Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Lời tựa nhân việc khắc bản in lại sách An Sĩ toàn thư »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Lời tựa nhân việc khắc bản in lại sách An Sĩ toàn thư

Donate

(Lượt xem: 7.581)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Lời tựa nhân việc khắc bản in lại  sách An Sĩ toàn thư

Font chữ:


Đối với tất cả chúng sinh, hai nghiệp dâm dục và giết hại là căn bản của vòng luân hồi sinh tử. Khó dứt trừ nhất chính là dâm dục, mà dễ phạm vào nhất chính là giết hại. Trong hai việc ấy, đối với dâm dục thì người có chút trí tuệ đều có thể tự xét mà kiềm chế không phạm vào. Tuy nhiên, muốn cho tâm ý thanh tịnh, hoàn toàn dứt sạch đến tận ngọn nguồn vi tế của dâm dục, thì chỉ có bậc A-la-hán đã trừ hết lậu hoặc, chứng đắc thể tánh chân thật mà thôi. Những ai chưa được như thế, hẳn đều đeo mang tập khí ái dục, cho dù có phần nặng nhẹ, nhiều ít khác nhau. Do đó mà ngày lại ngày qua tham dục càng kiên cố hơn trong tâm thức, đời này nối sang đời khác, không thể đạt đến sự giải thoát.

Đối với sự giết hại, người đời đều xem là việc tất nhiên, lấy mạnh hiếp yếu, dùng máu thịt chúng sinh mà làm đầy bụng mình, chỉ biết được sự ngon miệng nhất thời mà chẳng ai tin chuyện phải đền trả trong muôn kiếp. Kinh Lăng nghiêm dạy rằng: “Người ăn thịt dê, dê chết lại sinh làm người, người chết lại sinh làm dê, cho đến hết thảy các loài chúng sinh cũng đều sinh tử xoay vòng như thế, ăn nuốt lẫn nhau, cùng tạo ác nghiệp mãi mãi không thôi!”

Bậc cổ đức dạy rằng:

Muốn cho thiên hạ thái bình,
Phải ngưng ăn thịt chúng sinh các loài.

Lại cũng dạy rằng:

Muốn biết vì sao thế gian,
Triền miên binh lửa, ngút ngàn nạn tai,
Hãy nghe vang vọng đêm dài,
Tiếng kêu thảm thiết vạn loài sinh linh.
Kìa trong lò mổ sát sinh,
Muôn loài bỏ mạng vì mình đó thôi!

Cho nên, đã tạo nhân như thế nào, ắt phải chịu quả như thế ấy. Nếu không suy nghĩ thì còn có thể phạm vào, bằng như đã có sự suy ngẫm, hẳn phải lấy làm kinh sợ mà không dám giết hại nữa!

Tiên sinh An Sĩ cung kính vâng theo lời Phật dạy, khởi tâm thương xót muôn người, soạn ra sách Dục hải hồi cuồng (欲海回狂) để khuyên ngăn sự tham dâm, sách Vạn thiện tiên tư (萬善先資) để khuyên ngăn việc giết hại. Trong đó dẫn chứng những sự việc có thật, chỉ rõ lẽ nhân quả, mong sao cho hết thảy người đời đều đối đãi với nhau như anh em một nhà cùng do trời đất sinh ra; người với muôn loài cũng một chân tâm, mãi mãi dứt trừ tâm xấu ác gây ra những chuyện tổn hại đạo lý, trái nghịch luân thường, ỷ mạnh hiếp yếu. Lại cũng muốn cùng với tất cả mọi người đều không phạm điều ác, siêng làm việc lành, nên lấy bài văn Âm chất (陰騭文) của Văn Xương Đế Quân mà thêm vào chú thích tường tận, gọi là Âm chất văn quảng nghĩa (陰騭文廣義), khiến người đời có thể noi theo đây mà trong hết thảy mọi việc làm hằng ngày đều giữ lòng lành khi ứng xử, ví như ở tầm vóc lớn lao thì có thể trị nước an dân, mà trong phạm vi nhỏ nhặt thì mỗi một lời nói, mỗi một ý nghĩ cũng đều có sự thận trọng suy xét, tương hợp với đạo lý.

Đối với những lời dạy của các bậc hiền thánh xưa như thế, phải hết sức cung kính thận trọng, đọc qua và suy ngẫm với tâm chân chánh, với ý chí thành, chẳng phải những kẻ chỉ bàn luận suông mà có thể hiểu được.

Cả ba tập sách nói trên, văn chương ý thú đều thông suốt việc xưa nay, ích đời lợi người, đó là nhờ tiên sinh đã vận dụng tài năng trác tuyệt, kết hợp với sự thấu triệt sâu mầu, nắm hiểu được tâm pháp của chư Phật Tổ, Thánh hiền rồi dùng bút mực mà truyền đạt chân thật đến người đời, phát huy được những điều đã hiểu.

Tuy nhiên, cho dù có thể tiết chế sự dâm dục, từ bỏ nghiệp giết hại, điều ác không phạm, lại siêng làm việc thiện, nhưng nếu chưa đạt đến sự giải thoát rốt ráo khỏi vòng sinh tử thì làm sao tránh khỏi phải tái sinh đời đời kiếp kiếp? Chỉ có thể cố gắng giữ gìn không buông thả, ắt sẽ thường được sinh vào những cảnh giới tốt lành, rộng tu trí huệ, không rơi vào những cảnh giới xấu ác. Được như thế cũng đã chẳng mấy người, nói gì đến chuyện thấu triệt lẽ tử sinh, vượt thoát luân hồi, phải đâu là chuyện dễ nói được sao? Nhất thiết phải nhờ vào sức tu định tuệ, dứt trừ lậu hoặc, chứng đắc chân tánh mới có thể đạt đến sự tự do, giải thoát rốt ráo. Hết thảy những ai chưa được như thế, chỉ nhờ phước báu mà có thể sinh làm vua các cõi trời, cao tột đến như cõi trời Phi phi tưởng, được hưởng phước báu và sống thọ đến 80.000 đại kiếp, nhưng dù vậy cũng vẫn còn bị trói buộc trong vòng nghiệp lực, tùy theo các nghiệp thiện ác mà phải mãi mãi thọ sanh lưu chuyển trong luân hồi.

Do vậy, y theo pháp môn mà đức Như Lai đã dạy, rằng nương sức từ bi của Phật thì dẫu nghiệp lực chưa dứt vẫn có thể được vãng sanh, tiên sinh An Sĩ liền rút lấy những ý nghĩa cốt yếu trong các kinh, luận về Tịnh độ mà kết hợp soạn thành một bộ sách, lấy tên là Tây quy trực chỉ (西歸直指). Như ai có thể một lần đọc qua sách ấy ắt khởi lòng tin sâu vững, dứt sạch nghi ngờ. Nếu khởi tâm tin tưởng, phát nguyện cầu sinh về cõi Tây phương, cho dù căn cơ lanh lợi hay chậm lụt, tội nghiệp đã tạo nặng hay nhẹ, công phu tu tập sâu hay cạn, chỉ cần có đủ lòng tin, phát nguyện thật chân thành chí thiết, trì niệm danh hiệu Phật, thì chắc chắn đến lúc lâm chung sẽ nương sức từ bi tiếp dẫn của đức Phật mà được vãng sanh.

Khi được vãng sanh rồi, tất nhiên đã bỏ phàm lên thánh, thấu triệt lẽ tử sinh, giải thoát luân hồi, ngay trong một niệm tỏ ngộ tự tâm, việc chứng quả Chánh giác ắt là sắp đến. Những ý nghĩa lợi ích như thế, chỉ ai đã thực sự chứng đắc rồi mới biết, không thể miêu tả hình dung bằng văn chương ngôn ngữ.

Yếu chỉ của pháp môn này dùng sự tin sâu phát nguyện của tự thân hành giả cảm ứng giao hòa với tâm từ bi của đức Phật, nhờ đó mà được sự lợi ích lớn lao vô cùng như thế. Nếu so với việc tự dùng sức mình để dứt trừ lậu hoặc, chứng đắc chân tánh, thấu triệt lẽ sinh tử, vượt thoát luân hồi, thì mức độ khó dễ quả thật chênh nhau như trời với đất!

Hiện nay trên thế giới có những quốc gia chiến tranh kéo dài liên miên, người trong nước [Trung Hoa] thì khởi sinh từ sự bất đồng ý kiến mà phân chia thành nam bắc, công kích lẫn nhau. Lại thêm trong nhiều năm gần đây thường xảy ra thiên tai bão lụt, hạn hán, động đất, giặc cướp, dịch bệnh... Thường nghe những tin tức thống kê số thương vong trong ngoài không dưới vạn vạn người, khiến trong lòng đau đớn khôn cùng chẳng biết làm sao, hận mình bất tài kém trí, lạm đứng vào hàng tăng chúng mà chưa chứng đắc đạo quả, chỉ có tấm lòng thương đời thương người, thật không chút sức lực để ra tay cứu vớt.

Có người đồng hương ở Cần Phố là tiên sinh Lưu Tại Tiêu, vốn là kẻ sĩ trong hàng thanh bạch, gia thế nhiều đời nối truyền đạo đức, lại tin sâu Phật pháp. Mùa hè năm nay, tiên sinh tìm lên núi xin gặp mặt hỏi đạo. Khi cùng nhau bàn luận đến tình cảnh hiện nay ở trong nước cũng như ngoài nước, tiên sinh bỗng lo lắng hỏi: “Bạch thầy, liệu có phương pháp nhiệm mầu nào có thể cứu giúp được chăng?”

Tôi đáp: “Đó là nghiệp quả khổ đau, mà quả khổ đau ấy ắt phải có nguyên nhân. Nếu muốn cứu khổ thì phải dứt trừ nhân của khổ. Nhân đã dứt trừ thì quả sẽ không do đâu mà sinh ra. Cho nên kinh Phật dạy rằng: ‘Bồ Tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả.’”

Nhân đó liền đưa sách An Sĩ toàn thư cho tiên sinh xem, mong được khắc bản lưu truyền rộng rãi, khiến cho người người xem qua đều được vượt thoát luân hồi, thẳng đến bến bờ giác ngộ. Tiên sinh không kiềm được nỗi vui mừng, lập tức gọi người cháu là Triệu Bộ Vân lấy ra 700 đồng tiền, mong tôi lo giúp việc khắc in. Tôi nhớ lại hồi năm Mậu Thân (1908) đã từng khuyên Lý Thiên Quế khắc in sách này ở đất Thục, ông ấy liền nhờ tôi viết cho lời tựa, nhưng rồi sau không đủ nhân duyên nên cuối cùng việc lại không thành.

Nay nhờ có Lưu tiên sinh quyết lòng giúp vào, thật là thuận duyên lớn lao, tôi liền thêm vào các bản văn sau để cùng khắc in:

- Sách Liễu Phàm tứ huấn (了凡四訓) của Viên Liễu Phàm, là những lời hay ý đẹp khuyên việc bỏ ác làm lành.

- Một quyển thuật ký của Du Tịnh Ý, lời lẽ hết sức chí thành, thấu suốt chỗ sâu xa tốt đẹp trong trời đất, phát huy nghĩa lý mọi việc, khuyên người kiên trì nỗ lực công phu, chính là chỗ trang nghiêm đẹp đẽ thuần khiết bậc nhất, tỏ rõ tường tận.

Hai quyển này được thêm vào sau quyển hạ của phần Âm chất văn quảng nghĩa.

- Bài văn Giới sát phóng sinh (戒殺放生文) của Đại sư Liên Trì, có thể xem là bậc chủ sư từ bi diệt trừ ma quân tàn độc, nay thêm vào sau sách Vạn thiện tiên tư.

- Các bài tụng trong tập Bất tịnh quán (不淨觀) của Pháp sư Tỉnh Am, có thể xem là vị dũng tướng tịnh hạnh diệt trừ ma quân tham dục, nay thêm vào sau sách Dục hải hồi cuồng.

- Bài văn Khuyên phát tâm Bồ-đề (勸發菩提心文) cũng của ngài Tỉnh Am, có thể xem là con thuyền từ cứu vớt chúng sinh trong biển khổ luân hồi, nay thêm vào sau sách Tây quy trực chỉ.

Ba tập sách của tiên sinh An Sĩ lại được thêm vào các phần như thế, thật chẳng khác nào như trên gấm đẹp lại thêu hoa, như đèn sáng đặt cạnh gương soi, ánh sáng màu hoa càng thêm rực rỡ xán lạn, khiến lòng người thảy đều hoan hỷ. Quả thật, với người khéo đọc sách này ắt những tâm niệm gian dối tàn độc sẽ tức thời tan biến, mà những tâm nguyện tự lợi lợi tha sẽ tự nhiên mạnh mẽ sinh khởi, từ chỗ suy ngẫm mà từng bước dần dần hướng thiện, ngày càng tiến bộ sâu xa hơn, dẫu không lưu tâm đến mà tự nhiên tâm trần tục cũng chuyển dần thành trí tuệ thánh nhân, gần như có thể đạt đến chỗ thấu triệt lẽ sinh tử, vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, được đối diện kính lễ đức Phật A-di-đà, tự mình được Phật ban lời thọ ký.

Kính cẩn đọc qua sách này rồi, hân hoan có lời tụng rằng:

Từ lâu chìm trong biển nghiệp,
Bỗng nhiên gặp chiếc thuyền từ.
Xin vâng theo đạo từ bi,
Quay về nương Đấng Giác ngộ.
Lòng tin sâu, nguyện chí thiết,
Tham chấp, luyến ái đều buông,
Giao hòa cảm ứng đạo mầu,
Phật A-di-đà kề cận.

Ngoài ra xin đọc thêm ở bài tựa viết năm Mậu Thân (1908), nay không chép lại rườm rà.

Năm Dân quốc thứ 7 (1918), Mậu Ngọ, ngày 19 tháng 6.
Cổ Tân Thích Ấn Quang kính cẩn ghi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phóng sinh - Chuyện nhỏ khó làm


Cho là nhận


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.225.164 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...