Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)

Trang chủ »» Danh mục »» GIÁO PHÁP TỊNH ĐỘ »» Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 »» 32. Bà Lê Thị Đấu (1908 - 1989) »»

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1
»» 32. Bà Lê Thị Đấu (1908 - 1989)

Donate

(Lượt xem: 5.114)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Vãng Sanh - Tập 1 - 32. Bà Lê Thị Đấu (1908 - 1989)

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Bà Lê Thị Đấu sinh năm 1908, nguyên quán rạch Vạn Lịch, xã Trung An. Bà và em gái mồ côi cha lẫn mẹ từ thuở bé, được người dì ruột nuôi nấng cho đến lúc trưởng thành.
Khi tuổi hoa xuân, bà thành hôn với ông Trần Văn Cò, cư ngụ tại vàm Lấp Vò, ấp Thạnh Phước II, xã Trung An, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Bà có tám người con, bốn trai, bốn gái. Sinh sống bằng nghề làm thuê, nhất là cấy lúa mướn.
Tính tình bà thuần hậu, hiền lành chất phác, con cháu thảy đều thích mến, kính trọng. Bà rất bình dị, giản đơn từ miếng ăn cho đến tấm mặc.
Gia cảnh vốn dĩ thanh bần, bởi không được thừa hưởng di sản vật chất do tổ tiên để lại, mà phải tự lực mưu sinh bằng đôi tay đen với tâm hồn trắng ở giữa chốn bụi hồng, đầy gian nan, đầy khó nhọc!
Các con của bà cũng không hơn không kém, sau khi định vợ gả chồng, mỗi người đều phải tự lập bằng đủ mọi thứ nghề: làm thuê, cắt lúa mướn, đặt lọp lờ, giăng lưới thả câu…
Vào khoảng cuối năm 1986, do một hôm, cô cháu nội khuyên:
- “Bà già rồi, Nội ơi! Sống cũng không còn bao lâu. Trên cõi đời nầy, có cái gì thiệt đâu! Thôi, bà hãy ăn chay niệm Phật để vãng sanh Tây Phương Cực Lạc!”
Bà hỏi lại:
- “Được hông?”
Cháu bà đáp:
- “Được, Nội ơi! Nội ráng cố gắng đi nghen, Nội! Bà ráng niệm Phật là được vãng sanh!”
Bà nói:
- “Vậy hả! Vậy tao cầu về Cực Lạc luôn!”
Thế là thiện căn nhiều đời khởi phát, bà hoan hỷ làm theo. Cũng từ dạo ấy, bà siêng năng lễ Phật, bà lễ Phật bằng tất cả trái tim thành kính của mình. Trên tay luôn có xâu chuỗi 18 hạt. Vì lưng đau nên bà ngồi niệm Phật chỉ khoảng 15 - 20 phút, sau mỗi thời cúng, chứ chẳng được lâu. Hầu hết thời gian trong ngày, đều hành trì ở tư thế nằm võng và đi đứng. Dường như, bà đã thực sự hạ quyết tâm rời khỏi vòng sanh tử luân hồi:

“Lênh đênh chìm nổi chốn trần hồng,
Sinh già bệnh chết mãi xoay vòng.
Khi sống tạo thành bao sự nghiệp,
Thác rồi cũng một nắm tay không.
Trăm, ngàn, muôn thứ đâu đem được,
Chỉ có nghiệp duyên chất chập chồng.
Cháu con thân thuộc nào tiếp giúp,
Nghe câu Phật hiệu hỡi còn trông.
Còn trông giải thoát kiếp vô thường,
Nguyện lớn Di Đà đấng Pháp Vương.
Cực Lạc quê xưa mau về gấp,
Đừng nên dong ruỗi chốn tha phương.
Cha lành tựa cửa trông con dại,
Lòng mãi quặn đau nỗi nhớ thương.
Mê muội bao ngày thôi khép lại,
Chuyên trì Lục Tự để lên đường.”

Bà ở thì ở nhà người con thứ Ba, tại vàm rạch Lấp Vò, đến giờ cơm thì đi vào nhà người con thứ Sáu, cách khoảng 200 mét vì gia đình này, trọn nhà, đều dùng chay trường.
Bà thích nghe đọc kệ giảng lắm nên đến giờ ăn, bà thường đến sớm nửa hoặc một tiếng đồng hồ, hay dùng cơm xong, nấn ná nằm lại trên võng để được nghe các cháu đọc 5 - 10 trang rồi mới ra về.
Điểm đặc biệt là bà có tâm buông xả cao độ, chẳng hề bận lòng đến chuyện cháu con, nhất là dâu con hay đem những chuyện làm ăn lời lỗ, chuyện xấu dở đúng sai, vô số chuyện tạp nhạp để than thở nỉ non với bà. Bà thường nói:
- “Mồ tổ nó! Kệ nó! Tui lo chuyện của tui! Chớ hổng lo đến chuyện của ai nhiều làm chi cho mệt cái tâm của tui!”
Thật đúng với câu đối liễn của Cổ Đức:

“Một nắm hai níu suốt ngày lận đận: Ri thêm khổ!
Trăm buông ngàn xả quanh năm thong thả: Rứa mà vui!”

Liên hữu Tư Rô thường xuyên lui tới viếng thăm, an ủi khích lệ, giảng giải Phật Pháp, nhứt là kể chuyện vãng sanh cho bà nghe, khuyên bà chuyên tâm niệm Phật để sớm được trực đáo Tây Phương - gãy đúng chỗ ngứa - bà vui mừng thích thú ghê lắm. Cứ hơi lâu mà không thấy ghé, bà nói lẩm bẩm:
- “Thằng Rô cỡ này, sao nó đâu mất tiêu rồi bây! Tao nhớ nó quá!”
Công phu hành trì của bà tinh chuyên, cần mẫn suốt ba năm. Đến ngày 29 tháng 9 năm 1989 bà bỗng dưng ngã bệnh, nằm ngủ mê man li bì, suốt ngày, biếng ăn biếng uống. Rước thầy thuốc, sau khi chẩn đoán là “hạch đàm ác tính”, đề nghị gia đình đừng nên đi chữa trị làm chi cho tốn kém vô ích. Nên uống thuốc Nam và chích vài mũi thuốc khỏe cầm chừng, đồng thời lên chương trình hộ niệm. Thân quyến y theo, bắt đầu hộ niệm từ ngày 29 tháng 9 năm 1989 tại nhà người con thứ Sáu.
Kể từ giờ phút đó, bà ngưng ăn, chỉ dùng một ít sữa vì cổ họng đau dữ dội mỗi khi thực hiện động tác nuốt vào. Kế đó, bà dứt hẳn uống sữa, chỉ còn thuần là nước.
Mặc dù, tình trạng kinh tế gia đình quá ư khiêm tốn. Buổi điểm tâm khuya, cho Ban Hộ Niệm, chỉ vỏn vẹn “cháo cò” và củ cải muối. Nhiều lúc, thân quyến bà ước ao nấu đãi chư liên hữu bằng nồi cháo niêm nhưng đó chỉ là chuyện trong mơ, bởi lẽ… đã vượt quá tầm tay. Nhưng tinh thần của đồng đạo trợ niệm hết sức, chân thành và chí thành.
Chỗ ngủ cho khoảng 20 đồng đạo ở xa, hộ niệm ca đêm, lại vô cùng khó khăn. Hơn nữa, nhứt là những khi dông tố bão bùng. Vì chỗ nằm của bà còn phải căng cao su, hồ huống chi là… chỗ khác! Nên nhờ sự tương thân tương ái của những ngôi nhà bên cạnh.
Xuyên suốt hai tuần lễ trợ niệm, thể lực bà mỗi lúc một cạn kiệt dần dần. Dù vậy, bà vẫn nhép môi niệm Phật theo mọi người. Cho đến 9 giờ sáng ngày 14 tháng 10 năm 1989 bà vẫn còn niệm ra tiếng rành rẽ rõ ràng, hai tay chấp lại để trên ngực, kế đó rơi ra, 2 phút sau, an tường qua đời trước sự hiện diện của hơn 70 người đưa tiễn. Bà hưởng thọ 81 tuổi.
Bốn tiếng đồng hồ sau đó, khám nghiệm thi thể, tất cả các nơi đều lạnh, chỉ có đỉnh đầu nóng dữ dội, tay vừa sờ vào y như hơ tay trên miệng một lò than.

(Thuật theo lời Trần Thị Hà, cháu nội bà)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 52 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)


Tổng quan về Nghiệp


Pháp bảo Đàn kinh

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.118.30.153 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...