Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: 7. Quy y »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 7. Quy y

Donate

(Lượt xem: 7.636)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

7. Quy y

7. Taking refuge



Hành trang trên đường tu tập
Resources on the path
Một hiểu biết khái quát về ba chứng ngộ căn bản trên con đường tu tập cung ứng cho ta một nền tảng tuyệt vời để quy y nơi Tam bảo - Phật, Pháp và Tăng-già. Khi đã có được quyết tâm cầu giải thoát, ta sẽ tìm cầu một người dẫn dắt để hướng dẫn ta cách thức tu tập. Khi chân thành thương yêu tất cả chúng sinh, ta sẽ tìm cầu một ai đó có thể chỉ cho ta phương cách hiệu quả nhất để làm lợi lạc chúng sinh. Khi nhận ra được rằng sự liễu ngộ tánh Không là điểm cốt yếu để tự giải thoát chính mình và dẫn dắt chúng sinh đạt đến giải thoát, ta sẽ khát khao mong mỏi nhận được sự chỉ dẫn thích hợp để ta có thể quán chiếu về tánh Không.
A general understanding of the three principal realizations of the path gives us an excellent foundation for taking refuge in the Buddhas, Dharma and Sangha. When we have the determination to be free from difficulties, we’ll seek a guide to show us how. When we genuinely cherish all beings, we’ll seek someone to show us the most effective way to benefit them. As we recognize that the realization of emptiness is the key to freeing ourselves and to leading others to liberation, we’ll yearn to receive proper instruction so we can meditate on emptiness.
Phật, Pháp và Tăng-già là Ba ngôi báu (Tam bảo) để ta nương tựa. Chư Phật là tất cả những Bậc giác ngộ; Giáo Pháp là những sự chứng ngộ và những lời chỉ dạy đưa chúng ta đến sự giải thoát; Tăng-già, theo ý nghĩa chính xác nhất là chỉ cho những ai đã đạt được tuệ giác giải thoát nhờ trực nhận được tánh Không.
The Buddhas, Dharma and Sangha are the Three Jewels of refuge. The Buddhas are all beings who have attained enlightenment; the Dharma is the realizations and teachings that lead us to liberation; the Sangha, in the strictest sense, refers to all those who have actualized this liberating wisdom by realizing emptiness directly.
Quy y Phật, Pháp và Tăng là bước đầu vào đạo. Quy y là ngụ ý chúng ta quay về nhận lấy trách nhiệm về những gì xảy đến cho chính bản thân ta. Hạnh phúc và khổ đau của ta xuất phát từ thái độ và hành vi của chính ta. Nếu ta không làm bất kỳ điều gì khác hơn hiện tại, thì tình trạng hiện tại của ta sẽ không thay đổi. Tuy nhiên, chúng ta cần học biết được phương cách để chuyển hóa những thái độ tư tưởng và hành vi của mình; chúng ta cần có người chỉ dẫn phương cách để phát triển các phẩm tính tốt đẹp của mình. Người khác không thể làm thay công việc cho ta, vì chỉ có chính ta mới có thể chuyển hóa được tâm thức của mình. Quy y có nghĩa là trở về nhận sự dẫn dắt của Phật, Pháp và Tăng-già với sự tự tin là bản thân ta có thể hướng thiện và với niềm tin rằng Tam bảo sẽ dẫn dắt chúng ta đi theo đúng hướng.
Taking refuge in the Buddhas, the Dharma and the Sangha is the gateway to enter the path. Taking refuge implies taking responsibility for our own experience. Our happiness and suffering come from our own attitudes and actions. If we don’t do anything to alter these, our situation won’t change. However, we need to learn how to transform our attitudes and actions; we need others to show us the way to develop our good qualities. Others can’t do the work for us, because only we can change our minds. Taking refuge means turning for guidance to the Buddhas, Dharma and Sangha with confidence that we can improve and with trust that they will guide us in the proper direction.
Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những phẩm tính của Ba ngôi báu để ta nương tựa - Phật, Pháp, Tăng-già - và sẽ đề cập đến câu hỏi thường được nêu lên: “Người Phật tử có tin vào Thượng đế hay không?” Sau đó, ta sẽ tìm hiểu những lý do vì sao chúng ta quy y và ý nghĩa của sự tự tin (hay đức tin). Phương cách mà Tam bảo mang lại lợi lạc cho chúng ta sẽ được giải thích bằng cách so sánh tương tự với trường hợp của một bác sĩ, thuốc men và người điều dưỡng [đối với người bệnh]. Cuối cùng là mô tả về một nghi lễ quy y.
In this chapter we’ll look at the qualities of the Three Jewels of refuge - the Buddhas, Dharma and Sangha - and will address the frequently asked question, “Do Buddhists believe in God?” Then the reasons people take refuge and the meaning of confidence (or faith) will be explored. The ways the Three Jewels can benefit us will be explained by analogy to a doctor, medicine and nurse; and lastly the refuge ceremony will be described.
Tam bảo
The three jewels
Phật, Pháp và Tăng-già có những phẩm tính gì mà trở thành những đối tượng nương tựa đáng tin cậy để ta quy y?
What are the qualities of the Buddhas, Dharma and Sangha that make them reliable objects of refuge?
Chư Phật đã hoàn tất trọn vẹn con đương chứng ngộ và vì vậy có thể chỉ dạy cho chúng ta. Chẳng hạn, khi muốn đi Hawaii, ta phải theo sự chỉ dẫn của một người đã từng đi đến đó. Nếu không, chúng ta sẽ gặp rắc rối lạc đường! Hành trình hướng đến chứng ngộ là một vấn đề thậm chí còn tinh tế hơn nhiều, nên điều thiết yếu là những người hướng dẫn cho ta phải trải qua con đường ấy.
The Buddhas have completed the entire path to enlightenment and thus are able to show us the way. If we want to go to Hawaii, we should follow the instructions of someone who has been there. Otherwise, we could find ourselves in trouble! Since the journey to enlightenment is an even more delicate matter, it’s essential that our guides have experienced it.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là một đức Phật cụ thể đã sống cách đây hơn 2.500 năm ở Ấn Độ. (Sakya là dòng tộc, Gotama là họ, và Siddhartha là tên riêng). Còn có những vị khác nữa đã tu tập đạt đến quả vị Phật. Danh xưng “Đức Phật” nói chung thường dùng để chỉ đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ về ngài như là hoàn toàn tách biệt với chư Phật khác, vì tất cả chư Phật đều có cùng những chứng ngộ như nhau.
Shakyamuni Buddha is the particular Buddha who lived 2,500 years ago in India. (Sakya was his clan, Gotama his family name and Siddhartha his personal name.) There are other beings who have attained Buddhahood as well. “The Buddha” generally refers to Shakyamuni Buddha. However we shouldn’t think of him as totally separate from other Buddhas, for they all have the same realizations.
Khi trở thành Bậc Nhất thiết trí, chư Phật tự nhiên biết được phương tiện nào khéo léo nhất để dẫn dắt mỗi một chúng sinh đạt đến giác ngộ. Trong kinh điển ghi lại rất nhiều câu chuyện về việc đức Phật đã hóa độ như thế nào đối với những người thậm chí còn tồi tệ hơn chúng ta rất nhiều.
Being omniscient, the Buddhas automatically know the most skillful way to guide each being to enlightenment. There are many stories in the sutras of how the Buddha guided people who were even worse off than we are.
Chẳng hạn, có một người ngốc nghếch đến nỗi không thể nhớ nổi hai câu mà vị thầy cố dạy cho anh ta. Chán nản quá, vị thầy đuổi anh ta đi. Người này cuối cùng gặp được đức Phật, ngài giao cho anh ta công việc quét dọn sân trước của ngôi nhà họp chúng. Đức Phật dạy anh ta trong khi quét dọn phải đọc câu này: “Quét sạch bụi bẩn, quét sạch ô nhiễm.” Sau một thời gian, vị này nhận ra rằng, bụi bẩn và ô nhiễm trong câu này không chỉ là những khái niệm thông thường: bụi bẩn có nghĩa là những chướng ngại trong tâm ngăn trở sự giải thoát và ô nhiễm là chỉ cho những chướng ngại ngăn trở sự giác ngộ viên mãn. Bằng cách đó, vị này nhận hiểu được con đường tu tập và cuối cùng đạt đến quả vị A-la-hán hay Bậc giải thoát. Nếu đức Phật có khả năng khéo léo hóa độ cho một người như thế, thì chắc chắn ngài sẽ có khả năng dẫn dắt chúng ta!
One man, for example, was so stupid he couldn’t even remember the two words his tutor tried to teach him. Disgusted, the tutor threw him out. The man eventually met the Buddha, who gave him the job of sweeping the courtyard of the monks’ assembly hall. The Buddha told him to say, “Remove dirt, remove stains,” while he swept. After some time, the man realized the dirt and stains referred to weren’t ordinary ones: dirt meant the mental obscurations to liberation and stains referred to the obscurations to full enlightenment. In this way, the man gained understanding of the path and eventually became an arhat or liberated being. If the Buddha has the skill to help someone like this, then he’ll definitely be able to guide us!
Chư Phật có lòng từ bi vô hạn và bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, vì vậy chúng ta yên tâm về sự tiếp tục hóa độ của các ngài. Hành trạng của chư Phật không giống như những chúng sinh phàm phu: chỉ giúp đỡ những ai là bạn bè và gây hại cho những kẻ thù, hoặc chỉ giúp đỡ ai đó khi họ cư xử tốt, còn lúc họ cau có, bực dọc thì không. Đúng hơn, chư Phật có cái nhìn vượt qua những vẻ ngoài khác biệt và khiếm khuyết của chúng ta; các ngài luôn có một tâm nguyện bình đẳng không ngừng cứu giúp từng người trong tất cả chúng ta.
The Buddhas have infinite, impartial compassion for all beings, so we can be assured of their continual help. Buddhas act aren’t like ordinary beings who help their friends and harm their enemies, or who help someone when she’s nice, but not when she’s in a bad mood. Rather, the Buddhas see beyond our superficial differences and weaknesses and have a constant, unbiased wish to help each of us.
Khả năng cứu vớt chúng sinh của một vị Phật không hề bị giới hạn bởi tâm ích kỷ hay sự vô minh. Tuy nhiên, đức Phật không có khả năng khiến cho một người hành động theo cách thức nào đó. Chư Phật cũng không thể đảo ngược nghiệp lực của chúng ta. Các ngài cũng không xóa bỏ được những chủng tử nghiệp trong dòng tâm thức của ta và không thể ngăn cản chúng tạo thành nghiệp quả khi những điều kiện nhân duyên cần thiết đã hội đủ. Chư Phật chỉ có thể chỉ dẫn, khích lệ và dạy bảo chúng ta, nhưng chỉ có bản thân ta là người duy nhất có khả năng kiểm soát mọi tư tưởng, lời nói và hành động của chính mình.
A Buddha’s ability to help others isn’t limited by selfishness or ignorance. However, a Buddha can’t make someone act in a certain way. Nor can the Buddhas counteract our karma. They can’t erase the karmic imprints from our mind streams or prevent them from ripening if all the necessary conditions are present. Buddhas can guide, inspire and teach us, but we’re the only ones who can control our thoughts, words and deeds.
Cũng giống như ánh mặt trời chiếu sáng khắp nơi không có sự phân biệt hay giới hạn, chư Phật cứu độ tất cả mọi chúng sinh một cách bình đẳng. Tuy nhiên, những tia sáng mặt trời không thể soi đến bên trong một cái chậu úp xuống. Nếu nó nằm nghiêng thì chỉ có một ít ánh sáng soi vào, và nếu lật ngửa ra thì ánh sáng sẽ tràn ngập khắp trong lòng nó.
Just as the sun shines everywhere without discrimination or restriction, Buddhas help everyone equally. However, the sun’s rays can’t go into an upside-down pot. If the pot is on its side, a little light can go in. If it’s upturned, then light floods into it.
Tương tự, tùy theo những thái độ và hành vi của mình, chúng ta có những mức độ tiếp nhận khác nhau đối với ảnh hưởng giáo hóa giác ngộ của chư Phật. Một vị Phật luôn cứu giúp chúng sinh một cách tự nhiên và không cần nỗ lực, nhưng ta nhận được lợi lạc bao nhiêu là tùy thuộc vào chính ta. Nếu ta không nỗ lực đoạn trừ tham ái, sân hận và ích kỷ, thì ta đã tự ngăn cản mình không tiếp nhận được nguồn khích lệ từ chư Phật. Tuy nhiên, khi chúng ta tiến bước trên đường tu tập thì tâm thức ta sẽ tự động ngày càng mở rộng hơn để tiếp nhận sự khích lệ và cứu độ của chư Phật.
Similarly, according to our attitudes and actions, we have different levels of receptivity to the enlightening influence of the Buddhas. A Buddha helps others effortlessly and spontaneously, but how much we receive depends on us. If we don’t try to remedy our attachment, anger and dosed-mindedness, we prevent ourselves from receiving the inspiration of the Buddhas. However, the more we follow the path, the more our minds automatically open to receive the Buddhas’ inspiration and help.
Vì tâm thức chúng ta bị che chướng bởi phiền não và nghiệp lực, nên ta không thể trực tiếp giao tiếp với tâm thức nhất thiết trí của chư Phật. Vì thế, do lòng từ bi mà chư Phật hóa hiện trong nhiều hình thức đa dạng để dẫn dắt chúng ta.
Because our minds are obscured by disturbing attitudes and karma, we can’t communicate directly with a Buddha’s omniscient mind. Therefore, out of compassion, the Buddhas manifest in a variety of forms to guide us.
Một trong các hình thức đó được gọi là Hỷ lạc thân. Đây là thân vi tế mà một đức Phật hóa hiện để giáo hóa hàng Đại Bồ Tát nơi các cõi Tịnh độ. Tịnh độ là những cõi thế giới thanh tịnh do nhiều vị Phật khác nhau hóa hiện, là nơi các hành giả thượng căn có thể tu tập mà không gặp các chướng ngại.
One form is called the enjoyment body. This is the subtle body a Buddha takes to teach the high bodhisattvas in the pure lands. Pure lands are places established by various Buddhas, where advanced practitioners can practice free of hindrances.
Tuy nhiên, hiện nay tâm thức chúng ta quá vướng mắc vào những thứ thuộc vật chất đến nỗi ta thậm chí còn chưa tạo được nhân để tái sanh vào những cõi tịnh độ. Vì vậy, do lòng từ bi mà chư Phật hóa hiện những thân thô trọng hơn, thị hiện vào thế giới của chúng ta để tiếp xúc, giáo hóa chúng ta. Chẳng hạn, một đức Phật có thể hóa thân làm vị thầy của ta, hay một bạn đồng tu. Một đức Phật thậm chí cũng có thể hóa hiện thành một cây cầu, một con vật, hoặc một người phê phán chỉ trích ta, nhằm giúp ta có cơ hội đối trị với lòng sân hận của mình. Tuy nhiên, chư Phật không công khai những gì các ngài đang làm và chúng ta hiếm khi nhận ra được sự hóa hiện của các ngài.
However, at the moment, our minds are so concerned with material things that we haven’t yet created the causes to be born in pure lands. Therefore, out of compassion, Buddhas manifest in grosser bodies, appearing in our world in order to communicate with us. For example, a Buddha could manifest as our teacher, or as a Dharma friend. A Buddha could even appear as a bridge or an animal, or as a person who criticizes us in order to make us deal with our anger. However, the Buddhas don’t announce what they’re doing and we seldom recognize them.
Về những phẩm tính tuyệt vời của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, vị Phật đã thị hiện sống cách đây hơn 2.500 năm ở Ấn Độ, những người Phật tử tán thán như sau:
Referring to the magnificent qualities of Shakyamuni Buddha, who lived 2,500 years ago in India, Buddhists praise his qualities:
Chúng con cúi đầu kính lễ
vị Thái tử dòng Thích-ca,
Sắc thân ngài hình thành
từ vô lượng vô biên công hạnh,
Lời dạy ngài mang hy vọng ngập tràn
cho tất cả chúng sinh,
Trí tuệ ngài thấu suốt hết thảy
mọi tri kiến cần quán chiếu.
You, whose body was formed
by a million perfect virtues,
Whose speech fulfills the hopes of all beings,
Whose mind perceives all that is to be known,
To the prince of the Shakyas, we pay homage.
Chánh pháp và Tăng-già
The Dharma and Sangha
Pháp, hay dharma, chỉ cho hai phương diện: một là các chứng ngộ trên đường tu tập, nhất là tuệ giác trực nhận về tánh Không; hai là sự đoạn diệt mọi khổ đau và nguyên nhân khổ đau, đạt được nhờ các chứng ngộ nói trên.
Dharma refers to two things: (1) the realizations of the path, particularly the wisdom directly realizing emptiness; and (2) the cessations of all sufferings and their causes brought about by these realizations.
Pháp là sự bảo hộ đích thực của chúng ta. Một khi tâm thức ta đã tiến trên đường đạo và đạt đến sự tịch diệt, thì không một sự chướng nghịch nội tâm hay ngoại cảnh nào có thể gây hại cho ta. Theo nghĩa thông dụng hơn, Pháp hay Chánh pháp chỉ đến những lời dạy của đức Phật, chỉ bày cho ta phương pháp để đạt đến các chứng ngộ và sự chấm dứt mọi khổ đau.
The Dharma is our real protection. Once our minds have become the path and attain the cessations, no external or internal foe can harm us. In a more general sense, Dharma refers to the teachings of the Buddha that show us the way to actualize the realizations and cessations.
Tăng-già là tất cả những ai đã trực nhận được tánh Không. Vì vậy, họ là những người bạn đáng tin cậy, luôn khích lệ và đồng hành cùng chúng ta trên đường tu tập. Nói một cách chính xác, từ ngữ “Tăng-già” chỉ cho bất cứ ai đã trực nhận được tánh không, cho dù vị ấy có thọ giới [xuất gia] hay không. Tăng-già bao gồm cả các vị đã chứng A-la-hán, đã tự mình giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử. Các vị Bồ Tát đã trực nhận tánh Không cũng thuộc về Tăng-già. Những Bồ Tát tôn quý này đã làm chủ được tiến trình tái sinh, nhưng do lòng đại bi nên các ngài vẫn giữ tâm nguyện thường xuyên trở lại thế gian này để dẫn dắt chúng ta.
Sangha are all those who have directly realized emptiness. Thus, they are reliable friends who encourage and accompany us on the path. Strictly speaking, the term “Sangha” refers to anyone with direct realization of emptiness, be that person ordained or not. Included in the Sangha are arhats, those who have freed themselves from cyclic existence. Bodhisattvas who have directly realized emptiness are also Sangha. These noble bodhisattvas have control over their rebirth process. Due to their great compassion, they continuously and voluntarily return to our world to guide us.
Theo nghĩa thông thường hơn, Tăng-già chỉ cho cộng đồng chư tăng ni, những người nguyện hiến trọn đời mình cho việc thực hành Chánh pháp, cho dù có thể là họ vẫn chưa đạt được các chứng ngộ. Ở phương Tây, một số người cũng sử dụng từ Tăng-già với nghĩa bao gồm cả cộng đồng các cư sĩ Phật tử. Tuy nhiên, đây không phải cách dùng truyền thống của từ ngữ này.
More commonly, “sangha” refers to the communities of monks and nuns who have dedicated their lives to actualizing the Dharma, although they may not yet have attained realizations. In the West, some people use “sangha” to refer to the community of lay followers as well. However, this is not the traditional usage of the word.
Phật tử có tin vào Thượng đế không?
Do Buddhists believe in God?
Những người theo Do Thái-Thiên Chúa giáo thường thắc mắc việc Phật tử có tin vào Thượng đế hay không. Điều này còn tùy theo ý nghĩa được dùng của danh từ “Thượng Đế”, vì có khá nhiều quan điểm khác nhau trong cộng đồng Do Thái-Thiên Chúa giáo về vấn đề Thượng Đế là ai hay Thượng Đế là gì.
People from Judea-Christian backgrounds often ask if Buddhists believe in God. This depends on what is meant by the the word “God,” for there is a diversity of opinions in the Judeo-Christian world about who or what God is.
Nếu danh từ Thượng Đế được dùng để chỉ đến đạo lý từ bi thì câu trả lời là “có”, người Phật tử chấp nhận đạo lý này. Tâm từ và tâm bi là cốt lõi tinh yếu trong lời dạy của đức Phật. Riêng về điểm này, có rất nhiều điểm tương đồng giữa lời dạy của chúa Giê-su và đức Phật.
If by the word “God” we refer to the principle of love and compassion, then yes, Buddhists accept those principles. Love and compassion are the essential core of the Buddha’s teachings. Many similarities exist between Jesus’ and Buddha’s teachings in this regard.
Nếu danh từ Thượng Đế được dùng để chỉ đến một vị có lòng từ bi và trí tuệ vô hạn, vượt thoát mọi hận thù và phân biệt, thì câu trả lời là “có”, người Phật tử chấp nhận điều này. Từ bi, trí tuệ, nhẫn nhục, bình đẳng là những phẩm tính của tất cả các vị Phật.
If we take “God” to refer to one who has infinite love and wisdom and who is free of vengeance and partiality, then yes, Buddhists accept this. Love, wisdom, patience and impartiality are qualities of all the Buddhas.
Nếu danh từ Thượng Đế được dùng để chỉ một đấng sáng tạo, thì người Phật tử có quan điểm khác hơn. Theo quan điểm Phật giáo, không có điểm khởi đầu trong tiến trình tương tục của vật chất và tâm thức (xem chương về tái sinh). Nếu thừa nhận sự hiện hữu của một đấng sáng tạo thì sẽ nảy sinh nhiều khó khăn trong lý luận, vì thế người Phật tử đưa ra một sự giải thích thay thế khác. Theo đó, người Phật tử không chấp nhận những quan niệm về tội tổ tông hay sự trừng phạt vĩnh viễn ở địa ngục. Phật tử cũng không cho rằng chỉ riêng đức tin [tôn giáo] đã đủ để có thể đạt được sự an lạc.
If “God” is used to refer to a creator, then Buddhists have a differing view. From a Buddhist viewpoint, there was no beginning to the continuities of physical matter and consciousness (see the chapter on rebirth). Since many logical difficulties arise if the existence of a creator is posited, Buddhists propose an alternative explanation. Thus, Buddhists don’t accept the ideas of original sin or eternal damnation. Nor is faith alone sufficient to attain peace.
Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, người Phật tử xem việc có nhiều tín ngưỡng và thực hành tôn giác khác nhau là điều lợi ích. Vì con người không tư duy theo một cách như nhau, nên có nhiều tín ngưỡng khác nhau cho phép mỗi người lựa chọn một tín ngưỡng có thể giúp họ sống tốt hơn. Do đó, người Phật tử nhấn mạnh đến tầm quan trọng và thiết yếu của lòng khoan dung tôn giáo.
It must be emphasized, however, that Buddhists see the plurality of religious beliefs and practices as beneficial. Since people don’t think in the same way, a diversity of beliefs enables each person to select a system that helps him or her to live a better life. Thus, Buddhists emphasize the importance and necessity of religious tolerance.
Tại sao phải quy y?
Why take refuge?
Có hai khuynh hướng chính yếu khiến chúng ta quay về nương tựa vào Ba ngôi báu. Những khuynh hướng này cũng giúp cho sự quy y của ta ngày càng sâu sắc hơn. Hai khuynh hướng đó là: 1. Kinh hãi vì sự kéo dài tiếp tục thực trạng như hiện nay; 2. Tin tưởng vào năng lực dẫn dắt của Tam bảo đối với chúng ta.
Two principal attitudes cause us to turn to the Three Jewels for refuge. These attitudes also help to deepen our refuge as time goes on. These are: (1) dread of continuing the way we are, and (2) confidence in the abilities of the Three Jewels to guide us.
Nhận ra việc các tâm hành phiền não thường xuyên chế ngự tâm hồn mình như thế nào, ta sợ rằng chúng sẽ xô đẩy ta vào khổ đau hiện tại và những tái sanh đau khổ trong tương lai. Nhìn xa hơn nữa, chúng ta hãi hùng vì sự chìm đắm trong vòng sinh tử luân hồi, tiếp nối mãi mãi những kiếp sống tái sinh không mong muốn. Chúng ta biết rằng, bất kể ta tái sinh về đâu cũng không thể có được hạnh phúc bền lâu.
Realizing how often our disturbing attitudes overwhelm us, we fear they’ll propel us towards unhappiness now and an unfortunate rebirth in the future. Looking even further ahead, we dread being trapped in cyclic existence, taking one uncontrolled rebirth after another. We know that no matter where we’re born, there’s no lasting happiness.
Vì tự mình không biết làm sao ra khỏi được tình trạng khó khăn luẩn quẩn đó, nên chúng ta phải tìm sự khuyên dạy từ những ai đã làm được điều đó. Nhưng chúng ta nhất thiết phải cẩn trọng trong việc chọn người để tin theo, vì nếu ta đi theo sự chỉ dẫn của một người còn hạn chế về trí tuệ, lòng từ bi và phương tiện thiện xảo, thì ta sẽ không có khả năng hoàn thiện. Vì vậy, điều thiết yếu là phải khảo sát thật kỹ lưỡng về phẩm tính của những nguồn hỗ trợ tu tập có thể cần đến. Một khi đã có sự tin tưởng vào khả năng dẫn dắt của ai đó, ta sẽ lắng nghe những lời chỉ dẫn và thực hành theo những gì học được.
Because we don’t know how to solve these dilemmas, we must seek advice from those who do. But we must be careful about whose instructions we follow, for if we pick a guide who is limited in compassion, wisdom and skill, we won’t be able to improve. Thus, it’s essential to examine closely the qualities of possible sources of help. When we have confidence in the abilities of another to guide us, then we’ll listen to their instructions and practice what we learn.
Chánh tín trái với niềm tin mù quáng
Confidence versus blind faith
Chữ “tín” trong kinh điển Phật giáo thường được dịch sang tiếng Anh là “faith”, hay niềm tin nói chung. Nhưng chữ “faith” trong tiếng Anh có hàm nghĩa là người ta tin vào điều gì đó nhưng không biết tại sao. Trong đạo Phật, chúng ta không nuôi dưỡng loại niềm tin mù quáng này. Chánh tín là từ ngữ có ý nghĩa tốt hơn: Chúng ta hiểu biết về Phật, Pháp, Tăng-già và tin tưởng vào khả năng cứu giúp của Ba ngôi báu này. Có ba loại niềm tin tích cực được phát triển trong sự tu tập của Phật giáo. Một là niềm tin do được thuyết phục. Hai là niềm tin do khát vọng. Ba là niềm tin do sự ngưỡng mộ.
The term “confidence” in Buddhist scriptures is often translated as faith. However, the English word “faith” has connotations of someone who believes in something but doesn’t know why. Blind faith of this sort isn’t cultivated in Buddhism. “Confidence” expresses the meaning better: we know about the Buddhas, Dharma and Sangha and we trust their ability to help us. Three kinds of constructive faith or confidence are developed in Buddhist practice: (1) convinced confidence, (2) aspiring confidence, and (3) admiring or clear confidence.
Niềm tin thuyết phục phát sinh từ sự hiểu biết. Chẳng hạn, chúng ta nghe nói về những tác hại của các tâm hành phiền não và học được các phương pháp để đối trị. Sau đó, ta khảo sát đời sống của chính mình để xem các tâm hành phiền não có gây bất ổn cho ta không, và liệu các phương pháp đối trị đã học có mang lại hiệu quả không. Bằng cách đó, ta sẽ được thuyết phục ngày càng mạnh mẽ hơn rằng việc dứt trừ các tâm hành phiền não là điều có thể làm được và rất cần thiết. Thông qua suy luận hợp lý và kinh nghiệm của chính bản thân mình, chúng ta sẽ được thuyết phục rằng việc quán chiếu lẽ vô thường có thể làm suy giảm những tham luyến vô lý của mình. Vì đặt nền tảng trên sự hiểu biết nên loại niềm tin này là vững chắc và có căn cứ.
Convinced confidence arises from understanding. For example, we hear about the disadvantages of the disturbing attitudes and learn techniques to overcome them. We then examine our lives to see if disturbing attitudes cause us problems and if the techniques effectively counteract them. In this way, we’ll develop conviction that it’s necessary and possible to eliminate the disturbing attitudes. Through reason and our own experience, we’ll become convinced that contemplating impermanence will diminish our unreasonable attachments. Because this kind of faith is based on understanding, it’s firm and valid.
Chúng ta có thể được thuyết phục để đạt đến niềm tin rằng chư Phật, Chánh pháp và Tăng-già có khả năng dẫn dắt ta ra khỏi sự tối tăm, mê lầm của mình. Chúng ta không cần thiết phải đặt niềm tin vào sự cao quý của Tam bảo chỉ vì có ai đó bảo ta như thế, vì điều này cũng giống như chọn mua một loại xà phòng giặt chỉ đơn giản vì nghe người bán hàng bảo đó là loại tốt. Thay vì vậy, thông qua sự học hỏi và quán chiếu về các phẩm tính của Tam bảo, chúng ta sẽ hiểu biết và được thuyết phục [để đạt đến niềm tin]. Một sự thuyết phục như thế sẽ giúp ta cảm thấy gần gũi với chư Phật, Chánh pháp và Tăng-già.
We can gain convinced confidence that the Buddhas, Dharma and Sangha are able to lead us from our confusion. We don’t need to believe in the greatness of the Three Jewels just because someone told us to, for that would be like buying a laundry soap simply because the commercial said it was the good. Rather, through learning and reflecting on the qualities of the Three Jewels, we’ll understand and will be convinced. Such conviction makes us feel close to the Buddhas, Dharma and Sangha.
Loại niềm tin thứ hai là niềm tin phát sinh từ cảm hứng. Khi chúng ta được biết về những lợi ích của một trái tim nhân hậu và quan sát những kết quả diệu kỳ mà những người có lòng vị tha đã mang lại cho cuộc đời, chúng ta sẽ thấy hứng khởi và mong muốn trưởng dưỡng lòng từ bi của mình. Học biết về tánh Phật trong tự thân ta và về những phẩm tính của Tam bảo, ta sẽ thấy hứng khởi và mong muốn được thành Phật. Loại niềm tin này rất mạnh mẽ nhiệt thành và giúp ta có đủ nhiệt tâm để tu tập theo Chánh Pháp.
Aspiring confidence is the second kind of confidence. Reading about the benefits of a kind heart and observing the wonderful effects altruistic people have upon the world, we’ll aspire to increase our love and compassion. Learning about our Buddha nature and the qualities of the Three Jewels, we’ll aspire to become Buddhas. This kind of faith is very invigorating and gives us enthusiasm for the Dharma practice.
Niềm tin trong sáng hay do sự ngưỡng mộ khiến tâm ta đầy hỷ lạc. Chẳng hạn như khi được nghe về những phẩm tính của chư Phật và Bồ Tát - tình yêu thương bình đẳng và trí tuệ thấu suốt, chúng ta kính ngưỡng các ngài với tâm hoan hỷ. Qua việc chú ý đến những phẩm tính tốt đẹp của người khác và sanh tâm tùy hỷ, niềm tin ngưỡng mộ sẽ phát khởi trong ta.
Clear or admiring confidence makes our minds joyful. For example, we hear about the qualities of the bodhisattvas and Buddhas - their impartial compassion and penetrating wisdom - and admire them with a happy heart. By focusing on others’ good qualities and rejoicing, admiring confidence arises within us.
Niềm tin về chư Phật, Chánh pháp và Tăng-già giúp tâm ta được an bình và định hướng cho cả cuộc đời ta. Như trong kinh Pháp cú đức Phật có dạy:
Confidence in the Buddhas, Dharma and Sangha makes our hearts peaceful and gives direction to our lives. As the Buddha said in the Dhammapada:
Bậc trí chọn trí, tín
Để an ổn cuộc đời;
Là tài sản quý nhất,
Mọi thứ khác tầm thường.
The wise take faith and intelligence
For their security in life;
These are their finest wealth.
That other wealth is just commonplace.
Trong đạo Phật, tín hay niềm tin được phát triển một cách chậm chạp và chỉ phát khởi nhờ có tri thức và sự hiểu biết. Nhờ nương theo sự dẫn dắt của chư Phật, Chánh pháp và Tăng-già, sự hiểu biết của ta về ba chứng ngộ căn bản trên đường tu tập sẽ được tăng tiến. Ngược lại, nhờ đào sâu tri kiến nội tâm và chuyển hóa tâm thức, niềm tin và sự nương dựa của ta vào Tam bảo cũng sẽ tăng thêm. Đó là vì thông qua kinh nghiệm của chính mình, ta hiểu ra được rằng sự dẫn dắt của Tam bảo có thể giúp ta chuyển hóa được những hoàn cảnh bất như ý của mình. Và như vậy, việc quy y [Tam bảo] có nghĩa là nhận lấy trách nhiệm về mọi hoàn cảnh xảy đến cho chính ta, cũng như nương theo sự dẫn dắt, chỉ dạy và khích lệ của những ai có khả năng truyền dạy cho ta cách thức chuyển hóa tâm thức.
In Buddhism, faith or confidence is developed slowly, and it arises through knowledge and understanding. By relying on the guidance of the Buddhas, Dharma and Sangha, our understanding of the three principal realizations of the path will grow. Conversely, by deepening our inner understanding and transforming our minds, our confidence in and reliance upon the Three Jewels increase. This occurs because we discern through our own experience that the direction provided by the Three Jewels resolves our unsatisfactory situations. In this way, taking refuge involves taking responsibility for our own experience, as well as relying on the guidance, instruction and inspiration of those who can show us the way to transform our minds.
Bác sĩ, thuốc men và y tá
Doctor, medicine and nurse
Sự quy y [Tam bảo] rất giống với việc người bệnh phải dựa vào bác sĩ, y tá và thuốc men để được khỏi bệnh. Chúng ta giống như những người bệnh, vì ta phải chịu đau đớn với biết bao cảnh trái ý nghịch lòng trong đời này và các đời tương lai. Để tìm cách chữa trị, ta phải tìm đến một bác sĩ giỏi là đức Phật. Ngài chẩn đoán nguyên nhân bệnh tật của ta chính là những tâm hành phiền não và những hành động mê lầm của ta do sự thôi thúc của chúng. Rồi ngài kê toa thuốc Chánh pháp, là những chỉ dẫn phương pháp tu tập để đạt các chứng ngộ, chấm dứt khổ đau và đạt đến giác ngộ viên mãn.
Refuge is likened to the doctor, medicine and nurse a sick person relies upon to be cured. We’re like a sick person because we’re afflicted with many unsatisfactory situations in this and future lives. Seeking a solution, we consult a qualified doctor, the Buddha. The Buddha diagnoses the cause of our illness: the disturbing attitudes and the confused actions we’ve done under their influence. Then he prescribes the medicine of the Dharma, the teachings on how to gain the realizations and cessations leading to enlightenment.
Chúng ta nhất thiết phải thực hành tu tập theo Chánh pháp mới có được kết quả. Việc lắng nghe Giáo pháp không thôi là chưa đủ. Ta phải vận dụng Giáo pháp một cách sinh động vào cuộc sống hằng ngày và vào các mối quan hệ với mọi người. Điều này có nghĩa là ta phải nỗ lực duy trì tỉnh giác để nhận ra ngay các tâm hành phiền não mỗi khi chúng sinh khởi. Sau đó, ta áp dụng các phương pháp đối trị để nhận thức đúng rõ về tình huống. Nếu người bệnh có thuốc nhưng không uống thì sẽ không khỏi bệnh. Tương tự, ta có thể có bàn thờ Phật rất uy nghiêm ở nhà và một thư viện kinh sách đồ sộ, nhưng nếu gặp một người quấy phá mà ta không vận dụng được pháp nhẫn nhục thì ta đã đánh mất đi cơ hội tu tập.
We must practice the teachings to attain the result. It isn’t sufficient just to hear the Dharma. We have to actively apply it in our daily lives and in our relationships with others. This means we try to be mindful and notice when disturbing attitudes arise. Then, we apply the remedies enabling us to perceive the situation clearly. If sick people have medicine but don’t take it, they aren’t cured. Similarly, we may have an elaborate shrine at home and a huge library of Dharma books, but if we don’t apply patience when we meet a person who annoys us, we’ve missed the opportunity to practice.
Tăng-già cũng giống như những người y tá, giúp ta trong việc uống thuốc. Đôi khi ta không nhớ vào lúc nào phải uống loại thuốc nào, do đó cần có y tá nhắc nhở chúng ta. Nếu ta thấy khó khăn khi uống những viên thuốc quá lớn thì người y tá sẽ phân nhỏ ra cho ta. Tương tự vậy, những vị đã có chứng ngộ trên đường giải thoát là Tăng-già đích thực, giúp ta trở lại tu tập Chánh pháp một cách đúng đắn mỗi khi chúng ta mê muội. Chư Tăng và Ni là những tấm gương tốt đẹp để ta noi theo và bất cứ hành giả nào có kinh nghiệm tu tập hơn ta đều có thể chỉ dẫn cho ta.
The Sangha are like the nurses who help us take the medicine. Sometimes we forget which pills to take when, so the nurses remind us. If we have difficulty swallowing huge pills, the nurses break them into bits for us. Similarly, those with realizations of the path are the real Sangha who help us practice the Dharma correctly when we get confused. Monks and nuns provide a good example, and any practitioner who is more advanced than we are can help us.
Những người bạn đồng tu của ta là rất quan trọng, vì ta dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Khi ta đang nỗ lực chuyển hóa bản thân thì điều quan trọng là được sống chung với những người khuyến khích ta theo đuổi mục đích đó. Nếu ta giao tiếp với những người chỉ thích tán gẫu và phê phán người khác, ta rất có thể sẽ làm giống như vậy khi tiếp xúc với họ. Nếu ta gần gũi những người có nỗ lực tự tu dưỡng, thì sự nêu gương và sách tấn của họ sẽ ảnh hưởng tích cực đến ta. Vì thế, trong kinh Pháp cú đức Phật đã dạy:
Our Dharma friends are very important, for we’re easily influenced by the people we’re around. When we’re trying to improve ourselves, it’s important to be around people who encourage us in this pursuit. If we spend time with people who enjoy gossiping and criticizing others, that’s what we’re likely to do when we’re with them. When we’re near people who value self-cultivation, their example and encouragement will influence us positively. For that reason the Buddha said in the Dhammapada:
Bậc trí, chớ thân cận,
Kẻ bất tín, xấu ác,
Kẻ vu khống, chia rẽ,
Đừng làm bạn với họ.
Bậc trí, hãy thân cận,
Người tín tâm, nhu hòa,
Đạo đức, biết lắng nghe,
Hãy làm bạn với họ.
Wise ones, do not befriend
The faithless, who are mean,
And slanderous and cause schism.
Don’t take bad people as your companions.
Wise ones, be intimate
With the faithful who speak gently,
Are ethical and do much listening.
Take the best as companions.
Chúng ta áp dụng lời dạy này như thế nào trong nỗ lực tu tập phát triển tâm từ bi bình đẳng với tất cả mọi người? Về mặt tinh thần, chỉ cần ta cố gắng nhìn xuyên qua vẻ ngoài của mọi người là có thể yêu thương bình đẳng đối với tất cả. Nhưng vì ta vẫn chưa thành Phật, nên ta dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi người khác.
How are we to link this advice with our effort to develop impartial love and compassion for everyone? Mentally, we try to look beyond people’s superficial qualities and cherish them all equally. However, as we aren’t yet Buddhas, we’re still easily influenced by others.
Vì thế, vì lợi ích cho tất cả mọi người, sáng suốt nhất là hãy thân cận với những người có nếp sống đạo đức và nỗ lực tự tu dưỡng. Cho dù về mặt tinh thần, ta có thể khởi tâm từ bi bình đẳng với tất cả mọi người, nhưng về mặt vật lí, ta nên thân cận với những người có ảnh hưởng tốt đẹp đến ta. Khi tâm thức ta đã trở nên vững vàng hơn, ta sẽ có thể tiếp xúc với bất kỳ ai mà không bị ảnh hưởng bởi những thói xấu của họ.
Thus, for the benefit of everyone, it’s wiser to form friendships with people who live ethically and value self-cultivation. Although mentally we can have equal love and compassion for everyone, physically we should remain near those who influence us positively. When our own minds become stronger, then we can be around anyone without being influenced by his or her bad habits.
Nghi thức quy y
The refuge ceremony
Mặc dù việc quy y được thực hiện trong tâm thức và không đòi hỏi phải có một nghi lễ, nhưng việc tham dự một nghi lễ quy y sẽ giúp ta tiếp nhận được nguồn lực tâm linh trong dòng mạch truyền thừa của chư thánh giả bắt đầu từ đức Phật và được truyền nối tương tục cho đến nay. Hơn nữa, [qua nghi lễ quy y] chúng ta mới chính thức giao phó đời mình cho sự dẫn dắt của Tam bảo.
Although taking refuge is done in our hearts and doesn’t require a ritual, participating in the refuge-taking ceremony allows us to receive the inspiration of the lineage of practitioners that began with the Buddha and continues down to the present. Also, we’re formally entrusting ourselves to the guidance of the Three Jewels.
Qua việc quy y, chúng ta phát khởi lời kiên thệ với chính mình và trước các đấng thiêng liêng, rằng ta sẽ sống một cuộc đời mang lại lợi lạc. Chúng ta quyết tâm không để sự vô minh và ích kỷ đánh lừa khiến ta chạy đuổi theo nhưng mục đích vô bổ nữa. Thay vì vậy, ta sẽ tiếp xúc với từ bi và trí tuệ ngay trong tâm thức của chính mình. Việc đưa ra quyết định như thế và quy y Tam bảo là giây phút rất quý giá trong cuộc đời ta, vì ta đang bước chân vào con đường hướng đến giải thoát.
By taking refuge, we’re making a firm statement to ourselves and to the holy beings that we’ll take a beneficial direction in life. We’re determined to stop letting our selfishness and ignorance fool us into chasing after useless pursuits. Instead, we’ll get in touch with our inner wisdom and compassion. Making this decision and taking refuge is a very precious moment in our lives, for we are embarking on the path to enlightenment.
Trong truyền thống [Phật giáo] Tây Tạng, có bài kệ quy y và phát tâm Bồ-đề như sau đây, luôn được đọc tụng vào mỗi buổi sáng thức dậy và trước mỗi thời hành thiền:
In the Tibetan tradition this verse of taking refuge and generating the altruistic intention is recited in the morning upon awaking and before all meditation sessions:
Con về nương tựa Phật
Con về nương tựa Pháp
Con về nương tựa Tăng,
Từ nay cho đến khi,
Được Vô thượng Chánh giác.
Bao nhiêu hạt giống lành,
Nhờ bố thí, trì giới,
Nhẫn nhục và tinh tấn,
Thiền định cùng trí tuệ.
Nguyện con thành Phật đạo
Vì lợi lạc chúng sinh.
I go for refuge,
until I am enlightened,
to the Buddhas,
the Dharma
and the Sangha.
By the positive potential
I create by practicing generosity
and the other far-reaching attitudes
(ethics, patience, joyous effort,
meditative stabilization and wisdom),
may I attain Buddhahood
in order to benefit all beings.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những tâm tình cô đơn


Dưới cội Bồ-đề


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.189.143.150 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...