Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc không phải là điều có sẵn. Hạnh phúc đến từ chính những hành vi của bạn. (Happiness is not something ready made. It comes from your own actions.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 23. Thân là cội khổ, giác ngộ sớm tu »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 23. Thân là cội khổ, giác ngộ sớm tu

Donate

(Lượt xem: 6.385)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 23. Thân là cội khổ, giác ngộ sớm tu

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Ba cõi không yên, như căn nhà đang cháy. Ba cõi là duyên khổ, như chốn ngục tù. Trong ba cõi có sáu nẻo luân chuyển. Sáu nẻo ấy là gì? Một là cõi trời, cảnh giới của chư thiên, hai là cõi người, ba là cảnh giới a-tu-la, bốn là cảnh giới ngạ quỉ, năm là cảnh giới súc sanh, sáu là cảnh giới địa ngục. Cứ theo lời Phật dạy thì trong sáu nẻo ấy, không đâu là không khổ!

Trong kinh Pháp Hoa, Phật dạy rằng:

Ta dùng mắt Phật nhìn,
Chúng sanh trong sáu nẻo.
Bần cùng không phước huệ.
Vào đường hiểm sanh tử.
Khổ chất chồng không dứt!
Quả thật là như vậy!

Cảnh giới chư thiên tuy là sung sướng, cũng không thoát khỏi gốc khổ luân hồi. Trong cõi người cũng là vô số khổ não, huống chi bốn nẻo dữ từ a-tu-la cho đến địa ngục?

Nay hãy nói sơ qua những nỗi khổ thấy được trong cõi người. Chỉ riêng một cái thân xác này, có ai tin rằng nó là cội gốc của khổ não? Ai nấy đều tham đắm những niềm vui thế tục, đâu biết rằng vui ấy là nguyên nhân của khổ? Cõi đời như mây nổi qua nhanh, nào sống được lâu? Thể chất huyễn hóa không bền, tất cả đều phải hư mòn, diệt mất!

Vì sao lại nói như vậy? Mỗi người hãy tự quán xét nơi thân mình, từ đầu đến chân chỉ có ba mươi sáu thứ: tóc, lông, móng tay, răng, tròng mắt, nước mắt, ghèn, nước bọt, cáu bẩn, mồ hôi, hai đường đại tiểu tiện, da dẻ, máu thịt, gân, mạch, xương, tủy, óc, màng mỡ, lá lách, cật, tim, phổi, gan, mật, ruột, màng cách, lá mỡ, dạ dày, đàm đỏ, đàm trắng, tạng sống, tạng chín. Từ trong chín lỗ thường chảy ra các chất.

Cho nên trong kinh dạy rằng: ‘Thân này là nơi nhóm họp của các nỗi khổ, thảy đều chẳng sạch.’ Tại sao vậy? Trong thân người có tám vạn loài trùng nhỏ thường sanh sống. Tỉnh táo mà xem xét, thật đáng ghê sợ, nhờm gớm lắm thay!

Vả lại, như những ai giác quan trọn đủ cũng còn tạm được. Nhưng lại có những người mắt mù, tai điếc, chân què, tay cụt, lưng khòm, vai cong, miệng câm, lưỡi thụt, mũi trĩ, miệng méo, môi sứt, răng hư, đầu hói, tóc vàng. Có những kẻ mọc bướu trên đầu, trên cổ; có những người chân đi không được phải bò bằng tay; hoặc có kẻ mọc ung nhọt độc chảy ra máu mủ; hoặc có người mắc những bệnh lậu, phong cùi, ghẻ lở thối tha. Có người sanh ra làm tôi tớ, thường chịu đánh chửi; có kẻ sanh ra số phận hèn hạ nơi vùng hoang dã, so với súc vật chẳng khác gì. Nếu kể ra những sự khổ nơi thân người thì kể mãi cũng không cùng!

Lại có tám nỗi khổ cùng nhau hành hạ, không có lúc tạm dừng. Tám nỗi khổ ấy là gì? Ấy là những nỗi khổ sanh, già, bệnh, chết, gần gũi với kẻ oán thù, chia lìa với người thương yêu, mong cầu mà không đạt được, và năm ấm trong thân xung khắc chẳng hòa hợp. Đó gọi là tám nỗi khổ. Nhưng trong tám nỗi khổ ấy lại còn vô số các nỗi khổ khác, người trí có thể tự mình xét thấy.

Lại có nhiều cảnh khổ vì phải chết bất ngờ mà không thể tự giữ lấy mình. Như chịu đói mà chết, lạnh mà chết, nóng nảy ngộp hơi mà chết, ăn uống quá độ mà chết, vì say rượu mà chết, vì mê sắc dục mà chết, vì tham của cải mà chết, vì ngộp khí mà chết, vì lửa đốt mà chết, vì chìm trong nước mà chết, vì núi lở đá lăn mà chết, vì nhà sập vách đè mà chết, vì giặc cướp đến nhà mà chết, đi đường gặp cướp giết chết, xe cán ngựa đạp mà chết, ra trận chiến đấu mà chết, vi phạm luật pháp mà chết, mắc bệnh dịch mà chết, mộng mỵ kinh hãi mà chết, ma quỉ làm mê muội mà chết, tà mỵ nhập vào mà chết, điên dại mà chết, bị cọp ăn mà chết, bị rắn cắn mà chết, bị sét đánh mà chết, bị ác thần hại chết, bị trúng thuốc độc mà chết, bị kẻ oán ghét dùng bùa chú thư ếm, trù ẻo mà chết...

Lại có những người trúng gió mà chết, sanh nở khó khăn mà chết, đau ruột đau gan mà chết, gạch đá rớt nhằm mà chết, trèo cao té ngã mà chết, kinh sợ lo âu mà chết, cầu danh chẳng được mà chết, mưu lợi không thành mà chết, treo cổ đâm họng mà chết, vào lửa xuống nước mà chết... Lại còn biết bao cách chết oan uổng nữa, dẫu cho nói mãi cũng không cùng.

Than ôi! Lại còn có lắm nỗi khổ trong việc đối nhân xử thế. Ở đây chỉ nêu vài điều sơ lược. Có nỗi khổ của hạng người nghèo hèn; có nỗi khổ của hạng người giàu sang. Giàu sang thì vì sợ mất mát tài sản mà sanh lo lắng, nghèo hèn thì khao khát thèm muốn mà phải buồn phiền. Chỗ lo lắng buồn phiền giữa người nghèo với kẻ giàu tuy chẳng giống nhau, nhưng sự nhọc nhằn chạy vạy vẫn là không khác!

Nhọc nhằn lắm thay! Người ta sanh ra ở đời, trai thì cưới vợ, gái phải gả chồng, việc nước việc nhà, nhân tình qua lại, khách khứa đón đưa, xây dựng nhà cửa, mua bán ruộng vườn, bồi đắp mồ mả, xuân thu tế tự, sát sanh hại mạng, cúng quỷ cầu thần. Lại phân ra các ngành sĩ, nông, công, thương, làm ăn sanh hoạt, gieo giống, cấy lúa, tát nước, lượm củi, giặt giũ, may vá, kéo chỉ, quay tơ, phơi phong, xay giã, nấu cơm nấu canh, rửa mặt chải đầu, đi tiêu, tắm gội, phủi bụi, quét nhà. Làm ăn lo lắng, đắng cay săn sóc, lao lực bôn ba, xây dựng hằng ngày, sớm hôm tìm kiếm, trăm kế ngàn phương... Nếu nói ra cho hết những việc lo toan trong đời thì nhỏ nhặt nhiều mối, bút mực nào ghi chép cho hết được?

Ôi! Người giàu sang còn có thể tự mình sắp xếp trù liệu, chứ kẻ nghèo túng thì phải luôn vay mượn xoay xở. Vì sao vậy? Những kẻ bần cùng thường phải cầm bán cửa nhà cơ nghiệp, vườn ruộng đất đai, lại có người cầm bán cả áo quần đồ đạc... Những việc như thế đều toàn là khổ não!

Lại còn rất nhiều nỗi khổ khác nữa, như đói khát là khổ, đau ốm là khổ, nóng bức là khổ, rét lạnh là khổ, muỗi mòng, chí, rận cắn chích là khổ, rắn rết, chó dữ cắn hại là khổ, mưa dầm lũ lụt là khổ, nắng hạn lâu ngày là khổ, sâu bọ cắn phá là khổ, mùa màng thất thu là khổ, giông bão lốc xoáy là khổ, sấm sét kinh hồn là khổ, gia quyến chẳng yên là khổ, xứ sở loạn lạc là khổ... Trong các nỗi khổ ấy lại chất chứa nhiều nỗi khổ khác, thật khó mà kể hết.

Ôi! Những nỗi khổ vừa kể trên đó cũng chỉ là những nỗi khổ nhỏ trong kiếp người mà thôi. Đến như những kẻ tạo nhiều ác nghiệp tội chướng, sẽ đọa mãi trong những cảnh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, phải chịu những nỗi khổ lớn lao hơn nhiều, nếu so ra thì những nỗi khổ nhỏ nhoi ở cõi người nào có đáng chi!

Thương thay! Người đời chẳng biết tất cả những điều ấy là khổ, ngược lại còn làm ra biết bao việc xằng bậy, mê muội: bất trung, bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ sang khinh hèn, cậy giàu khinh nghèo, cậy lớn hiếp nhỏ, lấy cong lấn thẳng, lấy dưới phạm trên... Vì những việc làm như thế nên phải mãi mãi trôi lăn chìm đắm trong biển khổ.

Than ôi! Ta nay nhọc sức nói nhiều, đinh ninh khuyên bảo, là muốn cho người khắp trong thiên hạ đều ăn chay giữ giới, niệm Phật Di-đà, cùng thoát ra khỏi vòng khổ não, lên cảnh giới an vui.

Này các vị! Nên biết rằng khi cái bệnh, cái chết tìm đến thì không thể dùng vật gì mà chống đỡ, cũng không ai có thể lãnh chịu thay cho mình được. Dù cho là cha mẹ, ông bà, vợ chồng, con cái, phú quí, công danh, bạc vàng, châu báu... tất cả đều là vô dụng. Vậy nên ai nấy phải gắng sức tu hành, chuẩn bị chu đáo cho con đường sắp tới. Huống chi, ngày tháng qua nhanh chẳng đợi, kiếp người ngắn ngủi trong gang tấc, hơi thở này khó giữ, việc sống chết không sao lường trước!

Cho nên, người xưa dạy rằng:

Thôi thôi, dứt hết cho hay,
Sớm ngày tu tỉnh, sớm ngày an vui.
Trời quang mây tạnh ngủ vùi,
Đến khi mưa gió ngậm ngùi ướt thân!

Lời ấy thật đúng thay! Nếu người ta đã biết như vậy mà không chịu tin tưởng làm theo, thật uổng phụ công ta nhọc nhằn khuyên bảo.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sen búp dâng đời


Cho là nhận


Người chết đi về đâu


Đừng bận tâm chuyện vặt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.223.106.205 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (169 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - Saudi Arabia (1 lượt xem) - ... ...