Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: 9. Thủ phạm chính: tâm vị kỷ »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 9. Thủ phạm chính: tâm vị kỷ

Donate

(Lượt xem: 12.998)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

9. Thủ phạm chính: tâm vị kỷ

9. The culprit: selfishness



Nhân cách của chúng ta được tạo thành từ nhiều yếu tố khác biệt, một số trong đó là đối nghịch với nhau. Đôi khi ta yêu thương, đôi khi ta lại hằn học; có lúc ta kiêu ngạo, không nghe lời khuyên dạy, nhưng có lúc ta lại tò mò, ham học hỏi... Nhân cách của ta không cố định, vì những tính cách của ta có thể thay đổi. Bằng cách bắt đầu tu tập để ngày càng quen thuộc hơn với các khuynh hướng tâm lý xây dựng và xa lánh dần các khuynh hướng tâm lý gây tổn hại, ta có thể làm cho nhân cách của mình được hoàn thiện.
Our personality comprises many different factors, some of them contradictory to each other. Sometimes we’re loving and other times we’re spiteful. At times we’re proud and reject advice; other times we’re inquisitive and eager to learn. We don’t have a fixed personality since our characteristics can change. By becoming more habituated to constructive attitudes and less accustomed to the harmful ones, our character can improve.
Những khuynh hướng tâm lý gây bất an không phải là một phần bản chất của ta. Chúng như những đám mây che khuất bầu trời bao la trong sáng, và vì thế chúng có thể thay đổi, biến mất. Vì dựa trên những diễn dịch sai lầm và sự phóng chiếu tư tưởng, nên chúng không thể tồn tại một khi ta nhận ra được tính chất sai lệch của chúng. Vì thế, khi ta phát triển trí tuệ và tâm từ bi, các khuynh hướng tâm lý gây bất an sẽ mất dần.
The disturbing attitudes aren’t an intrinsic part of us. They’re like clouds covering the vastness and clarity of the sky, and therefore they can change and vanish. Because they’re based on misinterpretations and projections, the disturbing attitudes can’t be sustained once we realize their falsity. Thus, as our wisdom and compassion increase, the disturbing attitudes diminish.
Sự chuyển biến tốt đẹp này không xảy ra nhờ sự mong ước hay khẩn cầu của chúng ta, mà chỉ có được khi ta đã tạo ra các nguyên nhân chuyển biến. Khi ta chế ngự dần các khuynh hướng tâm lý gây bất an, thì kết quả là một trạng thái an bình của tâm thức sẽ tự nhiên sinh khởi. Chính ta đã tạo ra trạng thái đó và ta có khả năng kiểm soát nó. Tâm trong sáng thanh tịnh của ta vẫn luôn hiện hữu, nhưng phải đợi khi các khuynh hướng tâm lý gây bất an được xua tan đi thì mới hiển lộ, như khi mây đen tan biến thì bầu trời xanh mới hiện ra. Đây chính là cái đẹp của con người chúng ta; là tiềm năng sẵn có trong mỗi chúng ta.
This doesn’t happen just by our wishing for it or praying for it. It happens when we’ve created the causes for it to occur. As we gradually subdue the disturbing attitudes in our daily life, a resultant peaceful state of mind naturally emerges. We’re responsible. We have control. The clear nature of our mind is always there, waiting to be revealed when the clouds of the disturbing attitudes are dispelled. This is our human beauty; this is our potential.
Đức Phật dạy rằng, những khuynh hướng tâm lý gây bất an của chúng ta đều mang hai tính chất chung: vô minh và vị kỷ. Ta không hiểu được bản thân mình là ai, hoặc ta và những hiện tượng khác tồn tại như thế nào. Như vậy là vô minh. Do vô minh, ta chú trọng thái quá vào bản thân ta và những gì thuộc sở hữu của ta. Khuynh hướng ích kỷ này lại tiếp tục phát triển và mang đến cho ta những bất ổn, cho dù chúng có vẻ như bảo vệ sự an vui cho ta.
The Buddha said that our disturbing attitudes share two common factors: ignorance and selfishness. We don’t understand who we are or how we and other phenomena exist. This is ignorance. Out of ignorance, we put a disproportionate emphasis on me, I, my and mine. This self-cherishing attitude then proceeds to bring us many problems, even though it seemingly protects our well-being.
Triết lý của tâm vị kỷ là: “Tôi là quan trọng nhất. Hạnh phúc của tôi là tối yếu, và đau khổ của tôi phải được trừ bỏ trước nhất.” Điều này nghe có vẻ thật trẻ con, nhưng khi tự xét lại những tư tưởng của mình, ta có thể thấy rằng, rất nhiều hành vi của ta bị thúc đẩy bởi khuynh hướng cho rằng “hạnh phúc của tôi lúc này là quan trọng nhất”.
The philosophy of the self-cherishing mind is, “I’m the most important. My happiness is the most crucial, and my misery should be eliminated first.” This seems like a rather childish attitude, but when we check our own thoughts we may find that many of our actions are motivated by the attitude of “my happiness now is the most important.”
Đây là một khuynh hướng quen thuộc mà ta đã có từ lúc sinh ra (thậm chí có thể là trước đó nữa). Những đứa bé chưa biết tư duy bằng ngôn ngữ nhưng vẫn la khóc đòi ăn, không chỉ vì chúng cảm thấy đói, mà còn là vì tâm thức chúng đang khát khao cái “hạnh phúc của tôi lúc này”. Xã hội chúng ta nuôi dưỡng tâm vị kỷ, dạy chúng ta tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình hầu như bằng mọi giá. Cho dù sự cạnh tranh không nhất thiết phải là vị kỷ, nhưng trong hầu hết trường hợp thì vẫn thường là như vậy, bởi ta đâu có thường vui theo với người khác hoặc đội khác khi họ vượt hơn ta?
This is a habitual attitude we’ve had since birth (maybe even before!). Although babies don’t think in words, they cry for food not only because their stomachs are empty, but also because their minds are craving for “my happiness now.” Our society nurtures the selfish mind, teaching us to seek our own happiness at almost any cost. Although competition needn’t be selfish, it most often is, for how often do we rejoice when the other person or team is better than we are?
Cuộc đời dạy ta phải dùng mánh khóe, gian dối để đạt được những gì mình muốn, và miễn là sự không trung thực của ta không bị phát hiện thì nó sẽ được cho qua một cách kín đáo. Con số rất nhiều các quan chức nhà nước và lãnh đạo các công ty phải đối mặt với nhiều cáo buộc phạm tội đã minh họa cho điều này. Thế nhưng, thay vì hả hê chỉ trỏ vào họ, chúng ta phải nhìn lại xem mình có hành động giống họ hay không.
We’re taught to manipulate and cheat in order to get what we want, and as long as our dishonesty isn’t discovered it’s secretly condoned. The large number of government officials and corporate executives facing prosecution illustrates this. However, rather than gleefully pointing the fmger at them, we must look within ourselves to see if we act similarly.
Là người lớn, chúng ta xảo quyệt hơn trẻ con, vì ta che đậy khuynh hướng ích kỷ của mình bằng những cung cách lịch sự và tỏ ra quan tâm đến người khác. Nhưng trong thâm tâm, ta luôn xem chính mình là quan trọng nhất, người khác chỉ là thứ yếu.
As adults, we’re more deceptive than children, for we mask our selfish attitudes in polite manners and apparent consideration for others. But underneath, we value ourselves the most and others come second.
Một số người cho rằng ích kỷ là bản chất tự nhiên của con người, rằng ta và sự ích kỷ của ta vốn không thể chia tách, cũng như nước hoa và hương thơm của nó. Ta có cảm giác như thế là vì quan niệm ích kỷ của ta đã tồn tại từ quá lâu rồi. Trong ý nghĩa đó, ta có thể nói rằng ích kỷ là một bản chất tự nhiên, vì từ thuở sơ sinh ta đã sẵn mang tính ích kỷ, và tiếp tục như thế cho đến khi tự ta có sự nỗ lực thay đổi.
Some people believe that human beings are selfish by nature, that we and our selfishness are as inseparable as perfume and its scent. It seems this way because our selfish viewpoint has existed for a long time. In that sense, we may say it’s natural, because as babies we were self-centered and we’ll continue to be so until we make an effort to change.
Thế nhưng, điều này không có nghĩa rằng sự ích kỷ là một phần không thể tách rời với chúng ta. Vì nếu đúng như thế, thì những bậc lãnh đạo tôn giáo lớn làm sao có thể thương yêu mọi người hơn cả chính bản thân họ? Làm sao một người mẹ có thể yêu thương con cái hơn chính bản thân mình? Làm sao người ta có thể liều mình để cứu sống người khác?
However, this doesn’t mean selfishness is an inseparable part of us. Ifit were, how could some of the great religious leaders have cherished others more than themselves? How could a mother cherish her child more than herself? Why would people risk their lives to save others?
Nếu ích kỷ là bản chất cố hữu của chúng ta, hẳn phải không có phương cách nào để ta tự tu tập, nuôi dưỡng tình thương yêu bình đẳng và lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sinh. Tuy nhiên, một phương cách như thế là có thật. Từ xưa nay, có rất nhiều người đã thành công trong việc chuyển hóa khuynh hướng ích kỷ của họ và thực sự yêu thương người khác hơn cả chính bản thân mình.
If we were inherently selfish, there would be no way to train ourselves in impartial love and compassion for all. However, such a method exists. Many people throughout the ages have succeeded in transforming their attitudes and actually cherish others more than themselves.
Nếu ích kỷ là một phần bản chất của chúng ta, thì lẽ ra quan niệm ích kỷ phải là một phương cách đúng đắn và lợi lạc để tiếp xúc với cuộc đời. Nhưng như chúng ta đều thấy, sự thật không phải như thế.
If selfishness were an intrinsic part of us, it also would mean the view of the selfish mind would be an accurate and beneficial way to relate to the world. But as we’ll see, it isn’t.
Chúng ta có thể giảm dần tính ích kỷ và cuối cùng dứt bỏ hẳn khỏi tâm mình. Trước tiên, chúng ta phải nhận ra được những tai hại của quan niệm ích kỷ. Khi biết rằng nó chính là nguyên nhân của tất cả những bất ổn không mong muốn, ta sẽ quán xét về cách vận hành của nó và rồi trừ bỏ được nó.
Selfishness can be decreased and finally removed from our mindstreams. First, we must recognize the disadvantages of the self-cherishing attitude. Being convinced that it’s the cause of all unsought problems, we’ll then investigate how it operates and eliminate it.
Tư tưởng ích kỷ có vẻ như là người bạn của ta, giữ gìn sự lợi ích cho ta, bảo vệ ta khỏi mọi sự tổn hại và bảo đảm hạnh phúc cho ta. Nhưng có đúng vậy không? Mỗi khi có sự xung đột giữa hai người, hai nhóm người hoặc hai quốc gia, sự ích kỷ liền xuất hiện. Một bên bảo vệ quyền lợi của mình, xem đó là những gì thiết yếu nhất. Và bên kia cũng hành động như vậy. Sự thỏa thuận và hợp tác trở nên khó khăn, mà sự khoan dung, tha thứ cũng không dễ dàng gì.
The self-cherishing thought seems to be our friend, looking out for our welfare, protecting us from harms and ensuring our happiness. But does it? Whenever there is conflict between two people, two groups or two countries, selfishness is present. One side is protecting its interests, thinking they’re the most critical, and the other is doing the same. Compromise and cooperation become difficult, as does forgiveness.
Chẳng hạn, khi có một xung đột trong gia đình, nếu ta không chiếm được ưu thế, ta sẽ không vui. Nếu giành được phần thắng, có lẽ ta cảm thấy “vui” được trong nhất thời, nhưng sâu thẳm trong lòng, ta không sao hài lòng với những gì mình đã nói hay đã làm chỉ nhằm giành cho được ưu thế. Việc buông thả theo sự ích kỷ không giúp ta trở thành người tốt hơn và đáng kính trọng hơn, cho dù nó có mang lại cho ta quyền lực nhất thời. Khi chúng ta luôn chăm lo cho bản thân mình trước hết, thì làm sao người khác có thể hoàn toàn tin cậy vào ta?
For example, in a family conflict, if we don’t get our way we’re unhappy. If we win we may temporarily be “happy,” but deep inside we aren’t pleased about what we said or did in order to get our way. Unbridled selfishness doesn’t make us a better and more respectable person, even though it may give us temporary power. When we cherish ourselves foremost, how can others completely trust us?
Một tai hại khác của tâm ích kỷ là nó làm cho các bất ổn của ta có vẻ như lớn hơn nhiều so với thực tế. Khi ta gặp một khó khăn nhỏ nhặt, nhưng sự suy nghĩ nhiều lần về nó sẽ khiến cho bất ổn ngày càng lớn lên, cho đến khi ta không thể suy nghĩ đến điều gì khác hơn nó. “Kỳ thi của tôi quan trọng quá!”, “Sếp tôi yêu cầu nhiều quá!”... Sự lưu tâm quá nhiều đến những vấn đề nhỏ nhặt khiến cho chúng trở nên có tầm vóc cực kỳ lớn lao với những hệ quả rung trời chuyển đất. Ta than phiền, ta mất ngủ, rồi bắt đầu sa vào rượu bia, nghiện ngập, thậm chí rơi vào suy nhược thần kinh. Tóm lại, khuynh hướng ích kỷ là một thỏi nam châm thu hút mọi vấn đề bất ổn đến với chính ta.
Another disadvantage of the selfish mind is that it makes our problems appear to be greater than they are. We have a small difficulty, but by contemplating it repeatedly, the problem grows and grows until we can think of nothing else. “My exam is so crucial!” “My boss is demanding too much!” Our preoccupation with small problems makes them take on enormous proportions with earth-shattering consequences. We complain, we can’t sleep, we may start drinking and taking drugs or even have a nervous breakdown. In short, the self-cherishing attitude is a magnet attracting problems to ourselves.
Sự “hợp lý” của khuynh hướng ích kỷ
The “logic” of the selfish attitude
Lập luận chủ yếu của tâm ích kỷ là cho rằng ta là trung tâm vũ trụ, là người quan trọng nhất, hạnh phúc và khổ đau của ta là những điều thiết yếu nhất. Tại sao tôi cảm thấy tôi là quan trọng nhất? Khuynh hướng ích kỷ sẽ giải thích rằng: “Vì tôi là tôi, tôi không phải là bạn.”
The primary tenet of the selfish mind is that we are the center of the universe, the most important one, whose happiness and miseries are the most cruciaL Why do I feel I’m the most important? “Because I’m me,” says the selfish attitude, “I’m not you.”
Tôi cảm thấy tôi là trung tâm vũ trụ (dù tôi luôn giữ kín điều này không cho ai biết). Nhưng bạn cũng cảm thấy như vậy, và nhiều người khác cũng đều cảm thấy như vậy. Chỉ riêng việc cảm thấy hạnh phúc của mình là quan trọng nhất không thể biến điều đó thành sự thật.
I feel I’m the center of the universe (although I’m much too discreet to say that publicly). But so do you, and so do many other people. Just feeling that our happiness is the most important doesn’t make it so.
Dựa vào đâu mà ta cho rằng hạnh phúc của mình là quan trọng nhất? Cơn đau răng của tôi có nhức nhối hơn của bạn chăng? Sự thích thú khi ăn của tôi có lớn hơn so với một người hành khất? Khi khảo sát vấn đề một cách hợp lý, liệu có bất kỳ ai trong chúng ta có thể nói rằng hạnh phúc hay khổ đau của mình là lớn hơn hoặc quan trọng hơn so với của người khác?
What proof do we have that our happiness is the most important? Does my toothache hurt more than yours? Is my pleasure from eating greater than that of a beggar? When we examine it logically, can any of us say that the happiness or sorrow we experience is any more intense or important than others’?
Ta có thể nghĩ rằng, vì ta là chủ gia đình, là giám đốc công ty hoặc là người có kỹ năng, tài giỏi nên ta quan trọng hơn người khác. Đúng là như vậy, nhưng đó chỉ là vì ta có nhiều trách nhiệm hơn trong việc phục vụ và giúp đỡ người khác trong cương vị của mình. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng hạnh phúc của ta là tốt đẹp hơn và khổ đau của ta là tồi tệ hơn so với của người khác. Như ngài Tịch Thiên (Shantideva) có dạy trong Nhập Bồ Tát Hạnh:
We may feel that because we are the head of a family, the director of a company or a skilled and talented person we’re more important than others. Yes, we are, but only because we have more responsibility to serve and help others because of our position. However, that doesn’t mean that our happiness feels better and our pain worse than those of others. The Indian sage Shantideva says in A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life:
Ta và người giống nhau,
Đều mưu cầu hạnh phúc.
Ta có gì hơn người?
Sao tìm hạnh phúc riêng?
When both myself and others
Are similar in that we wish to be happy,
What is so special about me?
Why do I strive for my happiness alone?
Tất cả chúng ta, người giàu hay người nghèo, người thông minh hay kẻ tầm thường, người xinh đẹp hay kẻ thô xấu, cũng đều mong muốn được hạnh phúc và né tránh khổ đau. Chúng ta có thể khác nhau về phương cách mưu cầu hạnh phúc, nhưng sự mong cầu hạnh phúc là giống nhau ở tất cả chúng ta. Trong ý nghĩa này, tất cả chúng sinh đều bình đẳng, như ngài Tịch Thiên có dạy:
The rich and the poor, the intelligent and the average, the beautiful and the ugly all want to be happy and avoid any misery. We may have different ways in which we fInd happiness, but the fact of wanting happiness is common to us all. In this way, every being is equal. As Shantideva says:
Nên trừ khổ cho người,
Vì họ khổ giống ta.
Nên làm lợi cho người,
Vì chúng sinh bình đẳng.
Hence I should dispel the misery of others
Because it is suffering, just like my own,
And I should benefIt others
Because they are beings, just like myself.
Điều quan trọng phải nhận ra là, dù tất cả chúng ta đều mong cầu hạnh phúc, nhưng mỗi chúng ta có những cách khác nhau để đạt được. Chúng ta ưa thích những điều khác nhau, có những giá trị văn hóa khác nhau và những mục tiêu cá nhân khác nhau. Khi ta trân quý một điều gì rồi nghĩ rằng mọi người khác cũng phải giống như ta, đó là vị kỷ. Có nhiều sự hiểu lầm nảy sinh trong giao lưu văn hóa và giữa các thế hệ khác nhau, chỉ vì ta luôn cho rằng người khác phải trân quý những thứ giống như ta. Việc nhận biết và tôn trọng sở thích của người khác, cũng như những điều họ không thích, là cực kỳ quan trọng, cho dù những điều đó có phù hợp với ta hay không.
It’s important to recognize that although all of us want happiness, we all have different ways of getting it. We like different things and have different cultural values and individual goals. It would be self-centered to think that because we value something, everyone else must also. Many misunderstandings arise cross-culturally and between generations because we assume that other people should value what we do. It’s extremely important to be aware ofand respect others’ likes and dislikes, whether they’re the same as ours or not.
Điều này đòi hỏi chúng ta phải vượt qua những điểm tương đồng về vẻ ngoài giữa mọi người và chú tâm đến một mức độ sâu xa hơn. Với vẻ bề ngoài, chúng ta có thể nghĩ rằng: “Bạn thích môn hóa. Tôi thì thấy môn đó chán lắm, nhưng môn lịch sử cổ đại thật thú vị.”, hoặc là: “Bạn muốn đất nước mình phát triển hiện đại hơn, nhưng tôi muốn đất nước mình phát triển chậm lại và gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn.”
This is a call to look beyond superfIcial similarities among people and focus on the deeper level. SuperfIcially, we may think, “You’re interested in chemistry. I find that boring, but ancient history is interesting,” or “You want your country to be more modern and I wish my country would slow down and get more in touch with nature.”
Nếu ta chú tâm vào những sự khác biệt như thế, ta sẽ thấy mình cách biệt với người khác. Nhưng nếu ta nhìn sâu hơn và nhận biết rằng, về căn bản chúng ta đều giống nhau ở sự mong cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau, ta sẽ cảm thấy rất gần gũi với người khác. Khi cảm nhận được sự tương đồng giữa ta với tất cả mọi người, ta sẽ có khả năng giao tiếp tốt hơn với người khác. Ngài Tịch Thiên đã kêu gọi:
If we concentrate on these differences, we feel isolated from others. However, if we look deeper and see that on a very basic level we’re the same in wanting happiness and not wanting suffering, we’ll feel very close to others. Feeling we have something in common with everyone, we’ll then be able to com-municate better with others. Shantideva queries:
Tay, chân, các bộ phận,
Là một phần thân thể.
Cũng vậy, mỗi chúng sinh,
Là một phần đời sống.
In the same way as the hands and so forth
Are regarded as limbs of the body,
Likewise why are embodied beings
Not regarded as limbs of life?
Khi chân ta đạp gai, tay ta liền đưa xuống nhổ gai ra khỏi chân. Tay ta không hề do dự. Nó không suy nghĩ: “Tại sao chân không biết tự chăm sóc? Thật là phiền phức khi phải giúp nó.” Tại sao tay dễ dàng giúp đỡ chân như vậy? Vì chúng được xem như là những bộ phận trong cùng một tổng thể, cơ thể của chúng ta.
When we step on a thorn, our hand reaches down and pulls the thorn from our foot. The hand doesn’t hesitate. It doesn’t think, “Why doesn’t the foot take care of itself? It’s so inconvenient for me to help it.” Why does the hand help the foot so easily? Because they’re seen as part of the same unit, our body.
Tương tự, nếu chúng ta xem mọi chúng sinh đều là một phần trong tổng thể đời sống, thì ta không thấy phiền toái khi giúp đỡ người khác. Đó là ta đang giúp đỡ cho một phần khác trong một tổng thể lớn hơn mà chính ta cũng là một phần trong đó. Thay vì tự nhận thức về mình như những con người độc lập, chúng ta sẽ hiểu ra được rằng, trong thực tế chúng ta luôn phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, ta sẽ giúp đỡ người khác như cứu giúp chính bản thân mình.
Similarly, if we regard all beings as part of a unit-lifethen we won’t feel disturbed by helping others. We’ll be aiding another part of the larger unit of which we’re a part. Instead of conceiving of ourselves as independent people, we’ll understand that in fact we’re interdependent. Thus, we’ll help others as if we were helping ourselves.
Bằng cách này, chúng ta sẽ giúp đỡ mà không sinh tâm kiêu mạn. Khi tay giúp đỡ chân, nó không suy nghĩ: “Tôi thật vĩ đại! Xem tôi này! Tôi đã hi sinh quá nhiều cho cái chân. Tôi mong cái chân phải biết ơn về những gì tôi đã làm cho nó.” Tay chỉ giúp đỡ chân thôi. Không hề có sự cao ngạo hay kiêu mạn.
In this way, we’ll render aid free of pride. When the hand helps the foot, it doesn’t think, “I’m so great! Look at me. I sacrifice so much for this foot. I hope the foot appreciates what I’m doing for it!” The hand just helps. There’s no condescension or pride.
Cũng vậy, chẳng có lý do gì để ta kiêu hãnh về việc đã làm nhiều việc giúp người khác. Khi ta đã quen thuộc với ý tưởng rằng tất cả chúng ta đều là một phần trong tổng thể đời sống, thì khi ấy việc giúp đỡ người khác cũng sẽ đơn giản như hiện nay ta giúp đỡ chính bản thân mình.
Likewise, there’s no reason for us to boast of how much we do for others. If we habituate ourselves to the idea that we’re all part of one unit of life, helping others will be as simple as helping ourselves is now.
Nhờ liên tục quán chiếu về tính bình đẳng giữa bản thân ta và người khác, ta có thể trừ bỏ sự ích kỷ ra khỏi tâm thức mình. Khi ngọn đèn được thắp lên trong phòng, bóng tối sẽ tự nhiên biến mất. Cũng vậy, khi những nhận thức sai lầm và định kiến của khuynh hướng vị kỷ bị phơi bày bởi sự nhận hiểu sâu sắc, khuynh hướng ích kỷ sẽ tự nhiên biến mất. Bằng cách thường xuyên nuôi dưỡng tinh thần vị tha, ta sẽ khiến cho nó trở nên một khuynh hướng tự nhiên giống như khuynh hướng ích kỷ hiện nay vậy.
By repeatedly contemplating the equality of ourselves and others, we can eliminate selfishness from our mindstreams. When a light is turned on in a room, the darkness automatically vanishes. Similarly, when the false interpretations and preconceptions of our self-centered approach are exposed by deep understanding, the selfish attitude vanishes. By repeatedly familiarizing ourselves with an altruistic attitude, it will become as natural as selfishness is now.
Tâm vị kỷ được bộc lộ qua mọi hành động của chúng ta. Tuy nhiên, ta không thể đánh giá mức độ ích kỷ và vị tha của người khác chỉ hoàn toàn dựa vào hành động của họ. Chẳng hạn, một người khoa trương tặng một ngàn đô-la cho hội từ thiện với động cơ thúc đẩy là để bạn bè thấy mình là người hào phóng. Một người khác chỉ khiêm tốn đóng góp năm đô-la, nhưng với ước nguyện chân thành cho người khác được lợi lạc. Trong thực tế, chính người thứ hai mới là người rộng lượng, còn người thứ nhất vốn thật keo kiệt, chỉ cầu lấy tiếng tốt cho mình mà thôi.
Self-cherishing is a state of mind that is reflected in our actions. However, we can’t evaluate others’ degree of selfishness and altruism merely by their actions. For example, one person may flamboyantly give a thousand dollars to charity with the motivation to appear generous to her friends. Another person may humbly contribute five dollars to a charity with the sincere wish that others receive benefit. In fact, the latter person is the generous one, while the former is stingily seeking a good reputation.
Xóa bỏ sự nghi ngờ
Resolving doubts
Một số người có thể mang mặc cảm tội lỗi về sự ích kỷ của mình. Điều này hoàn toàn vô ích. Tự trách mình là một mánh khóe của tâm ích kỷ, vì điều này vẫn là nhấn mạnh vào “cái tôi” cũng như ý tưởng “tôi tồi tệ biết bao”.
Some people may feel guilty that they’re selfish. This is com-pletely unproductive. Self-reproach is a clever trick of the selfish mind, for it again puts the emphasis on “me” and “how bad I am.”
Điều chúng ta cần là hành động chứ không phải mặc cảm tội lỗi. Khi biết mình đang ích kỷ, ta có thể nhớ lại rằng người khác cũng mong cầu hạnh phúc không kém bản thân ta. Ta có thể thử hình dung việc người khác sẽ vui mừng biết bao nếu được ta giúp đỡ. Khi nhớ đến lòng tốt mà tất cả chúng sinh đã dành cho ta trong những kiếp sống quá khứ cũng như trong hiện tại, ta sẽ muốn đền đáp sự chăm nom của họ. Bằng cách này, khuynh hướng ích kỷ sẽ tự nhiên giảm dần và tâm nguyện giúp đỡ người khác sẽ tăng thêm.
What is needed isn’t guilt but action. When we notice that we’re being selfish, we can remember that others want happiness as much as we do. We can try to feel how happy they would be if we helped them. Remembering the kindness all beings showed us in past and present lives, we’ll want to return their care. In this way, our selfish attitude will automatically diminish, while the wish to help others will increase.
Dứt bỏ sự ích kỷ không có nghĩa là ta sẽ trao cho mọi người tất cả những gì họ muốn. Lòng vị tha phải đi kèm với trí tuệ. Với một người nghiện ngập, cho họ uống rượu không phải là từ bi. Buông lỏng trẻ em lớn lên ngoài khuôn phép không phải là điều có lợi cho trẻ.
Eliminating our selfishness doesn’t mean we give everyone everything they want. Altruism must be coupled with wisdom. To give an alcoholic a drink isn’t compassion. To allow a child to grow up without discipline isn’t benefiting him or her.
Trừ bỏ lòng vị kỷ cũng không có nghĩa là ta phải luôn nhượng bộ người khác và không bao giờ bảo vệ quan điểm riêng của mình. Khi có sự bất đồng quan điểm giữa ta và người khác, điều khôn ngoan là không để tâm mình giận dữ và bám chấp. Nếu ta ngoan cố bám chặt một quan điểm chỉ đơn giản vì đó là quan điểm của ta, thì đó là ta đã tự giới hạn chính mình. Nếu cố chấp không thử qua ý tưởng của người khác, ta sẽ không thể học hỏi gì thêm. Nhưng khi trong lòng ta đã trừ sạch những khuynh hướng gây tổn hại, ta có thể nhìn sự việc với một quan điểm thông thoáng và tìm ra giải pháp có lợi cho nhiều người nhất. Có thể là ta vẫn tiếp tục nghiêng về quan điểm trước đây của mình, nhưng là với một tâm trạng điềm tĩnh. Cũng có thể ta sẽ thay đổi quan điểm.
Nor does subduing self-cherishing entail always giving in to others and never defending our own views. When there’s a difference ofopinion between ourselves and others, it’s wise first to free our minds from anger and attachment. Ifwe stubbornly cling to our own view simply because it’s ours, we’re limiting ourselves. If we close-mindedly refuse to try out another’s idea, we can’t learn. But, when we clear our minds of all disturbing attitudes, we can look at the situation with a spacious perspective and seek the best solution for the most people. We still may favor our previous proposal, but our minds will be calm. Or, we may change our opinion.
Một số người lập luận rằng: “Nếu ta không ích kỷ, ta sẽ không có khát vọng nào trong cuộc đời cả và sẽ trở nên thụ động, không có mục đích sống.” Cho dù động cơ ích kỷ có thể thôi thúc ta nỗ lực để đạt những kết quả tốt trong kỳ thi, giành được một địa vị cao trong công ty, hay phát minh những thiết bị mới, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ta nhất thiết phải từ bỏ những việc làm đó nếu ta thoát khỏi sự trói buộc của tâm ích kỷ.
Some people assert, “Ifwe weren’t selfish, we wouldn’t have any ambition in life and would be passive and without goals.” Although selfish motives may now drive our attempts to get good results on our exams, win a high position in a company or invent new devices, it doesn’t mean that we must necessarily abandon those activities ifwe free ourselves from the bonds of the self-cherishing thought.
Tất nhiên, ta sẽ từ bỏ một số hành vi khi ta không còn mưu cầu lợi ích cho riêng mình. Chẳng hạn, ta sẽ từ bỏ việc nhục mạ và phê phán người khác. Nhưng những hành vi khác có thể vẫn được ta theo đuổi với một động lực thôi thúc giàu lòng bi mẫn hơn. Ta có thể nỗ lực học tập tốt ở trường để gặt hái nhiều kiến thức nhằm sử dụng vào việc làm lợi ích cho người khác. Ta có thể phát minh nhiều thứ hoặc kinh doanh với tâm nguyện dùng khả năng của mình để phụng sự người khác. Ta có thể từ bỏ sự cạnh tranh mang tính ích kỷ và thay vào đó là nỗ lực hết mình để làm lợi ích cho người khác.
Of course, we’ll give up some activities when we stop seeking our own benefit. For example, we’ll refrain from abusing and criticizing others. But other actions can still be pursued with another, more compassionate motivation. We can strive to do well in school in order to gain knowledge that can be used to benefit others. We can invent things or do business with the attitude of using our skills to serve others. We can abandon competition done with a self-centered attitude and replace it with doing our best in order to benefit others.
Cho dù những người khác trên thương trường vẫn tiếp tục kinh doanh với động cơ ích kỷ, nhưng điều đó không ngăn ta thay đổi động cơ của chính mình. Một nữ doanh nhân Hong Kong nói với tôi, theo kinh nghiệm của cô thì khi ta kinh doanh có đạo đức và thật lòng quan tâm đến khách hàng hay các nhà cung cấp của mình, họ sẽ tin tưởng ta. Nhờ có mối quan hệ tốt đó, họ mới tiếp tục hợp tác với ta và giới thiệu thêm nhiều người khác đến với ta. Nếu chúng ta ích kỷ chỉ quan tâm đến việc thu về thật nhiều tiền và mua bán theo cách có lợi cho mình nhất, điều đó xét về lâu dài sẽ không hề có lợi. Cô kết luận rằng, chính việc giữ đạo đức tốt và quan tâm đến người khác đã giúp cho kinh doanh phát triển tốt!
Although other people in the business world may continue to work with a selfish motivation, that doesn’t prevent us from changing ours. One Hong Kong executive told me from her experience that when we conduct business ethically and have genuine concern for our clients, suppliers and so on, they trust us. By having a good relationship with them, they continue to do business with us and refer others to us as well. If we are selfishly concerned with getting the most money and best deal for ourselves, it won’t be profitable in the long run. Her conclusion was that good ethics and concern for others improve business!
Dứt bỏ sự ích kỷ không có nghĩa là ta không còn mong muốn được sống hoặc không tự bảo vệ mình khi gặp nguy hiểm. Thế nhưng, sát hại người khác không phải là giải pháp duy nhất khi ta gặp nguy hiểm. Là con người, ta có thể sử dụng trí thông minh và sự sáng tạo để giải quyết những bất ổn mà không cần phải dựa vào bạo lực.
Diminishing our selfishness doesn’t mean we stop having the will to live or no longer defend ourselves when in danger. Killing others isn’t the only possible way of responding to danger. We’re humans and can use our intelligence and creativity to solve problems without resorting to violence.
Với lòng bi mẫn thương xót người đang gây tổn hại cho ta, ta có thể ngăn chặn người ấy, vì không muốn họ phải nhận lấy quả báo xấu ác do hành vi đó, và cũng vì ta mong muốn kéo dài đời sống của mình để phụng sự nhiều hơn cho chúng sinh. Mặc dù trước đây có thể ta chưa từng suy nghĩ theo cách này, nhưng đó không phải là một cách nghĩ không thực tế hay không khả thi. Bằng cách tu tập tâm từ, cách suy nghĩ như thế sẽ phát triển trong ta.
With compassion for the person who is harming us, we can stop him because we don’t want him to reap the ill effects of his action and because we would like to prolong our life in order to serve others more. Although we may never have thought in this way before, it’s not an impractical or impossible way to think. By training our inind in the kind heart, it will grow within us.
Sự cần thiết của tâm từ ái
The necessity of a kind heart
Tâm từ ái là nguyên nhân thiết yếu để có được hạnh phúc. Đối xử tốt với người khác là điều tử tế nhất ta có thể làm cho chính mình. Khi ta tôn trọng người khác, biết quan tâm đến những nhu cầu, quan điểm và mong ước của họ, sự thù nghịch sẽ không còn nữa. Một cuộc đối đầu cần phải có hai bên, và nếu ta từ chối không trở thành một bên trong đó thì sẽ không có tranh chấp.
A kind heart is the essential cause of happiness. Being kind to others is the nicest thing we can do for ourselves. When we respect others and are considerate of their needs, opinions and wishes, hostility evaporates. It takes two people to fight, and if we refuse to be one of them, there is no quarrel.
Tâm từ có thể biểu hiện ngay trong những việc tốt nhỏ nhặt. Chẳng hạn, với sự quan tâm đến môi trường chung, chúng ta sẽ tái chế giấy báo, chai thủy tinh, lon kim loại. Khi gặp người có việc gấp đang cùng xếp hàng chờ đợi, ta sẽ nhường người ấy được phục vụ trước mình. Chúng ta sẽ không phàn nàn khi tiền thuế của mình được sử dụng vào mục đích giáo dục và tạo công ăn việc làm cho những người nghèo khó.
Our loving-kindness can manifest in small deeds. For example, with consideration for our common environment, we’ll recycle our newspaper, glass and cans. When someone is in a hurry, we’ll let her go ahead of us in line. We won’t complain when our tax money is used to educate and find jobs for the poor.
Xét về lâu dài, ta càng giúp ích cho nhiều người thì ta lại càng được hạnh phúc nhiều hơn. Chúng ta sống trong một thế giới mà tất cả mọi người đều phụ thuộc lẫn nhau. Vì thế, khi những người khác được hạnh phúc nhiều hơn thì môi trường sống của ta cũng sẽ an vui hơn. Như đức Đạt-lai Lạt-ma có nói: “Nếu bạn muốn ích kỷ thì hãy ích kỷ một cách khôn ngoan. Và cách tốt nhất để ích kỷ một cách khôn ngoan là giúp đỡ người khác.”
In the long run, the more we help others, the happier we’ll be. We live in a world in which we’re dependent on each other, so the more others are happy, the more pleasant our environment will be. As His Holiness the Dalai Lama says, “If you want to be selfish, then be wisely selfish. The best way to do that is to help others.”
Khi người khác đang bị khích động, tốt nhất là đừng phản ứng tức thì với họ, mà hãy đợi cho họ bình tĩnh lại rồi mới đưa vấn đề ra thảo luận. Bằng cách đó, chúng ta sẽ tránh được nguy cơ tự mình cũng nổi giận khi đối đầu với cơn giận của họ. Hơn thế nữa, khi người ta đang mất bình tĩnh, họ thường không có khả năng lắng nghe và thảo luận. Ngược lại, nếu ta đợi cho họ bình tâm và tiếp xúc với họ sau đó, sự việc sẽ thường mang lại nhiều kết quả tốt hơn.
When people are agitated, it’s often best not to respond im-mediately, but to wait until they have calmed down before dis-cussing the problem. In that way, there’s no danger that we’ll react to their anger with our own. In addition, when people are upset they generally aren’t able to listen and discuss, while if we let them settle down and approach them later, it’s often more fruitful.
Tuy nhiên, mỗi một trường hợp đều khác nhau. Nếu có người muốn nói chuyện với ta về một vấn đề và ta cao ngạo đáp lại: “Ồ, lúc này ông không biết lý lẽ gì đâu, tôi sẽ không nói chuyện với ông.” Như vậy sẽ chẳng giúp ích được gì. Tâm từ không hề cao ngạo mà luôn khéo léo và quan tâm giúp đỡ.
Of course, each situation is different. If someone wants to talk about a problem and we condescendingly say, “Oh, you’re irrational now. I’m not going to talk to you,” it doesn’t help! A kind heart isn’t condescending, it’s skillful and caring.
Trong một lần hội thảo, tôi đề nghị những người tham dự diễn lại một tình huống tranh cãi trong cuộc sống của họ. Lần đầu tiên, họ diễn lại trường hợp tranh cãi giữa hai người đều nóng giận, cố chấp, mỗi người nhận thức sự việc theo quan điểm vị kỷ của riêng mình. Lần thứ hai, họ diễn lại cũng tình huống đó, nhưng với một người đưa ra lập luận và người kia thì lắng nghe, nhận hiểu được tình thế của anh ta. Chúng tôi vô cùng kinh ngạc trước sự khác biệt quá lớn giữa hai khả năng diễn ra của cùng một tình huống!
I asked the participants in a workshop to role-playa conflict situation from their lives. The first time, they played the scene with two angry, stubborn people, each viewing the situation from their own self-centered perspective. The second time, they played it with one person being argumentative and the other listening and understanding his position. We were astounded at how different the two versions of the same event were!
Với tâm từ, chúng ta sẽ sống hòa hợp với những người không cùng tín ngưỡng, vì sự tranh cãi với những người khác tín ngưỡng sẽ không giúp ta đạt được điều gì cả. Dù là ở nơi làm việc hoặc trong gia đình, ta luôn sẵn có khả năng giải quyết những khác biệt về quan điểm. Những người làm việc trong các lãnh vực hòa giải tranh chấp đều nhận ra giá trị của tâm từ trong việc đạt đến sự đồng thuận. Những chuyên gia trị liệu và các nhà tư vấn gia đình đều nhấn mạnh sự cần thiết của tâm từ trong việc làm dịu đi những xung đột nội tâm và ngoại cảnh của một con người.
With a kind heart we’ll be harmonious with people of other religious beliefs, for there’s nothing to be gained by quarreling with people of other religions. At work or with our family, there will be the possibility of resolving differences of opinion. People in the fields of communication and conflict resolution recognize the value of a kind heart to bring agreement. Therapists and family counselors emphasize the need for a kind heart to ease a person’s internal and external conflict.
Tâm từ là cội nguồn của sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau. Tâm từ giúp ta không cảm thấy xa lạ hay sợ sệt người khác. Tâm từ cũng bảo vệ ta không rơi vào sân hận, tham luyến, bảo thủ, kiêu mạn hay đố kỵ. Khi có cơ hội giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ không thiếu đi quyết tâm và lòng bi mẫn. Nếu các nhà lãnh đạo chính trị có tâm công bằng và từ ái, hẳn thế giới này sẽ khác đi biết bao!
A kind heart is the root of harmony and mutual respect. It prevents us from feeling estranged or fearful of others. It also protects us from becoming angry, attached, closed-minded, proud or jealous. When opportunities arise to help others we won’t lack courage or compassion. If political leaders had impartial minds and kind hearts, how different our world would be!
Vì mọi bất ổn đều khởi sinh từ khuynh hướng vị kỷ, nên điều khôn ngoan đối với mỗi chúng ta là phải nỗ lực trừ bỏ khuynh hướng ấy. Nền hòa bình thế giới không đến từ sự chiến thắng trong chiến tranh, cũng không thể quy định bởi luật pháp. Hòa bình có được nhờ vào việc trừ bỏ sự ích kỷ và phát triển tâm từ của mỗi một cá nhân. Tất nhiên là điều này không thể thực hiện ngay, nhưng mỗi chúng ta có thể bắt đầu phần đóng góp của mình kể từ hôm nay. Kết quả lợi lạc trong đời sống của ta sẽ tức thì được nhận biết rõ ràng.
As all problems arise from the self-cherishing attitude, it would be wise for each of us, as individuals, to exert ourselves to subdue it. World peace doesn’t come from winning a war, nor can it be legislated. Peace comes through each person eliminating his or her own selfishness and developing a kind heart. This will certainly not come about tomorrow; however, we can each do our part beginning today. The beneficial result in our own lives will immediately be evident.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.193.166 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...