Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Khuyên những người cầu đảo thần linh »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Khuyên những người cầu đảo thần linh

Donate

(Lượt xem: 7.154)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Khuyên những người cầu đảo thần linh

Font chữ:


Người đời làm việc tạo tội mà cho là cung kính, lấy việc trái ngược với đạo trời mà cho là tu phúc, trong số đó không gì [sai lầm] hơn việc [giết hại vật mạng để] cúng tế đáp tạ thần linh. Trong việc cúng tế ấy, đáng giận hơn cả là những kẻ chuyên đứng ra thay thế người khác cúng tế cầu phúc.

Nói chung, việc sống thọ hay chết yểu đều do nhân tạo từ đời trước, nghiệp quả đã đến thì không thể trốn chạy. Ví như quan chức vâng lệnh bắt người, những kẻ thi hành công vụ lẽ nào lại chỉ vì chút miếng ăn mà thay thế người bị bắt phản hồi lên trên, hủy bỏ án lệnh hay sao?

Bên trong các miếu tế thần đều u uất ngột ngạt, khắp nơi đều như thế. Chỉ vì người đời đã lâu quen thành thói tục, nên thảy đều bị bọn tiểu nhân tham ăn lừa bịp. Những kẻ tiểu nhân ấy thấy có người bị bệnh liền lập tức đến nhà thu tiền mua vật giết hại để cúng tế tà thần. Gia chủ si mê, không biết rằng việc ấy khiến cho người bệnh phải âm thầm chịu thêm tai họa, lại cho là tạo phúc, chẳng phải hết sức đáng thương đó sao?

Xin có lời khuyên hết thảy người đời, mỗi khi trong nhà có người bệnh tật, nên khuyến khích làm thiện tích đức để giảm nhẹ tai ách, tụng kinh lễ sám. Nếu thấy bệnh nguy kịch, nên khuyên người bệnh chuyên tâm niệm Phật, cầu nguyện được vãng sinh, như vậy thật là công đức vô lượng vô biên. Hãy thận trọng đừng nghe theo lời dối trá của bọn bói toán, chỉ khiến cho người bệnh đã khổ càng thêm khổ mà thôi.

Tế trời gặp Phật

Vào thời đức Phật còn tại thế, có vị quốc vương tên là Hòa Mặc, kính tin và thờ phụng ngoại đạo. Khắp trong nước ấy, người dân đều tin theo tà thuyết, giết hại vật mạng để cúng tế.

Một lần mẹ vua bị bệnh, kéo dài đã lâu không thuyên giảm, vua liền triệu các thầy bà-la-môn đến hỏi nguyên nhân. Các bà-la-môn đáp rằng: “Do các vì sao bị đảo lộn, âm dương không điều hòa nên có bệnh như vậy.”

Vua hỏi: “Có cách nào để khỏi bệnh chăng?”

Bọn bà-la-môn ấy đáp: “Phải chuẩn bị các con vật trâu, ngựa, dê, lợn cho đủ số một trăm, giết để tế trời, sau đó sẽ khỏi bệnh.”

Nhà vua lập tức cho chuẩn bị đủ số như vậy mang đến chỗ lập đàn tế trời. Đức Phật biết chuyện, khởi tâm đại từ, thương xót nhà vua ngu mê, liền hiện đến chỗ ấy. Vua vừa nhìn thấy đức Phật từ xa liền vội thi lễ. Đến bên rồi thưa rằng: “Mẹ con bệnh đã lâu, nay con muốn tế trời để cầu xin cho mẹ.”

Đức Phật dạy: “Nếu muốn được lúa thóc, ắt phải cày ruộng; muốn được giàu có, phải tu tập bố thí; muốn được sống lâu, phải tu tập tâm đại từ; muốn được tri thức, phải chăm học hành. Bốn việc như thế, đều tùy nơi việc làm mà có được kết quả. Việc cúng tế cầu đảo rối loạn lẽ thường, lấy tà làm chính, giết hại sự sống để cầu được sống, thật quá xa với lẽ sống còn.”

Ngay khi ấy, đức Phật liền phóng hào quang chiếu sáng khắp đất trời. Đức vua được nghe thuyết pháp và nhìn thấy hào quang của Phật, liền sinh lòng hổ thẹn, sám hối tội lỗi, cuối cùng không tế trời nữa. Mẹ vua nghe qua sinh lòng vui mừng, bệnh tật tự nhiên tiêu trừ.

Đức vua Hòa Mặc từ đó về sau kính tin Tam bảo, thương dân như con, thường tu Mười nghiệp lành, trong nước luôn được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

LỜI BÀN

Tất cả chúng sinh [đủ phước đức] sinh lên cõi trời đều có đầy đủ sắc thân thanh tịnh, hào quang chói sáng rực rỡ, không có những thứ ô uế như máu mủ, đờm dãi, phân, nước tiểu... Món ăn là chất cam lộ, tự nhiên hóa hiện tùy ý. Chư thiên nhìn xuống cõi Diêm-phù-đề đầy những gai góc gò nỗng, máu thịt tanh hôi, thật không hề muốn thấy, muốn nghe, lại cầu mong các vị ấy cưỡi mây đến thọ hưởng [việc cúng tế máu thịt], quả thật là chuyện vô lý.

Con gà do người nuôi, tuy ưa thích ăn loài rết, nhưng không thể vì thế lại mang rết đến dâng lên người mà cho đó là món ăn ngon. Còn như nói rằng chư thiên [tuy không ăn nhưng] chỉ thọ hưởng mùi vị món ăn, thì khắp cõi thiên hạ này lúc nào cũng có người nấu nướng thịt cá, mùi vị xông lên không dứt, hẳn chư thiên đã có thể thọ hưởng từ lâu, đâu phải đợi người cúng tế? Như nói rằng do có ý đặc biệt vì chư thiên mà giết hại vật mạng cúng tế thì chư thiên sẽ thọ hưởng, nhưng quốc vương Hòa Mặc nếu có cúng tế bất quá cũng chỉ trong một ngày, vậy những ngày sau đó chư thiên chẳng có gì để thọ hưởng sao?

Kinh Thư có câu: “Ngũ cốc [dâng cúng] thật không có hương thơm, chỉ riêng đạo đức chói sáng [của con người] mới có hương thơm.” Kinh Dịch lại nói rằng: “Nhà phía đông giết trâu, chẳng bằng nhà phía tây cúng kính đơn sơ nhưng chân thành.” Chỉ tiếc rằng người đọc sách không nhận hiểu được những ý nghĩa ấy [nên mới tin vào chuyện giết hại vật mạng để cúng tế cầu phúc.]

Giả tế thần cây phải sinh làm dê

Xưa có một ông lão hết sức giàu có, một hôm bỗng muốn ăn thịt, liền chỉ vào một cái cây mọc ở đầu đám ruộng nhà mà bảo các con rằng: “Nhà ta có được sản nghiệp như hôm nay là nhờ vị thần cây ấy ban phúc. Các con hãy giết một con dê trong bầy mang đến cúng tế thần cây.”

Các con ông nghe lời, liền giết một con dê cúng tế thần cây, lại lập một miếu thờ thần ngay dưới gốc cây ấy.

Về sau, ông lão chết đi liền phải sinh làm một con dê trong nhà ấy. Đến lúc các con ông muốn cúng tế thần cây, liền chọn đúng con dê ấy định mang đi giết. Khi ấy, dê bỗng nói thành tiếng người rằng: “Cái cây ấy chẳng có thần linh nào cả. Ngày xưa ta vì muốn ăn thịt nên bày chuyện nói dối, bảo các con cúng tế, phần thịt cúng tế ấy các con đều cùng ăn với ta, nhưng không ngờ quả báo lại riêng ta phải gánh chịu trước nhất.”

Lúc bấy giờ có một vị tỳ-kheo đã chứng quả A-la-hán vừa đến đó khất thực, liền dùng thần thông giúp cho những người con đều nhìn thấy được con dê ấy chính là cha họ ngày trước. Sau khi biết rõ sự thật, họ liền phá bỏ miếu thờ thần cây. Từ đó về sau sám hối tội lỗi, tu tạo phước đức, từ bỏ không bao giờ giết hại vật mạng nữa.

LỜI BÀN

Kinh Tăng nhất A-hàm dạy rằng: “Có năm loại bố thí không hề được phước. Một là giúp cho người khí giới để giết hại, hai là giúp cho người thuốc độc để hại người khác, ba là giúp cho người trâu dữ không thuần tính [có thể gây hại], bốn là giúp cho người phụ nữ dâm loàn [khiến người hư hỏng], năm là xây dựng miếu thờ tà thần.”

Người đời có những kẻ si mê, được gặp ruộng phước Tam bảo thì không chịu cúng dường bố thí, nhưng đối với những miếu thờ quỷ thần tà vạy thì mừng vui góp sức xây dựng. Đó là vì con mắt chân chánh chưa được khai mở. Một khi xây dựng thành tựu, lại cho ghi khắc tên tuổi rằng “ngày ấy tháng ấy năm ấy, do tên tuổi ấy kiến lập”, rồi dương dương tự mãn cho rằng mình đã bỏ tiền tạo được phúc lớn. Than ôi, đâu biết rằng từ đó về sau, lễ cúng lớn thì giết dê mổ lợn, lễ cúng nhỏ thì gà, vịt, cá, tôm... phải đau đớn rên xiết vì dao thớt cắt xẻ, phải tuyệt vọng giãy giụa trong nước sôi dầu nóng, không thể biết được đã lên đến số lượng là bao nhiêu trăm ngàn vạn ức. Quả thật là: “Thiên đường còn chưa thành tựu, địa ngục trước đã nên hình.” Khổng tử có nói: “Đối với những thần linh không đáng cúng tế mà cúng tế, đó gọi là tà vạy. Cúng tế tà vạy thì không có phúc đức.” Lành thay lời dạy của bậc thánh nhân, thật không khác biệt với lời Phật dạy.

Thần Đông Nhạc xin thọ giới

Vào đời nhà Đường có thiền sư Nguyên Khuê, vốn họ Lý, quê ở Y Khuyết. Ngài thọ giới cụ túc vào niên hiệu Vĩnh Thuần năm thứ hai. Về sau, ngài yết kiến Quốc sư Huệ An, có chỗ tỏ ngộ về thiền được Quốc sư ấn chứng, liền chọn đất Bàng Ổ ở núi Thái làm nơi ẩn cư.

Một hôm, có người tìm đến chỗ thiền sư, trông dáng vẻ khác thường, đầu đội mão quan, lại có tùy tùng theo hầu đông đảo, oai vệ. Vừa gặp nhau, người ấy liền hỏi: “Thầy có thể biết được ta là ai chăng?” Thiền sư đáp: “Ta xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng như nhau, không có sự phân biệt.”

Người lạ nói: “Ta là Nhạc đế, nắm giữ quyền sinh sát đối với người đời, có thể ban sống, có thể bắt chết, sao thầy có thể xem đồng như những kẻ tầm thường?”

Thiền sư nói: “Ta vốn không sinh, ông làm sao bắt ta chết được? Thân ta như hư không, ông có thể hủy hoại được hư không chăng?”

Nhạc đế liền cúi đầu lạy, thưa rằng: “Bạch thầy, con là một vị thần thông minh chính trực, hơn hẳn những vị thần khác. Xin thầy truyền thụ cho con giới luật chân chánh, giúp con có thể thoát khỏi luân hồi.”

Thiền sư liền lên tòa cao, đốt hương trầm, thần thái trang nghiêm, gọi thần hỏi: “Nay truyền thụ cho ông năm giới. Thứ nhất, ông có thể giữ giới dâm được không?”

Thần thưa: “Con đã có vợ.”

Thiền sư nói: “Không ngăn việc ông có vợ, chỉ là không được có lòng tà vạy với nữ nhân nào khác.”

Thần cúi lạy thưa: “Vậy con có thể giữ được.”

Thiền sư lại hỏi: “Ông có thể giữ giới không trộm cướp được chăng?”

Thần nói: “Con không hề đói thiếu, có lý nào lại phải làm việc trộm cướp?”

Thiền sư đáp: “Không phải như ông nghĩ. Giới này có nghĩa là không được vì nhận sự cúng tế thờ phụng mà ban phúc cho kẻ ác, hoặc vì không được cúng tế mà giáng họa cho người hiền lành.”

Thần cúi lạy thưa: “Vậy con có thể giữ được.”

Thiền sư lại hỏi: “Ông có thể giữ giới không giết hại được chăng?”

Thần nói: “Con nắm giữ đại quyền sinh sát, làm sao có thể không giết người?”

Thiền sư đáp: “Không phải vậy. Giới này có nghĩa là không được giết người quá mức cần thiết, hoặc giết nhầm lẫn, hoặc giết vì nghi ngờ, hoặc giết vì cẩu thả, chưa tra xét kỹ.”

Thần cúi lạy thưa: “Vậy con có thể giữ được.”

Thiền sư lại hỏi: “Ông có thể giữ giới không nói dối được chăng?”

Thần nói: “Con là thần minh chính trực, làm sao lại có thể nói dối?”

Thiền sư nói: “Không phải vậy. Giới này có nghĩa là phải thận trọng lời nói, trước sau đều phải hợp với lòng trời.”

Thần cúi lạy thưa: “Vậy con có thể giữ được.”

Thiền sư lại hỏi: “Ông có thể giữ giới không uống rượu được chăng?”

Thần lại cúi lạy thưa: “Con có thể giữ được.”

Thiền sư dạy: “Như vậy là ta đã truyền thụ cho ông năm giới, là những giới căn bản nhất do đức Phật chế định.”

Thiền sư cùng với thần tiếp tục đàm đạo hồi lâu. Thần lại thưa với thiền sư: “Con đã được thầy dạy dỗ giáo huấn, mong được đền đáp ơn thầy. Xin thầy sai bảo con làm một việc ở thế gian này, để con hiển lộ chút thần thông, khiến những người chưa có lòng tin đều sinh khởi tín tâm.”

Thiền sư từ chối, thần cố sức thỉnh cầu. Cuối cùng, thiền sư liền nói: “Phía đông chùa cần chắn gió nhưng trống trải không có cây. Núi phía bắc lại rất nhiều cây cối, nhưng không phải hướng cần che chắn. Ông có thể dời cây cối ở núi phía bắc sang phía đông chùa được không?”

Thần nói: “Xin vâng lệnh thầy. Chỉ có điều trong đêm nay sẽ có sự chấn động ồn náo, xin thầy đừng sợ.” Nói rồi liền lễ bái xin từ biệt. Thiền sư tiễn ra cửa, đưa mắt nhìn thấy tùy tùng nghi vệ như bậc vua chúa, mây lành ráng hồng vây phủ, sương khói ẩn hiện, cờ phướn lọng ngọc uy nghi, từ từ bay lên không trung rồi biến mất.

Đêm hôm đó, quả nhiên có gió bão nổi lên, sấm nổ ầm ầm, mây đen cuồn cuộn, sét đánh chói lòa. Đến sáng sớm ra nhìn thì thấy bao nhiêu tùng bách bên núi phía bắc quả nhiên đều đã dời cả sang phía đông, sum suê rậm rạp.

Đến năm Bính Thìn thuộc niên hiệu Khai Nguyên năm thứ tư, thiền sư có lời dặn lại đệ tử rằng: “Ta từ trước đến giờ vẫn ở nơi ngọn núi phía đông chùa, sau khi chết có thể dựng tháp ở đó.”

Dặn dò xong, thiền sư an nhiên thị tịch.

LỜI BÀN

Các vị thần linh trên đất liền hay dưới vùng sông nước, hết thảy đều đã từng tu phúc trong những đời trước. Chỉ có điều vì không phát tâm Bồ-đề nên một khi thọ hưởng phước báo liền trở thành mê muội, [không còn phân biệt rõ chánh tà]. Lại có những vị tỳ-kheo thọ trì giới luật, khi được tái sinh làm người quyền quý thì rơi vào việc ăn thịt uống rượu, hủy báng Tam bảo. Đó đều là do họ chỉ biết tu phúc lành mà không tu tập trí huệ.

Thuở xưa, đức Thế Tôn khi chưa thành đạo, thiền tọa đoan nghiêm dưới cội Bồ-đề. Ma vương Ba-tuần lo sợ về sự thành đạo của ngài nên mang theo tám triệu chúng ma muốn đến làm hại. Ma vương nói với Phật rằng: “Thái tử Tất-đạt-đa, ông mau đứng lên rời đi nơi khác. Nếu ông không đi, ta sẽ nắm chân ông ném ra ngoài biển.”

Đức Phật bảo Ma vương: “Ta quán xét thấy trong khắp cõi thế gian này không ai có thể ném ta ra ngoài biển. Đời trước ông từng xây dựng một ngôi chùa, thọ trì Bát quan trai giới trong một ngày đêm, lại từng cúng dường thức ăn cho một vị Phật Bích-chi, do những phước báo đó mà được sinh lên tầng thứ sáu cõi trời Dục giới, làm Đại Ma vương. Còn ta đã trải qua vô số kiếp rộng tu các công đức, cúng dường vô số đức Phật, ông sao có thể làm hại được ta?”

Ma Ba-tuần liền hỏi: “Lời ông nói đó có gì làm chứng cứ?”

Đức Phật chỉ tay xuống đất, nói: “Cõi đất này làm chứng cho lời nói của ta.”

Đức Phật vừa dứt lời thì cõi đất chấn động, vô số địa thần từ dưới lòng đất cùng phóng vọt lên, quỳ gối chắp tay bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, chúng con xin làm chứng. Lời Phật nói đó hoàn toàn chân thật, không hề hư dối.”

Cho nên có thể biết rằng, hai việc tu phước và tu huệ phải đồng thời chú trọng, không được thiên lệch hay bỏ sót một bên. Như Đông nhạc Thánh đế, có thể nói là không mê mờ nhân lành chân chánh [đời trước]. Vì thế nên trong lời dạy của thiền sư có nói: “Không được vì nhận sự cúng tế thờ phụng mà ban phúc cho kẻ ác, hoặc vì không được cúng tế mà giáng họa cho người hiền lành.” Rõ ràng là lời dạy [cho người] sau khi thọ giới. Người đời không suy xét kỹ, giết hại oan uổng biết bao sinh linh vật mạng, thật đáng buồn thay!

Quan Công hộ trì Chánh pháp

Quan Công tên húy là Vũ, tự là Vân Trường, sống vào đời Hậu Hán. Sau khi chết, ông vâng theo sắc chỉ của Ngọc đế làm vị thần cai quản những việc thuộc phạm vi văn chương khoa cử, cùng những sổ sách ghi chép việc thiện ác của người đời. Trải qua các triều đại, ông luôn được ban phong, xưng tụng bằng các danh hiệu cao quý. Ông quy y Tam bảo, phát nguyện cứu giúp người đời.

Khoảng đầu triều Minh, ông từng giáng bút tại một nhà quan lớn, khuyên người đời tu tập việc thiện. Nhân đó có nói rằng: “Ta đã quy y với Đại sĩ Quán Âm, cùng Thiên tôn Vi Đà lo việc hộ trì Chánh pháp. Vì thế, người đời khi cúng tế ta không được dùng rượu thịt.” Câu chuyện ấy truyền khắp xa gần, nên trong các chùa, miếu đều có thờ tượng Quan thánh Đế quân. Những sự cảm ứng hiển linh xưa nay rất nhiều.

LỜI BÀN

Tôi từng đọc qua những sách vở của Đạo gia, thấy trong đó có sách “Văn Xương sám” gồm 3 quyển, được cho là do Đế Quân giáng bút viết thành. Trong sách ấy hầu hết đều dùng những lời dạy trong Kinh điển nhà Phật, tuy sự rộng lớn viên dung không thể sánh được với sách “Lương hoàng sám”, nhưng sự quy ngưỡng, tin tưởng vào Tam bảo cũng không kém so với lời của Quan Công. Nhân đó cảm thấy cả hai vị đều thật đáng ca ngợi, cùng chưởng quản việc văn chương, khoa cử, những người tham gia thi cử đều phải thông qua sự soát xét chọn lựa của các ngài. Ra cổng nhà trời, vào cửa địa phủ, uy quyền của các ngài thật hiển hách lớn lao, thế mà cũng phải khâm phục quy ngưỡng, hướng về theo Phật, thì sự rộng lớn mênh mông của Phật pháp không cần biện luận cũng đã có thể thấy được rõ ràng.

Mạnh tử từng xem Bá Di, Thái Công như bậc cha già của cả thiên hạ, nói rằng: “Cha già của thiên hạ [là Bá Di, Thúc Công] đều đã quy phục [Văn vương] thì [người trong thiên hạ là] con cháu còn theo ai khác được?”

Tôi đối với hai vị Đế quân là Văn Xương và Quan Công, cũng muốn nói lời tương tự như Mạnh tử. [Uy dũng như các vị còn quy ngưỡng theo về cửa Phật, thì người trong thiên hạ còn theo ai khác được?]

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Đường Không Biên Giới


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Phúc trình A/5630

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.108.233 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (241 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...