Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng »» Mở rộng lòng từ, vì nước cứu dân »»

An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng
»» Mở rộng lòng từ, vì nước cứu dân

Donate

(Lượt xem: 5.335)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng - Mở rộng lòng từ, vì nước cứu dân

Font chữ:


Giảng rộng

Dân là gốc của đất nước. Gốc có vững thì nước mới yên, cho nên muốn cứu giúp nhân dân phải có lòng yêu nước; vì yêu nước nên phải tận trung với minh quân. Câu văn trước là nêu tổng quát để giáo huấn người đời, đến câu này là muốn răn nhắc riêng những kẻ đang nắm trong tay quyền chính.

Người đời đều tôn kính gọi quan phủ là Lão gia, điều đó có ý nghĩa gì? Ấy là muốn dùng cách xưng hô để nhắc nhở thức tỉnh kẻ làm quan, phải đối đãi với dân như bậc cha mẹ đối với con cái.

Cha mẹ đối với con cái có bệnh thì lo âu. Sưu dịch thuế má nặng nề, ấy là bệnh của dân. Trộm cướp côn đồ ngày càng lộng hành, ấy là bệnh của dân. Mưa nắng trái thời, mùa màng thất bát, ấy là bệnh của dân. Kẻ giàu có bất lương thẳng tay bóc lột, bọn quan chức gian xảo lạm quyền hại dân, ấy là bệnh của dân.

Khi dân phải gánh chịu một bệnh, kẻ làm quan phải có ngay một phương pháp cứu giúp, chữa bệnh. Phải hết lòng tận lực lo lắng, tìm mọi phương cách chữa dứt bệnh cho dân, có như vậy thì trên mới không phụ lòng người đứng đầu đất nước, dưới không phụ lòng muôn dân, mà tự bản thân mình cũng chẳng luống công học hành trau dồi tri thức. Được như thế thì “mở rộng lòng từ” đâu có gì là khó?

Trưng dẫn sự tích

Tìm cách cứu dân


Đời vua Tuyên Tông triều Minh, quan tuần phủ Nam Trực là Chu Thầm (sau có thụy hiệu là Văn Tương) yêu dân như con, quản lý việc chi tiêu công thật chặt chẽ minh bạch không ai bằng. Lúc vừa mới đến nhậm chức liền soát xét những chỗ khó khăn khổ sở của dân tình, hết sức quan tâm lo lắng về việc thuế má ở hai vùng Tô Châu và Tùng Giang quá nặng. Đến một năm được mùa, thu hoạch của dân chúng rất nhiều, ông liền xuất công quỹ mua lúa vào, tích trữ trong kho để phòng khi cần dùng cho việc cứu tế. Niên hiệu Tuyên Đức năm thứ 8, vào mùa đông dâng biểu xin chế định phương thức lập kho lúa cứu tế cho nông dân. Hoàng đế có lệnh chuẩn y, ông liền cùng với các vị thái thú Tô Châu là Huống Chung, tri phủ Tùng Giang là Triệu Dự, tri phủ Thường Châu là Mạc Ngu, cùng nhau bàn tính, nỗ lực thực hiện. Vùng Tô Châu thu mua vào được 300.000 thạch lúa, cùng với Tùng Giang, Thường Châu cũng thu vào rất nhiều, đều chia ra tích trữ trong kho lương thực.

Năm sau đó vùng Giang Nam bị hạn hán, số dân đói thiếu ở Tô Châu và Tùng Giang lên đến hơn 3 triệu người, lúa cứu tế đã phân phát hết ra mà không đủ. Nhân đó, Chu Thầm lại nỗ lực suy nghĩ tìm cách làm sao để tích trữ dự phòng được nhiều lương thực hơn nữa. Xét lại trước đó, các phủ khi thu lương thực vào mùa lúa chín đều giao cho bọn lý trưởng ở các hương thôn, đa phần họ chỉ thu lương thực từ dân thường, không thu của những người có chức sắc trong làng. Do đó dân phải nộp nhiều hơn, khiến cho mỗi năm đều có rất nhiều người dân không đủ khả năng nộp thuế phải bỏ trốn đi sinh sống nơi khác.

Chu Thầm liền thay đổi phương thức, ngay tại các phủ khắp nơi đều thiết lập những điểm thu lương thực, chọn người phụ trách từ việc thu vào cho đến vận chuyển về kho. Nông dân trực tiếp mang lúa thóc đến giao nộp tại các điểm thu, không còn thông qua bọn lý trưởng các hương thôn, nhờ đó giảm hẳn chi phí đến một phần ba so với trước kia.

Ngoài ra, xem lại quy định trước đây thì hằng năm cả ba phủ đều phải vận chuyển 1.000.000 thạch lương thực về kho ở Nam Kinh, sau đó dùng vào việc chi phí cũng như lương bổng hàng tháng cho quân binh quan chức tại Bắc Kinh. Như vậy, chi phí cho việc vận chuyển lương thực qua lại tính ra mỗi thạch lúa phải mất đến 6 đấu. Chu Thầm liền mời các ông Hứa Chung v.v... đến cùng họp bàn, nói rằng: “Quan chức tại Bắc Kinh nhận lương bổng sở phí đến từ Nam Kinh, tại sao không thể để lại ở đây mà tự cung cấp? Nếu để lương thực tại đây mà dùng vào việc cung cấp thì khỏi nhọc sức dân, lại còn giảm được chi phí đến 600.000 thạch lúa, có thể đưa nhập vào kho lúa cứu tế cho nông dân, giúp dân thoát được hoạn nạn.” Các ông Hứa Chung v.v... đều khen là ý kiến hay. Chu Thầm lập tức dâng biểu lên triều đình xin chuẩn y thực hiện như vậy.

Riêng tại phủ Tô Châu, trước đó đã thu được 400.000 thạch lúa, cộng thêm số lúa mua vào lúc dân được mùa, lên đến hơn 600.000 thạch. Chu Thầm lệnh rằng: “Lúa ấy không chỉ dùng riêng cho việc cứu tế nông dân. Trong việc thu và vận chuyển lương thực, nếu có xảy ra thất thoát, thiếu sót thì có thể tạm mượn từ kho ấy mà điều tiết vào để giao nộp cho đủ số, đến mùa lúa chín lại y số đó mà trả lại vào kho công. Trong những trường hợp nông dân phải tu sửa đê điều, khai thông kinh rạch, dẫn nước tưới tiêu, thì có thể căn cứ vào số nhân khẩu của từng hộ mà cấp phát lương thực.” Triều đình phê chuẩn y theo tất cả những kiến nghị của Chu Thầm.

Năm sau, Giang Nam lại bị hạn hán lần nữa. Chu Thầm lệnh cho tất cả các quận đồng loạt mở kho lúa cứu tế cấp phát cho dân. Nhờ đó, tuy đồng ruộng không thu được lúa mà nông dân không phải chịu cảnh đói thiếu, trước sau cứu sống đến hơn triệu mạng người.

Vào năm đầu niên hiệu Chính Thống, Chu Thầm đặc biệt thẩm tra kiểm định việc quản lý ruộng đất cũng như tiêu chuẩn thu giao lương thực vùng Nam Kinh. Riêng một phủ Tô Châu, phát hiện việc thu lương thực vào kho trong mùa lúa chín đã giảm đến hơn 800.000 thạch so với quy định. Các địa phương khác cũng đều có sai biệt thất thoát.

Vùng Tô Châu, Tùng Giang trong khoảng 300 năm trở lại đây, số quan chức có thể ban ân trạch đến cho muôn dân chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó phải thừa nhận Chu Thầm là bậc nhất. Dù vậy, Chu Thầm không tự hài lòng với những gì đã làm được, thường đối xử hòa nhã, gần gũi với mọi người. Bản tính ông ưa thích việc bố thí giúp người, mỗi khi chư vị tăng ni các nơi có việc tu sửa, kiến tạo chùa chiền, tự viện hay tô đắp tượng Phật, đều tìm đến ông quyên góp. Ông chưa một lần từ nan, thậm chí có nhiều khi quyên góp nhiều hơn cả số mà người ta mong đợi. Dù vậy, tiền tài chi dụng của ông vẫn thường luôn được sung túc. Người Giang Nam trong hơn 20 năm xem ông như vị cứu tinh, giúp đỡ muôn dân. Người dân được sống trong địa phương do ông cai quản thật may mắn biết bao!

Đế Quân ban sắc thư

Vùng Giang Tô, ở huyện Thái Thương có Hoàng Kiến An, tên húy là Lập Đức. Ông nhìn thấy nhân dân hai địa phương là Tô Châu và Tùng Giang phải khốn khổ rất nhiều vì sưu thuế quá nặng nên ngày ngày buồn khổ, lo nghĩ không yên. Mỗi buổi sáng ông đều thức dậy sớm lễ Phật, sau đó hướng lên trời cao mà cầu khấn, nguyện cho nhân dân hai quận này sớm thoát nạn sưu cao thuế nặng. Ông cũng đem nguyện vọng viết đầy đủ thành văn bản gửi lên quan nha đương thời, không một phương cách nào còn có thể mà không cố sức làm. Mọi người thấy ông như vậy đều cười nhạo.

Vào mùa thu năm Canh Dần, Hoàng Kiến An ngã bệnh. Sang mùa đông, bệnh tình càng thêm nghiêm trọng. Đến ngày cuối tháng 11 thì Kiến An đã bỏ ăn bỏ uống trong nhiều ngày rồi. Đêm đó, vào khoảng canh năm, Kiến An hốt nhiên mộng thấy Đế Quân truyền ông đến dưới điện mà dạy rằng: “Số mạng của ông lẽ ra đã dứt rồi, nhưng nhờ ông một lòng cầu mong việc giảm sưu thuế cho dân, nên nay tuổi thọ được kéo dài thêm.” Nói rồi truyền cho một đạo sắc thư, Kiến An đọc lại ba lần thì nhớ hết.

Kiến An khi ấy bỗng giật mình tỉnh giấc, mở mắt nhìn thấy thân đang nằm trên giường bệnh nhưng tinh thần tự nhiên sảng khoái mạnh mẽ, cơn bệnh vừa qua bỗng như đã hoàn toàn tiêu tan hết. Kiến An lập tức vùng dậy rửa tay rửa mặt, thắp đèn lên, lấy nghiên mực ra mài rồi cầm bút viết. Lúc ấy, người em gái Kiến An là Hoàng Tiết Mẫu vừa qua đời, người trong nhà đều theo đưa đám tang, chỉ còn duy nhất một bà cụ già giúp việc ở lại giữ nhà. Bà cụ nhìn thấy ông chủ nhà từ cả tháng qua nằm liệt trên giường bệnh, giờ bỗng nhiên ngồi ngay ngắn trước bàn, thắp đèn cầm bút viết, không khỏi một phen kinh ngạc đến sửng người.

Sáng hôm sau, có người em họ của Kiến An là Quách Nhĩ Tiên cùng đi với Khổng Nhĩ Trung đến thăm bệnh, nhìn thấy Kiến An hốt nhiên khỏe mạnh thì hết sức kinh hãi. Sau đó, Kiến An lại ngồi kiệu đến nhà cô em gái để dự đám tang, cùng ngồi vào bàn thù tạc với quan khách, bằng hữu. Trên đường đi phải trải qua nhiều nơi vất vả nhưng ông không một chút gì tỏ ra mệt mỏi, mà việc ăn uống cũng hoàn toàn bình thường như trước đây. Những người biết chuyện, ai nấy đều cho là một chuyện tốt đẹp lạ lùng đáng nói.

Đến năm 77 tuổi, Hoàng Kiến An dứt bỏ hết mọi việc thế tục, chuyên tâm ăn chay niệm Phật, học hỏi kinh điển trong nhiều năm nữa. Về sau không bệnh, an nhiên qua đời.

Lời bàn

Đọc qua bản cáo sắc của Đế Quân, đại ý dạy rằng: “Xét trường hợp của Hoàng Lập Đức, bất quá chỉ là một kẻ thứ dân đơn độc, lại đang lúc tuổi già bóng xế, nhưng phát tâm muốn giải cứu mối nguy khốn đã tích lũy từ 300 năm qua, thề nguyện mong cầu sự lợi lạc cho hàng vạn hộ dân cùng khổ, khác nào như đem sức con phù du muốn lay động núi cao, như chim tinh vệ muốn lấp đầy biển lớn?

“Tuy nhiên, muốn đắp thành gò cao muôn trượng cũng phải dựa vào từng sọt đất nhỏ, kiên trì quyết sẽ thành công. Đạo lớn của trời đất quan trọng ở sự chí thành không gián đoạn, ắt làm nên công hạnh của bậc thánh hiền, chỉ tiến lên mà không thối chí. Phải nên gắng sức kiên trì, đừng để thối thất chỗ phát tâm ban đầu.”

Xét kỹ thì hiểu rằng, việc sưu thuế nặng nề có thể giảm được hay không cũng là do sức người tác động, nhưng giống như việc leo núi, muốn thành tựu thì mỗi người đều phải tự nỗ lực, chẳng ai có thể thay cho người khác được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 46 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Đức Phật và chúng đệ tử


Những Đêm Mưa


Giọt mồ hôi thanh thản


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.195.182 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...