Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 40. Thầy Bửu Hạnh (1927-1990) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 40. Thầy Bửu Hạnh (1927-1990)

Donate

(Lượt xem: 5.192)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 40. Thầy Bửu Hạnh (1927-1990)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thầy Bửu Hạnh thế danh là Võ Văn Hai, sinh năm 1927, nguyên quán xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.
Thuở 9 tuổi, thầy tham gia kháng chiến chống Pháp, mãi đến năm 1954, các bạn bè đều tập kết ra Bắc, thầy ở lại tiếp tục công tác chuyên nghành quân y.
Khi lên 27, thầy kết hôn với bà Nguyễn Thị Út, sinh được bảy người con, bốn trai, ba gái.
Năm 1966, vì chiến cuộc ác liệt, thầy dời nhà về Gò Vấp, Sài Gòn.
Ba năm sau lại về huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đôi phen thay đổi chỗ ở, năm 1970, gia đình thầy mới thực sự định cư tại ấp Thuận Tiến, xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Thầy sinh sống bằng nghề y tá, do tay nghề khá cao nên sự thu nhập thuận lợi, sinh hoạt gia đình tương đối phong phú.
Mặc dù, chưa thâm hiểu gì nhiều về Phật Pháp, nhưng thầy giàu lòng thương người, điểm đặc biệt là ưa thích thực chất chứ không chuộng hình thức, hư danh. Hằng năm, vào những ngày rằm lớn, thầy trị bệnh miễn phí, ngày đó, cho dù nửa đêm nửa hôm, có ai gõ cửa, thầy vẫn chích thuốc phát thuốc, không lộ vẻ bực bội khó chịu.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thầy công tác tại Bệnh Viện Đa Khoa Bình Minh.
Năm 1978, thầy đến quy y với Thượng Tọa Thích Giác Thới ở Xóm Chày, được pháp danh là Bửu Hạnh và bắt đầu ăn chay, dần dần thầy dùng chay trường. Đồng thời nghiên cứu, đọc tụng các kinh điển đại thừa, nhất là kinh Kim Cang, kinh Duy Ma Cật và lần chuỗi niệm Phật.
Ít lâu sau, cô bạn đường phát tâm xuất gia, thuộc hệ phái Khất Sĩ, pháp danh là Chơn Liên, lần lượt đến hai cô con gái, một vị pháp danh là Liên Huệ, còn một vị là Diệu Thông.
Từ nhiều đời, trong thân tộc có lệ, cứ ba năm thì phải tổ chức lễ cúng một con heo, kể từ khi trường chay, thầy bỏ hẳn tập tục này, đổi lại cúng chay. Vì thế, có nhiều người trong gia quyến phản đối kịch liệt, nhưng thầy vẫn giữ vững lập trường của mình.
Bên cạnh đó, thầy còn mang hết gia sản: ba hộp vàng lá mà mình đã tích chứa từ lâu cùng với của hồi môn dành riêng cho từng người con, đều dùng vào công việc từ thiện. Có điều đáng kính phục là thầy không ỷ vào vị trí quyền lực làm cha của mình mà tự tiện hành động. Trước khi làm, thầy họp mặt toàn thể thành viên trong gia đình lại, rồi giải thích rõ về giá trị của sự giúp đỡ những kẻ đang lâm vào hoàn cảnh hoạn nạn, khốn cùng… san sẻ vật chất, thể hiện tình người, thể hiện tình tương thân tương ái với nhau, giữa cõi bụi hồng, vốn dĩ lắm nỗi thăng trầm đau thương, đầy tan tốc, để cho các con đều hoan hỉ hưởng ứng công việc phúc lợi này.
Hình thức cụ thể là thầy mua 10 bao gạo chỉ xanh, ai đến xin thì cho, chẳng kể lạ hay quen, xa hay gần, nhà mấy người thì cho mấy lít. Cứ hết 10 bao này thì mua 10 bao khác, chừng sạch tiền thì thôi. Khi có tiền thì làm tiếp.
Còn bệnh nhân nào quá nghèo thì thầy trị bệnh miễn phí. thầy còn che một cái nhà cho những bệnh nhân tạm trú. Có nhiều cô gái giang hồ khi bệnh không tiền lo thuốc, sau thời gian điều trị lành, cảm ân đức của thầy, đều gọi là cha nuôi, trước khi giã biệt. Vì vậy, mà thầy làm cha nuôi rất nhiều người. Đây thật sự tương ưng với lời khai thị:

“Tu không phải với Trời với Phật,
Mà phải tu với vật với nhân.
Muốn tu thành Phật thành Thần,
Phải nên bố đức thi ân cho người.
Làm một việc một lời ân đức,
Hơn ngàn ngày kinh Phật tụng suông.
Thấy người khổ động lòng thương,
Đức cao hơn kẻ niệm suông Di Đà.
Phước do bố thí ra mà có,
Đức do lòng cứu độ mà sanh.
Ngôi Tiên quả Phật muốn thành,
Do điều bố thí do tình độ dân.”

Năm 1980, thầy xin chuyển công tác về trạm y tế xã, để có rộng thời gian công phu trì niệm hơn, vì trực ở tuyến xã, một tuần chỉ có vài buổi.
Có dạo, thầy ăn gạo lứt muối mè gần ba năm. Một hôm đang ngồi tu, có con rít lớn đến kẹp, mà thầy chẳng có cảm giác đau đớn gì cả, rồi lấy cây khều ra, chỉ cho các con của thầy xem.
Mãi đến năm 1988, thầy bị tai biến mạch máu não liệt nửa người. thầy không chịu đi bệnh viện, nhưng các con nóng lòng chuyển đến Bệnh Viện Đa Khoa Cần Thơ. Ở đây, thầy châm cứu vài ngày thì xuất viện.
Về nhà, sức khỏe dần dần hồi phục, có thể đi tới lui gần gần. Thời gian này, thầy chuyên tu nhiều hơn, đọc kinh sách nhiều hơn, tay lần chuỗi niệm Phật cũng nhiều hơn.
Kế đó, thầy cung thỉnh Thượng Tọa Thích Giác Thới về tại nhà rồi làm lễ thế phát xuất gia. Kể từ đó, nơi gác lầu tư gia, thầy chuyên cần hành trì tu niệm, tay lúc nào cũng không rời xâu chuỗi.
Vào cuối tháng giêng năm 1990, thầy bảo con đi mời thợ nhiếp ảnh đến để chụp hình cho mình, vì mình sắp sửa ra đi. Khi thợ đến, thấy dáng mạo quốc thước của thầy, người nhiếp ảnh liền hỏi:
- “Thấy Thầy còn khỏe quá mà chết cái gì?”
Ông an nhiên đáp:
- “Thì cứ chụp đi! Ba tháng nữa là tôi chết!”
Đến cuối tháng tư vào giữa đêm, thức giấc, thầy hỏi người con trai thứ Tư ngủ gần.
- “Mấy giờ rồi?”
Con thầy đáp:
- “Dạ thưa Ba! Một giờ rưỡi rồi!”
Ông liền lấy phấn ghi vào vách hai hàng chữ. Hàng trên viết:
“1 giờ 30”. Hàng dưới, gạch đầu dòng viết: “3 giờ 30, Ba theo Phật”.
Ghi xong, thầy nằm ngửa trên giường, tay cầm xâu chuỗi, im lặng niệm Phật.
Người con trai thứ Hai ngủ ở nhà trước nghe động, lồm cồm ngồi dậy, bưng nguyên bộ đồ nghề y tá vô. Thấy thế, anh bèn cấp tốc chạy đi cho mẹ là Ni Sư Chơn Liên đang ở Tịnh Thất An Lạc hay (Tịnh thất cách nhà một đỗi). Ni Sư liền dẫn toàn bộ Ni chúng về, đồng thời cung thỉnh vài vị Sư đến hộ niệm.
Trợ niệm tiến hành mãi cho đến 3 giờ 30 phút, hơi thở thầy yếu dần, mọi người cố gắng hô to Phật hiệu.
Trong gia quyến đã tụ hội đầy đủ, chỉ còn cô con gái Út là Diệu Thông, đang tu ở chùa Quan Âm tại Hội Bài, Bà Rịa Vũng Tàu, không liên lạc được vì cô đang trên xe về Hà Tiên để bán nhang cho chùa. Khi cô đến Bắc Bình Minh thì cảm thấy trong người nóng bức lạ thường, linh cảm có điều gì không hay xảy ra, cô bèn gởi hết số hàng định bán, nhanh chóng lên xe quay về thăm nhà, vì nhà ở gần đó. Khi cô vừa bước vào cửa, nhìn mặt thầy, thì cũng giây phút ấy, thầy trút hơi thở cuối cùng trong âm thanh trầm hùng của câu Hồng Danh Vạn Đức.
Lúc ấy, vừa đúng 7 giờ 30 sáng, ngày mùng 1 tháng 5 năm 1990. Cụ hưởng thọ 63 tuổi.
Cuộc hộ niệm vẫn được duy trì. Đến 5 giờ sau, chư Sư khám nghiệm thì thấy đảnh đầu của thầy hãy còn nóng ấm.

` (Thuật theo lời Võ Văn Đáng, Pháp Danh ĐỊNH TUỆ, con của ông)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Cảm tạ xứ Đức


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ


Phật Giáo Yếu Lược


Về mái chùa xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.146.178.220 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...