Số
41 : Ngày
15 - 11 - 2010
|
. Nguyễn
Dư :
Ngày
bé, mình xem Chùa Một Cột, thấy cái cột bằng gỗ, chứ
không xây như bây giờ. Cột mà xây thì còn gì là hay nữa.
(Nguyễn Công Hoan (1903-1977),
Nhớ
và ghi về Hà Nội, nxb Trẻ, 2004, tr. 117).
Hay hay không hay ? Cột xây hay
cột gỗ ? Muốn biết thì... dựa cột mà nghe!
Đại Việt sử kí toàn thư
chép : năm 1049, vua Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu. Trước
đấy, vua chiêm bao thấy phật Quan Âm ngồi trên toà sen, dắt
vua lên toà. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy
tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua dựng cột đá ở giữa
ao, làm toà sen của Phật Quan Âm ở trên cột, giống như đã
thấy trong mộng.
Một tấm bia, khắc năm 1665,
kể rằng :
" Năm đầu niên hiệu Hàm
Thông đời Đường [...], dựng một cột đá ở giữa
hồ. Trên cột xây một toà lầu ngọc, trong đó đặt tượng
Phật Quan Âm để thờ cúng " (...).
Francis
Garnier là người chỉ huy đánh chiếm thành Hà Nội lần thứ
nhất, ngày 20/11/1873. Một tháng sau thì xảy ra sự cố:
Tháng chạp năm Quý
Dậu,
Sáng ngày mồng tám ta.
Ngạc Nhi thằng tướng giặc
Thừa thắng phía Tây ra.
Giong ngựa qua Cầu-giấy
Tiếng súng nổ khói loà...
(Thơ văn yêu nước nửa
sau thế kỷ 19, Văn Học, 1970, tr. 403)
Ngày 21/12/1873, được tin báo
thành Hà Nội đang bị quân Cờ Đen bao vây. Garnier và Balny
dẫn một đoàn quân gồm 28 lính Pháp và thêm một số lính
Việt, đi bộ ra giải vây. Garnier dẫn 9 người lính
chạy băng qua một cánh đồng. Lúc leo lên một con đê gần
Cầu Giấy thì Garnier bị vấp ngã. Quân Cờ Đen nấp gần
đấy liền xúm lại đâm chết, chặt đầu, moi tim Garnier.
Garnier bị giết. Xác Garnier
được chôn ở đâu ? Hỏi gì mà vớ vẩn thế. Các cụ vẫn
nói " chết là hết chuyện " cơ mà. Xin lỗi các cụ. Garnier
chết, chuyện mới bắt đầu...
. Nguyễn
Thị Chân Quỳnh :
Năm
2006, sau khi đọc trong Thế Kỷ 21 (số 201 & 202) loạt
bài khẳng định ông Cát Tường - Lemur (1911- 46) là "cha đẻ
ra chiếc áo dài hiện nay", "chính ông là người đầu tiên
đã biến chiếc áo tứ thân thành áo hai vạt" và "trước
đó phụ nữ Việt Nam đều mặc áo tứ thân"... tôi sững
sờ. Rõ ràng mẹ tôi (sinh năm 1900) và bà ngoại, bà nội tôi
đều chưa bao giờ xỏ tay vào chiếc áo tứ thân, toàn mặc
áo hai vạt, mà mãi đến 1934 ông Cát Tường mới đưa ra "bản
tuyên ngôn" về vấn đề cải cách y phục, nói rõ quan niệm
căn bản của ông trong báo Phong Hóa. Ngoài ra, trong tay
tôi ngay lúc ấy còn có mấy bằng chứng cho thấy áo dài hai
vạt đã xuất hiện từ trước năm 1934 : ...
. Cát
Hoàng :
Đêm
mất ngủ, đi dọc hiên nhà bắt gặp dáng cau sừng sững,
chợt nổi niềm chuyện xưa - nay: Nắng đẹp nhất là nắng
hàng cau quê ngoại (nội). Hoa đẹp nhất là hoa cau rụng trắng
đêm hè. Ổ chim sáo trên ngọn cau có sức cám dỗ mãnh liệt
đối với con trẻ. Và còn biết bao câu chuyện cổ tích, ca
dao, thơ, nhạc,...say đắm liên quan đến...cau ơi!
Bà già có thằng con trai
có cái chức cũng oai: Đội trưởng xe cộ của UBND tỉnh.
Nó hứa lần hứa lựa hoài chuyện dắt Dì Năm đi thăm nghệ
sĩ cải lương Lệ Thủy. Dì giận nó, nó không đưa Dì đi
thì Dì tự đi. Bà già gom góp tiền bán dừa, chuối với thêm
5 giạ lúa rồi đi Sài Gòn thiệt. Hỏi rồi làm sao Dì thăm
được Lệ Thủy? Dì bảo nhờ mấy người chạy xe mướn
biết chỗ nào có Lệ Thủy hát thì đưa Dì tới, rốt cuộc
tới rạp Quốc Thanh Dì nhờ mấy chú bảo vệ cho vô hậu
trường ngồi chờ Lệ Thủy hát xong để gặp. Vậy rồi gặp
thiệt, Dì mừng, Lệ Thủy cũng mừng, rồi Lệ Thủy mời
Dì về nhà mình ở chơi cả tuần. Cháu biết không "nó" còn
nhận Dì làm Má nuôi nữa lận!
. Anthony
Ducoutumany :
Si
vous lisez ces lignes, c'est que vous devez être de ces inconditionnels
du pays des Dragons et des Légendes, même des Légendes de Terres (plus
tellement) Sereines. Vous avez dû y aller plus d'une fois, cela vous a
sans doute beaucoup plu, et vous y retournerez bientôt, car le Vietnam
est souvent à l'origine de réactions extrêmes : soit on n'aime pas du
tout, et on ne reste que quelques jours, pour ne plus jamais y retourner,
soit, cas beaucoup plus fréquent heureusement, on est tellement séduit
par ce mélange de beautés et de laideurs que cela fascine à l'instar
d'un stupéfiant. Oui pour certains le Vietnam peut être une sorte de
drogue ! Jean Pierre Lartéguy a même parlé de " mal jaune ", qui
a fasciné, fascine et fascinera plus d'un Occidental, surtout les Français,
en particulier.
.
Phanxipăng :
Ghé
thăm "băm sáu phố phường" (1) vào cuối tháng 9-2010,
tất cả những ai từng gắn bó ít nhiều với Hà Nội thảy
đều nhận ngay ra rằng toàn thủ đô đồng loạt chuyển mình
đổi khác. Cả thành phố hào hứng chuẩn bị đại lễ 1000
năm Thăng Long, tính từ lúc Lý Công Uẩn / Lý Thái Tổ ban
Chiếu
dời đô rồi chuyển kinh đô từ thành Hoa Lư về thành
Đại La (2). Có thể xem đó chính là sinh nhật thứ
1000.
Trên mọi tuyến đường và
trước cổng mọi cơ quan, bandrole cùng affiche mang nội dung
Hân
hoan chào mừng đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
được thể hiện bằng nhiều hình thức khá sinh động. Vỉa
hè chợt thêm bao bồn hoa tươi hoặc hoa nhựa, hoa vải, hoa
giấy. Chỗ nọ dựng sân khấu, chỗ kia trang trí phòng triển
lãm. Và vô số doanh nghiệp, từ siêu thị tới quán nhậu,
nhanh chóng tung lắm chiêu tiếp thị với sắc màu cùng giọng
điệu nghìn năm một thuở.
. Trần
Kiêm Đoàn :
Sáng Chủ Nhật (3-10-2010),
tại chùa Kim Quang, thành phố thủ phủ tiểu bang California,
theo sau những nghi lễ đầy âm thanh và màu sắc, tượng Phật
Ngọc đã chính thức được trưng bày trước đại chúng.
Hơn một trăm tăng ni và sáu nghìn người (theo quan sát và
ước tính của nhật báo Sacramento Bee. Xem toàn văn tường
thuật tại trang web: http://www.sacbee.com/2010/10/04/3076893/jade-buddha-draws-throng-praying.html)
gồm quan khách đồng hương cũng như người nước ngoài, thân
hữu và Phật tử tham dự nghi thức khai mạc lễ hội cung
nghinh Phật Ngọc. Khi toàn hình ngôi tượng được trưng bày
trong âm thanh trầm vọng của tiếng cầu kinh niệm Phật hòa
quyện với tiếng vỗ tay nồng nhiệt của đại chúng, tôi
mới chợt hiểu nghệ thuật biểu hiện tâm linh có con đường
bay riêng của nó mà phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ
và tranh luận của lý trí sẽ trở thành bất lực, vô phương.
. Bình Nguyên
Trang thực hiện :
1.PV
BNT: Thưa nhà thơ Hoàng Quý, xin chúc mừng ông đã giành
giải Ba cuộc thi "Thơ về Hà Nội" do Báo Văn nghệ và Đài
phát thanh Truyền hình Hà Nội tổ chức. Việc ông hiến tặng
số tiền giải thưởng của mình cho các em khiếm thị trường
THCS Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội là một nghĩa cử đẹp, làm
xúc động nhiều độc giả. Được biết năm 2003, ông cũng
đã tặng toàn bộ số tiền giải Nhất - Giải thưởng của
Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật
Việt Nam cho Hội các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt
Nam. Đầu năm 2009 ông cũng hiến tặng toàn bộ tiền giải
thưởng của giải Nhì cuộc thi sáng tác 50 năm văn học Biên
phòng vào Quỹ mái ấm cho đồng bào nghèo biên giới, hải
đảo... Từ câu chuyện của ông tôi thầm nghĩ, rằng, với
tài năng của mình, nhà thơ không chỉ góp phần làm giầu
có đời sống tinh thần của nhân dân, mà họ còn có thể
giúp đỡ về mặt vật chất cho những người khó khăn, hoạn
nạn...Ông nói gì về điều này?
NT Hoàng
Quý:: Thưa chị, câu hỏi của chị
làm tôi rất bối rối. Nhà tôi đông anh chị em lắm. Tôi
là con út, thứ 13. Chị cứ thử tưởng tượng một gia đình
có tới chin anh em trai, bốn chị em gái sẽ giữ nếp thế
nào. Sinh thời, cậu mợ tôi vẫn dạy, đi cùng người hãy
biết cầm lấy tay người, trong đám đông các con phải biết
bước lùi lại. 30 năm sống với nhạc mẫu tôi, được cụ
dạy, hạt gạo nào cũng hình hài nước mắt. Tôi hiểu, cậu
mợ tôi và nhạc mẫu tôi đă dạy những điều cần. Khi tôi
và nhà tôi nên vợ nên chồng, tiếc là nhạc phụ tôi đã
hy sinh quá sớm. Tôi tin rằng nếu ông còn sống, ông cũng
sẽ dạy chúng tôi về lẽ thiện sinh.
(...)
.
Phanxipăng :
Quả thật, lui tới
nhiều tiệm ăn của người Hoa, tôi chưa hề thấy các món
bún. Thực phẩm được gọi "bún Tàu" hoặc "bún trong" thực
chất là miến dong nhỏ sợi, chứ nào phải bún đúng nghĩa.
Hãy cùng tôi ngao du một chuyến từ Bắc vô Nam, bạn sẽ xiết
bao thích thú khi khám phá ra rằng bún Việt Nam sao quá phong
phú về chủng loại, lại cực kỳ hấp dẫn vì mỗi miền
một vẻ, mà vẻ nào cũng tuyệt diệu vô ngần.
. Nguyễn
Văn Chính : - Con
hãy là cây thông đứng thẳng
(Ca sỹ Đặng Hiếu)
. Nguyễn
Văn Thơ : -
Lệ
đàn ta nhỏ đêm nay (ca
sĩ : Kim Khánh ) / - Tìm
đâu (ca sĩ: Thái Hòa )
. Trần
Văn Khang (Thơ-nhạc ): -
Chợ
Tình SAPA
Truyện
ngắn - Ký - Văn - Biên khảo |
. Võ Quang
Yến :
(...)
Aix-les-Bains còn dính liền với tên nhà đại văn hào Alphonse
de Lamartine. Năm 1816, lúc mới vào tuổi 26, trong một dịp ghé
chơi, chàng thanh niên nầy đã làm quen với Julie, phu nhân nhà
vật lý học Jacques Charles, lại đây để chữa một bệnh
phổi khá trầm trọng. Một hôm, nhân đi dạo thuyền trên
hồ, một cơn bão suýt đẩy cô ta xuống nước, may nhờ Lamartine
cứu khỏi và tận tình chăm sóc. Thế là hai tâm hồn lãng
mạn bắt gặp nhau và trao đổi tình sâu mộng đẹp. Đôi
trai trẻ đã may mắn cùng nhau sống những ngày say đắm đê
mê. Nhưng một năm sau, cô gái rủi ro không vượt qua nổi
chứng bệnh và mất đi trước cơn đau khổ của nhà thi sĩ.
Lamartine đã gởi gắm tâm tình trong bài thơ
Le lac (Cái
hồ) bất hủ, một bài thơ mà cô không may mắn được nghe,
nâng nàng Julie thành người tình bất tử Elvire.
..."Ô temps ! suspends
ton vol, et vous, heureux propices !
Suspendez votre cours :
Laissez-nous savourer les rapides
délices
Des plus beaux de nos jours..."
. Đỗ Đình
Tuân :
Tại
đền thờ Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng còn lại 3 tấm
bia đá cổ. Tấm cổ nhất "Chu Văn Trinh tiên sinh ẩn cư
xứ", được tạo dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 45 (1784),
cách chúng ta 226 năm. Hai tấm sau đều được dựng vào năm
Tự Đức thứ 10 (1857) cách chúng ta 153 năm.Nhưng lần tìm
theo những thư tịch cổ thì thấy vùng núi Kiệt Sơn-Phượng
Hoàng này đã được ghi chép vào sử sách từ khá sớm. Người
đầu tiên có lẽ Lê Tắc (có sách chép là Lê Trắc). Ông
gốc người họ Nguyễn, sau theo họ bố nuôi là Lê Bổng mới
đổi sang họ Lê.Theo lời tự kể của ông thì Lê Tắc học
rất giỏi, 19 tuổi đã thi khoa Thần đồng, được gọi vào
hầu cận Trần Thái Tông (Trần Cảnh), làm quan đến Thị
lang, được chuyển sang giúp Chương Hiến Hầu Trần Kiện
(Trần Kiện là con của Quốc Khang). Năm 1285, giặc Nguyên xâm
lược nước ta, Trần Kiện được giao cho chống cự với
Toa Đô ở Thanh Hoá. Nhưng không chống nổi, Trần Kiện đã
đem thủ hạ và quân lính, trong đó có Lê Tắc, đến đầu
hàng Thoát Hoan, được Thoát Hoan cho về ra mắt vua Nguyên.
Đoàn hàng binh này đi đến Chi Lăng thì bị quân ta chặn đánh,Trần
Kiện phải bỏ mạng. Lê Tắc cố ôm thây chủ chạy qua Khâu
Ôn (Lạng Sơn), chôn cất vội vàng rồi cùng đám tàn quân
cố sức chạy thoát sang Trung Quốc... .
. Minh Hương
:
Trước
phòng khách sân bay Nha Trang, Trần Công tươi cười nhìn Bích.
Ba tháng xa nhà và đơn vị chẳng nhiều nhặn gì với cuộc
đời bộ đội của anh, nhưng được gặp lại vợ trong buổi
chiều nắng đẹp, tràn đầy gió biển như hôm nay, anh thấy
thật hạnh phúc. Thoáng mấy giây ngắm vợ, anh thốt lên:
- Em đẹp quá!
Đã nhiều lần được chồng
khen, Bích vẫn không khỏi bối rối trước lời khen ngọt
ngào của anh lúc này, chị nói nhỏ:
- Ta về thôi anh!
Trần Công gật đầu, định
cùng vợ lên xe, chợt anh có cảm giác như ai đó đang nhìn
mình. Lướt mắt vào phòng đợi, anh kịp thấy một cô gái
vừa quay đi, bước nhanh đến cửa soát vé. Chiếc cặp da
tuột khỏi tay, anh lao theo cô gái gọi to:
- Diễm! Diễm ơi!
Như không nghe tiếng gọi,
cô gái vẫn bước nhanh. Anh vượt lên, chắn trước mặt cô:
- Ôi! Đúng Diễm rồi!...
. Phanxipăng
:
Đặng
Huy Trứ 鄧輝著
(1825 - 1874) từng được Phan Bội Châu tôn vinh qua bộ
sách Việt Nam quốc sử khảo biên soạn năm Mậu Thân
1908: đó là một trong những "người trồng mầm khai hóa" cho
nước nhà.
Mầm do Đặng
Huy Trứ ươm gieo mang tên nhiếp ảnh
. Phạm Vũ
Thịnh :
Kikushiro
nghiêng dù xuống rũ tuyết. Tuyết đượm nước khiến dù
nặng trĩu xuống ngay. Anh cảm thấy mũi dù như chạm phải
vật gì nặng mà mềm. Vừa nhận ra là đã chạm dù vào người
nào đấy rồi, thì anh đã nghe tiếng xin lỗi từ phía người
kia.
-"Xin tha lỗi cho!"
Tiếng một thiếu nữ. Có vẻ vừa
bước vội ra khỏi hiên tiệm cá mà chạm vào dù của Kikushiro.
Khi Kikushiro giương dù lên thì người con gái dợm bước đi,
bất giác dừng chân, nhìn lại anh. Đồng thời, Kikushiro cũng
đã nhận ra được người ấy là ai.
-"Yoshino đấy à?"
Kikushiro thốt lên như thế, Yoshino
giở khăn che đầu xuống, nói:
-"Thưa anh...", giọng nhỏ như thì
thầm.
-"Đi mua cá đấy à? Nào, vào trong
dù đi. Anh đưa về một đoạn đường."
Truyện
ngắn sau đây đã đăng trên tạp chí Umi số đặc biệt tháng
12 năm 1982, được dịch từ nguyên tác là truyện thứ 7 trong
tuyển tập "Chugoku yuki no Slow Boat" (Slow Boat to China - Thuyền
Hàng Đi Trung Quốc), do nhà Chuo Bunko tái bản lần thứ 7 tháng
1 năm 2003.
Khi Raymond
Chandler (tiểu thuyết trinh thám hardboiled "ngầu" "thứ dữ")
bắt tay Parnell Hall (tiểu thuyết trinh thám hài hước)......
Truyện thứ 8 và cuối
cùng trong tập truyện ngắn "Hôkagô No Kiino-to, After School Key
Note, Nốt Chủ-Âm Sau Buổi Học" xuất bản năm 1989, được
dịch từ nguyên tác tiếng Nhật "Kiino-to" trong bản bỏ túi
do Shinchô Bunko tái bản lần thứ 11, tháng 12 năm 2003.
Aaron Sorkin (sinh năm 1961) là
người viết kịch bản nổi tiếng của Mỹ, tác giả của
các kịch bản phim bộ TV: The West Wing, Sports Night, Studio 60
on the Sunset Strip, The Farnsworth Invention,... và các phim A Few Good
Men, The American President,... Trong trích đoạn kịch bản dưới
đây, Aaron Sorkin đề cập đến ý thức nữ quyền trong chuyện
phái nam khen vẻ đẹp phụ nữ có thể bị phê phán là xem
phụ nữ chỉ như đối tượng tính dục. Vẻ đẹp nữ tính
có làm giảm đi hay tăng thêm quyền lực của người phụ
nữ? Phái nam có lối khen nào để tỏ ý thân mật với phụ
nữ không đẹp?
Đoạn này trích từ Hồi thứ
13 "Night Five - Đêm mất ngủ thứ năm của Tổng thống" trong
Tập 3 của bộ phim TV "The West Wing - Mái Tây", bộ phim đã
đoạt 3 giải Golden Globe và 27 giải Emmy. West wing (chái phía
tây) trong Toà Bạch Ốc (hay Nhà Trắng) gồm các văn phòng
kề cận trực thuộc Tổng thống Mỹ, trong đó Ban Thông tin
được nhắc đến trong kịch bản này, có các nhân vật chính
Sam Seaborn (Phó Giám đốc Truyền thông), Ainsley Hayes (nữ Luật
sư phụ tá), Charlie Young (cậu hầu cận Tổng thống).
. Sóng Việt
Đàm Giang :
William Butlet Yeats sinh năm
1865 ở Ái Nhĩ Lan, , thuộc vào nhóm dân Anglo-Irish (hay còn
gọi là West Britons). Năm 1868 thì gia đình dọn về Luân đôn,
sau đó trở về Dublin, Ái Nhĩ Lan một thời gian cho đến năm
1887 thì lại sang Luân đôn. Ông nhận được giải thưởng
văn chương Nobel vào năm 1923. Thời gian ở Luân đôn ông tích
cực tham gia phong trào "Phục hưng Ái Nhĩ Lan" với nguyện vọng
phục hồi văn hóa xã hội Gaelic (Irish). Và cũng trong thời
gian này ông quen biết Maud Gonne, một người phụ nữ lãnh
đạo phong trào giải phóng dân tộc Ái Nhĩ Lan. Năm 1904, ông
thành công trong việc phối hợp thành lập Nhà hát Abbas. Phong
trào cách mạng giải phóng dân tộc Ái Nhĩ Lan (1919-1923) có
ảnh hưởng rất lớn đến thơ ông. Thơ Yeats, với nhiều
sắc thái dân tộc Ái nhĩ Lan, là một trộn lẫn giữa biểu
tượng và lãng mạn vào thời điểm đó. (...)
(...)
Như đã viết ở trên, William Butler
Yeats đã viết bài When You Are Old phỏng theo
Sonnet pour
Hélène
của Pierre de Ronsard. Điểm chung của cả hai bài
thơ đều nói đến tình yêu, tuổi tác và sự hủy hoại của
thời gian. Ngoài khác biệt về nhân sinh quan giữa hai bài,
nội dung cũng có khác biệt khi Ronsard mang chính tên mình vào
bài thơ, làm khi ông đã ngoài 50 tuổi và có vẻ như cay đắng,
cùng tôn cao mình lên; còn WB Yeats, làm bài thơ khi mới 27 tuổi,
thì bình thản hơn, khiêm nhường hơn, và cao cả hơn.
Cho
tới hiện nay, không ai biết rõ ngày 22 tháng 2, 1810 hay ngày
1 tháng 3, 1810 là ngày sinh nhật Chopin, một nhân tài âm nhạc
và nhà soạn nhạc của 200 năm trước?
Hình như tài liệu không đủ thuyết
phục dù giấy làm lễ rửa tội của Chopin viết là ngày 22
tháng 2 nhưng chính Chopin và gia đình luôn luôn nhắc ngày 1
tháng 3 mới chính là ngày sinh nhật của ông. Và vì thế năm
2010 này thành phố Warsaw, Poland đã bắt đầu kỷ niệm trình
diễn nhạc của Chopin từ ngày 22 tháng 2 cho đến ngày 1 tháng
3.
Không phải chỉ Poland mới tổ
chức kỷ niệm 200 năm sinh nhật của Chopin mà rất nhiều
quốc gia trên thế giới cũng nêu cao truyền thống âm nhạc
đặc biệt này và tổ chức vào ngày 1 Tháng 3.
Trong vòng năm 2010, để kỷ niệm
200 năm sinh nhật Chopin, gọi là một chút đóng góp vào sự
ái mộ người nhạc sĩ tài ba, người viết những hàng chữ
này đã thu thập một số địa danh có chứa kỷ niệm về
cuộc đời Chopin từ khi chào đời ở Poland cho đến ngày
ông từ trần ở Paris, Pháp.
Du
thuyền Oasis of the Seas được quảng cáo là du thuyền lớn
nhất trong kỹ nghệ du thuyền trên biển cả của đầu năm
2010. Bài viết này là một chút tìm hiểu về du thuyền qua
kinh nghiệm của cá nhân người viết
(Ghi chú: đến cuối năm 2010
thì sẽ có thêm du thuyền Allure of the Seas đuợc coi như song
sinh của du thuyền Oasis of the Seas).
Kể từ nửa đêm thứ
bẩy (15 âm lịch) sang ngày chủ nhật 21 tháng 11 2010 (là ngày
16 âm lịch), là bắt đầu ngày Trăng xanh. Sau 12 giờ đêm
tối thứ bẩy nhìn lên trời trăng đẹp lạ lùng! Theo lịch
của nhà nông (Farmers' Almanac) thì mùa Thu năm nay có bốn đêm
có trăng tròn. Vì mùa Thu bắt đầu từ ngày Thu phân, ngày
23 tháng 9 (tức ngày 16 âm lịch) và kéo dài đến gần hết
ngày 21 tháng 12 (tức ngày 16 âm lịch) mới sang Đông
chí cho nên năm nay thiên văn học cho biết là coi như có bốn
ngày/đêm trăng tròn. Và trăng mùa thu lần thứ ba được
mang tên trăng xanh (blue moon) cho năm nào mà một mùa có bốn
trăng tròn.
. Nguyễn
Khôi :
Kể
từ khi Tử viết bài thơ "Đây thôn Vỹ DẠ " gứi Cúc đến
nay đã được 71 năm...mà cái "án" văn chương này còn biết
bao điều kỳ bí để người đời tốn biết bao bút mực
(hàn mặc) bàn tán về Nó ? Đấy là cái duyên thơ, cái "son
phấn có thần,thơ vô mệnh" cho dù người viết tặng và người
được tặng đã đi vào thiên cổ nhưng Thơ thì vẫn cứ làm
day dứt lòng người yêu Nó ?
. Lê Hoài
Nam :
Hồi
này, không còn bận việc cơ quan, trong tôi mới hình thành
một thói quen: nghe nhạc vào ban đêm. Nghe đủ thứ: nhạc
cổ điển châu Âu, nhạc hiện đại Mỹ, Nhật Bản, Trung
Hoa...Nhạc Việt thì nghe dân ca ba miền, nhạc đỏ, nhạc vàng.
Thực ra khái niệm "đỏ" hay "vàng" là do trước đây người
ta gọi để phân biệt âm nhạc của hai chế độ chính trị
khác nhau mà thành quen miệng; quan niệm của các nhân tôi thì
gọi như thế là phiến diện, không chuẩn. Âm nhạc là một
sản phẩm tinh thần đặc biệt, từ hiện thực đời sống
muôn màu "táp" vào lòng người; lòng người sinh ra âm thanh
muôn điệu, chứ không chỉ có "thuần đỏ" hay "thuần vàng".
Gọi như thế chúng ta đã tự sơ lược, rẻ rúng một dòng
nhạc, dù nó là "vàng" hay "đỏ". Bây giờ tôi có thời gian
nghe lại khá nhiều bản nhạc mà xưa nay chúng ta vẫn gọi
nhạc vàng, nhận thức ấy trong tôi càng được củng cố.
Dù là nhạc "vàng" hay nhạc "đỏ", cứ mỗi lần nghe xong một
đĩa, chừng như trong tôi lại có một khoảng lặng, rồi nhớ
tới những câu của thi hào Nguyễn Trãi.
. Trịnh Thanh
Thủy :
Trong
kho tàng nhạc Việt Nam có câu hát rất ấn tượng mà rất
nhiều người biết "Đường vào tình yêu có trăm lần vui
có vạn lần buồn". Đường vào những trò chơi tìm bạn tình
trên mạng hay tìm bạn bốn phương cũng vậy. Nó hứa hẹn
rất nhiều chông gai, vui buồn lẫn lộn nhưng hình như ai cũng
rất hăm hở khi mới bước vào. Hơn nữa nó còn là bài toán
khó mà người đối diện với cô đơn lúc nào cũng mong giải,
cố tìm ra đáp số mới thấy yên tâm và vui sống. Khổ hơn
nữa khi giải bài toán này, đằng sau nó toàn là những ẩn
số chứa cạm bẫy khiến nhiều người không kinh nghiệm thường
giẫm phải mà kết quả là mất cả tiền lẫn tình. Có rất
nhiều người bị lợi dụng tình dục và có những tội ác
hình sự như giết người đã xảy ra mà kẻ sát nhân thường
đi tìm nạn nhân trên mạng. Ở việt Nam có những thiếu nữ
còn bị lừa đảo và bị bán vào những động buôn người.
(...)Theo như chúng ta biết
làm một MC (Master of Ceremonies), Emcee, không phải dễ
và đơn giản, trở thành một MC giỏi, nổi tiếng và thành
công còn khó hơn. Tôi xin thu hẹp phạm vi bài viết này trong
khu vực hải ngoại hơn là trong nước vì tôi đang sống ở
hải ngoại.
Một buổi sáng cuối tuần, bạn
bè tôi cùng nhau họp mặt vì có một người từ Việt Nam
mới qua chơi. Chúng tôi đang chuyện trò, bỗng chú ý đến
một chương trình TV thu hình trực tiếp chuyện có liên quan
tới một tiếp viên hàng không của hãng JetBlue. Anh
Steven Slater, tiếp viên hàng không Mỹ nổi điên và chửi
hành khách, rồi trượt ra ngoài theo máng thoát hiểm. Câu chuyện
của anh bùng nổ và trở thành một hiện tượng trên mạng.
Người dẫn chương trình phỏng vấn các hành khách và có
người phê bình anh Steven quá thô lỗ.
Người bạn trong nước qua chơi
đang coi bỗng phán lên một câu "Tại sao ở Mỹ người
ta trả lời phỏng vấn hay như vậy, nghe thiệt là sướng.
Người trả lời phỏng vấn là một thường dân mà ăn nói
trên TV như một xướng ngôn viên chuyên nghiệp. Trong khi ở
VN, có nhiều chương trình phỏng vấn trên TV, người dẫn
chương trình cũng như người được phỏng vấn ăn nói rất
là rề rà, lục cục không thông suốt".
Thế là câu chuyện vòng quanh hai
chữ MC chợt nổ như bắp rang.
. Việt
Hải :
Sáng nay thứ tư thức dậy,
tôi được dịp quay về kỷ niêm xa xưa qua bài viết cũ, tôi
viết tặng mấy anh nhà thơ Canada, chị Mỹ Loan Paris thả bài
"Mùa Thu Hạnh Phúc" lên mạng toàn cầu. Trong bốn mùa, tôi
vốn thích mùa thu, vì cái chất lãng mạng của nó. Ngày xưa
đi học tôi có cô bạn Mỹ gốc Canada, một Québécoise, mang
tên rât "Thu", Renée Autumn Dupuis; Cô kể mùa thu cô lái xe từ
vùng New England, như New York, Hartford, Boston, Montpelier, Concord,
Portland của tiểu bang Maine, gần ranh giới với Québéc, mùa
thu lá vàng sẽ hiện ra trọn vẹn... ôi thôi New England nào
là tôm hùm, cua, cá, nghêu (clam) cứ xơi đi cho quên ngày tháng,
cho thêm mỡ dư hưng phấn cuộc đời. ..
. Hàn
Lâm Nguyễn Phú Thứ :
Bùi-Hữu-Nghĩa hiệu
Nghi-Chi, sinh năm Đinh-Mão 1807 tại thôn Long-Tuyền, tổng
Định-Thới, phủ Định-Yên, trấn Vĩnh -Thanh nay thuộc
phường An -Thới, thành phố Cần -Thơ Tỉnh Cần-Thơ,
Ông đỗ thủ khoa kỳ thi hương năm Ất Vị (*) 1835 và được
bỗ nhiệm làm tri huyện Trà-Vang ngày 21 tháng 01 năm 1872, Ông
mất tại quê nhà , thọ 65 tuổi.
Bùi-Hữu-Nghĩa là một vị
quan thanh - liêm, một nhà thơ, nhà soạn tuồng nổi tiếng
của Miền Nam cuối thế - kỷ XIX. Ông đã để lại cho đời
nhiều tác-phẩm có giá-trị góp phần không nhỏ vào kho tàng
văn-học VIÊT-NAM. Cuộc đời và sự - nghiệp của Ông là
tấm gương sáng của sự công minh chính-trực đấu-tranh chống
áp-bức cường-quyền đáng để cho hậu thế học-tập và
tôn-vinh.
Văn
học - Luận - Tư tưởng - Lịch sử - Thời đại |
. Phạm
Thảo Nguyên :
Sau khi rời kinh thành
Thăng Long khói lửa, thất lạc gia đình, Nguyễn Du lang thang
giang hồ nghèo khổ một thời gian, rồi về Thăng Long gập
lại anh Nguyễn Nễ đang làm quan cho triều đình Tây Sơn (bài
thơ Long thành Cầm giả ca). Khi Nguyễn Nễ vào Phú Xuân theo
công vụ vào năm 1793, Nguyễn Du không nơi nương tựa, tới
sống "gửi rể " nơi gia đình vợ ở Quỳnh Côi cho tới năm
1796. Gia đình này có tiếng văn học với anh vợ là tiến
sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn, từng làm Phó sứ sang Trung Hoa năm 1789
(cùng sứ đoàn với Nguyễn Nễ), bố vợ là cố hoàng giáp
Đoàn Nguyễn Thục, ngự sử triều Lê (đã mất).
Chúng ta hãy thưởng thức Quỳnh
Hải Nguyên Tiêu, bài thơ có giá trị văn chương rất cao dưới
đây của đại thi hào Nguyễn Du. Người em-rể-mới chào Trăng
rầm tháng giêng ở quê vợ Quỳnh Côi, vào ngày trăng đẹp
nhất mỗi năm, đồng thời để ra mắt bạn bè họ hàng bên
vợ, giới thiệu đôi điều về văn chương của mình và hoàn
cảnh, tâm sự, mối tình riêng của mình đối với " nàng
trăng ".
. Thu Tứ
:
Tìm hiểu đặc tính
siêu thực trong văn chương Trung bộ, dĩ nhiên cần xem xét
thơ Hàn Mặc Tử.(1)
Hoài Thanh bảo Điêu tàn
của Chế Lan Viên là "một niềm kinh dị". Đem so với
Điêu
tàn, những bài Đau thương, chẳng hạn, kinh dị hơn
nhiều lắm. Vẫn có ý kiến cho rằng đấy chẳng qua là sản
phẩm của một đầu óc bị chấn động vì bệnh tật. Mặt
khác, không ít người đọc thơ lại nhiệt liệt ca ngợi chính
những dòng chữ "như dính máu", gây rùng rợn, hoang mang nọ.
Thơ của Hàn Mặc Tử sau Gái
quê (1936) quả lắm khi lạ hơn lạ. Không mong hiểu được
rành mạch, riêng rẽ từng câu, từng đoạn, thậm chí từng
bài thơ đầy vẻ siêu thực kia đâu. Cố gắng, nhưng chỉ
dám mong nắm bắt được phần nào cái bản chất của toàn
mảng thơ...
. Thiếu Khanh
:
Đề
cập sự kiện "CD 10 ca khúc nổi tiếng của VN được chuyển
sang tiếng Anh"
bồi rất... trời ơi mới đây (mà trang
web của Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch VN đăng bài hí hửng
khoe "Chuyển ngữ sát nghĩa tiếng Anh" để "Chắp
cánh cho ca khúc Việt bay xa"), trên trang blog
Nguyễn Văn Tuấn tác giả viết:
"Nhưng dịch nhạc và thơ Việt sang
tiếng Anh là việc làm rất khó khăn. Nó đòi hỏi người
dịch chẳng những phải am tường tiếng Anh, tiếng Việt,
mà còn phải có kiến thức tốt về văn thơ của cả hai ngôn
ngữ. Dịch thơ văn và nhạc không chỉ đơn thuần là
việc chuyển ngữ, mà còn là một công trình sáng tác."
Những yêu cầu cho dịch thuật,
nhất là dịch thơ, như Gs Nguyễn Văn Tuấn nói trên đây,
vốn đã được nhận thấy từ hàng ngàn năm trước, và được
khẳng định một cách cụ thể từ cuối thế kỷ 17. Nhưng
trước khi xảy ra vụ "CD với 10 ca khúc" được "dịch" một
cách tai hại nói trên, người ta đã có dịp nhận thấy việc
dịch và giới thiệu văn học cổ VN đã được một vài dịch
giả trong nước thực hiện ngoài "chuẩn" quy định mà hệ
quả tuy không đến nỗi... "you inside me after class" (!)
nhưng cũng hết sức bôi bác trời ơi.
.
Tâm Minh Ngô Tằng Giao :
KHƯƠNG
THÔN
Tranh
vanh xích vân tây
Nhật
cước há bình địa
Sài môn
điểu tước táo
Qui khách
thiên lý chí
Thê noa
quái ngã tại
Kinh định
hoàn thức lệ
Thế loạn
tao phiêu đãng
Sinh hoàn
ngẫu nhiên toại
Lân nhân
mãn tường đầu
Cảm thán
diệc hư hi
Dạ lan
cánh bỉnh chúc
Tương
đối như mộng mị.
---->
Khương
thôn (Đỗ Phủ) [PDF]
. Quỳnh
Chi : (Đường thi Triều Tiên)
Tiêu
tiêu lạc diệp thanh
Thác
nhận vi sơ vũ
Hô
đồng xích môn khán
Nguyệt
quải khê nam thụ
---->
Thu
dạ / Đêm thu (Trịnh Triệt 1536-1593)
----> Thu
đình / Vườn thu (Kim Chính Hỉ 1784-1856 )
----> Thập
tuệ dao / Bài ca mót lúa (Lý Đạt 1539-1612 )
----> Hoằng
Khánh tự / Chùa Hoằng Khánh (Bạch Quang Huân 1537-1582)
----> Khê
thượng thu hứng / Thu bên suối (Lý Hoằng 1501-1570)
----> Sơn
tự / Chùa trên núi ( Lý Đạt 1539-1612 )
.
Nguyễn Thị Chân Quỳnh :
Thi
Hội trỏ vào kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hương
cống / Cử-nhân (1), được tổ chức ngay sau năm thi Hương,
thường vào những năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, và dài độ
một tháng thời nhà Nguyễn. Thời Lê, những năm 1463, 1467,
1652... chỉ dài một ngày, tức là hôm trước thi Hội, hôm
sau thi Ðình.
Lúc đầu, nước ta chưa phân
biệt thi Hội với thi Ðình, chỉ có thi Thái học sinh,
tức
là thi Ðại khoa, Ðại tỷ cũng có khi gọi là Nam
Cung thí (2). Tên thi Hội đến 1396 (thời Hồ Quý
Ly) mới có, để phân biệt với thi Ðình / Ðiện thí
là kỳ thi dành cho những người đã đỗ Hội thí, với mục
đích sắp đặt người đỗ theo thứ bậc cao thấp, cho nên
người ta thường coi thi Ðình là kỳ thi cuối của thi Hội,
do đó cũng thường gọi thi Hội và thi Ðình với tên chung
"Thi Hội".
Vì thi Hội thường được
tổ chức vào mùa Xuân nên còn có tên là Xuân Hội
hay
Xuân
Vi (3), để đối với Thu Vi trỏ thi Hương tổ chức
vào mùa thu (Vi là nơi sĩ tử thi). Tuy nhiên, thời Lê
cũng có khi thi Hội vào mùa Thu hay mùa Ðông.
. Thân
Trọng Thủy :
Làm
nghĩa là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị của Huỳnh
Tịnh Của (viết đúng như ở bìa gốc là : Đại Nam Quấc
âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của) giải nghĩa như sau:
Làm là dấy việc, gầy việc, ra tay, ra công, chuyên chủ việc
gì. Định nghĩa đó có vẻ không ổn lắm, vì ta lại có thể
thắc mắc thế dấy việc, gầy việc là gì? Còn nữa, ai cũng
biết có khi làm nhưng chẳng hề ra tay mà chỉ ra chân (như
làm bàn chẳng hạn), chẳng hề ra công (như làm cha, làm mẹ,
làm anh, làm em...) hay chẳng hề chuyên chủ việc gì cả (như
làm gì, làm sao, làm chi, làm ghi...) Thiết tưởng khó mà tìm
ra được một định nghĩa vừa ngắn gọn vừa đầy đủ.
Một số từ điền tiếng Việt hiện đại có phân biệt 12
nghĩa khác nhau, nhưng có lẽ những cuốn từ điển đó chỉ
phân loại một cách khái quát mà thôi chứ thực tế- cũng
như động từ ăn và động từ nói- động từ
làm
chắc là có nhiều nghĩa hơn.
. Thu Tứ
:
Phạm Quỳnh chia từ
tiếng Việt thành hai loại: loại cụ tượng và loại trừu
tượng.(1)
Loại từ thứ nhất có nội
dung liên quan đến "thế giới hữu hình do giác quan có thể
cảm được". Loại từ thứ hai có nội dung liên quan đến
"những nghĩa lý thuộc về tâm trí phải suy xét".(2)
Chia xong, ông Phạm bảo tiếng
ta giàu từ cụ tượng mà nghèo từ trừu tượng.
Đã gần tám thập kỷ qua
mà không thấy ai bày tỏ bất đồng với ý kiến trên.
Thiết nghĩ nó có chỗ sai.
Vấn đề ở chỗ, Phạm Quỳnh
chỉ thấy một nhóm từ trừu tượng, tức những từ
mà nội dung là "nghĩa lý (...) phải suy xét". Ví dụ: xã hội,
cộng đồng, quốc gia, chủ nghĩa, dân tộc. Những từ này
người Việt chủ yếu vay mượn của người Tàu, vì tiếng
ta không sẵn có.
Nhóm từ trừu tượng vừa
nói xuất phát từ hoạt động của trí óc. Nhưng con người
ta, ngoài trí óc còn có tâm hồn!
Không phải chỉ sản phẩm
của trí óc mới trừu tượng. Sản phẩm của tâm hồn cũng
đâu có "hình", giác quan nào mà cảm được nó! Nó trừu tượng
kém gì "nghĩa lý"!
. Trịnh Thanh
Thủy :
Nói
đến tiếng Việt thời thượng, chúng ta có thể hình dung
hay nhớ đến nhiều cụm từ lạ tai bao gồm cả những tiếng
lóng hay ngôn ngữ mạng được ưa thích và sử dụng rộng
rãi trong những tầng lớp xã hội khác nhau. Tỷ như khi vào
ăn trong một quán mì gõ chúng ta nghe tiếng gọi:
- Cho 2 cái hầm, 2 bộ hài
cốt nghen...
- Thêm "2 xị vô sinh" nữa...
- Chài, trời nóng mà mần
vô sinh chi? cho 2 cái "bật nắp là thấy" đi...
Hoặc ngôn ngữ trên một lá
thư của 2 học trò teen đang chuyền tay nhau trong giờ học.
"H. à, nhớ su súp ghia mà
nghè mơi có ktra, hem đi đc, star life mình "khổ hơn cún" á.
Ừ, bi h cóa ai bỉu mình not learn hén, chắc mình sướng die
granma lun hén mày. Eh, hn mày nhận đc tn của B. k? Hwa nó vừa
bị broke ktra đó. Thấy tía rồi, thôi stop 8, tao xách đik dzìa
nhà học thoai, chớ hông là bài nì "dzục cho cún ăn" đóa,
tao chưa có chữ nào trong não hết, b h cóa nhét iốt dzô não
cũng cóc dzô".
. Nguyễn
Vĩnh-Tráng :
Bài viết hôm nay không
có tham vọng đặt lại một sự kiện lịch sử, hay hành vi
của một nhân vật. Đây chỉ là một phạm vi rất nhỏ bé
của lịch sử, vì bài nầy chỉ muốn thử bàn lại tên thật
của Chúa Nghĩa (1650 - 1691), Chúa Ninh (1697 - 1738) và Thế Tổ
(1762 - 1820) của họ Nguyễn-Phước. Mặc dầu là một phạm
vi hạn hẹp, những dù muốn, dù không, những nhân vật trên
cũng đã viết lên những trang sử, cũng đã xây đắp bờ
cõi cùng nền văn hóa của dân tộc, và vì thế, chúng ta cố
gắng thử bàn lại, để tên tuổi của họ được khẳng
định một cách chính xác hơn. Nếu không, theo thói quen, những
sai lạc lâu ngày, nếu có, cứ thế rồi truyền mãi lại cho
hậu nhân.
Nói đến tên tuổi của các
nhân vật lịch sử Việt Nam, chúng ta không thể bỏ qua chữ
Hán, vì sách sử viết bằng chữ Việt mới có gần đây,
còn hầu hết, trước năm 1930, đều viết bằng chữ Hán.
Mặt khác, các tác giả đề cập dưới đây, hầu hết, đã
dùng Khang Hy Tự Điển -KHTĐ, làm căn bản cho cách phát
âm Hán-Việt. Cũng vì thế bài nầy không tránh khỏi những
nét chính về kỹ thuật phát âm Hán-Việt.
. Thảo
Đường Cư Sĩ Trần Văn Hải Minh :
Trong phần trên, bạn
đọc đã lược qua phần thân thế của Bách Gia Chư Tử, không
dám quả quyết hẳn con người là sản phẩm của hoàn cảnh
xã hội, nhưng tư tưởng hành động của con người có quan
hệ rất mật thiết đến hoàn cảnh xã hội đương thời.
Vì thế, trước khi vào phần
lược khảo các tác phẩm của Chư Tử, chúng tôi trình bày
qua với bạn đọc hoàn cảnh xã hội đương thời với " sự
kiện lịch sử " và " tổ chức văn hoá, xã hội của thời
Xuân Thu Chiến Quốc " để các bạn có một ýniệm tổng quát
về hoàn cảnh và trình độ xã hội của thời ấy, như thế
sẽ giúp đỡ thêm các bạn rất nhiều trong việc tìm hiểu
Bách Gia Chư Tử.
. Nguyễn Nam Trân
:
Đối với chúng ta, những
người sống trong giai đoạn đầu thế kỷ 21, khoảng thời
gian gọi là cận đại Nhật Bản có thể ước tính đã kéo
dài độ 100 năm, kể từ hậu bán thế kỷ 19 cho đến tiền
bán thế kỷ 20, hay muốn nói rõ hơn, từ năm 1868 khi cuộc
duy tân thời Meiji bắt đầu đến năm 1945, lúc Nhật
Bản đầu hàng quân Đồng Minh .
Những tư trào chi phối của văn
học Nhật Bản cận đại mà chúng tôi muốn đề cập ở
đây là những trào lưu tư tưởng. Tư tưởng, theo sách vở,
được định nghĩa như một sinh hoạt tinh thần ra đời trước
giai đoạn phán đoán và hành động. Nó là kết quả của
một hoạt động trí óc vốn không ngừng lại ở nội dung
có tính trực giác mà còn kèm thêm sự phản tỉnh có tính
lý luận. Những tư tưởng tương đồng khi có cơ hội tập
hợp lại và dâng lên như con nước gọi là tư trào. Một
tư trào ưu việt có thể lấn lướt những tư trào khác nhưng
không vì thế mà có cơ tồn tại vĩnh viễn. Nó sẽ được
thay thế bằng những tư trào khác đáp ứng thỏa đáng hơn
nhu cầu của thời đại đến sau. Tư trào không có tính nghiêm
nhặt và tính hệ thống chặt chẽ của triết học, thế nhưng
dù mang hình thức bất định, nó vẫn phản ánh được quan
điểm về nhân sinh và xã hội của cá nhân hay đoàn thể.
Còn như vũ trụ quan, do tính cùng cực và tuyệt đối của
nó thì có khác, chắc chắn phải mang nhiều màu sắc triết
học.
Thế nhưng các trào lưu tư tưởng
có liên hệ gì đến văn học?
.
Trịnh Đình Hỷ :
L'esprit du Chán est difficile,
sinon impossible à définir et à comprendre intellectuellement. Tout
au plus pourrait-on le sentir, s'en imprégner progressivement, et pour
cela, la meilleure approche est probablement la lecture des histoires
Chán,
c'est-à-dire des anecdotes, des dialogues entre maîtres et élèves,
transmis de génération en génération...
Parmi les recueils d'histoires
Chán,
il m'a semblé que Passe Sans Porte(Wúmén Guān, Vô Môn Quan)
était le plus simple, le plus accessible et susceptible de vous
intéresser. Je vous propose donc de l'aborder comme une petite promenade
dans les allées fleuries d'un jardin Chán.
.
thy an :-
Chiều
rất nhạt - Bài
thơ cho tháng mười
. Bùi
Thụy Đào Nguyên : - Tình
đầu
. Phan
bá thụy dương : - Tình
khúc nếu mai em về
. Ý Nga
: -
Phù
du - Thời
gian - Chí
nguy
. Nguyên
Si : - Vô
thường
. Trần
Xuân An : - Thơ
sử và những bài thơ khác (tập thơ thứ 11)
. Bảo
Quyên : - Em
trở về
. Quỳnh
Chi : - Mộ
khúc ngày mưa - Những
nét đáng yêu
. Hoàng
Hoa : - Nỗi
nhớ - Mẹ
- Điệu buồn
. Đỗ
Đình Tuân : - Vạn
Kiếp - Cây
quế giữa rừng
. Trần
Hạ Tháp :
- Đi
đâu loanh quanh - Khí
tượng học miền trung - Viết
khi chờ tin bão Megi - Xin
lỗi nhóc đánh giày
. Nguyễn
Chính : - Niềm
tin của con - Lối
mòn - Ẩn
sĩ
. Hoàng
Quý (Nguyễn Chính giới thiệu):
- Năm
bài thơ cũ, và bài thơ mới nhất của nhà thơ Hoàng Quý
: - Tự
khúc - Buổi
sáng ra vườn nghe mưa ký ức - Hà
nội thu rồi khoe mắt lá răm - Giọt
thu tôi đếm - Giả
trang - Lá
mưa
. Phanxipăng
:
- Hà
Nội thầm hương -
Điêu
khắc
. Cát
Hoàng :
- Bạn
của sông - Bên
hồ Chung Thuỷ -
Trên
đôi cương thổ - Thăm
thánh địa Mỹ Sơn - Đất
Quảng
.
Tuyền Linh :
- Lệ
đàn - Ước
. Tâm
Minh Ngô Tằng Giao :
- Vĩnh
biệt quê tôi / Adieu Mon Pays (Enrico Macias)
. Sóng
Việt Đàm Giang :
- Thu
đến rồi đó em - Duyên
Thu - Tuyết
Thu - Trời
Mưa Không Có Anh
. Tạ
Hùng Việt :
- Hẹn
hò với biển - Chợt
nhớ từng giọt đắng làng Vân - Đưa
mùa qua lối ngày đông - Miền
gió khát - Bão
lũ sẽ đi xa - Chân
trời góc bê - Thị
trấn của em - Lặng
lẽ một con đường - Những
mảnh mùa ở lại - Giao
mùa
. Thế
Dũng (Giang Nam giới thiệu) :
Cầm
trên tay bản thảo tập thơ NGUYỆT THU của Thế Dũng, tôi
vừa ngạc nhiên vừa mừng. Là nhà báo - Thế Dũng được
người đọc biết đến qua những bài phóng sự, điều tra
về sự đổi mới của quê hương đất nước, những gương
sáng tiêu biểu của nhân dân, cán bộ và cả những hiện
tượng tiêu cực đang còn rất nặng nề ở một số địa
phương. Bỗng nhiên, tôi được biết anh còn là một người
say mê thơ và đang chuẩn bị xuất bản tập thơ đầu tay
của mình " chính xác như nhà báo", "lãng mạn như nhà thơ"
hình như có điều gì buộc người đọc phải chú ý.
Bốn mươi bài thơ trong tập
được chọn từ những bài thơ anh sáng tác những năm gần
đây. Giọng điệu thơ bình dị, sâu lắng, thủ thỉ như những
lời tâm sự anh tự nói với mình và những người thân yêu
của mình:
|