Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phần 27
Trên đây đã giải thích về các trí (jñāna), tiếp theo sẽ nói về các phẩm tánh (guṇa, đức) do các trí tạo thành (jñānamaya). Trong số các phẩm tánh này, trước tiên hãy nói về các phẩm tánh riêng của phật (āvenika, bất cọng), tức là các phẩm tánh mà Bồ-tát đắc được vào sát-na của Tận trí khi trở thành A-la-hán và đồng thời cũng chính là trở thành phật. Có tất cả mười tám phẩm tánh như vậy.
Mười tám pháp này là gì?
Tụng đáp:
[Mười tám pháp bất cộng
Là mười lực, v.v., của phật.]
Luận: Mười lực (bala), bốn loại vô úy (vaiśāradya), ba niệm trụ (smṛtyupasthāna) và đại bi (mahākaruṇā) hợp thành mười tám pháp bất cộng. Sở dĩ có tên như vậy vì các thánh giả khác không đắc được các pháp này khi trở thành A-la-hán.
(Hỏi) thể tánh của mười lực là gì?
Tụng đáp:
[Xứ phi xứ trí lực là mười trí;
Nghiệp là tám trí, tức trừ diệt và đạo,
Định, căn, giải, giới là chín trí
Biến thú là chín hoặc mười thú;
Túc trụ, sinh tử là tục trí,
Tận là sáu hoặc mười trí,
Túc trụ, sinh tử trí
Nương tĩnh lự; các trí khác nương tất cả;
Nương nam thân, tức phật thân ở Thiệm-bộ châu
Vì không ngại đối với cảnh.]
Luận: Mười lực là:
1. Xứ phi xứ trí lực (sthānāsthānajñānabala) là năng lực nằm trong cái biết về những điều có thể làm được và không thể làm được (tức cái biết về những điều có thể làm được và không thể làm được là một “lực”, có nghĩa là tuyệt đối). Lực này chính là mười trí, bao hàm mười trí (jñānas).
2. Nghiệp dị thục trí lực (karmavipākajñānabala) là năng lực nằm trong cái biết về quả báo của các nghiệp. Lực này chính là tám trí, tức không có đạo trí (mārgajñāna) và diệt trí (nirodhajñāna).
3-6. Tĩnh lự giải thoát đẳng trì đẳng chí trí lực (dhyānavimokṣasamādhisamāpattijñānabala) là năng lực nằm trong cái biết về các loại tĩnh lự, các loại giải thoát, các loại định.
Căn thượng hạ trí lực (indriyaparāparajñānabala) là năng lực của cái biết về mức độ các căn thuộc về đạo đức của chúng sinh.
Chủng chủng thắng giải trí lực (nānādhimuktijñānabala) là năng lực của cái biết về những mong muốn khác nhau của chúng sinh.
Chủng chủng giới trí lực (nānādhātujñānabala) là năng lực của cái biết về các loại tánh khí khác nhau mà chúng sinh đắc được.
Bốn năng lực này bao hàm chín trí, tức không có diệt trí.
7. Biến thú hành trí lực (sarvatragāminīpratipajjñānabala) là năng lực của cái biết về các con đường dẫn đến các nơi khác nhau, dẫn đến Niết-bàn. Lực này chính là chín hoặc mười trí.
Nếu hiểu đây là con đường cùng với quả (sở thú) của nó (saphalā pratipad) thì lực này có cả cái biết về sự diệt trừ (vì sự diệt trừ này chính là quả của Đạo, mārga); nếu hiểu đây chỉ là con đường (năng thú) mà không kèm theo quả của nó thì lực này chỉ có chín trí.
8-9 Túc trụ tùy niệm trí lực (Pūrvanivāsajñānabala) là năng lực của cái biết về các chỗ ở trong các đời trước.
Tử sinh trí lực (cyutyupapādajñānabala) là năng lực của cái biết về sự chết và sự tái sinh của chúng sinh.
Cả hai loại lực này đều là Thế tục trí.
10. Lậu Tận trí lực (āsravakṣayajñānabala) là năng lực của cái biết về sự hủy diệt của các lậu (lậu tận). Lực này gồm sáu hoặc mười trí. Tự thân lậu Tận trí có thể được xem như là cái biết về sự tận diệt các lậu và trong trường hợp này chỉ có sáu trí là pháp trí, Loại trí, diệt trí, Tận trí, vô sinh trí và Thế tục trí. Nếu lậu Tận trí được xem như là Loại trí sinh khởi trong một thân tương tục có các lậu đã được tận diệt thì cả mười trí đều có ở trong thân tương tục này.
Về sở y địa của các lực:
Túc trụ tùy niệm trí lực và tử sinh trí lực có sở y địa là các tĩnh lự (dhyānas) các lực khác nương vào tất cả các địa: Dục giới, vị chí (anāgamya), bốn tĩnh lự (dhyānas), tĩnh lự trung gian (dhyānāntara), bốn định Vô sắc (ārūpyas).
Về sở y thân (āśraya): Các lực sinh khởi nhờ nương vào thân nam giới của Thiệm-bộ châu (jambudvīpapuruṣāśrayāṇi) tức là ở thân đức phật vì chư phật không xuất hiện ngoài châu Jambudvīpa.
Ở các thánh giả khác, mười trí này không được gọi là lực (bala): Chỉ có ở thân phật, các trí mới được gọi là lực bởi vì ở các thân khác chúng đều bị ngăn ngại (vyāhatatvāt).
Tại sao? - Đối với tất cả các cảnh được tri nhận (sở tri cảnh) các trí đều có thể tri nhận mà không hề có chướng ngại thì lúc đó mới được gọi là lực. Chính vì thế mà mười lực chỉ có ở phật; đức phật, sau khi đã tận trừ tất cả các lậu (āsrava) và tất cả các dấu vết (vāsanā) của vô minh, thì có thể tùy ý tri nhận được tất cả các cảnh. Điều này không xảy ra đối với các trí của người khác; vì thế các trí đó không được gọi là lực.
Cũng giống như trường hợp Xá-lợi-tử (Śāriputra) từ chối lời xin xuất gia của một người (pravrajyāprekṣapuruṣapratyākhyāna) bởi vì ngài không thể biết được số lượng nhiều hay ít của các lần tái sinh trước đây hoặc sau này của con chim bồ câu đang bị con chim ưng săn bắt.
Đối với đức phật, cái trí của ngài vận hành tự tại, tâm lực của ngài không có giới hạn và thâu nhiếp tất cả các cảnh sở tri.
(Hỏi) Nếu phật đã có tâm lực như thế thì thân lực của phật như thế nào?
Tụng đáp:
[Thân lực là lực “na-la-diên”;
Hoặc lực các đốt xương cũng như vậy;
Bằng mười lần tăng của bảy loại voi;
Các xúc xứ làm tánh.]
Luận: Na-la-diên (nārāyaṇa) là tên của một loại sức mạnh và cũng là tên của một người có loại sức mạnh này; giống như các từ cāṇūra, mahānagna
Thân lực của đức phật cũng giống như sức mạnh của Na-la-diên. Có luận sư khác cho rằng mỗi một khớp xương (saṃdhi) đều ẩn chứa sức mạnh này (saṃdhiṣvanye).
Tôn giả, đại sư Dārṣṭānika nói rằng thân lực cũng vô biên giống như tâm lực (mānasa); bởi vì nếu không phải như thế thì thân của Thế tôn sẽ không thể trì giữ được một trí tuệ vô biên.
Chư phật đều có các khớp xương của nāgagrandhi; các vị độc giác có các khớp xương của śaṃkatā, các chuyển luân vương có các khớp xương của śanku.
(Hỏi) Lực Na-la-diên có mức độ như thế nào?
(Đáp) Trong một chuỗi gồm bảy loại sức mạnh của phàm tượng (prākṛtahastin), hương tượng (gandhahastin), ma-ha-nặc-kiện-na (mahānagna), Bát-la-trắc-kiến-đề (praskandin), Phạt-lãng-già (varanga), Già-nộ-la (cāṇūra), Na-la-diên, thì sức mạnh của một loại tăng gấp mười lần loại trước đó: Mười phàm tượng mới bằng một hương tượng, v.v..
Có luận sư cho rằng cách tính trên chỉ dành cho sáu loại đầu. Đối với loại thứ bảy thì mười già-nộ-la chỉ mới bằng một nửa Na-la-diên, và phải hai lần “một nửa Na-la-diên” mới được gọi là Na-la-diên.
Theo luận chủ thì trong số các định nghĩa về thân lực của phật, giải thích đúng nhất là giải thích đưa ra được loại lực lớn nhất.
Thân lực của phật lấy xúc xứ (praṣṭavyāyatana) làm tánh và bao gồm các đại chủng có thể tánh khác nhau. Các luận sư khác chủ trương ngược lại, thân phật là sắc pháp (rūpa) được tạo thành từ các đại chủng, nhưng sở tạo sắc này khác với bảy loại xúc sở tạo, ślakṣṇtva, v.v..
(Hỏi) Thể tánh của bốn loại vô úy là gì?
Tụng đáp:
[Bốn loại vô úy theo thứ tự này, là
Lực thứ nhất, thứ mười, thứ hai và thứ bảy.]
Luận: Đức phật Thế tôn bốn loại vô úy như kinh (Mahāvyuipatti, 28; Daśabhūmi, viii; Madhyamakāvatāra, 320) có giải thích.
1. Chánh đẳng giác vô úy (sarvadharnābhisaṃbodhivaiśāradya) là loại thứ nhất tương tợ như loại lực thứ nhất (sthānāsthānajñānabala), bao gồm mười trí và nương tất cả các địa.
2. Lậu vĩnh tận vô úy (sarvāsravakṣayajñānavaiśāradya) là loại thứ hai, tương tợ như loại lực thứ mười (āsravakṣayajñānabala), gồm sáu hoặc mười trí và nương sáu địa.
3. Thuyết chướng pháp vô úy (antarāyikadharmvyākaraṇavaiśāradya) là loại thứ ba, tương tợ như loại lực thứ hai (karmavipakajñānabala), gồm tám trí, nương tất cả các địa.
4. Thuyết xuất đạo vô úy (nairyaikapratipadvyākaraṇavaiśāradya) là loại thứ tư, tương tợ như loại lực thứ bảy (sarvatragāminīpratipajñānabala), gồm mười hoặc chín trí, nương tất cả các địa.
(Hỏi) Làm thế nào các trí có thể được gọi là vô úy?
(Đáp) Vô úy (vaiśāradya) có nghĩa là “không sợ hãi” (nirbhayatā). Nhờ có các trí, nhờ biết rằng đã liễu tri các pháp, đã tận diệt các lậu, v.v. nên đức phật đã thoát ra khỏi mọi sự sợ hãi (nirbhayo bhavati).
Theo quan điểm của chúng tôi, vô úy vốn là quả của trí (trí sở thành) cho nên thể tánh của nó không phải là trí.
(Hỏi) Ba niệm trụ của phật là gì?
Tụng đáp:
[Ba niệm trụ là niệm và tuệ
Duyên cả cảnh thuận và cảnh nghịch.]
Luận: Kinh đã giải thích rất rõ về ba niệm trụ của phật:
1. Khi các đệ tử đồng lòng cung kính lắng nghe, thọ trì và thực hành những lời phật dạy, đức phật không tỏ vẻ vui mừng cũng không tỏ vẻ bằng lòng mà ngài chỉ giữ tâm bình thản (xả), trụ trong chánh niệm và chánh tri.
2. Khi các đệ tử đều không lắng nghe, không thọ trì, và không thực hiện những lời phật dạy, đức phật không tỏ vẻ lo buồn, không tỏ vẻ nôn nóng mà ngài chỉ giữ tâm bình thản, trụ trong chánh niệm và chánh tri.
3. Khi các đệ tử, có người lắng nghe, thọ trì và thực hành những lời phật dạy; có người lại không lắng nghe, không thọ trì và không thực hiện những lời phật dạy, thì ngài cũng không tỏ vẻ vui mừng, không tỏ vẻ buồn lo mà vẫn giữ tâm bình thản, trụ trong chánh niệm và chánh tri.
Ba niệm trụ này (smṛtyupasthānas) đều lấy niệm tuệ làm thể (saṃprajanya).
(Hỏi) Một vị thanh văn (Śrāvaka) đã thoát khỏi các lậu hoặc, đối với sự cung kính (śuśrūṣamāna) hoặc không cung kính, hoặc cung kính và không cung kính của các đệ tử (śiṣya) cũng không tỏ vẻ vui mừng (nandī = anunaya), không tỏ vẻ buồn lo (āghāta = dve ṣa = ānandya), không tỏ vẻ vui mừng và buồn lo; nhưng tại sao lại xem ba niệm trụ trên chỉ là các pháp thuộc riêng về đức phật.
(Đáp) Bởi vì đức phật đã đoạn trừ các tập khí (savāsanaprahāṇāt) của sự vui mừng và buồn lo. Hoặc vì các đệ tử này là đệ tử của phật cho nên thật đáng ngưỡng mộ khi phật không tỏ vẻ vui mừng hay buồn lo trước sự cung kính hay không cung kính của họ; trái lại họ không phải là đệ tử của các bậc thanh văn để thọ trì lời dạy của các vị này cho nên không có gì phải ngưỡng mộ trước sự tỏ vẻ không vui không buồn của các bậc thanh văn này.
(Hỏi) Đại bi của phật có các tính chất khác nhau như thế nào?
Tụng đáp:
[Đại bi là Thế tục trí,
Do tư lương, hành tướng, cảnh sở duyên.
Sự bình đẳng, sự thượng đẳng;
Khác với bi do tám nhân.]
Luận: Đại bi (mahākaruṇā) lấy Thế tục trí làm tánh. Nếu không phải như vậy thì Đại bi sẽ có tánh là vô sân (adveṣasvabhāvā) giống như loại bi (karuṇā) ngắn ngủi (cộng hữu bi). Nếu là loại bi thông thường thì sẽ không thể duyên chúng sinh ở cả ba giới, không thể hình dung được ba loại khổ.
(Hỏi) Tại sao tâm bi của Thế tôn lại gọi là “Đại”?
(Đáp) Vì năm lý do:
1. Do các thành tố của nó (saṃbhāreṇa); thật vậy, tâm bi này được sinh khởi (samudāgama, nivṛti) bởi một lượng lương thực (saṃbhāra) lớn của các công đức (puṇya) và trí tuệ (jñāna).
2. Do các hành tướng của nó (ākāreṇa), tức do cách thức mà tâm bi này đã dựa theo đó để nắm bắt các sự vật: Nhìn sự vật là khổ dưới ba dạng khổ khổ (duḥkhaduḥkhatā), hoại khổ (pariṇāduḥkhatā), hành khổ (saṃskāraduḥkhatā); trong khi tâm bi thông thường chỉ hình dung được khổ khổ.
3. Do cảnh được duyên (ālambanena) vì tâm Đại bi duyên tất cả chúng sinh trong ba giới.
4. Do sự bình đẳng (samatvena), vì tâm Đại bi đối xử bình đẳng đối với tất cả chúng sinh về sự an lạc (sukha) và hạnh phúc (hita) của họ.
5. Do tính chất ưu việt của nó, vì không có tâm bi nào vượt trội hơn tâm Đại bi này (tato ‘dhimātratarābhāvāt).
Tâm Đại bi khác với tâm bi ở tám điểm:
1. Tự tánh: Tâm bi là vô sân (adveṣa); tâm Đại bi là vô si (amoha) (adveṣāmohasvabhāvatvāt).
2. Hành tướng: Tâm bi có hành tướng của một loại khổ; tâm Đại bi có hành tướng của ba loại khổ (ekatriduḥkhatākāratvāt).
3. Sở duyên: Tâm bi duyên chúng sinh ở một giới; tâm Đại bi duyên chúng sinh ở cả ba giới.
4. Sở y địa: Tâm bi thuộc về cả bốn tĩnh lự; tâm Đại bi thuộc tĩnh lự thứ tư (caturdhyāna-caturdhyānabhūmikatvāt).
5. Sở y thân: Tâm bi khởi ở thân thanh văn (Śrāvakas); tâm Đại bi khởi ở thân phật.
6. Chứng đắc: Tâm bi đắc được nhờ xả ly Dục giới; tâm Đại bi đắc được nhờ xả ly Hữu đảnh (kāmabhavāgravairāgyalabhyatvāt).
7. Cứu tế: Tâm bi không có khả năng che chở; tâm Đại bi có khả năng che chở (aparitrāṇatas).
8. Thương xót: Tâm bi không có tính cách bình đẳng vì chỉ thương xót chúng sinh khốn khổ; tâm Đại bi là tâm bình đẳng vì đều bình đẳng hướng đến tất cả chúng sinh (tulyātulyakaruṇāyanāt).
(Hỏi) Trên đây đã nói về các phẩm tánh chỉ thuộc về chư phật; các phẩm tánh này giúp phân biệt chư phật với các chúng sinh khác; tuy nhiên, ở chư phật có phải các phẩm tánh này đều giống nhau không?
Tụng đáp:
[Về tư lương, pháp thân,
Lợi tha, chư phật đều như nhau;
Về thọ lượng, chủng tánh, hình dáng, v.v.,
Chư phật có khác nhau.]
Luận: Chư phật đều giống nhau vì (1) trong các đời sống về trước đều tích tập công đức và trí tuệ bằng nhau (pūrvapuṇyajnānasāṃbhārasamudāgamatas); (2) đều chứng đắc pháp thân giống nhau (dhamakāyapariniṣpattitas); (3) đều cùng làm cho chúng sinh an lạc (arthacaryāsaṃpādanatas).
Tuy nhiên chư phật lại khác nhau về thọ lượng, chủng tánh (gotra), tầm vóc, v.v.. Sau khi xuất hiện, thọ lượng của chư phật có thể dài hoặc ngắn; chư phật có thể thuộc chủng tánh sát-đế-lợi (kṣatriyas) hoặc bà-la-môn (brāhmanes), thuộc họ Kiều-đáp-ma (Gautamagotra) hoặc Ca-diếp-ba (Kāśyapagotra); thân hình của chư phật có thể lớn hoặc nhỏ.
Từ “vân vân” nhằm chỉ cho giáo pháp của chư phật tồn tại trong một khoảng thời gian dài hay ngắn tùy theo vào thời điểm chư phật xuất hiện thì chúng sinh được giáo hoá có tính chân thật hay giả dối.
Tất cả những bậc trí giả khi nghĩ đến ba sự viễn mãn (saṃpad) của Như lai đều tỏ lòng ái kính thâm sâu. Ba sự viên mãn này là sự viên mãn về nhân (hetuṣaṃpad; nhân viên đức) được thể hiện ở các công đức và trí tuệ; sự viên mãn về quả (phalaṣaṃpad; quả viên đức) được thể hiện qua pháp thân; sự viên mãn về ân huệ (upakāraṣaṃpad; ân viên đức) được thể hiện qua sự lợi tha (jagadarthacaryā).
1. Nhân viên đức có bốn loại: (a) sự tu tập nhằm tích tụ tất cả các phẩm tánh và trí tuệ (vô dư tu); (b) sự tu tập lâu dài (trường thời tu); (c) sự tu tập không gián đoạn (vô gián tu); (Đáp) sự tu tập thành khẩn (tôn trọng tu).
2. Quả viên đức cũng có bốn loại vì sự chứng đắc pháp thân bao gồm bốn sự viên mãn về trí (jñāna), đoạn (prahāṇa), uy thế (prabhava) và sắc thân (rūpakāya).
(a) Trí viên mãn có bốn loại: vô sư trí là trí tuệ không được người khác truyền dạy; nhất thiết trí là cái biết về tất cả các tự tướng; nhất thiết chủng trí là cái biết về tất cả các trạng thái; vô công dụng trí là cái biết chỉ vì muốn biết.
(b) Đoạn viên đức có bốn loại: Nhất thiết phiền não đoạn là sự đoạn trừ tất cả các phiền não (kleśa); tất cánh đoạn là sự đoạn trừ vĩnh viễn hoặc không còn thối đọa; tịnh tập đoạn là sự đoạn trừ các phiền não cùng với tập khí (vāsanās) của chúng vì không còn có sự hệ phược nào nữa (anubandha); nhất thiết định chướng đoạn là sự đoạn trừ các chướng ngại đối với thiền định (samādhisamāpatti) vì thế đức phật thuộc hàng “câu giải thoát”.
(c) Uy thế viên đức có bốn loại: Đó là sự viên mãn trong sự chủ động sáng tạo, chuyển biến và gìn giữ ngoại cảnh (ư ngoại cảnh hóa biến trụ trì tự tại uy thế); là sự viên mãn trong sự chủ động xả bỏ và kéo dài đời sống (ư thọ lượng nhược súc nhược diên tự tại uy thế); là sự viên mãn trong sự chủ động di chuyển qua các thân thể bền cứng, qua khoảng không, đến các nơi rất xa, một cách rất nhanh chóng và chủ động thâu giảm thân thể trường đại trở thành một lượng nhỏ (ư không khích cực viễn tốc hành tiểu đại tướng nhập tự tại uy thế); là sự viên mãn về các phẩm tánh thù thắng đa dạng và tự nhiên (linh thế gian chủng chủng bổn tánh pháp nhĩ chuyển thắng hy kỳ uy thế).
(d) Sắc thân viên đức có bốn loại: Sự viên mãn về hình tướng (lakṣaṇa); sự viên mãn về các hình tướng phụ thuộc (anuvyajñāna); sự viên mãn về sức mạnh, tức Thế tôn lực Na-la-diên; sự viên mãn về thân: Ở bên trong (adhyātmam) có các đốt xương như kim cang (vajrasārāsthiśarīratāsaṃpad), ở bên ngoài phát ra các tia sáng mạnh hơn một trăm ngàn mặt trời.
3. Ân viên đức cũng có bốn loại: (a-b-c) giúp giải thoát vĩnh viễn (atyanta) khổ đau của ba ác thú, (Đáp) giúp giải thoát khổ đau của luân hồi sinh tử hoặc (a-b-c) an lập tam thừa; (Đáp) an lập các thiện thú.
Trên đây là phần trình bày sơ lược (sāmāsika = sāṃkṣepika) về sự viên mãn của Như lai (Tathāgata). Nếu trình bày thật chi tiết thì không bao giờ hết. Chỉ có chư phật Thế tôn, nếu kéo dài thọ lượng của mình trong nhiều đại kiếp (asaṃkhyeyakalpas, a-tăng-xí-da) thì mới có thể biết và nói ra (jñātuṃ vaktuṃ ca samathāḥ) tính chất lớn lao của sự viên mãn này. Những điều được trình bày trên đây cũng đủ để biết rằng chư phật với những công đức, trí tuệ, năng lực, ân huệ vô biên và thù thắng như thế thật giống như những hầm mỏ châu báu.
Chỉ có những người ngu (bāla = prthagjana), tự thân không có chút công đức (svaguṇadāridryeṇa), - và thường dựa vào bản thân mình để xét đoán - mới không có một sự mong cầu nào về mặt tinh thần; họ nghe được lời tán dương các công đức của phật mà không có bất kỳ cảm xúc nào đối với phật cũng như pháp.
Trái lại, các bậc thức giả khi nghe giải thích về các phẩm tánh của phật thì đối với đức phật và giáo pháp của ngài liền khởi tâm tín thọ hoặc tâm “nương tựa” thâm sâu đến tận xương tủy. Nhờ có tín tâm như vậy nên những người này đã vượt qua vô số các nghiệp dị thục bất định; và cuối cùng đạt đến Niết-bàn. Chính vì thế mà chư phật Như lai, khi xuất hiện ở thế gian, đã trở thành loại ruộng phước cao cả nhất (anuttarapuṇyakṣetra, vô lượng phước điền), bởi vì loại phước điền này dẫn đến các quả chắc chắn (abandhya), đáng ưa (iṣṭa = dviyaviṣaya), phong phú (prakṛṣṭa = prabhūta), nhanh chóng (āśu), một kết quả thù thắng (svanta = nirvāṇaphalatvāt). Thật vậy, đức phật đã tự tuyên thuyết bài kệ này: “Nếu trồng một gốc thiện nhỏ ở ruộng phước của phật, trước tiên sẽ dành được thiện thú sau đó sẽ đạt được Niết-bàn.” (Ekottara, 24, 15)
Trên đây là phần nói về các công đức riêng của phật; tiếp theo là các công đức chung.
[Lại có các pháp khác của phật
Dành chung cho thánh giả và dị sinh
Là các công đức vô tránh, nguyện trí,
Vô ngại giải, v.v.]
Luận: Thế tôn thành tựu vô lượng công đức; các công đức này có thể cùng chung với hàng thánh giả hoặc cũng cùng chung với dị sinh: Đó công đức Vô tránh (araṇā), Nguyện trí (praṇidhijñāna), bốn Vô ngại giải (pratisaṃvids), Thần thông (abhijñās), Tĩnh lự (dhyānas), Định vô sắc (arūpyas), tám Đẳng chí (samāpattis), ba Đẳng trì (samādhis), bốn Vô lượng tâm (apramānas), tám Giải thoát (vimokṣas), tám Thắng xứ (abhibhvāyatanas), mười Biến xứ (kṛtsnāyatanas), v.v..Ba loại công đức đầu tiên chung cho cả phật và chư thánh (āryas); các loại thần thông, tĩnh lự, v.v., có thể thuộc về dị sinh (pṛthagjanas).
Trong ba loại đầu, trước tiên hãy bàn về vô tránh:
[Vô tránh là Thế tục trí,
Thuộc đệ tứ tĩnh lự, hàng bất động,
Ở ba châu, duyên
Phiền não “hữu sự” chưa sinh thuộc Dục giới.]
Luận: Về công đức vô tránh [tức khả năng ngăn chận sự sinh khởi của phiền não ở người khác]: Các A-la-hán biết rõ khổ của chúng sinh sinh khởi là do phiền não (kleśa). Họ biết rằng chính mình là phước điền thù thắng nhất (puṇayakṣetra); họ sợ rằng người khác có thể khởi phiền não đối với họ [và những phiền não này sẽ có tác hại đối với bản thân những người này]; vì thế họ chứng đắc một Loại trí (jñāna) có khả năng làm cho người khác không thể sinh khởi tham (rāga), sân (dveṣa), mạn (māna), v.v. đối với họ. Loại hành pháp (jñāna) này chấm dứt “sự tranh cãi” (raṇa) - nhân của nhiễm ô và khổ não - và đây cũng chính là phiền não; vì thế công đức này có tên là vô tránh.
(Hỏi) Các tính chất của loại định có tên là đẳng trì vô tránh (araṇāsamādhi) này là gì?
(Đáp) Vô tránh chính là Thế tục trí (saṃvṛtijñāna), có sở y là đệ tứ tĩnh lự vì đây là con đường “dễ đi” nhất (sukhapratipadām agratvāt; lạc thông hành trung tối vi thắng), được sinh khởi bởi A-la-hán thuộc loại bất động (akopyadharman) chứ không phải các hạng thánh giả khác vì các thánh giả này, đối với các phiền não của chính mình còn chưa có khả năng chế phục hoàn toàn (parihartum) - họ vẫn thật sự còn bị thối đọa - huống hồ là chấm dứt phiền não của người khác. Vô tránh chỉ được sinh khởi bởi con người, bởi vì chỉ có chúng sinh ở cõi người (gati) mới có thể chứng đắc công đức này ở ba châu (dvīpas).
Vô tránh duyên các phiền não vị lai của người khác ở Dục giới, loại phiền não có sở duyên là một thực pháp (savastuka, hữu sự): “Đừng vì tôi mà người khác sinh khởi phiền não!” Các phiền não “hữu sự” là tham (rāga), sân (dveṣa), v.v. được đoạn trừ bởi tu đạo.
Các phiền não “vô sự” (avastuka) của người khác thuộc về kiến đoạn thì không thể ngăn chận được, bởi vì các phiền não biến hành (sarvatraga), vốn duyên toàn bộ các địa của chúng, cũng duyên thân tương tục của người khác.
Trên đây là phần nói về vô tránh; tiếp theo là nguyện trí:
[Nguyện trí có khả năng duyên tất cả;
Các tính chất khác giống như vô tránh.]
Luận: Giống như vô tránh, nguyện trí [tức Loại trí xuất pháp từ chí nguyện] cũng có tự tánh là Thế tục trí; nó cũng có sở y là đệ tứ tĩnh lự, sinh khởi trong thân tương tục của hàng Bất động và được tu tập bởi một chúng sinh ở nhân thú. Chỉ khác một điểm là nguyện trí duyên tất cả các pháp.
Các luận sư Tỳ-bà-sa nói rằng các pháp thuộc Vô sắc giới không được nguyện trí tri nhận một cách chính xác đã vì thuộc về đệ tứ tĩnh lự thì Loại trí này không thể duyên một địa cao hơn. Các pháp này chỉ được tri nhận bằng cách suy diễn (anumāna; tỷ lượng). Thật vậy, người ta biết được (1) đẳng lưu (niṣyanda) của Vô sắc giới, tức sự tịch tĩnh cùng tột (mandamandatā) ở đời sống sau đó là sự tiếp nối của một đời sống trước đó của Vô sắc giới; (2) nhân hành (carita) của Vô sắc giới, tức sự thực hành (vihāra) các loại đẳng chí vô sắc (ārūpyasamāpattis) có khả năng dẫn sinh một đời sống ở cõi vô sắc, - và người ta có thể suy diễn từ nhân đến quả và từ quả đến nhân. Cũng giống như người nông dân biết được loại giống nhờ dựa vào quả và biết được loại quả nhờ dựa vào giống; cũng giống như khi nhìn thấy một người được tịch tĩnh (sāntamūrti sattva) thì ta có thể kết luận (anuminoti) rằng: “Người này phải sinh trở lại vì bị thối đọa từ Vô sắc giới, người này sẽ sinh vào Vô sắc giới”.
Đó là ý kiến của Tỳ-bà-sa. Các luận sư khác tin rằng nguyện trí vẫn duyên Vô sắc giới bởi vì không có gì không nằm trong khả năng của chư phật.
Người muốn khởi nguyện trí, trước tiên phải thành khẩn phát nguyện (praṇidhipūrvakam = ābhogapūrvakam = praṇidhāya, ābhujya) cầu mong biết được một cảnh nào đó, sau đó nhập vào ranh giới cuối cùng của đệ tứ tĩnh lự (dhyāna prāntakoṭika; biên tế tĩnh lự), tức giai đoạn của gia hành (prayoga). Ngay khi xuất định sẽ sinh khởi một cái biết chính xác (chánh trí) phù hợp với lời phát nguyện của mình; và sự khác nhau về các cảnh giới của Loại trí này đều tùy thuộc vào lực của định.
Trên đây là phần nói về nguyện trí; tiếp theo là các vô ngại giải:
[Vô ngại giải có bốn loại là pháp, nghĩa, từ, biện
Duyên danh, nghĩa, ngôn thuyết, đạo;
Vô thối trí là tánh.
Pháp, từ chỉ là tục trí
Y chỉ năm, hai địa.
Nghĩa mười, sáu trí, biện chín trí
Đều y chỉ tất cả các địa.
Nếu đắc tức đủ bốn loại.
Các tính chất khác giống như vô tránh.]
Luận: Vô ngại giải có bốn loại là pháp vô ngại giải (dharmapratisaṃvid), nghĩa vô ngại giải (arthapratisaṃvid), từ vô ngại giải (niruktipratisaṃvid), biện vô ngại giải (pratibhānapratisaṃvid). So với vô tránh, bốn vô ngại giải cũng chỉ thuộc về hàng bất động ở nhân thú (akopyadharmamanuṣyāśraya); nhưng lại khác về sở duyên cảnh, sở y địa và thể tánh.
Ba vô ngại giải đầu tiên là Loại trí không bị thối chuyển (avivartya, asanga; vô thối) và, theo thứ tự này, duyên danh (nāman), nghĩa (artha), ngôn (vāc).
Vô thối trí về “danh cú văn thân” (nāmapadavyañjanakāyas) được gọi là pháp vô ngại giải.
Vô thối trí về nghĩa được gọi là nghĩa vô ngại giải.
Vô thối trí về ngôn từ được gọi là từ vô ngại giải.
Vô ngại giải thứ tư là Loại trí về sự diễn tả chính xác và dễ hiểu, về sự quán triệt được đạo. Như vậy, biện vô ngại giải là vô thối trí liên quan đến khả năng diễn đạt một cách chính xác (yukta = arthasaṃbaddha), lưu loát (mukta = asakta) và sự chú tâm bền bỉ (saṃprakhyāna = asaṃmosa) của một người đã làm chủ được định (samādhivaśisaṃprakhyāna).
Biện vô ngại giải có chánh ngữ (samyagvāc) và đạo làm cảnh sở duyên và bao gồm chín trí, tức loại trừ diệt trí. Nó sinh khởi ở hành giả có tất cả các địa làm sở y, từ Dục giới cho đến Hữu đảnh; bởi vì sở duyên của nó vừa là ngôn ngữ vừa là đạo.
Nghĩa vô ngại giải gồm mười hoặc sáu trí. Khi “nghĩa” (artha) được hiểu là “tất cả các pháp” thì nghĩa vô ngại giải bao gồm mười trí; nếu được hiểu là “Niết-bàn” thì bao gồm sáu trí là pháp trí, Loại trí, diệu trí, Tận trí, vô sinh trí và Thế tục trí. Nó sinh khởi ở khắp mọi nơi; có nghĩa là có thể nương vào bất kỳ loại địa nào.
Pháp vô ngại giải và từ vô ngại giải là Thế tục trí bởi vì chúng duyên văn thân (nāmakāyas), v.v. và ngôn ngữ.
Pháp vô ngại giải sinh khởi ở Dục giới và các tĩnh lự vì thế chỉ có năm địa. Các địa trên không có danh thân [và vì thế cũng không có cú thân (padakāya) và văn thân (vyañjanakāya)].
Từ vô ngại giải có sở y địa là Dục giới và sơ tĩnh lự vì ở các địa trên không có tầm (vitarka).
Theo Thi thiết túc luận (Prajñāptipādaśāstra), bốn vô ngại giải là (1) vô thối trí về danh, cú, văn; (2) vô thối trí về ý nghĩa được diễn đạt bởi danh, v.v.; (3) vô thối trí về sự diễn đạt (adhivacana) bao hàm các tính chất của sự vật, số lượng, giới tánh, thời gian, v.v.; (4) vô thối trí về tính chất lưu loát (asaktatā) của sự diễn đạt, hoặc của “cú văn” (padavyañjana). Như vậy, thứ tự của các vô ngại giải đã được chứng minh rõ ràng. Có luận sư khác cho rằng từ (nirukti) là sự giải thích các từ ngữ, chẳng hạn như “vì có biến ngại nên gọi là sắc” (rūpyate tasmād raypam), “vì phân biệt nên gọi là thức (vijānātītivijñānam), v.v.. Biện (pratibhāna) là lời đối đáp (?).
Theo truyền thuyết, gia hành (pūrvaprayoga, tiền gia hành) của bốn vô ngại giải là sự học tập về các tính toán (gaṇiti), về lời nói của đức phật (buddhavacana), về các âm thanh (śabdavidyā, thanh minh), về các nguyên nhân (hetuvidyā, nhân minh); bởi vì một người nếu không thành thạo về bốn loại này thì không thể sinh khởi bốn vô ngại giải.
Thật ra, chỉ cần học tập về lời nói của phật cũng đủ để thành tựu gia hành này.
Nếu một người đắc được một vô ngại giải thì cũng đắc được tất cả các loại khác; nếu không đắc được tất cả các loại thì cũng không đắc được bất kỳ một vô ngại giải nào cả.
[Sáu công đức đều nương vào biên tế, v.v.
Sáu biến tế là tĩnh lự cuối cùng
Tùy thuận tất cả cho đến cứu cánh,
Ngoài phật ra tất cả đều do gia hành đắc.]
Luận: Sáu phẩm tánh (guṇa) vô tránh, v.v. được gọi là biên tế (prāntakoṭika) bởi vì đều đắc được nhờ vào lực của biên tế tĩnh lự (dhyāna prāntakoṭika).
Đệ tứ tĩnh lự được gọi là biên tế gồm có sáu pháp: (1) Vô tránh (kiṃcid araṇātmakam); (2) Nguyện trí (pranidhijñāna); (3-5) ba vô ngại giải (tức loại trừ từ vô ngại giải); (6) biên tế “ngắn ngủn”.
Từ vô ngại giải mặc dù cũng được đắc nhờ lực của biên tế tĩnh lự nhưng không nương vào đệ tứ tĩnh lự để sinh khởi bởi vì sở y địa của nó chỉ là Dục giới và sơ tĩnh lự; vì thế nó không được bao hàm trong các loại biên tế.
(Hỏi) Biên tế tĩnh lự là pháp như thế nào?
(Đáp) Biên tế thuộc về địa của đệ tứ tĩnh lự.
a. Đệ tứ tĩnh lự được gọi là “thuận theo tất cả các địa” (sarvabhūmyanulomita) khi hành giả tu tập loại tĩnh lự này theo cách như sau: Từ một thiện tâm thuộc Dục giới, hành giả nhập vào sơ tĩnh lự; từ sơ tĩnh lự nhập vào đệ nhị tĩnh lự, và tiếp tục cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ (naivasaṃjñānāsaṃjñānāyatana), sau đó nhập ngược trở lại cho đến một tâm của Dục giới; và cuối cùng, từ tâm này lại nhập trở lại đệ tứ tĩnh lự.
b. Khi tu tập đệ tứ tĩnh lự thì phải tu xong phần ở dưới mới tu tiếp phần ở giữa; tu xong phần ở giữa mới tu tiếp phần ở trên. Mỗi phần như thế lại chia làm ba phần nhỏ. Vì thế đệ tứ tĩnh lự có tất cả chín phần. Đệ tứ tĩnh lự ở vào phần cao nhất có tên là “đạt đến mức cao nhất” (vṛddhikāṣṭhāgata, chí cứu cánh).
Loại tĩnh lự có hai tính chất trên được gọi là “biên tế” (prāntakoṭika) bởi vì “điểm giới hạn” (koṭi, tế) của nó đã được dẫn đến (pragatā) nơi tột cùng (antam, biên).
koṭi có nghĩa là “loại” (prakāra) hoặc “đỉnh cái mũ”; cũng giống như khi nói “tứ tế” (cātuṣkoṭika praśna), tức là bốn loại câu hỏi (= catuḥprakārapraśna); hoặc khi nói “thực tế” (bhūtakoṭi), có nghĩa là giới hạn đích thực.
Ngoài đức phật ra, tất cả các thánh giả khác chỉ đắc được sáu công đức này nhờ vào gia hành (prayoga) chứ không phải nhờ vào ly nhiễm (vairāgya) bởi vì tất cả đều chưa thành tựu được các công đức này. Chỉ có đức phật đắc được chúng nhờ vào ly nhiễm, vì đức phật đã đốn đắc ngay từ đầu sáu phẩm tánh này vào sát-na của Tận trí nhờ vào sự ly nhiễm. Và sau đó, ngài đã tùy ý phát khởi mà không cần đến gia hành; bởi vì phật Thế tôn là người làm chủ (vaśavartin) tất cả các pháp ngài dã thành tựu.
Trên đây đã nói về ba loại công đức chung cho hành thánh giả là vô tránh, nguyện trí và vô ngại giải. Trong số các công đức chung cho dị sinh (cộng phàm đức), cần giải thích thêm về các loại “thần thông” (abhijña).
[Sáu thần thông là thần cảnh
Thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm,
Túc trụ, và lậu tận
Thuộc giải thoát đạo và tuệ.
Bốn loại là tục trí; tha tâm là năm trí;
Lậu tận thông giống như lực.
Năm loại nương bốn tĩnh lự,
Có cảnh là tự địa và hạ địa.
Thanh văn, Lân dụ, phật:
Hai, ba ngàn, vô số thế giới.
Chưa từng đắc do gia hành;
Đã từng tu: do ly nhiễm.
Ba loại đầu có thân niệm trụ;
Tha tâm có ba, còn lại có bốn;
Thiên nhãn, thiên nhĩ tánh vô ký;
Bốn thông còn lại chỉ là tánh thiện.]
Luận: Có sáu loại thần thông: (1) thần cảnh trí chứng thông (ṛddhiviṣayajñana-sātkriyābhijñā) là loại thần thông được tìm thấy trong sự chứng đắc (sākṣātkāra = saṃmukhībhāva) Loại trí có cảnh sở duyên một pháp rất thần diệu (ṛddhi) [tức là sự di chuyển (gamana) và biến hóa (nirmāṇa)]; (2) thiên nhĩ trí chứng thông (divyaśrotrajñāna-sākṣātkriyābhijñā); (3) tha tâm trí chứng thông (cetaḥparyāyajñānasākṣātkriyābhijñā); (4) túc trụ tùy niệm trí chứng thông (pūrvanivāsānusmṛtijñānasākṣātkriyābhijñā); (5) thiên nhãn trí chứng thông (cyutyupapādajñānasākṣātkriyābhijñā); (6) lậu Tận trí chứng thông (āsravakṣayajñānasākṣātkriyābhijñā).
Mặc dù loại thứ sáu chỉ thuộc về thánh giả nhưng vì năm loại đầu đều có thể được chứng đắc bởi dị sinh cho nên ở đây vẫn căn cứ vào số nhiều để xem các loại thần thông này là các pháp chung cho cả thánh giả và dị sinh. Tánh của chúng là tuệ của giải thoát đạo, cũng giống như các quả của Sa-môn.
Bốn loại đầu là thần cảnh, thiên nhãn, thiên nhĩ và túc trụ tùy niệm là Thế tục trí.
Th tâm thông có năm trí làm thể tánh là pháp trí, Loại trí, đạo trí, Thế tục trí, và tha tâm trí.
Lậu Tận trí chứng thông hoàn toàn giống như Lậu tận trí lực (āsravakṣayajñānabala). Loại này có sáu hoặc mười trí. Nó cũng thuộc về tất cả các địa và duyên tất cả các cảnh.
Năm loại thần thông đầu nương vào bốn tĩnh lự, có nghĩa là được đắc bởi một hành giả đang ở vào các giai đoạn của tĩnh lự.
(Hỏi) Tại sao chúng không nương các định vô sắc?
(Đáp) a. Vì ba loại đầu có sở duyên là sắc pháp (rūpa) cho nên không thể sinh khởi chúng khi nương các địa vô sắc.
b. Tha tâm thông được chứng đắc và được chuẩn bị (niṣpādya) qua cánh cửa (tīrtha = dvāra) của sắc pháp, có nghĩa là bằng loại đạo có sở duyên (ālambana) là các hiển sắc và hình sắc [như kinh (paṭisambhidāmagga, i. 113) nói]: “Với một sắc pháp như thế tức có một tâm như thế”; trong khi đó các định vô sắc lại không có sắc pháp làm cảnh sở duyên.
c. Đối với túc trụ thông thì hành giả phải chuẩn bị (abhiniṣpatti) bằng cách đi ngược theo một chuỗi các giai đoạn nối tiếp nhau (anupūrvāvasthāntarasmaraṇāt); trong khi đó các định vô sắc lại không duyên các pháp thuộc Dục giới; và khi chứng đắc được túc trụ thông thì loại thần thông này, như kinh trên có nói, chỉ riêng các xứ, các chủng tánh (gotra), v.v., các sắc pháp.
d. Khi hành giả muốn biết được tâm người khác thì trước hết phải xem xét các tướng trạng (nimitta) của thân và tâm trong chính thân tương tục của mình: “Như thế là thân của ta, như thế là tâm của ta”. Khi hình dung chuỗi tương tục của người khác, hành giả cũng xét đến các tướng trạng của thân và tâm của người khác giống như đã từng quán xét thân và tâm của chính mình: Theo cách đó, hành giả biết được tâm của người khác và thần thông sinh khởi. Khi thần thông được chứng đắc thì hành giả không còn quán sát sắc thân nữa mà chỉ biết đến tâm.
e. khi hành giả muốn nhớ lại các đời sống trước đó thì phải bắt đầu bằng cách nắm bắt các tướng trạng (nimittam udgṛhya = cittaprakāraṃ paricchidya) của tâm vừa mới diệt; từ loại tâm này, hành giả quán sát ngược trở lại (manasikurvan) các giai đoạn kế tiếp nhau ở đời hiện tại cho đến loại tâm “đi đầu thai” (pratisaṃdhicitta, kết sinh tâm). Khi hành giả nhớ được một sát-na tâm của trung hữu (antarābhava) thì loại thần thông này được chứng đắc. Để nhớ lại các đời trước đó của người khác thì giai đoạn chuẩn bị (gia hành) cũng giống như vậy. Hành giả mới bắt đầu tu loại thần thông này chỉ biết được các đời sống trước đó theo thứ tự thời gian (thứ đệ tri). Đến khi đã thành thạo mới có thể bỏ qua một hoặc hai đời (vilanghyāpismaraṇam), tức không cần phải nhớ theo thứ tự. Người ta có thể nhớ lại những gì đã được trải qua (anubhu, lãnh thọ) trong quá khứ.
(Hỏi) Nếu vậy làm sao có thể nhớ lại chư thiên cõi Tịnh cư (śuddhāvāsas)? Chư thiên cõi Tịnh cư không trở lại cõi này vì thế hành giả đã không có bất kỳ kinh nghiệm nào về họ ở cõi này; và cũng không có kinh nghiệm nào về họ ở cõi trời bởi vì dị sinh không sinh vào Tịnh cư thiên.
(Đáp) Vẫn có thể nhớ lại vì đã từng nghe nói về họ. Người có khả năng nhớ về họ đã từng nghe nói: “chư thiên ở cõi tịnh cư như thế đó”. Thật vậy, một kinh nghiệm có thể được thọ nhận bằng hai cách: Nghe và nhìn thấy.
Đối với chúng sinh sinh ở cõi này sau khi thối đọa từ Vô sắc giới có thể sinh khởi loại thần thông này nhờ vào thân tương tục của người khác (parasaṃtatyadhiṣṭhānena). Túc trụ tùy niệm chứng thông vốn thuộc về các địa của tĩnh lự và người ta không thể nương vào Loại trí này (jñāna) để biết được tâm thuộc về một địa của Vô sắc giới.
Những chúng sinh khác có thể khởi loại thần thông bằng chính thân tương tục của mình.
f. Gia hành của ba loại thần cảnh thông, thiên nhĩ thông và thiên nhãn thông nằm ở sự quán sát về sự nhẹ nhàng, về âm thanh và về ánh sáng (laghutva, śabda, ālokamanasikaraṇa). Khi gia hành thành tựu, hành giả sẽ đắc được sự tự tại (vaśitā) đối với mỗi loại.
Như vậy năm loại thần thông này không nương vào các định vô sắc.
Với thần cảnh thông thuộc một địa nào đó, tức đã đắc được ở một tĩnh lự nào đó, thì hành giả thành tựu các khả năng di chuyển (gamana) và biến hóa (nirmāṇa) đối với địa này hoặc một địa thấp hơn, chứ không phải một địa cao hơn.
Đối với thiên nhĩ thông cũng vậy, hành giả chỉ nghe được các âm thanh thuộc về địa đã đắc loại thần thông này hoặc một địa thấp hơn chứ không phải thuộc một địa cao hơn.
Với tha tâm thông, hành giả không biết được tha tâm thuộc một địa cao hơn địa của loại thần thông này.
Với túc trụ thông, hành giả không đắc được sự nhớ lại các đời sống thuộc một địa cao hơn địa của loại thần thông này.
Như vậy, không thể đạt đến một tâm thuộc Vô sắc giới bằng ta tâm thông hoặc túc trụ thông bởi vì tâm này ở vào một địa cao hơn địa của hai loại thần thông này.
(Hỏi) Các loại thần thông đắc được (labhyante) như thế nào?
(Đáp) Nếu không đắc được trong một đời trước đó thì chỉ có thể đắc bằng gia hành.
Khi thần thông đã được tu tập trong đời trước đó chúng đắc được nhờ sự ly nhiễm (vairāgya). [Hành giả đắc được (prāpti) chỉ nhờ vào sự “xả ly” Dục giới và nhập vào tĩnh lự]. Tuy nhiên, vì rất cường mãnh, các thần thông chỉ đắc được nhờ vào gia hành. Sự hiện khởi (saṃmukhīnhāva = utpādana) của thần thông luôn luôn dựa vào gia hành, ngoại trừ trường hợp của đức phật: Ngài đắc được tất cả các loại thần thông nhờ vào ly nhiễm và có thể làm cho chúng hiện khởi tùy theo ý muốn.
Loại thần thông thứ ba (tha tâm thông) bao gồm ba niệm trụ là thọ, tâm và pháp bởi vì sở duyên của nó là tâm và các tâm sở.
Thần cảnh thông, thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông bao hàm niệm trụ thứ nhất (kāyasmṛtyupasthāna) vì sở duyên của chúng đều là sắc pháp (hiển sắc, hình sắc). Thần cảnh thông duyên bốn ngoại xứ, tức loại trừ thanh. Thiên nhĩ thông và thiên nhĩ thông duyên thanh và sắc.
(Hỏi) Nếu vậy, làm sao thiên nhãn thông có thể có khả năng tri nhận như kinh (Majjhima, i. 22; Saṃyutta, ii. 214) giải thích: “Những chúng sinh nào có các ác hạnh thuộc về thân, các ác hạnh thuộc về ngữ, chối bỏ (apavādaka) chư thánh, sinh khởi tà kiến, chấp trước các tà kiến và ác hạnh này thì khi mạng chung sẽ bị đọa vào các ác thú”.
(Đáp) Thiên nhãn thông không biết được ý nghiệp của một chúng sinh, không biết được sự chấp trước tà kiến, v.v. của một chúng sinh. Tuy nhiên vẫn có một Loại trí khác đi kèm theo thiên nhãn thông, sinh khởi trong thân của thánh giả, và có khả năng tri nhận ý nghiệp, v.v.. Khi Loại trí này sinh khởi nhờ vào lực của thiên nhãn thông thì nó, cùng với thần thông này, có tên là “cái biết về sự chết và tái sinh” (cyutyupapādajñāna, tử sinh trí).
Vì tụng văn không nói rõ về thể tánh của túc trụ thông và lậu tận thông cho nên hai loại này đương nhiên bao hàm cả bốn niệm trụ.
Thiên nhãn thông và thiên nhĩ thông thuộc nhóm các pháp vô ký vì người ta cho rằng thể tánh của chúng đều là tuệ tương ưng với nhĩ thức và nhãn thức (śrotracakṣurvijñāna-saṃprayukta).
(Hỏi) Nếu vậy, làm sao có thể nói rằng chúng nương vào cả bốn tĩnh lự? Ở đệ nhị tĩnh lự và các tĩnh lự cao hơn đều không có nhĩ thức và nhãn thức.
(Đáp) Nói như trên không có gì sai vì căn cứ vào căn. Nhĩ và nhãn căn làm sở y cho thần thông vốn sinh khởi nhờ vào lực của bốn tĩnh lự và đều thuộc về địa của các tĩnh lự này vì thế chúng y chỉ vào bốn địa. Thần thông vốn nương vào các căn cho nên có thể nói rằng chúng của y chỉ vào bốn tĩnh lự. Hoặc sở dĩ nói như trên là vì xét đến vô gián đạo (hoặc gia hành đạo) của thần thông; thật vậy, vô gián đạo của thiên nhĩ thông và thiên nhãn thông đều nương vào bốn địa, tức bốn tĩnh lự.
Bốn loại còn lại đều thuộc tánh thiện.
(Hỏi) Nếu vậy, tại sao Phẩm loại Túc luận (Prakaraṇapādaśāstra) nói: “Thần thông là gì? - Là thiện tuệ”?
(Đáp) Định nghĩa này (nirdeśa) dựa vào trường hợp số đông (bāhulika) và trường hợp chủ yếu (prādhānika). Phần lớn các thần thông đều thuộc tánh thiện và các thần thông thuộc tánh thiện là quan trọng nhất.
(Hỏi) Kinh (Majjhima, i. 22, 246) nói có sự “biết rõ” thuộc về vô học (aśaśikṣī vidyā, Vô học minh). Các sự “biết rõ” này tương đương với những loại thần thông nào?
Tụng đáp:
[Ba minh là thần thông thứ năm, thứ hai và thứ sáu
Vì đối trị ngu si thuộc ba đời.
Loại cuối là chân; hai loại kia là giả.
Hữu học chỉ có ám, không phải minh.]
Luận: Theo thứ tự trong kinh, ba loại tức trụ trí chứng minh (aśikṣī pūrve nivāsajñāna-sākṣātkriyāvidyā), tử sinh trí chứng minh (aśikṣī cyutyupādajñānasākṣātkriyāvidya), lậu Tận trí chứng minh (aśikṣīāsravakṣayajñānasākṣātkriyāvidya) là các thần thông thứ năm, thứ hai và thứ sáu.
(Hỏi) Tại sao ba loại thần thông này có tên là “minh” (vidya)?
(Đáp) Bởi vì túc trụ trí (tức loại thứ năm) chận đứng những sai lầm liên quan đến quá khứ (pūrvāntasaṃmoha, tiền tế ngu), tử sinh trí (tức loại thứ hai) chận đứng sự sai lầm liên quan đến vị lai (aparāntasaṃmoha, hậu tế ngu), lậu Tận trí chận đứng sự sai lầm liên quan đến hiện tại (madhyasaṃmoha, trung tế ngu).
(Hỏi) Trong số ba thần thông này, loại nào thật sự thuộc về vô học ()?
(Đáp) Chỉ có lậu Tận trí thật sự thuộc về vô học (aśaikṣī).
Hai loại thần thông còn lại chỉ được gọi là vô học khi chúng sinh khởi trong thân bậc vô học bởi vì thể của chúng vốn thuộc loại “không phải hữu học không phải vô học” (phi học phi vô học).
(Hỏi) Nếu vậy, tại sao không thừa nhận rằng hai loại thần thông này là “hữu học minh” (śaikṣī vidyā) khi sinh khởi ở thân hữu học?
(Đáp) Tuy sinh khởi ở thân hữu học nhưng lúc đó chưa được gọi là “minh” bởi vì thân tương tục của hàng hữu học tương ưng với vô minh.
Thật vậy, đức phật không nói rằng hai loại “minh” này là các pháp của bậc hữu học. Tại sao như vậy? - Khi thân tương tục còn tương ưng với vô minh (avidyā) mà đã gọi loại thần thông sinh khởi trong thân tương tục này là “minh” thì không đúng, bởi vì lúc đó thần thông sẽ bị vô minh làm cho mờ ám.
(Hỏi) Kinh nói có ba loại “thị đạo” (prātihāryas). Các loại “thị đạo” này tương đương với những thần thông nào?
Tụng đáp:
[Thần thông thứ nhất, thứ tư, thứ sáu là ba thị đạo.
Giáo giới thị đạo cao nhất
Vì nhất định do thần thông lập thành,
Và dẫn đến quả lợi lạc.]
Luận: Thần cảnh thông, tha tâm thông và lậu tận thông là ba loại “thị đạo”: (1) Thần biến thị đạo (ṛddhiprātihārya) là sự “làm cho say mê” () - tức là sự khuyến cải - dựa vào thần lực; (2) Ký tâm thị đạo (ādeśanāprātihārya) là sự khuyến cải nhờ đọc được tâm (của người khác); (3) Giáo giới thị đạo (anuśāsanīprātihārya) là sự khuyến cải dựa vào các lời giáo huấn.
Từ pra có nghĩa là ādikarman.
Từ ati có nghĩa là bhrisam.
Ba loại thần thông trên được gọi là “thị đạo” bởi vì có chúng thì công việc khuyến cải (haraṇa) mới có thể bắt đầu (idam anena karma prārabdham) và được thực hiện một cách quyết liệt (prātiśabdayor adikarmabhṛśārthatvāt).
Nhờ chúng người ta mới có thể “làm say mê” (haranti) tinh thần người khác ngay từ đầu (āditas, ādau) và có hiệu quả (ati bhṛśam) để họ cải biến (vineyamanas). Hoặc các thần thông này có tên là “thị đạo” bởi vì nhờ có chúng mới có thể nắm lấy ngay từ đầu, mới có thể nắm lấy một cách chắc chắn những người không thích thiện pháp (pratihata), những người đứng trung gian (madhyastha). Nhờ chúng người ta mới có thể khiến cho những người có tâm thù nghịch, tâm hoài nghi, tâm thờ ơ phát khởi được tâm quy y, tâm tín thọ, tâm tu tập.
Trong số ba “thị đạo” thì giáo giới thị đạo là loại cao nhất bởi vì nó không thể tồn tại nếu không có thần thông và bởi vì nó dẫn đến kết quả giải thoát và an lạc.
Thần biến thị đạo và Ký tâm thị đạo có thể được sinh khởi nhờ vào các “minh” (vidyā; chú thuật). Có một loại minh gọi là Kiện-đà-lê (gāndhārī) có thể khiến cho người khác đắc được nó bay qua không gian. Cũng có một loại “minh” gọi là Y-lợi-ni (īkṣanikā) có thể giúp đọc được tâm người khác. Giáo giới thị đạo không thể được chứng đắc bằng những cách như thế; vì vậy nó không bao giờ tách rời (avyabhicārin) khỏi Lậu tận thông và luôn luôn cao hơn hai loại “thị đạo” kia.
Hơn nữa, hai loại đầu chỉ có thể tạm thời nắm bắt tâm của người khác mà không dẫn khởi các quả thù thắng. Trái lại, loại thứ ba có thể khiến cho người khác sinh khởi các quả thiện, các quả đáng ưa (hita, sukha); bởi vì nhờ có loại “thị đạo” này mà người khuyến cải có thể chỉ dạy đúng như thật các phương tiện dẫn đến giải thoát và an lạc.
(Hỏi) Thần cảnh (ṛddhi, thần) có nghĩa là gì?
Tụng đáp:
[Thể của “thần” là định;
Hai cảnh là hành, hóa.
Hành có ba: ý thế thuộc phật;
Vận thân, thắng giải cũng thuộc các thánh giả khác.
Hóa có hai loại: Dục, sắc;
Tánh là bốn, hai xứ.
Cả hai đều có hai loại
Là như tự thân tha thân.]
Luận: Theo chủ trương của Tỳ-bà-sa, “thần” là chỉ cho định (samādhi). Định có tên như vậy là nhờ có “thần” mà sự việc mới được thực hiện, mới có kết quả (ṛdhyati, saṃpadyate) Sự việc này được gọi là cảnh (viṣaya) của “thần”. Thần cảnh gồm có sự di chuyển (gamana, hành) và sự biến hóa (nirmita, hóa).
Hành có ba loại: (1) vận thân, là sự di chuyển của việc chuyển chở; (2) thắng giải, là sự di chuyển của thắng giải (adhimokṣa); (3) ý thế, là sự di chuyển nhanh chóng giống như tâm.
Loại thứ ba, vì xảy ra rất nhanh giống như tâm; nên có tên là “ý thế” (manojava). Chỉ đức phật mới có loại thần cảnh này. Đức phật chỉ mới khởi tâm đi đến một nơi nào đó thì thân của ngài đã đạt đến chỗ đó. Chính vì thế mà đức phật nói rằng cảnh giới của phật thì không thể hiểu được (bất khả tư nghị). Ngài cũng có hai loại thần cảnh còn lại.
Các thánh giả khác đều có thể đắc được hai loại vận thân và thắng giải.
Thanh văn và độc giác có thể cử thân lên cao và di chuyển giống như loài chim. Về loại thắng giải thì nhờ vào năng lực của ý chí (adhimokṣa) mà người ta có thể khiến cho những vật ở xa trở thành gần (dūrasyāsannādhimokṣena), tức nhờ thắng giải mà có thể di chuyển nhanh.
Hóa có hai loại, thuộc Dục giới và Sắc giới. Loại đầu là sự biến hóa về bốn ngoại xứ (bāhya caturāyatana): sắc (rùpa), hương (gandha), vị (rasa), xúc (spraṣṭavya); tức loại trừ thanh (śabda). Loại thứ hai là sự biến hóa về sắc và xúc vì hương và vị không có ở Sắc giới.
Sự biến hóa ở Dục giới có hai trường hợp, tùy theo sự biến hóa này thuộc về thân của hành giả hay thân của người khác (svaparaśarīrasaṃbaddha): Chẳng hạn như hành giả tự biến thành cọp hoặc biến ra một con cọp. Sự biến hóa ở Sắc giới cũng giống như vậy.
Hành giả ở Dục giới cũng như ở Sắc giới cũng có bốn loại biến hóa này vì thế biến hóa có tất cả tám loại.
(Hỏi) Hành giả ở Sắc giới khi biến hóa một cảnh thuộc Dục giới thì không thể thành tựu (samanvāgama, prāpti) hương và vị sao?
(Đáp) Không thể. Không có thành tựu càng không có trường hợp một người thành tựu y phục và đồ trang sức cho dù các thứ này có kết hợp (saṃbaddha) với thân đi nữa; bởi vì vốn không phải là chúng sinh hữu tình (asattvasaṃkhyāta) nên y phục hoặc các đồ trang sức đều không kết hợp với căn xứ (indriyādhiṣṭhāna).
Các luận sư khác cho rằng một người ở Sắc giới chỉ có thể biến ra hai xứ là sắc và xúc bởi vì họ e rằng nếu người này có thể biến ra hương, v.v. thì có thể thành tựu hương, v.v..
(Hỏi) Có phải chính vì dựa vào loại thần thông biến hóa mà hành giả tạo ra các cảnh được biến hóa không?
(Đáp) Không phải. Đó là nhờ vào quả của thần thông (abhijñāphala, thông quả).
(Hỏi) Thông quả là loại pháp gì?
Tụng đáp:
[Tâm biến hóa có mười bốn loại,
Từ hai quả của định cho đến năm quả,
Đắc được như định, cùng lúc với sở y;
Sinh từ, sinh ra tịnh định và tâm cùng loại.
Hóa sự do tự địa;
Phát ngữ do tự và hạ địa.
Hóa thân và hóa chủ
Đều cùng ngữ; nhưng phật thì khác.
Trước lập nguyện lưu thân;
Sau khởi tâm khác để phát ngữ.
Khi chết lưu kiên thể;
Có người nói không lưu.
Lúc đầu cần nhiều hóa tâm mới biến hóa được;
Khi thành mãn thì ngược lại.
Nếu do tu đắc tức thuộc vô ký;
Trường hợp khác thuộc cả ba tánh.]
Luận: quả của thần cảnh thông chính là các tâm biến hóa, có khả năng tạo ra các cảnh được biến hóa (hóa sự). Có tất cả mười bốn loại tâm biến hóa như vậy.
Các tâm này khác nhau là do loại căn bổn tĩnh lự (mūladhyāna) làm sở y cho chúng.
Có hai tâm là quả của sơ tĩnh lự: tâm thứ nhất thuộc Dục giới, tâm thứ hai thuộc sơ tĩnh lự.
Có ba tâm là quả của đệ nhị tĩnh lự: Hai tâm thuộc hai địa ở dưới (Dục giới và sơ tĩnh lự); một tâm thuộc cùng địa với loại tĩnh lự có tâm này làm quả, tức thuộc đệ nhị tĩnh lự.
Như vậy, sẽ có bốn tâm, năm tâm là quả của đệ tam và đệ tứ tĩnh lự.
Hóa tâm, tức là quả của một tĩnh lự nào đó, sẽ thuộc về địa của tĩnh lự này hoặc một địa thấp hơn.
Hóa tâm không sinh khởi từ một địa thấp hơn.
Tâm tĩnh lự (định tâm) của một địa thấp hơn không sinh ra từ hóa tâm (tức là một quả của tĩnh lự) của một địa cao hơn bởi vì lực của nó vốn yếu ớt.
Sự biến biến hóa thuộc một địa thấp hơn, nhưng vốn là quả của đệ nhị tĩnh lự, vẫn mạnh hơn về mặt đi và đến (gamana?) so với sự biến hóa thuộc một địa cao hơn, vốn là quả của sơ tĩnh lự.
Đối với các tĩnh lự kế tiếp cũng như vậy.
Người ta đắc được hóa tâm - tức quả của căn bổn tĩnh lự giống hệt như đắc tĩnh lự. Có nghĩa là cũng đắc được nhờ ly nhiễm (vairāgya). Bởi vì quả đắc được cùng lúc với sở y.
Từ tĩnh lự sinh khởi quả của nó là hóa tâm. Tâm này không thành tựu vào lúc xuất quán (vyuthāna).
Từ tĩnh lự vô lậu (śuddhaka) sinh khởi hóa tâm đầu tiên. Rồi các hóa tâm kế tiếp sinh khởi từ một tâm cùng loại, có nghĩa là từ hóa tâm thứ nhất, hóa tâm thứ hai, v.v.: Như vậy, trong chuỗi tương tục này, các hóa tâm trước đó đều sinh ra một hóa tâm. Hóa tâm cuối cùng được theo sau bởi một tĩnh lự vô lậu. Vì thế hóa tâm xuất phát từ hai tâm (tĩnh lự vô lậu và hóa tâm) và cũng sinh khởi hai loại tâm này. Nếu một người đang ở trong hóa tâm, tức quả của tĩnh lự thuộc tánh vô ký, và không nhập định trở lại thì người ấy sẽ không xuất quán. Cũng giống như đã theo cửa để vào thì cũng theo cửa để ra.
Tất cả các hóa sự (nirmita) đều do hóa tâm cùng địa tạo ra. Bởi vì một hóa tâm thuộc địa này không thể tạo ra một hóa sự thuộc địa khác.
Tuy nhiên trong những trường hợp nào đó lời nói do nhân vật được hóa thành (nirmita, hóa thân) phát ra (hóa sở phát ngôn) cũng tùy thuộc vào tâm của một địa thấp hơn.
Lời nói của một hóa thân ở Dục giới hoặc ở tầng thiền thứ nhất phát khởi nhờ vào tâm thuộc về địa của nhân vật này. Nhưng một hóa thân ở một địa cao hơn, ở đệ nhị tĩnh lự, v.v. cũng có thể phát ngôn nhờ vào một tâm của sơ tĩnh lự: Bởi vì ở các địa cao hơn không có loại tâm tầm (vitarka) và tứ (vicāra) có khả năng khởi nghiệp hữu biểu (vijñāpti).
Khi người biến hóa (nirmātar, hóa chủ) tạo ra nhiều hóa thân thì tất cả các hóa thân này đều phát ngôn khi hóa chủ phát ngôn bởi vì tất cả đều có chung biểu nghiệp về ngữ (vāgvijñāpti). Vì thế có bài kệ nói: “Lúc hóa chủ nói, tất cả hóa thân đều nói; lúc hóa chủ im lặng, tức hóa thân đều im lặng.”
Điều này không áp dụng cho đức phật vì ngài có năng lực hoàn toàn tự tại đối với định: Tùy theo ý muốn của ngài mà các hóa thân mà các hóa thân có thể lần lượt phát ngôn; họ hỏi và đức phật trả lời; đức phật hỏi và họ trả lời.
(Hỏi) Khi tâm phát ra tiếng nói (phát ngữ tâm) thì hóa tâm (nirmāṇacitta) không còn nữa, tức lúc đó sẽ không có hóa thân, thì làm sao có thể nói là hóa thân có khả năng phát ngôn?
(Đáp) Nhờ lực của loại tâm trước khi nhập quán và trước khi biến hóa mà hóa chủ “bảo vệ” được (adhitiṣṭhati; lưu) hóa thân: “mong cho hóa thân được đình trụ!”. Và lại nhờ vào một tâm khác mà hóa chủ có thể khiến cho hóa thân phát ngôn. Như vậy mặc dù hóa thân có phát ngôn nhưng cả hai tâm - tâm biến hóa và tâm phát ngôn - đều không cùng thời vì khi có hóa thân làm sở y thì ngữ biểu nghiệp vẫn có thể khởi.
Không phải chỉ có khi đang còn sống thì hóa chủ mới có khả năng “giữ” cho hóa thân lưu lại lâu dài mà khả năng này vẫn có thể khiến cho hóa sự tiếp tục tồn tại sau khi hóa chủ mạng chung. Chính nhờ khả năng này (adhitiṣṭhati, adhimokṣa) mà tôn giả Đại Ca-diếp-ba (Kāśyapa) đã có thể khiến cho xương của ngài lưu lại cho đến khi Thế tôn Di-lặc (Maitreya) xuất hiện. Và cũng chỉ có các hóa sự thuộc loại cứng mới được lưu lại lâu dài; vì thế ngài đại Ca-diếp-ba đã không lưu lại da thịt của ngài.
Có luận sư khác cho rằng thân được lưu lại nhờ vào nguyện lực (adhimokṣa) không thể tồn tại sau khi chết. Trong trường hợp của tôn giả Ca-diếp-ba, sở dĩ xương của ngài còn tồn tại được là nhờ sự gìn giữ (adhitiṣṭhati) của chư thiên.
Những người mới tập nghiệp (ādikārmikas) phải cần đến nhiều hóa tâm mới có thể tạo ra một hóa sự; về sau khi sự thực hành (abhyāsa) đã toàn mãn thì hành giả chỉ cần nương vào một hóa tâm cũng có thể tùy ý tạo ra nhiều hoặc ít hóa sự.
Hóa tâm, khi đắc được nhờ sự tu tập (bhāvanā) [có nghĩa là khi hóa tâm này là quả của tĩnh lự, của thần thông (abhijñā)], thì nó thuộc tánh vô ký (avyākṛta) bởi vì thông quả là một trong các loại vô ký. Nhưng nếu hóa tâm thuộc loại bẩm sinh (upapattija) thì lại thuộc tánh thiện, bất thiện hoặc vô ký như trường hợp của chư thiên, long, v.v. biến hóa để cứu giúp hoặc làm hại kẻ khác.
Trong số mười xứ thuộc sắc (rūpin) thì chín xứ (āyatanas), tức loại trừ thanh đều có thể được biến hóa.
Tuy nhiên người ta sẽ nói rằng nếu chín xứ đều có thể được hóa thành thì lúc đó sẽ có thể có sự hóa hiện các căn (indriya); và như vậy sẽ có sự xuất hiện (prādurbhāva) của một chúng sinh (sattva) mới, bởi vì các căn đều là sắc pháp (hình sắc và hiển sắc) mà sắc pháp thì đều thuộc về chúng sinh hữu tình.
Thật ra, căn không thể được hóa thành. Tuy nhiên người ta vẫn nói một cách không chính xác rằng “sự biến hóa có thể xảy ra đối với chín xứ” (navāyatanika) bởi vì sự biến hóa - tức là sự hóa thân của hóa chủ hoặc là sự hóa hiện ra một thân nào đó - vốn nằm ở bốn xứ là sắc (rūpa), hương (gandha), vị (rasa), xúc (spraṣṭavya), và không tồn tại độc lập (avinirbhūta, avinirbhāgena, avasthita) ngoài năm căn.
Như trên có nói, thần cảnh (ṛddhi) có hai loại là gia hành đắc (hoặc tĩnh lự đức) và sinh đắc; tuy nhiên chúng còn có thể được sinh khởi bởi chú thuật, dược thảo và nghiệp. Như vậy có tất cả năm loại: Tu đắc (bhāvanāja), sinh đắc (upapattilābhika), chú thành (vidyākṛta, mantrakṛta), dược thành (oṣadhikṛta), nghiệp sinh (karmaja). Tỷ dụ về loại thứ năm là thần cảnh của māndhātar, v.v., thần cảnh của các chúng sinh ở trung hữu.
(Hỏi) Thiên nhãn và thiên nhĩ được xếp vào loại nào?
Tụng đáp:
[Thiên nhãn và thiên nhĩ chính là căn,
Là tịnh sắc thuộc định địa,
Luôn luôn đồng phần, không bị khiếm khuyết,
Nắm bắt các cảnh bị che lấp, vi tế, ở xa, v.v.]
Luận: Nếu phân tích theo nghĩa đen, thiên nhãn và thiên nhĩ được gọi là “thiên” là vì thể tánh của chúng là các căn của chư thiên; nếu theo nghĩa bóng thì vì chúng tợ như thuộc về cõi thiên. Chúng có nghĩa là “tợ thiên” trong các trường hợp của Bồ-tát, chuyển luân vương, v.v..
Khi được gọi là “thiên” với nghĩa đen thì thiên nhãn và thiên nhĩ là loại tịnh sắc thuộc các địa tĩnh lự.
Nhờ có gia hành (prayoga), tức sự tu tập (bhāvanā) về ánh sáng và âm thanh (āloka, śabda) - khi hành giả đang nương vào các tĩnh lự - mà trong mắt và tai thuộc về Dục giới của hành giả này xuất hiện một loại sắc thanh tịnh (rūpaprasāda) do các đại chủng tạo thành rất vi tế và kỳ diệu, thuộc về địa của loại tĩnh lự đã được dùng làm sở y. Tịnh sắc này tạo thành nhãn và nhĩ; tịnh sắc có thể thấy và nghe; đồng thời tạo thành cái mà người ta gọi là thiên nhãn, thiên nhĩ. Vì sinh khởi nhờ vào một sắc thuộc về địa của các tĩnh lự mà các căn này được xem như là các căn của chư thiên.
Thiên nhãn và thiên nhĩ thuộc loại trên vốn do tu đắc nên không bao giờ thuộc về “bỉ đồng phần” (tatsabhāga) mà luôn luôn có kèm theo nhãn thức và nhĩ thức.
Chúng không bao giờ bị khiếm khuyết (avikala) bởi vì chúng đi cặp với nhau, bởi vì chúng luôn luôn ở trong tình trạng hoàn hảo (kāṇavibhrāntābhāvāt; vibhrānta = kekara). Chúng nắm bắt được các cảnh bị che lấp (antarita), các cảnh thật xa và vi tế, v.v.. Có bài tụng viết: “Con mắt bằng thịt (māṃsacakṣus, nhục nhãn) không nhìn thấy sắc pháp ở xa, bị che lấp, vi tế; không nhận được tất cả các hướng (sarvatas ca na paśyati). Mắt trời thì ngược lại”.
(Hỏi) Khi dùng thiên nhãn để nhìn thấy các sắc thì các cảnh được nhìn thấy ở gần hay xa?
(Đáp) Điều này tùy theo người nhìn và tùy theo loại mắt. Các bậc đại thanh văn (Mahāśrāvakas), độc giác phật và chư phật Thế tôn khi muốn nhìn mà không phải dụng công thì, theo thứ này, có thể nhìn thấy một tiểu thiên thế giới (sāhasra), một trung thiên thế giới (dvisāhasra), một đại thiên thế giới (trisāhasra).
Nếu dụng công thì bậc đại thanh văn có thể nhìn thấy bằng thiên nhãn một trung thiên thế giới (dvisāhasra madhyama lokadhātu). Độc giác phật nhìn thấy một đại thiên thế giới (trisāhasra mahāsāhasra lokadhātu). Phật Thế tôn nhìn thấy vô số thế giới (aṣaṃkhya lokadhātu) vì ngài nhìn thấy tùy theo ý muốn.
(Hỏi) Tại sao như vậy?
(Đáp) Bởi vì thiên nhãn của ngài duyên các sắc pháp (rūpas) cũng giống như trí (jñāna) của ngài có thể duyên các pháp (dharma).
(Hỏi) Có phải chỉ có thần cảnh (ṛddhi) thuộc về sinh đắc, hay các năng lực thần thông khác cũng có thể như vậy?
Tụng đáp:
[Thần cảnh có năm là tu đắc, sinh đắc,
Chú thành, dược thành, nghiệp thành.
Tha tâm là tu đắc, sinh đắc, chú thành,
Cộng thêm chiêm tướng thành.
Ba loại còn lại là tu đắc, sinh đắc, nghiệp thành.
Trừ tu đắc ra, tất cả đều có ba tánh.
Chỉ loài người không có sinh đắc,
Địa ngục, ngay từ đầu, có thể tri nhận.]
Luận: Bốn năng lực thiên nhĩ, thiên nhãn, túc trụ tùy niệm, tha tâm trí cũng có sinh đắc.
Nhưng các năng lực sinh đắc không được gọi là “thông” (abhijñā).
Thiên nhãn, nếu thuộc loại sinh đắc, không thể nhìn thấy chúng sinh trung hữu. Loại mắt này không có khả năng nhìn thấy hiển sắc và hình sắc của các chúng sinh ở trung hữu vốn chỉ được nhìn thấy bởi loại thiên nhãn thông. Đối với các cảnh khác, loại thiên nhãn sinh đắc đều tương tợ loại thiên nhãn thông.
Tha tâm trí, nếu thuộc sinh đắc, sẽ có ba loại là thiện, bất thiện và vô ký.
Nếu được sinh khởi do sự suy tưởng (tarka), do chú thuật (mantra) thì tha tâm trí cũng có ba tánh như vậy. Một người, nhờ học được thuật chiêm tướng (īkṣaṇikasāstra) nên có khả năng diễn dịch các dấu hiệu; vì thế tha tâm trí của người này sinh khởi là do sự suy tưởng. Người ta cũng có thể biết được tâm của người khác nhờ vào chú thuật. Trái lại nếu đắc được do tu tập (bhāvanā) hoặc thiền định (dhyāna) thì Loại trí này chỉ có tánh thiện.
Chúng sinh ở địa ngục chỉ có tha tâm trí và túc trụ tùy niệm trí thuộc loại sinh đắc. Kể từ khi mới sinh vào địa ngục và chừng nào còn chưa dứt được khổ thì các chúng sinh này chỉ có thể dựa vào hai Loại trí này để biết được tâm của kẻ khác và các đời sống trước đó.
Chúng sinh ở các thú khác nếu có tha tâm trí và túc trụ tùy niệm trí thuộc loại sinh đắc thì có thể biết được tâm kẻ khác và các đời quá khứ vào bất cứ lúc nào bởi vì họ không bị khổ bức bách.
Đối với chúng sinh ở cõi người thì cả năm thần cảnh đều không do sinh đắc.
(Hỏi) Nếu vậy, tại sao có một số người - chẳng hạn như các Bồ-tát - lại có thể tự nhiên thành tựu túc trụ tùy niệm trí?
(Đáp) Túc trụ tùy niệm trí mà các Bồ-tát thành tựu một cách tự nhiên (prakṛtijātismaratā; bổn tánh sinh) vốn không phải là loại sinh đắc; có nghĩa là họ đắc được chỉ vì đã sinh làm người; và năng lực này sinh nhờ vào các nghiệp nào đó (karmaviśeṣaja).
(Hỏi) Tại sao lại như vậy?
(Đáp) Bởi vì túc trụ tùy niệm trí (pūrvanivāsānusmṛtijñāna) có ba loại; đó là (1) quả của sự tu tập (bhāvanā) [tức là thần thông (abhijñā) đã nói ở trên], (2) sinh đắc [ở chư thiên], (3) do nghiệp thành [ở Bồ-tát].
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.122.20 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.