâng theo nghi thức như vậy. Như vậy được gọi là hợp với cả năm tông phái. Như vậy là hết thảy người tu thiền, cũng không một người nào chẳng tin theo Tịnh độ.

“Cứ theo lời dạy của các bậc lão thành tôn túc, thảy đều cho thấy là các ngài đều chỉ rõ đường về Tịnh độ.

“Những kẻ tham thiền đời nay, đã chẳng hiểu được ý tổ sư, lại chẳng phát tâm tỉnh giác, xưng bậy rằng mình ngộ đạo, chẳng cần nguyện vãng sanh. Sau này ăn năn cũng không trốn khỏi được luân hồi.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Phật Giáo Yếu Lược


Gió Bấc


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.107.78 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...