Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Thân thể diệt mất, thần thức vẫn còn »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Thân thể diệt mất, thần thức vẫn còn

Donate

(Lượt xem: 5.841)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Thân thể diệt mất, thần thức vẫn còn

Font chữ:


Hỏi: Chuyện phước thiện hay tai họa, bất quá cũng chỉ là trong lúc còn sống phải chịu mà thôi. Một khi đã chết, thân thể cũng như thần thức đều diệt mất, ví như có nghiệp ác cũng dựa vào đâu mà chịu tội báo?

Đáp: Thân thể có hư hoại, nhưng thể tánh thì không. Cũng giống như các loại ngũ cốc, tuy nhìn thấy cây rễ đều khô chết, nhưng hạt rơi xuống đất vẫn còn đó, đến mùa xuân lại nảy mầm sinh sôi. Người tu phước thiện sinh về hai cõi trời người; người tạo nghiệp ác phải đọa vào địa ngục, cũng là giống như thế. Giả Nghị nói: “Ngàn vạn lần biến hóa, chưa từng có chỗ khởi đầu hay kết thúc, hóa ra đó là con người.”

Ngụy Bá Khởi nói: “Thần thức trải qua từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai đều không diệt mất.”

Trương Tử Hậu nói: “Người nào biết được rằng chết không phải mất đi, có thể cùng họ nói chuyện về thể tánh.”

Khái niệm sống chết của người đời chỉ là dựa vào thân thể bằng xương thịt này mà nói, không phải nói đến tâm tánh của người. Nếu nói rằng sau khi chết thần thức cũng mất đi, thì sao có những chuyện như Bá Cổn hóa làm gấu, Như Ý hóa thành chó, người nước Trịnh đều kinh sợ vì Bá Hữu, Bành Sinh báo oán Tề Tương công. Những chuyện khác nhau như thế rất nhiều, được ghi chép lại từ trước thời Hán Minh Đế, tức là khi Phật pháp chưa truyền đến Trung Hoa, nhưng lý lẽ luân hồi đã được truyền tụng khắp trong thiên hạ.

Cho nên, luận thuyết đoạn diệt cho rằng chết rồi là hết chỉ có thể gạt được những kẻ ngu si, còn người có trí tuệ thì không ai tin nhận được.

Hỏi: Thuyết luân hồi nếu như đã có từ trước, sao Khổng tử không hề nhắc đến?

Đáp: Khổng tử thật có nói đến luân hồi. Như trong kinh Dịch nói: “Tinh khí làm thành sự vật, biến hóa do phần hồn, từ đó biết được có các trạng thái của quỷ thần.” Nói “tinh khí” là chỉ đến thai nhi hình thành sau khi đã thụ thai, nói “phần hồn” là chỉ đến thần thức khi chưa nhập thai, nói “biết được các trạng thái” tức là đã rõ biết về thuyết luân hồi.

Sách Trung dung nói rằng: “Chỗ chí thành là kết thúc và khởi đầu muôn vật.” Nói “kết thúc - khởi đầu” mà không nói “khởi đầu - kết thúc”, là vì đã thấy được vòng tuần hoàn không có chỗ khởi đầu, không hề diệt mất. Chỉ tiếc là những kẻ học Nho về sau này không nhận biết được đến mức ấy.

Hỏi: Khổng tử nói: “Tinh khí làm thành sự vật, biến hóa do phần hồn”, chẳng qua cũng chỉ là suy luận theo lý lẽ mà thôi. Nếu dựa vào đó mà cho rằng [Khổng tử] nói đến thuyết về tái sinh đời sau, chẳng phải là hư dối lắm sao?

Đáp: Chuyện sinh tử luân hồi là lẽ tất nhiên trong đời, đã thấy ghi chép lại nhiều không kể xiết, nếu ai gọi đó là hư dối thì chính người ấy mới thật là kẻ hư dối. Lẽ nào chưa nghe đến việc Văn Xương Đế quân đã qua 17 đời làm kẻ sĩ có quyền thế? Lẽ nào chưa nghe chuyện Viên Áng trải qua mười đời đều làm tăng sĩ? Lẽ nào chưa nghe chuyện ông tiều phu tái sinh thành Lương Vũ đế? Lẽ nào chưa nghe chuyện Vương Tăng là hậu thân của Tăng tử? Hoặc chuyện Tô Tử Chiêm là Giới Thiền sư tái sinh, Tăng Lỗ Công là Thảo Đường Thanh Thiền sư tái sinh. Hoặc như chuyện Vĩnh Công tái sinh thành Phòng Quản [đời Đường]? Lại còn những chuyện như Tốn Trưởng lão sau tái sinh thành Lý Thị lang, Nam Am chủ tái sinh là Trần Trung Túc, vị tăng Tri Tạng tái sinh là Trương Văn Định, Nghiêm Thủ tòa tái sinh là Vương Quy Linh, lẽ nào đều chưa từng nghe biết? Nếu không thể đọc khắp những ghi chép trong sách vở xưa nay, sao lại còn học theo thói “ếch ngồi đáy giếng xem trời bằng vung”?

Hỏi: Như lời ông nói đó thì đúng là trải qua nhiều đời đều có căn cứ cho thuyết luân hồi, nhưng chỉ tiếc là những điều ấy không được chép trong chính sử.

Đáp: Gọi là chính sử, chẳng qua chỉ để phân biệt với những loại truyền thuyết, dã sử không đáng tin. Cho nên, chính sử thì đáng tin, mà những truyền thuyết, dã sử thì không đáng tin. Đối với những sách thuộc loại như Văn Xương bảo huấn đều có luận cứ minh bạch, có thể làm rõ cả việc quỷ thần, đem so với chính sử còn cao hơn một bậc, cho nên cần phải có một cách nhìn khác hơn. Nhưng dù có cho rằng chỉ những điều do các sử thần viết ra mới đáng tin, thì trong 21 bộ chính sử cũng có ghi chép những sự việc luân hồi qua ba đời nhiều không kể xiết. Những việc khác hãy tạm bỏ qua không nói, nay chỉ đem những chuyện mà tất cả mọi người đều biết, lược kể ra đây một số. Như chuyện Dương Hỗ vốn đời trước là con trai của [một nhà hàng xóm] họ Lý, được chép trong bộ sử Tấn thư, phần Liệt truyện, truyện Dương Hỗ, quyển 34, trang 12; chuyện Lương Nguyên Đế vốn đời trước là một vị tăng chột mắt, được chép trong Nam sử, phần Bản kỷ, nhà Lương, phần hạ, quyển 8, trang 5; chuyện con gái nhà họ Lưu vốn đời trước là Lý Thứ, được chép trong Bắc sử, phần Bản kỷ, nhà Tề, quyển 43, trang 38; chuyện Lưu Hàng vốn đời trước là [quan Tể tướng đời Đường] Ngưu Tăng Nhụ, được chép trong Tống sử, phần truyện Lưu Hàng ở quyển 285, trang 5; chuyện Phạm Tổ Vũ vốn đời trước là [Đại tướng quân] Đặng Vũ [thời Đông Hán], được chép trong Tống sử, quyển 337, trang 12; chuyện Quách Tường Chính vốn đời trước là [đại thi hào] Lý Bạch [đời Đường], được chép trong Tống sử, quyển 444, trang 14; chuyện Hạ Nguyên Cát vốn đời trước là Quật Nguyên, được chép trong sách Hoàng minh thông kỷ... Những chuyện như trên quả thật rất nhiều, không thể kể hết.

Còn như những chuyện thần tiên giáng trần cũng không hiếm thấy. Như chuyện con trai Thiên đế giáng trần là Tề Cao tổ [Tiêu Đạo Thành], được chép trong Nam Tề thư, [phần Chí, mục Tường thụy,] quyển 18, trang 5; chuyện thần nhân giáng trần làm vua Đường Đại Tông, được chép trong sách Đường thư, phần truyện Hoàng hậu Chương Kính, quyển 77, trang 2; chuyện Lai Hòa Thiên tôn giáng sinh làm Tống Chân Tông, được chép trong Tống sử, phần truyện Dương Lệ, quyển 287, trang đầu tiên; chuyện Nam Nhạc chân nhân giáng trần là Ngu Bá Sinh, được chép trong Nguyên sử, quyển 181, trang 4; chuyện sao Văn Tinh giáng trần là Lữ Trọng Thực, được chép trong Nguyên sử, [truyện Lữ Tư Thành,] quyển 185, trang đầu tiên... Tất cả những chuyện ấy đều được ghi chép rõ ràng, hiện nay hoàn toàn có thể khảo chứng.

Lại có những người sau khi chết một số ngày thì sống lại, hoặc sau mấy năm thì sống lại, trình bày những chuyện nghe thấy ở cõi âm ty, hết thảy đều ứng nghiệm. Nay chỉ lược kể ra một số, như chuyện ông họ Hoàn người ở Trường Sa, được chép trong Hậu Hán thư, quyển 27, trang 6; chuyện cô gái ở Vũ Lăng tên Lý Nga, cũng được chép trong quyển 7, Hậu Hán thư, phần [Ngũ hành chí,] trang 7; chuyện cô tỳ nữ chôn theo người cha của Can Bảo, được chép trong Tấn thư, [phần truyện Can Bảo,] quyển 82, trang 14; chuyện cô gái trong mộ từ thời Ngụy Minh Đế, đến niên hiệu Vĩnh An triều Ngô năm thứ tư giúp người dân nước Ngô được bình an trong binh lửa, hoặc cô tỳ nữ của Đỗ Tích vào thời Tấn Huệ Đế, đến thời Tấn An Đế sinh làm con gái nhà họ Hoàng, được chép trong Tống thư, quyển 34, từ trang 25 đến trang 29; chuyện người ở Hành đô vào niên hiệu Thuần Hy năm thứ 13, được chép trong Tống sử, [phần Ngũ hành chí,] quyển 62, trang 23... Những chuyện như vậy, thảy đều có thể tra cứu khảo chứng rõ ràng.

Còn có những chuyện đàn ông ngay trong đời này biến hình thành loài thú, như chuyện Công Ngưu Ai vào đời Hậu Hán hóa hình thành cọp, được chép trong Hậu Hán thư, quyển 89, trang 20, hoặc trong sách Hoài Nam tử; chuyện lão ông ở Hoắc châu hóa thành thú dữ [vào niên hiệu Khai Hoàng năm thứ 6], chép trong Tùy thư, quyển 23, trang 18; chuyện người ở Hành Tương hóa thành cọp vào niên hiệu Càn Đạo năm thứ 5, được chép trong Tống sử, quyển 62, trang 23.

Lại có những chuyện phụ nữ ngay trong đời này biến hình thành loài vật, như chuyện bà mẹ của họ Hoàng ở Giang Hạ hóa làm con rùa lớn [vào đời Hán Linh Đế], được chép trong sách Hậu Hán thư, [phần Ngũ hành chí,] quyển 27, trang 6; chuyện bà mẹ của Tống Sĩ Tông ở Thanh Hà hóa thành con ba ba, được chép trong sách Tống thư [phần Ngũ hành chí,] quyển 34, trang 24.

Lại có những chuyện vợ chồng qua đời sau tiếp tục trở lại làm vợ chồng với nhau, như người con gái ở nước Lương vào thời Tấn Huệ Đế, được chép trong sách Tống thư, [phần Ngũ hành chí], quyển 34, trang 27; chuyện nàng họ Lương vợ của người họ Vương vào cuối đời Nam Tống, được chép trong sách Tống sử, [phần Liệt nữ truyện,] quyển 460, trang 50.

Những chuyện hết sức lạ lùng như trên đều được ghi chép rất rõ ràng, có thể khảo chứng được.

Thậm chí còn có những chuyện như thiên nữ sinh ra thủy tổ nhà Bắc Ngụy, được chép trong sách Ngụy thư, quyển 1, trang 2; chuyện Hàn Cầm sau khi chết làm Diêm Vương nơi âm phủ, được chép trong sách Tùy thư, [phần truyện Hàn Cầm,] quyển 52, trang 2; chuyện Tân Ngạn xây dựng [hai tòa] tháp Phật [cao 15 tầng ở trong thành Lộ Châu], nhờ công đức ấy sinh về cõi trời, được chép trong sách Tùy thư, [phần truyện Tân Ngạn,] quyển 75, trang 5; chuyện Dữu Ngạn Bảo thường niệm Phật, trì tụng kinh điển, vãng sinh về Tịnh độ, được chép trong sách Lương thư, quyển 51, trang 21; chuyện Vương Tân tu sửa chùa cổ, đào đất gặp tấm bia [của chính mình] đời trước, được chép trong Tống sử, quyển 276, trang 25; chuyện [Kinh Triệu Vương của Bắc Ngụy là] Thái Hưng thiết trai cúng dường chư tăng, cảm ứng có thần tăng đến dự, được chép trong sách Bắc sử, phần Cảnh mục thập nhị vương truyện], quyển 17, trang 4; chuyện Từ Hiếu Khắc [lúc sắp lâm chung ngồi ngay ngắn niệm Phật, có hương thơm lạ xông tỏa khắp trong nhà,] vãng sinh Cực Lạc, được chép lại trong Trần thư, [truyện Từ Hiếu Khắc,] quyển 26, trang 14; chuyện Lục Pháp Hòa sắp lâm chung ngồi ngay ngắn an nhiên mà tịch, [lúc liệm vào áo quan thân thể tự thiên thu nhỏ lại], sau đó Văn Tuyên Đế truyền lệnh mở quan tài ra xem thì thấy] quan tài trống không, được ghi chép trong Bắc Tề thư, quyển 32, trang 5; chuyện Lư Cảnh Dụ [bị giam] trong ngục [ở Tấn Dương], chí tâm trì kinh, gông cùm tự nhiên được tháo rời rơi rụng, được chép trong Bắc sử, quyển 33, trang 27; chuyện Trương Hiếu Thủy thiết trai cúng dường tụng kinh [Dược Sư] nên đôi mắt đã mù của ông nội được sáng lại, chép trong Bắc sử, [phần truyện Trương Nguyên,] quyển 84, trang 9...

Những chuyện như trên đều do các bậc danh nho là sử quan của triều đình trung thực ghi chép, nào phải là những luận thuyết vô căn cứ?

Than ôi, bên ngoài vũ trụ tất nhiên có rất nhiều chuyện kỳ quái, nhưng ngay trong thế gian này thì những điều lạ lùng được thấy nghe cũng không phải ít. Người đời nay bất quá chỉ sinh sống hạn hẹp trong một góc trời, chỗ thấy nghe đều tầm thường dung tục, tri thức học được cũng không ngoài nội dung các sách thế gian. Lớn lên vừa biết chuyện yêu đương thì nghiệp duyên đã theo bén gót, chuyện hôn nhân còn chưa tính hết thì tuổi già đã xồng xộc đến nơi. Sống qua hết một đời mà tợ hồ chẳng biết mình từ đâu sinh đến, sau khi chết cũng chẳng biết sẽ về đâu. Ngày ngày chìm đắm trong chốn luân hồi nhưng lại chẳng tin vào nhân quả, thật đáng thương thay!

Hỏi: Luận thuyết luân hồi như vậy quả nhiên không sai. Nhưng những gì tôi nói là dựa theo sách của một vị tiên sinh nọ, chứ không phải không có căn cứ. Tiên sinh ấy nói rằng, khi người ta chết, thân thể đã hư hoại thì hồn phách cũng tiêu tán. Những trường hợp tái sinh bất quá chỉ là do sinh khí ngẫu nhiên hợp lại không tan nên mới xảy ra đó thôi.

Đáp: Ông đã từng đọc thiên Kim Đằng [trong sách Thượng thư] chưa? [Sách chép rằng,] Chu Vũ Vương bệnh nặng, người em là Chu Công nguyện đem thân mình thế mạng chết thay, tế cáo với ba vị tiên vương rằng: “Tôi một lòng hiếu thuận với tổ tiên, lại có nhiều tài nghệ, có thể phụng sự quỷ thần.” Nếu theo thuyết đoạn diệt [như ông vừa nói], thân thể hư hoại hồn phách cũng tiêu tán, thì Chu Công xin thay Vũ Vương mà chết, sau đó thân thể hư hoại, hồn phách tiêu tán, dù có nhiều tài nghệ cũng tiêu tán chẳng còn, còn dựa vào đâu để phụng sự tổ tiên? Hơn nữa, tổ tiên cũng tiêu tán từ lâu, đâu cần đến sự phụng sự của Chu Công? Huống chi, lễ nghi tế tự là chỗ xem trọng của các bậc hiền thánh, nếu như [hồn phách] tổ tiên đều đã tiêu tán, ắt không cần có việc dùng đồ ăn thức uống để cúng tế quỷ thần, hóa ra chỗ hiểu biết của các bậc thánh nhân xưa đều hư huyễn, sai trái hay sao? Nếu ông cho rằng vị tiên sinh của ông nhất định là đáng tin, thì những thánh nhân như vua Nghiêu, vua Thuấn, Chu Công, Khổng tử... lại càng nhất định đáng tin hơn nữa. Còn nếu cho rằng những thánh nhân như vua Nghiêu, vua Thuấn, Chu Công, Khổng tử... chưa đủ để đặt niềm tin, thì vị tiên sinh kia làm sao lại có thể đáng tin?

Không những thế, nếu vị tiên sinh kia đã chết, mà nay ông tin theo thuyết đoạn diệt của ông ấy, thì cho dù ông ấy có là bậc hiền nhân, ngày nay cũng đã tiêu tán mất rồi, nên hai kỳ tế tự trong năm vào mùa xuân, mùa thu đều có thể bỏ đi. Còn như hiện nay vẫn thấy tổ chức hai kỳ tế tự trong năm vào mùa xuân, mùa thu, thì giáo thuyết của tiên sinh kia hiện nay đã không được thực hành rồi, làm sao có thể khiến cho thiên hạ đời sau tin phục?

Nếu cho rằng những trường hợp thác sinh chỉ là do sự tình cờ hợp lại không tan [của sinh khí], ắt là tất cả nhân loại được nhìn thấy trước mắt ngày nay đều là do ngẫu nhiên mà có đó sao? Tôi thật hoàn toàn không thể nào hiểu được luận thuyết ấy.

Hỏi: Về thuyết tế tự đó, tiên sinh ấy cũng thường nói đến. Ông ta cho rằng, con cháu là khí của tổ tông, do khí với khí hợp nhau nên có sự cảm ứng dù xa cách.

Đáp: Nếu nói như thế thì việc cúng tế các thần Ngũ nhạc, thần sông, thần núi... không thể có sự cảm ứng, vì người cúng tế không phải con cháu của các vị ấy. Mạnh tử [nói về vua Thuấn] rằng: “Nếu để ông ấy làm chủ tế thì trăm thần đều về dự.” Có thể nào cho rằng vua Thuấn, vua Vũ lại là con cháu của trăm thần hay chăng? Hơn nữa, nếu quả thật con người sau khi chết tiêu tán hết chẳng còn gì, rốt cùng không có chuyện báo ứng, thì chuyện nỗ lực tu thân, kiêng dè nghiệp ác trong suốt một đời, hóa ra thật chẳng bằng sống buông thả theo vật dục, mưu cầu lợi lộc như những kẻ dung tục tầm thường, mà những kẻ phóng túng làm nhiều việc ác muốn đào thoát đều được đắc ý. Ngạn ngữ có câu: “Nếu như không có chuyện báo ứng thiện ác thì tạo vật làm sao đối xử [công bằng] với Nhan Uyên? Nếu không có địa ngục luân hồi, thượng đế vì sao lại ưu đãi riêng cho Tào Tháo?” Huống chi, lòng người hiện nay có khuynh hướng ngày càng xuống dốc, đạo đức suy đồi, dù gấp rút truyền bá chuyện thiện ác nhân quả báo ứng, e rằng cũng đã rất khó vãn hồi được phần nào, sao còn làm điều ngược lại, mở ra thuyết không [luân hồi nhân quả, khiến người ta không còn gì phải] kiêng dè e sợ, thật chẳng khác nào như nước lớn đang lên mà phá vỡ bờ đê, nhà lớn sắp đổ lại đốn ngã cột chính!

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Nắng mới bên thềm xuân


Bhutan có gì lạ


Mục lục Đại Tạng Kinh Tiếng Việt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.158.222 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (260 lượt xem) - Hoa Kỳ (14 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...