Quán chiếu sâu sắc kinh nghiệm tự thân
Looking closely at our experience
Đạo Phật mô tả những bất ổn và khổ đau của chúng ta, những nguyên nhân gây ra chúng, con đường để tự mình thoát khỏi mọi khổ đau và trạng thái hạnh phúc có được nhờ dứt trừ hoàn toàn mọi kinh nghiệm đau khổ. Đạo Phật là một phương thức tiếp cận đời sống giúp ta hành xử một cách hiệu quả với lòng thương yêu. Đạo Phật có những phương pháp thực tiễn có thể giúp ta đối trị với những khuynh hướng xấu và những bất ổn trong đời sống hằng ngày.
Buddhism describes our problems and sufferings, their causes, the path to liberate ourselves from them, and the resultant state of bliss from having ceased all undesirable experiences. Buddhism is an approach to life that helps us to act effectively and compassionately. It contains practical techniques which can remedy our disturbing attitudes and daily problems.
Trong suốt một ngày, ta trải qua biết bao cảm xúc. Có những cảm xúc cao quý như lòng từ bi, yêu thương chân thật. Có những cảm xúc luôn khuấy động sự an bình nội tâm và thúc đẩy ta hành động gây hại người khác như tham ái, sân hận, kiêu mạn, ích kỷ và ganh ghét. Các chương trong phần II này sẽ xem xét các khuynh hướng cảm xúc gây hại này và tìm hiểu một số phương pháp đối trị để làm lắng dịu và chuyển hóa chúng.
In the course of one day, we experience many emotions. Some emotions, such as genuine love and compassion, are valuable. Others, attachment, anger, closed-mindedness, pride and jealousy, disturb our mental peace and make us act in ways that disturb others. The chapters in this section will examine these disturbing attitudes and explore some antidotes to pacify and transform them.
Toàn bộ các khuynh hướng cảm xúc gây hại được dựa trên nhận thức cố hữu cho rằng hạnh phúc và khổ đau đều đến từ bên ngoài chúng ta. Dường như mọi đau khổ hay hạnh phúc của ta đều là do những sự vật và người khác gây ra. Do đó, chúng ta luôn dựa vào các đối tượng bên ngoài mà ta tiếp xúc qua năm giác quan - thấy, nghe, ngửi, nếm và xúc chạm - để tìm kiếm hạnh phúc. Ta đinh ninh rằng hạnh phúc đang nằm ở “ngoài kia”, trong vật kia, chỗ kia hay con người kia. Chính vì vậy mà chúng ta luôn cố săn đuổi để có được những sự vật nào đó hay để được gần gũi với người nào đó. Tương tự, ta luôn cố tránh xa những sự vật và con người làm ta đau khổ, vì có vẻ như khổ đau của ta đã đến từ những sự vật, con người đó.
All disturbing attitudes are based upon the innate assumption that happiness and pain come from outside ofus. Itseems that other people and things make us happy or miserable. Thus, we rely on external objects that we contact through our five senses-seeing, hearing, smelling, tasting, touching-to make us happy. We have the notion that happiness is located “out there,” in that object, place or person. Consequently, we try to procure certain things and be near certain people. Similarly, we try to avoid all objects and people that make us unhappy, because it appears our unhappiness is coming from them.
Quan điểm cho rằng hạnh phúc và khổ đau đến từ các sự vật, con người bên ngoài sẽ đặt chúng ta vào một tình cảnh nan giải, vì ta không bao giờ có thể kiểm soát hoàn toàn mọi sự vật và con người quanh ta. Chúng ta luôn cố để có được những gì mình muốn, nhưng ta chẳng bao giờ có đủ. Thường xuyên phải hứng chịu nỗi thất vọng, chúng ta luôn lùng sục để có được nhiều hơn, tốt hơn những gì mà ta cho là sẽ mang lại hạnh phúc cho mình. Nhưng có bao giờ ta gặp một người giàu có nào được hoàn toàn thỏa mãn đâu? Có bao giờ ta thấy được người nào hài lòng với tất cả các mối quan hệ bè bạn, thân tộc của họ đâu?
The view that happiness and unhappiness come from external things and people puts us in a predicament, because we can never completely control the people and things around us. We try to obtain the possessions we want, but we never have enough. Continuously disappointed, we search for more and better of whatever it is we think will bring us happiness. But do we know one rich person who is totally satisfied? Do we know one person who is completely content with his friends and relatives?
Tương tự như thế, bất cứ khi nào ta gặp phải một vấn đề bất ổn, ta luôn nghĩ đó là do một người hay sự vật bên ngoài gây ra. Ta quy trách rằng những bất ổn tâm lý của ta là do cách hành xử của bố mẹ đối với ta khi ta còn nhỏ. Ta đổ lỗi cho cấp trên của ta, nhân viên dưới quyền ta, và những người thân hay thầy dạy ta, rằng họ đã gây ra những bất mãn hiện nay của ta. Ta mong muốn mọi người quanh ta phải biết cách đối xử tốt hơn với ta. Người khác chẳng bao giờ được như ta mong muốn. Và ta cứ mãi thất vọng trong nỗ lực cố làm cho họ thay đổi.
Likewise, we think that whenever we have a problem, it’s due to an external person or thing. We attribute our emotional problems to the way our parents treated us when we were young. We blame our present dissatisfaction on our employers, employees, relatives or teachers. We wish that the people around us would learn to treat us better. Others aren’t what we want them to be, and we are constantly frustrated in our attempts to make them change.
Cuộc sống của ta có thể sẽ trở nên hết sức phức tạp nếu ta cố làm cho cả thế giới thay đổi theo ý mình. Thật không may là thế giới này chẳng chiều ý ta. May mắn lắm thì những ước mong và dự định của ta cũng chỉ thực hiện được phần nào. Dù ta có thể thành công nhất thời trong việc gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác, nhưng ta không thể kiểm soát được những gì họ suy nghĩ và cảm nhận. Khi thực sự đạt được điều mình muốn, ta ngất ngây sung sướng; khi không đạt được, ta đâm ra thất vọng, phiền muộn. Như những cái xích đu cảm xúc, chúng ta cứ lên cao rồi xuống thấp tùy thuộc vào bất kỳ đối tượng hay con người nào mà ta tiếp xúc. Chỉ cần nhìn vào số lần thay đổi tâm trạng của ta trong một ngày hôm nay thôi, cũng đủ để khẳng định điều này.
Our lives can become very complicated as we try to make the world be what we want it to be. Unfortunately, the world doesn’t cooperate! Our plans and dreams are only partially actualized, if at all. Although we may temporarily succeed in influencing others’ actions, we can’t dictate what they feel and think. When we do get what we want, we’re ecstatic; when we don’t, we’re disappointed and depressed. Like emotional yo-yos, we go up and down according to whatever person or object we meet. We need only look at the number of moods we’ve had today to confirm this.
Thế nhưng, khi quan sát những kinh nghiệm trong đời sống hằng ngày của mình, ta nhận ra rằng hạnh phúc và sự tốt đẹp, khổ đau và điều bất như ý không nằm ở các đối tượng, con người bên ngoài. Vì nếu chúng nằm ở các đối tượng, con người bên ngoài thì lẽ ra tất cả chúng ta đều phải có cùng một cảm nhận và phản ứng như nhau đối với sự vật, bởi vì chúng ta đang cùng tiếp nhận những gì “ở ngoài kia”, vốn hoàn toàn độc lập với tự thân chúng ta.
However, once we check our daily life experiences we’ll find that happiness and goodness don’t exist in external objects and people, nor do unhappiness and unpleasantness. If they did then all of us should perceive and react to things in the same way, since we’d be perceiving what is “out there,” independent of ourselves.
Nhưng tất cả chúng ta không cùng thích những người hay sự vật: có người thích loại âm nhạc này trong khi người khác lại không. Bản thân chúng ta cũng không phải luôn luôn ưa thích một điều gì đó: lúc nhỏ ta thích truyện tranh, nhưng lớn lên ta thấy chúng chán ngắt. Điều đó cho thấy cảm xúc của ta đối với con người hay sự vật phụ thuộc vào cách thức mà chúng ta nhìn nhận và tiếp cận với đối tượng.
But we don’t all like the same people or things: one person likes pop music while another doesn’t. Nor do we always enjoy something: as youngsters we liked comic books, but as adults we may find them boring. This shows that our experiences with people or things depend on our way of viewing and relating to them.
Do đó, bằng cách thay đổi nhận thức và phương cách tiếp cận đối với sự vật và con người, chúng ta có thể thay đổi cảm xúc của ta về đối tượng. Chúng ta có thể nhận ra suy tưởng quá cường điệu hoặc chưa đúng mức về sự vật và con người để rồi điều chỉnh những khái niệm sai lầm. Bằng cách này, chúng ta sẽ tiếp cận với sự vật một cách thực tiễn hơn, và ta sẽ được hài lòng hơn. Bằng sự đoạn trừ những nhận thức sai lạc dẫn đến chấp thủ, sân hận, ích kỷ, kiêu mạn và ghen tỵ, chúng ta sẽ có thái độ sống quân bình, an ổn trong sự liên hệ với của cải vật chất và mọi người xung quanh.
Thus, by changing our interpretations and the way in which we relate to things and people, we can change our experience of them. We can recognize our projections, over-and underes-timations of things and people, and then correct these mis-conceptions. In this way we’ll relate to things more realistically and will be more satisfied. By abandoning the misconceptions that lead to attachment, anger, c1osedmindedness, pride and jealousy, we’ll relate to other people and to possessions in a more balanced way.