Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 19 »»

Tứ Phần Luật [四分律] »» Bản Việt dịch quyển số 19

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.67 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.84 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Luật Tứ Phần

Kinh này có 60 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    
Quyển đầu... ... 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Việt dịch: Thích Đỗng Minh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích
LXXXIII. PHI THỜI VÀO XÓM[438]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, Bạt-nan-đà Thích Tử vào thôn lúc phi thời, cùng các cư sĩ đánh cờ.[439] Tỳ-kheo thắng, các cư sĩ thua nên không bằng lòng, ghét nói:
«Tỳ-kheo buổi sáng vào thôn vì khất thực. Còn phi thời vào thôn, có việc gì?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách Bạt-nan-đà Thích Tử: «Sao lại vào thôn lúc phi thời, cùng đánh cờ chơi với các cư sĩ ?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách Bạt-nan-đà Thích Tử:
«Việc ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Bạt-nan-đà Thích Tử, sao ông lại vào thôn lúc phi thời, cùng đánh cờ chơi với các cư sĩ?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Bạt-nan-đà Thích tử rồi bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, vào thôn lúc phi thời, ba-dật-đề.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo hoặc vì việc của Tăng, hoặc vì việc của tháp, của chùa, hoặc vì nuôi bệnh, không biết phải làm sao? Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo có duyên sự thì phải dặn lại rồi vào tụ [693a1] lạc.»
Các tỳ-kheo không biết dặn lại ai. Đức Phật dạy:
«Nên dặn lại tỳ-kheo. Nếu ở riêng một phòng thì dặn lại tỳ-kheo ở phòng gần.»
Từ nay về sau nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào,[440] phi thời vào tụ lạc mà không báo cho tỳ-kheo khác,[441] ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Thời: lúc bình minh xuất hiện cho đến giữa trưa.
Phi thời: từ quá giữa trưa cho đến lúc bình minh hôm sau chưa xuất hiện.
Thôn tụ lạc:[442] có bốn loại thôn như đã nói trên.
Có tỳ-kheo: người đồng ở hay khách mới đến.
Nếu tỳ-kheo vào xóm lúc phi thời, có tỳ-kheo mà không báo lại, bắt đầu bước chân vào cửa ngõ thôn, phạm ba-dật-đề. Một chân trong cửa thôn, một chân ngoài cửa thôn, phương tiện muốn đi mà không đi, hoặc hẹn mà không đi, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: tỳ-kheo lo việc của chúng Tăng, việc chùa tháp, việc nuôi bệnh, có báo lại tỳ-kheo khác; hoặc trên đường đi qua thôn; hoặc có việc cần nói; hoặc bị gọi; hoặc bị thế lực bắt; hoặc bị trói buộc dẫn đi; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
LXXXIV. GIƯỜNG CAO QUÁ LƯỢNG[443]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bây giờ, tôn giả Ca-lưu-đà-di đoán biết đức Thế tôn sẽ đi qua con đường này,[444] liền trải dọn giường chõng cao đẹp ngay giữa đường. Ca-lưu-đà-di từ xa trông thấy đức Thế tôn đến, bạch Phật rằng:
«Thế tôn xem giường chõng của con đây! Thiện Thệ xem giường chõng của con đây!»
Đức Thế tôn dạy:
«Nên biết, kẻ ngu si này trong lòng chứa đầy điều xấu ác.»
Đức Thế tôn vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, bảo các tỳ-kheo rằng:
«Ca-lưu-đà-di ngu si này trải dọn giường cao rộng lớn chỉ vì mình.»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách Ca-lưu-đà-di rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm giường dây hay giường gỗ, chân giường chỉ cao bằng tám ngón tay của đức Như lai,[445] đã trừ phần từ lỗ mộng để ráp thanh giường trở lên. Nếu quá, ba-dật-đề, phải cắt bỏ.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Giường: có năm thứ giường như trên đã nói.[446]
Nếu tỳ-kheo tự làm giường dây, giường cây, bề cao của chân giường cắt rồi bằng 8 ngón tay của đức Như Lai, nếu quá, ba-dật-đề. Làm mà không thành phạm đột-kiết-la. Sai người làm, cắt xong quá tám ngón tay, ba-dật-đề, làm mà không thành phạm đột-kiết-la. Nếu vì người khác làm, thành không thành, tất cả đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Làm với chiều cao bằng tám ngón tay hoặc thấp hơn tám ngón tay; người khác làm thành đem cho; cắt bỏ khúc dư rồi dùng; hoặc tháo chân bỏ thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
LXXXV. ĐỆM BÔNG[447]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đem nệm lớn, nệm nhỏ giường cây, giường dây, độn đâu-la-miên [448] vào trong. Các cư sĩ thấy đều cùng nhau cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, không có lòng thương, đoạn mạng sống của chúng sanh. Bên ngoài tự xưng rằng tôi tu chánh pháp mà độn đâu-la-miên vào trong giường cây, giường dây, nệm lớn, nệm nhỏ, giống như quốc vương, như Đại thần. Như vậy có gì là Chánh pháp?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm tách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao độn đâu-la-miên vào trong giường dây, giường cây, nệm lớn, nệm nhỏ?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao độn đâu-la-miên vào trong giường dây, giường cây, nệm lớn, nệm nhỏ, khiến cho cư sĩ cơ hiềm?»
Quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, dùng bông đâu-la, dồn làm đệm lớn, đệm nhỏ, giường dây, giường cây, đã dồn thành, ba-dật-đề.[449]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Đâu-la: bông cây bạch dương, bông cây dương liễu, bông bồ đài.
Giường cây: có năm thứ như trên.
Giường dây: cũng có năm thứ như đã giải ở trước.
Nệm lớn: dùng để nằm.
Nệm nhỏ: dùng để ngồi.
Nếu tỳ-kheo dùng đâu-la-miên dồn vào trong giường cây, giường dây, nệm lớn, nệm nhỏ, tự mình làm mà thành ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Nếu bảo người làm mà thành thì phạm ba-dật-đề, không thành phạm đột-kiết-la. Nếu vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đôt-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, ba-dật-đề. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc cỏ cưu-la-da, cỏ văn nhã, cỏ ta-bà[450] hoặc dùng lông chim, kiếp bối, giẻ rách các thứ, hoặc dùng làm vật lót vai, làm gối để trên xe thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
LXXXVI. ỐNG ĐỰNG KIM[451]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật thành La-duyệt. Bấy giờ, có người thợ [452] tin ưa Phật pháp. Vì làm ống đựng kim cho tỳ-kheo bằng các loại xương, răng, sừng… khiến cho người thợ này bỏ phế công ăn việc làm của nhà, của cải bị khánh tận, không đủ cơm ăn áo mặc.
Bấy giờ, người đời đều nói: «Người thợ này khi chưa cúng dường sa-môn Thích tử thì của cải dồi dào. Từ khi cúng dường sa-môn Thích tử đến nay, nhà bị nghèo khốn, cơm không có để ăn. Sở dĩ cúng dường, hy vọng là được phước, mà lại gặp phải tai ương!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo: «Sao các thầy khiến ông thợ làm ống đựng kim bằng xương, ngà, sừng, đến độ họ bỏ công việc làm, của cải bị khánh tận?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Này các tỳ-kheo, sao các ông lại khiến người thợ công nghiệp làm ống đựng kim bằng xương, ngà, sừng, đến độ tài sản của họ khánh tận?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này đầu tiên. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, dùng xương, răng,[453] sừng, làm ống đựng kim, đục khoét, và làm thành, phạm ba-dật-đề.[454]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nếu tỳ-kheo tự mình đục khoét xương, ngà, sừng để làm ống đựng kim mà thành, phạm ba-dật-đề; không thành phạm đột-kiết-la. Nếu dạy người khác làm mà thành, [694a1] ba-dật-đề; không thành, đột-kiết-la. Nếu vì người khác làm, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Nếu làm bằng sắt, bằng đồng, bằng chì, bằng thiếc, bạch lạp, tre, cây, trúc hoặc cỏ xá-la… thì không phạm. Hoặc làm chóp bịt đầu tích trượng, hoặc làm chóp bịt cán lọng, hoặc làm chóp bịt cán vá, hoặc làm móc để móc, hoặc làm dao cạo bẩn, làm cái như ý, làm khoen nút, thìa, cán gáo, câu móc y, đồ để nhỏ thuốc con mắt, đồ nạo lưỡi, cây xỉa răng, đồ móc tai, thiền trấn,[455] ống xông lỗ mũi. Làm các vật dụng linh tinh trên đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
LXXXVII. NI-SƯ-ĐÀN QUÁ LƯỢNG[456]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Ngày hôm ấy, đức Thế tôn không đi thọ thỉnh, đàn-việt đem thức ăn đến dâng.
Như thường pháp của chư Phật, ngày nào không đi thọ thỉnh Phật đi xem các phòng xá. Hôm ấy, đức Phật đến các phòng xá, thấy nhiều chỗ khác nhau ngọa cụ của chúng Tăng trải trên đất bị dính dơ bởi bất tịnh. Lúc ấy, trời sắp mưa lớn. Đức Thế tôn liền dùng thần lực khiến cho các ngọa cụ của chúng Tăng khỏi bị thấm ướt bởi nước mưa. Khi các tỳ-kheo trở về, đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, nói:
«Vừa rồi, Ta có đi xem các phòng xá, thấy nhiều chỗ khác nhau, ngoạ cụ của chúng Tăng trải trên đất bị dính dơ bởi sự bất tịnh. Lúc ấy trời sắp mưa, Ta dùng thần lực khiến cho ngọa cụ khỏi bị thấm ướt bởi nước mưa. Các ông nên biết, sự nhơ nhớp này là của người có dục, chẳng phải là người không có dục; là người sân nhuế, chẳng phải là kẻ không sân nhuế, là người si, chẳng phải là người không si. Những người ly dục, tiên nhân ngoại đạo ly dục còn không có việc này, huống chi là A-la-hán. Nếu tỳ-kheo chánh niệm không tán loạn thì ngủ cũng không có việc này, huống chi là A-la-hán. Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo, vì để ngăn che thân, ngăn che y, ngăn che ngọa cụ, cho sắm ni-sư-đàn.»
Khi đức Thế tôn cho phép sắm ni-sư-đàn, nhóm sáu tỳ-kheo liền sắm nhiều ni-sư-đàn, vừa rộng, vừa dài. Các tỳ-kheo thấy hỏi:
«Đức Thế tôn chế giới cho phép chứa ba y, không được dư, đây là y của ai?»
Nhóm sáu tỳ-kheo nói:
«Đó là ni-sư-đàn của chúng tôi.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lại sắm nhiều ni-sư-đàn, vừa rộng vừa dài?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ông may ni-sư-đàn vừa rộng vừa lớn?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo xong, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ni-sư-đàn, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài hai gang tay, và rộng một gang tay rưỡi của Phật. Nếu quá, ba-dật-đề, phải cắt bỏ.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Khi ấy tôn giả Ca-lưu-đà-di thân hình thì lớn, ni-sư-đàn lại nhỏ; không đủ để ngồi. Tôn giả biết đức Thế tôn sẽ đi qua con đường đó, bèn đứng bên đường, lấy tay kéo ni-sư-đàn ra, muốn cho nó dài rộng thêm. Đức Thế tôn thấy Ca-lưu-đà-di lấy tay kéo ni-sư-đàn ra; biết mà Phật vẫn cố hỏi:
«Vì sao kéo ni-sư-đàn như vậy.»
Tôn giả thưa:
«Con muốn khiến cho nó dài rộng thêm, cho nên kéo như vậy.»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn nhơn việc này, vì các tỳ-kheo tùy thuận nói pháp, khen ngợi hạnh đầu đà, thiểu dục tri túc, an lạc của sự xuất ly, và bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo may ni-sư-đàn dài rộng thêm, mỗi bên nửa gang tay.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm ni-sư-đàn, cần phải làm cho đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài hai gang, rộng một gang tay rưỡi Phật;[457] lại thêm một bên nửa gang tay nữa làm lề. Nếu quá, ba-dật-đề, phải cắt bỏ.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Ni-sư-đàn:[458] đồ trải xuống để ngồi. Nếu tỳ-kheo làm ni-sư-đàn, chiều dài quá mức định, chiều rộng không quá; hoặc chiều rộng quá, chiều dài không quá; hay là chiều rộng cũng như chiều dài đều quá, tự mình may mà thành, ba-dật-đề. Không thành, phạm đột-kiết-la. Bảo người khác may mà thành, ba-dật-đề; không thành, đột-kiết-la. Vì người khác may, thành hay không thành đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: may đúng lượng, hoặc giảm hơn; hoặc từ người khác nhận được vật đã làm thành, cắt bỏ đúng mức định; hoặc may xấp lại thành hai lớp thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
LXXXVIII. PHÚ SANG Y [459]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có các tỳ-kheo bị bệnh ghẻ nhọt. Các loại ghẻ phát sinh, máu mủ chảy ra nhớp thân, nhớp y, nhớp ngọa cụ. Các tỳ-kheo đến bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo chứa y che ghẻ .[460]»
Các tỳ-kheo sắm y che ghẻ bằng loại vải thô, nên nhiều lông dính vào mụt ghẻ, lúc gỡ ra bị đau. Tỳ-kheo bạch Phật, Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo dùng thứ vải cao giá, mềm mịn, làm y che ghẻ; rồi khoác niết-bàn-tăng lên.[461] Nếu khi đến nhà bạch y, được mời ngồi, thì nói: «Tôi có nhọt.» Nếu người chủ nói: «Thầy cứ ngồi.» Thì vén niết-bàn-tăng lên, dùng y này phủ lên trên mụt ghẻ rồi ngồi.
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nghe đức Thế tôn cho phép may y che ghẻ bèn may nhiều y che ghẻ, vừa dài vừa rộng. Các tỳ-kheo thấy, hỏi:
«Đức Thế tôn chế giới, chỉ cho chứa ba y, không được quá. Vậy y này của ai?»
Nhóm sáu tỳ-kheo nói:
«Y che ghẻ của chúng tôi đấy!»
Các tỳ-kheo nghe, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy may nhiều y che ghẻ, vừa dài vừa rộng thế?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông may nhiều y che ghẻ, vừa dài vừa rộng?»
Đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, làm y che ghẻ, cần phải làm đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài bốn gang, rộng hai gang tay Phật, sau khi đã cắt. Nếu quá, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y che ghẻ: y dùng phủ lên thân khi có các loại ghẻ.
Nếu chiều dài [695a1] đúng lượng, chiều rộng không đúng lượng; hay chiều dài không đúng lượng, chiều rộng đúng lượng; hoặc cả chiều dài và chiều rộng đều không đúng lượng, tự mình may mà thành, ba-dật-đề; không thành đột-kiết-la. Bảo người may mà thành, phạm ba-dật-đề; không thành đột-kiết-la. Nếu vì người mà (may) thành không hay thành đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: may đúng lượng hoặc giảm hơn; hoặc nhận được từ người khác mà cắt may đúng lượng; hay may xấp thành hai lớp; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
LXXXIX. ÁO TẮM MƯA [462]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-xá-khư Mẫu [463] nghe đức Như Lai cho phép các tỳ-kheo may áo tắm mưa,[464] liền may một số áo tắm mưa rất nhiều, sai người mang đến trong Tăng-già-lam cúng cho các tỳ-kheo. Các tỳ-kheo nhận xong liền đem phân chia.
Đức Phật dạy:
«Loại y này không nên phân chia như vậy. Từ nay về sau, nếu nhận được y tắm mưa, theo thứ bậc Thượng tọa mà trao. Nếu không đủ thì ghi nhớ. Khi nhận được lần kế tiếp, theo thứ tự đó mà trao cho đủ.»
Sau đó, được y quý giá, theo thứ tự trao. Đức Phật dạy:
«Không nên như vậy. Nên đổi cho bậc Thượng tọa. Rồi lấy y mà Thượng tọa đã nhận trước kia, chuyển đến vị thứ tọa. Nếu không đủ hết, thì nên lấy y vật có thể phân của Tăng, đem trao cho đủ hết.»
Lúc ấy, nhóm sáu tỳ-kheo nghe đức Như Lai chế giới cho phép các tỳ-kheo may y tắm mưa, liền tự mình may nhiều y tắm mưa, vừa dài vừa rộng. Các tỳ-kheo thấy, hỏi: «Đức Như Lai chế giới, cho phép tỳ-kheo chứa ba y, không được quá. Vậy y này là y của ai?»
Nhóm sáu tỳ-kheo nói:
«Đó là y tắm mưa của chúng tôi.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lại may nhiều tắm mưa vừa dài vừa rộng thế?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông may nhiều y tắm mưa vừa dài vừa rộng?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, may áo tắm mưa phải may đúng lượng. Trong đây đúng lượng là dài sáu gang rộng hai gang rưỡi tay Phật, sau khi đã cắt. Nếu quá, ba-dật-đề.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Áo tắm mưa: áo dùng để các tỳ-kheo mặc tắm khi trời mưa.
Nếu tỳ-kheo may áo tắm mưa bề dài không đúng lượng, bề rộng đúng lượng, hoặc bề rộng không đúng lượng, bề dài đúng lượng; hay cả bề dài và bề rộng đều không đúng lượng, tự tay mình may mà thành, ba-dật-đề; không thành, phạm đột-kiết-la. Nếu bảo người may mà thành, ba-dật-đề, không thành đột-kiết-la. Nếu vì người may, thành không thành đều phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: may đúng lượng hoặc giảm hơn; hay là nhận được từ người khác, cắt may đúng như pháp; hoặc may xấp lại thành hai lớp; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
XC. LƯỢNG Y NHƯ LAI[465]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Ni-câu-loại, Thích-súy-sấu.[466] Bấy giờ, chiều cao của Tôn giả Nan-đà thấp hơn đức Phật chỉ bốn ngón tay. Các tỳ-kheo từ xa thấy Nan-đà đến đều tưởng nhầm là đức Phật đến, nên liền đứng dậy để nghinh đón. Khi đến nơi mới biết là Nan-đà.[467] Các tỳ-kheo đều ôm lòng xấu hổ, Nan-đà cũng xấu hổ.
Các tỳ-kheo đem việc này bạch đầy đủ lên đức Phật. Đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau, quy định tỳ-kheo Nan-đà mặc y màu đen [468].»
Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo may y bằng hay quá với mức lượng của đức Phật.
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy may y bằng của y đức Phật hay quá mức lượng?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Nhóm sáu tỳ-kheo, sao các ông may y bằng hay quá mức lượng y của Như Lai?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, may bằng lượng y của Như Lai, hoặc may quá lượng đó, ba-dật-đề. Trong đây lượng y của Như Lai là dài mười gang và rộng sáu gang tay Phật. Đó gọi là lượng y của Như Lai.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Y: có mười loại như đã nói ở trên.
Nếu tỳ-kheo may y, bằng lượng y của đức Như Lai, trong đó dài không đúng lượng, rộng đúng lượng, hoặc rộng không đúng lượng, dài lại đúng lượng, hay là cả dài và rộng đều không đúng lượng, tự mình may mà thành, phạm ba-dật-đề; không thành đột-kiết-la. Nếu bảo người may mà thành thì phạm ba-dật-đề; không thành đột-kiết-la. Nếu vì người khác may, thành hay không thành cũng phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nhận từ người khác, vật đã may thành; cắt may như pháp. Hoặc không cắt bỏ mà xấp lại may thành hai lớp. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
CHƯƠNG VI
ĐỀ-XÁ-NI[1]
I. NHẬN THỨC ĂN PHI THÂN LÝ NI NƠI TỤC GIA[2]
A. DUYÊN KHỞI

[695c17] Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Lúc bấy giờ lúa gạo kham hiếm, nhân dân đói kém, người chết vô số, khất thực khó được.
Bấy giờ, tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc [3] đến giờ khất thực đắp y bưng bát vào thành Xá-vệ khất thực. Ngày đầu nhận được thức ăn, mang đến cho tỳ-kheo. Ngày thứ hai, ngày thứ ba nhận được thức ăn, Liên Hoa sắc cũng mang đến cho tỳ-kheo.
Sau đó một thời gian, tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc mặc y bưng bát vào thành Xá-vệ khất thực. Lúc ấy có một ông trưởng giả đi xe cùng đoàn tuỳ tùng đến yết kiến Vua Ba-tư-nặc. Đám tuỳ tùng xua đuổi người dẹp đường để đoàn xe ông truởng giả đi. Tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc tránh qua bên lề đường, bị sụp chân vào chỗ bùn, té úp mặt xuống đất. Ông trưởng giả thấy, động lòng thương liền dừng xe, bảo người hầu cận ông xuống đỡ Liên Hoa Sắc đứng dậy và dìu ra khỏi chỗ bùn. Ông trưởng giả hỏi:
«Dì bị bệnh gì mà té ngã như thế?»
Liên Hoa sắc trả lời:
«Tôi không có bệnh hoạn gì cả, Chỉ vì đói nên như vậy.»
Ông trưởng giả hỏi:
«Vì sao mà đói, khất thực khó được hay chăng?»
Liên hoa sắc trả lời:
«Khất thực dễ được. Nhưng ngày thứ nhất tôi xin được, đem về cho tỳ-kheo. Ngày thứ hai, thứ ba, thức ăn tôi xin được cũng đem cho tỳ-kheo. Cho nên đói.»
[696a1] Ông trưởng giả hiềm trách, nói:
«Sa-môn Thích tử thọ nhận không biết đủ, không nhàm chán, không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhận thức ăn của tỳ-kheo-ni không biết chút nhường nhịn. Người cho tuy không nhàm chán nhưng người nhận phải biết đủ chứ!»
Ông trưởng giả liền dẫn tỳ-kheo-ni này về nhà. Cho tắm rửa. Giặt y phục. Bảo người nấu cháo cho ăn. Cung cấp vật cần dùng; rồi nói: «Từ nay về sau, cô cứ đến nhà tôi mà ăn. Khỏi phải đi dâu. Nếu có nhận được thêm nơi nào khác, thì tuỳ ý cho người.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách những tỳ-kheo kia rằng: «Sao các thầy nhận thức ăn nơi tỳ-kheo-ni?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo kia:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông lại nhận thức ăn từ tỳ-kheo-ni Liên Hoa Sắc kia mà không biết vừa phải?»
Dùng vô số phương tiện quở trách các tỳ-kheo kia rồi Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, vào thôn xóm, tự mình nhận thức ăn từ tỳ-kheo-ni để ăn, tỳ-kheo ấy cần phải đối trước tỳ-kheo khác phát lồ rằng:[4] ‹Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối.› Đây là pháp hối quá.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, các tỳ-kheo nghi, không dám nhận thức ăn nơi tỳ-kheo-ni bà con. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo được nhận thức ăn từ tỳ-kheo-ni bà con.»
Các tỳ-kheo bệnh lại có sự nghi, không dám nhận thức ăn từ tỳ-kheo-ni không phải bà con. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép tỳ-kheo bệnh được nhận thức ăn từ tỳ-kheo-ni chẳng phải bà con.»
Bấy giờ, các tỳ-kheo lại có sự nghi, nên khi tỳ-kheo-ni chẳng phải bà con đem thức ăn để dưới đất, không dám nhận, hoặc khiến người trao cho cũng không dám nhận, đức Phật dạy:
«Từ nay về sau, cho phép các tỳ-kheo được nhận thức ăn như vậy.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, vào thôn xóm,[5] nếu không bệnh[6] mà tự tay nhận thức ăn từ tỳ-kheo-ni không phải thân quyến mà ăn, tỳ-kheo ấy cần phải đối trước tỳ-kheo khác[7] phát lồ rằng: ‹Đại đức,[8] tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối.› Đây là pháp hối quá.[9]
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Bà con và chẳng phải bà con: như trên đã giải.
Bệnh: cũng như trên.
Thức ăn: có hai loại như trên đã giải.
Tỳ-kheo kia vào trong thôn xóm, đến tỳ-kheo-ni chẳng phải bà con, nếu không có bệnh mà tự tay nhận thức ăn để ăn. Ăn như vậy, mỗi miếng phạm một ba-la-đề đề-xá-ni.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nhận thức ăn từ tỳ-kheo-ni bà con; hoặc có bệnh; hay để dưới đất mà cho; hoặc khiến người trao; hoặc cho trong Tăng-già-lam; hoặc cho ngoài thôn xóm; hay là cho trong chùa ni. Trao như vậy, nhận để ăn thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
II. THỌ THỰC DO NI CHỈ DẪN[10]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ, Khi ấy, có số đông tỳ-kheo và nhóm sáu tỳ-kheo cùng ngồi ăn ở trong nhà bạch y.[11] Nhóm sáu tỳ-kheo-ni đòi cơm canh cho nhóm sáu tỳ-kheo, nói rằng: «Đem canh nơi vị này! Đem cơm nơi vị kia.» Còn thì bỏ qua các vị khác ở trung gian mà chỉ đem thức ăn cho sáu tỳ-kheo này thôi.
Các tỳ-kheo nghe, trong số đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lại ăn thức ăn do nhóm sáu tỳ-kheo-ni yêu sách?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Tại sao các ông ăn thức ăn do tỳ-kheo-ni yêu sách, trong khi các tỳ-kheo khác không được?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, khi ăn trong nhà bạch y, trong đó có tỳ-kheo-ni, chỉ bảo rằng: ‹Đem canh cho vị này, dâng cơm cho vi kia.› Tỳ-kheo nên nói với tỳ-kheo-ni ấy rằng: ‹Này cô, hãy thôi đi! Hãy để yên cho các tỳ-kheo ăn xong!› Nếu không có một tỳ-kheo nào nói với tỳ-kheo-ni kia rằng: ‹Này cô, hãy thôi đi! Hãy để yên cho các tỳ-kheo ăn xong!› Tỳ-kheo cần đối trước tỳ-kheo khác mà phát lồ rằng: ‹Bạch Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay tôi đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối.› Đây gọi là pháp hối quá.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trong nhà: nơi có nam nữ ở.
Thức ăn: như trên đã nói.
Tỳ-kheo kia thọ thực nơi nhà bạch y, trong đó có tỳ-kheo-ni chỉ bảo rằng: «Đem canh cho vị này! Đem cơm cho vị kia.» Tỳ-kheo kia nên nói: «Này cô, hãy thôi đi! Để yên cho các tỳ-kheo ăn xong.» Nếu không có một tỳ-kheo nào nói như vậy: «Này cô, hãy thôi đi! Để yên cho các tỳ-kheo ăn xong;» mỗi miếng ăn phạm một ba-la-đề-đề-xá-ni.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu có nói: «Này cô, hãy thôi đi! Để yên cho các tỳ-kheo ăn xong.» Nếu tỳ-kheo-ni tự mình là đàn-việt hoặc đàn-việt thiết trai nhờ tỳ-kheo-ni chiếu liệu; hoặc không có tâm thiên lệch đối với các tỳ-kheo, như vậy thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
III. THỌ THỰC TỪ HỌC GIA[12]
A. DUYÊN KHỞI
1. ĐỆ TỬ KIẾN ĐẾ

Một thời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật tại thành La-duyệt. Khi ấy, có gia đình cư sĩ, vợ chồng đều có lòng tin, làm người đệ tử đức Phật. Thường pháp của người đệ tử chư Phật đã kiến đế,[13] đối với các tỳ-kheo không có cái gì tiếc nuối, kể cả thịt trong thân mình. Mỗi khi các tỳ-kheo đến nhà thì luôn dùng thức ăn và các vật dụng cúng dường. Cúng dường như vậy cho đến nỗi nghèo khổ, cơm áo đều thiếu thốn. Những người hàng xóm đều nói như vầy: «Gia đình kia trước đây rất giàu có, của cải dư dật. Từ khi cúng dường sa-môn Thích tử đến nay, của cải khô cạn, bần cùng đến thế. Như vậy việc cung kính cúng dường chỉ đem lại sự nghèo khổ!»
Các tỳ-kheo nghe biết, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách các tỳ-kheo: «Sao các thầy đến mãi nơi cư sĩ để nhận thức ăn và đồ cúng dường, không biết đủ, đến nỗi khiến cho của cải gia đình họ phải cạn kiệt như thế?»
Các tỳ-kheo đến [697a1] chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách các tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm điều không nên làm. Sao các ông lại đến mãi nơi nhà cư sĩ để nhận thức ăn cúng dường, đến nỗi khiến gia đình họ nghèo túng như vậy?»
2. YẾT-MA HỌC GIA
Dùng vô số phương tiện quở trách các Tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các Tỳ-kheo:
«Từ nay về sau cho phép Tăng tác pháp học gia cho gia đình kia, bằng pháp bạch nhị yết-ma. Tác pháp như vầy: Trong chúng nên sai một vị có khả năng tác pháp yết-ma, như trên mà tác bạch như vầy:
«Đại đức tăng xin lắng nghe. Trong thành La-duyệt này có một gia đình cư sĩ, cả vợ lẫn chồng đều đắc tịnh tín, làm đệ tử của Phật. Gia tài họ bị cạn kiệt. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng tác pháp yết-ma học gia, các tỳ-kheo không được đến gia đình kia nhận thức ăn mà ăn. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Trong thành La-duyệt này có một gia đình cư sĩ, cả vợ lẫn chồng đều đắc tịnh tín, làm đệ tử của Phật. Gia tài họ bị khô kiệt. Nay Tăng trao cho pháp yết-ma học gia, các tỳ-kheo không được đến nhà đó để nhận thức ăn mà ăn. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng trao cho cư sĩ kia pháp yết-ma học gia thì im lặng. Vị nào không chấp thuận xin nói.
«Tăng đã chấp thuận trao cho cư sĩ kia pháp yết-ma học gia rồi, Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
«Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa,cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy.
Tỳ-kheo nào, đã biết là nhà học gia, Tăng đã cho pháp yết-ma học gia rồi, mà đến nhà ấy nhận thức ăn để ăn, phải đối trước các tỳ-kheo khác phát lồ rằng: ‹Thưa Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, nay đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối.› Đây là pháp hối quá.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Trong đó có tỳ-kheo trước có nhận sự thỉnh của gia đình, có sự nghi không dám đến. Đức Phật dạy:
«Có thỉnh trước thì cho phép đến.»
Bấy giờ, có tỳ-kheo bệnh không dám nhận thức ăn của học gia, đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo bệnh được nhận thức ăn nơi học gia để ăn.»
Khi ấy các tỳ-kheo thấy người cho thức ăn để thức ăn xuống đất mà cho, nghi không dám nhận. Hoặc khiến người mang cho; cũng không dám nhận. Đức Phật dạy:
«Cho phép nhận.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, nếu trước đó đã tác yết-ma học gia, đối với học gia đó, không có sự thỉnh trước, không bệnh, tự tay nhận thức ăn và ăn. Tỳ-kheo ấy cần đối trước tỳ-kheo khác phát lồ rằng: ‹Tôi phạm pháp đáng khiển trách, làm điều không đáng làm. Nay tôi đối trước Đại đức, xin phát lồ sám hối.› Đây là pháp hối quá.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Học gia :[14] là Tăng trao cho pháp bạch nhị yết-ma.
Nhà cư sĩ: như trên đã nói.
Bệnh: cũng đã nói ở trên.
Tỳ-kheo nào, học gia như vậy, trước đó Tăng đã trao cho pháp yết-ma cho họ rồi mà tỳ-kheo không được thỉnh trước lại không bệnh. Đối với trong nhà học gia như vậy mà nhận thức ăn để ăn, thì mỗi miếng ăn phạm Ba-la-đề-xá-ni.
Tỳ-kheo-ni, đôt-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: nếu đã được thỉnh trước; hoặc có bệnh; hoặc để xuống đất mà cho; hoặc nhận từ nơi người khác; hoặc học gia sau khi dâng cúng tài sản vẫn còn nhiều. Thảy đều thì không phạm.
3. GIẢI YẾT-MA HỌC GIA
Học gia kia, tài sản có lại dồi dào, đến trong Tăng xin giải yết-ma Học gia. Các Tỳ-kheo bạch Phật. đức Phật dạy:
«Nếu tài sản của học gia có lại dồi dào, họ đến giữa Tăng, xin giải pháp yết-ma học gia thì Tăng nên tác pháp bạch nhị yết-ma, giải cho họ. Trong chúng nên sai một người có khả năng tác pháp yết-ma, như trên mà tác bạch như vầy:
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Trong thành La-duyệt này có một gia đình cư sĩ, cả vợ lẫn chồng đều đắc tịnh tín, làm đệ tử Phật, ưa thích cúng dường nên của cải bị khánh kiệt. Trước đây Tăng đã cho pháp yết-ma học gia. Nay của cải có lại dồi dào, họ đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma học gia. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, nay Tăng giải pháp yết-ma học gia. Đây là lời tác bạch.
«Đại đức Tăng xin lắng nghe. Trong thành La-duyệt này có một gia đình cư sĩ, cả vợ lẫn chồng đều đắc tịnh tín, làm đệ tử Phật, ưa thích cúng dường nên của cải bị khánh kiệt. Trước đây Tăng đã cho pháp yết-ma học gia. Nay của cải có lại dồi dào, họ đến trước Tăng cầu xin giải yết-ma học gia. Các trưởng lão nào đồng ý Tăng vì cư sĩ kia giải pháp yết-ma học gia thì im lặng. Vị nào không đồng ý xin nói.
«Tăng đã chấp thuận vì cư sĩ kia giải pháp yết-ma học gia rồi. Tăng chấp thuận nên im lặng. Việc này được ghi nhận như vậy.»
Khi ấy các tỳ-kheo đều nghi không dám nhận thức ăn từ cư sĩ đã được giải yết-ma học gia, bạch Phật. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo được nhận thức ăn nơi nhà đó. Nhận như vậy không phạm.»
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
IV. THỌ THỰC NGOÀI TRÚ XỨ A-LAN-NHÃ[15]
A. DUYÊN KHỞI

Một thời, đức Phật ở trong vườn Ni-câu-loại, Ca-duy-la-vệ, Thích-suý-sấu. Các phụ nữ trong thành Xá-di[16] và các phụ nữ Câu-lê[17] cùng nhau mang thức ăn đến trong Tăng-già-lam, cúng dường.
Bấy giờ bọn giặc[18] biết được, chận đường nhiễu hại.[19] Các tỳ-kheo nghe, đến bạch đức Thế tôn. Đức Thế tôn dạy.
«Từ nay về sau, các tỳ-kheo nên nói với các phụ nữ, ‹Đừng đi ra. Đường có bọn giặc cướp khủng bố.› Nếu họ đã ra ngoài thành thì nên nói: ‹Đừng đến Tăng-già-lam vì dọc đường có giặc khủng bố.› Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Tỳ-kheo nào, sống tại a-lan-nhã, chỗ ở đáng nghi ngờ, có sợ hãi, không nhận thức ăn bên ngoài tăng-già-lam, mà chỉ bên trong tăng-già-lam nhận thức ăn để ăn,[20] cần đối trước tỳ-kheo khác mà phát lồ rằng: ‹Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách, nay tôi đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối.› Đây là pháp hối quá.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, các đàn-việt biết trước là có sự khủng bố mà cố mang thức ăn đến. Các tỳ-kheo nghi không dám nhận để ăn. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo được nhận thức ăn như vậy.»
Khi ấy, các tỳ-kheo bệnh cũng nghi không dám nhận thức ăn như vậy. Đức Phật bảo:
«Từ nay cho phép các tỳ-kheo bệnh được nhận thức ăn như vậy.»
Bấy giờ, có thí chủ cúng dường bằng cách đem thức ăn để dưới đất, hoặc bảo người trao, các tỳ-kheo nghi không dám nhận. Đức Phật dạy:
«Từ nay cho phép các tỳ-kheo được nhận thức ăn như vậy.»
Từ nay trở đi nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, sống nơi a-lan-nhã, xa xôi hẻo lánh, chỗ đáng nghi, có sợ hãi. Tỳ-kheo sống tại trú xứ a-lan-nhã như vậy, trước không nói cho đàn-việt biết,[21] không thọ nhận thức ăn bên ngoài Tăng-già-lam. Trái lại, không bệnh mà ở bên trong Tăng-già-lam, tự tay nhận thức ăn để ăn, tỳ-kheo ấy cần phải đến đối trước tỳ-kheo khác mà phát lồ rằng: ‹Đại đức, tôi phạm pháp đáng khiển trách. Nay tôi đối trước Đại đức xin phát lồ sám hối.› Đây là pháp hối quá.
B. GIỚI TƯỚNG
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Chỗ a-lan-nhã: là nơi cách thôn năm trăm cung. Cung là cách đo của nước Giá-ma-la.
Nghi có sự khủng bố: là nghi có giặc trộm cướp, khủng bố.
Bệnh: như trên đã nói.
Nếu tỳ-kheo a-lan-nhã ở chỗ xa vắng như vậy, trước không nói với đàn-việt, không nhận thức ăn ngoài Tăng-già-lam mà nhận trong Tăng-già-lam, không bệnh, tự tay nhận lấy thức ăn để ăn; mỗi miếng ăn phạm ba-la-đề-đề-xá-ni.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: trước có nói với đàn-việt; hoặc có bệnh; hoặc để dưới đất mà trao; hoặc bảo người trao; hoặc khi đến thọ giáo sắc, lúc thính pháp, tỳ-kheo tự có thức ăn riêng nay trao cho; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
CHƯƠNG VII
THỨC-XOA-CA-LA-NI [1]
ĐiỀu 1[2]

[698a9] Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo mặc niết-bàn-tăng,[3] có lúc mặc thấp, có lúc mặc cao,[4] hoặc làm như vòi con voi, hoặc như lá cây đa-la, hoặc có lúc xếp nhỏ lại. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại bận niết-bàn-tăng khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại, giống như quốc vương, trưởng giả, Đại thần, cư sĩ; giống như những ngày tiết hội, người trong phường chèo mặc y để làm trò?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lại bận niết-bàn-tăng khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Sao các ông lại bận niết-bàn-tăng khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Phải bận niết-bàn-tăng cho tề chỉnh,[5] thức-xoa-ca-la-ni.[6]
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trong đó, bận không tề chỉnh, có nghĩa là khi bận thấp, khi bận cao, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc xếp nhỏ lại.
- Bận thấp: cột dây lưng dưới rốn, cao là trên đầu gối.
- Vòi con voi: phía trước thòng xuống một góc.
- Lá cây đa-la: phía trước thòng xuống hai góc.
- Xếp nhỏ lại: xếp nhỏ quấn quanh eo lưng nhăn nhó.
Tỳ-kheo bận niết-bàn-tăng cao hay thấp hoặc làm như cái vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc xếp nhỏ lại. Cố ý làm, phạm đột-kiết-la cần phải sám.[7] Do cố ý làm cho nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la.[8] Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có khi bệnh như vậy, trong rốn sanh ghẻ nhọt nên phải mặc thấp, nơi ống chân có ghẻ nên phải mặc cao, hoặc trong Tăng-già-lam, hoặc bên ngoài thôn xóm, hoặc lúc làm việc, hoặc khi đi đường thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐiỀu 2[9]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo quấn y,[10] hoặc quấn cao, hoặc quấn thấp, hay làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc xếp nhỏ lại. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại quấn y khi thì thấp, khi thì cao, khi thì làm như vòi con voi, khi thì làm như lá cây đa-la, khi thì xếp nhỏ lại, giống như Quốc vương, trưởng giả, Đại thần, cư sĩ?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy quấn ba y khi cao, khi thấp, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như là cây đa-la, hoặc có khi xếp nhỏ lại?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông quấn y khi cao, khi thấp, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hay có lúc xếp nhỏ lại?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Phải quấn ba y cho tề chỉnh,[11] thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trong đây, không tề chỉnh: có nghĩa là khi quấn cao, khi mặc thấp, hoặc làm như vòi con voi, hoặc làm như lá cây đa-la, hoặc có lúc xếp nhỏ lại.
Quấn thấp: thòng xuống quá khủy tay, trống bên hông.
Quấn cao: quấn cao quá ống chân.
Làm như vòi con voi: thòng xuống một góc.
Như là cây đa-la: bên trước thòng xuống hai góc, bên sau vén cao lên.
Xếp nhỏ lại: là xếp nhỏ làm thành viền của y.
Nếu tỳ-kheo cố ý quấn cao, quấn thấp, làm thành vòi con voi, làm thành là cây đa-la, hoặc có khi xếp nhỏ lại, cố ý làm thì nên sám đột-kiết-la. Do cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc bị bệnh như vậy, hoặc nơi vai, nơi cánh tay có ghẻ phải mặc thấp, hay nơi ống chân có ghẻ nên phải mặc cao, hoặc ở trong Tăng-già-lam, hay bên ngoài thôn xóm, hoặc trên đường đi, hay lúc lao tác… thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐiỀu 3[12]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo vắt ngược ba y mà đi vào nhà bạch y.[13] Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết tàm quý. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như thế có gì là chánh pháp? Tại sao vắt ngược y đi vào nhà bạch y, giống như quốc vương, Đại thần, trưởng giả, cư sĩ?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy vắt ngược y đi vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông vắt ngược y đi vào nhà bạch y?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không vắt ngược y đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.[14]
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: chỉ cho thôn xóm.
Vắt ngược y: hoặc vắt ngược y hai bên tả và hữu lên trên vai. Nếu tỳ-kheo cố ý vắt ngược y bên tả và bên hữu lên trên vai đi vào nhà bạch y, cố ý làm nên sám đột-kiết-la. Do vì cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có bệnh như vậy, hoặc bên hông có ghẻ, hoặc ở trong Tăng-già-lam, hoặc ngoài thôn xóm, hoặc trên đường đi, hay lúc làm việc thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐiỀu 4
Không vắt ngược y khi ngồi trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)[15]
ĐiỀu 5
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lấy y quấn cổ vào nhà bạch y, các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn mới lấy y quấn cổ đi vào nhà bạch y, như quốc vương, Đại thần, trưởng giả, cư sĩ.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy quấn y nơi cổ vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Các ông làm ĐiỀU sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tuỳ thuận, làm việc không nên làm. Tại sao các ông lấy y quấn nơi cổ vào nhà bạch y?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không quấn y nơi cổ khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Quấn vào cổ: nắm hai chéo y quấn trên vai tả.
Cố ý lấy y quấn vào cổ đi vào nhà bạch y, phạm tội nên sám đột-kiết-la. Do cố ý làm nên phạm tội phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc là bị bệnh như vậy, có ghẻ trên vai, hoặc ở trong Tăng-già-lam hay ngoài xóm làng, hoặc khi làm việc hay lúc đi đường thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐiỀu 6
Không quấn y nơi cổ khi ngồi nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)
ĐiỀu 7[16]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lấy y trùm lên đầu, vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Bên ngoài tự xưng tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì gọi là chánh pháp? Tại sao lấy y trùm đầu đi như kẻ trộm.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lấy y trùm lên đầu vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông lấy y trùm lên đầu vào nhà bạch y?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không trùm đầu khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.[17]
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: là thôn xóm.
Trùm đầu: hoặc lấy lá cây, [699a1] hay dùng vật xé thành mảnh, hoặc dùng y trùm trên đầu đi vào nhà bạch y.
Cố ý phạm nên sám đột-kiết-la. Do cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc bị bệnh như vậy, hoặc bị lạnh trên đầu, hoặc có ghẻ trên đầu, hay mạng nạn, phạm hạnh nạn phải trùm đầu để chạy thì không phạm,
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐiỀu 8
Không trùm đầu khi vào nhà bạch y mà ngồi, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên)[18]


Chú thích:
[438] Ngũ phần 9: ba-dật-đề 83; Tăng kỳ 20, Thập tụng 17, Căn bản 42: 80. Pali, Vin.iv. 164, Pāc. 85.
[439] Xu bồ 樗蒱. Ngũ phần, nt.: bàn chuyện thế sự với các bạch y. Pali: sabhāyaṃ nisīditvā anekavihitaṃ tiracchānakathaṃ kathenti, ngồi ở hội trường, bàn đủ các đề tài súc sinh luận.
[440] Tăng kỳ: «tỳ-kheo a-lan-nhã.» Điều luật áp dụng cho tỳ-kheo sống trong rừng.
[441] Ngũ phần: «trừ có nhân duyên.» Và giải thích: nhân duyên, tức khi có tai nạn. Tăng kỳ: «trừ dư thời.» Giải thích: dư thời, những lúc có việc khẩn cấp (như có người bị rắn độc cắn). Pali: aññatra tathārūpā accāyikā karaṇīyā, trừ có sự việc khẩn cấp nào đó.
[442] Trong giới văn không có từ thôn 村.
[443] Ngũ phần, và các bộ: ba-dật-đề 85. Pali, Pāc. 87.
[444] Pali, Vin.iv. 168: bhagavā … senāsanacārakaṃ āhiṇḍanto, Thế tôn đi xem xét chỗ nằm của các tỳ-kheo. Ngũ phần 9 (T22n1421, tr.70b15): thông lệ, mỗi năm ngày Thế tôn đi tuần phòng các tỳ-kheo một lần.
[445] Ngũ phần: của tu-già-đà 修伽陀. Tăng kỳ: của tu-già-đà, và giải thích: của Phật. Căn bản: của Phật; và giải thích: 8 ngón tay (chỉ 指) của Phật dài bằng 1 khuỷu (chẩu 肘) của người trung bình. Pali: sugataṅgula: ngón tay của Sugata (Thiện Thệ). Cước chú của bản dịch Anh: sugata đây có nghĩa là «tiêu chuẩn» được chấp nhận (không phải chỉ cho ngón tay của Phật).
[446] Xem Ch.iv, ba-dật-đề 14 & cht. 86.
[447] Ngũ phần: ba-dật-đề 84; Tăng kỳ, Thập tụng, Căn bản: 86. Pali, Pāc. 88.
[448] Đâu-la-miên 兜羅綿. Xem giải thích đoạn sau. Pali: tūla, bông gòn.
[449] Tăng kỳ 20 (T22n1425, tr.392a28): «... sau khi đã móc ra, ba dật-đề.» Pali: ... uddālanakaṃ pācittiyaṃ, (phạm) ba-dật-đề, phải xé bỏ (móc bông gòn ra bỏ).
[450] Cưu-la-da, văn nhã, sa-bà 鳩羅耶草文若草娑婆草;
[451] Ngũ phần: ba-dật-đề 86; Tăng kỳ: 83; Thập tụng, Căn bản: 84. Pali, Pāc. 86.
[452] Công sư 工師. Ngũ phần: nha giác sư 牙角師; thợ chế biến răng thú và sừng. Thập tụng: trị giác sư 治角師; thợ chế biến sừng. Căn bản: công nhân 工人. Pali: dantakāra, thợ chế biến ngà voi.
[453] Nha 牙. Thập tụng: nha xỉ 牙齒; giải thích: nha, chỉ ngà voi, răng nanh của ngựa, răng nanh heo; xỉ, chỉ răng voi, răng ngựa, răng heo. Pali: danta, giải thích: danto nāma hatthidanto vuccati, răng, là nói răng của voi (ngà voi).
[454] Tăng kỳ 20: «... sau khi đập vỡ, ba-dật-đề.» Pali: bhedanakaṃ pācittiyaṃ, ba-dật-đề, cần đập vỡ (ống đựng bằng ngà).
[455] Thiền trấn 禪鎮, không rõ cái gì.
[456] Các bộ, ba-dật-đề 87; Thập tụng: 89. Pali, Pāc. 89.
[457] Phật trách thủ 佛搩手. Ngũ phần: tu-già-đà trách thủ 修伽陀磔手 Căn bản: Phật trương thủ 佛張手; giải thích: 1 gang tay Phật bằng ba gang tay người trung bình. Pali: sugatavidatthiyā, gang tay (tiêu chuẩn) được chấp nhận (theo bản Anh); xem cht. 447 trên.
[458] Pali: nisīdanaṃ nāma sadasaṃ vuccati, nói ni-sư-đàn, là cái có viền. Căn bản: ni-sư-đán-na 尼師但那 là đồ trải lót (phu cụ 敷具).
[459] Tăng kỳ: ba-dật-đề 87; các bộ khác: 88. Pali, Pāc. 90.
[460] Phú sang y 覆瘡衣. Pali: kaṇḍupaṭicchādi.
[461] Niết-bàn-tăng 涅槃僧. Pali: nivāsana, nội y.
[462] Ngũ phần, Căn bản: ba-dật-đề 89; Thập tụng, Tăng ky: 87. Pali, Pāc. 91.
[463] Xem cht.434, ba-dật-đề 82. Xem Ch.iv, ni-tát-kỳ 27 & cht.155
[464] Vũ dục y 雨浴衣. Xem Ch.iv ni-tát-kỳ 27 & cht.163
[465] Tăng kỳ: ba-dật-đề 89; các bộ: 90. Pali, Pāc. 92.
[466] Xem cht.92, ch.iv. ni-tát-kỳ 17.
[467] Thập tụng: «Trưởng lão Nan-đà, em trai của Phât, con của bà dì; thân hình gần giống Phật, có 30 tướng, thấp hơn Phật 4 ngón tay; lại khoác y giống Phật, nên các tỳ-kheo nhầm.» Tăng kỳ: Tôn-đà-la Nan-đà 孫陀羅難陀, con của Di mẫu của Phật. Kể thêm nhân duyên A-la-quân-trà 阿羅軍荼 khoác y giống như Phật.
[468] Hắc y 黑衣; bản Hán có thể nhầm.
[1] Tức Ba-la-đề đề-xá-ni 波羅提舍尼. Trong giới văn, dịch là hối quá 悔過. Ngũ phần 10 (T22n1421, tr.71c06): hối quá pháp 悔過法. Tăng kỳ 21 (T22n1425, tr.396b16): Đề-xá-ni 提舍尼. Thập tụng 19 (T23n1435, tr.131a05): Ba-la-đề-xá-ni pháp 波羅提舍尼法. Căn bản 49 (T23n1442, tr.897a18): Ba-la-để đề-xá-ni pháp 波羅底提舍尼法. Pali, Vin.iv. 175: cattāro pāṭidesanīyā.
[2] Tăng kỳ: Đề-xá-ni 2
[3] Liên Hoa Sắc 蓮華色. Xem Ch. iv ni-tát-kỳ 4 & cht.36
[4] Nguyên Hán: hướng dư tỳ-kheo thuyết 向餘比丘說. Ngũ phần: ưng hướng chư tỳ-kheo hối quá 應向諸比丘悔過. Tăng kỳ: ưng dư tỳ-kheo biên hối quá 應餘比丘邊悔過. Thập tụng: ưng hướng dư tỳ-kheo thuyết thị tội 應向餘比丘說是罪. Căn bản: nghệ chư bí-xô sở các biệt cáo ngôn 詣諸苾芻所各別告言. Pali: paṭīdesetabbaṃ tena bhikkhunā.
[5] Căn bản: ư thôn lộ trung 於村路中, «ở đường trong thôn xóm.» Ngũ phần: «tại các con đường…» Tăng kỳ: «trong nhà bạch y…» Pali: antaragharaṃ paviṭṭhāya, «sau khi đã đi vào nhà trong;» và giải: nhà (gharam) ở đây cũng chỉ luôn đường xe đi, đường hẻm, đường chữ thập…»
[6] Pali, hatthato, từ tay (của tỳ-kheo-ni) thay vì để xuống đất mà nhận»; không nói đến yêu tố «trừ bịnh.»
[7] Ngũ phần, Căn bản: «trước các tỳ-kheo khác.»
[8] Tăng kỳ: Trưởng lão 長老. Ngũ phần: Chư Đại đức 諸大德. Pali: āvuso, từ hô khởi, số nhiều. Vì sám hối trước nhiều tỳ-kheo, chứ không phải một như ba-dật-đề.
[9] Tức Ba-la-đề-đề-xá-ni pháp 波羅提提舍尼法, dịch là Hối quá pháp 悔過法 Pali: pāṭidesanīya dhamma (Skt. pratideśanīya dharma). Tăng kỳ (T22n1425, tr.396c25): «Ba-la-đề-đề-xá-ni, vì tội này hướng đến người (tỳ-kheo) mà phát lồ, không che dấu.»
[10] Tăng kỳ: đề-xá-ni 3.
[11] Ngũ phần, Thập tụng: có thí chủ thỉnh thực hai bộ tăng.
[12] Tăng kỳ: đề-xá-ni 4.
[13] Kiến đế 見諦 : đã thấy bốn Thánh đế, chứng đắc Tu-đà-hoàn. Ngũ phần: Trưởng giả Cù-sư-la 瞿師羅 tin ưa Phật pháp, thấy pháp, đắc quả. Tăng kỳ: Đại thần Tỳ-xà bố thí thái quá, gia sản khánh tận. Tăng tác yết-ma học gia. Thập tụng: tượng sư Thủ-la, thấy Bốn đế, đắc Sơ đạo. Căn bản: trưởng giả Sư Tử, đắc Sơ quả.
[14] Học gia 學家. Thập tụng: chỉ gia đình đã đắc Sơ quả. Pali: sekkhasammatāni kulāni, những gia đình đã được xác nhận là hữu học; giải thích: đó là gia đình tăng trưởng với tín, nhưng tổn giảm với tài sản.
[15] Tăng kỳ: đề-xá-ni 1.
[16] Xá-di thành trung chư phụ nữ 舍夷城中諸婦女. Xá-di, chỉ các Thích nữ (Xem Tứ phần đoạn sau, phần ba, Ch. xiv, T22, tr. 922c8). Ngũ phần, Thập tụng: chư Thích phụ nữ 諸釋婦女. Căn bản: Thích ca nữ 釋迦女. Pali: Sākiyāniyo.
[17] Câu-lê chư nữ nhân 俱梨諸女人. Không rõ. Ngũ phần: chư nô 諸奴. Pali: sākiyadāsakā, những người nô lệ của họ Thích.
[18] Pali: tena kho pana samayena sākiyadāsakā avaruddhā honti, vào lúc đó, các nô lệ của dòng họ Sakka nổi loạn. Ngũ phần: các nô lệ của dòng họ Thích đón đường các Thích nữ để cướp.
[19] Pali: Các tỳ-kheo biết có giặc chặn đường, nhưng không báo cho các phụ nữ họ Thích biết để đừng đi.
[20] Vì bọn cướp ẩn núp trong phạm vi Tăng-già-lam nên tỳ-kheo phải ra khỏi phạm vi ấy mà nhận thức ăn.
[21] Pali: pubbe appaṭíaṃviditaṃ, không báo cho biết trước (rằng trong phạm vi Tăng già lam có giặc cướp).
[1] Lời chua nhỏ trong bản Hán: «Tiếng của người Hồ (chỉ Ấn độ) chính xác phải nói là thức-xoa-ca-la-ni . Những chỗ nào đọc và viết, nên theo từ này. Vì không thể nhất nhất đều theo văn mà sửa, do đó mà cứ để nguyên như vậy. Đan bản gọi Trăm pháp Chúng học.» - Thức-xoa-ca-la-ni, phiên âm Phạn: śikṣā karaṇīyā, «ĐiỀU cần phải học.» Căn bản: Chúng đa học pháp 眾多學法. Các bộ khác: Chúng học pháp 眾學法. Pali: sekhiyā dhammā (sikkhā karaṇīyā). Bản Skt. saṃbahulāḥ śaikṣā dharmāḥ (śikṣā karaṇīyā). Cf. Ngũ phần 10 (T22n1421, tr.73c27); Tăng kỳ 21 (T22n1425, tr.399b07); Thập tụng 19 (T23n1435, tr.133b14); Căn bản 50 (T23n1442, tr.901b17). Pali, Vin. iv. 185.
[2] Tăng kỳ, ĐiỀU 1; Thập tụng, ĐiỀU 12.
[3] Xem Ch.v, Ba-dật-đề 88 & cht.461.
[4] Pali: puratopi pacchatopi olambentā, quấn nội y để phía trước, phía sau thòng xuống.
[5] Pali, Sik. 1: parimaṇḍalaṃ nivāsessāmi, tôi sẽ quấn nội y tròn trịa.
[6] Thức-xoa-ca-la-ni 式叉迦羅尼. Tứ phần tỳ-kheo giới bản (No 1429) và Tứ phần Tăng giới bản (No 1430) đều nói «ưng đương học 應當學.» Pali: sikhkā karaṇīyā.
[7] Hán: ưng sám đột-kiết-la 應懺突吉羅. Tứ phần phân biệt hai loại đột-kiết-la: nếu cố ý, phạm đột-kiết-la cần phải sám hối. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la chỉ phải tự trách tâm. Xem thêm cht. 8 dưới.
[8] Ngũ phần (T22n1421, tr.74a13): «Nếu không hiểu, không hỏi mà làm như vậy, phạm đột-kiết-la. Hiểu, nhưng không cẩn thận, làm như vậy phạm đột-kiết-la. Hiểu, nhưng khinh giới, khinh người mà làm như vậy, phạm ba-dật-đề.» Tăng kỳ: việt học pháp 越學法, không phân biệt hiểu hay không hiểu, cố ý hay không cố ý. Pali: anādariyaṃ paṭicca ...āpatti dukkaṭassa. anāpatti asañcicca, «...vì thiếu cung kính, phạm đột-kiết-la. Không cố ý, không phạm.»
[9] Tăng kỳ, ĐiỀU 2. Thập tụng, ĐiỀU 16; Căn bản, ĐiỀU 8. Pali, Sikkhā 2.
[10] Hán: trước y 著衣. Pali: pārupanti, quấn (thượng) y, phân biệt với nivāsenti, quấn nội y.
[11] Pali, Sikkhā. 2: parimaṇḍalaṃ pārupissāmi, tôi sẽ quấn (thượng) y cho tròn trịa. Thập tụng (T23n1435, tr.134a23): châu tề bị y ưng đương học 周齊被衣應當學.
[12] Ngũ phần, ĐiỀU 15; Tăng kỳ, ĐiỀU 8; Thập tụng, ĐiỀU 41; Căn bản, ĐiỀU 16.
[13] Pali, Sikkhā. 9, ukkhittakāya antaraghare gacchati, vén y lên mà đi vào nhà thế tục. Sớ giải, VA 891: ekato vā ubhato vā ukkhittacīvaro hutvā ti attho, y được vén lên ở một bên, hay cả hai bên. Cf. Ngũ phần (T22n1421, tr.74a22): «...hoặc vắt ngược y lên vai phải... hoặc vắt ngược y lên vai trái... hoặc vắt ngược y lên cả hai vai...» Thập tụng (T23n1435, tr.136b04): «Lấy y trùm vai phải vắt cả lên vai trái.»
[14] Cf. Thập tụng, ĐiỀU 37-38: tả hữu phản sao y 左右反抄衣, vắt ngược y hai bên; ĐiỀU 39-40: thiên sao y 偏抄衣, vắt ngược y một bên.
[15] Pali, Sikkhā 10
[16] Ngũ phần, ĐiỀU 43; Tăng kỳ, ĐiỀU 7; Thập tụng, ĐiỀU 30; Căn bản, ĐiỀU15. Pali, Sikkhā 23.
[17] Thập tụng ĐiỀU 29-30: phú đầu 覆頭; ĐiỀU 31-32: bộc đầu 襆頭.
[18] Pali, Sikkhā 24, Bản Hán, hết quyển 19.

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 60 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Chuyện Vãng Sanh - Tập 3


Tư tưởng Tịnh Độ Tông


Kinh Duy-ma-cật (Việt dịch)


Bhutan có gì lạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.34.42 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập