Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 50. Em Phan Thị Là (1998 - 2014) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 50. Em Phan Thị Là (1998 - 2014)

Donate

(Lượt xem: 5.471)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 50. Em Phan Thị Là (1998 - 2014)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Em Phan Thị Là sinh năm 1998, con của anh Phan Văn Liệp và chị Phan Kim Hoa, cư ngụ tại ấp Hòa Long, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Hai anh chị sinh được chín người con, năm trai, bốn gái, em Là đứng thứ Bảy trong gia đình. Hai anh chị sinh sống bằng nghề làm mướn.
Tính tình của em Là rất hiền lành và rất hiếu thảo, lễ phép với ông bà, cha mẹ cùng những người lớn tuổi, nói chuyện đều dạ thưa; đối với anh chị em thì kính trên nhường dưới.
Cha mẹ tất bật lo làm lụng vất vả, lo cho các con miếng ăn tấm mặc, em thấy vậy nên tranh thủ đi học xong, về nhà đặng tiếp giúp gia đình, cho cha mẹ đỡ cơ cực phần nào.
Khi tốt nghiệp bậc tiểu học xong, em theo học tại trường Trung Học Cơ Sở Định Mỹ, cách nhà em khoảng hai ngàn mét. Trong quá trình học tập em đều đạt được thành tích là học sinh giỏi nhứt lớp, từ lớp 1 tới lớp 7. Cách học của em là vừa làm, hay vừa đi đến trường vừa học lầm thầm trong miệng. Có lần, mẹ hỏi em:
- “Sao không thấy con học bài?”
Em trả lời:
- “Con thuộc rồi!”
Bởi, cha mẹ đều trường chay nên năm lên 7 tuổi, em phát tâm ăn chay theo. Điểm đặc biệt, là em không bao giờ thích xem phim, xem ti vi và đi chơi với bạn bè.
Đến năm 13 tuổi thì em phát bịnh. Ngày 14 tháng 12 năm 2011, đi khám ở Bệnh Viện Thoại Sơn, bác sĩ cho biết là em bị “Viêm cầu thận cấp”, nằm viện ở đây 7 ngày. Gia đình không đủ kinh phí để điều trị, nhưng nhờ sự quan tâm của tập thể thầy cô, nhất là thầy hiệu trưởng và thầy hiệu phó đã vận động tiền và còn viết bài viết, gởi cho nhà báo An Giang và đài phát thanh An Giang về tấm gương: “Vượt khó, học giỏi” mà đang lâm cơn bịnh nặng, không có tiền chữa trị. Khi nhà báo và đài phát thanh nhận được bài, rất cảm động, liền cho phát thanh tin và đăng tin. Cũng nhờ đó mà các nhà Mạnh Thường Quân khắp nơi, Hội Khuyến Học huyện Thoại Sơn, Hội Khuyến Học tỉnh An Giang… được biết, đến tận gia đình thăm hỏi và ủng hộ. Do đó, em được chuyển ra Bệnh Viện Đa Khoa An Giang, ba tháng sau chuyển lên Bệnh Viện Nhi Đồng I Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh ngày một tăng dần và chuyển sang “Thận hư mãn tính”. Thông thường, khi bịnh nặng thì nằm viện khoảng một tháng, khi nào bịnh ít thì tái khám xong rồi mang thuốc về. Suốt hai năm như vậy, em đã nhập xuất viện hơn 20 lần và tổng chi phí trước sau khoảng 130 triệu đồng.
Trong suốt thời gian điều trị, em nghỉ học, khi về tới nhà thì mượn bài vở của bạn mình chép lại. Vậy mà cuối năm, kỳ thi lớp 7 lên lớp 8, em đạt thành tích hạng nhất lớp và nhất khối, một thành tích mà không ai ngờ được.
Do cơn bệnh kéo dài và hành hạ thân xác mình, làm ảnh hưởng rất nhiều người về tinh thần lẫn vật chất, biết bao là lo lắng, biết bao là vất vả, nhọc nhằn… Em cảm nhận, sức khỏe là một tài sản quý báu nhất của đời người, nên em đã mơ ước khi lành bệnh sẽ cố gắng học hành để mai sau trở thành bác sĩ, hầu đền đáp những ân đức mà mình đã thọ nhận, và xoa dịu bớt những khổ đau do bịnh tật do bệnh tật đem lại của tất cả những ai có mặt trên hành tinh này!
Vào tháng 11 năm 2013 bịnh đã chuyển sang giai đoạn nguy kịch, y bác sĩ phát hiện em đang dùng chay nên đã đề nghị gia đình cho em ăn mặn, mong đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị. Ban đầu, em không chịu nhưng do cha mẹ và thầy giáo khuyên mãi nên sau đó, em miễn cưỡng tạm dùng. Khi nhận thức ăn về phòng, thường thì, em chỉ ăn một vài miếng, còn bao nhiêu thì cho hết những em bé nằm bệnh chung phòng.
Cũng trong thời gian này, anh của em đến chùa Hoằng Pháp, thỉnh về quyển Niệm Phật Chỉ Nam đưa cho Ba. Ba em xem sơ qua, rồi ông đem lại trao cho em và nói:
- “Là ơi! Ước mơ của con là ước mơ làm bác sĩ. Mà Ba thấy… con bây giờ… không có đủ thời gian để học làm bác sĩ! Thôi, con niệm Phật cầu vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, rộng độ chúng sanh, nó quý hơn một trăm, một ngàn lần so với làm bác sĩ nữa…!”
Em đón nhận và đọc liền một mạch, đến phần trích dẫn Tịnh Độ Pháp Ngữ của Đại Sư U Khê, thiện căn quá khứ bỗng nhiên khởi phát, gương mặt em tràn đầy hoan hỷ, tan biến mọi sầu đau. Từ đấy, em cứ tay thì lần chuỗi, miệng thì nhép môi niệm Phật luôn. Bác sĩ đến khám, hỏi câu nào đúng thì em gật đầu, câu nào không đúng thì lắc đầu. Sau đó, em khóc, nói với Ba, Mẹ rằng:
- “Thôi! Ba, Mẹ xin bác sĩ cho con về đi. Về nhà cầu an, hộ niệm cho con đi! Chắc con không có thể nào còn cơ hội để đi học nữa rồi. Bác sĩ đã cho biết, bịnh của con đã qua thận hư mãn tính giai đoạn cuối cùng, nặng lắm rồi! Con không có thời gian đi học nữa!”
Mẹ em hỏi:
- “Làm sao con biết?”
Em đáp:
- “Con nghe bác sĩ nói nhỏ với nhau!”;
Ba của em đồng ý, liền làm thủ tục xin ra về. Về đến nhà, em niệm Phật liên tục, em còn nói với mẹ:
- “Nếu ai có lại hỏi thăm con, mẹ trả lời đi, đừng có hỏi con!”
Ngày 24 tháng 1 năm 2014, Ban Hộ Niệm của liên hữu Tư Xã- Tư Găng đến cộng tu liên tục 7 đêm. Khi khởi sự, trưởng Ban Hộ Niệm đã khai thị tóm tắt những điều trọng yếu của nguyên tắc vãng sanh. Cuối cùng tóm kết lại, khuyên em phải tuân thủ hai điều: một là phát nguyện trường chay trở lại; hai là niệm Phật phải chí tâm và khẩn thiết nguyện sanh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Nghe xong, em tin nhận và chấp thuận hai điều kiện đã đưa ra.
Xong một tuần cộng tu thì tạm ngưng 10 ngày, nhằm ngày 11 tháng 2 năm 2014. Cũng hôm ấy, có thầy hiệu trưởng và hiệu phó đến thăm, em cứ lần chuỗi, nhép môi niệm Phật, không thưa hỏi gì cả. Mẹ em sợ hai thầy buồn nên nhắc:
- “Hai thầy vô thăm con kìa, con!”
Em chỉ gật đầu. Thầy giáo nói:
- “Thôi, thiếm Sáu ơi! Tui biết ý học trò tui rồi! Không sao đâu, thiếm đừng có sợ. Tui không buồn nó đâu! Nếu mà nó trả lời tui thì nó sẽ đứt đoạn niệm Phật. Nên để nó niệm Phật nhứt tâm!”
Qua hôm sau, tức là ngày 12 tháng 2 năm 2014, cuộc hộ niệm tiếp tục trở lại, đồng đạo Tư Xã đến khai thị và hỏi em:
- “Bữa nay, chú hỏi thiệt con! Con nguyện như thế nào, con nói cho chú mừng coi?”
Em đáp gọn lỏn:
- “Bây giờ, ước mơ của con là con nguyện: Nếu mà con có ra đi thì nhờ Đức Phật rước hồn con được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc!”
Khi ra ngoài, đồng đạo Tư Xã đã khen nhỏ với mẹ em:
- “…Tuy nó nhỏ tuổi mà tinh thần nó mạnh mẽ lắm đó chị!”
Sáng 5 giờ ngày 13 tháng 2 năm 2014, em nói với mẹ:
- “Mẹ ơi! Bữa nay, con muốn uống sữa!” (Lúc trước, em ít uống lắm).
Mẹ em pha cho em hơn nửa ly đem đến. Khi uống xong, em nói:
- “Mẹ ơi! Sữa bữa nay ngon quá! Thôi, mẹ pha cho con một ly nữa đi!”
Mẹ em đáp:
- “Bao tử con không tốt. Thôi, bây giờ con uống ít đi. Chút xíu mẹ pha cho con uống!”
Em nói:
- “Vậy hả mẹ! Thôi, mẹ có nấu cháo hông? Cho con ăn miếng cháo!”
Mẹ em múc nửa chén cháo đem lại. Ăn xong, em nói:
- “Sao bữa nay, mẹ làm cái gì con ăn cũng thấy ngon hết… Mẹ, bữa nay mẹ đừng có đi đâu hết, nghen mẹ! Mẹ ở trọn ngày nay với con đi, rồi… đau đớn thế nào con cũng chịu đựng được hết… Mẹ ở đây với con, con vui lắm đó… Từ đó tới giờ, con có hổn ẩu, lầm lỗi gì với mẹ, mẹ tha thứ cho con, nghen mẹ!...”
Gương mặt em hôm nay, bỗng dưng thay đổi hẳn, hồng hào, tươi tắn, không còn sưng như mấy ngày trước nữa, nghe trong lời nói của con có cái gì đó làm chị linh cảm, dường như sắp sửa phải đến lúc phân ly! Thường khi, thì chị ít nghĩ đến giờ phút ấy, hay đúng hơn là không dám nghĩ tới nó. Bởi, cảm tình của một bà mẹ… không bao giờ muốn con phải rời khỏi tầm tay mình, ra đi mà không ngày gặp lại!
Em còn nói:
- “Mình nhiếp tâm niệm Phật tới 7 ngày mà mình không có vọng động, không nghĩ về cha mẹ, thế gian và chuyện gì quanh quẩn hết thì Phật hiện thân đến rước mình về Tây Phương Cực Lạc đó mẹ…!
Mẹ ơi! Nếu con có gì thì mẹ đừng có khóc! Mẹ hứa với con đi! Nếu con có gì, mẹ niệm Phật cho con thì con yên tâm. Mẹ hứa với con đi!”
Câu này em nói tới ba lần. Khi mẹ em hứa rồi thì em nói tiếp:
- “Con có gì thì mẹ niệm Phật cầu cho con vãng sanh, chớ đừng cầu hết bịnh. Cầu cho con hết bịnh, con hổng chịu!...”
Đến hơn 11 giờ trưa, em nói:
- “Thôi, con nói chuyện với mẹ hồi sáng tới giờ, con không nói nữa, bây giờ con niệm Phật đặng con ngủ nghe mẹ. Con ngủ luôn à! Mẹ niệm Phật tiếp con đi!”
Khi bà niệm, em cũng niệm ra tiếng “Nam Mô A Di Đà Phật” đến câu thứ năm, mẹ em thấy vậy nên nói:
- “Con còn yếu quá hà! Con niệm ra tiếng thì mệt lắm. Thôi, con niệm thầm trong tâm đi, để mẹ niệm ra tiếng cho. Niệm trong tâm, Đức Phật cũng chứng mà…! Con niệm Phật thì niệm trong tâm đi rồi mẹ niệm tiếp cho!”
Em nói:
- “Vậy, hả mẹ! Vậy con niệm thầm rồi con ngủ luôn nghe mẹ! Con không nói chuyện nữa, mẹ niệm tiếp cho con đi! Mẹ niệm theo điệu nhạc niệm Phật!”
Em nhìn lên ngôi Tam Bảo rồi nhìn mẹ hai lần như vậy, kế đến em nằm nghiêng bên phải mà nhẹ nhàng thanh thản trút hơi thở cuối cùng. Lúc nầy đúng 12 giờ trưa, nhằm ngày 13 tháng 2 năm 2014.
Hộ niệm thêm 16 giờ, khi khám nghiệm tử thi thì các khớp xương mềm mại, đảnh đầu ấm trong khi mọi nơi đều lạnh, gương mặt hồng hào, đôi môi giống như thoa son.
Bảy tuần thất trôi qua, mẹ em vẫn còn ray rứt, không biết con mình có được vãng sanh hay không mà không báo mộng cho mình biết gì hết trơn, để mình mừng. Tối lại, chị nằm mộng thấy em, thân tướng to lớn, cực kỳ đoan nghiêm. Em nói rằng:
- “Con báo tin cho mẹ biết, đặng mẹ đừng có lo cho con. Con đã về Tây Phương Cực Lạc rồi…!”
Khi tỉnh giấc, niềm an lạc vô biên tràn ngập trọn cõi lòng chị. Từ đó trở đi, nỗi hoài nghi trong tâm của chị thảy đều bay biến hết.

(Thuật theo lời anh Phan Văn Liệp và chị Phan Kim Hoa)

Qua câu chuyện trên, chúng ta nhận thấy đúng như lời khẳng định của Cổ Đức:

“Chỉ một niệm một lòng đi tới,
Phật Tây Phương sẽ gọi đến tên.
Chốn liên trì sen báu nở lên,
Khi mãn kiếp ngồi trên chín phẩm.”

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.92.247 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...