Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại »» Khuyên những người đánh bắt chim »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
»» Khuyên những người đánh bắt chim

Donate

(Lượt xem: 6.604)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại - Khuyên những người đánh bắt chim

Font chữ:


Chim chóc tuy là loài vật nhỏ nhoi, nhưng khi chim trống đi xa, chim mái cũng kêu lên những tiếng buồn thương, khi chim mẹ không về, chim con cũng biết chiêm chiếp kêu ran đợi mớm mồi. [Những tình cảm ấy] so với con người thật không khác biệt. Ví như rơi vào cảnh đôi bạn chia lìa, mẹ con ly tán, ắt phải kêu tiếng bi thương, bỏ ăn mất ngủ, sầu thảm không nơi nương tựa. Cho nên có câu rằng: “Chia rẽ trống mái trong loài vật, phải chịu quả báo vợ chồng ly tán; giết hại con cái của loài vật, phải chịu quả báo con cháu mình chết yểu.” Nhân quả rõ ràng không hề sai dối.

Ba con chim én nhớ ơn

Vào đời nhà Tống, ở Nghiêm Châu có người phụ nữ tên Vương Á Tam, một hôm nhìn thấy con mèo vồ chết chim én mẹ, liền mang cơm đến nuôi ba con chim én con trong tổ. Đến khi chim lớn bay đi mất.

Mùa đông năm ấy, Vương Á Tam qua đời. Tiếp đến mùa xuân năm sau, có ba con chim én bay về lượn mãi quanh nhà. Người mẹ của Vương Á Tam liền nói: “Có phải chim én tìm Á Tam chăng? Á Tam đã chết, chôn ở sau vườn.” Ba con chim én liền bay vào vườn, kêu tiếng đau thương rồi nằm chết cả trên mộ Vương Á Tam.

LỜI BÀN

Con người liệu có ai biết nhớ ơn xưa, tình sâu nghĩa nặng được như ba con chim én này chăng? Xem qua chuyện này rồi thật buồn đau mà hổ thẹn.

Chim khách chọn huyệt táng

Huyện Vũ Tấn có Cù Công là người nhân hậu, đức độ sâu dày. Một hôm, ông nhìn thấy con chim khách mang trên mình một mũi tên, cất tiếng kêu bi thương đau đớn. Ông thương xót liền nói: “Nếu mày muốn tao giúp nhổ tên ra thì mau đáp xuống đây.” Chim khách quả nhiên bay đáp xuống trước mặt ông. Cù Công nhổ mũi tên ra, nuôi dưỡng chim trong mấy ngày [cho bình phục] rồi thả bay đi.

Về sau, khi Cù Công muốn cải táng cha mẹ, đã tìm được chỗ đất tốt nhưng không biết chọn huyệt nơi nào. Khi ấy bỗng nhiên có một bầy chim khách tụ tập đến. Một con chim khách bay đến ngậm chéo áo Cù Công rồi bay lại một chỗ đất trong phần mộ, liên tiếp ba lần như vậy. Cù Công liền nói: “Nếu nơi ấy đúng là huyệt tốt, mày hãy kêu lên ba tiếng.” Chim khách lập tức y lời kêu lên ba tiếng. Cù Công cho mời thầy địa lý đến xem xét lại, quả nhiên chỗ đất ấy rất thích hợp, liền cho đào huyệt táng vào.

Về sau, hai con ông là Cù Sĩ Đạt và Cù Sĩ Tuyển dự thi Hương đều đỗ, con cháu về sau ngày càng hưng thịnh.

LỜI BÀN

Huyệt táng tốt xấu đều do nơi tâm mình mà ra. Tổ tiên hung bạo mà tự tâm mình không biết tích đức tu nhân, chỉ hướng ra bên ngoài mang linh cữu đi tìm chỗ đất táng cho tốt đẹp, đó chỉ là kẻ ngu muội mà thôi.

Lưới bắt chim bị mắc bệnh lạ

Ở Bà Dương có người thợ nhuộm họ Đổng, ưa thích việc lưới bắt chim. Bắt được rồi dùng que trúc xiên qua đầu chim, đặt trên lửa rơm thui chín, xong làm sạch lông rồi đem bán. Số chim đã bị ông giết hại như thế thật nhiều không đếm xuể.

Về sau họ Đổng bỗng nhiên mắc một chứng bệnh kỳ lạ, da dẻ toàn thân hóa thành thô ráp như vỏ cây, ngứa ngáy lạ lùng không sao chịu nổi, phải dùng rơm khô đốt lên hơ nóng cả người. Sau đó ông lại mắc chứng đau đầu, phải nhờ người dùng que trúc đánh vào đầu mới chịu được. Họ Đổng bị hành hạ đau đớn như vậy đến ba năm rồi mới chết.

LỜI BÀN

Dùng que trúc mà đánh vào đầu, dùng lửa rơm mà hơ toàn thân, đều là những chuyện khổ sở đau đớn, vì sao họ Đổng lại muốn được chịu đựng những điều như vậy?

Ấy là vì bản tính con người vốn hiền thiện. Lưới bắt chim chóc để giết hại, đó là làm những việc người ta không nên làm, do đó phải chịu quả báo dùng que trúc đánh vào đầu, đốt lửa rơm hơ nóng toàn thân, đều là muốn những việc người khác không hề muốn.

Cả bầy chim mổ xé thân xác

Vào cuối triều Minh, ở Vũ Tấn có người tên Cố Mưu, từng bắt chim chóc nhiều vô số. Về sau ông ta mắc bệnh nằm liệt trên giường, tự nói với người nhà rằng: “Hôm nay có chim đến mổ vào tay tôi.” Rồi lại nói: “Có chim đến mổ vào chân tôi.” Mỗi ngày lại thay đổi nơi bị chim mổ, cho đến lúc [cảm thấy] toàn thân bị chim mổ nát. Khi ấy đã ngã bệnh được bốn mươi chín ngày, lại nói với người nhà: “Hôm nay có chim đến mổ mắt tôi.” Nói xong liền chết. Người nhà đến nhìn, quả nhiên trong mắt không còn đồng tử.

LỜI BÀN

Người nuôi nhốt chim chóc trong lồng, tuy không lấy mạng chúng, cũng không tránh khỏi tạo nhân giam cầm trong lao ngục, phải nên kiêng sợ chớ phạm vào.

Đạn sắt xuyên vào bụng

Huyện Côn Sơn có người tên Cung Phúc, dùng súng bắn chim rất giỏi. Vào mùa hạ năm Nhâm Dần thuộc niên hiệu Thuận Trị, một hôm ông cầm que lửa soi vào chỗ thuốc súng, tàn lửa bay ra rơi vào thuốc súng bốc cháy dữ dội, râu tóc ông đều cháy sạch, lại bị một viên đạn sắt xuyên qua ngực vào tận trong bụng, chết một cách hết sức thê thảm.

LỜI BÀN

Hạng người này chắc chắn sẽ phải đọa vào địa ngục thiết hoàn. [Sau khi ra khỏi địa ngục,] nếu sinh làm người ắt phải chịu một trong ba loại quả báo. Một là chết vì lửa cháy, hai là chết vì súng đạn và ba là vì sợ hãi, phát cuồng mà chết.

Đức Phật Thích-ca trong vô số kiếp trước đây đã từng có lần làm vị Thiên vương cõi trời Đao-lợi, đánh nhau với loài a-tu-la. Khi ngài định dẫn binh quay về, bỗng nhìn thấy một con chim kim sí làm tổ trên cây đại thụ, liền suy nghĩ: “Nếu quân ta đi ngang đó, trứng chim kim sí ắt bị phá hoại mất.” Liền ra lệnh cho người đánh xe quay trở lại không về nữa. Quân a-tu-la thấy Đế Thích bất ngờ quay xe lại thì kinh hãi lui về. Nhờ một ý nghĩ nhân từ mà lần đó Đế Thích được chiến thắng.

Đến như vua trời Đế Thích còn không nỡ làm hại chỉ một quả trứng chim, huống chi những kẻ phàm phu phước bạc đức mỏng lại có thể xem thường mạng sống chúng sinh như cỏ rác được sao?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 66 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gió Bấc


Ba điểm tinh yếu trên đường tu tập


Tổng quan về Nghiệp


Vì sao tôi khổ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.134.161 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...