Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Thích Nguyên Chứng - Thích Đức Thắng
Hiệu chính và chú thích ĐiỀu 9
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo nhún nhảy[19] đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhún nhảy đi vào nhà như con chim sẻ?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhún nhảy nhảy vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Sao các ông lại nhún nhảy nhảy vào nhà bạch y?»
Dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này,[700a1] là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không nhảy nhót[20] khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: cũng như trên.
Nhảy nhót đi: hai chân nhảy.
Tỳ-kheo cố ý nhảy nhót đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy; hoặc bị người đánh; hoặc có giặc, hoặc có ác thú, hoặc bị chông gai, hoặc lội qua rảnh, qua hầm, qua chỗ bùn lầy phải nhảy đi; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀu 10
Không nhảy nhót vào nhà bạch y ngồi, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên) ĐiỀu 11
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng sáng ngày mai về nhà thọ thực. Đêm ấy cư sĩ chuẩn bị đầy đủ thức ăn ngon bổ. Sáng sớm đến báo giờ đã đến.
Bấy giờ các tỳ-kheo đắp y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Nhóm sáu tỳ-kheo ngồi chồm hỗm tại nhà bạch y. Tỳ-kheo ngồi gần dùng tay đụng vào người, nhóm sáu tỳ-kheo té ngữa lộ hình. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Ngồi chồm hỗm trong nhà giống như bà-la-môn lõa hình.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy lại ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền vì nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y?»
Dùng vô số phương tiện quở trách rồi, đức Phật bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.[21]
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: cũng như trên.
Ngồi chồm hỗm: ở trên đất hay ở trên giường mà mông không chạm đất.
Tỳ-kheo cố ý ngồi chồm hỗm trong nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có bệnh như vậy; hoặc bên mông có ghẻ; hoặc có đưa vật gì, hoặc lễ bái, sám hối, hoặc thọ giáo giới; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀu 12[22]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo chống nạnh tay đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Vênh váo đắc chí giống như người đời mới cưới vợ!›
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: ‹Sao các thầy chống nạnh tay đi vào nhà bạch y?›
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông chống nạnh tay đi vào nhà bạch y?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không chống nạnh khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: như đã nói ở trên.
Chống nạnh: lấy tay chống lên hông thành góc vuông.
Nếu tỳ-kheo cố ý chống nạnh đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có bệnh như vậy; hay dưới hông có sanh ghẻ; hoặc ở trong Tăng-già-lam hay ngoài xóm làng; hoặc lúc làm việc, hay trên đường đi; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách.
ĐiỀu 13
Không chống nạnh khi ngồi trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tay chống lên hông, khuỷ tay thành góc vuông, khi ngồi trong nhà bạch y, trở ngại người ngồi kế, cũng như vậy. ĐiỀu 14[23]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo đi lắc lư [24] khi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? đi lắc lư khi vào nhà bạch y, giống như Quốc vương, Đại thần!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy lắc lư thân mình đi vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông đi lắc lư khi vào nhà bạch y?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không lắc lư thân mình khi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: cũng nghĩa như trên.
Đi lắc lư: thân nghiêng bên tả, bên hữu khi rảo bước.
Nếu tỳ-kheo cố làm cho thân lắc lư, nghiêng bên tả bên hữu, rảo bước vào nhà bạch y, phạm [701a1] đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc vì bị chứng bệnh như vậy; hoặc bị người đánh phải nghiêng mình để tránh; hoặc voi dữ đến; hoặc bị giặc, sư tử, ác thú tấn công, hoặc gặp người vác gai. Những trường hợp như vậy phải nghiêng mình để tránh. Hoặc lội qua hầm, qua mương, qua vũng bùn, cần nghiêng thân để lướt qua. Hoặc khi mặc y, xoay nghiêng mình để nhìn xem y có tề chỉnh không, có cao thấp không, có như cái vòi con voi không, có như lá cây đa-la không, có xếp nhỏ lại hay không. Vì vậy mà phải xoay mình để xem. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀu 15
Không lắc lư thân mình khi ngồi trong nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni. (như trên) ĐiỀu 16 [25]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo vung cánh tay[26] khi đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Đi đánh đòng xa khi vào nhà bạch y giống như quốc vương, Đại thần, trưởng giả.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy đi đánh đòng xa khi vào nhà bạch y?»
Quở trách rồi, tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông khoác tay khi đi vào nhà bạch y?»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không vung cánh tay khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vung cánh tay: thòng cánh tay đưa ra trước bước đi.
Nếu tỳ-kheo cố đánh đòng xa đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm thì chỉ phạm đột-Kiết-La mà thôi.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc bị chứng bệnh nào đó; hoặc bị người đánh đưa tay chận lại; hoặc gặp voi dữ đến, hoặc sư tử, ác thú, trộm cướp, người vác gai chạy lại nên phải đưa tay chận lại. Hoặc lội qua sông, nhảy qua hầm nước, vũng bùn, hoặc bạn cùng đi không kịp, lấy tay ngoắt kêu. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀu 17
...ngồi. (cũng như trên) ĐiỀu 18 [27]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo không khéo che kín thân đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Mặc y phục không khéo che kín thân đi vào nhà bạch y, giống như bà-la-môn.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy không khéo che kín thân đi vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông mặc y không khéo che thân, đi vào nhà bạch y?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Phải che kín thân thể khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: tức xóm làng.
Không khéo che kín thân: là trống trước trống sau.
Nếu tỳ-kheo cố tâm không khéo che thân, đi vào nhà bạch y, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu cố tâm làm thì chỉ phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy; hoặc bị trói hay bị gió thổi bay y lìa thân thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀu 19
...ngồi, (cũng như trên). ĐiỀu 20[28]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y, các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Như kẻ trộm rình người, liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không liếc ngó hai bên khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Nhà bạch y: nơi xóm làng.
Liếc ngó hai bên: nhìn quanh nhìn quất.
Nếu tỳ-kheo cố ý liếc ngó hai bên, đi vào nhà bạch y phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, Sa-di ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc bị bệnh như vậy; hay vì ngước mặt xem thời tiết; hoặc mạng nạn, phạm hạnh [702a1] nạn phải ngó mọi hướng để tìm cách thoát thân; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀu 21
...ngồi, (cũng như trên). ĐiỀu 22[29]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo lớn tiếng kêu réo, khi đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ nghe thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Kêu la lớn tiếng giống như chúng bà-la-môn!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy kêu la lớn tiếng khi vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông lớn tiếng cao giọng khi vào nhà bạch y?»
Lúc bấy, giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Phải yên lặng[30] khi đi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trong đây, không yên lặng, là lớn tiếng cao giọng. Hoặc dặn dò, hoặc lớn tiếng thí thực. Nếu tỳ-kheo cố ý cao tiếng lớn giọng, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc điếc không nghe tiếng nói phải lớn tiếng kêu, hoặc cao tiếng dặn dò, hoặc cao tiếng thí thực, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cao giọng để tẩu thoát thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 23
... ngồi, (cũng như trên). ĐiỀU 24[31]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, nhóm sáu tỳ-kheo cười giỡn khi đi vào nhà bạch y. Các cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Vừa đi, vừa cười giỡn khi vào nhà bạch y, giống như con khỉ đột!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các Thầy vừa đi vừa cười giỡn khi vào nhà bạch y?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn, Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông vừa đi vừa cười giỡn khi vào nhà bạch y?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không được cười giỡn khi vào nhà bạch y, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Cười cợt: cười để lộ răng.
Nếu tỳ-kheo cố ý cười cợt khi đi vào nhà bạch y thì phạm nên sám đột-kiết-la. Do bởi cố ý làm nên phạm oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-Kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc môi bị đau không phủ được răng; hoặc nghĩ đến pháp, hoan hỷ mà cười; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 25
... ngồi, (cũng như trên). ĐiỀU 26[32]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng mai thọ thực. Đêm ấy, cư sĩ chuẩn bị đủ các thức ăn ngon bổ, sáng ngày đến thỉnh chúng tăng thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo không chú ý khi nhận thức ăn, nên cơm canh bị rơi rớt. Cư sĩ thấy vậy, cùng nhau bàn nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Sao lại không chú ý khi nhận thức ăn, nhận nhiều với tâm tham, như thời đói kém!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy không để ý khi nhận thức ăn?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông không chú ý khi nhận thức ăn, để cơm canh bị rơi rớt?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Phải dụng ý khi nhận thức ăn, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo kia không dụng ý nhận thức ăn, để thức ăn bị rơi rớt, nếu cố tâm không để ý khi nhận thức ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố tâm thì phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc bát nhỏ nên khi nhận ăn rơi rớt; hoặc rớt trên bàn; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 27[33]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng ngày thọ thực. Trong đêm chuẩn bị các thức ăn đầy đủ, sáng sớm đến thỉnh chúng Tăng đi thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo đắp y, bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt cơm canh đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận thức ăn đầy tràn cả bát, làm đổ cơm canh. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhận [703a1] thức ăn đầy tràn cả bát, giống như những người đói ham nhiều.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhận thức ăn đầy tràn cả bát, làm đổ cơm canh?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở rách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông nhận thức ăn đầy tràn cả bát, làm đổ cơm canh?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Thọ nhận thức ăn vừa ngang bát, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Không ngang bằng bình bát: có nghĩa là đầy tràn.
Nếu tỳ-kheo cố ý nhận thức ăn không ngang bằng bình bát, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: ban đầu chưa chế giới, si cuồng loạn tâm, thống não, bức bách; hay có bệnh, hoặc bát nhỏ, hoặc thức ăn rơi trên bàn.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 28[34]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng sáng ngày thọ thực. Trong đêm sắm sửa đầy đủ các thức ăn, sáng sớm đến báo chư Tăng giờ thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay của cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận cơm quá nhiều, không còn chỗ để chứa canh, cư sĩ thấy vậy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhận thức ăn quá nhiều không còn chỗ để nhận canh, giống như người đói khát tham ăn!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhận cơm quá nhiều, không còn chỗ để nhận canh?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo.
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông nhận cơm quá nhiều đến nỗi không còn chỗ để chứa canh?»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Thọ nhận canh vừa ngang bát,[35] thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo cố ý nhận canh không ngang bằng với bình bát, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc vì có chứng bệnh như vậy, hoặc là cái bát nhỏ nên đổ thức ăn trên bàn, hoặc thọ ngang bằng với bát thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 29[36]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng thọ thực vào sáng ngày mai. Trong đêm chuẩn bị các thức ăn ngon bổ, sáng sớm đến báo chư tăng giờ thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y, bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn, cơm và canh đến chư Tăng. Khi cư sĩ sớt cơm xong, vào trong nhà bưng canh. Canh bưng đến thì có tỳ-kheo đã ăn hết cơm.
Cư sĩ hỏi:
«Cơm đâu rồi?»
Tỳ-kheo trả lời:
«Tôi ăn hết rồi.»
Cư sĩ sớt canh rồi, lại vào nhà bưng cơm. Cơm bưng ra thì canh đã ăn hết.
Cư sĩ hỏi:
«Canh đâu rồi?»
Tỳ-kheo trả lời:
«Tôi ăn hết rồi.»
Cư sĩ bèn cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Cơm đến, canh chưa đến; đã ăn hết cơm. Canh đến, cơm chưa hết đã ăn hết canh. Giống như người đói khát!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy nhận thức ăn, canh chưa đến cơm đã ăn hết; canh đến cơm chưa đến, canh đã ăn hết?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông nhận cơm, canh chưa đến cơm ăn đã hết; canh đến, cơm chưa đến, canh đã ăn hết?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Ăn cơm và canh đồng đều, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Không bằng nhau có nghĩa là cơm đến, canh chưa đến, cơm đã hết. Canh đến, cơm chưa đến, canh đã hết. Tỳ-kheo cố ý ăn cơm canh không đều nhau, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, Sa-di ni. đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy; hoặc lúc cần cơm không cần canh, hay là cần canh không cần cơm. Hoặc gần quá giữa ngày, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn cần ăn mau. Thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 30[37]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng ngày mai thọ thực. Trong đêm sửa soạn đầy đủ các thức ăn ngon bổ, sáng sớm đến báo chư Tăng giờ thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo đắp y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Tự tay cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo không theo thứ tự lấy thức ăn để ăn.[38] Các cư sĩ thấy cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Không theo thứ tự nhận thức ăn để ăn; ăn giống như heo, chó; ăn giống như lừa, bò, chim, quạ.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, [704a1] ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: ‹Sao các thầy không theo thứ tự lấy thức ăn để ăn?›
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông không theo thứ tự để lấy thức ăn?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa,cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Theo thứ tự mà ăn,[39] thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Không theo thứ tự có nghĩa là trong bát chỗ nào cũng moi để lấy thức ăn. Tỳ-kheo kia cố ý làm, không theo thứ tự lấy thức ăn để ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni. đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy, hoặc sợ nóng nên moi lấy chỗ nguội để ăn, hoặc sắp quá giữa trưa, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn nên cần ăn vội; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 31[40]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng sáng ngày mai cúng dường các thức ăn ngon. Trong đêm chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng đi thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo đắp y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận thức ăn bằng cách moi trống giữa bình bát. Cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp? Nhận thức ăn giống như bò, lừa, lạc đà, heo, chó, chim quạ không khác!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các Thầy lại moi trống giữa bát để ăn?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Phật một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông thọ thực lại moi một lỗ trống giữa bát để ăn?»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không nên moi giữa bát[41] mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Moi giữa bát mà ăn: nghĩa là để chừa xung quanh mà khoét chính giữa bát xuống tới đáy.
Tỳ-kheo kia cố ý moi giữa bát để ăn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy, hoặc sợ nóng nên moi chính giữa cho nguội, hoặc quá giữa trưa, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cần ăn gấp nên khoét giữa để ăn thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 32[42]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời chúng Tăng sáng ngày mai cúng dường các thức ăn tốt. Trong đêm sửa soạn đủ rồi, sáng sớm đến thỉnh chư Tăng thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát tới nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Chính tay cư sĩ sớt thức ăn ngon đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo tự mình yêu sách thức ăn như kẻ đói khát. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. Như vậy có gì là chánh pháp?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các Thầy yêu sách thức ăn cho mình?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn, Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông yêu sách thức ăn cho mình?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không được yêu sách thức ăn cho mình, thức-xoa-ca-la-ni.
Thế tôn vì các tỳ-kheo kiết giới như vậy. Bấy giờ, có các tỳ-kheo bệnh, nghi không dám vì mình yêu cầu thức ăn, cũng không dám vì người khác yêu cầu thức ăn; người khác yêu cầu thức ăn đem cho cũng không dám ăn. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép các tỳ-kheo bệnh được vì mình yêu cầu thức ăn, vì người khác yêu cầu, hoặc người khác vì mình yêu cầu, thì được ăn.»
Từ nay về sau nên nói giới như vầy:
Tỳ-kheo nào, không bệnh, không được vì mình yêu sách cơm canh, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo kia không bệnh, cố ý tự mình đòi hỏi cơm, canh, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: vì bệnh nên tự đòi, hoặc vì người khác hay người khác vì mình mà đòi, hoặc không đòi hỏi mà tự được thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 33[43]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng Tăng cúng dường các thứ cơm canh vào ngày mai. Tối đó sửa soạn đủ mọi thứ, sáng ngày đến mời chư tăng đi thọ thực.
Đến giờ, các tỳ-kheo mặc y bưng bát tới nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt cơm canh đến chư Tăng. Khi ấy cư sĩ đem canh đến sớt vào bát cho một tỳ-kheo trong nhóm sáu tỳ-kheo rồi, ghi nhớ theo thứ tự để lấy canh sớt tiếp. Sau đó tỳ-kheo này lấy cơm phủ lên trên canh. Khi trở lại, cư sĩ hỏi: «Canh đâu rồi?» Tỳ-kheo nín thinh. Cư sĩ liền cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Bên ngoài tự xưng là tôi biết chánh pháp. [705a1] Như vậy có gì là chánh pháp? Lấy cơm phủ lên trên canh, giống như người đói khát!»
Các tỳ-kheo nghe rồi đều hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy thọ thực lại lấy cơm phủ lên canh, mong được nhận canh thêm?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch lên đức Thế tôn một cách đầy đủ. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông lấy cơm phủ lên canh để mong nhận thêm canh?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không được dùng cơm che lấp canh, thức-xoa-ca-la-ni.
Thế tôn vì tỳ-kheo kiết giới như vậy. Có tỳ-kheo được mời ăn, canh làm nhớp tay, nhớp bát, nhớp khăn tay. Nên có sự nghi, không dám dùng cơm phủ lên canh. Đức Phật dạy:
«Từ nay về sau cho phép khi được mời ăn thì không phạm.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không được dùng cơm che lấp canh để mong được thêm,[44] thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Tỳ-kheo cố ý dùng cơm phủ lên canh, mong nhận được thêm canh, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố tâm làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, đột-kiết-la. Thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: Hoặc mắc phải chứng bệnh như vậy, hoặc được mời ăn; hoặc khi chỉ cần canh hay chỉ cần cơm; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 34[45]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ mời các tỳ-kheo sáng mai cúng dường cơm canh và các thức ăn ngon. Trong đêm sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến thỉnh chư Tăng đến thọ thực.
Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt cơm canh và các thức ăn ngon đến chư Tăng. Trong nhóm sáu tỳ-kheo có một vị nhận được phần ăn ít, thấy vị ngồi gần nhận được nhiều, liền nói với cư sĩ:
«Nay ông thỉnh Tăng đến thọ thực, tuỳ ý ông muốn sớt ai nhiều thì sớt, muốn sớt ai ít thì sớt phải không? Ông là một cư sĩ có thiên vị.»
Cư sĩ trả lời:
«Tôi sớt thức ăn với tâm niệm bình đẳng, tại sao nói tôi có thiên vị?»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao các thầy liếc hai bên nhìn vào bát của người ngồi cạnh?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông liếc hai bên nhìn vào bát người ngồi cạnh để biết nhiều hay ít?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không liếc nhìn vào trong bát người ngồi bên cạnh sanh tâm tỵ hiềm,[46] thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Trong đây, liếc nhìn vào bát người ngồi cạnh là để biết ai nhiều ai ít. Tỳ-kheo cố ý liếc nhìn vào trong bát người ngồi cạnh để biết nhiều ít, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di ni đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy, hoặc tỳ-kheo ngồi gần bị bệnh, hoặc mắt bị mờ, ngó để biết họ nhận được thức ăn hay chưa, tịnh hay bất tịnh, thọ hay chưa thọ, như vậy thì không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 35[47]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh Tăng tỳ-kheo sáng ngày mai cúng dường các thức ăn ngon. Trong đêm ấy sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng đi thọ thực.
Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Có vị tỳ-kheo trong nhóm sáu tỳ-kheo nhận cơm canh rồi, nhìn ngó chung quanh. Bất ngờ tỳ-kheo ngồi cạnh lấy phần canh của vị ấy dấu. Vị tỳ-kheo nhìn lại không thấy canh, hỏi:
«Phần canh tôi vừa nhận đâu rồi?»
Vị Tỳ-kheo ngồi gần nói:
«Thầy đi đâu mới lại hay sao?»
Vị kia trả lời:
«Tôi ngồi đây, để canh trước mặt, mắt nhìn ngó hai bên thì phần canh đâu mất!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao thầy nhận canh rồi lại nhìn ngó hai bên?»
Các Tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Sao ông nhận cơm canh rồi, nhìn ngó hai bên?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Phải chú tâm vào bát mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Không chú tâm nơi bình bát, có nghĩa là nhìn ngó hai bên. Tỳ-kheo cố ý không chú tâm nơi bát, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc bệnh như vậy; hoặc tỳ-kheo ngồi cạnh bị bệnh; hoặc mắt bị mờ; vì để nhận thức ăn mà xem ngó, tịnh bất tịnh, được chưa được, thọ chưa thọ; hay xem coi thời giờ; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn cần xem ngó hai bên để trốn thoát; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 36[48]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo sáng ngày mai cúng dường thức ăn ngon bổ. Trong đêm ấy, chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.
Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo vắt nắm cơm lớn, miệng không đủ chứa. Cư sĩ thấy cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn, thọ nhận không biết nhàm chán. Ăn giống như heo, chó, lạc đà, lừa, bò, chim, quạ.»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Sao lại vắt nắm cơm lớn như thế?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông vắt năm cơm lớn như thế?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không được ăn vắt cơm lớn, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo: nghĩa như trên.
Vắt lớn: tức là miệng không chứa hết.
Tỳ-kheo cố ý vắt cơm lớn, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh như vậy, hoặc thời giờ muốn quá giữa ngày, hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cần ăn gấp; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới; si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 37[49]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo thọ thực vào sáng mai với những thức ăn ngon. Trong đêm, sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời các tỳ-kheo thọ thực.
Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo nhận thức ăn để ăn. Trong khi thức ăn chưa vào miệng đã hả lớn miệng để đợi. Cư sĩ thấy vậy cơ hiềm, nói: «Sa-môn Thích tử này không biết hổ thẹn. Thọ nhận không biết nhàm chán. Tại sao thức ăn chưa đến mà đã hả lớn miệng để chờ? Ăn giống như heo, chó, lạc đà, bò, lừa, chim, quạ!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết tàm quý, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các thầy hả lớn miệng để đợi ăn?»
Các tỳ-kheo đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông hả lớn miệng chờ thức ăn?»
Lúc bấy giờ, đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không há miệng lớn đợi cơm mà ăn, thức-xoa-ca-la-ni.
Hả lớn miệng: vắt cơm chưa đến mà đã hả lớn miệng trước để đợi.
Tỳ-kheo cố ý hả lớn miệng đợi vắt cơm, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh nào đó; hoặc thời giờ sắp quá giữa ngày; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn, cần ăn vội; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 38[50]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh chúng tăng cúng dường cơm canh, các thức ăn tốt vào sáng ngày mai. Trong đêm lo chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.
Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn để cúng dường. Nhóm sáu tỳ-kheo vừa ngậm thức ăn vừa nói chuyện. Các cư sĩ cơ hiềm: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, thọ nhận không nhàm chán. Tại sao vừa ngậm thức ăn vừa nói chuyện? Ăn tuồng như heo, chó, lạc đà, chim, quạ!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách nhóm sáu tỳ-kheo: «Tại sao các Thầy vừa ngậm thức ăn vừa nói chuyện?»
Các tỳ-kheo đến bạch đức Thế tôn, Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo:
«Việc các ông làm là sai quấy, chẳng phải oai nghi, chẳng phải pháp sa-môn, chẳng phải tịnh hạnh, chẳng phải hạnh tùy thuận, làm ĐiỀU không nên làm. Tại sao các ông ngậm thức ăn nói chuyện?»
Lúc bấy giờ đức Thế tôn dùng vô số phương tiện quở trách rồi, bảo các tỳ-kheo:
«Những kẻ ngu si này, là nơi trồng nhiều giống hữu lậu, là kẻ phạm giới này ban đầu. Từ nay về sau, Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không được ngậm cơm mà nói, thức-xoa-ca-la-ni.
Ngậm thức ăn nói chuyện: thức ăn ở trong miệng thì lời nói không rõ, người nghe không hiểu. Nếu tỳ-kheo cố ý ngậm thức ăn nói chuyện, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Không cố ý, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni, cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh như vậy; hoặc bị nghẹn, kêu nước; hoặc mạng nạn, phạm hạnh nạn mà lên tiếng khi đang ăn; không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 39[51]
Một thời, đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc, rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo cúng dường cơm canh và các thức ăn tốt vào sáng ngày mai. Trong đêm, sửa soạn đầy đủ, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.
Các tỳ-kheo mặc y mang bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo cầm vắt cơm từ xa thảy vào miệng. Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, thọ nhận không nhàm chán. Giống như nhà ảo thuật!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dục tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách… (như trên) rồi đến chỗ Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp các Tăng tỳ-kheo, quở trách nhóm sáu tỳ-kheo… (như trên), cho đến:
«Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa,cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không vắt cơm thảy vào miệng, thức-xoa-ca-la-ni.
Tỳ-kheo cố ý vắt cơm từ xa thảy vào miệng, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. nếu không cố ý làm, phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc mắc chứng bệnh như vậy; hoặc bị cột trói, quăng thức ăn vào miệng không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. ĐiỀU 40[52]
[707a1] Một thời đức Phật ở vườn Cấp-cô-độc rừng cây Kỳ-đà nước Xá-vệ. Bấy giờ, có cư sĩ thỉnh các tỳ-kheo thọ thực với các thức ăn ngon bổ vào sáng ngày mai. Trong đêm chuẩn bị đầy đủ xong, sáng sớm đến mời chư Tăng thọ thực.
Các tỳ-kheo mặc y bưng bát đến nhà cư sĩ, an tọa nơi chỗ ngồi. Cư sĩ đích thân tự tay sớt thức ăn đến chư Tăng. Nhóm sáu tỳ-kheo thọ thức ăn không như pháp, tay cầm vắt cơm, cắn phân nữa để ăn.[53] Cư sĩ thấy, cơ hiềm nói: «Sa-môn Thích tử này không biết xấu hổ, thọ nhận không nhàm chán, không biết đủ. Ăn giống như heo, chó, lạc đà, lừa, bò, chim, quạ!»
Các tỳ-kheo nghe, trong đó có vị thiểu dụ tri túc, sống hạnh đầu đà, ưa học giới, biết hổ thẹn, hiềm trách rồi đến chỗ đức Thế tôn, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi qua một bên, đem nhơn duyên này bạch đầy đủ lên đức Thế tôn.
Đức Thế tôn dùng nhơn duyên này tập hợp Tăng tỳ-kheo, dùng vô số phương tiện quở trách nhóm sáu tỳ-kheo (như trên) cho đến câu đầu tiên phạm giới này, rồi bảo các tỳ-kheo:
«Từ nay về sau Ta vì các tỳ-kheo kiết giới, gồm mười cú nghĩa, cho đến câu chánh pháp tồn tại lâu dài.»
Muốn nói giới nên nói như vầy:
Không nên để cơm rơi vải khi ăn, thức-xoa-ca-la-ni.
Trong đây, rơi vải,[54] nghĩa là phân nữa vào miệng, phân nữa ở nơi tay. Tỳ-kheo cố ý lấy tay cầm vắt cơm, ăn phân nữa, để lại phân nữa, phạm đột-kiết-la cần phải sám. Do bởi cố ý làm nên phạm phi oai nghi đột-kiết-la. Nếu không cố ý làm thì phạm đột-kiết-la.
Tỳ-kheo-ni cho đến sa-di, sa-di-ni, đột-kiết-la. Đó gọi là phạm.
Sự không phạm: hoặc có chứng bệnh như vậy; hoặc ăn bánh tráng, hoặc ăn thịt, hay ăn dưa, ăn mía, ăn rau trái, như trái am-bà-la, trái diêm-bặc, trái nho, tim, lá, nhụy của thảo mộc; thảy đều không phạm.
Người không phạm: phạm lần đầu tiên khi chưa chế giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách. [55] Chú thích:
[19] Khiêu hành 跳行.
[20] Khiêu hành 跳行. Cf. Căn bản 50 (T23n1442, tr.902a11).
[21] Ngũ phần 10 (T22n1421, tr.74b01), ĐiỀU 40: tốn hành 蹲行, đi chồm hỗm (?). Cf. Cản bản 50 (T23n1442, tr.902a06). Thập tụng (T23n1435, tr.135b16), ĐiỀU 27. Pali: ukkuṭikāya.
[22] Ngũ phần 10 (T22n1421, tr.74a26), ĐiỀU 29. Tăng kỳ 21 (T22n1425, tr.401a14), ĐiỀU 10. Thập tụng 19 (T23n1435, tr.136a01), ĐiỀU 35. Căn bản 50 (T23n1442, tr.901c28), ĐiỀU18. Pali, Sikkhā 21.
[23] Ngũ phần, ĐiỀU 19; Tăng kỳ, ĐiỀU11; Căn bản, ĐiỀU 25; Thập tụng, ĐiỀU 53. Pali, Sikkhā 15.
[24] Dao thân hành 搖身行. Pali: kāyappacālaka, dao động thân.
[25] Pali, Sikkhā 17; Ngũ phần, ĐiỀU 33; Tăng kỳ, ĐiỀU 13; Thập tụng, ĐiỀU 47; Căn bản, ĐiỀU 26.
[26] Trạo tý hành 掉臂行; vừa đi vừa vung tay, đánh đòng xa. Pali: bāhuppacalakaṃ.
[27] Pali: Sikkhā 3; Ngũ phần, ĐiỀU 11; Tăng kỳ, ĐiỀU 3; Thập tụng, ĐiỀU 17; Căn bản, ĐiỀU 12.
[28] Pali, Sikkhā 7; Ngũ phần ĐiỀU 37; Tăng kỳ, ĐiỀU 4; Thập tụng, ĐiỀU 21.
[29] Ngũ phần, ĐiỀU 47; Tăng kỳ, ĐiỀU 5; Căn bản, ĐiỀU 13; Thập tụng, ĐiỀU 27; Pali, Sikkhā 13.
[30] Hán: tĩnh mặc 靜默.
[31] Pali. Sikkhā 11.
[32] Pali, Sikkhā 27; Ngũ phần, ĐiỀU 51; Tăng kỳ, ĐiỀU 24; Thập tụng, ĐiỀU 62; Căn bản, ĐiỀU 43.
[33] Pali, Sikkhā 30; Ngũ phần, ĐiỀU 52; Căn bản, ĐiỀU 40; Thập tụng, diều 64.
[34] Pali, Sikkhā 29. Thập tụng, ĐiỀU 60.
[35] Pali, samasūpakaṃ piṇḍapātaṃ, nhận phần canh vừa phải.
[36] Pali, Sikkhā 34; Ngũ phần, ĐiỀU 53; Tăng kỳ, ĐiỀU 25; Thập tụng, ĐiỀU 61.
[37] Pali, Sikkhā 33. Thập tụng, ĐiỀU 83.
[38] Pali: tahaṃ tahaṃ omasitvā piṇḍapātaṃ bhuñjanti, thọc chỗ này chỗ kia mà ăn.
[39] Pali, sapadānaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmi. Giải thích: sapadānanti tattha tattha odhiṃ akatvā anupṭipāṭiya, theo thứ lớp, không phân biệt lựa chọn chỗ này, chỗ kia.
[40] Pali, Sikkhā 35.
[41] Pali: thūpakato omaditvā, moi trên chóp (bát). Sớ giải: thūpakatoti matthakato vemajjhato ti attho, moi chóp bát, tức moi giữa bát.
[42] Pali, Sikkhā 37; Ngũ phần, ĐiỀU 79; Tăng kỳ, ĐiỀU 44; Thập tụng, ĐiỀU 84.
[43] Pali, Sikkhā 36; Ngũ phần, ĐiỀU 79; Tăng kỳ, ĐiỀU 44; Thập tụng, ĐiỀU 80.
[44] Pali: sūpaṃ vā vyañjanaṃ vā ... bhiyyokamyataṃ upādāyāti, để nhận thêm canh hay gia vị.
[45] Pali, Sikkhā 38; Ngũ phần, ĐiỀU 80; Tăng kỳ, ĐiỀU 42; Căn bản, ĐiỀU 65; Thập tụng, ĐiỀU 81.
[46] ujjhānasaññī paresaṃ pattaṃ olokessāmi, liếc nhìn vào bát người khác với tâm tưởng bất mãn.
[47] Pali, Sikkhā 32; Ngũ phần, ĐiỀU 58; Tăng kỳ, ĐiỀU 43; Căn bản, ĐiỀU 64; Thập tụng, ĐiỀU 82.
[48] Pali, Sikkhā 39; Ngũ phần, ĐiỀU 64; Tăng kỳ, ĐiỀU 29; Căn bản, ĐiỀU 45; Thập tụng, ĐiỀU 64.
[49] Pali, Sikkhā 41; Ngũ phần, ĐiỀU 66; Tăng kỳ, ĐiỀU30; Căn bản, ĐiỀU 47; Thập tụng, ĐiỀU 66.
[50] Pali, Sikkhā 43; Ngũ phần, ĐiỀU 68; Tăng kỳ, ĐiỀU 33; Căn bản, ĐiỀU 48; Thập tụng, ĐiỀU 67.
[51] Pali, Sikkhā 44.
[52] Pali, Sikkhā 48; Ngũ phần, ĐiỀU 59; Tăng kỳ, ĐiỀU 40; Căn bản, ĐiỀU 55. Thập tụng, ĐiỀU 67.
[53] Trong giới văn: làm rơi vải cơm. Xem cht. 54 dưới.
[54] Hán: di lạc 遺落. Pali: sitthāvakārakaṃ, làm rơi vải hạt cơm. Giải thích: sitthaṃ avakiritvā avakiritvā, làm rơi hạt cơm chỗ này chỗ kia. Cf. Thập tụng (T23n1435, tr.138a18): bán giảo thực 半咬食, «cắn một nữa (vắt cơm) mà ăn».
[55] Bản Hán, hết quyển 20.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.35.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.