Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Giải đáp thắc mắc về ngăn ngừa tà dâm »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Giải đáp thắc mắc về ngăn ngừa tà dâm

Donate

(Lượt xem: 7.906)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Giải đáp thắc mắc về ngăn ngừa tà dâm

Font chữ:


Hỏi: Phẩm Phổ Môn [trong kinh Pháp Hoa] dạy rằng: “Nếu có chúng sinh nào nhiều tham dục, thường cung kính niệm danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm liền có thể dứt lìa tham dục.” Sao lại có thể được như thế?

Đáp: Sắc dục là bến mê, pháp Phật là đường giác. Giác ngộ phá tan mê lầm, cũng như ánh đèn xua tan tăm tối, đó là lẽ nhất định phải vậy. Khổng tử từng nói: “Nếu như đạt được lòng nhân ái thì xấu ác không còn.” Chẳng phải cũng là cùng một lẽ như vậy đó sao?

Hỏi: Có người nằm mơ thấy bảng nhà trời ghi tên mình, có thứ hạng thi đỗ, về sau quả nhiên tất cả đều ứng nghiệm đúng như vậy nên không còn nghi ngờ gì nữa. Tuy nhiên, xét như ở thế gian này, mỗi một đất nước đều có một ngôn ngữ khác nhau, thì trên trời cũng phải có sách riêng của nhà trời, viết bằng chữ của trời, người phàm không thể đọc hiểu được. Còn như người phàm đã đọc được, thì lẽ nào cõi trời hóa ra lại sử dụng chữ viết của người phàm hay sao?

Đáp: Bảng nhà trời nhìn thấy trong giấc mộng, ấy đều do chính tâm mình cảm ứng hóa ra. Trong tâm mình vốn sẵn có chữ viết của đất nước mình, không hề có hình thể của sách trời, cho nên những gì nhìn thấy trong mộng, chỉ duy nhất có chữ viết của địa phương mình mà thôi. Cũng ví như trong mộng nghe tiếng quỷ thần nói, thì người phương nam nghe quỷ thần nói giọng nam, người phương bắc sẽ nghe quỷ thần nói giọng bắc, [đều do chính tự tâm mình hóa hiện mà thôi].

Hỏi: Vợ chồng ân ái cùng nhau, liệu đời sau có trở lại làm vợ chồng với nhau nữa chăng?

Đáp: Cũng giống như bèo trôi trên mặt nước, như chim ngủ đêm trên cây trong rừng, đều do khi duyên đến thì gặp nhau, nếu hết duyên ắt sẽ chia xa.

Hỏi: Do đời trước có duyên với nhau nên đời này mới kết hợp thành chồng vợ. Đã là chồng vợ thì duyên ấy càng thêm sâu nặng, vì sao đến đời sau lại có thể không gặp nhau được nữa?

Đáp: Đối với cả hai người, liệu có gì đảm bảo là đời sau đều sẽ được sinh ra làm người chăng? Ví như có được sinh làm người cả, thì liệu có chắc là sẽ được tuổi tác tương ứng, phúc đức hình tướng như nhau, hoặc được sinh ra gần nhau [để gặp nhau], hoặc vẫn là một nam một nữ như đời này chăng?

Hỏi: Chư thiên trên sáu tầng trời [cõi Dục], càng lên cao thì phúc đức càng sâu dày hơn, mà dục niệm lại càng yếu ớt hơn, theo lý mà nói thì đúng là như vậy, nhưng việc ấy liệu có ai thấy được?

Đáp: Những lời tốt đẹp về chư thiên như thế, cũng có thể nghiệm thấy nơi cõi thế gian này. Hãy xem như người đời, những người ít tham dục được hưởng phúc sâu dày, những kẻ đắm mê sắc dục gặp nhiều tai họa, như vậy có thể thấy lý lẽ ấy đã quá rõ ràng. Bằng như phải đợi nhìn thấy [tất cả mọi việc] trước mắt rồi mới chịu tin thì quả là người quá ư kém trí.

Hỏi: Dục niệm của chư thiên ở sáu tầng trời [cõi Dục] tuy là càng lên cao thì càng yếu ớt hơn, nhưng chẳng biết chư thiên về sau có do nơi dục niệm ấy mà đọa lạc [vào các cảnh giới thấp] hay không?

Đáp: Chỉ cần còn có dục niệm thì không ai thoát khỏi sự đọa lạc. Kinh Chánh pháp niệm xứ dạy rằng: “Sự trói buộc lớn nhất ở cõi trời không gì hơn nữ sắc. Nữ sắc trói buộc chư thiên, khiến cho phải đọa vào ba đường ác.”

Hỏi: Các vị A-la-hán ứng hóa trong thế gian, cũng có vợ con như người đời, vì sao không phải chịu nghiệp báo?

Đáp: Tội lỗi nghiệp chướng đều do tâm tạo. Các vị A-la-hán đã đoạn dứt mọi tình cảm phàm tục, phiền não còn dựa vào đâu mà có thể trói buộc các ngài? Ví như các thứ trang sức, y phục, mỗi ngày đều được dùng trang điểm trên thân thể phụ nữ, nhưng nếu đã không tơ tưởng gì đến phụ nữ thì những trang sức, y phục kia nào có tạo ra tội nghiệt gì?

Hỏi: Người tu tiên thuật, dùng các phương thuốc điều chỉnh âm dương, nói là có thể được trường sinh, liệu có đáng tin chăng?

Đáp: Thần tiên tuy vẫn còn trong chốn luân hồi, chưa thoát được sinh tử, nhưng nếu không tu hành đạt tâm thanh tịnh giải thoát thì không thể đạt đến địa vị ấy. Nếu lại buông thả tâm tham dục làm nhơ nhớp danh hiệu thần tiên, lẽ nào lại được quả báo trường sinh hay sao? Hạng người như thế chính là đời này mê hoặc, dối gạt người khác, đời sau phải chịu quả báo nơi địa ngục.

Hỏi: Những chuyện dâm dục ô uế đem so với thuật trường sinh ắt là tương khắc như than lửa với băng giá. Tôi chỉ lấy làm lạ là vì sao người như Dương Quý Phi, gây hại suýt diệt mất nhà Đường, mà sau khi chết lại có thể thành tiên?

Đáp: Ai nhìn thấy bà ấy thành tiên? Ví như có nhờ phúc đức đời trước mà được sinh vào cõi tiên, đến lúc hết phước ắt cũng phải đọa vào ba đường ác. Bậc cổ đức từng nói: “Ví như có được thành tiên, cũng chỉ như giữ cái xác chết hóa quỷ mà thôi.” Như vậy có gì đáng để hâm mộ?

Hỏi: “Đêm mồng bảy nơi điện Trường sinh, lúc nửa đêm có lời riêng tư”, tất nhiên đó chỉ là người xưa gửi gắm ý tưởng vào văn chương mà thôi. Thế còn những chuyện như Lưu, Nguyễn gặp tiên nữ ở Thiên Thai, hoặc Ngưu lang và Chức nữ ước hẹn định kỳ gặp nhau nơi dải ngân hà, thì phải giải thích thế nào?

Đáp: Những chuyện ấy đều là do các văn nhân bịa đặt ra rồi ghi chép truyền lại mà thôi. Dục niệm của chư thiên nơi sáu tầng trời [thuộc cõi Dục] so với tình dục của người thế gian khác biệt rất xa, nếu căn cứ vào những chuyện hư truyền ấy thì [tình dục của tiên nhân] nào có khác gì với kẻ phàm phu? Người đời sau tin theo những lời sai dối, hóa ra giễu cợt các vị thiên nữ, xúc phạm chư thiên cõi trời, tạo nghiệp xấu do lời nói không thể kể hết.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hạnh phúc là điều có thật


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


Thiếu Thất lục môn


Cho là nhận

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.77.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...