Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Nếu ai có thể giữ tâm hiền thiện như ta »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Nếu ai có thể giữ tâm hiền thiện như ta

Donate

(Lượt xem: 5.630)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Nếu ai có thể giữ tâm hiền thiện như ta

Font chữ:


Giảng rộng

Trước phải hiểu rõ ý nghĩa của hai chữ “giữ tâm”, sau đó mới giảng đến ý nghĩa “có thể như ta”. Hơn nữa, trước hết cần hiểu được “tâm” là gì, sau đó mới xét lại ý nghĩa của việc “giữ tâm” với “không giữ tâm”. Cũng như dạy người giữ gìn vật báu thì trước hết phải chỉ rõ vật báu đó ở đâu.

Sự phân biệt giữa “lòng người” với “tâm đạo”, từ xưa đến nay trong đạo Nho được các bậc hiền thánh truyền nối cho nhau, xem đó là mạng mạch chân chính. Nhà Nho nói rằng: “Đạo là cội nguồn lớn lao phát xuất từ trời”, nhưng bất quá đó cũng chỉ là một cách nói rất mơ hồ, trừu tượng, lại cũng không phải là tông chỉ của cái gọi là “đạo” theo như từ Khổng, Nhan truyền lại. Thế mà các nhà Nho lại có ý báng bổ đạo Phật, hoàn toàn vô cớ tự đưa ra thuyết “Phật gốc ở tâm, Nho gốc ở trời”, đâu biết rằng như vậy là đã tự hủy hoại đi chính cái “tâm học” rất uyên áo sâu sắc ban đầu của Nho giáo, tự nguyện mang bảo vật quý giá nhất của đạo Nho mà quy về cho đạo Phật, thật hết sức đáng tiếc. Lại có những kẻ hậu học mù mịt không hiểu biết, lại hùa theo thuyết ấy mà phụ họa. Biết bao giờ mới có được bậc đại thánh hiền đủ sức chấn chỉnh sự sai lầm như thế?

Học vấn thánh hiền truyền dạy, không ngoài việc giúp ta được tâm tự do tự tại, thoát khỏi mọi sự ràng buộc. Tâm đã thoát khỏi mọi ràng buộc, có ai còn trở lại cầu điều chi nữa? Một tâm cầu, một tâm thoát, dường như là có hai tâm riêng biệt. Nếu không có hai tâm riêng biệt, sao lại phân biệt gọi là cầu với thoát? Chính ở chỗ này phải tận lực nghiên cứu nghiền ngẫm, không thể chỉ xem xét qua loa mà được.

Nho giáo luận về tâm, đạt đến thuyết “rỗng rang sáng suốt không mê mờ, trọn đủ lý lẽ, ứng hóa thành vạn sự”, có thể xem là tinh vi thuần khiết đến mức cùng cực. Thế nhưng, ý tưởng đó vốn có xuất xứ từ những giảng giải trong các kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm của đạo Phật. Xét từ sau thời Khổng tử, Mạnh tử cho đến trước thời Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di thì trong Nho giáo không hề có thuyết này. Chu Hy phát khởi thuyết này, có thể xem là có công đóng góp cho Nho gia.

Năm 18 tuổi, Chu Hy tìm đến theo học với Lưu Bình Sơn. Lưu Bình Sơn có ý cho rằng ông muốn theo đường khoa cử công danh, liền bảo mở rương sách của ông ra xem, chỉ thấy trong đó duy nhất một bộ Đại Huệ Thiền sư ngữ lục (大慧禪師語錄), không còn gì khác. Chu Hy thường cùng Lữ Đông Lai và Trương Nam Hiên tìm đến tham bái nhiều vị thiền lão thạc đức khắp nơi, riêng đối với thiền sư Đạo Khiêm có quan hệ hết sức mật thiết. Ngài Đạo Khiêm nhiều lần khai thị, thường răn nhắc cảnh tỉnh ông trong sự tu tập. Vì thế, trong những chú thích, giảng giải của Chu Hy về các sách Đại học, Trung dung, khi luận về tâm tánh thì phần cốt yếu đều rất gần với tư tưởng của nhà thiền. Chu Hy về già sống ẩn dật trong nhà tranh vách đất, thường tụng kinh Phật, có sáng tác tập thơ “Trai cư tụng kinh” (齋居誦經詩). Nếu nói rằng Chu Hy hoàn toàn không biết đến kinh Phật thì quả là sai lầm.

Luận giải về tâm

Tâm không ở trong


Những người mê muội thường cho rằng tâm ở trong thân này, đó chỉ là do nhận lầm cái tâm thuộc về lục phủ ngũ tạng bên trong cơ thể là tâm, hay trái tim, lại cho đó chính là thể rỗng rang linh diệu, mà không biết rằng có một tâm hữu hình, hay trái tim, tùy thuộc thân xác này thường sinh thường tử, lại có một tâm vô hình, hay tâm thức, không tùy thuộc thân xác này nên không có sinh tử.

Tâm hữu hình, hay trái tim, ở trong thân thể, còn tâm vô hình, hay tâm thức, không ở trong thân thể. Nếu như nói hai tâm ấy chỉ là một, ắt là tâm nhân từ thương dân của Nghiêu, Thuấn với tâm bạo ngược ác độc của Kiệt, Trụ phải cách xa nhau như trời với đất. Lại vì sao cùng mắc phải tâm bệnh, mà có trường hợp phải chẩn đoán dùng thuốc men, có trường hợp lại phải dùng các phương pháp điều trị tâm lý? Do đó mà biết là cái tâm cần phải dùng thuốc men với cái tâm thiện ác vốn rõ ràng là hai tâm khác nhau.

Tâm không ở ngoài

Lại có người ngờ rằng, cái tâm hữu hình kia đã chẳng phải tâm thức, ắt hẳn cái khả năng thấy, khả năng biết của ta chính là tâm. Nhưng những đối tượng của sự thấy, biết đều là ở bên ngoài, như vậy cho thấy cái tâm có thể thấy, có thể biết đó cũng ở bên ngoài. Những người này thường ví như việc nhắm mắt quay nhìn bên trong không thấy, chỉ có khả năng nhìn thấy những vật đối diện mình, không thể từ những chỗ bên trong như chân mi, đáy mắt, da mặt mà tự thấy được hình thể. Lại ví như thân ở bên ngoài căn nhà, tất nhiên chỉ có thể nhìn thấy được tường vách, cửa sổ... từ bên ngoài, mà không thể từ ngoài nhìn vào thấy được những chỗ ẩn khuất bên trong. Xin thưa, không đúng như thế. Cái khả năng biết khổ, biết đau, chính là tâm ta. Như người khác uống vị thuốc hoàng liên, ta không thể cảm thấy đắng miệng; như muỗi chích trên da thịt, ta liền kêu đau, vậy có thể nói rằng tâm ở bên ngoài được chăng?

Tâm không ở khoảng giữa

Lại có người ngờ rằng, tâm đã chẳng ở trong, cũng chẳng ở ngoài, vậy nhất định là nó có lúc vào trong, có lúc ra ngoài, nên phải ở nơi khoảng giữa. Xin thưa, không đúng như thế. Nếu có vào ra, tức chẳng phải ở khoảng giữa. Nếu xác định ở khoảng giữa, ắt không có vào ra. Hơn nữa, biết dựa vào đâu mà gọi là khoảng giữa? Nếu cho rằng khoảng giữa đó nằm bên trong da, thì vẫn giống như thuyết cũ là tâm ở bên trong. Nếu cho rằng khoảng giữa đó nằm bên ngoài da, thì vẫn giống như thuyết cũ là tâm ở bên ngoài. Lại tiến xa hơn để tìm khoảng giữa, thì bất quá trong các nếp nhăn của da cũng chỉ là những cáu ghét dơ bẩn, đó lại là tâm của ta được sao?

Tâm không phải vừa có hiện hữu, vừa không hiện hữu

Hoặc có người nói rằng: “Nếu tâm không hiện hữu, ắt là nhìn không thể thấy, nghe không thể nghe, ăn cũng chẳng biết mùi vị. Còn nếu như nhìn có thể thấy, nghe có thể nghe, ăn có thể biết được mùi vị, đó tức là tâm có hiện hữu. Như vậy, tất nhiên là tâm phải vừa có hiện hữu, vừa không hiện hữu?”

Đáp rằng: “Sáu thức đó chẳng phải là tâm. Ví như khi nhìn thấy người con gái đẹp, tâm liền khởi sinh ái nhiễm, đó là do con mắt (nhãn căn) với hình sắc (sắc trần) tiếp xúc nhau mà thành nhận biết (nhãn thức). Nghe nói đến trái mơ chua thì tự nhiên sinh nước dãi trong miệng, đó là do lưỡi và vị chua tương cảm với nhau mà thành thức. Từ nơi rất cao nhìn xuống thấp, hai chân tự nhiên run rẩy, đó là do thân với cảm xúc thúc bách nhau mà thành thức. Nếu nhận những thức ấy là thể tánh rỗng rang linh diệu không mê muội của tâm, đó là sai chỉ hào ly mà lệch đi ngàn dặm. Người xưa nói rằng:

Cội nguồn sinh tử trong muôn kiếp,
Người mê không biết nhận chân tâm.

Chính là nói đến ý nghĩa này.

Tâm bao trùm hư không

Trong kinh Lăng nghiêm, đức Phật bảo ngài A-nan rằng: “Cả mười phương hư không sinh khởi trong tâm ông, chẳng qua cũng chỉ như đám mây nhỏ điểm giữa bầu trời mênh mông.”

Đức Phật bảo ngài A-nan bảy lần chỉ ra nơi chốn của tâm; bảy lần hỏi, bảy lần đáp, phá sạch tất cả những nhận thức sai lầm hư vọng, sau đó mới dần dần hiển lộ chân tâm nhiệm mầu sáng suốt, khiến cho ngài A-nan được nhất thời tỏ ngộ, có thể nói là một cuộc hiển bày hết sức tường tận sâu xa uyên áo.

Lời bàn

Chữ “tâm” vốn dĩ đã mang nghĩa mơ hồ không rõ rệt, chữ “giữ” lại càng không xác định. Nếu vẫn quyết lòng phải nói ra cho rõ cái ý nghĩa “giữ tâm”, hẳn chỉ càng thêm sai lệch, chỉ nên hướng đến những việc từ “chưa từng bạo ngược với dân” cũng như “cứu người lúc nguy nan” v.v... mà hiểu rằng đó là chỗ “giữ tâm hiền thiện” của Đế Quân, liền cung kính nỗ lực làm theo như vậy là được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đường Không Biên Giới


Phúc trình A/5630


Các tông phái đạo Phật


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.12.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...