Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» 3. Giới hạnh »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» 3. Giới hạnh

Donate

(Lượt xem: 7.339)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ - 3. Giới hạnh

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Quan hệ xây dựng với mọi người

Sau khi nhận ra tiềm năng lớn lao của mình, chúng ta bắt đầu quan tâm đến việc có thể làm gì để phát triển tiềm năng đó. Những hành vi nào là mang đến lợi lạc? Những hành vi nào làm mất đi nhân cách cao đẹp và ngăn trở tiến trình phát triển tâm linh của ta, do đó cần phải từ bỏ? Những câu trả lời đều nằm trong phạm vi đề cập của giới hạnh.

Quan điểm Phật giáo về giới hạnh được rút ra từ mối liên kết giữa những hành vi của ta với kết quả của chúng. Những hành vi mang đến khổ đau được gọi là bất thiện, và những hành vi mang lại hạnh phúc cho bản thân ta cũng như mọi người được xem là hiền thiện. Những việc làm nào đưa đến khổ đau cho mình và người từ hiện tại đến tương lai được xem là bất thiện. Vì chúng ta luôn mong muốn được hạnh phúc và không muốn chịu khổ đau, nên việc học hỏi và sống phù hợp theo sự vận hành của nhân quả là điều khôn ngoan. Khi hiểu biết được về kết quả mà những hành vi nhất định nào đó sẽ mang lại, ta sẽ sáng suốt hơn trong việc quyết định nên hành động như thế nào.

Như một nguyên tắc chung nhất, đức Phật khuyên ta nên tránh 10 hành vi, vì chúng hủy hoại hạnh phúc của bản thân ta và người khác. Trong 10 hành vi tạo nghiệp đó, có 3 nghiệp thuộc về thân là: giết hại, trộm cắp và tà dâm; 4 nghiệp thuộc về khẩu là: nói dối, nói xấu kẻ khác, nói hiểm ác và nói lời vô nghĩa; 3 nghiệp thuộc về ý là: tham của người khác, hiểm ác và tà kiến.

Ba nghiệp của thân

Giết hại nghĩa là cướp đi mạng sống của bất kỳ chúng sinh nào. Đây là hành vi nghiêm trọng nhất trong 10 nghiệp bất thiện, vì nó gây hại nặng nề nhất cho người khác. Tất cả chúng sinh, dù là con người hay loài vật cũng đều quý tiếc mạng sống của mình hơn mọi thứ khác. Đôi khi chúng ta có thể gặp những tình huống khó khăn, khi mà việc ra tay giết hại có vẻ như là giải pháp có lợi: đất nước ta bị xâm lược, có người hay con vật đe dọa làm hại con cái ta, căn nhà của ta bị loài mối xâm chiếm khắp nơi... Nhưng thường thì ngoài việc phải ra tay giết hại, nếu ta suy nghĩ một cách sáng tạo, vẫn luôn có những giải pháp thay thế khác: con đường ngoại giao thay vì sử dụng vũ lực cũng có thể ngăn chặn kẻ xâm lược; việc giăng bẫy hoặc đánh ngất con thú cũng ngăn chặn được mối nguy hiểm. Trong khả năng có thể được, ta nên cố gắng hết sức để không phạm vào việc giết hại.

Việc [bác sĩ giúp bệnh nhân] chết một cách nhẹ nhàng [để thoát khỏi sự hành hạ đau đớn của căn bệnh bất trị] hay việc nạo phá thai đều là những vấn đề nan giải. Theo quan điểm Phật giáo, cả hai việc đó đều bị xem là giết hại. Tuy nhiên, rất hiếm khi có được câu trả lời rõ rệt cho từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp như vậy thách thức trí tuệ và lòng bi mẫn của chúng ta. Chúng ta phải suy nghĩ thật sâu xa về những điểm lợi hại khác nhau đối với bản thân ta và người khác và cân nhắc đủ mọi giải pháp có thể, rồi mới làm theo những gì mà ta cảm thấy là tốt nhất.

Trộm cướp nghĩa là lấy làm của mình những thứ mà người khác không hề cho, tặng. Hành vi này bao gồm từ việc cướp bóc có vũ trang cho đến vay mượn của bạn bè rồi không hoàn trả. Trốn thuế hay không chịu chi trả những khoản chi phí lẽ ra phải trả, hoặc lấy của chung dùng vào việc riêng, đều là những hình thức khác của trộm cướp.

Với mong muốn không sử dụng sai trái tài sản của người khác, chúng ta sẽ trở nên tỉnh giác hơn về khuynh hướng và hành vi của mình đối với tài sản của người khác. Điều này rất hữu ích và giúp ngăn ngừa rất nhiều xung đột giữa ta với mọi người xung quanh. Thêm vào đó, người khác sẽ tin cậy ta và sẵn lòng cho ta vay mượn. Họ cũng không phải lo lắng về việc mất mát tài sản khi có sự hiện diện của ta.

Hành vi tà dâm chủ yếu chỉ cho sự thông dâm: chúng ta đã có quan hệ tình ái với một người, cho dù đã đi đến hôn nhân hay chưa, nhưng rồi lại quan hệ tình dục với một người khác. Hoặc nếu ta còn độc thân, nhưng người dan díu với ta đã kết hôn với người khác thì đó cũng là tà dâm. Ta cũng nên tránh những sinh hoạt tình dục làm lây lan bệnh tật, hoặc gây hại đến bản thân ta và người khác.

Bốn nghiệp của khẩu

Nói dối nghĩa là cố ý nói sai sự thật. Mặc dù nói dối chủ yếu là qua lời nói, nhưng đôi khi nó cũng được thực hiện bằng thân, thông qua một cái gật đầu hoặc những cử chỉ ra hiệu khác. Nói dối không chỉ gây hại cho ta trong những kiếp sống tương lai, mà nó còn hủy hoại các mối quan hệ của ta trong hiện tại. Nếu ta nói dối, người khác sẽ không tin cậy nơi ta, ngay cả khi ta nói ra sự thật.

Đôi khi có những tình huống tế nhị mà nếu nói thật ta sẽ làm tổn thương tình cảm của ai đó. Chẳng hạn khi bạn bè mời ta đến ăn cơm tối và hỏi ta dùng bữa có ngon không. Chúng ta thấy thức ăn không được ngon, nhưng nếu nói thật ra sẽ làm họ không vui. Tuy nhiên, ta có thể đáp lại thế này: “Tôi thật sự rất cảm kích tấm thịnh tình của bạn đã mời tôi đến dùng bữa. Thức ăn hôm nay đã được nấu nướng với đầy tình thân hữu.” Như vậy, ta vừa thật lòng bày tỏ sự biết ơn của mình, vừa tránh không phải nói dối về sự ngon dở của thức ăn.

Giả sử có người đang cơn giận với khẩu súng trên tay đến hỏi ta: “Pat đâu rồi?”, nếu ta nói thật, điều đó sẽ đe dọa đến tính mạng của Pat. Do vậy, ta có thể lãng tránh câu hỏi hoặc đưa ra một câu trả lời không liên quan đến vấn đề. Cũng giống như trong tất cả những trường hợp có liên quan đến 10 hành vi bất thiện, chúng ta phải vận dụng đến lương tâm của mình!

Việc nói xấu người khác thường là vì ganh tị. Chẳng hạn, vì muốn được thăng tiến lên một chức vụ nào đó, nên ta phê phán các đồng nghiệp của mình trước mặt sếp. Hoặc nếu một người bạn thân của ta giờ lại kết thân với một người khác, ta có thể sẽ muốn phá hoại mối quan hệ của họ. Vì thế, ta liền đến thuật lại với người này những điều tồi tệ mà người kia đã nói. Những lời lẽ gây bất hòa trong quan hệ của người khác hoặc cản trở sự hòa giải giữa những người đang có xung đột đều được xem là nói xấu người khác.

Tác hại của những lời nói gây chia rẽ là rất rõ ràng. Những người khác sẽ sớm nhận ra ý đồ của ta và không còn thân thiện với ta nữa. Chúng ta sẽ mang tiếng là “kẻ gây rối” và mọi người sẽ xa lánh ta.

Lời nói hiểm ác bao gồm những hành vi rõ rệt như giận dữ quát tháo, phê phán người khác một cách thâm độc và chế giễu họ. Ngoài ra, những lời lẽ trêu chọc cũng được xem là thuộc loại này nếu ta cố ý làm vậy để gây tổn thương người khác hoặc để khiến cho họ có vẻ như ngốc nghếch. Đôi khi những lời hiểm ác có thể được nói ra với sự vui vẻ, như khi ta làm “ra vẻ ngây thơ” nói ra điều gì đó mà ta biết là người nghe sẽ bị tổn thương.

Mặc dù một số người trong chúng ta có thể cho rằng việc sử dụng những lời lẽ hiểm ác như vậy [trong một số trường hợp] là hợp lý, nhưng nếu suy xét kỹ, liệu ta có tự mình thấy vui khi nói ra những lời như thế hay không? Cho dù ta có thể lớn tiếng lấn lướt ai đó và liên tục công kích họ cho đến khi giành được phần thắng, nhưng liệu sau đó rồi ta có thấy hài lòng, vui sướng với bản thân mình hay không? Ta là hạng người gì mà có thể thấy vui khi gây rắc rối cho người khác hoặc khiến cho họ trở nên ngớ ngẩn, ngốc nghếch? Nếu ta xét kỹ cách thức nói năng của mình, ta sẽ hiểu được vì sao có đôi khi người khác không muốn bầu bạn với ta. Nhưng khi ta biết tôn trọng người khác và quan tâm đến cảm xúc của họ, thì không những ta phát triển được lòng tự trọng của mình, mà còn khiến cho người khác muốn thân cận với ta nhiều hơn nữa.

Nói lời phù phiếm là một trong những lề thói chủ yếu làm lãng phí thời gian của chính mình và gây rối rắm tâm trí người khác. Mặc dù ta không có thời gian đến nghe Pháp đàm hoặc thăm viếng một người thân khó tính đang đau ốm, nhưng hầu như ta lại chẳng bao giờ thiếu thời gian để phiếm luận về các minh tinh màn ảnh hay về thể thao, hay về những gì hàng xóm ta đang làm, hoặc về thời trang hay những kiểu xe mới nhất... Buổi tối chúng ta mệt mỏi đến nỗi không thể ngồi thiền hoặc chú ý lắng nghe những chia sẻ tâm sự của con cái hay người bạn đời, nhưng ta lại có thể thức đến khuya để tán gẫu chuyện này chuyện nọ.

Đôi khi ta càng nói nhiều đến một vấn đề thì nó càng trở nên khó giải quyết hơn. Có những sự việc khi sinh khởi chỉ là một khó khăn nhỏ nhặt nhưng lại trở nên to tát, quan trọng khi có người bạn bênh vực ta và chỉ rõ rằng đối phương của ta là sai trái. Thế rồi, người bạn ấy đi nói với một người khác, người khác ấy lại đi nói với người khác nữa, và vấn đề nhỏ nhặt hóa thành to tát.

Điều này không có nghĩa là ta không nên thảo luận vấn đề của mình [với người khác] hoặc không tin cậy vào người khác. Nhiều khi, việc biết thêm quan điểm của người khác về một tình huống là rất hữu ích. Nhưng khi ta cố thu thập “lời khuyên” của bạn bè chỉ để củng cố ý kiến của mình hơn là để thăm dò các giải pháp mang tính từ ái cho vấn đề đó, thì cuộc thảo luận ấy sẽ trở thành cuộc tán gẫu vô bổ.

Điều này cũng không có nghĩa rằng đùa cợt, nói cười và vui vẻ thoải mái là “xấu”. Không phải vậy! Việc hạn chế chuyện trò phù phiếm là sự khuyến khích phát triển những động cơ tốt đẹp để trò chuyện với người khác. Nếu ta đùa cợt, tán gẫu chỉ để thỏa mãn thú vui của riêng mình, ta không tận dụng được tối đa đời sống của mình. Ngược lại, khi quan tâm đến một người đang thất vọng và chán nản, ta có thể dùng sự đùa cợt hay chuyện trò về điều này điều nọ để cố làm cho tinh thần của họ phấn chấn hơn lên. Đôi khi chúng ta cũng cần thư giãn đôi chút để sau đó có thể tiếp tục công việc căng thẳng. Những lúc này, ta có thể tán gẫu với bạn bè, nhưng vẫn phải lưu ý không làm cho bất cứ ai phải khó chịu vì những điều ta nói.

Ba nghiệp của ý

Khi chúng ta phạm vào bất kỳ điều nào trong ba nghiệp bất thiện của ý, không cần phải có ai biết đến, điều đó vẫn tạo ra những khuynh hướng bất thiện trong dòng tâm thức của ta. Lòng tham sinh khởi khi ta để ý đến tài sản đáng thèm muốn của ai đó và mưu tính việc chiếm đoạt. Chúng ta có thể nghĩ: “Ta sẽ khéo léo ca ngợi vẻ đẹp của món đó để kín đáo bày tỏ sự ham thích của mình, chắc rằng người ấy sẽ tặng cho ta. Hoặc ta sẽ dùng lời nịnh hót để người ấy tặng nó cho ta.” Lòng tham khiến ta luôn bất an và có thể thôi thúc ta nói năng hay hành động bất thiện. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết tu tập để luôn hài lòng với những gì hiện có và hoan hỷ với sự may mắn của người khác.

Sự hiểm ác sẽ nuôi dưỡng tâm bất thiện và ý tưởng hãm hại người khác. Chúng ta đều rất giỏi về mặt này. Ta có thể vạch ra cả một kế hoạch phức tạp để trả thù một hành vi sai trái đối với ta, hoặc ta vắt óc nghĩ xem phải nói điều gì để gây tổn thương cho ai đó và làm cho anh ta phải “biết thân giữ phận”. Đôi khi chúng ta thậm chí không nhận biết được là mình đang có những tư tưởng hiểm ác. Chúng ta cần thận trọng quán sát những tư tưởng của mình để biết được ngay khi trong ta khởi lên ý muốn hãm hại người khác hoặc vui sướng hả hê trước những khổ đau của họ.

Người mang tà kiến sai lầm có nghĩa là phủ nhận sự tồn tại của những gì thực sự tồn tại, hoặc khẳng định sự tồn tại của những gì thật ra không tồn tại. Điều này cũng đúng đối với các vấn đề quan trọng đã hình thành nên toàn bộ quan điểm sống của ta. Chẳng hạn, nếu ta kiên quyết cho rằng “không có tái sinh” và cố chấp không chịu lắng nghe quan điểm của người khác, ta sẽ rơi vào tà kiến. Sự hoài nghi hiện nay của chúng ta về vấn đề tái sinh không phải là tà kiến, vì ta vẫn đang xem xét các quan điểm mới và có sự cởi mở tiếp nhận lập luận của người khác. Tà kiến khởi sinh khi người ta ôm giữ những quan niệm sai trái về đạo đức hay triết lý một cách cố chấp và đối nghịch.

Khi chúng ta tự chế không phạm vào mười ác nghiệp thì tự nhiên ta sẽ thực hành mười thiện nghiệp. Khi chúng ta ngày càng tỉnh giác hơn về những hành vi của mình thì cuộc sống của chính ta và mọi người quanh ta sẽ được an ổn hơn nhiều. Các tôn giáo trên thế giới đều có quan điểm đạo đức tương tự như nhau xoay quanh việc từ bỏ mười hành vi bất thiện.

Việc thay đổi cách ứng xử cần phải có thời gian. Trước hết, ta phải biết cách nhận ra những hành vi bất thiện cụ thể mà mình đang làm. Thường thì chúng ta không tỉnh giác về những gì mình suy nghĩ, nói năng và hành động. Đó có thể là vì ta đang bận rộn, vì ta đang rối trí, hoặc vì ta quá cao ngạo hay không quan tâm đến. Đôi khi phải trải qua nhiều năm rồi ta mới nhận biết là mình đã gây tổn thương cho ai đó.

Sau khi nhận biết được những hành vi bất thiện của mình, ta phải có sự nỗ lực để không tái phạm. Điều này sẽ khó khăn hơn là bạn tưởng, vì nếu ta đã có thói quen hành xử theo một cách nào đó thì chỉ riêng sức mạnh ý chí sẽ không đủ sức để làm ta thay đổi. Chúng ta nhất thiết phải nhận hiểu sâu sắc về những tác hại của thói quen hành xử đó và thường xuyên chú tâm nỗ lực để tránh không hành xử như thế nữa. Trong Phật pháp có rất nhiều phương pháp để chuyển hóa các khuynh hướng bất thiện. Việc học hỏi và thực hành những phương pháp này ngay trong đời sống hằng ngày sẽ mang lại rất nhiều lợi lạc. Ban đầu, có thể ta sẽ không thành công nhiều lắm, nhưng với sự nỗ lực khéo léo và kiên trì ta có thể làm thay đổi chính mình. Trong quá trình tự rèn luyện như thế, điều quan trọng là phải có sự kiên nhẫn với chính bản thân mình.

Một số người muốn đạt được những chứng ngộ tâm linh nhưng lại không muốn thay đổi những hành vi thường ngày. Họ nói dối và lường gạt người khác khi có dịp, tán gẫu về những chủ đề vô bổ và chê bai những người họ không thích. Thế mà họ lại muốn hành trì những pháp thiền định cao sâu để đạt đến những năng lực phi thường.

Trong thực tế, họ đã không tạo nhân cho sự chứng ngộ. Nếu chúng ta không thể kiểm soát được những hành vi thô tháo nhất của mình - những gì ta đang nói và làm với người khác - thì làm sao ta có thể chuyển hóa được tâm thức, vốn là nguồn gốc của mọi hành vi? Việc kiểm soát những lời nói và việc làm của mình dễ hơn nhiều so với việc kiểm soát những cảm xúc và tâm hành phiền não. Vì thế, ta khởi đầu bằng việc đoạn trừ ba nghiệp bất thiện của thân và bốn nghiệp bất thiện của miệng, đồng thời nỗ lực tránh phạm vào ba nghiệp bất thiện của ý. Với nền tảng này, chúng ta sẽ chuẩn bị bước vào những pháp tu tập cao hơn. Đức Phật dạy:

Bậc trí làm việc lành,
Với nghiệp lành đã tạo,
Được hạnh phúc đời này,
Và cả những đời sau.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hát lên lời thương yêu


Kinh Dược sư


Hai Gốc Cây


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.76.159 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...