Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Những mối nghi về “yêu người thương vật” »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Những mối nghi về “yêu người thương vật”

Donate

(Lượt xem: 6.406)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Những mối nghi về “yêu người thương vật”

Font chữ:


Hỏi: [Mạnh tử nói:] “Người quân tử [trước phải] thân thiết hiếu kính với cha mẹ ruột thịt của mình, [sau mới nhân đó phát triển thành] nhân ái với muôn người; [do nhân ái với muôn người mới phát triển thành] thương yêu bảo vệ muôn vật, tấm lòng mở ra có thứ tự như vậy.” [Nay dạy người] không giết hại, cứu vật phóng sinh, phải chăng đã đi ngược lại từ ngọn đến gốc, [quan tâm đến loài vật trước con người]?

Đáp: Lời của Mạnh tử nhằm chỉ ra mức độ thân sơ, [từ chỗ thân thiết nhất đến chỗ kém thân thiết hơn,] không hề nêu ra thứ tự trước sau. Nếu hiểu rằng phải lo xong điều trước rồi mới đến điều sau, ắt những kẻ cha mẹ mất sớm mà có thể cứu giúp muôn người, hoặc những kẻ chưa đỗ đạt làm quan [giúp người] mà làm việc cứu vật phóng sinh, đều phải xem là đắc tội với nước nhà, với gia đình hay sao? Mạnh tử sao có thể đưa ra luận thuyết cố chấp như vậy?

Huống chi những việc hiếu kính với cha mẹ, nhân ái với muôn người, thương yêu muôn vật, theo lý phải hỗ tương, cùng thành tựu cho nhau, không nên phân biệt ra thành ba việc riêng rẽ. Hữu tử cho rằng hiếu đễ là gốc của đức nhân, đó chính là xem việc hiếu kính cha mẹ và nhân ái với muôn người vốn không khác nhau. Mạnh tử khen [Tề Tuyên Vương] dùng dê thay trâu là phương thức để làm điều nhân, đó là xem đức nhân với lòng thương yêu muôn vật vốn không khác nhau. Khổng tử cho rằng chặt cây giết thú là bất hiếu, đó là xem lòng hiếu với cha mẹ và thương yêu muôn vật vốn không khác nhau. Cũng ví như đầu với chân tay, tuy có sự cao thấp khác biệt nhau, nhưng bên trong có mạch máu lưu thông, cùng hợp lại, nương tựa vào nhau mới thành sinh mạng, có thể nào lại sai lầm mà phân chia riêng biệt các bộ phận ấy được sao?

Hỏi: Xin ông nói rõ hơn.

Đáp: Việc chính sự chú trọng vào lòng nhân ái với muôn dân, cho nên hết sức khuyên người thương yêu quý tiếc vật mạng. Cách yêu người của ông chỉ đặt nặng việc cho ăn, nên xem đức nhân ái với muôn người là việc nhỏ nhặt. Còn tôi cho rằng yêu người phải nuôi dưỡng được cả tâm ý [tốt đẹp cho] họ, nên xem đức nhân ái với muôn người là quan trọng.

Hỏi: Nho gia răn việc giết hại, bất quá cũng chỉ nói việc không nỡ nhìn thấy con vật bị giết chết, hoặc nghe tiếng con vật kêu la thì không nỡ ăn thịt nó. Phật giáo răn việc giết hại [thì triệt để đến mức] một con côn trùng cũng không giết hại, vậy có khác gì với thuyết “kiêm ái” của Mặc tử?

Đáp: Vào thời Mặc tử, ông ấy chưa từng đưa ra thuyết giới sát, vì khảo cứu hết thảy các sách cổ đều không thấy việc ấy. Hơn nữa, cái sai lầm trong học thuyết của Mặc tử là ở chỗ xem nhẹ [đạo hiếu với] cha mẹ chứ không ở chỗ “bình đẳng thương yêu tất cả”. Nếu nói thuyết “kiêm ái” của Mặc tử là sai lầm, thì như Khổng tử dạy “rộng lòng thương yêu mọi người” hay Mạnh tử nói: “Người có đức nhân thì thương yêu không loại trừ một ai”, thử hỏi những ý nghĩa đó có khác gì so với sự “thương yêu khắp cả” của Mặc tử? Đến như thuyết “mòn đầu rụng gót”, đó là vì quá xem trọng đức nhân mà không chú trọng học hỏi tri thức, [giàu lòng từ bi mà thiếu trí tuệ], có thể so với chuyện [không lượng sức mà] xuống giếng cứu người, đôi bên cùng chết, người như thế mất mạng vô ích. Nhưng người đời ngược lại đổ lỗi là do đức nhân [mà không thấy đó là do thiếu sự sáng suốt]. Mạnh tử thấu rõ được chỗ ý nghĩa ẩn khuất sâu xa của vấn đề, mới có lời chê trách. Những chuyện [sâu xa] như thế không thể nói với người thiếu trí tuệ.

Hỏi: Mạnh tử cho rằng lòng người thương yêu đứa con của anh mình với thương yêu đứa con của hàng xóm vốn đã sẵn có sự khác biệt nhau. Nhưng Phật giáo dạy thuyết [tất cả chúng sinh đều] bình đẳng, nên tôi cho rằng gần giống với [thuyết kiêm ái] của Mặc tử, chẳng phải vậy sao?

Đáp: Mạnh tử nói như thế là dựa theo tình cảm của con người, không phải dựa theo đạo lý. Ông không nghe lời đức Khổng tử dạy sao? Ngài nói rằng: “Nếu thực hành theo đạo lớn thì thiên hạ là chung, nên người ta không chỉ hiếu kính riêng với cha mẹ của mình, không chỉ thương yêu riêng con cái của mình. Nay đạo lớn bị khuất lấp, nên thiên hạ là riêng mỗi nhà, mỗi người chỉ hiếu kính với cha mẹ của riêng mình, chỉ thương yêu con cái của riêng mình.”

Khổng tử cũng từng nói rằng: “Khi đạo lớn được thi hành, ví như ta còn chưa theo kịp nhưng tâm chí đã sớm hướng theo rồi.”

Theo đó mà nói thì chỗ công kích trong lời nói hẹp hòi của Mạnh tử lại chính là chỗ mà Khổng tử thường tán thán ngưỡng mộ nhưng vẫn chưa có khả năng đạt đến. Cứ theo lời của Khổng tử mà suy rộng ra, ắt sẽ thấy [tấm lòng con người theo đạo lớn thì phải] như trời cao vô tư che chở, như đất rộng vô tư nuôi dưỡng muôn loài, như mặt trời, mặt trăng vô tư mà soi chiếu khắp nơi.

Còn theo lời Mạnh tử mà suy rộng thêm, ắt người ta thương yêu con của anh mình lại cũng không giống như yêu con của chính mình. Cho nên, ý niệm của Khổng tử có thể mở rộng vô cùng, mà ý niệm của Mạnh tử thì không thể mở rộng.

Huống chi, giáo huấn tốt đẹp của thánh hiền sở dĩ bị hủy hoại đều là do nạn tranh danh đoạt lợi, chú trọng quá nhiều vào lợi ích riêng tư, chứ không phải do sự chú tâm vào việc chung. Cho nên, lời của Khổng tử mới thực sự là phương thuốc hay cứu người giúp đời của Nho gia, mà lời của Mạnh tử [như ông dẫn đó] khác nào như thêm nước vào nước, chẳng ích lợi gì. Luận về đạo lý, tất nhiên phải xem lời của Khổng tử là chính đáng hơn.

Hỏi: Nói như vậy thì hóa ra Di tử ắt là cao minh hơn Mạnh tử chăng?

Đáp: Chim én, chim sẻ làm sao có thể so với chim hồng, chim hộc? Thương yêu con người hàng xóm giống như con của anh mình thì đúng là Mạnh tử không tán thành, nhưng cho rằng Di tử là đúng thì e rằng không khỏi sai lệch.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vua Là Phật, Phật Là Vua


Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Thiếu Thất lục môn


Thắp ngọn đuốc hồng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.23.92.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (251 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...