Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Lời tựa của Trương Thủ Ân »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Lời tựa của Trương Thủ Ân

Donate

(Lượt xem: 7.599)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Lời tựa của Trương Thủ Ân

Font chữ:


Nhân dịp khắc bản in lại vào năm Quang Tự thứ 7 (1881)

Tôi lúc trước chưa từng học Phật. Ngày ấy, nhân có người khách đến chơi mang bộ Toàn thư của tiên sinh Chu An Sĩ đưa cho xem. Tôi mở sách xem qua mấy phần, lập tức lộ vẻ bực dọc, không muốn xem nữa. Khách ngạc nhiên gặng hỏi: “Vì sao ông lại có thái độ như vậy?” Tôi đáp: “Những gì tiên sinh An Sĩ nói ở đây hoàn toàn trái ngược với lời một vị tiên sinh tôi đã biết. Ông cho rằng những lời của tiên sinh An Sĩ là đúng, hẳn những lời vị tiên sinh kia là sai chăng?”

Vị khách ấy cười nói: “Tính khí ông thật nóng nảy quá! Đây nào phải chuyện tranh đấu thắng thua? Chỗ lập luận của vị tiên sinh kia với tiên sinh An Sĩ, thật không phải chỗ mà những người như bọn tôi với ông đây có thể theo kịp. Tôi thật không dám lấy sức con phù du để cố làm lung lay đại thụ, còn như ông lại muốn lấy chút lửa đom đóm để thiêu rụi núi Tu-di được sao? Chuyện đúng sai thôi hãy khoan bàn đến, nay ví như có người không hề biết đến đời sau, không tin chuyện nhân quả nên hùng hổ làm nhiều việc ác. Lại có một người khác thực sự biết có đời sau, tin có nhân quả, nên năng nổ làm nhiều việc thiện. Vậy trong hai người ấy, theo ông thì ai hơn ai kém?”

Tôi cũng cười, đáp lại rằng: “Ông xem tôi kém cỏi đến thế sao? Nếu trong việc này mà không phân biệt được ai hơn ai kém, thì khác nào có mũi mà không nhận biết được mùi hương?”

Vị khách liền hỏi: “Nếu đã là như vậy, cớ sao ông lại hoài nghi sách Toàn thư của tiên sinh An Sĩ?”

Tôi đáp: “Ông tuy giỏi biện luận, nhưng những chuyện như thuận đạo lý thì được tốt lành, làm việc trái nghịch ắt gặp việc dữ, hoặc nhà làm việc thiện ắt có niềm vui, nhà làm nhiều việc ác ắt gặp tai ương... thì nhà Nho chúng tôi đã nói quá nhiều rồi, cần chi phải viện dẫn đến kinh Phật?”

Vị khách nói: “Ấy là ông vẫn còn chưa suy xét kỹ đó thôi. Nói về lý nhân quả báo ứng, nếu không xét đến cả ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai, ắt không thể trọn vẹn thuyết phục. Nhưng có thể giảng giải rõ ràng tường tận về nhân quả trong ba đời như thế, duy nhất chỉ có Phật mà thôi. Vì thế, tiên sinh An Sĩ chẳng ngại có người hiềm khích ganh ghét, hết lời răn nhắc cảnh tỉnh, khiến cho người mê phải tỉnh. Như thế cũng là cùng một tấm lòng như vị tiên sinh kia khi viết sách truyền lại cho hậu thế đó thôi.”

Khi ấy, trong lòng tôi đã dần bình tĩnh lại, liền cười đáp: “Ấy là ông chỉ tự mình suy đoán chủ quan nói ra, quả nhiên là giấu đầu mà lại lòi đuôi.”

Khách liền nghiêm sắc mặt mà nói: “Những gì vị tiên sinh kia viết ra chính là pháp của thế gian, còn những điều tiên sinh An Sĩ viết ra lại là pháp thế gian suốt thông cùng pháp xuất thế gian, mỗi câu mỗi chữ đều là lời tâm huyết, ý thiết tha, như dùng kim vàng khơi mắt giúp người mù thấy được ánh sáng, thật hết sức nhọc nhằn, quyết lòng răn nhắc, cho dẫu là những bậc cha anh yêu thương dạy dỗ con em mình cũng không dốc lòng hơn thế được. Nay sách Toàn thư đang sẵn có đây, nếu ông quay lại tìm đọc trong đó ắt gặp được thầy, đâu cần tôi phải lắm lời biện giải lôi thôi dài dòng như thế này.”

Vị khách nói rồi để tập sách lại tặng cho tôi. Tôi kính cẩn nhận lấy, một lần nữa lại mở ra đọc. Ban đầu còn phải dò tìm manh mối theo văn chương câu cú, dần dần về sau mới thể hội được tông chỉ ý thú, hốt nhiên bừng tỉnh thấu triệt thông suốt. Khi ấy buồn vui lẫn lộn, như người lạc lối gặp kẻ dẫn đường, như khi bệnh nặng gặp phương thuốc hay, như giữa giao lộ tối tăm được bó đuốc sáng soi, như giữa biển khổ mênh mông được gặp con thuyền từ cứu vớt, bất chợt không kiềm được tiếng thở dài mà than rằng: “Than ôi! Nếu không may mắn được đọc sách này, ắt một đời ta đã phải luống trôi qua vô ích!”

Như vậy, nếu không gặp được bạn hiền như vị khách ngày xưa, ắt hẳn hết một đời này tôi cũng không biết được rằng còn có đời sau, cũng không tin được là có nhân có quả.

Hỡi ôi! Được làm người là khó, được nghe pháp Phật lại càng khó hơn. Chúng sinh chịu khổ trong ba đường dữ, thử hỏi do ai là người gây ra như thế? Xưa có người nói rằng: “Ai đã từng trôi giạt lang thang, hẳn mới biết cảm thông mà thương người lưu lạc!”

Nhân viết ra đây nhân duyên được đọc sách, nhắn gửi với những ai về sau có duyên may gặp được sách này.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Phật pháp ứng dụng


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 2


Cảm tạ xứ Đức


Kinh Bi Hoa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.85.123 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...