Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Quy luật của cuộc sống là luôn thay đổi. Những ai chỉ mãi nhìn về quá khứ hay bám víu vào hiện tại chắc chắn sẽ bỏ lỡ tương lai. (Change is the law of life. And those who look only to the past or present are certain to miss the future.)John F. Kennedy
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: 2. Nghiệp »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 2. Nghiệp

Donate

(Lượt xem: 6.848)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

2. Nghiệp

2. Karma



Nhân quả
Cause and effect
Là người nghiên cứu tôn giáo tỉ giảo, tôi cho rằng Phật giáo là tôn giáo hoàn hảo nhất mà nhân loại đã từng biết đến. Triết thuyết tái sinh và luật nhân quả nghiệp báo là vượt trội hơn bất kỳ tín ngưỡng nào khác.
Dr. C. G. Jung, Nhà tâm lý học Thụy Sĩ
As a student of comparative religions, I believe that Buddhism is the most perfect one the world has seen. The philosophy of the theory of evolution and the law of karma are far superior to any other creed.
- Dr. C. G. Jung, Swiss psychologist
Hoàn cảnh tái sinh của chúng ta sau khi rời bỏ thân xác này tùy thuộc vào những hành vi trước đây của ta. Điều này là do chức năng vận hành của nhân quả: nghiệp và kết quả của nghiệp. Nghĩa là, những gì chúng ta làm sẽ là nhân của những gì ta nhận được (quả) trong tương lai , và những gì mà ta nhận được hôm nay chính là kết quả của nhân mà ta đã tạo trước đây.
What rebirth we take after leaving our body depends on our previous actions. This is due to the functioning of cause and effect: karma and its result. That is, what we do creates the cause for what we’ll become, and what we are now has come about as a result of previously created causes.
Từ “karma” trong Phạn ngữ có nghĩa là hành vi, chỉ đến những hành vi có tác ý của thân, khẩu và ý, tức là chỉ chung những gì chúng ta làm, nói ra và suy nghĩ. Những hành vi này để lại những dấu ấn (hay chủng tử) và khuynh hướng trong dòng tâm thức của ta. Khi những chủng tử và khuynh hướng này gặp các nhân duyên thích hợp, chúng sẽ tác động đến những gì ta trải nghiệm.
Karma means action, and refers to the intentional actions of our body, speech and mind: what we do, say and think. These actions leave imprints and tendencies upon our mindstream. When these imprints and tendencies meet with proper conditions, they affect what we experience.
Lập luận về nghiệp - những hành vi và kết quả của chúng - rất phù hợp với khoa học và tâm lý học. Các nhà vật lý, hóa học và sinh vật học nghiên cứu chức năng vận hành của nhân quả trên bình diện vật lý. Họ khảo sát các nguyên nhân tạo ra một hiện tượng và những kết quả xảy ra khi những sự vật nhất định tương tác theo một cách đặc biệt nào đó. Các nhà tâm lý học tìm hiểu những nguyên nhân gây rối loạn tâm lý và những kết quả đạt được từ những phương pháp trị liệu nào đó. Phật giáo cũng khảo sát về chức năng nhân quả, nhưng theo cách tinh tế hơn. Phật giáo xem xét sự vận hành của nhân quả như thế nào trên một tâm thức vi tế, không phải trên bình diện vật lý. Hơn thế nữa, Phật giáo xem xét nhân quả trải dài qua nhiều kiếp sống.
The discussion of karma - actions and their results - is compatible with science and psychology. Physicists, chemists and biologists research the functioning of cause and effect on a physicallevel. They investigate the causes producing a phenomenon and the results occurring when certain things interact in a specific way. Psychologists look for the causes of mental disorders and the results that can come from certain treatments. Buddhism investigates cause and effect too, but in a more subtle way. It considers how cause and effect function on a subtle mental, not physical level. In addition, Buddhism considers cause and effect over a series of lifetimes.
Những gì ta trải nghiệm là kết quả từ những hành vi của chính ta; đó không phải là một quy chế trừng phạt và tưởng thưởng. Khi cây hoa mọc lên từ một hạt mầm, đó không phải là một phần thưởng, cũng không phải sự trừng phạt của hạt mầm. Đó chỉ đơn thuần là một kết quả. Tương tự, khi những hành vi của ta mang lại những trải nghiệm trong tương lai, đó là kết quả của những hành vi ấy, không phải sự tưởng thưởng hay trừng phạt.
The fact that our experiences are results of our actions is not a system of punishment and reward. When a flower grows from a seed, it’s neither a reward nor a punishment of the seed. It’s merely a result. Similarly, when our actions bring our future experiences, these are results of our actions, not their rewards or punishments.
Đức Phật không hề đặt ra những lệnh cấm để ai vi phạm sẽ bị trừng phạt. Vì ngài không muốn chúng ta khổ đau, nên ngài sẽ không bao giờ phán xét hay trừng phạt chúng ta. Những khổ đau của ta khởi sinh từ chính những hành vi của ta.
The Buddha didn’t set down commandments, the infraction of which warrants punishment. As the Buddha has no wish for us to experience pain, he would never judge or condemn us. Our unpleasant experiences arise due to our own actions.
Newton không sáng tạo ra định luật hấp dẫn; ông hoàn toàn chỉ mô tả cách vận hành của nó như thế nào thôi. Cũng vậy, đức Phật không sáng tạo ra định luật nhân quả nghiệp báo. Ngài chỉ mô tả những gì ngài thấy biết sau khi đã đoạn trừ mọi sự che chướng trong tâm thức của ngài mà thôi.
Newton didn’t create the law of gravity; he merely described how it works. Similarly, the Buddha didn’t create the system of cause and effect or karma. He described what he saw after having removed all obscurations from his mindstream.
Có thể chúng ta cho rằng, kiếp này phải nhận lãnh kết quả của những hành động mình đã tạo tác trong các kiếp quá khứ thì thật là bất công. Tuy nhiên, đây thực sự không phải là vấn đề bất công hay không. Chúng ta không cho rằng một vật rơi xuống mà không bay lên là bất công, vì chúng ta biết rằng không ai sáng tạo ra lực hấp dẫn cả. Lực hấp dẫn không thiên vị ai hết. Đó hoàn toàn chỉ là cách vận hành tự nhiên của vạn vật. Cũng thế, không ai đưa ra quy luật là nếu chúng ta làm khổ người khác thì sẽ phải chịu khổ đau trong tương lai. Đó hoàn toàn chỉ là kết quả tự nhiên khởi sinh từ cái nhân đã tạo.
We may think that it’s unfair to experience in this life the result of what we did in previous lives. However, it’s not really an issue of “fair” and “unfair.” We don’t say it’s unfair that an object falls down and not up, for we know that no one invented gravity. Gravity isn’t due to someone’s favoritism. It’s simply the way things naturally function. Similarly, no one made the rule that if we harm others now, we’ll have problems in the future. This is simply the natural result arising from that cause.
Vì chúng ta đã tạo nhân nên phải nhận lấy quả. Đức Phật không thể đi vào trong tâm ta để khiến cho ta phải suy nghĩ hay hành động khác đi. Vì đức Phật có lòng từ bi vô lượng, nên nếu ngài có thể cứu vớt được chúng ta thì hẳn ngài đã làm điều đó rồi. Thầy giáo có thể dạy ta chữ viết, nhưng tự chúng ta phải học. Thầy giáo không thể học thay cho ta. Cũng vậy, đức Phật chỉ giảng giải những gì cần tu tập và những gì phải từ bỏ, nhưng chúng ta phải tự mình thực hành. Đức Phật không thể thực hành thay cho chúng ta.
Since we create the causes, we experience the results. The Buddha can’t reach inside our minds and make us think or act differently. Since the Buddha has infinite compassion, if he were able to save us, he would have done so already. Our teachers can teach us the alphabet, but we must learn it. They can’t learn it for us. Similarly, the Buddha described what to practice and what to abandon, but we must act on this. The Buddha can’t do it for us.
Điều tốt đẹp trong tiềm năng con người chính là ở chỗ chính ta chịu trách nhiệm về những gì ta lãnh chịu. Sống trong hiện tại, ta tạo dựng tương lai cho chính mình. Chúng ta có khả năng quyết định mình sẽ là người như thế nào và những gì sẽ xảy đến với ta trong tương lai, cũng như khả năng bảo đảm hạnh phúc cho bản thân ta và người khác. Để làm được như vậy, ta nhất thiết phải nhận lấy trách nhiệm và vận dụng khả năng như thế.
The beauty of our human potential is that we are responsible for our own experience. Living in the present, we create our future. We have the ability to determine who we will be and what happens to us, and to ensure happiness for ourselves and others. To do this, we must assume our responsibility and use this ability.
Nhân quả vận hành như thế nào?
How cause and effect work
Luật nhân quả có bốn đặc điểm mang tính nguyên tắc: (1) nghiệp có tính xác định, nghĩa là, những hành vi hiền thiện chắc chắn mang lại kết quả an vui, hạnh phúc và những hành động xấu ác chắn chắn mang lại kết quả khổ đau, bất hạnh; (2) nghiệp có tính mở rộng, một nhân nhỏ nhặt cũng có thể tạo kết quả lớn lao; (3) nếu nguyên nhân của một sự kiện nào đó không được tạo ra thì sự kiện đó sẽ không được trải nghiệm; và (4) những chủng tử của mọi hành vi để lại trong dòng tâm thức của chúng ta sẽ không bao giờ mất đi.
There are four principal characteristics of cause and effect: (1) karma is definite, that is, positive actions are certain to bring happy results and negative actions definitely bring undesirable results; (2) karma is expandable: a small cause can bring a large result; (3) if the cause for a certain occurrence isn’t created, that occurrence won’t be experienced; and (4) the imprints our actions make on our mindstream don’t get lost.
Đặc điểm đầu tiên của nghiệp là mọi hành vi hiền thiện sẽ mang lại kết quả an vui, hạnh phúc và mọi hành vi xấu ác sẽ đưa đến kết quả bất hạnh, khổ đau. Tự thân mọi hành vi vốn không sẵn mang tính chất thiện hay ác, nhưng được xem là thiện hay ác tùy theo việc chúng mang lại kết quả hạnh phúc hay khổ đau. Nếu hạt táo được ươm xuống đất, cây táo sẽ mọc lên, chứ không phải cây ớt. Cũng vậy, nếu hành động hiền thiện được thực hiện, chắc chắn sẽ gặt hái hạnh phúc chứ không bao giờ là khổ đau. Khi thọ nhận khổ đau, đó là do những hành vi bất thiện đã làm, chứ không thể là do những hành vi hiền thiện. Đức Phật dạy:
The first characteristic of karma is that constructive actions bring happy results and destructive ones bring unpleasant experiences. Actions aren’t inherently good or bad in themselves, but are considered positive or negative according to whether they bring the result of happiness or pain. If apple seeds are planted, an apple tree will grow, but chili will not. Similarly, if positive actions are done, happiness will ensue, never pain. When suffering is experienced, it’s caused by negative actions, never positive ones. The Buddha said:
Tùy theo nhân được gieo,
Mà gặt quả tương ứng.
Người gieo nhân hiền thiện,
Sẽ gặt quả hạnh phúc.
Kẻ gieo nhân xấu ác,
Sẽ chuốc lấy khổ đau.
According to the seed that is sown,
So is the fruit that you reap.
The doer of good will gather good results,
The doer of evil reaps evil results.
If you plant a good seed well,
Then you will enjoy the good fruits.
Việc ghi nhớ lời dạy này trong đời sống hằng ngày sẽ rất hữu ích. Chẳng hạn, nếu một người có khuynh hướng nói dối để tăng lợi nhuận trong kinh doanh. Và rồi người ấy nhớ lại rằng điều này sẽ mang đến những kết quả đau khổ về sau. Khi nhận ra được rằng việc nói dối cho dù có thể đem lại nguồn lợi trước mắt, nhưng về lâu dài sẽ mang đến nhiều bất ổn hơn, người ấy sẽ quyết định không nói dối. Nhờ tránh được việc nói dối, người ấy sẽ gặt hái được lợi ích lâu dài của hành vi hiền thiện, cũng như ngay trước mắt có được niềm tin và sự kính trọng của mọi người.
It’s helpful to remember this in our daily life. For instance, suppose a person is tempted to lie in order to increase his profit in a business transaction. Then he remembers that this will bring unhappy results. Recognizing that although lying may bring temporary benefit, it will bring more problems in the long run, he decides not to lie. By avoiding lying, he reaps the long-term benefit of acting constructively as well as the short-term gain of winning others’ trust and respect.
Khi có điều không may xảy đến, một số người phản ứng bằng sự giận dữ, trong khi có những người khác đâm ra muộn phiền, chán nản. Tâm lý học Phật giáo chú trọng đến các phương pháp thực hành để tự mình thoát ra khỏi những khổ đau và rối rắm như thế. Vì vậy, khi gặp phải những điều không may, tốt nhất là ta nên nhớ đến tính xác định của nghiệp. Thay vì giận dữ, phiền muộn, vốn chỉ làm tăng thêm khổ đau, chúng ta có thể nhớ lại rằng tình trạng này phát sinh là do những nghiệp đã tạo của ta trong quá khứ.
When misfortune occurs, some people react in anger, while others become depressed. Buddhist psychology focuses upon practical methods to extricate ourselves from such confusion and suffering. Thus, when we experience misfortune, it’s helpful to remember that karma is definite. Rather than becoming emotionally upset, which only compounds our suffering, we can recall that this situation has arisen due to our own past actions.
Chẳng hạn như khi bị mất trộm, ta buồn khổ vì sự mất mát tài sản. Nếu thêm vào đó ta lại nổi giận lên, thì ta càng khổ sở nhiều hơn nữa. Ngược lại, nếu ta xem việc tài sản của mình bị mất trộm là kết quả của một hành vi xấu nào đó của ta trong quá khứ - có lẽ ta đã trộm cắp hay lường gạt người khác - thì chúng ta sẽ chấp nhận sự việc dễ dàng hơn mà không tức giận. Nhờ nhận biết được rằng những kết quả khổ đau là phát sinh từ những hành vi ích kỷ, chúng ta sẽ quyết tâm mạnh mẽ hơn là từ nay về sau sẽ không trộm cắp hoặc lường gạt người khác.
For example, if our house is robbed, we suffer from losing our possessions. If, on top of that, we get angry, then we become even more miserable. However, when we consider that our possessions were stolen as a result of some past misdeed on our part - perhaps stealing or cheating others - it will be easier to accept what has happened without anger. By recognizing the undesirable effects arising from selfish actions, we’ll have a firmer determination not to steal or cheat others in the future.
Một số người phản ứng với khổ đau bằng việc đắm mình trong mặc cảm: “Tôi là người không ra gì. Tôi đáng phải chịu khổ đau.” Sẽ khôn ngoan khéo léo hơn nếu ta nhận biết được rằng khổ đau này chính là kết quả của những hành vi ta đã làm trong quá khứ. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ta là người “xấu xa, vô giá trị”, mà chỉ cho thấy rằng ta đã có những hành vi xấu ác trong quá khứ và giờ đây đang nhận lãnh kết quả của chúng. Thừa nhận mình đã có những hành vi xấu ác và biết rằng khổ đau là kết quả tất yếu phải gánh chịu, chúng ta có thể phát khởi một tâm nguyện mạnh mẽ tránh xa mọi hành vi gây ra khổ đau trong tương lai.
Some people react to misfortune by wallowing in self-pity: “I’m a terrible person. I deserve to suffer.” It’s more skillful to recognize that we experience unhappiness as a result of our past actions. This doesn’t mean that we’re “bad and worthless” people. It simply indicates we made mistakes in the past and are now experiencing their results. Accepting that we made mistakes and recognizing the problems that ensue, we can develop a firm intention to avoid creating the causes of suffering in the future.
Việc thừa nhận rằng những bất ổn của chúng ta là do những hành vi bất thiện trước kia, không có nghĩa là chúng ta thụ động khi đối diện với những hoàn cảnh có thể gây nguy hại. Nếu có thể làm được một điều gì đó để ngăn ngừa hoặc cải thiện một tình trạng tồi tệ, chúng ta nên làm ngay. Tuy nhiên, trong khi ta nỗ lực khắc phục vấn đề thì việc ghi nhớ rằng điều không may đó là do chính những hành vi bất thiện [trước kia của mình] sẽ giúp ta không tức giận hay oán hờn người khác.
Accepting that our problems are due to our own previous destructive actions doesn’t mean we remain passive in the face of harmful situations. If we can do something to prevent or to correct a bad situation, we should do it! However, by remembering that this misfortune is due to our own destructive actions, we won’t be angry or belligerent toward others as we try to remedy the problem.
Đặc điểm thứ hai của nghiệp là một hành vi nhỏ nhặt cũng có thể mang lại một kết quả lớn lao. Cũng giống như một vụ thu hoạch rất nhiều đã có được nhờ vào một số ít hạt giống, một kết quả lớn lao cũng có thể có được nhờ vào một hành vi nhỏ nhặt. Việc giúp đỡ một ai đó bằng hành vi nhỏ nhặt thôi nhưng có thể mang lại hạnh phúc rất lớn lao, trong khi việc gây tổn thương nhẹ cho ai đó cũng có thể gây ra khổ đau kéo dài nhiều năm.
The second characteristic of karma is that a small action can bring a large result. Just as a huge crop comes from a few seeds, a large result can come from a small action. Helping someone in a small way can result in great happiness, while harming someone slightly can bring years of misery.
Việc cân nhắc rằng những hành vi nhỏ nhặt có thể đưa đến những kết quả lớn lao sẽ giúp chúng ta từ bỏ việc biện hộ cho những cách ứng xử không tốt của mình. Người ta có thể viện lý rằng: “Tôi chỉ thu tiền khách hàng nhiều hơn một chút thôi”, hoặc “ Tôi chỉ to tiếng trong gia đình một lát thôi”. Tất nhiên, việc gây hại cho người khác chút ít vẫn tốt hơn là làm tổn thương họ quá nhiều. Nhưng chúng ta vẫn không thể bỏ qua, vì hành vi nhỏ nhặt đó rồi cũng sẽ mang lại kết quả của nó. Chủng tử của một hành vi sẽ phát triển và gây ra một kết quả lớn lao hơn.
Considering that small actions can bring large results helps us to stop rationalizing our negative behavior. Someone may think, “I just over-charged the customer a little bit,” or “I only shouted at my family a short time.” Of course, harming people a little is better than harming them a lot. Still, we can’t dismiss it, for this action will bring its result. The imprint of an action gestates and produces a larger result.
Tương tự, cho dù chúng ta không có khả năng làm được những việc thiện lớn lao, nhưng việc thực hiện những điều lành nhỏ nhặt là rất quan trọng, vì ngay cả một việc thiện nhỏ cũng có thể mang lại kết quả lợi lạc rất lớn. Những điều có vẻ như nhỏ nhặt trong đời sống lại là rất quan trọng. Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú:
Similarly, although we may not be able to do great constructive actions, it’s important to do small ones, for even a small positive action can bring a great beneficial result. The seemingly small things in life are important. The Buddha said in the Dhammapada:
Việc ác dù nhỏ nhoi,
Có thể gây họa lớn,
Trong kiếp sống sau này -
Như thuốc độc vào thân.
Even small non-meritorious acts
Can cause great ruin and trouble
In the world that lies beyond-
Like poison that has entered the body.
Việc lành dù nhỏ nhặt,
Mang hạnh phúc đời sau,
Giúp thành tựu việc lớn,
Như gieo hạt bội thu.
Even small meritorious acts
Bring happiness to future lives,
Accomplishing a great purpose
Like seeds becoming bounteous crops.
Đặc điểm thứ ba của nghiệp là nếu không tạo nhân thì sẽ không nhận quả. Điều này hoàn toàn hợp lý: nếu không gieo hạt, sẽ không có cây trái mọc. Trong một tai nạn giao thông, tại sao một người chết trong khi một người khác lại bình an? Tại sao một người chết vì ung thư khi còn rất trẻ, nhưng người khác thì không? Những điều này xảy ra là vì trong kiếp trước có một người đã tạo nhân, còn người kia thì không.
The third feature of karma is that if the cause hasn’t been created, the result won’t be experienced. This is quite logical: if no seed is planted, a crop doesn’t grow. In a car accident, why is one person killed while another is not? Why does one person die of cancer at a young age, while another doesn’t? This occurs because in previous lives, one person created the cause; the other one didn’t.
Cũng vậy, nếu chúng ta mong muốn hạnh phúc, chúng ta nhất thiết phải tạo nhân hạnh phúc. Chỉ cầu nguyện cho mình được hạnh phúc mà không tích cực tạo nhân lành thì cũng giống như cầu nguyện cho mình hiểu môn toán mà không chịu học tập. Nếu chúng ta không tạo nhân thì sẽ không có quả. Nhận thức rõ điều này sẽ giúp ta tích cực hơn trong việc tránh ác làm thiện.
Likewise, if we want happiness, we must create the cause for it. Just praying to be happy but not acting positively is like praying to know math but not studying it. If we don’t create the cause, the result won’t come. Awareness of this gives us enthusiasm to avoid harming and to act constructively.
Cuối cùng, những chủng tử do hành vi của ta tạo ra trong tâm thức sẽ không bao giờ tự nhiên mất đi. Nghĩa là, trừ phi một chủng tử bất thiện đã được thanh tịnh hóa, hoặc trừ phi một chủng tử hiền thiện bị hủy hoại bởi sân hận hay tà kiến, bằng không thì cuối cùng rồi mỗi chủng tử đều sẽ chín muồi khi hội đủ các nhân duyên. Đôi khi chúng ta nói dối rồi nghĩ rằng: “Chẳng có gì quan trọng. Không ai biết mình nói dối cả. Sẽ không có gì xảy ra đâu.” Thật ra, điều đó không đúng, vì những chủng tử [của việc nói dối] có thể tồn tại một thời gian dài trong dòng tâm thức trước khi hội đủ những điều kiện nhân duyên để tạo thành kết quả. Như Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú:
Lastly, the imprints of our actions don’t get lost. That is, unless a negative imprint is purified or unless a positive one is destroyed by anger or wrong views, it will eventually ripen when the proper conditions are assembled. Sometimes we lie and think, “It doesn’t matter. No one knows about it. Nothing will happen.” Actually, this isn’t correct, for the imprints may remain on our mindstream a long time before circumstances become conducive for them to bear results. As the Buddha said in the Dhammapada,
Dù hiền thiện, xấu ác,
Nghiệp của mọi hành vi,
Đều không bao giờ mất,
Sẽ có quả tương ứng.
Whether it was good or bad,
The power of any action
Once performed is never lost;
The results arise accordingly.
Có một số hành vi vốn mang bản chất hủy hoại và khổ đau. Đó là các hành vi giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô ác, nói lời vô nghĩa, tham muốn của người khác, ác tâm và tà kiến. Mười hành vi mang tính hủy hoại này (thập bất thiện nghiệp) sẽ được trình bày sâu rộng hơn ở chương nói về đạo đức. Việc từ bỏ mười hành vi bất thiện này tự nó đã là hiền thiện. Các việc thiện khác bao gồm sự rộng lượng bố thí, chăm sóc người bệnh, giúp đỡ người nghèo, hiếu thuận cha mẹ, giúp đỡ thầy cô, an ủi người đau khổ và sẵn lòng phụng sự người khác.
Some actions are destructive and undesirable by nature. These include killing, stealing, unwise sexual behavior, lying, divisive speech, harsh speech, idle talk, coveting others’ possessions, maliciousness and wrong views. These ten destructive actions will be discussed further in the chapter on ethics. Avoiding these actions is in itself acting positively. Other positive actions include generosity, serving the sick and needy, helping our parents and teachers, consoling those who are grieving and otherwise being of service to others.
Tiêu chí chung cho những hành vi nên làm và không nên làm có thể được thiết lập dựa trên động cơ thúc đẩy của hành vi. Những hành vi nào do sự thúc đẩy của tham lam, sân hận, ích kỷ, ganh tị, kiêu mạn... đều là những hành vi xấu ác. Những hành vi nào được thúc đẩy bởi tâm ly tham, nhẫn nhục, từ bi và trí tuệ là những hành vi hiền thiện. Chúng ta phải quán chiếu động cơ thúc đẩy của một hành vi để xác định xem tự thân hành vi đó là thiện hay bất thiện, vì nếu không có một tác ý cụ thể, chúng ta sẽ không nói ra hay hành động.
A general guideline for the actions to abandon and those to cultivate also can be established according to the motivation for the action. Actions motivated by attachment, anger, closed-mindedness, jealousy, pride and so on are negative actions. Those motivated by detachment, patience, compassion and wisdom are constructive. We have to look to the motivation of the action in order to determine whether the action itself is constructive or not, for without a particular intention, we don’t speak or act.
Việc nhận thức rõ về vai trò của động cơ thúc đẩy trong việc quyết định kết quả lâu dài về sau của những hành vi sẽ vô cùng hữu ích để giúp ta từ bỏ những hành vi đạo đức giả và tự dối mình. Đôi khi chúng ta khéo léo dựng lên một tình huống để có vẻ như ta là người tốt, cho dù động cơ của ta là vị kỷ. Chẳng hạn, ta có thể hăng hái giúp việc này việc nọ cho một người bạn, không phải vì ta chân thành quan tâm đến hạnh phúc của người ấy, mà vì muốn người ấy phải cảm thấy mang ơn ta. Thật ra, việc tự dối mình như thế chẳng có ý nghĩa gì, vì chủng tử chủ yếu được tạo ra trong tâm thức ta là một chủng tử ích kỷ. Việc nhận thức rõ được kết quả của những hành vi dối trá như thế sẽ giúp chúng ta xem xét những động cơ thôi thúc của mình một cách trung thực và cải thiện những động cơ nào không chính đáng.
Awareness of the role of motivation in determining the longterm results of our actions greatly helps in cutting through all hypocrisy and self-deceit. Sometimes we skillfully manipulate a situation so that we look good, even though our motivation is self-centered. For example, we may run an errand for a friend, not because we’re sincerely interested in their welfare, but because we want them to feel obliged to us. In fact, there is no point in fooling ourselves, for the principal imprint made on our mindstream was a selfish one. Being aware of the results of such deceptive behavior helps us to examine our motivations honestly and correct those which aren’t desirable.
Nghiệp quả
The effects of our actions
Chúng ta không nhất thiết phải nhận lãnh kết quả của hành vi ngay lập tức. Khi Susan nổi trận lôi đình với cậu Bill đồng nghiệp, hậu quả tức thời mà cô ta đón nhận là Bill sẽ từ chối hợp tác với cô trong công việc mà hai người cùng làm trong ngày đó. Tuy nhiên, nghiệp quả hành vi của cô không dừng lại ở đó, mà còn tiếp tục ảnh hưởng đến mối quan hệ về sau của họ. Cho dù cô ta có làm hài lòng cậu trong tương lai, nhưng cậu cũng không còn tin tưởng cô như trước nữa.
We don’t necessarily experience the results of our actions immediately. When Susan loses her temper at her colleague Bill, she experiences the immediate result - he refuses to cooperate with her on the project they’re doing that day. However, the result of her action doesn’t stop there, but influences their relationship in the future as well. Even though she may be pleasant to him in the future, he will not trust her as much.
Hơn nữa, chủng tử những lời lẽ thô ác của cô vẫn tồn tại trong dòng tâm thức của cô và sẽ tác động đến những kinh nghiệm của cô trong tương lai. Với thói quen nói lời thô ác, cô ta sẽ dễ dàng lặp lại hành vi tương tự khi dịp thuận tiện.
In addition, the imprints of her maliciousness and harsh speech remain on her mind stream and will influence her experiences in the future. Being in the habit of speaking harshly, she will easily repeat this action the next time the opportunity arises.
Thật sai lầm nếu cho rằng nghiệp quả hành vi của ta luôn đến nhanh và sau đó dứt mất. Cũng giống như một hạt mầm cần có thời gian để phát triển thành cây, những chủng tử của nghiệp cũng cần thời gian để tạo thành kết quả. Như đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú:
It would be a mistake to think that the results of our actions always come quickly and then cease. Just as it takes time for a seed to grow into a plant, it takes times for our karmic imprints to bring their results. As the Buddha said in the Dhammapada:
Việc ác không nhất thiết,
Tức thời gây thương tổn,
Nhưng thường làm việc ác,
Ác báo ắt sẽ đến.
Wrong actions do not necessarily
Cut immediately like swords.
Those who migrate through wrong actions
Actualize the result afterwards.
Tất nhiên, các hành vi hiền thiện cũng tương tự như vậy. Chúng ta có thể không tức thời nhận được kết quả tốt đẹp, nhưng khi những nhân duyên thích hợp được hội đủ, chắc chắn các chủng tử hiền thiện đó sẽ kết quả. Chúng ta nên hoan hỉ khi tạo được các nhân lành và biết rằng chúng sẽ kết quả trong tương lai. Sự nôn nóng mong đợi kết quả cũng không làm cho kết quả ấy đến sớm hơn.
Of course, the same applies for our positive actions. We may not instantaneously receive good results, but when the conditions come about for those constructive imprints to bring their results, they will. We should be satisfied to create positive causes and know that they’ll ripen in the future. Being impatient for the result to come doesn’t make it come quicker.
Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ khi ta dấn thân vào tu tập tâm linh. Việc đạt đến chứng ngộ không giống như gọi một món ăn nhanh! Chúng ta có khuynh hướng nôn nóng và muốn được chứng ngộ ngay lập tức. Nhưng nếu ta nghĩ rằng mình sẽ được chứng ngộ sau khi tu tập đôi chút trong một thời gian ngắn, ta sẽ thất vọng. Những chủng tử hiền thiện cần có thời gian để thuần thục. Sự tu tập chuyên sâu là cần thiết để chuyển hóa tâm thức của ta.
This is especially important to remember when we’re engaged in a spiritual practice. Attaining enlightenment isn’t like getting fast food! We tend to be impatient and want instant enlightenment. But if we think that we’ll become enlightened after doing a little practice for a short time, we’ll be disappointed. It takes time for our good imprints to ripen. Extended practice is needed to transform our minds.
Một hành vi tạo nghiệp được hoàn tất sau khi trải qua đủ ba giai đoạn: động cơ thôi thúc hành vi (hay giai đoạn tác ý), tự thân hành vi đó (hay giai đoạn thực hiện), và sự hoàn tất hành vi (hay giai đoạn hoàn tất). Hành vi đã hoàn tất như thế sẽ tác động đến bốn phương diện trải nghiệm của chúng ta: (1) thân thể mà ta tái sinh trong những kiếp sau này; (2) những gì xảy đến với ta khi còn đang sống; (3) cá tính của chúng ta; (4) môi trường sống của ta.
An action that is complete with three parts, the motivation, the action itself, and the completion of the action, can influence four aspects of our experience: (1) the body we’re born into in future lives; (2) what happens to us while we’re alive; (3) our personality characteristics; and (4) the environment we live in.
Trước hết, những hành vi của ta sẽ có ảnh hưởng đến dạng thân thể nào mà ta nhận lấy khi tái sinh. Những hành vi hiền thiện sẽ đưa ta đến những hoàn cảnh tái sinh thoải mái, sung sướng, trong khi những hành vi xấu ác sẽ đưa ta đến những tái sinh đầy khổ đau. Lấy ví dụ về một tái sinh tốt đẹp, như hiện nay ta đang có được, là kết quả của những hành vi hiền thiện mà ta đã làm trong những kiếp quá khứ. Các chủng tử của hành vi hiền thiện trước đây đã đưa dòng tâm thức ta tái sinh làm người trong những hoàn cảnh may mắn [thuận lợi cho việc tu tập].
First, our actions influence the type of body we’re born into in future lives. Beneficial actions bring comfortable rebirths, while destructive actions bring uncomfortable ones. For example a good rebirth, such as the one we have now, is a result of constructive actions we did in previous lives. The imprints of previous positive actions attracted our mindstreams to be born as human beings in fortunate circumstances.
Tương tự, khi một người có hành vi bất thiện - chẳng hạn như quan hệ tình dục bừa bãi và thiếu trách nhiệm - thì một chủng tử bất thiện [tương ứng] sẽ lưu lại trong dòng tâm thức người đó. Vào lúc chết, nếu người này khởi lên nhiều tham muốn, thì điều đó sẽ là một điều kiện phối hợp để chủng tử của hành vi bất thiện kia tạo thành kết quả. Tâm thức của người đó bị cuốn hút vào một thân thể tái sinh trong hoàn cảnh sống khổ đau, bất hạnh. Vì hành vi gây nhân là bất thiện, nên kết quả sẽ là một tái sanh đau khổ.
Similarly, if someone acts destructively - for example, his sexual behavior is reckless and inconsiderate - then a negative imprint is left on his mindstream. At the time of death, if he dies with much craving, this acts as a cooperative condition enabling the imprint of his destructive action to bring its result. His mind is attracted towards a body of an unfortunate life form. Because the causal action was destructive, the result will be an unfortunate rebirth.
Những hành vi trước đây của chúng ta ảnh hưởng đến những gì xảy đến với ta trong đời này. Chẳng hạn, nếu chúng ta rộng rãi bố thí trong một kiếp sống, chúng ta sẽ được giàu sang trong những kiếp sống về sau. Trái lại, nếu ta trộm cắp thì những kiếp sau ta sẽ phải chịu cảnh khó khăn túng quẫn. Việc lưu tâm đến vấn đề này sẽ rất hữu ích, vì nó giúp ta có một nhận thức mở rộng hơn trong việc lý giải vì sao mọi sự việc lại xảy ra theo cách mà ta đang nhận biết.
Our previous actions affect what happens to us during our lifetimes. For example, if we’re generous in one life, we’ll experience prosperity in future lives. If we steal, in our future lives we’ll face difficult economic conditions. It’s very helpful to be mindful of this because it gives us a greater perspective on why things occur the way they do.
Những hành vi trước đây cũng ảnh hưởng đến cá tính của chúng ta hiện nay. Một người có thói quen chỉ trích và nhục mạ người khác sẽ dễ dàng lặp lại những điều đó trong những kiếp sống tương lai. Một người có tu tập lòng từ bi thì kiếp sau sẽ có khuynh hướng thiên về tính cách đó.
Our previous actions also influence our present personality characteristics. A person who habitually criticizes and abuses others will easily do so again in future lives. A person who has trained his or her mind in love and compassion will be inclined toward those traits in the future.
Có một số khuynh hướng ứng xử tự động khởi sinh trong ta. Chẳng hạn, một số người rất dễ cảm thấy bị xúc phạm. Một số người khác có khuynh hướng nhục mạ người khác. Một số người sẵn có khuynh hướng quan tâm, giúp đỡ người khác. Những cung cách ứng xử theo thói quen như vậy có được là do chúng ta đã quen thuộc với những suy nghĩ và hành vi như vậy trong quá khứ.
Some attitudes and reactions automatically arise within us. For example, some people are easily offended. Others are inclined to substance abuse. Some people are instinctively considerate of others. These various habitual reactions occur because we were familiar with these thoughts and actions in the past.
Mặc dù chúng ta chịu ảnh hưởng bởi những khuynh hướng của tập khí xấu ác từ quá khứ, nhưng những tập khí này có thể được chuyển hóa và những tập khí mới hiền thiện, tích cực hơn có thể được phát triển để thay thế. Thêm nữa, việc nuôi dưỡng những khuynh hướng hiền thiện để chúng phát triển là điều rất lợi lạc. Bằng cách này, chúng ta sẽ uốn nắn được những cá tính của mình và hoàn thiện nhân cách.
Although we’re influenced by habitual negative tendencies from the past, these habits can be changed and new, more positive ones can be developed in their place. Also, it’s advantageous to nurture our beneficial tendencies so they’ll increase. In this way, we’ll shape our personalities and improve our characters.
Cuối cùng, những hành vi của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến môi trường sống mà chúng ta tái sinh vào. Những năm gần đây, con người bắt đầu ý thức sâu sắc hơn về tác động của những hành vi con người đối với môi trường sống. Khi chúng ta lạm dụng môi trường vì những mục đích ích kỷ, chúng ta tự làm hại chính mình. Lòng tham muốn lợi nhuận nhiều hơn đã khiến con người hành động theo cách trực tiếp hủy hoại môi trường sống. Sự quý trọng đời sống sẽ giúp ta biết kiềm chế và nhờ đó có được một môi trường sống tốt đẹp hơn.
Finally, our actions influence the environment we are born into. In recent years people have become more aware of the influence of our actions on our environment. When we abuse the environment for our own selfish purposes, we harm ourselves. The greed for more profit leads humans to act in ways that directly damage our environment. Respecting life leads to restraint and consequently a more pleasant place to live.
Kinh điển Phật giáo còn nói đến tác động của những hành vi của chúng ta đối với môi trường sống theo một ý nghĩa khác nữa. Chẳng hạ, trong Kinh dạy rằng, những hành vi phá hoại sẽ dẫn đến sự tái sinh vào một môi trường sống khó khăn, không tốt đẹp; trong khi những hành vi mang tính xây dựng sẽ đưa đến sự tái sinh vào những môi trường sống tốt đẹp, khí hậu ôn hòa.
Buddhist texts speak of the effect of our actions on the environment in another sense as well. For example, the scriptures say that acting destructively results in rebirth in an unpleasant environment, while acting constructively brings rebirth in pleasant surroundings and comfortable climates.
Thuyết tiền định?
Predetermination?
Sự vận hành của nhân quả không phải là tiền định. Và cũng không phải là số mệnh. Chúng ta có quyền lựa chọn, nếu ta biết lưu tâm và tỉnh giác với mọi hành vi của mình. Nếu ta sống buông thả, hành động, nói năng và suy nghĩ chạy theo bất kỳ điều gì khởi sinh trong tâm thức, ta sẽ không sử dụng được quyền lựa chọn đó, không tận dụng được lợi thế tiềm năng sẵn có của con người.
The functioning of cause and effect isn’t predetermination. Nor is it fate. We have choice, if we’re mindful and aware of our actions. If we’re negligent and do, say and think anything that pops into our heads, then we aren’t making use of our choice, we aren’t taking advantage of our human potential.
Khi một hành vi đã được thực hiện, kết quả không phải là cố định. Nguyên lý nhân quả hàm nghĩa là mọi sự việc đều phụ thuộc lẫn nhau. Có sự linh hoạt thay đổi và trong chừng mực nhất định chúng ta có thể tác động đến việc các chủng tử hình thành kết quả như thế nào. Chẳng hạn, nếu ta thanh tịnh hóa được một nghiệp bất thiện, ta có thể làm cho nghiệp ấy không tạo thành kết quả xấu. Ngược lại, sự sân hận của ta có thể hủy hoại một nghiệp hiền thiện, khiến cho nó không mang lại kết quả tốt đẹp.
Once an action is done, its result isn’t cast in iron. Cause and effect means that things depend on each other. There is flexibility and we are able to influence to a certain extent how an imprint matures. For example, if we purify a negative action, we can prevent it from bringing its undesirable result. Conversely, if we become angry, we can destroy the potential of a positive action to bring its result.
Chỉ có trí tuệ toàn giác toàn tri của một vị Phật mới có khả năng thấy biết hoàn toàn về cách thức chính xác mà một nghiệp cụ thể tạo thành kết quả, và hành vi nào của ta trong quá khứ đã mang đến một kết quả cụ thể trong đời hiện tại. Kinh điển Phật giáo chỉ đưa ra những tiêu chí chung về nghiệp quả của những hành vi nhất định. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, nghiệp quả chính xác có thể khác biệt tùy thuộc vào các điều kiện nhân duyên khác nữa.
The exact way in which a specific action ripens and what we did in the past to bring a specific result in our present life can only be known completely by a Buddha’s omniscient mind. The Buddhist scriptures give general guidelines about the results of certain actions. However, in specific situations, the exact result may vary depending on other causes and conditions.
Một hành vi mang lại kết quả lớn hay nhỏ tùy thuộc vào chính bản chất của hành vi ấy, vào cách nó được thực hiện như thế nào, vào đối tượng nó tác động đến, vào sức mạnh của động cơ thúc đẩy, vào tính thường xuyên của hành vi, cũng như vào việc người thực hiện sau đó có ăn năn hối cải và thanh tịnh hóa hành vi ấy hay không. Tất cả những yếu tố này sẽ tác động đến nghiệp quả. Thêm vào đó, việc người tạo nghiệp chết [trong tâm trạng] như thế nào cũng tác động đến việc chủng tử nào sẽ chín muồi và tạo thành kết quả như thế nào. Do đó, nghiệp không phải là những nguyên tắc cứng nhắc, cố định.
Whether an action brings a small or great result depends on the nature of the action itself, how it was done, who it’s done to, the strength of the motivation, the frequency with which it’s done, and whether it is regretted and purified later. All of these factors will influence the result. In addition, how the person dies affects which imprint matures and what result it brings. Thus, karma isn’t rigid and fixed.
Giả sử ông Harry đi săn và giết một con nai. Hành vi này chắc chắn sẽ mang lại khổ đau cho ông trong tương lai. Tuy nhiên, rất nhiều yếu tố khác sẽ tác động đến kết quả xảy ra. Ông ta có chủ tâm cố ý theo dõi và sát hại con thú không, hay chỉ đi săn với đôi chút hứng thú? Sau khi giết chết con nai, ông ta có vui sướng không, hay khởi tâm thương xót nó? Ông ta có thanh tịnh hóa chủng tử nghiệp bất thiện đó trong dòng tâm thức của mình không? Ông ta có thường xuyên sát hại loài thú không? Đến lúc lâm chung, ông khởi tâm sân hận hay chỉ nghĩ đến các đấng thiêng liêng với phẩm tính tốt đẹp của các ngài? Sau khi ông ta chết, bạn bè và thân quyến có tạo phước lành và cầu nguyện hồi hướng công đức cho ông không? Những yếu tố như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả cụ thể được tạo thành từ hành vi [giết hại] của ông ta.
Suppose that Harry goes hunting and kills a deer. This action will definitely bring him suffering in the future. However, various other factors will affect what happens. Was he seriously intent upon staking out and killing the animal, or did he go hunting only with mild interest? Was Harry happy after killing the deer, or did he have some remorse? Did he purify the negative imprint left on his mind stream? Did he often kill animals? When Harry died, was he angry, or was he thinking of holy beings and their qualities? Did his friends and relatives do positive actions and prayers on Harry’s behalf after he died? Such factors influence the specific result that comes from his action.
Mỗi một hành vi tạo nghiệp đều có rất nhiều khía cạnh tinh tế. Chỉ một vị Phật mới có được năng lực toàn tri để biết chính xác về một hành vi cụ thể nào hay sự kết hợp của những hành vi nào trong quá khứ đã mang lại kết quả nào đó trong đời sống hiện tại của một cá nhân.
There are many nuances to every action. Only a Buddha has the complete ability to know exactly what specific past action or combination of actions brings a certain result in an individual’s present life.
Định luật tự nhiên về nghiệp quả không phải là sự biện minh để né tránh không giúp đỡ người khác. Khi chứng kiến người khác đang chịu khổ đau, một số người có thể tùy tiện nói rằng: “Ồ, đó là nghiệp của họ. Nếu tôi giúp đỡ tức là cản trở nghiệp quả của họ.” Đây là một nhận thức sai lầm và là một biện minh rất tồi cho sự lười nhác. Nếu ta bị tai nạn giao thông nằm chảy máu trên đường và một người đi đường trông thấy nói rằng: “Ái chà! Đó là nghiệp của ông đấy! Tôi sẽ không giúp ông đâu. Ông phải chịu đựng dần cho hết nghiệp xấu ác của ông đi.” Liệu ta sẽ cảm thấy thế nào?
The natural law of karma isn’t an excuse to avoid helping others. When witnessing others experiencing misfortune, some people may flippantly say, “Oh, that’s their karma. If I help them, I’d be interfering with their karma.” This is a misconception and a poor excuse for our own laziness. If we were hit by a car and lay bleeding in the road and a passer-by said, “Tsk, tsk, that’s your karma. I’m not going to help you. You have to wear off your negative karma,” how would we feel?
Khi người khác gặp khổ đau, chúng ta nhất thiết phải giúp đỡ, vì họ cũng là con người giống như ta. Thật ra, nếu ta không giúp đỡ, đó là ta đã tạo nghiệp nhân xấu và về sau khi cần sự giúp đỡ ta sẽ không được ai giúp cả. Theo tư tưởng Phật giáo, chúng ta có trách nhiệm về mặt đạo đức và xã hội phải giúp đỡ người khác. Chúng ta không phải là những cá thể tồn tại độc lập. Trái lại, chúng ta có sự tương quan lẫn nhau, và bất chấp những khác biệt bề ngoài, tất cả chúng ta đều rất giống nhau.
When others are in misery, we must help because they’re living beings just like we are. In fact, if we don’t help, we’re creating the cause not to receive help when we need it. In Buddhist thought, we have a moral and social responsibility to help others. We aren’t independent isolated individuals. Rather, we’re inter-related and in spite of superficial differences, we’re very similar.
Định luật nhân quả cũng không phải lý do để ta xem thường người khác. Thật sai lầm khi nghĩ rằng: “Những người đói khổ trên đời này nhất định là đã đã làm hại người khác trong quá khứ. Đó là lý do giờ đây họ phải chịu khổ đau. Họ là những người xấu và khổ sở như vậy là đáng đời.”
Nor is the law of cause and effect a reason to look down on others. It’s not correct to think, “The starving people in the world must have harmed others in the past. That’s why they’re suffering now. They’re bad people and deserve what they get.”
Một khuynh hướng phán xét như vậy cho thấy sự thiếu tự trọng và hàm ý rằng chúng ta cũng là người xấu khi ta gặp khổ đau. Điều này không đúng. Nếu chúng ta xem xét kỹ đời sống của chính mình, ta sẽ thấy có đôi khi ta hoàn toàn bị khống chế bởi những khuynh hướng xấu. Mặc dù ta không muốn quát tháo trong gia đình, nhưng cơn giận bốc lên không kiểm soát được và ta đã làm như thế. Cũng có lúc ta cố tình vu cáo người khác để rồi sau đó mới nhận ra và hối tiếc về việc đã làm. Trong cả hai trường hợp, hẳn ta cũng không muốn bị phán xét là “độc ác” hay “xấu xa”. Đúng là ta đã có sai lầm và sẽ phải nhận chịu quả báo khổ đau, nhưng điều đó không có nghĩa rằng chúng ta là những người xấu ác. Chỉ vì lúc đó những khuynh hướng xấu đã hoàn toàn khống chế ta mà thôi.
Such a judgmental attitude shows a lack of self-respect and implies that we too are evil people when we suffer. This is incorrect. If we examine our own lives, we know that sometimes our negative attitudes get the better of us. Although we may not want to scream at our family, our anger gets out of control and we do. Other times we may deliberately try to slander another and only later realize and regret what we’ve done. In neither instance would we like to be judged as “evil” or “bad.” It’s true that we made mistakes and will experience their painful results, but that doesn’t mean we’re evil individuals. Our disturbing attitudes simply overtook us at that moment.
Chúng ta yêu thương chính bản thân mình và mong muốn người khác tha thứ cho ta khi lỡ làm điều sai trái, thì chúng ta cũng nên có thái độ tha thứ đối với người khác. Căm ghét và thù hận cũng không xóa được những tổn thương mà ta đã gánh chịu. Chúng chỉ gây thêm khổ đau cho chính bản thân ta và người khác. Cũng vậy, thái độ cao ngạo và xem thường những người bất hạnh là không đúng đắn. Khi gặp khó khăn, ta rất biết ơn sự giúp đỡ của người khác. Tương tự, là con người thì khi đồng loại gặp khổ đau, ta phải có trách nhiệm hết sức giúp đỡ.
Just as we have compassion for ourselves and want others to forgive us when we act destructively, so too should we have a forgiving attitude towards others. Resentment and revenge don’t remove the harm done to us. They merely create more suffering for ourselves and others. Similarly, pride and condescension towards the unfortunate is inappropriate. When we have difficulties, we appreciate others’ aid. Similarly, when others suffer misfortune, it’s our human responsibility to help them as best we can.
Khi thấy những kẻ dối trá mà vẫn được giàu có hoặc những người hiền lương lại chết yểu, chúng ta có thể hoài nghi luật nhân quả. Tuy nhiên, nhân quả hoạt động từ đời này sang đời khác. Rất nhiều nghiệp quả nhận lãnh trong đời này là do nghiệp nhân được tạo từ những kiếp trước, và nhiều hành vi tạo tác hiện nay sẽ tạo thành nghiệp quả trong những kiếp tương lai.
When we see dishonest people who are wealthy or kind people who die young, we may doubt the law of cause and effect. However, cause and effect operate from one lifetime to another. Many of the results experienced in this life are results of actions created in previous lives, and many actions done now will ripen in future lives.
Theo quan điểm Phật giáo, sự giàu có của những kẻ bất lương là kết quả sự rộng lượng bố thí của họ từ những kiếp trước. Sự dối trá hiện nay của họ tạo nghiệp nhân khiến cho họ sẽ bị gạt gẫm và cùng khổ trong tương lai. Những người hiền lương, tử tế mà chết trẻ là do nghiệp xấu từ những hành vi bất thiện từ kiếp trước, chẳng hạn như giết hại. Tuy nhiên, sự hiền lương hiện nay sẽ tạo các chủng tử tương ứng trong dòng tâm thức, giúp họ được hưởng hạnh phúc trong tương lai.
According to the Buddhist view, the wealth of dishonest people results from their generosity in previous lives. Their current dishonesty creates the cause for them to be cheated and impoverished in the future. Kind people who die young are experiencing the result of negative actions such as killing in past lives. However, their present kindness creates the imprints on their mindstreams for them to have happiness in the future.
Tịnh hóa và chuyển hóa
Purifying and changing
Tất nhiên, tất cả chúng ta đều đã từng có những lỗi lầm mà giờ đây phải hối tiếc. Thế nhưng, chúng ta không hề bị kết án một cách chắc chắn là phải nhận lãnh hậu quả của những hành vi đó. Nếu một hạt giống được gieo xuống đất, cuối cùng nó sẽ mọc lên, trừ phi nó bị khô cháy hay bị nhổ lên. Trong khi nó chưa mọc, ta có thể kìm hãm sự mọc lên của nó bằng cách không tưới nước, không bón phân và không cho nó tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tương tự, chúng ta có thể tịnh hóa những hành vi bất thiện của mình để chúng sẽ không mang lại nghiệp quả khổ đau. Nếu không thể làm được như vậy, ta cũng có thể làm trì hoãn hay suy yếu đi ảnh hưởng của chúng. Điều này được thực hiện thông qua tiến trình tịnh hóa, bao gồm bốn giai đoạn.
Certainly, all of us have made mistakes that we now regret. However, we aren’t irrevocably condemned to experience the results of those actions. If a seed is planted in the ground, it will eventually grow, unless it’s burnt or plucked out. In the meantime, we can postpone its growth by not giving it water, fertilizer and sunshine. Similarly, we can purify our negative actions so they won’t bring painful results. If we aren’t able to do that, we can postpone or weaken their effects. This is done by the purification process, which has four steps.
Việc tịnh hóa nhờ vào bốn năng lực đối trị là rất quan trọng. Nó ngăn ngừa khổ đau trong tương lai và làm giảm nhẹ mặc cảm tội lỗi hay cảm giác nặng nề của ta trong hiện tại. Nhờ làm trong sạch tâm ý, ta có khả năng nhận hiểu Giáo pháp tốt hơn, được an bình hơn và có thể tập trung tâm ý tốt hơn.
Purification by means of the four opponent powers is very important. It prevents future suffering and relieves the guilt or the heavy feeling we experience now. By cleansing our mind we’re able to understand the Dharma better, are more peaceful and can concentrate better.
Bốn năng lực đối trị được vận dụng để thanh tịnh hóa các chủng tử nghiệp bất thiện là: (1) hối tiếc; (2) quy y Tam Bảo và phát khởi tâm nguyện vị tha, vì mọi người; (3) hành trì một phương pháp đối trị thực sự; (4) quyết tâm mạnh mẽ sẽ không tái phạm.
The four opponent powers used to purify negative imprints are: (1) regret; (2) taking refuge and generating an altruistic attitude toward others; (3) performing an actual remedial practice; and (4) firmly determining not to do the action again.
Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận và khởi tâm hối tiếc về hành vi bất thiện đã làm. Việc tự trách mình và mặc cảm tội lỗi chẳng ích lợi gì, chỉ là một cách tự hành hạ mình về mặt cảm xúc mà thôi. Trái lại, với tâm hối hận chân thành, chúng ta thừa nhận mình đã có lỗi lầm và hối tiếc vì đã làm điều bất thiện.
First, we acknowledge and have regret for doing the destructive action. Self-recrimination and guilt are useless and are just a way of emotionally torturing ourselves. With sincere regret, on the other hand, we acknowledge that we made a mistake and regret having done it.
Năng lực đối trị thứ hai là năng lực của đức tin. Những hành vi xấu ác của chúng ta, nói chung liên quan đến một trong hai đối tượng: các bậc tôn quý như Phật, Pháp, Tăng; hoặc là các chúng sinh khác. Để tái lập mối quan hệ tốt đẹp với các bậc tôn quý, ta quay về nương tựa bằng cách quy y hay nhận sự chỉ dạy từ Tam bảo. Để có quan hệ tốt đẹp với các chúng sinh khác, ta phát khởi tâm nguyện vị tha và hướng trọn lòng mình vào việc đạt đến Phật quả, để có thể làm lợi lạc tất cả chúng sinh theo cách tốt nhất.
The second opponent power is that of reliance. Our destructive actions generally occur in relation to either holy objects such as Buddha, Dharma and Sangha, or other beings. To reestablish a good relationship with the holy objects we rely on them by taking refuge or seeking direction from them. To have a good relationship with other beings we generate an altruistic attitude and dedicate our heart to becoming a Buddha in order to be able to benefit them in the best way.
Yếu tố thứ ba là phải thực sự bắt tay thực hiện một hành vi đối trị nào đó. Đó có thể là bất kỳ hành vi tích cực nào mang lại lợi ích cho những người khác. Kinh điển Phật giáo có chỉ ra một số việc làm cụ thể để giúp ta gột sạch các chủng tử bất thiện, như nghe thuyết pháp, đọc tụng kinh sách, lễ bái chư Phật, bố thí, cúng dường, niệm danh hiệu Phật, trì chú, tạo tác tranh tượng chư Phật, Bồ Tát, ấn tống kinh sách, thiền định v.v... Hành vi đối trị mạnh mẽ nhất là thiền quán về tánh Không. Phương thức quán tánh Không sẽ được trình bày trong chương nói về Trí tuệ.
The third element is to actually do some remedial action. This could be any constructive action that benefits others. Buddhist texts outline some specific actions that help to cleanse negative imprints: listening to teachings, reading a Dharma book, paying homage to the Buddhas, making offerings, reciting the names of the Buddhas, chanting mantras, making statues or paintings of holy beings, printing Dharma texts, meditating and so on. The most powerful remedial action is to meditate on emptiness. How to do this will be explained in the chapter on wisdom.
Thứ tư, ta phải quyết tâm không tái phạm. Chúng ta thường xuyên thực hiện một số hành vi theo thói quen, chẳng hạn như chê bai người khác hay tán gẫu những chuyện vô bổ. Sẽ không thực tiễn chút nào nếu nói rằng từ nay đến cuối đời ta sẽ không bao giờ tái phạm những hành vi đó. Vì thế, phương thức khôn ngoan hơn là ta nên chọn ra một khoảng thời gian thực tiễn và quyết tâm nỗ lực không tái phạm những hành vi ấy, đồng thời cũng đặc biệt tỉnh giác và có sự nỗ lực kết hợp trong suốt thời gian đó.
Fourth, we determine not to act in such a way again. We frequently and habitually do some actions, like criticizing others or gossiping. It would be unrealistic to say we’ll never do them again the rest of our lives. Therefore, it’s wiser to choose a realistic amount of time and determine that we’ll try not to repeat the action at all, but will be especially mindful and make a concerted effort during that period of time.
Bốn năng lực đối trị này nhất thiết phải được áp dụng lặp lại nhiều lần. Chúng ta đã có hành vi bất thiện rất nhiều lần, nên lẽ đương nhiên ta không thể mong đợi việc tức thời hóa giải tất cả những hành vi đó. Bốn năng lực đối trị này càng mạnh mẽ thì năng lực tịnh hóa sẽ càng mạnh mẽ hơn. Việc thực hành pháp tịnh hóa với bốn năng lực đối trị này mỗi buổi tối trước khi đi ngủ là rất tốt. Thực hành này sẽ hóa giải bất kỳ hành vi bất thiện nào ta đã phạm vào trong ngày đó và giúp chúng ta đi vào giấc ngủ an lành.
The four opponent powers must be applied repeatedly. We have acted destructively many times, so naturally we can’t expect to counteract all those actions at once. The stronger the four opponents powers, the more powerful the purification will be. It’s good to practice purification with the four opponent powers every evening before going to sleep. This counteracts whatever destructive actions we have committed during the day and helps us to sleep peacefully.
Hiện tại, tâm thức chúng ta như một cánh đồng bỏ hoang không gieo cấy. Sự tịnh hóa cũng giống như công việc khai hoang, dọn dẹp những gai góc, sỏi đá, rác rưởi ngổn ngang trên đó. Tích lũy những tiềm năng tích cực bằng những việc làm hiền thiện cũng giống như việc bón phân, tưới nước cho cánh đồng. Sau đó, ta có thể gieo giống bằng việc lắng nghe Giáo pháp và chăm sóc cây trồng bằng sự quán chiếu và thiền định. Sau một thời gian, những chồi non của sự chứng ngộ sẽ xuất hiện.
At present, our minds are like uncultivated fields. Purification is similar to taking away the rocks, bits of broken glass and bubblegum wrappers cluttering the field. Accumulating positive potential by acting constructively is similar to adding fertilizer and irrigating it. Then we can plant the seeds by listening to teachings and cultivate them through contemplation and meditation. After a while the sprouts of realizations will appear.
Chúng ta nhất thiết phải hành động để hoàn thiện đời sống của mình và đạt đến sự chứng ngộ. Chúng ta có thể thuê người quét dọn nhà cửa và trưng bày đồ đạc mới, nhưng ta không thể thuê người làm sạch tâm thức ta và cài đặt vào đó những phẩm tính từ bi, trí tuệ. Tuy nhiên, nếu ta thực sự bắt tay vào tu tập thì những kết quả lợi lạc chắc chắn sẽ đến.
We must act to improve our lives and attain enlightenment. Although we can employ someone to clean our house and move in new furniture, we can’t hire someone to clean our minds and install compassion and wisdom. However if we act, the beneficial results will surely follow.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các bài tiểu luận về Phật giáo của Trần Trọng Kim


Phát tâm Bồ-đề


Rộng mở tâm hồn


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.197.111 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...