Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 21. Lòng từ bi không giết hại, thường phóng sanh »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 21. Lòng từ bi không giết hại, thường phóng sanh

Donate

(Lượt xem: 7.228)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 21. Lòng từ bi không giết hại, thường phóng sanh

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Có người hỏi: “Ăn chay không ăn thịt, so với làm việc phóng sanh thì hơn kém như thế nào?”

Đáp: “Người không ăn thịt chỉ dứt được cái duyên giết hại, khỏi được cái lỗi của riêng mình nhưng chưa có cái công cứu giúp loài vật. Đức Phật sở dĩ dạy người ăn chay, chính là muốn giúp được tăng thêm lòng từ bi. Người đời nay ăn chay, tuy tự mình không ăn thịt nhưng cũng chẳng chịu làm việc phóng sanh. Như vậy gọi là người không có lòng từ bi.

“Chư Phật mười phương thương yêu chúng sanh như con. Nay nhìn thấy người ta giết con của Phật, sức mình có thể cứu được mà ngồi yên chẳng cứu, như vậy tuy chẳng ăn thịt nhưng cũng gọi là phạm vào trai giới một cách nghiêm trọng.

“Trong Giới kinh dạy rằng có ba loại giới thanh tịnh. Giới Nhiếp luật nghi là đoạn trừ tất cả mọi điều ác, nghĩa là không làm bất cứ điều ác nào. Giới Nhiếp thiện pháp là tích chứa tất cả mọi điều lành, nghĩa là không có việc lành nào mà không thực hành. Giới Nhiêu ích hữu tình là không có chúng sanh nào không cứu độ, nghĩa là rộng độ hết thảy mọi chúng sanh.

“Nếu không làm việc phóng sanh, không cứu thoát nạn khổ cho chúng sanh, đó gọi là phạm giới một cách nghiêm trọng.

“Ôi! Quanh năm ăn chay mà chưa từng có công cứu khổ, cứu vật, sao bằng chỉ một ngày xả bỏ tiền của liền được đức lớn chuộc mạng phóng sanh! Đức Phật của chúng ta thuở xưa từng xẻo thịt mình mà thí cho chim bồ câu; chúng ta là đệ tử Phật mà không xả bỏ được tiền của giả tạm để chuộc mạng phóng sanh, như vậy còn mặt mũi nào thấy Phật?”

“Phóng sanh tất nhiên là từ bi, nhưng vì sao chẳng thả những loài gà, vịt, ngỗng, heo, dê... mà chỉ thả toàn những loài chim, cá, lươn, rùa, ốc...?

Đáp: “Thế gian có hai loại súc sanh. Một loại chịu quả báo nhất định phải bị giết hại. Đó là những loài gà, ngỗng, bò, dê... Do đời trước khăng khăng chẳng tin nhân quả, dứt khoát vui vẻ mà làm việc giết hại, không có lòng hối tiếc, cho nên đời này phải làm súc sanh, chịu quả báo nhất định phải bị giết hại, không trốn chạy đàng nào được, chỉ đợi ngày chịu xẻ thịt nấu nướng mà thôi. Dẫu có gặp được người muốn phóng sanh cũng không thể cứu được loại súc sanh này. Loại súc sanh thứ hai chịu quả báo không nhất thiết phải bị giết hại. Đó là những loài chim, cá, lươn, rùa... Do đời trước tuy làm việc ác nhưng chỉ là bất đắc dĩ, hoặc sau khi giết hại rồi có lòng hối hận, nên đời này phải làm súc sanh, chịu quả báo không nhất thiết phải bị giết hại. Đối với loại súc sanh này, nếu gặp những kẻ ưa giết hại ắt sẽ bị mổ thịt nấu nướng, còn nếu gặp được người có lòng từ bi thì lúc sắp chết cũng có thể được cứu sống.

“Đời nay có một hạng tà kiến, tự mình không dứt bỏ việc giết hại, ngược lại còn khuyến khích người khác làm việc giết hại. Những kẻ ấy, trước tiên là sa vào địa ngục, chịu vô số khổ não, sau đó lại đọa làm súc sanh, chịu quả báo nhất định phải bị giết hại. Dù có gặp được người có lòng từ bi cũng không thể cứu thoát họ được.”

Lại hỏi: “Muốn làm việc phóng sanh thì phải có nhiều tiền của. Nếu không có tiền của thì phải làm sao?”

Đáp: “Những người giàu sang có mối quan hệ ảnh hưởng chặt chẽ đến phong tục, lòng người, có thể thu phục, giáo hóa được nhiều nhất. Nếu họ biết mở mang Phật giáo, nổi trận gió lớn từ bi, thật có thể làm cho lòng người thay đổi. Hãy nghe như chuyện Nhan Lỗ công, mỗi khi trấn nhậm nơi nào đều cho đào ao phóng sanh, còn Trương Vô Tận làm quan Giám ty thường triệt phá những miếu thờ tà mỵ, cấm hẳn việc giết hại súc vật, thí luận Hoa Nghiêm. Đó đều là những bậc có hạnh Bồ Tát.

“Còn như người không có tiền của thì nên rộng thuyết lời Phật, tìm mọi cách khuyên bảo, dạy dỗ, thấy kẻ phóng sanh thì tùy hỷ ngợi khen, lại thường phát khởi những đại nguyện. Nguyện có tiền của dồi dào sẽ rộng làm mọi phương tiện cứu độ. Nguyện như đức Bồ Tát Quán Thế Âm, cứu khổ chúng sanh. Nguyện như đức Bồ Tát Phổ Hiền, tùy thuận chúng sanh. Dù cho thế giới, chúng sanh đều dứt hết, nguyện lớn cũng chẳng cùng. Nếu có thể hành trì được như vậy, đó chính thật là những bậc Bồ Tát hiện xác phàm trong đời nay.”


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đừng đánh mất tình yêu


Tự lực và tha lực trong Phật giáo


Hạnh phúc là điều có thật


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.141.116 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...