Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Xem đối chiếu Anh Việt: III. Đối trị sân hận »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Xem đối chiếu Anh Việt: III. Đối trị sân hận

Donate

(Lượt xem: 5.763)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

III. Đối trị sân hận

III. DEALING WITH ANGER



GIỚI THIỆU
Introduction
Trong số những phiền não cấu uế về tinh thần gây nhiều xáo trộn cho hòa hợp xã hội, có lẽ tai hại nhất là sân hận. Vì hầu như trong tất cả cộng đồng, kể cả các tinh xá của Đức Phật, đều có những người có khuynh hướng tham dục vị kỷ, họ luôn luôn có nguy cơ gây chia rẽ do sân hận, oán hận, và trả thù những thành viên trong cộng đồng của họ. Vì lý do đó, việc chế ngự sân hận là rất quan trọng đối với sự hòa hợp trong cộng đồng. Đức Phật công nhận rằng trong lúc bộc lộ giận dữ mang lại một mức độ thỏa mãn nào đó, Ngài chỉ rõ là những cơn giận bùng nổ cuối cùng sẽ dội ngược trở lại chính mình, đưa đến tổn hại cho chính mình và làm cho con người dấn thân vào việc xung đột với người khác. Do đó, trong Kinh văn III, 1 Ngài mô tả sân hận giống như một rễ cây độc hại với đầu ngọn dính chút mật ngọt.
Among the mental defilements disruptive to social harmony, probably the most pernicious is anger. Since virtually all communities, including Buddhist monasteries, consist of people still prone to egotistical desires, they are in constant danger of being riven by anger, resentment, and vindictiveness among their members. For this reason, the control of anger is critical to communal harmony. The Buddha recognizes that while giving vent to anger brings a certain degree of satisfaction, he points out that angry outbursts ultimately bounce back upon oneself, entailing direct harm for oneself and entangling one in conflict with others. Hence in Text III,1 he describes anger as having “a poisoned root and honeyed tip.”
Sân hận xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, phân biệt nhiều hạng người khác nhau. Kinh Văn III, 2 sắp xếp con người thành ba hạng dựa trên mối tương quan của họ với sân hận: những người thường tức giận và vẫn nuôi dưỡng cơn giận của mình là giống như một đường kẻ vạch lên đá; những người tức giận nhưng nhanh chóng giải tỏa cơn giận của mình thì giống như một đường kẻ vạch lên mặt đất; những người vẫn nhẫn nhục ngay cả khi bị kẻ khác tấn công là giống như một đường kẻ vạch trên nước. Kinh Văn III, 3 còn phân biệt thêm các hạng người trong tương quan giữa họ với sân hận bằng cách so sánh họ với bốn loại rắn.
Anger occurs in different degrees, which distinguish people into different types. Text III,2 classifies people into three types on the basis of their relationship to anger: those who often get angry and nurture their anger are like a line etched in stone; those who often get angry but quickly dispel their anger are like a line drawn on the ground; those who remain patient even when attacked by others are like a line drawn in water. Text III,3 further distinguishes people in relation to anger by comparing them to four kinds of vipers.
Vì Đức Phật tìm giải pháp cho những vấn đề của con người qua sự hỗ trợ của luật nhân quả, để giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao sân hận phát sinh, Ngài đưa ra “mười lý do để oán hận” mà Ngài đã liệt kê trong Kinh Văn III, 4 với sự thông suốt và chính xác thường lệ của Ngài.
Since the Buddha seeks the solution to human problems with the aid of the principle of causality, to help us understand more clearly why anger arises, he lays out “ten grounds for resentment,” which he enumerates in Text III,4 with his customary thoroughness and precision.
Mười lý do có được bằng cách ghi nhận trước tiên là phản ứng của con người đối với những kẻ có hành động làm tổn hại mình; kế tiếp là phản ứng của con người trước những hành động làm tổn hại bạn mình; tiếp theo là phản ứng của con người trước những hành động có lợi cho kẻ thù của mình. Mỗi lý do trong số đó được chia theo ba thời kỳ - quá khứ, hiện tại và tương lai - tổng cộng là chín lý do. Cuối cùng, Đức Phật thêm một loại gọi là ‘oán hận vô lý’, để chỉ trường hợp ‘con người oán hận không vì lý do nào cả.’
The ten are obtained by taking first one’s reactions to those who act for one’s own harm; next, one’s reactions to those who act for the harm of one’s friends; and next, one’s reactions to those who act for the benefit of one’s foes. Each of these is divided by way of the three periods of time — past, present, and future — for a total of nine. Finally, the Buddha adds irrational anger, the vexing case of “one who becomes angry without a reason.”
Việc thiết lập hòa hợp trong cộng đồng đòi hỏi các thành viên của cộng đồng cố gắng vượt qua sân hận. Bước đầu tiên để loại bỏ sân hận là suy xét về những nguy hiểm của sân hận. Tôi đã tập hợp một số bài kinh về những điểm bất lợi của sân hận trong Kinh Văn III, 5 (1) - (4). Bởi vì sân hận đem đến mối đe dọa đáng sợ cho sự an vui của con người, Đức Phật đề nghị nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ sân hận. Trong Kinh Văn III, 6 (1), Ngài dạy về mười trường hợp oán hận cần phải được loại bỏ, đối trị lại mười lý do để oán hận. Trong Kinh Văn III, 6 (2), Ngài đề nghị năm phương pháp để loại bỏ sân hận. Trong Kinh Văn III, 6 (3), Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất), vị trưởng lão đệ tử của Đức Phật giải thích thêm năm phương pháp để vượt qua sân hận.
The establishment of communal harmony requires that the members of the community strive to overcome anger. The first step in removing anger lies in reflecting on the dangers in anger. I have collated a number of discourses on the drawbacks of anger in Texts III,5(1)–(4). Because anger poses such a formidable threat to one’s well-being, the Buddha proposes a variety of methods for removing anger. In Text III,6(1) he teaches the ten occasions when resentment should be eliminated, counterparts to the ten grounds of resentment. Again, in III,6(2) he prescribes five methods to eliminate anger. In Text III,6(3), the chief disciple Sāriputta explains another five methods to overcome anger.
Bên dưới nhiều kỹ thuật được vận dụng để chống lại sân hận, lộ ra một đức hạnh quan trọng, đó là hạnh nhẫn nhục (khanti), mà Đức Phật gọi là khổ hạnh tối cao. (1) Nhẫn nhục vừa là phương tiện chữa lành tâm sân hận vừa là đức hạnh tối thắng khi cuối cùng sân hận đã được chế ngự. Trong Kinh Văn III, 7 (1), Đức Phật hướng dẫn các đệ tử của Ngài nên nhẫn nhục mỗi khi các vị ấy bị kẻ khác tấn công bằng những lời lẽ độc ác như dao đâm; thậm chí Ngài còn dạy rằng: “Nếu bọn cướp hung bạo dùng cái cưa hai lưỡi xẻo từng miếng thịt trên tay chân các ông, các ông phải kềm chế nỗi đau đớn và rải tâm từ đến chúng.” Trong Kinh Văn III, 7 (2), Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) dạy rằng, khi một Sa-môn bị kẻ khác tấn công bằng những lời lẽ xúc phạm hay bằng vũ khí, vị Sa-môn ấy có thể duy trì hạnh nhẫn nhục bằng cách áp dụng pháp quán vô thường và quán các yếu tố (giới) thuộc vật chất (liên hệ đến thân thể). Một bài kinh giảng cho Sakka Thiên chủ, vị vua cai trị cõi Thiên, được đưa vào đây như là Kinh văn III, 7 (3) - so sánh tương phản hai phương cách đối trị với sự xúc phạm đạo đức, phương cách của một nhà chính trị thực tiễn và phương cách của một nhà đạo đức lý tưởng. Trong kịch bản này, người đánh xe ngựa Mātali tượng trưng cho nhà chính trị thực tiễn, là người hô hào trừng phạt kẻ thù; trong lúc Sakka Thiên chủ, tượng trưng cho nhà cai trị chân chính, ca ngợi hạnh nhẫn nhục và tự chế.
Underlying the multiplicity of techniques to be deployed against anger stands one cardinal virtue, patience (khanti), which the Buddha calls the supreme austerity.1 Patience is both the means for curing the mind of anger and the quality that prevails when anger has finally been subdued. In Text III,7(1) the Buddha instructs his disciples to remain patient when they are attacked by sharp words; even more, he says, “if bandits sever you savagely limb by limb with a two-handled saw,” you are to restrain your wrath and extend to them a mind of loving-kindness. In Text III,7(2) Sāriputta teaches how a monk, when assailed by abusive words or attacked with weapons, can maintain patience by applying the contemplations of impermanence and the material elements. A discourse ascribed to Sakka, the ruler of the gods — included here as Text III,7(3) — contrasts two ways of dealing with transgression, that of the political realist and that of the ethical idealist. In this scenario, the celestial charioteer Mātali represents the political realist, who advocates punishment of enemies, while Sakka, as the righteous ruler, praises patience and restraint.
Những khó khăn thách thức của việc duy trì hạnh nhẫn nhục có thể vượt qua bằng cách noi gương những vị đáng kính ngưỡng về hạnh nhẫn nhục. Trong đoạn cuối của phần này, tôi cung cấp những bài tường thuật về các nhân vật gương mẫu đã giữ gìn cam kết của họ về hạnh nhẫn nhục trong những hoàn cảnh khó khăn. Kinh Văn III, 8 (1) - (4) cho thấy bằng cách nào Đức Phật; Tôn giả Puṇṇa (Phú-lâu-na), là vị Sa-môn có nhiệm vụ đi truyền giáo; Trưởng lão Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Sakka Thiên chủ; tất cả đã áp dụng hạnh nhẫn nhục như thế nào để vượt thắng kẻ thù của các vị ấy.
The challenge of maintaining patience can also be met by emulating worthy examples. In the last division of this part, therefore, I provide accounts of how exemplary figures upheld their commitment to patience under difficult circumstances. Texts III,8(1)–(4) show how the Buddha, the missionary monk Puṇṇa, the chief disciple Sāriputta, and the deity Sakka all drew upon patience to prevail over their adversaries.
I. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN
III. Dealing with Anger
1. GIẾT SÂN HẬN
1. THE SLAYING OF ANGER
Sakka Thiên chủ, vị vua cai trị cõi Trời, đến viếng Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, rồi đứng một bên, và bạch Thế Tôn bằng các câu kệ:
Sakka, ruler of the devas, approached the Blessed One, paid homage to him, stood to one side, and addressed the Blessed One in verse:
“Giết cái gì, được ngủ ngon?
Giết cái gì, không sầu khổ?
Giết cái gì, được Ngài chấp thuận?
Thưa Tôn giả Gotama?
“Having slain what does one sleep soundly?
Having slain what does one not sorrow?
What is the one thing, O Gotama,
whose killing you approve?”
[Thế Tôn đáp:]
[The Blessed One:]
Giết sân hận, được ngủ ngon;
Giết sân hận, không sầu khổ.
Hỡi Sakka Thiên chủ, giết sân hận,
Với gốc rễ độc hại và chút mật ngọt:
Việc này được bậc Thánh tán thán,
Vì giết được sân hận, sẽ không còn sầu khổ.”
“Having slain anger, one sleeps soundly;
having slain anger, one does not sorrow.
The killing of anger, O Sakka,
with its poisoned root and honeyed tip:
this is the killing the noble ones praise,
for having slain that, one does not sorrow.”
(Tương Ưng BK I, Ch. 11 (3), tr. 527-528)
(SN 11:21, CDB 337)
2. BA HẠNG NGƯỜI
2. THREE KINDS OF PERSONS
“Này các Tỷ-kheo, có ba hạng người có mặt ở đời này. Thế nào là ba? Hạng người như đường kẻ vạch lên đá; hạng người như đường kẻ vạch lên đất; hạng người như đường kẻ vạch lên nước.
“Monks, there are these three kinds of persons found existing in the world. What three? The person who is like a line etched in stone; the person who is like a line etched in the ground; and the person who is like a line etched in water.
(1) “Và thế nào là hạng người như đường kẻ vạch lên đá? Ở đây, có người thường tức giận, và cơn giận của người này vẫn tồn tại trong một thời gian dài, cũng giống như một đường kẻ vạch lên đá không bị gió hay nước xóa nhanh chóng mà vẫn tồn tại một thời gian dài. Cũng vậy, có người thường tức giận, và cơn giận của người này vẫn tồn tại trong một thời gian dài. Như vậy gọi là hạng người như đường kẻ vạch lên đá.
(1) “And what kind of person is like a line etched in stone? Here, some person often gets angry, and his anger persists for a long time. Just as a line etched in stone is not quickly erased by the wind and water but persists for a long time, so too, some person often gets angry, and his anger persists for a long time. This is called the person who is like a line etched in stone.
(2) “Và thế nào là hạng người như đường kẻ vạch lên đất? Ở đây, có người thường tức giận, nhưng cơn giận của người này không tồn tại trong một thời gian dài, cũng giống như một đường kẻ vạch lên đất bị gió hay nước xóa nhanh chóng và không tồn tại một thời gian dài. Cũng vậy, có người thường tức giận, và cơn giận của người này không tồn tại trong một thời gian dài. Như vậy gọi là hạng người như đường kẻ vạch lên đất.
(2) “And what kind of person is like a line etched in the ground? Here, some person often gets angry, but his anger does not persist for a long time. Just as a line etched in the ground is quickly erased by the wind and water and does not persist for a long time, so too, some person often gets angry, but his anger does not persist for a long time. This is called the person who is like a line etched in the ground.
(3) “Và thế nào là hạng người như đường kẻ vạch lên nước? Ở đây, có người ngay cả khi bị kẻ khác nói lời thô bạo và độc ác, bằng những cách thật khó chịu, người này vẫn giữ thái độ thân thiện với đối phương, vẫn hòa đồng và chào hỏi kẻ ấy; cũng giống như một đường kẻ vạch lên nước bị xóa nhanh chóng, và không tồn tại một thời gian dài. Cũng vậy, có người khi bị kẻ khác nói lời thô bạo và độc ác, bằng những cách thật khó chịu, người này vẫn giữ thái độ thân thiện với đối phương, vẫn hòa đồng và chào hỏi kẻ ấy. Như vậy gọi là hạng người như đường kẻ vạch lên nước.
(3) “And what kind of person is like a line etched in water? Here, some person, even when spoken to roughly and harshly, in disagreeable ways, remains on friendly terms with his antagonist, mingles with him, and greets him. Just as a line etched in water quickly disappears and does not persist for a long time, so too, some person, even when spoken to roughly and harshly, in disagreeable ways, remains on friendly terms with his antagonist, mingles with him, and greets him. This is called the person who is like a line etched in water.
“Này các Tỷ-kheo, đây là ba hạng người có mặt ở đời này.”
“These, monks, are the three kinds of persons found existing in the world.”
(Tăng Chi BK I, Ch. 3 (XIII):130; tr. 517-518)
(AN 3:132, NDB 361–62)
3. HẠNG NGƯỜI GIỐNG CÁC LOÀI RẮN
3. PERSONS LIKE VIPERS
“Này các Tỷ-kheo, có bốn loại rắn. Thế nào là bốn? Loại rắn có nọc phun ra rất nhanh nhưng không độc; loại rắn có nọc độc nhưng không phun ra nhanh; loại rắn vừa có nọc độc vừa phun ra rất nhanh; và loại rắn không có nọc độc và cũng không phun ra nhanh. Đây là bốn loại rắn.
“Monks, there are these four kinds of vipers. What four? The one whose venom is quick to come up but not virulent; the one whose venom is virulent but not quick to come up; the one whose venom is both quick to come up and virulent; and the one whose venom is neither quick to come up nor virulent. These are the four kinds of vipers.
“Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người tương tự như bốn loại rắn hiện diện trong đời này. Thế nào là bốn? Hạng người có nọc độc phun ra rất nhanh nhưng không độc hại; hạng người có nọc độc nhưng không phun ra nhanh; hạng người vừa có nọc độc vừa phun ra rất nhanh; và hạng người không có nọc độc và cũng không phun ra nhanh.
So too, there are these four kinds of persons similar to vipers found existing in the world. What four? The one whose venom is quick to come up but not virulent; the one whose venom is virulent but not quick to come up; the one whose venom is both quick to come up and virulent; and the one whose venom is neither quick to come up nor virulent.
(1) “Này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có nọc độc phun ra rất nhanh nhưng không độc hại? Ở đây, có người thường dễ nổi giận, nhưng cơn giận của người này không kéo dài. Như vậy là hạng người có nọc độc phun ra rất nhanh nhưng không độc hại. Vì thế, Ta nói rằng người này cũng giống như loài rắn có nọc độc phun ra rất nhanh nhưng không độc hại.
(1) “And how, monks, is a person one whose venom is quick to come up but not virulent? Here, someone often becomes angry, but his anger does not linger for a long time. It is in this way that a person is one whose venom is quick to come up but not virulent. So, I say, this person is just like a viper whose venom is quick to come up but not virulent.
(2) “Này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có nọc độc nhưng không phun ra nhanh? Ở đây, có người thường không dễ nổi giận, nhưng cơn giận của người này kéo dài. Như vậy là hạng người có nọc độc nhưng không phun ra nhanh. Vì thế, Ta nói rằng người này cũng giống như loài rắn có nọc độc nhưng không phun ra nhanh.
(2) “And how is a person one whose venom is virulent but not quick to come up? Here, someone does not often become angry, but his anger lingers for a long time. It is in this way that a person is one whose venom is virulent but not quick to come up. So, I say, this person is just like a viper whose venom is virulent but not quick to come up.
(3) “Và thế nào là hạng người vừa có nọc độc vừa phun ra nhanh? Ở đây, có người thường dễ nổi giận, và cơn giận của người này kéo dài. Như vậy là hạng người vừa có nọc độc vừa phun ra nhanh. Vì thế, Ta nói rằng người này cũng giống như loài rắn vừa có nọc độc vừa phun ra nhanh.
(3) “And how is a person one whose venom is both quick to come up and virulent? Here, someone often becomes angry, and his anger lingers for a long time. It is in this way that a person is one whose venom is both quick to come up and virulent. So, I say, this person is just like a viper whose venom is both quick to come up and virulent.
(4) “Và thế nào là hạng người không có nọc độc và cũng không phun ra nhanh? Ở đây, có người thường không dễ nổi giận, và cơn giận của người này không kéo dài. Như vậy là hạng người không có nọc độc cũng không phun ra nhanh. Vì thế, Ta nói rằng người này cũng giống như loài rắn không có nọc độc và cũng không phun ra nhanh.
(4) “And how is a person one whose venom is neither quick to come up nor virulent? Here, someone does not often become angry, and his anger does not linger for a long time. It is in this way that a person is one whose venom is neither quick to come up nor virulent. So, I say, this person is just like a viper whose venom is neither quick to come up nor virulent.
“Như vậy, này các Tỷ-kheo, đây là bốn hạng người tương tự như bốn loại rắn hiện diện trong đời này.”
“These, monks, are the four kinds of persons similar to vipers found existing in the world.”
(Tăng Chi BK II, Ch. 4 (X):110, tr. 23-25)
(AN 4:110, NDB 491–92)
4. NHỮNG LÝ DO ĐỂ OÁN HẬN
4. THE GROUNDS FOR RESENTMENT
“Này các Tỷ-kheo, đây là mười lý do để oán hận. Thế nào là mười? (1) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đã hành động để làm hại ta’, người ấy sinh lòng oán hận. (2) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó sẽ hành động để làm hại ta’, người ấy sinh lòng oán hận. (3) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đang hành động để làm hại ta’, người ấy sinh lòng oán hận. (4) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đã hành động để làm hại người ta yêu mến’, người ấy sinh lòng oán hận. (5) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đang hành động để làm hại người ta yêu mến’, người ấy sinh lòng oán hận. (6) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó sẽ hành động để làm hại người ta yêu mến’, người ấy sinh lòng oán hận. (7) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đã hành động để làm lợi cho kẻ dễ ghét và đối nghịch với ta’, người ấy sinh lòng oán hận. (8) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đang hành động để làm lợi cho kẻ dễ ghét và đối nghịch với ta’, người ấy sinh lòng oán hận. (9) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó sẽ hành động để làm lợi cho kẻ dễ ghét và đối nghịch với ta’, người ấy sinh lòng oán hận. (10) Và có người tức giận mà không có lý do nào cả. “Này các Tỷ-kheo, đó là mười lý do để oán hận.”
“Monks, there are these ten grounds for resentment. What ten? (1) Thinking: ‘They acted for my harm,’ one harbors resentment. (2) Thinking: ‘They are acting for my harm,’ one harbors resentment. (3) Thinking: ‘They will act for my harm,’ one harbors resentment. (4) Thinking: ‘They acted for the harm of one who is pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (5) Thinking: ‘They are acting for the harm of one who is pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (6) Thinking: ‘They will act for the harm of one who is pleasing and agreeable to me,’ one harbors resentment. (7) Thinking: ‘They acted for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me,’ one harbors resentment. (8) Thinking: ‘They are acting for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me,’ one harbors resentment. (9) Thinking: ‘They will act for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me,’ one harbors resentment. (10) And one becomes angry without a reason. These, monks, are the ten bases of resentment.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. 10 (79), tr. 441-442)
(AN 10:79, NDB 1439)
5. NHỮNG NGUY HẠI CỦA SÂN HẬN VÀ LỢI ÍCH CỦA NHẪN NHỤC
5. DANGERS IN ANGER AND BENEFITS IN PATIENCE
(1) Năm mối nguy hại
(1) Five Dangers
“Này các Tỷ-kheo, có năm mối nguy hại cho người không nhẫn nhục. Thế nào là năm? Kẻ này bị nhiều người không ưa thích và ghét bỏ; có nhiều kẻ thù; có nhiều lỗi lầm; khi chết tâm mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục. Đây là năm mối nguy hại cho người không nhẫn nhục.
“Monks, there are these five dangers in impatience. What five? One is displeasing and disagreeable to many people; one has an abundance of enmity; one has an abundance of faults; one dies confused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. These are the five dangers in impatience.
“Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục. Thế nào là năm? Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; không có nhiều kẻ thù; không có nhiều lỗi lầm; khi chết tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi thiện lành, Thiên giới. Đây là năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.”
“Monks, there are these five benefits in patience. What five? One is pleasing and agreeable to many people; one does not have an abundance of enmity; one does not have an abundance of faults; one dies unconfused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in a good destination, in a heavenly world. These are the five benefits in patience.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V:215, tr. 719-720)
(AN 5:215, NDB 825)
(2) Năm mối nguy hại khác nữa
(2) Another Five Dangers
“Này các Tỷ-kheo, có năm mối nguy hại khác nữa cho người không nhẫn nhục. Thế nào là năm? Kẻ này bị nhiều người không ưa thích và ghét bỏ; kẻ này hung bạo; bị hối hận dày vò; khi chết tâm mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, kẻ này sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục. Đây là năm mối nguy hại cho người không nhẫn nhục.
“Monks, there are these five dangers in impatience. What five? One is displeasing and disagreeable to many people; one is violent; one is remorseful; one dies confused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. These are the five dangers in impatience.
“Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục. Thế nào là năm? Kẻ này được nhiều người ưa thích mến mộ; kẻ này không hung bạo; không bị hối hận dày vò; khi chết tâm không bị mê loạn; sau khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, kẻ này sẽ sanh vào cõi thiện lành, Thiên giới. Đây là năm lợi ích cho người biết nhẫn nhục.”
“Monks, there are these five benefits in patience. What five? One is pleasing and agreeable to many people; one is not violent; one is without remorse; one dies unconfused; with the breakup of the body, after death, one is reborn in a good destination, in a heavenly world. These are the five benefits in patience.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V:216, tr. 720)
(AN 5:216, NDB 825)
(3) Bảy mối nguy hại
(3) Seven Dangers
“Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ. Thế nào là bảy?
“Monks, there are these seven things that are gratifying and advantageous to an enemy that come upon an angry man or woman. What seven?
(1) “Ở đây, này các Tỷ-kheo, người mang thù hận cầu mong kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó xấu xí’. Vì sao? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình đẹp đẽ. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, thì dù kẻ này có tắm rửa sạch sẽ, bôi dầu thơm, râu tóc cắt tỉa gọn gàng, mặc toàn quần áo trắng, kẻ ấy vẫn xấu xí. Đây là pháp đầu tiên có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.
(1) “Here, monks, an enemy wishes for an enemy: ‘May he be ugly!’ For what reason? An enemy does not delight in the beauty of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, though he may be well bathed, well anointed, with trimmed hair and beard, dressed in white clothes, still, he is ugly. This is the first thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
(2) “Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó ngủ không yên giấc’. Vì sao? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình ngủ ngon. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, thì mặc dù người ấy ngủ trên một ghế trường kỷ trải thảm, mền len và vải bọc, bao phủ thật đẹp bằng da sơn dương, với một gối kê dài viền đỏ ở hai đầu, người ấy vẫn không ngủ ngon được. Đây là pháp thứ hai có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.
(2) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘May he sleep badly!’ For what reason? An enemy does not delight when an enemy sleeps well. When an angry person is overcome and oppressed by anger, though he may sleep on a couch spread with rugs, blankets, and covers, with an excellent covering of antelope hide, with a canopy and red bolsters at both ends, still, he sleeps badly. This is the second thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
(3) “Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó không thành công’. Vì sao? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình thành công. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, nếu kẻ này nhận được những gì có hại, lại nghĩ rằng: ‘Ta đã nhận được lợi ích’, và nếu kẻ này nhận được những gì lợi ích, lại nghĩ rằng: ‘Ta đã nhận được những gì có hại’. Khi một người bị chi phối bởi cơn giận, người ấy hiểu những sự việc hoàn toàn trái ngược nhau, điều này sẽ đưa đến tổn hại và đau khổ cho người ấy lâu dài. Đây là pháp thứ ba có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.
(3) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘May he not succeed!’ For what reason? An enemy does not delight in the success of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, if he gets what is harmful, he thinks: ‘I have gotten what is beneficial,’ and if he gets what is beneficial, he thinks: ‘I have gotten what is harmful.’ When, overcome by anger, he gets these things which are diametrically opposed, they lead to his harm and suffering for a long time. This is the third thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
(4) “Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó không có tài sản’. Vì sao? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình có nhiều tài sản. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, nhà vua sẽ cho quân lính chở về ngân khố hoàng gia bất cứ tài sản nào mà người ấy đã thâu hoạch bằng nỗ lực tích cực, tích lũy được nhờ sức lao động của đôi tay, kiếm được bằng mồ hôi, tài sản chơn chánh được thâu hoạch hợp pháp. Đây là pháp thứ tư có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.
(4) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘May he not be wealthy!’ For what reason? An enemy does not delight in the wealth of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, kings appropriate for the royal treasury any wealth he has acquired by energetic striving, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained. This is the fourth thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
(5) “Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó không được danh tiếng tốt’. Vì sao? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình được danh tiếng tốt. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, người ấy sẽ đánh mất những danh tiếng mà người ấy đã tạo được nhờ siêng năng cẩn trọng trong mọi việc. Đây là pháp thứ năm có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.
(5) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘May he not be famous!’ For what reason? An enemy does not delight in the fame of an enemy. When an angry person is overcome and oppressed by anger, he loses whatever fame he had acquired through heedfulness. This is the fifth thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
(6) “Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong nó không có bạn bè’. Vì sao? Vì một người mang thù hận không vui khi thấy kẻ thù của mình có nhiều bạn bè. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp thì bạn bè và người đồng hành, bà con và các thành viên trong gia đình đều tránh xa người ấy. Đây là pháp thứ sáu có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.
(6) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘May he have no friends!’ For what reason? An enemy does not delight in an enemy having friends. When an angry person is overcome and oppressed by anger, his friends and companions, relatives, and family members avoid him from afar. This is the sixth thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
(7) “Lại nữa, người mang thù hận cầu mong cho kẻ thù của mình: ‘Cầu mong khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, nó sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục’. Vì sao? Vì một người mang thù hận không vui nếu kẻ thù của mình được tái sanh vào cõi an lành. Khi một người giận dữ đang bị cơn giận chi phối và trấn áp, người ấy sẽ dấn thân vào các ác nghiệp về thân, khẩu và ý. Hậu quả sẽ là, nếu người ấy vẫn còn bị sân hận chi phối, khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục. Đây là pháp thứ bảy có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.
(7) “Again, an enemy wishes for an enemy: ‘With the breakup of the body, after death, may he be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell!’ For what reason? An enemy does not delight in an enemy’s going to a good destination. When an angry person is overcome and oppressed by anger, he engages in misconduct by body, speech, and mind. As a consequence, still overcome by anger, with the breakup of the body, after death, he is reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell. This is the seventh thing gratifying and advantageous to an enemy that comes upon an angry man or woman.
“Đây là bảy pháp có lợi cho người mang thù hận và được người này ưa thích khi họ gặp kẻ thù của họ (nam hay nữ) đang giận dữ.”
“These are the seven things gratifying and advantageous to an enemy that come upon an angry man or woman.”
(Tăng Chi BK III, Ch. 7 (X)60, tr. 409-413)
(AN 7:64, NDB 1066–67)
(4) Bị người khác tránh xa
(4) Being Spurned by Others
“Này các Tỷ-kheo, hạng người nào cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên thân cận, đi theo và phục vụ? Ở đây, có người rất nóng tính và rất dễ nổi giận. Dù bị chỉ trích nhẹ nhàng, người này cũng mất bình tĩnh và trở nên cáu gắt, sừng sộ và bướng bỉnh; người ấy bộc lộ sự bực tức, sân hận và cay cú. Cũng giống như một vết thương làm mủ, nếu bị cây gậy hay miếng mẻ sành đụng phải thì sẽ chảy mủ nhiều hơn; cũng vậy… Cũng giống như một cái que mồi lửa bằng gỗ tiduka, nếu bị cây gậy hay miếng mẻ sành đánh vào thì sẽ tóe sáng và xịt lửa nhiều hơn; cũng vậy… Cũng giống như một hố phân, nếu bị cây gậy hay miếng mẻ sành quậy vào thì sẽ bốc mùi hôi thối nhiều hơn; cũng vậy, có người rất nóng tính và rất dễ nổi giận… người ấy bộc lộ sự bực tức, sân hận và cay cú. Hạng người này cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên thân cận, đi theo và phục vụ. Vì sao? [Vì nghĩ rằng:] ‘Người này có thể sỉ nhục ta, chửi mắng ta, làm hại ta.’ Do vậy, hạng người này cần phải nhìn một cách thản nhiên, không nên thân cận, đi theo và phục vụ.”
“What kind of person is to be looked upon with equanimity, not to be associated with, followed, and served? Here, some person is prone to anger and easily exasperated. Even if he is criticized slightly he loses his temper and becomes irritated, hostile, and stubborn; he displays irritation, hatred, and bitterness. Just as a festering sore, if struck by a stick or a shard, will discharge even more matter, so too . . . Just as a firebrand of the tinduka tree, if struck by a stick or shard, will sizzle and crackle even more, so too . . . Just as a pit of feces, if struck by a stick or a shard, becomes even more foul-smelling, so too some person here is prone to anger and . . . displays irritation, hatred, and bitterness. Such a person is to be looked upon with equanimity, not to be associated with, followed, and served. For what reason? [With the thought:] ‘He might insult me, revile me, and do me harm.’ Therefore such a person is to be looked upon with equanimity, not to be associated with, followed, and served.”
(Tăng Chi BK I, Ch. 3 (III):27, tr. 225-226)
(from AN 3:27, NDB 222)
6. LOẠI TRỪ SÂN HẬN
6. REMOVING ANGER
(1) Mười cách loại trừ sân hận
(1) Ten Ways to Eliminate Resentment
“Này các Tỷ-kheo, đây là mười cách để loại trừ sân hận. Thế nào là mười? 1) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đã hành động để làm hại ta, nhưng ta đâu có làm gì được về chuyện này? Người ấy loại trừ sân hận’. (2) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đang hành động để làm hại ta, nhưng ta đâu có làm gì được về chuyện này? Người ấy loại trừ sân hận’. (3) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó sẽ hành động để làm hại ta, nhưng ta đâu có làm gì được về chuyện này? Người ấy loại trừ sân hận’. (4) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đã hành động…’. (5) …‘Chúng nó đang hành động…’. (6) …‘Chúng nó sẽ hành động để làm hại người ta yêu mến, nhưng ta đâu có làm gì được về chuyện này? Người ấy loại trừ sân hận’. (7) Nghĩ rằng: ‘Chúng nó đã hành động…’. (8) …‘Chúng nó đang hành động…’. (9) …‘Chúng nó sẽ hành động để làm lợi cho kẻ dễ ghét và đối nghịch với ta, nhưng ta đâu có làm gì được về chuyện này? Người ấy loại trừ sân hận’. (10) Và người ta không thể nào tức giận mà không có lý do. Này các Tỷ-kheo, đó là mười cách để loại trừ sân hận.”
“Monks, there are these ten ways of removing resentment. What ten? (1) Thinking: ‘They acted for my harm, but what can be done about it?’ one removes resentment. (2) Thinking: ‘They are acting for my harm, but what can be done about it?’ one removes resentment. (3) Thinking: ‘They will act for my harm, but what can be done about it?’ one removes resentment. (4) Thinking: ‘They acted . . .‘ (5) . . . ‘They are acting . . .‘ (6) . . . ‘They will act for the harm of one who is pleasing and agreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment. (7) Thinking: ‘They acted . . .‘ (8) . . . ‘They are acting . . .‘ (9) . . . ‘They will act for the benefit of one who is displeasing and disagreeable to me, but what can be done about it?’ one removes resentment. (10) And one does not become angry without a reason. These, monks, are the ten ways of removing resentment.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. 10 (80), tr. 442)
(AN 10: 80, NDB 1440)
(2) Đức Phật dạy năm phương cách
(2) The Buddha Teaches Five Ways
“Này các Tỷ-kheo, có năm phương cách để loại trừ sân hận mà vị Tỷ-kheo cần phải áp dụng để loại bỏ hoàn toàn sân hận mỗi khi nó khởi lên đối với bất cứ ai. Thế nào là năm? (1) Hành giả cần phát triển tâm từ đối với người mà vị ấy sân hận; bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy. (2) Hành giả cần phát triển tâm bi mẫn đối với người mà vị ấy sân hận; bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy. (3) Hành giả cần phát triển tâm xả đối với người mà vị ấy sân hận; bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy. (4) Hành giả cần phải làm ngơ, không để ý đến người mà vị ấy sân hận; bằng cách này hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy. (5) Hành giả cần phải áp dụng ý tưởng: ‘chủ nhân của nghiệp’ đối với người mà vị ấy sân hận, như sau: ‘Vị này là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp của vị ấy; vị này có nghiệp là nguồn gốc, nghiệp là bà con, nghiệp là nơi nương tựa; vị ấy sẽ là kẻ thừa kế bất cứ nghiệp nào mà vị ấy đã tạo, tốt hay xấu’; bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy.
Đây là năm phương cách mà vị Tỷ-kheo cần phải áp dụng để loại trừ hoàn toàn sân hận mỗi khi nó khởi lên với bất cứ ai.”
“Monks, there are these five ways of removing resentment by which a monk should entirely remove resentment when it has arisen toward anyone. What five? (1) One should develop loving-kindness for the person one resents; in this way one should remove the resentment toward that person. (2) One should develop compassion for the person one resents; in this way one should remove the resentment toward that person. (3) One should develop equanimity toward the person one resents; in this way one should remove the resentment toward that person. (4) One should disregard the person one resents and pay no attention to him; in this way one should remove the resentment toward that person. (5) One should apply the idea of the ownership of kamma to the person one resents, thus: ‘This venerable one is the owner of his kamma, the heir of his kamma; he has kamma as his origin, kamma as his relative, kamma as his resort; he will be the heir of any kamma he does, good or bad.’ In this way one should remove the resentment toward that person. These are the five ways of removing resentment by which a monk should entirely remove resentment when it has arisen toward anyone.”
(Tăng Chi BK II, Ch. 5 (XVII):161, tr. 613-564)
(AN 5:161, NDB 773–74)
(3) Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất) dạy năm phương cách
(3) Sāriputta Teaches Five Ways
Tôn giả Sāriputta nói với các Tỷ-kheo: “Này chư hiền, có năm phương cách để loại trừ sân hận mà vị Tỷ-kheo cần phải áp dụng để loại bỏ hoàn toàn sân hận mỗi khi nó khởi lên đối với bất cứ ai. Thế nào là năm? (1) Ở đây, nếu một người có cách hành xử về thân (thân hành) không thanh tịnh, nhưng cách hành xử về lời nói (khẩu hành) thì thanh tịnh; hành giả cần phải loại trừ sân hận đối với người ấy. (2) Nếu một người có cách hành xử về lời nói không thanh tịnh, nhưng cách hành xử về thân thì thanh tịnh; hành giả cần phải loại trừ sân hận đối với người ấy. (3) Nếu một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều không thanh tịnh, nhưng thỉnh thoảng người ấy có được tâm rộng mở, tâm an tịnh; hành giả cần phải loại trừ sân hận đối với người ấy. (4) Nếu một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều không thanh tịnh, và thỉnh thoảng người ấy không có được tâm rộng mở, tâm an tịnh; hành giả cần phải loại trừ sân hận đối với người ấy. (5) Nếu một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều thanh tịnh, và thỉnh thoảng người ấy có được tâm rộng mở, tâm an tịnh; hành giả cần phải loại trừ sân hận đối với người ấy.
The Venerable Sāriputta addressed the monks: “Friends, there are these five ways of removing resentment by which a monk should entirely remove resentment when it has arisen toward anyone. What five? (1) Here, a person’s bodily behavior is impure, but his verbal behavior is pure; one should remove resentment toward such a person. (2) A person’s verbal behavior is impure, but his bodily behavior is pure; one should also remove resentment toward such a person. (3) A person’s bodily behavior and verbal behavior are impure, but from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind; one should also remove resentment toward such a person. (4) A person’s bodily behavior and verbal behavior are impure, and he does not gain an opening of the mind, placidity of mind, from time to time; one should also remove resentment toward such a person. (5) A person’s bodily behavior and verbal behavior are pure, and from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind; one should also remove resentment toward such a person.
(1) “Này chư hiền, thế nào là cần phải loại bỏ hoàn toàn sân hận đối với người có cách hành xử về thân không thanh tịnh, nhưng cách hành xử về lời nói thì thanh tịnh? Giả sử một vị Tỷ- kheo mặc y vá rách rưới thấy một tấm vải rách trên lề đường. Vị ấy sẽ lấy chân trái chặn tấm vải lại, chân phải trải nó rộng ra, rồi xé phần vải còn nguyên vẹn và đem về”. Cũng vậy, khi một người có cách hành xử về thân không thanh tịnh, nhưng cách hành xử về lời nói thì thanh tịnh, trong trường hợp đó, hành giả không nên quan tâm đến cách hành xử không thanh tịnh thuộc về thân của người ấy, thay vào đó chỉ nên quan tâm đến cách hành xử thanh tịnh về lời nói của người ấy. Bằng cách này, hành giả sẽ loại bỏ sân hận đối với người ấy.
(1) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily behavior is impure but whose verbal behavior is pure? Suppose a rag-robed monk sees a rag by the roadside. He would press it down with his left foot, spread it out with his right foot, tear off an intact section, and take it away with him; so too, when a person’s bodily behavior is impure but his verbal behavior is pure, on that occasion one should not attend to the impurity of his bodily behavior but should instead attend to the purity of his verbal behavior. In this way resentment toward that person should be removed.
(2) “Này chư hiền, thế nào là cần phải loại bỏ hoàn toàn sân hận đối với người có cách hành xử về lời không thanh tịnh, nhưng cách hành xử về thân thì thanh tịnh? Giả sử có một hồ nước phủ đầy rêu và cây lau nước. Rồi một người đi đến, bị hơi nóng bức bách làm khổ não, mệt mỏi, khát nước và khô cổ. Người ấy sẽ lội xuống hồ nước, khoác tay xua rong rêu và cây lau nước, úp hai tay múc nước uống, xong rồi ra đi. Cũng vậy, khi một người có cách hành xử về lời không thanh tịnh, nhưng cách hành xử về thân thì thanh tịnh, trong trường hợp đó, hành giả không nên quan tâm đến cách hành xử không thanh tịnh thuộc về lời nói của người ấy, thay vào đó chỉ nên quan tâm đến cách hành xử thanh tịnh về thân của người ấy. Bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy.
(2) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose verbal behavior is impure but whose bodily behavior is pure? Suppose there was a pond covered with algae and water plants. A man might arrive, afflicted and oppressed by the heat, weary, thirsty, and parched. He would plunge into the pond, sweep away the algae and water plants with his hands, drink from his cupped hands, and then leave; so too, when a person’s verbal behavior is impure but his bodily behavior is pure, on that occasion one should not attend to the impurity of his verbal behavior but should instead attend to the purity of his bodily behavior. In this way resentment toward that person should be removed.
(3) “Này chư hiền, thế nào là cần phải loại bỏ hoàn toàn sân hận đối với một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều không thanh tịnh, nhưng thỉnh thoảng người ấy có được tâm rộng mở, tâm an tịnh? Giả sử có một ít nước trong một vũng nước. Rồi một người đi đến, bị hơi nóng bức bách làm khổ não, mệt mỏi, khát nước và khô cổ. Người ấy nghĩ rằng: ‘Có một ít nước trong vũng nước này, nếu ta cố gắng uống nước này bằng cách úp hai tay lại để múc nước hay múc bằng cái chén, ta sẽ quậy nước lên, làm vẩn đục nước, làm cho nước dơ không thể uống được. Ta hãy quỳ xuống bằng cả hai chân và hai tay, và hớp nước uống như một con bò, xong rồi ra đi.’ Thế rồi người ấy quỳ xuống bằng cả hai chân và hai tay và hớp nước uống như một con bò, xong rồi ra đi. Cũng vậy, khi một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều không thanh tịnh, nhưng thỉnh thoảng người ấy có được tâm rộng mở, tâm an tịnh, trong trường hợp đó, hành giả không nên quan tâm đến cách hành xử không thanh tịnh thuộc về thân và lời nói của người ấy, thay vào đó chỉ nên quan tâm đến tâm rộng mở, tâm an tịnh mà thỉnh thoảng người ấy có được. Bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy.
(3) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily behavior and verbal behavior are impure but who from time to time gains an opening of the mind, placidity of mind? Suppose there was a little water in a puddle. Then a person might arrive, afflicted and oppressed by the heat, weary, thirsty, and parched. He would think: ‘This little bit of water is in the puddle. If I try to drink it with my cupped hands or a vessel, I will stir it up, disturb it, and make it undrinkable. Let me get down on all fours, suck it up like a cow, and depart.’ He then gets down on all fours, sucks the water up like a cow, and departs. So too, when a person’s bodily behavior and verbal behavior are impure but from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind, on that occasion one should not attend to the impurity of his bodily and verbal behavior, but should instead attend to the opening of the mind, the placidity of mind, he gains from time to time. In this way resentment toward that person should be removed.
(4) “Này chư hiền, thế nào là cần phải loại bỏ hoàn toàn sân hận đối với một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều không thanh tịnh, và thỉnh thoảng người ấy không có tâm rộng mở, không có tâm an tịnh? Giả sử có một người bị ốm, đau đớn, bệnh nặng đang đi trên đường dài, ngôi làng cuối cùng ở phía sau anh ta và ngôi làng trước mặt anh ta đều rất xa. Anh ta sẽ không có được thức ăn thích hợp, thuốc men hay một người giúp đỡ thích hợp nếu anh ấy không được đưa đến gặp vị trưởng thôn. Một người khác cũng đang đi trên đường ấy, có thể thấy anh ta và khởi tâm từ, động lòng thương xót, quan tâm đến anh ta, nghĩ rằng: ‘Ôi, cầu mong anh này có được thức ăn thích hợp, thuốc men hay một người giúp đỡ thích hợp! Cầu mong anh ấy được đưa đến gặp vị trưởng thôn! Vì sao? Để cho anh này không gặp phải tai họa và thảm nạn ở đây’. Cũng vậy, khi một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều không thanh tịnh, và thỉnh thoảng người ấy không có tâm rộng mở, không có tâm an tịnh, trong trường hợp đó, hành giả nên khởi tâm từ, động lòng thương xót, quan tâm đến anh ta, nghĩ rằng: ‘Ôi, cầu mong tôn giả này từ bỏ cách hành xử về thân không thanh tịnh, và tu tập cách hành xử thanh tịnh về thân; cầu mong tôn giả này từ bỏ cách hành xử về lời nói không thanh tịnh, và tu tập cách hành xử thanh tịnh về lời nói; cầu mong tôn giả này từ bỏ những tâm hành không thanh tịnh, và tu tập các tâm hành thanh tịnh! Vì sao? Để cho khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, người này sẽ không bị tái sanh vào cõi khốn khổ, cảnh giới bất hạnh, đọa xứ, địa ngục’. Bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy.
(4) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily and verbal behavior are impure and who does not gain an opening of the mind, placidity of mind, from time to time? Suppose a sick, afflicted, gravely ill person was traveling along a highway, and the last village behind him and the next village ahead of him were both far away. He would not obtain suitable food and medicine or a qualified attendant; he would not get to meet the leader of the village district. Another man traveling along the highway might see him and arouse sheer compassion, sympathy, and tender concern for him, thinking: ‘Oh, may this man obtain suitable food, suitable medicine, and a qualified attendant! May he get to meet the leader of the village district! For what reason? So that this man does not encounter calamity and disaster right here.’ So too, when a person’s bodily and verbal behavior are impure and he does not gain from time to time an opening of the mind, placidity of mind, on that occasion one should arouse sheer compassion, sympathy, and tender concern for him, thinking, ‘Oh, may this venerable one abandon bodily misbehavior and develop good bodily behavior; may he abandon verbal misbehavior and develop good verbal behavior; may he abandon mental misbehavior and develop good mental behavior! For what reason? So that, with the breakup of the body, after death, he will not be reborn in the plane of misery, in a bad destination, in the lower world, in hell.’ In this way resentment toward that person should be removed.
(5) “Này chư hiền, thế nào là cần phải loại bỏ hoàn toàn sân hận đối với một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều thanh tịnh, và thỉnh thoảng người ấy có được tâm rộng mở, tâm an tịnh? Giả sử có một hồ nước trong sáng, ngọt ngào, mát dịu, sạch sẽ, với hai bờ mượt mà bằng phẳng, là một nơi đẹp đẽ có nhiều loại cây cho bóng mát. Rồi một người đi đến, bị hơi nóng bức bách làm khổ não, mệt mỏi, khát nước và khô cổ. Sau khi xuống hồ ngâm mình trong nước, người ấy sẽ tắm và uống nước, rồi sau khi ra khỏi hồ, người ấy sẽ ngồi hay nằm xuống dưới bóng cây ngay tại đó. Cũng vậy, khi một người có cách hành xử về thân và cách hành xử về lời nói đều thanh tịnh, và thỉnh thoảng người ấy có được tâm rộng mở, tâm an tịnh, trong trường hợp đó, hành giả nên quan tâm đến cách hành xử thanh tịnh thuộc về thân và lời nói của người ấy, và nên quan tâm đến tâm rộng mở, tâm an tịnh mà thỉnh thoảng người ấy có được. Bằng cách này, hành giả sẽ loại trừ sân hận đối với người ấy. Này chư hiền, nhờ có một người khơi dậy niềm tin bằng mọi cách, tâm sẽ đạt được niềm tin.
(5) “How, friends, should resentment be removed toward the person whose bodily and verbal behavior are pure and who from time to time gains an opening of the mind, placidity of mind? Suppose there was a pond with clear, sweet, cool water, clean, with smooth banks, a delightful place shaded by various trees. Then a man might arrive, afflicted and oppressed by the heat, weary, thirsty, and parched. Having plunged into the pond, he would bathe and drink, and then, after coming out, he would sit or lie down in the shade of a tree right there. So too, when a person’s bodily and verbal behavior are pure and from time to time he gains an opening of the mind, placidity of mind, on that occasion one should attend to his pure bodily behavior, to his pure verbal behavior, and to the opening of the mind, the placidity of mind, that he gains from time to time. In this way resentment toward that person should be removed. Friends, by means of a person who inspires confidence in every way, the mind gains confidence.
“Này chư hiền, đây là năm phương cách để loại trừ sân hận mà vị Tỷ-kheo cần phải áp dụng để loại bỏ hoàn toàn sân hận mỗi khi nó khởi lên đối với bất cứ ai.”
“These, friends, are the five ways of removing resentment by means of which a monk can entirely remove resentment toward whomever it has arisen.”
(Tăng Chi BK II, Ch. 5 (XVII): 162; tr. 614-620)
(AN 5:162, NDB 774–77)
7. NHẪN NHỤC TRƯỚC SỰ KHIÊU KHÍCH
7. PATIENCE UNDER PROVOCATION
(1) Nhẫn nhục khi bị chỉ trích
(1) Being Patient When Criticized
- “Này các Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà người khác có thể dùng khi nói với các ông: lời nói của họ có thể đúng thời hay không đúng thời, đúng hay sai, nhẹ nhàng hay thô bạo, có lợi ích hay tổn hại, nói với tâm từ hay với nội tâm sân hận. Khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể đúng thời hay không đúng thời; khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể đúng hay sai; khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể nhẹ nhàng hay thô bạo; khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể có lợi ích hay tổn hại; khi người khác nói với các ông, lời nói của họ có thể nói với tâm từ hay với nội tâm sân hận. Này các Tỷ-kheo, ở điểm này, các ông cần phải rèn luyện như sau: ‘Tâm chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng, và chúng tôi sẽ không thốt ra lời nói ác độc; chúng tôi sẽ chịu đựng với lòng bi mẫn vì sự an vui của người ấy, với tâm từ, nội tâm không sân hận. Chúng tôi sẽ sống bao phủ người ấy với tâm từ tràn ngập, bắt đầu từ người này, chúng tôi sẽ sống bao phủ khắp thế giới với tâm từ tràn ngập, sung mãn, quảng đại, vô lượng, không gây hấn, không sân hận’. Này các Tỷ-kheo, các ông phải rèn luyện như vậy.
“Monks, there are these five courses of speech that others may use when they address you: their speech may be timely or untimely, true or untrue, gentle or harsh, connected with good or with harm, spoken with a mind of loving-kindness or with inner hate. When others address you, their speech may be timely or untimely; when others address you, their speech may be true or untrue; when others address you, their speech may be gentle or harsh; when others address you, their speech may be connected with good or with harm; when others address you, their speech may be spoken with a mind of loving-kindness or with inner hate. Herein, monks, you should train thus: ‘Our minds will remain unaffected, and we shall utter no evil words; we shall abide compassionate for their welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate. We shall abide pervading that person with a mind imbued with loving-kindness, and starting with him, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, monks.
“Này các Tỷ-kheo, giả sử có một người đi đến với một cái cuốc và một cái giỏ và nói: ‘Tôi sẽ làm cho mảnh đất lớn này không còn là đất nữa’. Rồi người ấy cuốc đất chỗ này chỗ kia, rải đất chỗ này chỗ kia, nhổ nước bọt chỗ này chỗ kia, và tiểu tiện chỗ này chỗ kia, nói rằng: ‘Hãy không phải là đất nữa, hãy không phải là đất nữa!’ Này các Tỷ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Người ấy có thể làm cho mảnh đất lớn này không còn là đất nữa được không?”
- “Bạch Thế Tôn, không thể được. Vì sao vậy? Bởi vì mảnh đất này thâm sâu mênh mông; không dễ gì làm cho nó không còn là đất nữa. Cuối cùng, người này chỉ gặt hái mệt mỏi và thất vọng.”
“Monks, suppose a man came with a hoe and a basket and said: ‘I shall make this great earth to be without earth.’ He would dig here and there, strew the soil here and there, spit here and there, and urinate here and there, saying: ‘Be without earth, be without earth!’ What do you think, monks? Could that man make this great earth to be without earth?” – “No, Bhante. Why is that? Because this great earth is deep and immense; it is not easy to make it be without earth. Eventually the man would reap only weariness and disappointment.”
- “Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm loại ngôn ngữ mà người khác có thể dùng khi nói với các ông: lời nói của họ có thể đúng thời hay không đúng thời… Này các Tỷ-kheo, ở điểm này, các ông cần phải rèn luyện như sau: ‘Tâm chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng, và chúng tôi sẽ không thốt ra lời nói ác độc; chúng tôi sẽ chịu đựng với lòng bi mẫn vì sự an vui của người ấy, với tâm từ, nội tâm không sân hận. Chúng tôi sẽ sống bao phủ người ấy với tâm từ tràn ngập, bắt đầu từ người này, chúng tôi sẽ sống bao phủ khắp thế giới với tâm từ tràn ngập, sung mãn, quảng đại, vô lượng, không gây hấn, không sân hận.’ Này các Tỷ-kheo, các ông phải rèn luyện như vậy.
“So too, monks, there are these five courses of speech that others may use when they address you: their speech may be timely or untimely. . . . Herein, monks, you should train thus: ‘Our minds will remain unaffected, and we shall utter no evil words; we shall abide compassionate for their welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate. We shall abide pervading that person with a mind imbued with loving-kindness; and starting with him, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind similar to the earth, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, monks.
“Này các Tỷ-kheo, thậm chí nếu có bọn cướp dùng cái cưa hai lưỡi để cưa tay chân các ông thành từng mảnh một cách man rợ; nếu có vị nào ở đây khởi tâm sân hận đối với chúng, thì vị ấy không phải là người đang thực hành giáo pháp của ta. Này các Tỷ- kheo, ở điểm này, các ông cần phải rèn luyện như sau: ‘Tâm chúng tôi sẽ không bị ảnh hưởng, và chúng tôi sẽ không thốt ra lời nói ác độc; chúng tôi sẽ chịu đựng với lòng bi mẫn vì sự an vui của người ấy, với tâm từ, nội tâm không sân hận. Chúng tôi sẽ sống bao phủ người ấy với tâm từ tràn ngập, bắt đầu từ người này, chúng tôi sẽ sống bao phủ khắp thế giới với tâm từ tràn ngập, sung mãn, quảng đại, vô lượng, không gây hấn, không sân hận.’ Này các Tỷ-kheo, các ông phải rèn luyện như vậy.”
“Monks, even if bandits were to sever you savagely limb by limb with a two-handled saw, he who gave rise to a mind of hate toward them would not be carrying out my teaching. Herein, monks, you should train thus: ‘Our minds will remain unaffected, and we shall utter no evil words; we shall abide compassionate for their welfare, with a mind of loving-kindness, without inner hate. We shall abide pervading them with a mind imbued with loving-kindness; and starting with them, we shall abide pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility and without ill will.’ That is how you should train, monks.”
(Trung BK I, Số 21 - Kinh Ví Dụ Cái Cưa, tr. 287-293)
(from MN 21, MLDB 221)
(2) Không trả đũa
(2) Non-Retaliation
[Tôn giả Xá-lợi-phất nói với các Tỷ-kheo:]… “Chư hiền, vì vậy, nếu những người khác sỉ nhục, xúc phạm, mắng nhiếc, và tấn công một Tỷ-kheo, vị này hiểu rằng: ‘Khổ thọ này do tai xúc chạm (nhĩ xúc) đã khởi lên trong tôi. Khổ thọ này do nhân duyên, không phải độc lập. Do nhân duyên gì? Do nhân duyên xúc chạm’. Rồi vị ấy thấy rằng sự xúc chạm là vô thường, cảm thọ là vô thường, tưởng là vô thường, hành là vô thường, thức là vô thường. Và sau khi dùng giới làm đối tượng hỗ trợ, tâm của vị ấy an trú vào sự hỗ trợ mới này và đạt được niềm tin, vững chãi và ổn định.
[The Venerable Sāriputta told the monks:] “So then, if others abuse, revile, scold, and harass a monk, he understands thus: ‘This painful feeling born of ear-contact has arisen in me. That is dependent, not independent. Dependent on what? Dependent on contact.’ Then he sees that contact is impermanent, that feeling is impermanent, that perception is impermanent, that volitional activities are impermanent, and that consciousness is impermanent. And his mind, having made an element its objective support, enters into [that new objective support] and acquires confidence, steadiness, and resolution.
“Giờ đây, nếu những người khác tấn công một Tỷ-kheo bằng những cách thế không như ý, không mong cầu, không dễ chịu, như là dùng nắm tay, dùng đá, dùng gậy hay dùng dao để xúc chạm, vị ấy hiểu rằng: ‘Bản chất của thân này là có thể bị nắm tay, đá, gậy hay dao xúc chạm. Điều này đã được Thế Tôn giảng trong lời dạy của Ngài về ‘Ví dụ cái cưa’: Này các Tỷ-kheo, thậm chí nếu có bọn cướp dùng cái cưa hai lưỡi để cưa tay chân các ông thành từng mảnh một cách man rợ, nếu có vị nào ở đây khởi tâm sân hận đối với chúng, thì vị ấy không phải là người đang thực hành giáo pháp của Ta.” Vì thế ta sẽ tinh tấn không mỏi mệt, sẽ thiết lập chánh niệm không ngừng nghỉ, thân ta sẽ an tịnh và không bị nhiễu loạn, tâm ta định tĩnh và nhất tâm. Và giờ đây hãy để mặc cho sự xúc chạm với nắm tay, đá, gậy, và dao tấn công thân này; đây chỉ là cách thực hành những lời Phật dạy.’”
“Now, if others attack that monk in ways that are unwished for, undesired, and disagreeable, by contact with fists, clods, sticks, or knives, he understands thus: ‘This body is of such a nature that contact with fists, clods, sticks, and knives assail it. But this has been said by the Blessed One in his “advice on the simile of the saw”: “Monks, even if bandits were to sever you savagely limb by limb with a two-handled saw, he who gave rise to a mind of hate toward them would not be carrying out my teaching.” So tireless energy shall be aroused in me and unremitting mindfulness established, my body shall be tranquil and untroubled, my mind concentrated and unified. And now let contact with fists, clods, sticks, and knives assail this body; for this is just how the Buddha’s teaching is practiced.’”
(Trung BK I, Kinh số 27, tr. 417-418)
(from MN 28, MLDB 279–80)
(3) Nhẫn nhục khi bị trừng phạt
(3) Patience Over Punishment
Thế Tôn giảng như sau: “Này các Tỷ-kheo, có một lần, trong quá khứ, chư Thiên và các A-tu-la (Asura) đã chuẩn bị dàn trận để giao chiến. Rồi vua của các A-tu-la là Vepacitti, nói với các A-tu- la như sau: ‘Này các chiến hữu, trong trận chiến sắp xảy ra giữa chư Thiên và các A-tu-la; nếu các A-tu-la thắng và chư Thiên thua, hãy trói Sakka Thiên chủ cả hai tay, hai chân và cổ, và mang vị ấy đến trước mặt ta trong thành của A-tu-la.’ Còn Thiên chủ Sakka thì nói với chư Thiên như sau: ‘Này các thân hữu, trong trận chiến sắp xảy ra giữa chư Thiên và các A-tu-la; nếu chư Thiên thắng và các A-tu-la thua, hãy trói vua của các A-tu-la là Vepacitti cả hai tay, hai chân và cổ, và mang vị ấy đến trước mặt ta trong hội trường Sudhamma.’
The Blessed One said this: “Once in the past, monks, the devas and the titans were arrayed for battle. Then Vepacitti, lord of the titans, addressed the titans thus: ‘Dear sirs, in the impending battle between the devas and the titans, if the titans win and the devas are defeated, bind Sakka, lord of the devas, by his four limbs and neck and bring him to me in the city of the titans.’ And Sakka, lord of the devas, addressed the devas thus: ‘Dear sirs, in the impending battle between the devas and the titans, if the devas win and the titans are defeated, bind Vepacitti, lord of the titans, by his four limbs and neck and bring him to me in the Sudhamma assembly hall.’
“Trong trận chiến đó, chư Thiên thắng và các A-tu-la thua. Rồi chư Thiên trói vua Vepacitti cả hai tay, hai chân và cổ, và mang vị ấy đến trước mặt Sakka Thiên chủ trong hội trường. Khi Sakka Thiên chủ đi vào và rời hội trường, Vepacitti đang bị trói cả hai tay, hai chân và cổ, đã sỉ nhục, mắng nhiếc Thiên chủ bằng những lời lẽ thô bạo, độc ác. Rồi người đánh xe ngựa tên là Mātali tâu với Sakka Thiên chủ bằng các câu kệ như sau:
“In that battle, monks, the devas won and the titans were defeated. Then the devas bound Vepacitti by his four limbs and neck and brought him to Sakka in their assembly hall. When Sakka was entering and leaving the assembly hall, Vepacitti, bound by his four limbs and neck, abused and reviled him with rude, harsh words. Mātali the charioteer addressed Sakka, lord of the devas, in verse:
“Khi đối diện với Vepacitti,
Có phải ngài sợ hãi hay yếu hèn,
Mà ngài đã thật nhẫn nhục chịu đựng ông ấy,
Khi nghe những lời ác ngữ?”
“‘When face to face with Vepacitti
is it, Sakka, from fear or weakness
that you endure him so patiently,
listening to his harsh words?’
[Sakka:]
[Sakka:]
“Không phải vì sợ hãi hay yếu hèn,
Mà ta đã nhẫn nhục với Vepacitti.
Làm sao một người trí như ta,
Lại dấn thân vào việc đấu đá với kẻ ngu?”
“‘It is neither through fear nor weakness
that I am patient with Vepacitti.
how can a wise person like me
engage in combat with a fool?’
[Mātali:]
[Mātali:]
“Kẻ ngu càng nổi giận nhiều hơn,
Nếu không có người đối trị.
Vì vậy với hình phạt nặng nề,
Người trí nên trừng trị kẻ ngu.”
“‘Fools would vent their anger even more
if no one would keep them in check.
hence with drastic punishment
the wise man should restrain the fool.’
[Sakka:]
[Sakka:]
“Chỉ mình ta nghĩ điều này,
Là cách đối trị kẻ ngu:
Khi biết kẻ thù đang phẫn nộ,
Người trí giữ an tịnh trong chánh niệm.”
“‘I myself think this alone
is the way to check the fool:
when one knows one’s foe is angry
one mindfully maintains one’s peace.’
[Mātali:]
[Mātali:]
“Thưa Sakka, tôi thấy đây là điều sai lầm
Trong việc thực hành nhẫn nhục:
Khi kẻ ngu nghĩ về ngài như thế này,
‘Ông ấy nhẫn nhục vì sợ ta,’
Kẻ ngu lại càng đuổi theo ngài,
Như bò đực đuổi theo người bỏ chạy.”
“‘I see this fault, O Sakka,
in practicing patient endurance:
when the fool thinks of you thus,
“He endures me out of fear,”
the dolt will chase you even more
as a bull does one who flees.’
[Sakka:]
[Sakka:]
“Mặc cho kẻ ngu có nghĩ như thế hay không,
‘Ông ấy nhẫn nhục vì sợ ta.’
Trong tất cả các pháp đem lại lợi ích tối thượng,
Không có pháp nào tốt hơn nhẫn nhục.
“‘Let it be whether or not he thinks,
“He endures me out of fear,”
of things that culminate in one’s own good
none is found better than patience.
“Khi một người được ban cho sức mạnh,
Nhẫn nhục chịu đựng một kẻ yếu hèn,
Đó là nhẫn nhục tối thượng;
Phải luôn luôn nhẫn nhục kẻ yếu hèn.
“‘When a person endowed with strength
patiently endures a weakling,
they call that the supreme patience;
the weakling must be patient always.
“Sức mạnh của kẻ ngu,
Được xem không phải là sức mạnh.
Nhưng không ai có thể trách một người,
Mạnh mẽ nhờ được Chánh pháp hộ trì.
“‘They call that strength no strength at all —
the strength that is the strength of folly —
but no one can reproach a person
who is strong because guarded by Dhamma.
“Người dùng sân hận để đáp trả sân hận,
Sẽ làm mọi việc tệ hại hơn cho mình.
Không dùng sân hận để đáp trả sân hận,
Sẽ thắng được một trận chiến khó khăn.
“‘One who repays an angry man with anger
thereby makes things worse for himself.
Not repaying an angry man with anger,
one wins a battle hard to win.
“Người tu tập vì lợi ích cả hai,
Lợi mình và lợi người,
Khi biết kẻ thù đang tức giận,
Người ấy giữ an tịnh trong chánh niệm.
“‘He practices for the welfare of both —
his own and the other’s —
when, knowing that his foe is angry,
he mindfully maintains his peace.
“Khi vị ấy chữa lành cho cả hai,
Chữa lành cho mình và cho người,
Những kẻ nghĩ vị ấy là người ngu,
Là những kẻ không hiểu Chánh pháp.”
“‘When he achieves the cure of both —
his own and the other’s —
the people who consider him a fool
are unskilled in the Dhamma.’”
“Vì vậy, này các Tỷ-kheo, nếu Sakka Thiên chủ có thể nói lời ca ngợi hạnh nhẫn nhục và nhu hòa, thì các ông là những người đã xuất gia trong Giáo pháp và Giới luật này, còn gì thích hợp hơn cho các ông để thực hành hạnh nhẫn nhục và nhu hòa.”
“So, monks, if Sakka, lord of the devas, could speak in praise of patience and gentleness, then how much more would it be fitting here for you, who have gone forth in such a well-expounded Dhamma and discipline, to be patient and gentle.”
(Tương Ưng BK I, Ch. XI: IV, tr. 487-492)
(SN 11:4, CDB 321–23)
8. NHỮNG TẤM GƯƠNG NHẪN NHỤC
8. EXEMPLARS OF PATIENCE
(1) Đức Phật bác bỏ sự phỉ báng
(1) The Buddha Rejects Abuse
Một thời, Thế Tôn đang trú tại thành Vương Xá (Rājagaha), ở Trúc Lâm (Bamboo Grove), khu vực nuôi dưỡng sóc (Squirrel Sanctuary). Bà-la-môn Akkosaka Bhāradvāja, mệnh danh là Bhāradvāja, người Ưa Phỉ Báng, được nghe nói rằng: “Có một Bà-la-môn khác thuộc dòng họ Bhāradvāja đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, theo Sa-môn Gotama.” Ông này không hài lòng, tức giận, đi đến gặp Thế Tôn và phỉ báng, xúc phạm Ngài bằng những lời lẽ thô bạo, ác độc.
On one occasion the Blessed One was dwelling at Rājagaha in the Bamboo Grove, the Squirrel Sanctuary. The brahmin Akkosaka Bhāradvāja, Bhāradvāja the Abusive, heard: “It is said that another brahmin of the Bhāradvāja clan has gone forth from the household life into homelessness under the ascetic Gotama.” Angry and displeased, he approached the Blessed One and abused and reviled him with rude, harsh words.
Khi ông ấy đã nói xong, Thế Tôn nói với ông ta:
– Này Bà-la-môn, ông nghĩ thế nào? Các bạn bè, đồng nghiệp, bà con họ hàng cũng như khách khứa có đến thăm viếng ông hay không?
– Thưa Tôn giả Gotama, họ có đến thăm tôi.
– Lúc ấy, ông có mời họ một vài món ăn, một bữa cơm hay vài thức ăn chơi không?
– Thưa Tôn giả Gotama, tôi có mời.
– Nhưng nếu họ không nhận các món ăn ấy, thì các món ăn ấy thuộc về ai?
– Nếu họ không nhận các món ăn ấy, thì các món ăn ấy thuộc về chúng tôi.
When he had finished speaking, the Blessed One said to him: “What do you think, brahmin? Do your friends and colleagues, kinsmen and relatives, as well as guests come to visit you?” – “They do, Master Gotama.” – “Do you then offer them some food or a meal or a snack?” – “I do, Master Gotama.” – “But if they do not accept it from you, then to whom does the food belong?” – “If they do not accept it from me, then the food still belongs to us.”
– Cũng vậy, này Bà-la-môn, Ta không phỉ báng bất cứ ai, không mắng nhiếc bất cứ ai, gây sự với bất cứ ai. Ta không nhận những lời phỉ báng, mắng nhiếc và gây sự mà ông đã thốt ra trước mặt Ta. Này Bà-la-môn, những lời của ông vẫn thuộc về ông! Này Bà-la-môn, những lời của ông vẫn thuộc về ông!
“So too, brahmin, I do not abuse anyone, do not scold anyone, do not rail against anyone. I refuse to accept from you the abuse and scolding and tirade you let loose at me. It still belongs to you, brahmin! It still belongs to you, brahmin!
– Này Bà-la-môn, người nào phỉ báng lại kẻ phỉ báng mình, mắng nhiếc lại kẻ đã mắng nhiếc mình, gây sự lại với kẻ đã gây sự với mình; người ấy được xem là đã nhận thức ăn, đã trao đổi thức ăn với kẻ ấy. Nhưng Ta không nhận thức ăn của ông, Ta không trao đổi thức ăn với ông. Này Bà-la-môn, thức ăn ấy vẫn thuộc về ông! Này Bà-la-môn, thức ăn ấy vẫn thuộc về ông!
“Brahmin, one who abuses his own abuser, who scolds the one who scolds him, who rails against the one who rails at him — he is said to partake of the meal, to enter upon an exchange. But I do not partake of your meal; I do not enter upon an exchange. It still belongs to you, brahmin! It still belongs to you, brahmin!”
(Tương Ưng BK I, Ch. VII: II, tr. 352-354)
(SN 7:2, CDB 255–56)
(2) Tinh thần can đảm của Tôn giả Puṇṇa (Phú-lâu-na)
(2) Puṇṇa’s Courageous Spirit
[Đức Phật nói với Tôn giả Puṇṇa:]
– Này Puṇṇa, nay Ta đã cho ông lời khuyên ngắn gọn rồi, ông sẽ sống ở nước nào?
[The Buddha said to the monk Puṇṇa:] “Now that I have given you this brief advice, in which country will you dwell?”
– Bạch Thế Tôn, con sẽ đi đến sinh sống ở nước Sunāparanta.
“Bhante, I am going to dwell in the Sunāparanta country.”
– Này Puṇṇa, người dân nước Sunāparanta hung bạo và thô lỗ. Nếu họ phỉ báng và đe dọa ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?
“Puṇṇa, the people of Sunāparanta are fierce and rough. If they abuse and threaten you, what will you think then?”
– Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta phỉ báng và đe dọa con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng nắm tay đánh đập ta.’ Bạch Thế Tôn, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; bạch Thiện Thệ, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.
“Bhante, if the people of Sunāparanta abuse and threaten me, then I shall think: ‘These people of Sunāparanta are kind, truly kind, in that they did not give me a blow with the fist.’ Then I shall think thus, Blessed One; then I shall think thus, Sublime One.”
– Này Puṇṇa, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng nắm tay đánh đập ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?
“But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do give you a blow with the fist, what will you think then?”
– Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng nắm tay đánh đập con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng cục gạch để đánh đập ta.’ Bạch Thế Tôn, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; bạch Thiện Thệ, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.
“Bhante, if the people of Sunāparanta do give me a blow with the fist, then I shall think: ‘These people of Sunāparanta are kind, truly kind, in that they did not give me a blow with a clod.’ Then I shall think thus, Blessed One; then I shall think thus, Sublime One.”
– Này Puṇṇa, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng cục gạch đánh đập ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?
“But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do give you a blow with a clod, what will you think then?”
– Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng cục gạch đánh đập con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng cây gậy để đánh đập ta.’ Bạch Thế Tôn, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; bạch Thiện Thệ, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.
“Bhante, if the people of Sunāparanta do give me a blow with a clod, then I shall think: ‘These people of Sunāparanta are kind, truly kind, in that they did not give me a blow with a stick.’ Then I shall think thus, Blessed One; then I shall think thus, Sublime One.”
– Này Puṇṇa, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng cây gậy đánh đập ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?
“But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do give you a blow with a stick, what will you think then?”
– Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng cây gậy đánh đập con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng dao để đâm ta.’ Bạch Thế Tôn, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; bạch Thiện Thệ, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.
“Bhante, if the people of Sunāparanta do give me a blow with a stick, then I shall think: ‘These people of Sunāparanta are kind, truly kind, in that they did not give me a blow with a knife.’ Then I shall think thus, Blessed One; then I shall think thus, Sublime One.”
– Này Puṇṇa, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao để đâm ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?
“But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do give you a blow with a knife, what will you think then?”
– Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao để đâm con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Người dân nước Sunāparanta này rất tử tế, thật tử tế, ở chỗ là họ đã không dùng dao sắc bén để giết ta.’ Bạch Thế Tôn, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; bạch Thiện Thệ, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.
“Bhante, if the people of Sunāparanta do give me a blow with a knife, then I shall think: ‘These people of Sunāparanta are kind, truly kind, in that they have not taken my life with a sharp knife.’ Then I shall think thus, Blessed One; then I shall think thus, Sublime One.”
– Này Puṇṇa, nhưng nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao sắc bén để giết ông, lúc ấy ông sẽ nghĩ như thế nào?
“But, Puṇṇa, if the people of Sunāparanta do take your life with a sharp knife, what will you think then?”
– Bạch Thế Tôn, nếu người dân nước Sunāparanta dùng dao sắc bén để giết con, lúc ấy con sẽ nghĩ rằng: ‘Có những đệ tử của Thế Tôn, đã cảm thấy hổ thẹn và chán ghét thân thể và đời sống này, nên phải tìm cách chấm dứt mạng sống bằng dao. Nhưng ta đã được chấm dứt mạng sống mà chẳng cần phải tìm kiếm dao.’ Bạch Thế Tôn, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy; bạch Thiện Thệ, lúc ấy con sẽ nghĩ như vậy.
“Bhante, if the people of Sunāparanta do take my life with a sharp knife, then I shall think thus: ‘There have been disciples of the Blessed One who, being humiliated and disgusted by the body and by life, sought to have their lives deprived by the knife. But I have had my life deprived by the knife without seeking for it.’ Then I shall think thus, Blessed One; then I shall think thus, Sublime One.”
– Lành thay! Lành thay! Này Puṇṇa! Ông đã có được sự tự chế và an tịnh như thế, thì ông có thể sống được ở nước Sunāparanta. Này Puṇṇa, nay đã đến lúc ông có thể làm những gì ông thấy thích hợp.
“Good, good, Puṇṇa! Possessing such self-control and peacefulness, you will be able to dwell in the Sunāparanta country. Now, Puṇṇa, it is time to do as you think fit.”
Rồi Tôn giả Puṇṇa, sau khi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên phải vẫn hướng về Ngài, và ra đi. Sau đó, Tôn giả dọn dẹp gọn gàng chỗ nghỉ ngơi của mình, cầm y bát và du hành đến nước Sunāparanta. Du hành theo từng chặng đường, cuối cùng Tôn giả đến nước Sunāparanta và sống ở đó. Rồi trong khóa an cư mùa mưa ấy, Tôn giả đã thu nhận năm trăm nam cư sĩ và năm trăm nữ cư sĩ cùng tu tập, và chính ngài đã chứng được tam minh. (2) Một thời gian sau, ngài nhập Niết-bàn.
Then, having delighted and rejoiced in the Blessed One’s words, the Venerable Puṇṇa rose from his seat, and after paying homage to the Blessed One, departed keeping him on his right. He then set his resting place in order, took his bowl and outer robe, and set out to wander toward the Sunāparanta country. Wandering by stages, he eventually arrived in the Sunāparanta country, and there he lived. Then, during that rains retreat, the Venerable Puṇṇa established five hundred men lay followers and five hundred women lay followers in the practice, and he himself realized the three clear knowledges.2 On a later occasion, he attained final nibbāna.
(Trung BK III, Kinh số 145, tr. 601-606)
(from MN 145, MLDB 1118–19)
(3) Tiếng rống Sư Tử của Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất)
(3) Sāriputta’s Lion’s Roar
Một thời, Thế Tôn đang trú tại thành Xá-vệ (Sāvatthī), ở rừng Kỳ-đà (Jeta’s Grove), thuộc vườn ông Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika’s Park). Rồi Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên và bạch rằng:
– “Bạch Thế Tôn, con đã hoàn thành mùa an cư ở Sāvatthī.
Nay con muốn du hành một vòng ở miền quê.”
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Then the Venerable Sāriputta approached the Blessed One and said to him: “Bhante, I have completed the rains residence at Sāvatthī. I want to make a tour of the countryside.”
– Này Sāriputta, ông có thể đi lúc nào thấy thuận tiện.
“You may go, Sāriputta, at your own convenience.”
Rồi Tôn giả Sāriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, đi nhiễu một vòng quanh Ngài, thân bên phải vẫn hướng về Ngài, và ra đi. Chẳng bao lâu sau khi Tôn giả Sāriputta đã ra đi, một Tỷ- kheo khác đến bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Tôn giả Sāriputta đã đánh con và bỏ đi mà không xin lỗi.
Then the Venerable Sāriputta rose from his seat, paid homage to the Blessed One, circumambulated him keeping the right side toward him, and departed. Then, not long after the Venerable Sāriputta had left, a certain monk said to the Blessed One: “Bhante, the Venerable Sāriputta struck me and then set out on tour without apologizing.”
Thế Tôn gọi một Tỷ-kheo khác: Này Tỷ-kheo, hãy đi gọi Sāriputta đến đây.
Then the Blessed One addressed a certain monk: “Go, monk, call Sāriputta.’’’
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Rồi vị ấy đi đến gặp Tôn giả Sāriputta và nói rằng:
– Thưa hiền giả Sāriputta, bậc Đạo sư cho gọi hiền giả.
“Yes, Bhante,” that monk replied. Then he approached the Venerable Sāriputta and said: “The Teacher is calling you, friend Sāriputta.’’
– Thưa vâng, hiền giả. Tôn giả Sāriputta đáp lại Tỷ-kheo ấy.
“Yes, friend,” the Venerable Sāriputta replied.
Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahāmoggallāna (Đại Mục-kiền-liên) và Tôn giả Ānanda (A-nan) lấy chìa khóa và đi từ ‘cốc’ (tịnh thất) này đến ‘cốc’ khác, gọi lớn: “Này các Tôn giả, hãy đến đây! Này các Tôn giả, hãy đến đây! Nay Tôn giả Sāriputta sẽ rống tiếng rống của con sư tử trước mặt Thế Tôn.”
Now on that occasion the Venerable Mahāmoggallāna and the Venerable Ānanda took a key and wandered from dwelling to dwelling, calling out: “Come forth, venerables! Come forth, venerables! Now Sāriputta will roar his lion’s roar in the presence of the Blessed One!”
Rồi Tôn giả Sāriputta đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả:
– Này Sāriputta, một Tỷ-kheo đồng tu với ông than phiền với Ta rằng ông đã đánh vị ấy và rồi bỏ đi mà không xin lỗi.
Then the Venerable Sāriputta approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One said to him: “Sāriputta, one of your fellow monks has complained that you struck him and then set out on tour without apologizing.”
(1) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như người ta đổ lên mặt đất những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn - như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu - tuy nhiên, đất vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như đất, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân.
(1) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as they throw pure and impure things on the earth — feces, urine, spittle, pus, and blood — yet the earth is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like the earth, vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.
(2) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như người ta rửa những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn trong nước - như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu - tuy nhiên, nước vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như nước, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân.
(2) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as they wash pure and impure things in water — feces, urine, spittle, pus, and blood — yet the water is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like water — vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.
(3) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như lửa đốt cháy những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn - như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu - tuy nhiên, lửa vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như lửa, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân.
(3) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as fire burns pure and impure things — feces, urine, spittle, pus, and blood — yet the fire is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like fire — vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.
(4) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như gió thổi những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn - như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu - tuy nhiên, gió vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như gió, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân.
(4) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as air blows upon pure and impure things — feces, urine, spittle, pus, and blood — yet the air is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like air — vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.
(5) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như miếng vải lau chùi những đồ vật sạch sẽ hay dơ bẩn - như là phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu - tuy nhiên, miếng vải vẫn không từ chối, không xấu hổ, không ghê sợ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như miếng vải, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân.
(5) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as a duster wipes off pure and impure things — feces, urine, spittle, pus, and blood — yet the duster is not repelled, humiliated, or disgusted because of this; so too, Bhante, I dwell with a mind like a duster — vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.
(6) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một người con trai hay con gái thuộc giai cấp cùng bần (Chiên-đà-la), mặc áo quần rách rưới, tay cầm bát đi vào làng hay thị trấn với tâm khiêm tốn. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như tâm của một người con trai cùng bần, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân.
(6) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as an outcast boy or girl, clad in rags and holding a vessel, enters a village or town with a humble mind; so too, Bhante, I dwell with a mind like an outcast boy — vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.
(7) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một con bò đực với sừng bị cưa, hiền hòa, khéo điều phục, khéo huấn luyện, đi lang thang từ đường này đến đường khác, từ quảng trường này đến quảng trường khác, không dùng chân hay sừng của nó làm tổn thương bất cứ ai. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như tâm của con bò đực bị cưa sừng, rộng lớn, quảng đại, vô lượng, không hận, không sân.
(7) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as a bull with his horns cut, mild, well tamed and well trained, wanders from street to street and from square to square without hurting anyone with its feet or horns; so too, Bhante, I dwell with a mind like that of a bull with horns cut — vast, exalted, and measureless, without enmity and ill will.
(8) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một thanh niên nam hay nữ sẽ từ chối, xấu hổ, ghê sợ nếu xác một con rắn, con chó hoặc con người cuốn vào cổ của họ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con cũng từ chối, xấu hổ, ghê sợ với cái thân bất tịnh này.
(8) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as a young woman or man would be repelled, humiliated, and disgusted if the carcass of a snake, a dog, or a human being were slung around their neck; so too, Bhante, I am repelled, humiliated, and disgusted by this foul body.
(9) – Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi. Cũng giống như một người mang một cái bát bị nứt và có lỗ thủng chứa đầy mỡ nước khiến mỡ bị rỉ và nhỏ giọt. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con cũng đang mang tấm thân bị nứt và có lỗ thủng khiến nó bị rỉ nước và nhỏ giọt.
(9) “Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk and then set out on tour without apologizing. Just as a person might carry around a cracked and perforated bowl of liquid fat that oozes and drips; so too, Bhante, I carry around this cracked and perforated body that oozes and drips.
- Bạch Thế Tôn, một người không thiết lập chánh niệm về thân có thể đánh một vị đồng tu rồi bỏ đi mà không xin lỗi.
“Bhante, one who has not established mindfulness of the body might strike a fellow monk here and then set out on tour without apologizing.”
Rồi vị Tỷ-kheo đã kết tội Tôn giả Sāriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y và một bên vai, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Thế Tôn và bạch rằng:
Then that accusing monk rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, prostrated himself with his head at the Blessed One’s feet, and said to the Blessed One:
– Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội, vì do ngu si, vô minh nên đã vu khống Tôn giả Sāriputta một cách vụng về, không có căn cứ. Bạch Thế Tôn, kính mong Thế Tôn chấp nhận tội của con như là một trọng tội để con biết kềm chế trong tương lai.
“Bhante, I have committed a transgression in that I so foolishly, stupidly, and unskillfully slandered the Venerable Sāriputta on baseless grounds. Bhante, may the Blessed One accept my transgression seen as a transgression for the sake of future restraint.”
– Này Tỷ-kheo, ông đã phạm một trọng tội, vì do ngu si, vô minh nên đã vu khống Tôn giả Sāriputta một cách vụng về, không có căn cứ. Nhưng vì ông đã thấy tội của ông như một trọng tội, đã biết nhận tội và sửa chữa theo đúng Pháp, ta chấp nhận lời thỉnh cầu của ông. Vì đây là một sự tiến bộ trong Pháp Luật của bậc Thánh khi một người thấy được tội của mình là một trọng tội, biết nhận tội và sửa chữa theo đúng Pháp, để biết kềm chế trong tương lai.
“Surely, monk, you have committed a transgression in that you so foolishly, stupidly, and unskillfully slandered the Venerable Sāriputta on baseless grounds. But since you see your transgression as a transgression and make amends for it in accordance with the Dhamma, we accept it. For it is growth in the Noble One’s discipline that one sees one’s transgression as a transgression, makes amends for it in accordance with the Dhamma, and undertakes future restraint.”
Rồi Thế Tôn nói với Tôn giả Sāriputta:
– Này Sāriputta, hãy tha thứ cho kẻ nông nổi này trước khi đầu của nó sẽ bị vỡ thành bảy mảnh ngay tại chỗ đó.
The Blessed One then addressed the Venerable Sāriputta: “Sāriputta, pardon this hollow man before his head splits into seven pieces right there.”
– Bạch Thế Tôn, con sẽ tha thứ cho vị ấy nếu vị ấy xin con tha thứ.
“I will pardon him, Bhante, if he asks me to pardon him.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. 9 (II): 11, tr. 96-102)
(AN 9:11, NDB 1261–64)
(4) Sakka Thiên chủ và Quỷ Dạ-xoa-ăn-phẫn-nộ
(4) Sakka and the Anger-Eating Demon
Thế Tôn nói như sau:"Này các Tỷ-kheo, thuở xưa có một quỷ Dạ-xoa thân hình méo mó, xấu xí, đến ngồi trên chỗ ngồi của Sakka Thiên chủ. Điều này khiến cho chư Thiên bắt lỗi và bực tức, than phiền rằng: “Quả thật là kỳ diệu, thưa ngài! Quả thật đáng kinh ngạc, thưa ngài! Tên Dạ-xoa thân hình méo mó, xấu xí, đã ngồi vào chỗ ngồi của Sakka Thiên chủ!” Nhưng chư Thiên càng bắt lỗi, càng bực tức và than phiền về việc này thì quỷ Dạ-xoa càng trở nên đẹp đẽ, càng dễ thương và càng duyên dáng.
The Blessed One said this: “Monks, once in the past a certain ugly deformed demon sat down on the seat of Sakka, ruler of the devas. Thereupon the devas found fault with this, grumbled, and complained about it, saying: ‘It is wonderful indeed, sir! It is amazing indeed, sir! This ugly deformed demon has sat down on the seat of Sakka, ruler of the devas!’ But to whatever extent the devas found fault with this, grumbled, and complained about it, to the same extent that demon became more and more handsome, more and more comely, more and more graceful.
– Này các Tỷ-kheo, rồi chư Thiên đến gặp Sakka Thiên chủ và thưa rằng:
– Thưa ngài, ở đây có một quỷ Dạ-xoa thân hình méo mó, xấu xí, đã đến ngồi vào chỗ ngồi của ngài… Nhưng chư Thiên càng bắt lỗi, càng bực tức và than phiền về việc này thì quỷ Dạ- xoa càng trở nên đẹp đẽ, càng dễ thương và càng duyên dáng!
– Đó là quỷ Dạ-xoa-ăn-phẫn-nộ.
“Then, monks, the devas approached Sakka and said to him: ‘Here, dear sir, an ugly deformed demon has sat down on your seat. . . . But to whatever extent the devas found fault with this . . . that demon became more and more handsome, more and more comely, more and more graceful.’ – ‘That must be the anger-eating demon.’
– Này các Tỷ-kheo, rồi Sakka Thiên chủ đi đến quỷ Dạ-xoa-ăn-phẫn-nộ, đắp thượng y vào một bên vai, và đầu gối phải quỳ xuống mặt đất. Rồi chắp tay lên vái lạy Dạ-xoa, xướng tên mình ba lần: ‘Thưa ngài, tôi là Thiên chủ Sakka! Thưa ngài, tôi là Thiên chủ Sakka!’ Sakka Thiên chủ càng xướng tên mình bao nhiêu lần thì Dạ-xoa càng trở nên xấu xí hơn, càng méo mó hơn cho đến khi nó biến mất tại chỗ.
“Then, monks, Sakka, ruler of the devas, approached that anger-eating demon, arranged his upper robe over one shoulder, and knelt down with his right knee on the ground. Then, raising his joined hands in reverential salutation toward that demon, he announced his name three times: ‘I, dear sir, am Sakka, ruler of the devas! I, dear sir, am Sakka, ruler of the devas!’ To whatever extent Sakka announced his name, to the same extent that demon became uglier and uglier and more and more deformed until he disappeared right there.
– Rồi, này các Tỷ-kheo, sau khi ngồi vào chỗ ngồi của mình, Thiên chủ Sakka đọc bài kệ này để giáo huấn chư Thiên:
“Then, monks, having sat down on his own seat, instructing the devas, Sakka recited these verses:
Ta không phải là người có tâm phiền não,
Cũng không dễ bị cuốn vào cơn lốc sân hận.
Ta không bao giờ giận lâu dài,
Sân hận cũng không tồn tại trong ta.
“‘I am not one afflicted in mind,
nor easily drawn by anger’s whirl.
I never become angry for long,
nor does anger persist in me.
Khi giận ta không nói lời ác ngữ,
Và ta không ca tụng đức hạnh của mình.
Ta giữ mình luôn biết chế ngự,
Vì lợi lạc của chính ta.
“‘When I’m angry I don’t speak harshly
and I don’t praise my virtues.
I keep myself well restrained
out of regard for my own good.’”
(Tương Ưng BK I, Ch. 11(III): II, tr. 528-530)
(SN 11:22, CDB 338–39)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Thắp ngọn đuốc hồng


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Giải thích Kinh Địa Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.235.143 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...