Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục »» Giảng rõ chỗ vi diệu của thể tánh »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục
»» Giảng rõ chỗ vi diệu của thể tánh

Donate

(Lượt xem: 6.338)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục - Giảng rõ chỗ vi diệu của thể tánh

Font chữ:


Hỏi: Quý Lộ thưa hỏi về chuyện sống chết, Trọng Ni từ chối không nói. Riêng ông lại nói mãi không thôi [về chuyện sống chết], chẳng phải là chỉ truy tìm những chuyện vô ích mà hành xử quái lạ khác người đó sao?

Đáp: Thật ra, đức Khổng tử đã đáp rằng: “Chưa rõ việc sống, sao có thể biết về sự chết?” Đó là cách uyển chuyển dẫn dắt khai mở của Phu tử, không phải là tránh né cự tuyệt không đáp. Khổng tử cũng từng nói: “Sống chết cũng là chuyện lớn vậy.” Như vậy, sao có thể nói bàn chuyện sống chết là vô ích, là khác đời?

Hỏi: Cái mà đạo Phật gọi là thể tánh đó, phải chăng là thuyết “không thiện không ác”?

Đáp: Nếu cho rằng không có thiện, không có ác, như vậy là rơi vào chỗ trống không mê muội, tức là thuyết đoạn diệt. Người đời nếu không vướng mắc chấp có, ắt sẽ vướng mắc chấp không; nếu không vướng mắc chấp vào chỗ vừa có vừa không, ắt sẽ vướng mắc chấp vào chỗ chẳng có chẳng không. Cho nên, kinh Quán Phật Tam-muội ví [sự thấy biết hạn hẹp] này như những người mù sờ voi.

Những người mù bẩm sinh thì chưa từng nhìn thấy con voi. Có vị quốc vương cho gọi một số người mù như thế đến, hỏi rằng: “Các ông có muốn biết hình dạng con voi không?” Những người mù đều thưa là muốn biết. Vua liền sai người quản tượng dắt một con voi ra trước sân, rồi bảo những người mù ấy cùng đến sờ con voi. Sau đó, vua Hỏi: “Các ông bây giờ đã biết được hình dạng con voi hay chưa?” Tất cả đều nói là đã biết. [Vua liền bảo họ mô tả.]

Người sờ tai voi nói: “Con voi [tròn, mỏng] như cái sàng.” Người sờ mũi voi nói: “Con voi [đầu to đầu nhỏ] giống như cây đàn.” Người sờ ngà voi nói: “Con voi [tròn và dài] giống như cái cọc gỗ.” Người sờ lưng voi nói: “Con voi giống như cái nhà.” Người sờ nơi đùi voi nói: “Con voi giống như tấm vách.” Người sờ đuôi voi nói: “Con voi giống như cái chổi lớn.” Người sờ dưới chân voi nói: “Con voi giống như cây cột đình.”

Những người mù ấy, ai cũng cho rằng mình nói đúng, ra sức tranh cãi với những người khác. Họ cãi nhau không ngừng, cho đến cuối cùng xông vào đánh nhau. Nhà vua liền cười nói: “Các ông đều chưa biết được hình dạng con voi. Người nói cái sàng, đó là tai voi; người nói cây đàn, đó là mũi voi; người nói cây cọc, đó là ngà voi; người nói cái nhà, đó là lưng voi; người nói tấm vách, đó là đùi voi; người nói cái chổi, đó là đuôi voi; người nói cột đình, đó là chân voi.”

Những người mù nghe vua nói tuy không dám cãi lại, nhưng trong lòng vẫn tin rằng chỗ sờ biết của mình là chính xác không sai. Người đời [khi chưa giác ngộ mà] nói về thể tánh, cũng giống như vậy thôi.

Hỏi: Hết thảy vạn vật, có thành ắt có hoại, có khởi đầu ắt có kết thúc. Như vậy, thể tánh có sinh, có diệt hay chăng?

Đáp: Thông thường, tất cả những gì có hình tướng ắt phải có thành, có hoại, có sinh ra, có diệt mất. Nhưng thể tánh vốn không hình tướng, làm sao có sự sinh diệt?

Hỏi: Như vậy, phải chăng thể tánh giống như hư không?

Đáp: Không phải vậy. Cái không của hư không là trống không mê muội, không có nhận biết. Cái không của thể tánh gọi là chân không, là cái không chân thật.

Hỏi: Tai với mắt là phần hình tướng, khả năng nghe, thấy là phần thần thức. Nếu thần thức quả thật không bị diệt mất, ắt khả năng nghe thấy từ lúc nhỏ cho đến lớn đều phải như nhau. Thế nhưng, người già đi thì mắt lờ, tai điếc, cho nên tánh thấy, tánh nghe cũng có sự già chết. Theo đó mà suy xét thì biết thần thức cũng có sự sinh diệt.

Đáp: Mắt lờ tai điếc đều là do thân thể [suy yếu] mà ra, nào có liên quan gì đến tánh thấy, tánh nghe? Con mắt nhìn thấy, không phải tự nó có khả năng thấy, mà phải dựa vào tánh thấy mới có thể thấy; lỗ tai nghe tiếng, cũng không phải tự nó có thể nghe, mà phải dựa vào tánh nghe mới có thể nghe. Nếu cho rằng con mắt có thể tự nó nhìn thấy, ắt người chết còn trừng mắt cũng có thể thấy, và lúc nằm mộng thì con mắt nhắm, nên lẽ ra không thể nhìn thấy được đủ mọi hình tượng [trong mộng.] Nếu cho rằng lỗ tai có thể tự nó nghe được, ắt người chết vểnh tai cũng có thể nghe, và lúc nằm mộng thân thể ở trên giường, lẽ ra không thể nghe được những âm thanh [trong mộng] ở những nơi xa xôi khác. Xét như vậy thì [tánh thấy, tánh nghe] làm sao có sự sinh diệt?

Hỏi: Nói rằng thể tánh không có sự sinh diệt, tôi đã tạm hiểu được, nhưng nói rằng thể tánh không có sự đến đi, tôi thật chưa hiểu được.

Đáp: [Nếu thấy có các pháp] chợt đến chợt đi, đó đều là do tâm vọng tưởng, không phải thể tánh chân thật. Chân tánh rộng lớn bao trùm cả hư không, cho đến thế giới đại thiên nằm trong thể tánh của ta bất quá cũng chỉ như bọt nước nổi trên mặt biển mênh mông mà thôi.

Hỏi: Sự báo ứng trong ba đường ác, cho đến việc thác sinh trong cõi nhân gian, nếu luận về hình tướng là do Diêm vương phán quyết, nhưng nếu luận về thể tánh thì đều do nghiệp đã tạo của mỗi người tự chiêu cảm lấy. Xin hỏi, như vậy thì điều nào đúng, điều nào sai?

Đáp: Nếu không vướng mắc bám chấp thì cả hai thuyết đều đúng, còn nếu vướng mắc bám chấp thì cả hai thuyết đều sai. Ví như vợ chồng cùng sinh ra một đứa con, nếu cả hai đều vô tâm, cho dù mỗi người đều nói rằng đó là con tôi sinh ra, cũng chẳng gây tổn hại gì. Nhưng nếu hai người khởi tâm sân hận tranh đoạt cùng nhau, mỗi người đều cho rằng đứa con là do mình sinh ra, không phải người kia sinh ra, khi ấy thì cả hai người đều sai cả.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Hoa nhẫn nhục


Phật giáo và Con người


Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Tiếp kiến đức Đạt-lai Lạt-ma

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.12.236 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...