Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 19. Bà Huỳnh Ngọc Tuyết »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 19. Bà Huỳnh Ngọc Tuyết

Donate

(Lượt xem: 6.820)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 19. Bà Huỳnh Ngọc Tuyết

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Huỳnh Ngọc Tuyết ở Chợ Lớn, gốc người Hoa. Chồng là Trần Hòa Bình, nguyên chủ trại chim bồ câu Đông Phương Thủ Đức và công Ty Đông Phương Mật Ong tại đường Hai Bà Trưng.
Vào năm 1979, gia đình bà sang Mỹ định cư theo diện di dân do thân nhân bảo lãnh, và ngụ tại Dallas, Taxas.
Vài năm sau, chồng bà mở tiệm buôn bán. Với kinh nghiệm sẵn có, ông đạt được thành tựu. Buổi trưa nọ, tiệm bị cướp, ông bị giết tại hiện trường, lúc ấy 55 tuổi.
Nỗi đau vô cùng to lớn, vô cùng bất ngờ thình lình giáng xuống, bà tuyệt vọng không lối thoát như đang bước trên ngõ cụt.
Nhờ sự giúp đỡ của chùa Phước Quang, sau khi hậu sự kết thúc, Thượng Tọa Thích Trí Hiền tặng cho bà và ba người con mỗi vị một quyển kinh Địa Tạng; khuyên đừng khóc buồn nữa, hãy về đọc tụng và hồi hướng cho ông Bình. Bà vâng theo, cơn đau sầu dần dần tan biến. Kế đó, bà quy y Tam Bảo, được Pháp Sư Tịnh Không đặt cho pháp danh là Diệu Âm.
Từ đó (1991), bà trở nên vui vẻ, bắt đầu ăn chay trường, thường xuyên đến chùa nghe pháp, tụng kinh, niệm Phật, làm công quả và hăng hái tham gia các Phật sự khác.
Năm 1992, Tịnh Trung Học Viện được khai mạc, bà kết bạn với Hàn Quán Trưởng. Được bà Hàn Anh khích lệ, phạm vi Phật sự mở rộng nhiều thêm, nhất là thành lập một “Phái Đoàn Niệm Phật” để trợ niệm cho những người sắp lâm chung.
Có lần, con bà hỏi:
- “Ở chùa buồn quá, có gì vui đâu mà mẹ đi hoài vậy?,
Bà đáp:
- “Bây giờ là lúc mẹ vui nhất, sống một cuộc đời có ý nghĩa. Bố của con vô lộn nghề rồi. Con đọc kinh nhiều rồi sẽ thấy sự thật”
Một ngày nọ, bà vương bệnh ung thư tử cung. Sau khi phẫu thuật ra viện bà tiếp tục tu học, công quả như trước.
Đến năm 1994, bệnh tái phát, Bác Sĩ đề nghị nên làm quang tuyến, nếu không sẽ bộc phát rất nguy hiểm, bà từ chối.
Bà nói với các con:
- “Tất cả đều là chúng sanh, cùng một nhà, nếu tôi có nợ gia đình họ thì tôi sẽ trả, tôi không muốn cảnh chia ly, tôi đã nói với họ rồi, tôi sẽ không làm gì hết, hãy an tâm!”
Sức khỏe của bà lúc này suy kém nhiều nên ít tới chùa, chỉ ở nhà tụng niệm, lạy Phật, nghe băng giảng pháp mỗi ngày.
Thời gian lâu sau, chiều thứ năm, Huệ Nghi (con gái lớn của bà) đi làm về bà nói:
- “Hai năm nữa mẹ vãng sanh”
Nói xong bà mỉm cười.
Con bà la lên:
- “Trời ơi! Khổ quá mẹ ơi!”
Đầu năm 1995, bà bị ho, bác sĩ bảo trong phổi có những đốm nhỏ và cho thuốc uống, nhưng không giảm. Thể trạng suy sụp trầm trọng, nên bà không đi ra ngoài nữa; bạn bè bà con thường ghé thăm. Hôm nọ, qua cơn ho dữ dội, bà nhất quyết:
- “Vạn duyên buông xuống, vạn ngữ buông xuống, nhất tâm niệm Phật”.
Có lần, bà ôm đứa cháu ngoại 2 tuổi là Tuấn vào lòng và nói:
- “Bà có bệnh phải đi, không phải chết. Cháu đừng có buồn mà khóc khi nào nhớ bà thì cứ niệm một câu A Di Đà Phật. Vì bà bị ung thư nên phải ngủ thật nhiều. Cháu ráng học cho giỏi để sau này giúp các Sư dịch kinh sách.”
Từ đó, cháu bà không đến thăm bà nữa. Rồi bà đến thăm mẹ. Lúc từ giã, bà nói:
- “Vú gắng niệm Phật, con về nhá! Từ nay, con không đến thăm vú nữa. Nam Mô A Di Đà Phật !”
Đối với bà con, anh em, bạn bè, bà Tuyết từ giã bằng cách mua tặng hình Phật, xâu chuỗi, đèn, chuông mõ. Bà gửi hình Tây Phương Tam Thánh về Việt Nam tặng cho anh em và gửi qua Cali cho đứa em Út tên Huỳnh Hớn Vinh và viết thư như sau:
- “Lúc này chị ho dữ lắm. Nhưng không sao, chị vui vẻ chấp nhận, nghiệp chướng sẽ chuyển. Người càng ngày càng ốm (còn 39 ký lô), nhưng lòng chị càng ngày càng sáng, cũng nhờ Phật độ cho mình biết đường hướng nào phải đi cho đúng.
Vài lời thăm gia đình em.
Chị Huỳnh Ngọc Tuyết”
Trong thời gian này ba cô con gái thay phiên chăm sóc cho bà. Cô con Út phải nghỉ việc, luôn túc trực bên cạnh, giữ không cho ai đến thăm. Theo lời bà dặn, từ chối tất cả các điện thoại, sẵn sàng gánh chịu mọi phật lòng (nhất là đối với những người thân quyến, bằng hữu không am tường về Tịnh môn). Chỉ trừ những Pháp Sư của Tịnh Trung Học Viện thường đến hộ niệm, Sư Cô Mãn Ya và Thầy Trí Hiền được vô nhà mà thôi.
Bà quyết tâm vãng sanh Cực Lạc, chặt đứt tất cả tình cảm vật chất. Ngoài con đường giải thoát ra, bà không còn mong muốn gì hết. Bà thường tự nhủ:
- “Nếu như không dứt tất cả thì mình sẽ đi không kịp nữa.”
Ngay cả tình bạn đạo, cho dù họ có muốn tụng kinh, hộ niệm cho bà, bà cũng chối từ. Bà nhất quyết ra đi. Bà không tiếc điều gì. Bà chỉ bố thí.
Bà từng nhắc các con hãy đọc thật kỹ quyển sách: “Lâm Chung, Những Điều Cần Biết”, vì mong rằng quý Thầy và các con hộ niệm suốt 8 giờ, sau khi mình mãn phần.
Cuối năm 1995, mùa Giáng Sinh sắp đến, bà bảo con mua tấm thiệp Giáng Sinh, hộp kẹo chocolate và viết vài chữ: “Rất cảm ơn bác sĩ, từ trước tới nay đều do ông chăm sóc trị bệnh tôi, từ nay trở đi tôi sẽ không tới nữa”, rồi đến phòng mạch trao tận tay bác sĩ và nói: “Tôi rất là cám ơn!”
Sau đó, phái đoàn bệnh viện tới, bác sĩ gửi rất nhiều loại thuốc. Khi họ ra về, bà căn dặn các con:
- “Lấy thuốc cất đi để dành, sau khi mẹ đi rồi mới đem trả lại cho cô y tá, vì thuốc này có thể trị bệnh cho người khác, còn mẹ tự biết, bệnh của mẹ không còn cách nào chữa được nữa!”
Từ từ bà yếu hơn, càng ốm hơn, quần áo mặc hết được. Tuy vậy, công phu niệm Phật càng tăng, bà thường bảo các con:
- “Hãy lo niệm Phật, niệm Phật sẽ giúp ích cho các con về sau; lúc đó, các con sẽ hiểu không cần phải nói.”
Hoặc là:
- “Các con đi niệm Phật, tụng kinh, lạy Phật. Lúc này, là lúc tốt nhất cho các con, hãy giữ lấy cơ hội này, về sau thời gian này, sẽ không có nữa!”
Cả ba đều nghe lời làm theo.
Về sau, bà phải dùng máy thở oxygen. Một hôm, cô y tá hỏi Huệ Nghi:
- “Có phải mẹ cô đang chờ, mong mỏi chuyện gì đó không?”
Huệ Nghi đáp:
- “Không có!”
Cô y tá nói tiếp:
- “Thông thường, một người bị ung thư không thể nào kéo dài lâu vậy đâu; da của mẹ cô vàng hết cả rồi!”
Huệ Nghi phân bua:
- “Có thể do mẹ tôi tụng kinh, niệm Phật nên có sức chịu đựng lâu dài.”
Cô y tá vẫn ngơ ngác, không sao hiểu nổi.
Qua Tết, có lần bà nói:
- “Đừng lo nấu nướng chi cho nhiều, hãy tập ăn uống giản dị là tốt nhất, mẹ thích nhất là các con cùng niệm Phật chung với mẹ là mẹ vui sướng nhất!”
Thế là cả ba đều vô phòng ngồi niệm Phật chung với bà hoài, giống như mấy ông Sư.
Ngày 26 tháng 2 năm 1996, cô con Út của bà gọi điện thoại cho Sư Ông Tịnh Không, và hỏi:
- “Thưa Hòa Thượng! Sao mẹ con ngủ nhiều quá, không biết có lỡ mất cơ hội vãng sanh không?”
Hòa Thượng đáp:
- “Không thể!”
Cô hỏi tiếp:
- “Thưa Hòa Thượng, khi nào mới có thể cho mẹ con uống cái hột Xá Lợi?” (Bởi vì trước đây, có cư sĩ bày cho cô như thế nên định làm theo.)
Sư Ông liền quở:
- “Học Phật Pháp, tại sao không biết tôn trọng hạt Xá Lợi!”
Rồi nhắc:
- “Nhắc với mẹ là, Tây Phương Tam Thánh đang ở ngoài cửa, mẹ hãy an tâm mà đi lúc nào cũng được!”
Vào một buổi chiều, Thầy Trí Hiền và hai vị đệ tử ghé thăm, bà nói:
- “Họ đứng ngoài cửa đông lắm, tụi nó đứng chen nhau đầy cả phòng. Khi niệm A Di Đà Phật thì tất cả biến mất!”
Đến ngày 28 tháng 2 năm 1996, lúc 7 giờ, con bà gọi điện thoại đến Tịnh Trung Học Viện cho biết là bà sắp ra đi. Đến 8 giờ 30 phút, Đại Đức Wu-Kai cùng năm vị Pháp Sư vào phòng bắt đầu cuộc hộ niệm. Lúc ấy, bà thở rất yếu, không nhúc nhích nữa.
Khoảng 10 giờ, trong phòng tự nhiên xuất hiện một mùi hương không biết từ đâu, con bà đang niệm Phật, bỗng nhiên phải trố mắt tìm xem chuyện gì, sao mà thơm quá, rồi ngỡ có ai xức dầu, nhưng khi bước ra khỏi phòng thì không có mùi gì cả.
Sau 11 giờ trưa, ánh sáng giống màu hạt gạo hơi vàng chiếu qua cửa sổ, xuyên qua bức màn màu trắng khiến cho nguyên cả phòng đều sáng rực. Ánh sáng ấy xuyên qua như thế thì gương mặt của bà thay đổi. Hôm ấy, là một ngày âm u không có ánh mặt trời. Hơn nữa, ngôi nhà kế bên thật cao cho nên trọn năm, ánh sáng chưa bao giờ lọt vào nhà bà. Nhưng bấy giờ, tất cả căn nhà của bà đều sáng rực, hoàn toàn sáng rực, không có bóng của người. Ánh sáng ấy sáng hơn cả ánh sáng mặt trời, không thể nói được. Chữ nghĩa thế gian không thể diễn tả được ánh sáng ấy, ánh sáng ấy tỏa xuống làm mất tiêu hết cả các bóng.
Đến 11 giờ 23 phút, bà đi vào thế giới Cực Lạc, đi trong ánh quang minh của Phật một cách an nhàn, thanh thản. Sau đó, báo tin cho liên hữu hay; có khoảng 60 người đến luân phiên trợ niệm, suốt 26 tiếng đồng hồ.
Vào buổi tối hôm đó, mùi thơm lại tỏa ra khắp từ phòng bà ra tới phòng khách. Các cư sĩ ngồi niệm Phật ở hành lang và phòng ngoài đều ngửi được. Về sau, có người hỏi Sư Ông Tịnh Không. Ngài cho biết đó là: “Chư Thiên xuống coi vì có người vãng sanh”.
Đến 19 giờ 30 phút, mới gọi bác sĩ đến để làm chứng. Cô y tá lập tức vào phòng bà. Đại Đức Wu-Kai nhấc nhẹ tấm khăn phủ mặt để cô y tá xem, rồi cô gật đầu đồng ý. Huệ Nghi đem trả lại những hộp thuốc để dành từ trước, cô y tá rất ngạc nhiên, cầm lên coi, những bao ni-lông còn nguyên chưa mở. Cô chăm chú nhìn bà Tuyết. Lúc đó, có người đang đứng lạy, cô cũng bắt chước làm theo, lạy một lạy, đọc A Mi Thò-Phò một câu rồi ra về.
Đến 13 giờ 30 hôm sau (29 tháng 2 năm 1996) di chuyển nhục thân của bà, nhục thân vẫn còn mềm, không có mùi hôi. Thực sự, trong vòng một tháng trước, bà đã không tắm, không gội, vậy mà lúc ấy, nhục thân của bà vẫn không hôi.
Thân nhân của bà lúc bấy giờ, không khóc lóc, ngược lại rất vui vẻ. Ba cô con gái biết mẹ mình chắc được vãng sanh nên rất đỗi vui mừng. Tình mẫu tử như thế, người ngoài khó hiểu được. Bạn đồng tu cũng lộ nét hân hoan.
Sau khi làm lễ thiêu hóa, thu được rất nhiều ngọc Xá Lợi. Gồm hạt Xá Lợi và hoa Xá Lợi, được đưa về Tịnh Trung Học Viện Dallas để mọi người chiêm ngưỡng.

(Thuật theo lời Huệ Nghi- con gái của bà)
(Trích: Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi –Tịnh Hải sưu tập)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.226.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...