Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Đừng chờ đợi những hoàn cảnh thật tốt đẹp để làm điều tốt đẹp; hãy nỗ lực ngay trong những tình huống thông thường. (Do not wait for extraordinary circumstances to do good action; try to use ordinary situations. )Jean Paul

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ »» Xem đối chiếu Anh Việt: 3. Tình thương khác với luyến ái »»

Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ
»» Xem đối chiếu Anh Việt: 3. Tình thương khác với luyến ái

Donate

(Lượt xem: 14.715)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       


Điều chỉnh font chữ:

3. Tình thương khác với luyến ái

3. Love vs attachment



Phân biệt giữa sự quan tâm chân thành với những phóng chiếu không thực tiễn
Distinguishing genuine care from unrealistic projections
Tất cả chúng ta đều muốn có tình cảm tốt đẹp với người khác. Ta biết rằng tình thương là nền tảng hòa bình thế giới. Vậy tình thương là gì và làm thế nào để phát triển nó? Có khác biệt gì giữa sự yêu thương người khác và luyến ái ra sao?
All of us would like to have positive feelings for others. We know that love is the root of world peace. What is love and how do we develop it? What is the difference between loving people and being attached to them?
Tình thương là ước nguyện cho mọi người được an vui và gieo được nhiều nhân lành hạnh phúc. Sau khi nhận biết được một cách đúng thực về những điều tốt đẹp cũng như lỗi lầm của người khác, ta hướng tình thương đến sự an lạc và hạnh phúc của họ. Ta không có những động cơ che giấu nhằm thỏa mãn sự ích kỷ của mình, ta chỉ yêu thương người khác đơn giản là vì họ đang có mặt.
Love is the wish for others to be happy and to have the causes of happiness. Having realistically recognized others’ kindness as well as their faults, love is focused on others’ welfare. We have no ulterior motives to fulfill our self-interest; we love others simply because they exist.
Trái lại, sự luyến ái luôn khuếch đại những tính chất tốt đẹp của người khác và khiến ta sanh tâm tham luyến với họ. Khi được sống bên họ, ta thấy hạnh phúc; khi phải lìa xa họ, ta buồn khổ. Sự luyến ái gắn liền với sự mong đợi rằng người khác phải là thế này hoặc thế kia.
Attachment, on the other hand, exaggerates others’ good qualities and makes us crave to be with them. When we’re with them, we’re happy; when we’re separated, we’re miserable. Attachment is linked with expectations of what others should be or do.
Liệu sự thương yêu theo như cách thường được hiểu trong xã hội chúng ta có thực sự là tình thương chăng? Khi chưa quen biết, mọi người đều là những người xa lạ, và ta không quan tâm đến họ. Sau khi có dịp gặp gỡ, [những người lạ đó] có thể trở thành người được ta quý mến, có cảm tình sâu đậm. Chúng ta hãy thử tìm hiểu kỹ hơn xem người khác đã trở thành bạn bè của ta như thế nào.
Is love as it is usually understood in our society really love? Before we know people they are strangers, and we feel indifferent towards them. After we meet them they may become dear ones for whom we have strong emotions. Let’s look closer at how people become our friends.
Nhìn chung, ta thường bị cuốn hút bởi người khác vì họ có những phẩm tính mà ta xem trọng hoặc vì họ giúp đỡ ta. Nếu quan sát tiến trình tư tưởng của chính mình, ta sẽ thấy rằng ta luôn tìm kiếm những phẩm tính nào đó ở người khác. Trong những phẩm tính đó, có một số được ta ưa chuộng, một số khác thì được cha mẹ ta hoặc xã hội này xem trọng. Ta luôn dò xét vẻ ngoài, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế hay địa vị xã hội của người khác. Nếu ta ưa chuộng những năng khiếu nghệ thuật hay âm nhạc, ta sẽ tìm kiếm những thứ đó. Nếu như năng khiếu thể thao là quan trọng đối với ta, ta cũng kiếm tìm nó. Như vậy, mỗi chúng ta đều tìm kiếm những phẩm tính khác nhau và có những tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá chúng. Nếu ai có được những phẩm tính nằm trong “danh mục tìm kiếm” của ta, ta sẽ xem trọng họ. Ta cho rằng họ là những người tốt đẹp, có phẩm giá. Đối với ta, có vẻ như tự thân họ là những con người rất tuyệt vời, không liên quan gì đến sự đánh giá của ta về họ. Nhưng trong thực tế, do ta sẵn có những định kiến về những phẩm tính mà ta ưa thích và không ưa thích, nên chính ta mới là người tạo ra những con người có giá trị [trong mắt ta].
Generally we’re attracted to people either because they have qualities we value or because they help us. If we observe our own thought processes, we’ll notice that we look for specific qualities in others. Some of these are qualities we find attractive, others are those our parents or society value. We examine someone’s looks, education, financial situation and social status. If we value artistic or musical ability, we look for that. If athletic ability is important to us, we check for that. Thus, each of us has different qualities we look for and different standards for evaluating them. If people have the qualities on our “internal checklist” we value them. We think they’re good people who are worthwhile. It appears to us as if they are great people in and of themselves, unrelated to our evaluation of them. But in fact, because we have certain preconceptions about which qualities are desirable and which aren’t, we’re the ones who create the worthwhile people.
Thêm vào đó, chúng ta luôn thẩm định giá trị của người khác tùy theo cách họ đối xử với ta. Nếu họ giúp đỡ ta, ngợi khen ta, bảo vệ ta, lắng nghe ta và săn sóc khi ta đau ốm, vỗ về khi ta buồn bã, thì ta xem họ là những người tốt. Như vậy là hết sức sai lệch, vì ta đã thẩm định người khác chỉ dựa vào cách họ đối xử với ta, như thể ta là nhân vật quan trọng nhất trên cõi đời này.
In addition, we judge people as worthwhile according to how they relate to us. If they help us, praise us, make us feel secure, listen to what we say and care for us when we’re sick or depressed, we consider them good people. This is very biased, for we judge them only in terms of how they relate to us, as if we were the most important person in the world.
Nhìn chung, ta luôn nghĩ rằng nếu ai giúp ta thì đó là người tốt; ai gây hại cho ta thì đó là người xấu. Nếu ai đó ủng hộ ta, họ là người tuyệt vời; còn nếu họ ủng hộ đối thủ của ta, họ là kẻ đáng ghét. Đó không phải là ta xem trọng sự ủng hộ của họ, mà thực chất là do sự ủng hộ đó dành cho ta. Cũng vậy, nếu ai đó chê bai, chỉ trích ta, họ là kẻ u mê, không sáng suốt hoặc là kẻ không biết cân nhắc, thiếu suy nghĩ. Nhưng nếu họ chê bai, chỉ trích kẻ mà ta ghét, thì họ là người sáng suốt, hiểu biết. Thực sự ta không phản đối tính cách chê bai, chỉ trích của họ, mà chỉ vì sự chỉ trích đó nhằm vào ta.
Generally we think that if people help us, they’re good people; while if they harm us, they’re bad people. If people encourage us, they’re wonderful; if they encourage our competitor, they’re obnoxious. It isn’t their quality of encouragement that we value, but the fact that it’s aimed at us. Similarly, if people criticize us, they’re mistaken or inconsiderate. If they criticize someone we don’t like, they’re wise. We don’t object to their trait of criticizing, only its being aimed at us.
Tiến trình phán xét người khác của chúng ta không dựa trên những tiêu chuẩn khách quan. Nó tùy thuộc vào những định kiến riêng của ta về những gì là có giá trị, tốt đẹp và cung cách người khác đối xử với ta. Cách phán xét này hàm chứa một sự mặc nhiên thừa nhận rằng ta là nhân vật rất quan trọng, và rằng nếu ai đó giúp đỡ ta và đáp ứng được những định kiến của ta về sự tốt đẹp thì tự thân những người ấy là rất tuyệt vời.
The process by which we discriminate people isn’t based on objective criteria. It’s determined by our own preconceptions of what is valuable and how that person relates to us. Underlying this are the assumptions that we’re very important and that if people help us and meet our preconceived ideas of goodness then they’re wonderful in and of themselves.
Khi ta đã phán xét ai đó là tốt, thì bất luận khi nào ta gặp họ, đối với ta có vẻ như sự tốt đẹp là xuất phát từ phía họ. Tuy nhiên, nếu ta sáng suốt hơn, hẳn ta nhận ra rằng chính ta đã gán ghép sự tốt đẹp đó vào nơi họ.
After we’ve judged certain people to be good, whenever we see them it appears to us as if goodness is coming from them. However, were we more aware, we’d recognize that we have projected this goodness onto them.
Về mặt khách quan, nếu người nào đó thực sự là tốt đẹp, cao cả, thì hẳn mọi người đều phải có cùng nhận định như thế về họ. Nhưng một người mà ta ưa thích, cho là tốt thì [cũng có] người khác không thích, cho là xấu. Sở dĩ có sự bất đồng như vậy là vì mỗi chúng ta đều đánh giá người khác dựa trên những định kiến lệch lạc của riêng mình. Tự thân người khác không hề có sự tuyệt hảo hoàn toàn độc lập với sự phán xét của ta.
If certain people were objectively worthwhile and good, then everyone would see them that way. But someone we like is disliked by another person. This occurs because each of us evaluates others based on our own preconceptions and biases. People aren’t wonderful in and of themselves, independent of our judgment of them.
Sau khi đã gán ghép sự tốt đẹp vào nơi một số người nào đó, ta hình thành một số những khái niệm cố định mô tả về họ và rồi bắt đầu sanh tâm tham luyến họ. Một số người có vẻ như gần đạt mức hoàn hảo đối với ta, vì vậy ta khao khát được sống bên họ. Sự khao khát được sống bên cạnh người cho ta cảm giác hạnh phúc khiến ta trở nên thành một kiểu “xích đu cảm xúc”: khi được sống bên họ, [cảm xúc] ta “lên cao” [với sự hân hoan, hớn hở]; khi rời xa họ, [cảm xúc] ta “xuống thấp” [với sự buồn bã, khổ đau].
Having projected goodness onto some people, we form fixed conceptions of who they are and then become attached to them. Some people appear near-perfect to us and we yearn to be with them. Desiring to be with the people who make us feel good, we become emotional yo-yos: when we’re with those people, we’re up; when we’re not, we’re down.
Thêm vào đó, ta luôn đặt định mối quan hệ giữa ta với những người ấy phải là thế này hay thế kia, và vì vậy ta có những mong đợi, đòi hỏi ở họ. Khi họ sống trái với sự mong đợi của mình, ta đâm ra thất vọng hoặc oán giận. Ta muốn họ phải thay đổi để đáp ứng những kỳ vọng của ta đối với họ. Nhưng những gán ghép và mong đợi của ta phát xuất từ tâm ta, chứ không phải từ người khác. Do vậy, vấn đề bất ổn của ta khởi sinh từ việc ta nghĩ sai về họ chứ không phải vì họ không giống như ta kỳ vọng.
In addition, we form fixed concepts of what our relationships with those people will be and thus have expectations of them. When they don’t live up to our expectations we’re disappointed or angry. We want them to change so that they will match what we think they are. But our projections and expectations come from our own minds, not from the other people. Our problems arise not because others aren’t who we thought they were, but because we mistakenly thought they were something they aren’t.
Ví dụ, vài năm sau khi Jim và Sue kết hôn, Jim nói: “Sue không còn giống như lúc trước nữa. Khi chúng tôi mới cưới nhau, cô ấy quan tâm và săn sóc tôi nhiều lắm. Giờ thì cô ấy khác đi nhiều quá.” Vậy điều gì đã xảy ra?
For example, after Jim and Sue were married for a few years, Jim said, “Sue isn’t the same woman I married. When we got married she was so supportive and interested in me. She’s so different now.” What happened?
Thứ nhất, cá tính của Sue không phải là cố định, bất biến. Cô ấy luôn thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài và những tư tưởng, cảm xúc trong lòng cô. Đòi hỏi cô ấy mãi mãi không thay đổi là điều không thực tế. Tất cả chúng ta đều phát triển, đổi thay, trải qua những sự thăng trầm.
First, Sue’s personality isn’t fixed. She’s constantly changing in response to the external environment and her internal thoughts and feelings. It’s unrealistic to expect her to be the same all the time. All of us grow and change, going through highs and lows.
Thứ hai, liệu ta có thể tự cho là mình đã biết rõ về một người nào đó? Khi Jim và Sue yêu nhau trước khi đi đến kết hôn, mỗi người đều hình thành một khái niệm mô tả về người kia là như thế nào. Nhưng khái niệm đó cũng chỉ là một khái niệm. Nó không phải là bản thân người kia. Khái niệm của Jim [mô tả] về Sue không phải là chính bản thân Sue. Nhưng vì Jim không nhận thức được điều này nên anh ta mới bất ngờ khi những khía cạnh khác trong cá tính của Sue bộc lộ. Khái niệm của anh ta [mô tả] về Sue càng kiên cố thì anh ta càng khổ đau nhiều hơn khi Sue không hành xử phù hợp với khái niệm đó.
Second, can we ever assume we know who someone else is? When Jim and Sue were getting to know each other before they were married, each one built up a conception of who the other one was. But that conception was only a conception. It wasn’t the other person. Jim’s concept of Sue wasn’t Sue. However, because Jim wasn’t aware of this, he was surprised when different aspects of Sue’s personality came out. The stronger his concept of her was, the more he was unhappy when she didn’t act according to it.
Thật kỳ lạ khi cho rằng ta hoàn toàn hiểu rõ về người khác! Ta thậm chí không hiểu được bản thân ta và những thay đổi mà ta trải qua. Chúng ta không hiểu rõ được hoàn toàn về một hạt bụi, nói gì đến việc [hiểu rõ hoàn toàn] về một con người khác! Nhận thức sai lầm tin chắc rằng một người nào đó là giống hệt như trong suy nghĩ của ta đã khiến cho cuộc sống của ta trở nên phức tạp. Trái lại, nếu ta nhận thức được rằng khái niệm của mình chỉ là một ý kiến [của riêng ta], thì ta trở nên dễ thích nghi hơn rất nhiều.
How strange to think we completely understand another person! We don’t even understand ourselves and the changes we go through. We don’t understand everything about a speck of dust, let alone about another person. The false conception that believes someone is who we think he or she is makes our lives complicated. On the other hand if we are aware that our concept is only an opinion, then we’ll be much more flexible.
Lấy ví dụ, các bậc cha mẹ có thể hình thành một khái niệm cứng nhắc về cá tính của cô con gái, [và vì thế họ mong đợi cô ta sẽ] cư xử như thế nào đó. Khi cô bé ứng xử không tốt [như họ nghĩ], họ bị sốc và gia đình trở nên bất hòa. Nhưng nếu các bậc cha mẹ hiểu được rằng con gái họ cũng giống như chính bản thân họ, là những con người liên tục thay đổi, thì cách cư xử của cô bé sẽ không khiến cho họ phản ứng với cảm xúc quá mạnh mẽ đến thế. Với sự bình tĩnh và không bị chi phối bởi những định kiến, các bậc cha mẹ ấy có thể giúp đỡ đứa con gái đang trưởng thành của họ một cách hiệu quả hơn.
For example, parents may form a fixed conception of their teenager’s personality and how she should behave. When their child misbehaves, the parents are shocked and a family quarrel ensues. However, if the parents understand that their child is a constantly changing person like themselves, then they won’t have such a strong emotional reaction to her behavior. With a calm mind free of expectations the parents can be more effective in helping their maturing child.
Khi người khác hành xử không phù hợp với những khái niệm của ta [mô tả] về họ, ta đâm ra thất vọng hoặc giận dữ. Ta có thể tìm cách dỗ dành họ phải làm theo những gì ta mong đợi. Ta có thể trách mắng, ép buộc họ hoặc cố làm cho họ cảm thấy có lỗi. Khi ta làm như vậy, mối quan hệ giữa ta và họ càng trở nên xấu hơn và chúng ta sẽ khổ đau.
When others act in ways which don’t correspond with our concepts of them we become disappointed or angry. We may try to cajole them into becoming what we expected. We may nag them, boss them around or try to make them feel guilty. When we do this our relationship deteriorates further, and we’re miserable.
Nguyên nhân sự khổ đau và nhầm lẫn nói trên chính là những phóng tưởng sai lệch và mong muốn ích kỷ mà ta áp đặt lên người khác. Những điều này là nền tảng của sự tham luyến. Sự tham luyến luôn phóng đại quá mức [những phẩm tính tốt đẹp] nơi bạn bè và người thân của ta, rồi tham đắm vào đó. Nó mở ra cánh cửa phiền muộn cho ta và sau đó là giận tức. Khi xa cách những người mình yêu thương, ta thấy cô đơn; khi họ muộn phiền, ta cũng bực tức với sự muộn phiền đó. Nếu họ không đạt được những gì ta kỳ vọng, ta cảm thấy mình bị phản bội.
The sources of the pain and confusion are our own biased projections and the selfish expectations we’ve placed on others. These are the foundation of attachment. Attachment overestimates our friends and relatives and clings to them. It opens the door for us to be upset and angry later. When we’re separated from our dear ones we’re lonely; when they’re in a bad mood we resent it. If they fail and don’t achieve what we’d counted on we feel betrayed.
Để tránh những khó khăn bất ổn do tham luyến gây ra, ta nhất thiết phải nhận hiểu được cách vận hành của tham luyến. Sau đó ta có thể ngăn chặn sự khởi sinh của tham luyến bằng cách điều chỉnh những định kiến sai lầm về người khác và thôi không gán ghép những định kiến sai lệch khác nữa. Ta sẽ luôn nhớ rằng con người là liên tục thay đổi và không hề có những cá tính bất biến. Khi ta luôn nhớ rằng việc sống mãi bên cạnh những người ta thương yêu là điều không thể đạt được, ta sẽ không quá khổ đau khi phải xa cách họ. Thay vì buồn khổ vì xa lìa người thương, ta sẽ thấy vui vì có những lúc đã từng được sống chung cùng nhau.
To avoid the difficulties caused by attachment we must be aware of how attachment operates. Then we can prevent it by correcting our false preconceptions of others and not projecting new ones. We’ll remember that people are constantly changing and they don’t have fixed personalities. Recalling that it’s impossible for us always to be with our dear ones, we won’t be so upset when we’re separated. Rather than feeling dejected because we aren’t together, we’ll rejoice for the time we had together.
Tôi yêu thương bạn, với điều kiện…
I love you if ...
Tình thương có điều kiện không phải là tình thương đích thực, vì nó gắn kết với những tham luyến trói buộc. Ta tự nhủ, “tôi thương bạn, với điều kiện…” và rồi ta liệt kê ra những đòi hỏi của mình. Thật khó để ta quan tâm chân thành đến người khác khi mà họ phải đáp ứng những đòi hỏi nhất định nào đó xoay quanh những lợi ích mà họ phải mang đến cho ta. Hơn thế nữa, ta luôn thay đổi ý muốn về những phẩm chất và lối cư xử của người khác. Hôm nay ta muốn họ có sự sáng tạo tự quyết; ngày mai ta lại muốn họ phải phụ thuộc.
“Checklist love” isn’t love, for it has strings attached. We think, “I love you if. .. ,” and we fill in our requirements. It’s difficult for us to sincerely care about others when they must fulfill certain requirements which center around the benefit they must give to us. In addition, we’re often fickle in what qualities and behavior we want from others. One day we want our dear one to take the initiative; the next day we want him or her to be dependent.
Cái mà ta gọi là tình thương đó thường chỉ là sự tham luyến, một khuynh hướng gây bất ổn luôn phóng đại quá mức những phẩm tính của người khác. Thế rồi ta tham đắm nơi người đó và nghĩ rằng hạnh phúc của ta tùy thuộc vào họ. Trái lại, tình thương [chân thật] là một khuynh hướng cởi mở và thoải mái. Ta muốn cho một ai đó được hạnh phúc hoàn toàn chỉ vì họ đang có mặt.
What we call love is often attachment, a disturbing attitude that overestimates the qualities of the other person. We then cling to him or her thinking our happiness depends on that person. Love, on the other hand, is an open and relaxed attitude. We want someone to be happy simply because he or she exists.
Sự tham luyến là không kiểm soát được và phụ thuộc cảm xúc, trong khi tình thương là [một khuynh hướng] trực tiếp và mạnh mẽ. Sự tham luyến che lấp trí phán đoán và khiến ta trở nên thiên lệch, ta giúp đỡ những người ta thương và gây tổn hại cho những người ta ghét. [Ngược lại,] tình thương giúp ta trở nên sáng suốt và xem xét một tình huống bằng cách suy nghĩ đến điều tốt đẹp nhất cho mọi người. Tham luyến dựa trên tính ích kỷ, trong khi tình thương được hình thành từ sự thương yêu người khác.
While attachment is uncontrolled and sentimental, love is direct and powerful. Attachment obscures our judgment and we become partial, helping our dear ones and harming those we don’t like. Love clarifies our minds, and we assess a situation by thinking of the greatest good for everyone. Attachment is based on selfishness, while love is founded upon cherishing others.
Sự tham luyến đánh giá người khác qua những hình thức bên ngoài như ngoại hình, trí thông minh, tài năng, địa vị xã hội v.v… Tình thương vượt qua hết thảy những hình thức bên ngoài đó và đặt nền tảng trên sự thật là người khác cũng giống như chúng ta: luôn mong cầu hạnh phúc và né tránh khổ đau. Khi ta gặp những người xấu xí, bẩn thỉu, dốt nát, ta cảm thấy không ưa thích, vì tính ích kỷ của ta chỉ muốn tiếp xúc, làm quen với những người đẹp đẽ, sang trọng và tài năng thôi. Trái lại, tình thương không đánh giá người khác qua những tiêu chuẩn bên ngoài đó, mà có một cái nhìn sâu sắc hơn. Tình thương nhận ra rằng bất kể vẻ ngoài của người khác có như thế nào đi chăng nữa, sự trải nghiệm của họ vẫn là tương tự như chính ta: luôn mưu cầu hạnh phúc và tránh né mọi bất ổn.
Attachment values others’ superficial qualities: their looks, intelligence, talents, social status and so on. Love looks beyond these superficial appearances and dwells on the fact that they are just like us: they want happiness and want to avoid suffering. If we see unattractive, dirty, ignorant people, we feel repulsed because our selfish minds want to know attractive, clean and talented people. Love, on the other hand, doesn’t evaluate others by these superficial standards and looks deeper. Love recognizes that regardless of others’ appearances, their experience is similar to ours: they seek to be happy and to avoid problems.
Đây là một yếu tố hết sức sâu sắc, quyết định việc ta sẽ cảm thấy xa lạ hay có quan hệ mật thiết với mọi người quanh ta. Ở những nơi đông người, ta thường nhìn quanh rồi tự bình phẩm với chính mình, rằng “anh chàng kia mập quá; cô nọ có dáng đi thật buồn cười; dáng vẻ ông kia chắc hẳn là khó tính lắm; bà nọ thật cao ngạo”. Điều tất nhiên là ta không cảm thấy gần gũi, thân thiện với người khác khi để cho tư tưởng tiêu cực của mình bới móc những điểm xấu của họ như thế.
This is a profound point which determines whether we feel alienated or related to those around us. In public places, we look at those around us and often comment on them to ourselves, “He’s too fat, she walks funny, he certainly has a sour expression, she’s arrogant.” Of course we don’t feel close to others when we allow our negative thoughts to pick out their faults.
Khi tự mình nhận ra được những tư tưởng tiêu cực như thế, ta có thể dừng chúng lại rồi nhìn cùng những con người đó bằng đôi mắt khác: “Mỗi người trong bọn họ đều có những trải nghiệm riêng trong nội tâm họ. Người nào cũng chỉ muốn được hạnh phúc thôi. Tôi biết điều đó là như thế nào, vì tôi cũng giống họ. Tất cả bọn họ đều muốn nhận được sự khích lệ, đối xử tử tế hoặc thậm chí là một nụ cười từ người khác. Không ai vui vẻ với sự chỉ trích hay khinh miệt cả. Họ giống hệt như tôi!” Khi ta suy nghĩ như vậy, tình thương sẽ phát khởi và thay vì cảm thấy xa cách với người khác, ta cảm thấy có quan hệ mật thiết với họ.
When we catch ourselves thinking like this, we can pause and then regard the same people through different eyes: “Each one of these people has their own internal experience. Each one only wants to be happy. I know what that’s like, because I’m the same way. They all want encouragement, kindness, or even a smile from others. None of them enjoys criticism or disrespect. They’re exactly like me!” When we think like this, love arises and instead of feeling distant from others, we feel connected to them.
Sự tham luyến khiến ta mang ý niệm sở hữu những người mà ta gần gũi, thân thiết. [Chẳng hạn như,] người đó là vợ, là chồng, là con, là cha, là mẹ “của tôi”. Đôi khi ta hành động như thể người khác là những vật sở hữu của mình và ta hoàn toàn hợp lý trong việc yêu cầu họ phải sống cuộc sống của họ như thế nào. Tuy nhiên, ta không hề sở hữu những người ta yêu thương. Ta không sở hữu những con người giống như sở hữu đồ vật.
Attachment makes us possessive of the people we’re close to. Someone is MY wife, husband, child, parent. Sometimes we act as if people were our possessions and we were justified in telling them how to live their lives. However, we don’t own our dear ones. We don’t possess people like we do objects.
Việc nhận ra được rằng ta không bao giờ chiếm hữu người khác sẽ làm cho tâm tham luyến phải suy giảm, mở ra cánh cửa yêu thương và quý trọng chân thành đối với hết thảy chúng sinh. Ta vẫn có thể khuyên bảo người khác và nói cho họ biết rằng hành động của họ có ảnh hưởng đến ta như thế nào, nhưng ta luôn tôn trọng tất cả những gì thuộc về họ như là những cá nhân khác.
Recognizing that we never possess others causes attachment to subside. It opens the door for love, which genuinely treasures every living being. We may still advise others and tell them how their actions influence us, but we respect their integrity as individuals.
Thỏa mãn các nhu cầu
Fulfilling our needs
Khi đã tham luyến, ta không còn tự do về mặt tình cảm. Ta quá lệ thuộc và vướng mắc vào người khác để thỏa mãn nhu cầu tình cảm của mình. Ta sợ mất người ta thương, cảm thấy mình sẽ không trọn vẹn [là mình] khi không có người mình thương. Khái niệm về cái tôi của ta dựa trên việc có được một mối quan hệ cụ thể: “Tôi là chồng, là vợ, là cha mẹ, con cái v.v… của người này, người nọ...” Khi quá phụ thuộc vào người khác, ta không cho phép chính bản thân mình phát triển những phẩm tính riêng. Hơn nữa, một khi quá phụ thuộc như vậy, ta đã tạo sẵn điều kiện cho sự suy sụp, vì chẳng có mối quan hệ nào có thể tồn tại mãi mãi. Chúng ta sẽ chia tay nhau khi đời sống này chấm dứt, nếu không là sớm hơn thế nữa.
When we’re attached we’re not emotionally free. We overly depend on and cling to another person to fulfill our emotional needs. We fear losing him or her, feeling we’d be incomplete without our dear one. Our self-concept is based on having a particular relationship: “I am so-and-so’s husband, wife, parent, child, etc.” Being so dependent, we don’t allow ourselves to develop our own qualities. In addition, by being too dependent we set ourselves up for depression, because no relationship can continue forever. We separate when life ends, if not sooner.
Sự thiếu tự do về mặt tình cảm do tham luyến cũng có thể khiến ta cảm thấy có bổn phận phải quan tâm chăm sóc người ta thương, để không có nguy cơ bị mất họ. Như vậy, tình cảm của ta thiếu đi sự chân thành, vì dựa trên sự lo sợ. Ta có thể nhiệt tình thái quá trong việc giúp đỡ người ta thương, chỉ để chắc chắn có được tình cảm của họ. Ta có thể luôn phải cảnh giác cao độ vì lo sợ một điều gì đó có thể bất ngờ xảy ra với người ta thương, hoặc ta có thể ghen tức khi người thương của ta dành tình cảm cho người khác.
The lack of emotional freedom linked to attachment may also make us feel obliged to care for the other rather than risk rosing him or her. Our affection then lacks sincerity, for it’s based on fear. Or we may be over-eager to help our dear one in order to ensure his or her affection. We may be overprotective, fearful something unexpected will happen to the other person, or we may be jealous when he or she has affection for others.
Tình thương thì vị tha hơn. Thay vì tự hỏi “Mối quan hệ này có thể đáp ứng những nhu cầu của ta như thế nào?”, ta sẽ suy nghĩ: “Ta có thể trao tặng cho người ấy những gì?” Ta chấp nhận rằng người khác không thể giúp ta loại bỏ cảm giác thiếu thốn tình cảm và bất an. Vấn đề bất ổn không phải do người khác không đáp ứng được những nhu cầu tình cảm của ta, mà do ta quá nhấn mạnh các nhu cầu của mình và mong đợi quá nhiều nơi họ.
Love is more selfless. Instead of wondering “How can this relationship fulfill my needs?” we’ll think, “What can I give to the other?” We’ll accept that it’s impossible for others to remove our feelings of emotional poverty and insecurity. The problem isn’t that others don’t satisfy our emotional needs, it’s that we overemphasize our needs and expect too much.
Ví dụ, ta có thể cảm thấy như không thể sống thiếu một người nào đó mà ta có quan hệ đặc biệt thân thiết. Đó là một sự cường điệu. Là một con người, ta tự có phẩm cách riêng của mình, ta không cần thiết phải bám vào người khác như thể họ là nguồn cội của mọi an vui hạnh phúc. Sẽ rất hữu ích khi nhớ lại rằng ta đã sống phần lớn cuộc đời mình không có người thân yêu ấy bên cạnh. Hơn thế nữa, những người khác vẫn sống hạnh phúc mà không cần đến người ấy.
For example, we may feel that we can’t live without someone we’re particularly close to. This is an exaggeration. We have our own dignity as human beings; we needn’t cling to others as if they were the source of all happiness. It’s helpful to remember we’ve lived most of our lives without being with our dear one. Furthermore, other people live very well without him or her.
Thế nhưng, điều này không có nghĩa rằng ta nên đè nén mọi nhu cầu tình cảm của mình hoặc trở nên lạnh lùng và không phụ thuộc ai cả, vì làm như vậy không giải quyết được vấn đề. Ta phải nhận ra được những nhu cầu không thực tế của mình và dần dần trừ bỏ chúng. Một số nhu cầu tình cảm có thể quá mạnh đến nỗi không thể nào trừ bỏ tức thì. Nếu ta cố đè nén chúng hay giả vờ xem như chúng không tồn tại, ta có thể trở nên hết sức căng thẳng và bất an. Trong trường hợp đó, ta có thể thỏa mãn các nhu cầu này nhưng đồng thời cũng nỗ lực dần dần chế ngự chúng.
This doesn’t mean, however, that we should suppress our emotional needs or become aloof and independent, for that doesn’t solve the problem. We must recognize our unrealistic needs and slowly seek to eliminate them. Some emotional needs may be so strong that they can’t be dissolved immediately. If we try to suppress them or pretend they don’t exist, we might become unduly anxious or insecure. In this case, we can try to fulfill these needs while simultaneously working gradually to subdue them.
Cốt lõi của vấn đề là ta luôn muốn được thương yêu hơn là yêu thương [người khác]. Ta mong muốn người khác hiểu mình hơn là tự mình hiểu được họ. Cảm giác bất an về tình cảm của ta xuất phát từ sự si mê và ích kỷ che lấp tâm trí ta. Ta có thể nuôi dưỡng sự tự tin thông qua việc nhận biết được khả năng của tự thân mình trong việc trở nên một con người toàn hảo, sống mãn nguyện và giàu lòng yêu thương. Khi tiếp xúc được với khả năng của tự thân có thể trở thành một bậc giác ngộ với nhiều phẩm tính ưu việt, ta sẽ phát triển được một cảm xúc tự tin chân thực và đúng đắn. Khi ấy, ta sẽ nỗ lực nuôi dưỡng tình yêu thương, lòng bi mẫn, sự khoan dung rộng lượng, đức nhẫn nhục, tâm định tĩnh và trí tuệ sáng suốt, rồi chia sẻ những phẩm tính này với mọi người.
The core problem is we seek to be loved rather than to love. We yearn to be understood by others rather than to understand them. Our sense of emotional insecurity comes from the ignorance and selfishness obscuring our minds. We can develop self-confidence by recognizing our inner potential to become a complete, satisfied and loving person. When we get in touch with our own potential to become an enlightened being with many magnificent qualities, we’ll develop a true and accurate feeling of self-confidence. We’ll then seek to increase our love, compassion, generosity, patience, concentration and wisdom and to share these qualities with others.
Sự bất an về tình cảm khiến ta luôn tìm kiếm một điều gì đó nơi người khác. Sự tử tế của ta đối với họ bị nhiễm bẩn bởi động cơ che giấu là muốn được đền đáp bằng một điều gì đó. Tuy nhiên, khi ta nhận biết rằng mình đã nhận được quá nhiều từ người khác, ta sẽ mong muốn đền đáp sự tử tế của họ và trong lòng ta sẽ tràn ngập yêu thương. Tình thương nhấn mạnh vào sự cho đi hơn là nhận lại. Khi không còn bị trói buộc bởi sự tham lam và kỳ vọng ở người khác, ta sẽ trở nên cởi mở, tử tế và rộng lòng chia sẻ, nhưng vẫn luôn duy trì được cảm giác giữ mình nguyên vẹn và tự chủ.
Emotional insecurity makes us continuously seek something from others. Our kindness to them is contaminated by the ulterior motive of wanting to receive something in return. However, when we recognize how much we’ve already received from others, we’ll want to repay their kindness and our hearts will be filled with love. Love emphasizes giving rather than receiving. Not being bound by our cravings and expectations from others, we’ll be open, kind and sharing, yet we’ll maintain our own sense of integrity and autonomy.
Sự tham luyến mong muốn cho người khác được hạnh phúc một cách thái quá đến độ khiến ta ép buộc người ấy phải làm những gì mà ta cho là sẽ giúp họ được hạnh phúc. Ta không để cho người ấy được quyền lựa chọn, vì ta cảm thấy như mình biết rõ điều gì là tốt nhất cho họ. Ta không cho phép người ấy làm những việc mà họ cảm thấy hạnh phúc, ta cũng không chấp nhận việc có đôi khi họ không hạnh phúc. Những khó khăn như vậy thường phát sinh trong các mối quan hệ gia đình.
Attachment wants others to be happy so much that we pressure their into doing what we think. will make them happy. We give others no choice for we feel we know what’s best for them. We don’t allow them to do what makes them happy, nor do we accept that sometimes they’ll be unhappy. Such difficulties often arise in family relationships.
Tình thương cũng ước muốn mạnh mẽ cho người khác được hạnh phúc. Nhưng nó được đi kèm với trí tuệ, nhận biết rằng người khác có hạnh phúc hay không cũng còn tùy thuộc chính họ. Ta có thể hướng dẫn họ, nhưng trong khi làm điều đó ta sẽ không để cái tôi của mình xen vào. Với sự tôn trọng, ta sẽ để cho họ được quyền chọn lựa chấp nhận hay không chấp nhận sự chỉ dẫn và giúp đỡ của ta. Điều thú vị là, khi ta không ép buộc người khác phải nghe theo sự khuyên bảo của ta thì họ lại cởi mở hơn để lắng nghe ta.
Love intensely wishes others to be happy. However, it’s tempered with wisdom, recognizing that whether or not others are happy also depends on them. We can guide them, but our egos won’t be involved when we do. Respecting them, we’ll give them the choice of whether or not to accept our advice and our help. Interestingly, when we don’t pressure others to follow our advice they’re more open to listening to it.
Do ảnh hưởng của sự tham luyến, ta bị trói buộc bởi những phản ứng tình cảm với người khác. Khi họ tốt với ta, ta hạnh phúc; khi họ lạnh nhạt hay nặng lời với ta, ta xem đó là sự xúc phạm và ta khổ đau. Nhưng từ bỏ tham luyến không có nghĩa là ta trở nên khô khan, mất hết tình cảm. Đúng hơn, khi không còn tham luyến, tâm ta sẽ tràn ngập tình yêu thương chân thật và bình đẳng với tất cả mọi người. Ta sẽ luôn quan tâm tích cực đến mọi người.
Under the influence of attachment we’re bound by our emotional reactions to others. When they’re nice to us we’re happy. When they ignore us or speak sharply to us, we take it personally and are unhappy. But pacifying attachment doesn’t mean we become hard-hearted. Rather, without attachment there will be space in our hearts for genuine affection and impartial love for others. We’ll be actively involved with them.
Khi chế ngự được sự tham luyến, ta vẫn có thể có nhiều bạn hữu. Những mối quan hệ đó sẽ phong phú hơn vì được đặt trên tinh thần tự do và tôn trọng lẫn nhau. Ta sẽ quan tâm bình đẳng đến hạnh phúc và khổ đau của mọi chúng sinh, đơn giản chỉ vì mọi người đều có cùng ước muốn hạnh phúc và né tránh khổ đau. Tuy nhiên, lối sống và những điều quan tâm của ta có thể sẽ thích hợp hơn đối với một số người nào đó. Do những mối quan hệ gần gũi mà ta đã có với một số người nào đó trong những kiếp quá khứ, nên kiếp này ta dễ dàng giao tiếp với họ. Bất luận là trong trường hợp nào, tình thân hữu của ta sẽ luôn đặt trên sự quan tâm lẫn nhau và ước nguyện giúp đỡ nhau trên con đường đi đến giác ngộ.
If we subdue our attachment we can still have friends. These friendships will be richer because of the freedom and respect they’ll be based on. We’ll care about the happiness and misery of all beings equally, simply because everyone is the same in wanting happiness and not wanting suffering. However, our lifestyles and interests may be more compatible with those of some people. Due to close connections we’ve had with some people in previous lives, it will be easy to communicate with them in this lifetime. In any case, our friendships will be based on mutual interests and the wish to help each other become enlightened.
Khi các mối quan hệ chấm dứt
When relationships end
Sự tham luyến luôn đi kèm với định kiến cho rằng các mối quan hệ sẽ tồn tại mãi mãi. Cho dù về mặt lí trí ta có thể biết rằng điều đó không đúng, nhưng sâu thẳm trong lòng ta vẫn luôn khát khao được sống mãi với những người thân yêu của mình. Chính bám víu đó làm cho sự biệt ly càng khó chịu đựng hơn, vì khi một người thân yêu chết đi hay phải rời xa, ta cảm thấy như mất đi một phần của chính ta.
Attachment is accompanied by the preconception that relationships last forever. Although intellectually we may know this isn’t true, deep inside we long to always be with our dear ones. This clinging makes separation even more difficult, for when a dear one dies or moves away we feel as if part of ourselves were lost.
Điều này không có nghĩa rằng sự buồn đau, thương tiếc là điều xấu. Tuy nhiên, việc nhận biết rằng tham luyến thường là nguồn gốc của đau thương khổ lụy sẽ rất hữu ích. Khi phần cá tính đặc thù của riêng ta bị trộn lẫn quá nhiều với của một người khác thì khi người ấy rời xa, ta trở nên suy sụp. Nếu trong thâm tâm ta không chấp nhận rằng cuộc đời này là tạm bợ, ngắn ngủi, thì ta đã tự mình tạo tiền đề cho sự trải nghiệm khổ đau khi những người thân yêu của mình mất đi.
This is not to say that grief is bad. However, it’s helpful to recognize that often attachment is the source of grief and depression. When our own identity is too mixed in with that of another person, we’ll become depressed when we separate. When we refuse to accept deep in our hearts that life is transient, then we set ourselves up to experience pain when our dear ones die.
Vào thời Đức Phật, có một phụ nữ bị quẫn trí vì mất đứa con nhỏ. Quá đau thương kích động, bà bồng xác đứa con thân yêu đến chỗ Đức Phật khẩn cầu ngài cứu nó. Đức Phật bảo bà trước hết phải lấy cho được những hạt mù tạc ở nhà nào chưa từng có người chết.
At the time of the Buddha, a woman was distraught when her infant died. Hysterical, she brought the dead body of her beloved child to the Buddha and asked him to revive it. The Buddha told her fIrst to bring some mustard seeds from a home in which no one had died.
Hạt mù tạc ở Ấn Độ nhà nào cũng có, nhưng bà không tìm đâu ra một gia đình chưa từng có người chết! Sau một thời gian, bà tỉnh tâm nhận ra rằng mọi người ai cũng phải chết cả, nhờ vậy nỗi đau thương quá lớn về đứa con thân yêu của bà cũng lắng dịu xuống.
Mustard seeds were found in every home in India; however, she couldn’t find a household in which no one had died. After a while she accepted in her heart that everyone dies, and the grief for her child subsided.
Khi sự hiểu biết về vô thường của lý trí được chuyển thành sự trực nhận của tâm thức, ta sẽ biết trân trọng những khoảng thời gian được sống bên cạnh những người khác. Thay vì tham cầu nhiều hơn, khi không thể có được nhiều hơn thì ta sẽ tận hưởng những gì ta đang chia sẻ người khác trong hiện tại. Vì vậy, khi đoạn trừ được tâm tham luyến thì các mối quan hệ của chúng ta sẽ tốt đẹp hơn.
Bringing our understanding of impermanence from our heads to our hearts enables us also to appreciate the time we have with others. Rather than grasping for more, when more isn’t available we’ll rejoice at what we share with others in the present. By thus avoiding attachment, our relationships will be enriched.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 28 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Phật đời xưa


Hạnh phúc khắp quanh ta


Sống đẹp giữa dòng đời


Dưới bóng đa chùa Viên Giác

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.12.34.96 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...