Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi.
(Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã.
(Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng.
(The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bảo thủ là khuynh hướng không muốn xem xét đến một ý tưởng hay sự kiện mới. Khuynh hướng khiến ta trở nên cứng nhắc, định kiến và luôn giữ thế phòng vệ. Chẳng hạn, khuynh hướng bảo thủ được khơi dậy khi những chủ đề tranh luận nào đó được nêu lên trong bàn ăn, và chúng ta sẽ phản ứng như một con đà điểu, ta muốn “vùi đầu vào trong cát” và không xem xét bất kỳ ý tưởng mới nào có thể làm lung lay những quan niệm cứng nhắc của ta.
Closed-mindedness is an attitude that doesn’t want to look at a new idea or event. It makes us tight, prejudiced and defensive. It arises, for example, when certain controversial subjects come up at the dinner table. With closed-mindedness we react like an ostrich: we want to “stick our heads in the ground” and not examine any new idea which could shake our stubborn conceptions.
Một khuynh hướng như thế sẽ mang đến nhiều bất ổn cho cuộc sống chúng ta. Xem xét trong lịch sử, ta có thể thấy là sự bảo thủ đã gây hại như thế nào đối với sự phát triển của nhân loại. Sự bảo thủ đã khiến người ta chống lại khảo sát khoa học vào thời Trung cổ; sự sợ sệt bảo thủ đã khiến người dân châu Âu làm ngơ trước sự giết hại hàng triệu người vô tội dưới chế độ Quốc xã. Sự bảo thủ cũng bỏ qua cho những định kiến phân biệt chủng tộc, tôn giáo và giới tính.
Such an attitude brings many problems in our lives. Ifwe examine history, we can see how detrimental closed-mindedness has been to human development. Closed-mindedness made pe0ple oppose scientific investigation in the Middle Ages; closed-minded fear made people in Europe ignore the murder of millions of innocent people under the Nazi regime. Closed-mindedness also condones racial, religious and gender prejudice.
Nấp sau khuynh hướng bảo thủ là một định kiến rằng chúng ta đã nắm rõ được hết thảy mọi việc và không muốn bị lay chuyển bởi những ý tưởng mới. Ta có một nỗi sợ tinh tế rằng, nếu tòa lâu đài thế giới quan mong manh của ta sẽ bị xô đổ bởi một ý tưởng mới, ta sẽ đánh mất chính mình. Vì thế, chúng ta thà là cố chấp và không chịu lắng nghe, hoặc quên đi sự việc và lao vào xem ti vi, đánh bạc hoặc say xỉn. Rõ ràng là sự bảo thủ làm ta trở nên cứng nhắc và khó chịu biết bao.
Looking beneath the closed-minded attitude, we find a preconceived idea that we have everything figured out and we don’t want to be shaken by new ideas. We have a subtle fear that should the sandcastle of our world-view be shattered by a new idea, we would be lost. Consequently, we would rather be stubborn and not listen, or forget about it and watch television, go gambling, or get drunk. It’s clear how closed-mindedness makes us tight and uncomfortable.
Khi thấy được những nguy hại của sự bảo thủ, chúng ta sẽ nỗ lực xây dựng một phương thức tiếp cận có lý trí với các ý tưởng và sự kiện mới. Chúng ta sẽ lắng nghe những ý tưởng mới và xem xét chúng theo cách hợp lý, sáng suốt và không thiên lệch. Với ý nguyện hoàn thiện sự hiểu biết và đóng góp cho nền hòa bình thế giới cũng như sự phát triển của nhân loại, chúng ta sẽ lắng nghe các ý kiến và đề xuất mới. Cho dù sau đó ta có chấp nhận một ý kiến nào đó hay không, ta vẫn học hỏi được đôi điều qua việc xem xét ý kiến ấy một cách có lý trí, và qua đó ta càng hiểu biết vấn đề rõ ràng hơn.
Seeing the pitfalls of closed-mindedness, we’ll endeavor to develop an intelligent approach to new ideas and events. We’ll listen to new ideas and examine them with logic in an intelligent, unbiased way. With the intention of improving our understanding and contributing to world peace and human development, we’ll listen to new ideas and proposals. Whether or not we later accept an idea, we’ll learn something by examining it intelligently, and our understanding will become clearer.
Tuy nhiên, khuynh hướng rộng mở lại không có nghĩa là ta chấp nhận mọi ý tưởng mới đến với ta. Điều này đặc biệt đúng trong thực trạng “siêu thị tâm linh” hiện đang tồn tại ở phương Tây. Sự rộng mở cũng không có nghĩa là chúng ta quá sức mong muốn hiện đại hóa, đến nỗi vất bỏ di sản văn hóa phong phú của mình và mù quáng chạy theo mọi ý tưởng, đề xuất mới.
Being open-minded, however, doesn’t mean we accept every new idea we run across. This is especially true in the “spiritual supermarket” existing in the West now. Nor does open-mindedness mean we so desperately want to be modern that we throw out our rich cultural heritage and blindly follow every new idea or scheme.
Với tâm rộng mở, ta sẽ luôn khoan dung. Sau khi đã xem xét tính hợp lý của một ý tưởng mới và kiểm chứng, đánh giá nó, nếu quyết định không tán thành, chúng ta vẫn có thể giữ sự điềm tĩnh và thân thiện với người nào chấp nhận ý kiến đó. Không tán thành một ý kiến, không có nghĩa là ta ghét bỏ người nào chấp nhận nó. Ý kiến đó không hề đồng nhất với người chấp nhận nó. Hơn nữa, con người thường thay đổi ý kiến. Chúng ta có thể trân trọng những gì người khác nói ra, cho dù là những điều đúng đắn hay vô nghĩa, vì điều ấy luôn buộc ta phải suy xét và nhờ đó giúp ta khôn ngoan hơn.
With open minds, we’ll be tolerant. Having logically examined a new idea and checked for evidence to validate it, if we decide we don’t agree with it, we can still be calm and friendly with another person who does. Disagreeing with an idea doesn’t mean that we hate a person who accepts it. The idea and the person are different. Also, people’s ideas change. We can appreciate what others say-be it correct or nonsensicalbecause it challenges us to think and thus to increase our wisdom.
Khi đối diện với người đang nói về một chủ đề hoặc ý tưởng mới, chúng ta có thể tiếp nhận với niềm vui được học hỏi, thay vì với khuynh hướng phán xét vốn luôn giữ định kiến rằng người kia không đúng. Chúng ta sẽ mở lòng lắng nghe, thẩm xét, phát triển và chia sẻ, trong khi xem xét lại những ý kiến trước đây của mình.
When we find ourselves across the table from a person talking about a new subject or idea, we can approach the conversation with joy in learning, rather than with a judgmental attitude that has already decided the other person is wrong. We’ll let ourselves listen, reflect, grow and share, while we re-examine our previous ideas.
Cách tiếp cận như vậy sẽ lợi lạc trong rất nhiều trường hợp. Chẳng hạn, chúng ta sẽ khuyến khích các đồng nghiệp, cấp trên cũng như cấp dưới của mình cho ý kiến phản hồi về những dự án đã qua và đề xuất những hoàn thiện trong tương lai. Sự cởi mở như vậy giúp cải thiện môi trường làm việc. Với tâm rộng mở, ta có thể thẩm định chính xác ý kiến của mọi người và có thể cùng hợp tác vì lợi ích chung. Cho dù một người đứng đầu vẫn nắm giữ quyền hạn, nhưng với cách tiếp cận này thì người ấy không còn độc đoán nữa.
Such an approach is beneficial in many circumstances. For example, we’ll encourage our colleagues, boss and subordinates to give feedback about past projects and to suggest future im-provements. Such openness improves the atmosphere at work. With open minds, we can then accurately evaluate their ideas and can work together with others for our mutual benefit. Al-though a boss will still have authority, he or she no longer will be authoritarian.
Chúng ta không cần phải bảo vệ ý kiến hoặc niềm tin của mình. Trong một ý kiến, không có yếu tố nào để biến nó thành cố hữu của ta. Nếu ai đó phê phán những ý kiến của ta, điều đó không có nghĩa là ta ngu ngốc. Hơn nữa, cũng không cần phải sợ mất mặt khi ta xem xét lại một ý kiến và thay đổi quan điểm. Khi ta lo sợ bị xem là ngu ngốc nếu ý kiến của mình bị chứng minh là sai lầm, thì điều đó xuất phát từ sự tham danh hơn là nhận hiểu sự thật. Với tâm rộng mở, chúng ta sẽ đến với mọi ý kiến và tình huống như một cơ hội để học hỏi và chia sẻ cùng người khác.
We don’t have to defend our ideas or beliefs. There’s nothing in an idea that makes it inherently ours. If someone criticizes our ideas, it doesn’t mean that we’re stupid. Also, there’s no need to fear losing face should we re-evaluate an idea and change our minds. Fear of seeming foolish if our ideas are proved incorrect comes from caring more about having a good reputation than about discerning what is true. With open minds, we’ll approach every idea and situation as an opportunity to learn and to share with others.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.163.94 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...
Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.