Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Sự thành công thật đơn giản. Hãy thực hiện những điều đúng đắn theo phương cách đúng đắn và vào đúng thời điểm thích hợp. (Success is simple. Do what's right, the right way, at the right time.)Arnold H. Glasow
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis

Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Quy nguyên trực chỉ »» 8. Học Phật bài bác Phật »»

Quy nguyên trực chỉ
»» 8. Học Phật bài bác Phật

(Lượt xem: 6.162)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Quy nguyên trực chỉ - 8. Học Phật bài bác Phật

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Ông Thái Nguyên thưa hỏi rằng: “Chu tử chú giải sách thường dẫn nhiều lời trong kinh Phật, không biết có những sách nào, ông ấy dùng từ ngữ nào của Phật để chú giải?”

Thiền sư Không Cốc đáp: “Những từ ngữ của đạo Phật mà Hối Am thường dùng như là “hư linh bất muội”, “bất khả hạn lượng”, “tự thị nhi phi”. Trong sách Đại học bổ khuyết thì dùng những câu như là “thủy ngôn nhất lý, trung tán vi vạn sự, mạt phục hiệp vi nhất lý”, hoặc nói “chân thật vô vọng, chân thật chi lý”, hoặc nói “hữu thị lý nhi phục hữu thị sự”, hoặc nói “thiên địa chi lý, chí thật vô vọng”, hoặc nói “thánh nhân chi tâm chí thật vô vọng”, hoặc nói “năng tri giác, sở tri giác”, hoặc nói “thiên thánh tương truyền tâm pháp”, hoặc nói “thoát nhiên hữu ngộ xứ, hựu phi kiến văn tư lự chi khả cập dã”, hoặc nói “vật ngã nhất lý, cố hữu chi tánh, tâm chi thể dụng”, hoặc nói “ngô tâm chánh, nhi thiên địa chi tâm diệc chánh”, hoặc nói “vạn vật chi bổn nguyên, nhất tâm chi diệu dụng” hoặc nói “hoạt bát bát địa, triệt đầu triệt vĩ tố công phu”, hoặc nói “đáo giá lý”, “giảo thái căn”, “vô phùng tháp”. Hoặc dùng ba câu để phá trừ bệnh chấp trước là: “một đao chặt đứt làm đôi”, “đánh một gậy để lại một lằn” và “một cái tát in dấu bàn tay máu”.

“Khi chú giải quẻ phục, Hối Am dẫn lời trong kinh Lăng Nghiêm làm chứng cứ rằng: Không chỉ là năm có sự biến đổi, mà tháng cũng có biến đổi.

“Những sách mà Hối Am chú giải, chỉ riêng có một quyển Mao thi là do sức học của ông làm thành mà thôi, ít dùng đến Phật pháp. Ngoài ra, trong sự chú giải các sách Tứ thư cũng như trước tác, Hối Am đều dùng đến Phật pháp. Ông dùng rất nhiều lời trong kinh Phật và các Thiền ngữ, chỉ thay đổi hình thức, biến đổi câu văn, nhưng vẫn giữ lấy ý tứ. Cách dùng như vậy phổ biến trong khắp các sách của ông. Hối Am đã sử dụng những từ ngữ trong đạo Phật như vậy, lại sợ các ông Chu tử và Trình tử làm sáng rõ lời Phật, thật chẳng biết lòng dạ của ông ta như thế nào?

“Hối Am trước theo học với Lý tiên sanh ở Diên Bình. Sau giận vì học lâu mà không có chỗ sáng rõ, lại tìm hỏi các bậc trưởng thượng, ai nấy đều hướng về Thiền học. Do đó ông mới tìm học khắp các bậc tiền bối trong nhà Thiền. Ông có cùng với Lữ Đông Lai và Trương Nam Hiên đến hỏi đạo nơi ngài thiền sư Đại Huệ.

“Năm 18 tuổi, Hối Am cùng với Lưu Bình Sơn dạo chơi. Bình Sơn có ý cho rằng Hối Am lưu tâm về đường khoa cử, bèn lục tìm trong rương của Hối Am, nhưng chỉ thấy có một bộ ngữ lục của thiền sư Đại Huệ mà thôi. Qua năm sau, Hối Am thi đỗ.

“Hối Am gửi thư cho thiền sư Khiêm ở chùa Khai Thiện nói rằng: ‘Chu Hy này nhờ ơn thiền sư Đại Huệ chỉ bày cho câu thoại đầu tánh Phật của con chó, nhưng chưa có chỗ ngộ nhập. Xin ngài ban cho một lời để gợi mở chỗ mà Chu Hy chưa hiểu được.’ Thiền sư Khiêm viết thư đáp rằng: ‘Cứ nắm chặt lấy một niệm nêu lên cái thoại đầu con chó ấy, không cần so đo tính toán, mạnh mẽ xông về phía trước, một đao chặt đứt làm đôi.’ Hối Am xem thư có chỗ thức tỉnh.

“Hối Am tụng kinh Phật nơi mái hiên chùa Trúc Lâm, có làm bài thơ rằng:

Nghiêm cẩn sống riêng, lòng rỗng không,
Lần dở Phật kinh, lướt đôi dòng.
Bụi trần tạm phủi trong thoáng chốc,
Vượt lên cùng Đạo bỗng tương thông.
Cửa chùa khép lại chiều buông tối,
Núi vắng mưa xong tiếng chim rền.
Pháp vô vi ấy vừa thấu suốt,
Thân tâm cùng tĩnh lặng như như.

“Hối Am có thư nói với thiền sư Quốc Thanh rằng: ‘Khi nào thơ của Hàn Sơn Tử khắc xong, xin thầy sớm gửi cho tôi.’

“Hối Am lại có gửi cho một vị tăng ẩn cư trên núi bài thơ rằng:

Mái thiền thanh thản mấy thanh ngang,
Nước trong êm chảy trước lan can.
Đệm cỏ, ghế tre, ngồi suốt sáng,
Quét đất, xông hương, ngày ngủ càn.
Đất hẹp không đón người khách lớn,
Nhà trống sao trời chẳng rải hoa?
Trong ấy có lời không ai biết,
Đâu phải chuyện thiền khắp muôn phương?

“Các ông Lục Văn An, Công Cửu Uyên đều đã cùng tranh luận với Hối Am về thuyết Thái cực đồ, đều biết chỗ học thiền của Hối Am, nên nói rằng Hối Am có chỗ chứng ngộ thì người đời đều chê cười việc ấy.

“Có người hỏi: ‘Hiện nay kẻ sĩ đều lần hồi bỏ đạo Nho vào cả trong nhà Thiền, việc ấy thế nào?’

“Hối Am đáp: ‘Những người ấy thấy biết hơn ông đó. Bình sanh ông đọc biết bao nhiêu sách vở, học thuộc bao nhiêu áng văn chương, chỉ là để mưu cầu được công danh lợi lộc mà thôi. Đến chỗ thiết yếu nhất trong đời thì những việc ấy đều chẳng cậy nhờ được gì cả. Vì thế nên bị những người kia vượt qua cả rồi.

“Vương Giới Phủ bình sanh học rộng đạo lý, đến khi được tỏ ngộ rồi thì biến nhà mình thành cảnh chùa. Cũng trong đời Tống này, hãy xem các ông Lý Văn Tĩnh Công, Vương Văn Chánh Công, Lưu Nguyên Thành, Lữ Thân Công... là người như thế nào mà đều theo vào Thiền học cả?

“Những điều Phật dạy về Sáu căn, Sáu trần, Sáu thức, Bốn đại, Mười hai duyên sanh... đều hết sức tinh vi mầu nhiệm, nên người theo đạo Nho nói rằng Đức Khổng tử không thể theo kịp. Mười hai duyên sanh được giảng rõ trong bộ Hoa nghiêm hiệp luận. Phật dạy căn bản là phải buông bỏ hết muôn việc nơi thế gian, sau lại dạy rằng chỗ chân thật nhất là không hề vướng một mảy may bụi trần, nhưng đối với muôn việc diễn ra trước mắt không bỏ qua việc nào! Tổ Đạt-ma phá sạch mọi khuôn mẫu cứng nhắc, khởi xướng Thiền học, so với cái học ngữ nghĩa rất khác xa, thật cao siêu mầu nhiệm.

“Đại ý kinh Kim cang chỉ ở nơi hai câu hỏi của ông Tu-bồ-đề: Nên trụ tâm vào đâu? Làm thế nào để hàng phục tâm? Vậy nên Phật dạy rằng: Không nên trụ nơi pháp mà sanh tâm. Không nên trụ vào sắc mà sanh tâm...

“Thiền tông có lời rằng:
Có vật sanh trước trời đất,
Không hình tướng, vốn lặng yên;
Chi phối khắp thảy hiện tượng,
Chẳng theo bốn mùa tàn suy.
 
Đánh rụng không là vật khác
Dọc ngang chẳng phải bụi trần;
Khắp cả núi sông, cõi đất,
Hiện bày toàn thân Pháp vương.

“Nếu ai nhận biết được tâm thì khắp cõi đất này cũng chẳng có lấy một tấc đất. Hãy xem kiến thức của người ta là thế nào, nay cứ bo bo giữ lấy kiến thức của hạng tiểu nho thì làm sao ra khỏi tay người, tránh sao khỏi bị người đánh ngã?’

Hối Am đã học biết rộng về Phật học như vậy, nhưng lại dạy người từ bỏ Phật học, thật chẳng biết tâm ý của ông ấy là thế nào?”

(Trước đây có nói rằng Hối Am tự mình sử dụng từ ngữ của đạo Phật, nhưng lại sợ các ông Chu tử và Trình tử giảng rõ lời Phật; tự mình học rộng về đạo Phật, nhưng lại dạy người ta từ bỏ Phật học. Hai điểm này đều làm lộ rõ chỗ tâm bệnh của Hối Am.)

Thiền sư Không Cốc lại nói với Vương Trung rằng: “Nếu ông có thể thâm nhập hòa hợp, quán chiếu thấu suốt, thấy được một cách toàn diện, thì mới biết rằng các ông Chu, Trình, Trương, Tạ, Du, Dương và Hối Am thảy đều làm như vậy. Trong khi viết sách, đặt câu, những chỗ thuyết dạy đạo lý thì mỗi việc đều lấy ý tứ trong kinh Phật, lời Thiền. Há chẳng nghe Trung Túc Công có nói rằng: ‘Học thuyết tánh lý do thầy Đông Lâm truyền cho Liêm Khê, những lời dạy ấy đều thấy có trong khắp các kinh Phật.’

“Gần đây, thảng hoặc có đôi kẻ chỉ vào Thiền ngữ mà nói rằng: ‘Chương sách này sao giống với lời lẽ của Tống nho! Những câu này cũng giống với văn chương Tống nho!’

“Than ôi! Họ chưa từng biết rằng ngôn ngữ của Tống nho đều từ nơi Thiền tông mà ra vậy!”

Thái Nguyên thưa rằng: “Những lời thầy vừa nói đó đều lấy từ sách Nho, nên chẳng phải theo ý riêng, mà quả thật là công bằng. Vả lại, những người đời bài bác đạo Phật, có thể là do sức học chưa được sâu rộng hay chăng? Có thể là do lý lẽ chưa được thông suốt hay chăng? Có thể là do công phu học Phật chẳng đến nơi đến chốn nên trở lại bài bác hay chăng? Có thể là do sự dụng tâm như Kỷ Xương ngày xưa hay chăng? Cũng có thể là do trói buộc nơi tâm lượng hẹp hòi, không thể giáo hóa làm cho lớn rộng, thông suốt được hay chăng?”

Thiền sư Không Cốc nói: “Than ôi! Với người tầm thường còn chẳng dám coi khinh, huống chi lại chỉ vì muốn chuốc lấy chút hư danh mà cố tình thiên lệch để bài bác nền Đại pháp cứu độ nhân sanh của bậc Đại thánh nhân trong Ba cõi? Tôi thật lấy làm lo lắng cho những kẻ bài bác kia phải suy tổn âm đức cho đến mức cùng cực vậy.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 95 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Rộng mở tâm hồn


Gọi nắng xuân về


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.138.141.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...