Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Hạnh phúc chân thật là sự yên vui, thanh thản mà mỗi chúng ta có thể đạt đến bất chấp những khó khăn hay nghịch cảnh. Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Xem đối chiếu Anh Việt: IX. Giải quyết tranh chấp »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Xem đối chiếu Anh Việt: IX. Giải quyết tranh chấp

Donate

(Lượt xem: 4.346)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

IX. Giải quyết tranh chấp

IX. SETTLING DISPUTES



GIỚI THIỆU
Introduction
Trong khi chương trước đã nói về gốc rễ của các tranh chấp, Chương IX này được dành cho việc giải quyết các tranh chấp. Kiểu tranh chấp dễ giải quyết nhất là tranh chấp giữa hai người cùng có những ý định thiện lành. Trong đời sống xuất gia, những tranh chấp ấy thường xoay quanh các điều lệ về Giới luật. Như vậy, Kinh Văn IX, 1 chứng tỏ rằng các tranh chấp ấy có thể chặn đứng ngay từ mầm mống khi người phạm lỗi công nhận như thế là mình đã vượt qua Giới luật và người kết tội chấp nhận lờmãn. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:i xin lỗi và tha thứ cho người kia.
Where the previous chapter was devoted to the origins of disputes, Part IX is devoted to the resolution of disputes. The easiest type of dispute to resolve is that between two people of good intentions. In monastic life such disputes often revolve around the rules of discipline. Thus Text IX,1 shows that such a dispute can be nipped in the bud when the party at fault acknowledges his transgression as such, and the accuser accepts his apology and pardons him.
Tiếp theo là hai bài kinh do Đức Phật thuyết giảng rõ ràng là vào thời kỳ Ngài đã già, có lẽ vào giai đoạn cuối của cuộc đời Ngài. Trong Kinh Văn IX, 2, Ngài đã thiết lập những hướng dẫn để giải quyết các ý kiến khác biệt về việc diễn giải Giáo pháp. Điều đáng ghi nhận là ở đây, Ngài nhấn mạnh đến ý nghĩa của giáo lý vượt lên trên ngôn từ, mà Ngài gọi là “rất vi tế.” Trong cùng bài kinh ấy, Ngài cũng đưa ra lời hướng dẫn về cách xử sự đối với một người phạm giới. Ngài nhấn mạnh rằng, vị Tỷ-kheo khiển trách có thể cảm thấy lo ngại khi phải sửa sai vị phạm giới, và mặc dù vị phạm giới có thể bị tổn thương bởi lời chỉ trích, bao lâu mà vị Tỷ-kheo khiển trách vẫn còn thấy có cơ may thay đổi được cách hành xử của vị phạm giới và giúp vị ấy “thoát ra khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp”, thì vị khiển trách nên nói chuyện với vị phạm giới. Đức Phật dạy rằng: “Nhưng khi thấy rằng không có cơ may thay đổi cách hành xử của vị phạm giới, và nỗ lực sửa sai vị ấy chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn”, thì nên giữ thái độ ‘bình thản’ (xả) đối với vị ấy.”
Following this comes a pair of suttas that were apparently spoken by the Buddha in his old age, perhaps toward the very end of his life. In Text IX,2, he lays down guidelines for settling differences of opinion over the interpretation of the Dhamma. It is significant that he here emphasizes the meaning of the doctrine above the letter, which he calls “trifling.” In the same discourse he also offers advice about dealing with a transgressor. He insists that, even though the reproachful monk may find it troublesome to correct the offender, and though the offender may be hurt by the criticism, as long as one has any chance of changing the offender’s conduct and helping him “emerge from the unwholesome and be established in the wholesome,” one should speak to him. But, the Buddha says, when there is no chance of changing the offender’s ways, and attempting to correct him might just make the situation worse, “one should not underrate equanimity toward such a person.”
Kinh Văn IX, 3 theo như lời giới thiệu mở đầu, bài kinh này ra đời chỉ một thời gian ngắn sau khi Mahāvīra, vị lãnh đạo của Kỳ-na-giáo (Jain) đã qua đời, và được biết trong Kinh tạng Pāli như là kinh Nātaputta. Sau khi Mahāvīra qua đời, đệ tử của ông đã phân chia thành hai phe phái tấn công nhau thật gay gắt. Bài kinh này do Đức Phật thuyết giảng để đề phòng một số phận tương tự xảy ra trong cộng đồng Tăng đoàn của Ngài. Đức Phật xác định mối đe dọa trước tiên đối với sự thành công của giáo lý của Ngài là việc bất đồng ý kiến về Ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ngài dạy rằng bất đồng về vấn đề sinh sống và quy luật rèn luyện có tầm quan trọng thứ hai. Trong cùng bài kinh này, Ngài giải thích phương cách giải quyết các tranh chấp về Giáo pháp và Giới luật. Hai phương pháp đầu là để giải quyết bất đồng ý kiến giữa những người đang tranh chấp và đưa vấn đề bất đồng ấy ra giữa cộng đồng Tăng chúng lớn hơn để được giải quyết theo quyết định của đa số. Phương pháp cuối cùng được sử dụng khi các phương pháp khác đều thất bại, là một thủ tục được gọi là “lấy cỏ che lấp”. Thủ tục này cho phép một Tỷ-kheo đại diện của mỗi phe tranh chấp thay mặt cả nhóm để thú nhận việc phạm giới mà không đi sâu vào chi tiết - ngoại trừ đối với các vi phạm lớn. Phương pháp này, nghĩa là hãy bỏ qua chuyện gì đã qua, tìm cách tránh né nhu cầu cần phải duyệt lại toàn bộ bối cảnh của cuộc tranh chấp, vì điều này có thể khơi lại sự tức giận cũ.
Text IX,3, according to its preamble, originated shortly after the death of Mahāvīra, the leader of the Jain community, known in the Pāli Canon as Nātaputta. After his death his followers split into two camps that bitterly attacked each other. The discourse here was spoken by the Buddha to prevent a similar fate from befalling his own community. The Buddha defines the primary threat to the success of his teaching to be disagreements over the thirty-seven aids to enlightenment. Disagreements about livelihood and the rules of training, he says, are of secondary importance. In this same discourse he explains how to settle disputes about the Dhamma and the Vinaya. The first two methods are to settle the disagreement among the disputants and to bring the disagreement to a larger community and abide by the decision of the majority. The last method, to be used when the others fail, is a procedure called “covering over with grass.” This permits a representative monk on each side of the conflict to confess transgressions on behalf of the entire group — with exception made for major violations — without dwelling on the details. This method, which lets the past be past, circumvents the need to review the entire background to the conflict, which might only rekindle old resentments.
Kinh Văn IX, 4, (1) nhấn mạnh rằng để tránh các vấn đề Giới luật có thể bùng phát và gây chia rẽ, các Tỷ-kheo liên hệ - cả vị phạm giới lẫn vị khiển trách - cần phải suy ngẫm lại, lắng dịu cơn giận đối với nhau và đạt được hòa giải. Kinh Văn IX, 4, (2) nhấn mạnh rằng các vấn đề Giới luật trước tiên cần phải “giải quyết nội bộ”, trong phạm vi các vị đồng tu với mình, để cho sự bất hòa không lan rộng ra ngoài và lôi cuốn thêm người khác vào cuộc tranh chấp.
Text IX,4(1) stresses that to prevent disciplinary problems from flaring up and generating divisions, the monks involved — both the one who committed the transgression and the one who reproves him — should reflect on themselves, quell their antagonism toward each other, and achieve reconciliation. Text IX,4(2) insists that disciplinary issues should first be “settled internally,” within one’s own circle of followers, so that the dissension does not spread outward and embroil others.
Đức Phật thường nhấn mạnh rằng để Giáo đoàn được phát triển, Tăng Ni phải liên tục sửa sai, khiển trách và khích lệ nhau. Thái độ lý tưởng, theo Kinh Văn IX, 5 gồm ba chiều: cần phải mở lòng đón nhận sự sửa sai từ người khác; vui lòng sửa sai người phạm giới, ngay cả đối với bậc trưởng thượng của mình, khi có nhu cầu; và sẵn sàng sửa sai những vi phạm của chính mình. Tuy nhiên, nhận lời chỉ trích từ người khác có thể gây tổn thương bản ngã, tạo nên phản ứng chống đối và tức giận. Để giải quyết vấn đề này, trong bài kinh Tư Lượng (Anumānasuttaṃ - Trung BK I - Kinh số 15) - được đưa vào đây như là Kinh Văn IX, 6, Tôn giả Moggallāna (Mục-kiền-liên) liệt kê những tính cách khiến cho một Tỷ-kheo chống lại sự sửa sai và đưa đến nhu cầu tự soi chiếu bản thân để loại bỏ những tính cách ấy.
The Buddha often insisted that for the Sangha to flourish, the monks and nuns must repeatedly correct, admonish, and encourage one another. The ideal attitude, according to Text IX,5, is threefold: to be open to receiving correction from others; to be willing to correct offenders, even one’s elders, when the need arises; and to be ready to make amends for one’s offenses. Receiving criticism from others, however, can sting the ego, provoking resistance and resentment. To address this problem, in the Discourse on Inference — included here as Text IX,6 — the Venerable Moggallāna enumerates the qualities that make a monk resistant to correction and drives home the need for self-examination in order to remove those qualities.
Xung đột thỉnh thoảng bùng nổ giữa thành viên của cộng đồng cư sĩ tại gia và giới xuất gia. Đức Phật công nhận rằng trong một vài trường hợp, cách hành xử của một cư sĩ đòi hỏi Tăng đoàn phải bày tỏ thái độ không chấp nhận; vì thế Ngài cho phép các Tỷ- kheo “lật úp bình bát”, nghĩa là, từ chối không nhận thực phẩm cúng dường của một cư sĩ có cách hành xử sai trái. (1) Những điều kiện cho phép hành động như vậy được xác định trong Kinh Văn IX, 7, (1). Kinh cũng công nhận rằng các cư sĩ có thể nói lời phiền trách đối với một Tỷ-kheo không sống đúng như tiêu chuẩn Giới luật mà họ mong đợi. Để đáp lại, cư sĩ được phép chính thức tuyên bố “mất lòng tin” đối với Tỷ-kheo ấy, những điều kiện về vấn đề này được giải thích trong Kinh Văn IX, 7, (2). Để tạo điều kiện cho sự hòa giải giữa vị Tỷ-kheo và người cư sĩ, Tăng đoàn có thể quyết định rằng vị Tỷ-kheo thoái hóa phải đến gặp người cư sĩ để xin lỗi về hành vi sai trái mà vị này đã vi phạm đối với người cư sĩ ấy, như được trình bày trong Kinh Văn IX, 7, (3).
Conflicts occasionally broke out between members of the lay community and the monastic order. In some instances the Buddha recognized that the behavior of a layperson called for an expression of disapproval from the Sangha; he thus allowed the monks to “overturn the almsbowl,” that is, to refuse to accept offerings from an offensive lay follower.1 The conditions under which such an action are permitted are stated in Text IX,7(1). It was also recognized that lay followers might have justified complaints against a monk who was not living up to the standards of discipline expected of him. In response, laypeople are allowed to officially proclaim a “loss of confidence” in that monk, the conditions for which are explained in Text IX,7(2). To facilitate reconciliation between the monk and the lay disciple, the Sangha could decide that a wayward monk must approach the layperson he had offended and apologize for his misbehavior, as shown in Text IX,7(3).
Bốn điều luật dành cho Tỷ-kheo đã được thiết lập trong giới bổn Pātimokkha được gọi là bốn pháp Ba-la-di (Pārājika), là “những trọng tội bị trục xuất khỏi Giáo đoàn”. Đó là: tội hành dâm; trộm cắp (một vật có giá trị trên mức nào đó); giết người; vọng ngữ khi tuyên bố đã chứng đắc được pháp “siêu phàm”, chứng được một thần thông hay một cấp bậc chứng đắc cao hơn. Một Tỷ-kheo phạm một trong những trọng tội đó sẽ không còn được ở trong cộng đồng Tăng chúng và phải bị trục xuất khỏi Giáo đoàn. (2) Thường thì Tăng hay Ni phạm những tội này sẽ thú nhận tội lỗi và tình nguyện ra khỏi Giáo đoàn. Nhưng cũng có trường hợp khi người phạm tội che giấu việc phạm giới của mình và cố gắng giả vờ như là một thành viên hợp pháp của Giáo đoàn. Trong những trường hợp đó, Đức Phật không do dự bảo các Tỷ-kheo trục xuất kẻ phạm giới ấy.
Four rules for monks laid down in the Pātimokkha are called Pārājika, “expulsion offenses.” These are sexual intercourse; theft (of an item above a certain threshold value); the taking of human life; and putting forth false claims to attainment of a “superhuman state,” a psychic power or state of higher realization. A monk who transgresses these is no longer in communion with the monks and must be expelled from the Sangha.2 Usually, monks or nuns who fall into these offenses will confess their transgression and voluntarily leave the monastic order. But there are cases when the offender conceals the transgression and tries to pass off as a legitimate member of the order. In such cases the Buddha does not hesitate to instruct the monks to expel the miscreant.
Kinh Văn IX, 8, (1) - (2) chỉ để giải quyết trường hợp như vậy. Trong bài kinh thứ nhất, Đức Phật quy định nguyên tắc chung rằng người phạm giới đang giả vờ như một Tỷ-kheo bình thường phải bị trục xuất ngay. Người này cũng giống như vỏ lúa mì giữa các hạt lúa mì. Bài kinh thứ hai mô tả một sự kiện khi Đức Phật từ chối không đọc tụng giới bổn Pātimokkha bởi vì có một kẻ phạm giới, “nội tâm thối nát, hư hỏng, theo ác pháp” đang ngồi giữa đại chúng Tỷ-kheo. Tôn giả Moggallāna, nhờ có thiên nhãn thông, tìm ra người phạm ác giới nên đã dùng sức mạnh kéo người ấy ra khỏi giảng đường, và đóng chốt cửa lại đằng sau ông ta.
Texts IX,8(1)–(2) deal with just such a situation. In the first, the Buddha lays down the general principle that the wrongdoer who is posing as a regular monk must be expelled. He is just like chaff amid the barley. The second describes an incident when the Buddha refused to recite the Pātimokkha because a miscreant, “inwardly rotten, corrupt, depraved,” was sitting in the midst of the assembly. Moggallāna, discovering the evildoer with his psychic powers, forcefully expelled him from the hall and bolted the door behind him.
I. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
IX. Settling Disputes
1. SÁM HỐI VÀ THA THỨ
1. CONFESSION AND FORGIVENESS
Một lần, có hai Tỷ-kheo gây gổ nhau, và một vị đã phạm tội đối với vị kia. Rồi vị phạm tội đã xin sám hối tội lỗi của mình đối với vị kia, nhưng vị kia không chịu tha thứ. Rồi một số Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn và tường thuật lại những gì đã xảy ra. [Thế Tôn dạy rằng]:
Once two monks had a quarrel and one monk had transgressed against the other. Then the former monk confessed his transgression to the other monk, but the latter would not pardon him. Then a number of monks approached the Blessed One and reported what had happened. [The Blessed One said:]
– “Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người ngu: người không thấy việc phạm tội như là phạm tội; và người không chịu tha thứ khi kẻ phạm tội đã xin sám hối. Đó là hai hạng người ngu. Có hai hạng người trí: người thấy được việc phạm tội như là phạm tội; và người chịu tha thứ khi kẻ phạm tội đã xin sám hối. Đó là hai hạng người trí.”
“Monks, there are two kinds of fools: one who does not see a transgression as a transgression; and one who, when another is confessing a transgression, does not pardon him. These are the two kinds of fools. There are two kinds of wise people: one who sees a transgression as a transgression; and one who, when another is confessing a transgression, pardons him. These are the two kinds of wise people.”
(Tương Ưng BK I, Ch. XI (IV):239, tr. 532-533)
(SN 11:24, CDB 339)
2. GIẢI QUYẾT CÁC Ý KIẾN KHÁC BIỆT
2. RESOLVING DIFFERENCES IN OPINION
Một thời, Thế Tôn đang trú tại Kusinara (Câu-thi-na), Ngài gọi các Tỷ-kheo và dạy rằng:
– Này các Tỷ-kheo, trong lúc các thầy đang học tập trong tinh thần hòa hợp, với sự tôn trọng lẫn nhau, không tranh cãi, có thể có hai Tỷ-kheo đưa ra những nhận định khác nhau về Giáo pháp. (3)
“While you are training in concord, with mutual appreciation, without disputing, two monks might make different assertions concerning the Dhamma.3
– Giờ đây, các thầy phải suy nghĩ như sau: “Các Tôn giả này có ý kiến khác nhau về cả ý nghĩa lẫn lời văn,” rồi các thầy phải nghĩ xem vị nào có lý hơn thì nên đến gặp vị ấy và nói như thế này: “Các Tôn giả đã có ý kiến khác nhau về cả ý nghĩa lẫn lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự khác nhau về ý nghĩa và sự khác nhau về lời văn; đừng để cho việc này trở thành vấn đề tranh chấp.” Sau đó, các thầy nghĩ vị Tỷ-kheo nào là người có lý nhất trong số những vị cùng đứng vào phe đối lập thì các thầy nên đến gặp vị này và nói như sau: “Các Tôn giả có ý kiến khác nhau về ý nghĩa và lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự khác nhau về ý nghĩa và sự khác nhau về lời văn; đừng để cho việc này trở thành vấn đề tranh chấp.” Như vậy, những gì đã bị hiểu sai lầm cần phải ghi nhớ như là đã bị hiểu sai lầm. Sau khi đã ghi nhớ trong tâm những gì đã bị hiểu sai lầm như là đã bị hiểu sai lầm, thì những gì thuộc về Giáo pháp và Giới luật cần phải được giải thích đầy đủ.
“Now if you should think thus: ‘These venerable ones differ about both the meaning and the phrasing,’ then whichever monk you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about both the meaning and the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning and difference about the phrasing; let them not fall into a dispute.’ Then whichever monk you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about the meaning and the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning and difference about the phrasing; let them not fall into a dispute.’ So what has been wrongly grasped should be borne in mind as wrongly grasped. Bearing in mind what has been wrongly grasped as wrongly grasped, what is Dhamma and what is discipline should be expounded.
– Giờ đây, các thầy phải suy nghĩ như sau: “Các Tôn giả này có ý kiến khác nhau về ý nghĩa nhưng có sự đồng nhất về lời văn,” rồi các thầy phải nghĩ xem vị nào có lý hơn thì nên đến gặp vị ấy và nói như thế này: “Các Tôn giả đã có ý kiến khác nhau về ý nghĩa nhưng có sự đồng nhất về lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự khác nhau về ý nghĩa nhưng có sự đồng nhất về lời văn; đừng để cho việc này trở thành vấn đề tranh chấp.” Sau đó, các thầy nghĩ vị Tỷ-kheo nào là người có lý nhất trong số những vị cùng đứng vào phe đối lập thì các thầy nên đến gặp vị này và nói như sau: “Các Tôn giả có ý kiến khác nhau về ý nghĩa nhưng có sự đồng nhất về lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự khác nhau về ý nghĩa nhưng có sự đồng nhất về lời văn; đừng để cho việc này trở thành vấn đề tranh chấp.” Như vậy, những gì đã bị hiểu sai lầm cần phải ghi nhớ như là đã bị hiểu sai lầm và những gì đã được hiểu đúng đắn cần phải được ghi nhớ là đã được hiểu đúng đắn. Sau khi đã ghi nhớ trong tâm những gì đã bị hiểu sai lầm như là đã bị hiểu sai lầm, và những gì đã được hiểu đúng đắn là đã được hiểu đúng đắn, thì những gì thuộc về Giáo pháp và Giới luật cần phải được giải thích đầy đủ.
“Now if you should think thus: ‘These venerable ones differ about the meaning but agree about the phrasing,’ then whichever monk you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about the meaning but agree about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning but agreement about the phrasing; let them not fall into a dispute.’ Then whichever monk you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones differ about the meaning but agree about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is difference about the meaning but agreement about the phrasing; let them not fall into a dispute.’ So what has been wrongly grasped should be borne in mind as wrongly grasped and what has been rightly grasped should be borne in mind as rightly grasped. Bearing in mind what has been wrongly grasped as wrongly grasped, and bearing in mind what has been rightly grasped as rightly grasped, what is Dhamma and what is discipline should be expounded.
– Giờ đây, các thầy phải suy nghĩ như sau: “Các Tôn giả này có ý kiến đồng nhất về ý nghĩa nhưng có sự khác biệt về lời văn,” rồi các thầy phải nghĩ xem vị nào có lý hơn thì nên đến gặp vị ấy và nói như thế này: “Các Tôn giả đã có ý kiến đồng nhất về ý nghĩa nhưng có sự khác biệt về lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự đồng nhất về ý nghĩa nhưng có sự khác biệt về lời văn. Nhưng lời văn chỉ là vấn đề nhỏ nhặt, các Tôn giả đừng rơi vào việc tranh chấp về một vấn đề nhỏ nhặt như thế.” Sau đó, các thầy nghĩ vị Tỷ-kheo nào là người có lý nhất trong số những vị cùng đứng vào phe đối lập thì các thầy nên đến gặp vị này và nói như sau: “Các Tôn giả đã có ý kiến đồng nhất về ý nghĩa nhưng có sự khác biệt về lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự đồng nhất về ý nghĩa nhưng có sự khác biệt về lời văn. Nhưng lời văn chỉ là vấn đề nhỏ nhặt, các Tôn giả đừng rơi vào việc tranh chấp về một vấn đề nhỏ nhặt như thế.” Như vậy, những gì đã được hiểu đúng đắn cần phải được ghi nhớ là đã được hiểu đúng đắn, và những gì đã bị hiểu sai lầm cần phải ghi nhớ như là đã bị hiểu sai lầm. Sau khi đã ghi nhớ trong tâm những gì đã được hiểu đúng đắn là đã được hiểu đúng đắn, và những gì đã bị hiểu sai lầm như là đã bị hiểu sai lầm, thì những gì thuộc về Giáo pháp và Giới luật cần phải được giải thích đầy đủ.
“Now if you think thus: ‘These venerable ones agree about the meaning but differ about the phrasing,’ then whichever monk you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about the meaning but differ about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about the meaning but difference about the phrasing. But the phrasing is a mere trifle. Let the venerable ones not fall into a dispute over a mere trifle.’ Then whichever monk you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about the meaning but differ about the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about the meaning but difference about the phrasing. But the phrasing is a mere trifle. Let the venerable ones not fall into a dispute over a mere trifle.’ So what has been rightly grasped should be borne in mind as rightly grasped and what has been wrongly grasped should be borne in mind as wrongly grasped. Bearing in mind what has been rightly grasped as rightly grasped, and bearing in mind what has been wrongly grasped as wrongly grasped, what is Dhamma and what is discipline should be expounded.
– Giờ đây, các thầy phải suy nghĩ như sau: “Các Tôn giả này có ý kiến đồng nhất cả về ý nghĩa lẫn lời văn,” rồi các thầy phải nghĩ xem vị nào có lý hơn thì nên đến gặp vị ấy và nói như thế này: “Các Tôn giả đã có ý kiến đồng nhất cả về ý nghĩa lẫn lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự đồng nhất cả về ý nghĩa lẫn lời văn; các Tôn giả đừng rơi vào việc tranh chấp.” Sau đó, các thầy nghĩ vị Tỷ-kheo nào là người có lý nhất trong số những vị cùng đứng vào phe đối lập thì các thầy nên đến gặp vị này và nói như sau: “Các Tôn giả đã có ý kiến đồng nhất cả về ý nghĩa lẫn lời văn. Các Tôn giả phải biết rằng chính vì lý do này mà có sự đồng nhất về cả ý nghĩa lẫn lời văn, các Tôn giả đừng rơi vào việc tranh chấp.” Như vậy, những gì đã được hiểu đúng đắn cần phải được ghi nhớ là đã được hiểu đúng đắn. Sau khi đã ghi nhớ trong tâm những gì đã được hiểu đúng đắn là đã được hiểu đúng đắn, thì những gì thuộc về Giáo pháp và Giới luật cần phải được giải thích đầy đủ.
“Now if you should think thus: ‘These venerable ones agree about both the meaning and the phrasing,’ then whichever monk you think is the more reasonable should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about both the meaning and the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about both the meaning and the phrasing; let the venerable ones not fall into a dispute.’ Then whichever monk you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘The venerable ones agree about both the meaning and the phrasing. The venerable ones should know that it is for this reason that there is agreement about both the meaning and the phrasing; let the venerable ones not fall into a dispute.’ So what has been rightly grasped should be borne in mind as rightly grasped. Bearing in mind what has been rightly grasped as rightly grasped, what is Dhamma and what is discipline should be expounded.
– “Này các Tỷ-kheo, trong lúc các thầy đang học tập trong tinh thần hòa hợp, với sự tôn trọng lẫn nhau, không tranh cãi, một Tỷ-kheo có thể phạm luật hay phạm giới nào đó. Này các Tỷ- kheo, giờ đây, các thầy không nên vội vã khiển trách vị ấy; thay vào đó, vị ấy cần được xem xét như thế này: “Ta sẽ không bị rắc rối và vị kia sẽ không bị tổn thương; vì nếu vị kia không giận dữ và bất mãn, thì vị ấy không dính mắc với quan điểm của mình quá mạnh và vị ấy có thể từ bỏ chúng dễ dàng, và ta có thể giúp vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp.” Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy điều này xảy ra như vậy, thì các ông nói lời khiển trách vị ấy là đúng.
“While you are training in concord, with mutual appreciation, without disputing, some monk might commit an offense or a transgression. Now, monks, you should not hurry to reprove him; rather, the person should be examined thus: ‘I shall not be troubled and the other person will not be hurt; for the other person is not given to anger and resentment, he is not firmly attached to his view and he relinquishes easily, and I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, monks, it is proper to speak.
– “Này các Tỷ-kheo, rồi sau đó các thầy có thể suy nghĩ như sau: “Ta sẽ không bị rắc rối nhưng vị kia sẽ bị tổn thương; vì vị kia giận dữ và bất mãn. Tuy nhiên, vị ấy không dính mắc với quan điểm của mình quá mạnh và vị ấy có thể từ bỏ chúng dễ dàng, và ta có thể giúp vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp. Chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt nếu vị kia có thể bị tổn thương, nhưng điều quan trọng hơn nhiều là ta có thể giúp cho vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp.” Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy điều này xảy ra như vậy, thì các thầy nói lời khiển trách vị ấy là đúng.
“Then it may occur to you, monks: ‘I shall not be troubled, but the other person will be hurt, for the other person is given to anger and resentment. However, he is not firmly attached to his view and he relinquishes easily, and I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome. It is a mere trifle that the other person will be hurt, but it is a much greater thing that I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, monks, it is proper to speak.
– “Này các Tỷ-kheo, rồi sau đó các thầy có thể suy nghĩ như sau: “Ta sẽ bị rắc rối nhưng vị kia sẽ không bị tổn thương; vì vị kia không giận dữ và bất mãn, mặc dù vị ấy dính mắc với quan điểm của mình quá mạnh và thật khó khăn để từ bỏ chúng; tuy thế, ta có thể giúp vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp. Chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt nếu ta có thể bị rắc rối, nhưng điều quan trọng hơn nhiều là ta có thể giúp cho vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp.” Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy điều này xảy ra như vậy, thì các thầy nói lời khiển trách vị ấy là đúng.
“Then it may occur to you, monks: ‘I shall be troubled, but the other person will not be hurt; for the other person is not given to anger and resentment, though he is firmly attached to his view and he relinquishes with difficulty; yet I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome. It is a mere trifle that I shall be troubled, but it is a much greater thing that I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, monks, it is proper to speak.
– “Này các Tỷ-kheo, rồi sau đó các thầy có thể suy nghĩ như sau: “Ta sẽ bị rắc rối và vị kia sẽ bị tổn thương; vì vị kia giận dữ và bất mãn, và vị ấy dính mắc với quan điểm của mình quá mạnh và thật khó khăn để từ bỏ chúng; tuy thế, ta có thể giúp vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp. Chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt nếu ta có thể bị rắc rối và vị ấy có thể bị tổn thương, nhưng điều quan trọng hơn nhiều là ta có thể giúp cho vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp.” Này các Tỷ- kheo, nếu các thầy thấy điều này xảy ra như vậy, thì các thầy nói lời khiển trách vị ấy là đúng.
“Then it may occur to you, monks: ‘I shall be troubled and the other person will be hurt; for the other person is given to anger and resentment, and he is firmly attached to his view and he relinquishes with difficulty; yet I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome. It is a mere trifle that I shall be troubled and the other person hurt, but it is a much greater thing that I can make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ If such occurs to you, monks, it is proper to speak.
– “Này các Tỷ-kheo, rồi sau đó các thầy có thể suy nghĩ như sau: “Ta sẽ bị rắc rối và vị kia sẽ bị tổn thương; vì vị kia giận dữ và bất mãn, và vị ấy dính mắc với quan điểm của mình quá mạnh và thật khó khăn để từ bỏ chúng; và ta không thể giúp vị ấy thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp.” Đối với một người như vậy, thì tốt hơn hết là nên có thái độ bình thản (xả).
“Then it may occur to you, monks: ‘I shall be troubled and the other person will be hurt; for the other person is given to anger and resentment, and he is firmly attached to his view and he relinquishes with difficulty; and I cannot make that person emerge from the unwholesome and establish him in the wholesome.’ One should not underrate equanimity toward such a person.
– “Này các Tỷ-kheo, trong lúc các thầy đang học tập trong tinh thần hòa hợp, với sự tôn trọng lẫn nhau, không tranh cãi, có thể khởi lên va chạm lẫn nhau trong lời nói, các quan điểm ngoan cố, tâm trạng bực tức, chua chát hay thất vọng. Sau đó, các thầy nghĩ vị Tỷ-kheo nào là người có lý nhất trong số những vị cùng đứng vào một phe, thì các thầy nên đến gặp vị này và nói như sau: “Này hiền giả, trong lúc chúng ta đang học tập trong tinh thần hòa hợp, với sự tôn trọng lẫn nhau, không tranh cãi, có thể khởi lên va chạm lẫn nhau trong lời nói, các quan điểm ngoan cố, tâm trạng bực tức, chua chát hay thất vọng. Nếu vị thầy biết được, thầy có khiển trách không?” Để trả lời một cách đúng đắn, vị Tỷ-kheo này sẽ nói như sau: “Nếu vị thầy biết được, thầy sẽ khiển trách.”
“While you are training in concord, with mutual appreciation, without disputing, there might arise mutual verbal friction, insolence in views, mental annoyance, bitterness, and dejection. Then whichever monk you think is the most reasonable of those who side together on the one part should be approached and addressed thus: ‘While we were training in concord, friend, with mutual appreciation, without disputing, there arose mutual verbal friction, insolence in views, mental annoyance, bitterness, and dejection. If the Master knew, would he censure that?’ Answering rightly, the monk would answer thus: ‘If the Master knew, he would censure that.’
– “Nhưng này hiền giả, nếu không từ bỏ các điều ấy, có thể chứng được Niết-bàn chăng?” Để trả lời một cách đúng đắn, vị Tỷ-kheo này sẽ nói như sau: “Này hiền giả, không từ bỏ các điều ấy, không thể chứng được Niết-bàn.”
“‘But, friend, without abandoning that thing, can one realize nibbāna?’ Answering rightly, the monk would answer thus: ‘Friend, without abandoning that thing, one cannot realize nibbāna.’
Sau đó, các thầy nghĩ vị Tỷ-kheo nào là người có lý nhất trong số những vị cùng đứng vào phe đối lập, thì các thầy nên đến gặp vị này và nói như sau: “Này hiền giả, trong lúc chúng ta đang học tập trong tinh thần hòa hợp, với sự tôn trọng lẫn nhau, không tranh cãi, có thể khởi lên va chạm lẫn nhau trong lời nói, các quan điểm ngoan cố, tâm trạng bực tức, chua chát hay thất vọng. Nếu vị thầy biết được, thầy có khiển trách không?” Để trả lời một cách đúng đắn, vị Tỷ-kheo này sẽ nói như sau: “Nếu vị thầy biết được, thầy sẽ khiển trách.”
“Then whichever monk you think is the most reasonable of those who side together on the opposite part should be approached and addressed thus: ‘While we were training in concord, friend, with mutual appreciation, without disputing, there arose mutual verbal friction, insolence in views, mental annoyance, bitterness, and dejection. If the Master knew, would he censure that?’ Answering rightly, the monk would answer thus: ‘If the Master knew, he would censure that.’
– “Nhưng này hiền giả, nếu không từ bỏ các điều ấy, có thể chứng được Niết-bàn chăng?” Để trả lời một cách đúng đắn, vị Tỷ-kheo này sẽ nói như sau: “Này hiền giả, không từ bỏ các điều ấy, không thể chứng được Niết-bàn.”
“‘But, friend, without abandoning that thing, can one realize nibbāna?’ Answering rightly, the monk would answer thus: ‘Friend, without abandoning that thing, one cannot realize nibbāna.’
“Nếu các Tỷ-kheo khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như thế này: “Có phải chính hiền giả là người đã làm cho các Tỷ-kheo kia thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú vào các thiện pháp?” Để trả lời một cách đúng đắn, vị Tỷ-kheo này sẽ nói như sau: “Ở đây, này hiền giả, tôi đã đi đến Thế Tôn. Thế Tôn đã giảng Pháp cho tôi. Sau khi nghe Pháp ấy, tôi đã nói lại cho các Tỷ-kheo kia. Các Tỷ-kheo kia nghe Pháp xong, các vị đã thoát khỏi các pháp bất thiện và an trú trong thiện pháp.” Trả lời như vậy, vị Tỷ-kheo này không tự khen mình và cũng không chê người khác; vị ấy đã trả lời đúng Pháp theo một phương cách thiện xảo, không cung cấp một cơ sở nào để cho lời khẳng định của vị ấy có thể bị khiển trách một cách đúng luật.
“If others should ask that monk thus: ‘Was it the venerable one who made those monks emerge from the unwholesome and established them in the wholesome?’ answering rightly, the monk would say: ‘Here, friends, I went to the Blessed One. The Blessed One taught me the Dhamma. Having heard that Dhamma, I spoke to those monks. The monks heard that Dhamma, and they emerged from the unwholesome and became established in the wholesome.’ Answering thus, the monk neither exalts himself nor disparages others; he answers in accordance with the Dhamma in such a way that nothing which provides a ground for censure can be legitimately deduced from his assertion.”
Thế Tôn đã thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
That is what the Blessed One said. The monks were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.
(Trung BK III, Kinh số 103, tr. 56-63)
(from MN 103, MLDB 848–52)
3. GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP TRONG TĂNG ĐOÀN
3. SETTLING DISPUTES IN THE SANGHA
Tôn giả Ānanda cùng với Sa-di Cunda đi đến yết kiến Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ Ngài, hai vị ấy ngồi xuống một bên, và Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:
The Venerable Ānanda and the novice Cunda went together to the Blessed One. After paying homage to him, they sat down to one side, and the Venerable Ānanda said to the Blessed One:
– Bạch Thế Tôn, Sa-di Cunda nói rằng vị thầy của Kỳ-na giáo là Nātaputta vừa mới từ trần. (4) Sau khi vị thầy từ trần, các đệ tử Kỳ-na giáo chia rẽ, tách làm hai, không có nơi nương tựa. Con nghĩ rằng: “Đừng để cho xảy ra tranh chấp trong Tăng đoàn sau khi Thế Tôn nhập diệt. Vì việc tranh chấp như thế sẽ đem đến tổn hại và bất hạnh cho đa số, đem lại mất mát, tổn hại và đau khổ cho chư Thiên và loài Người.”
“This novice Cunda, Bhante, says that the Jain teacher Nātaputta has just died.4 On his death the Jains are divided, split into two, left without a refuge. I thought: ‘Let no dispute arise in the Sangha when the Blessed One has gone. For such a dispute would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.’”
– Này Ānanda, thầy nghĩ thế nào? Những pháp này Ta đã dạy cho thầy sau khi ta đã trực tiếp tuệ tri chúng, như là: Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Thánh đạo. Này Ānanda, thầy có thấy thậm chí có hai Tỷ-kheo nào khẳng định khác nhau về các pháp này?
“What do you think, Ānanda? These things that I have taught you after directly knowing them — that is, the four establishments of mindfulness, the four right kinds of striving, the four bases for spiritual power, the five faculties, the five powers, the seven enlightenment factors, the noble eightfold path — do you see, Ānanda, even two monks who make differing assertions about these things?”
– Bạch Thế Tôn, con không thấy thậm chí có hai Tỷ-kheo nào khẳng định khác nhau về các pháp ấy. Nhưng bạch Thế Tôn, có những vị sống sùng kính Thế Tôn, sau khi Thế Tôn nhập diệt, những vị này có thể tạo ra việc tranh chấp trong Giáo đoàn về nề nếp sinh hoạt và về giới bổn Pātimokkha. Việc tranh chấp như thế sẽ đem đến tổn hại và bất hạnh cho đa số, đem lại mất mát, tổn hại và đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
“No, Bhante, I do not see even two monks who make differing assertions about these things. But, Bhante, there are people who live deferential toward the Blessed One who might, when he has gone, create a dispute in the Sangha about livelihood and about the Pātimokkha. Such a dispute would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.”
– Này Ānanda, việc tranh chấp trong Giáo đoàn về nề nếp sinh hoạt và về giới bổn Pātimokkha chỉ là điều nhỏ nhặt. Nhưng nếu có sự tranh chấp xảy ra trong Giáo đoàn về con đường hay hướng tu tập, sự tranh chấp này sẽ đem đến tổn hại và bất hạnh cho đa số; đem lại mất mát, tổn hại và đau khổ cho chư Thiên và loài Người.
“A dispute about livelihood or about the Pātimokkha would be trifling, Ānanda. But should a dispute arise in the Sangha about the path or the way, such a dispute would be for the harm and unhappiness of many, for the loss, harm, and suffering of gods and humans.
– Này Ānanda, có sáu gốc rễ của tranh chấp. Thế nào là sáu? Ở đây, một Tỷ-kheo sân hận và có thái độ thù nghịch… (giống Kinh Văn VIII, 8) … chấp thủ quan điểm của mình, cương quyết giữ chặt chúng, và từ bỏ chúng thật khó khăn. Một Tỷ-kheo như thế sống chung không cung kính tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Vị ấy gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, đưa đến tổn hại và bất hạnh cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải nỗ lực từ bỏ gốc rễ tranh chấp bất thiện đó. Và nếu các thầy không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Bằng cách đó, gốc rễ tranh chấp bất thiện này được từ bỏ và sẽ không sinh khởi trong tương lai…
“There are, Ānanda, these six roots of disputes. What six? Here, Ānanda, a monk is angry and hostile . . . [as in Text VIII,8] . . . one adheres to his own views, holds to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty. Such a monk dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Sangha, and he does not fulfill the training. He creates a dispute in the Sangha that leads to the harm of many people, to the unhappiness of many people, to the ruin, harm, and suffering of devas and humans. If, monks, you perceive any such root of dispute either in yourselves or in others, you should strive to abandon this evil root of dispute. And if you do not perceive any such root of dispute either in yourselves or others, you should practice so that this evil root of dispute does not emerge in the future. In such a way this evil root of dispute is abandoned and does not emerge in the future. . . .
– Và thế nào là giải quyết một vấn đề về Giới luật bằng sự hiện diện? Ở đây, các Tỷ-kheo đang tranh chấp: “Đây là Pháp”, hoặc: “Đây không phải là Pháp”, hoặc: “Đây là Giới luật”, hoặc: “Đây không phải là Giới luật.” Tất cả những Tỷ-kheo ấy phải tập họp lại trong hòa hợp. Rồi sau khi đã tập họp lại, quy chế của Giáo pháp phải được đem ra phân tích thảo luận. Một khi quy chế Giáo pháp đã được đem ra phân tích thảo luận, vấn đề Giới luật nêu trên cần phải được giải quyết theo đúng tinh thần của quy chế Giáo pháp. Như vậy là giải quyết một vấn đề về Giới luật bằng sự hiện diện. Và cũng là việc giải quyết một số vấn đề Giới luật khác ở đây theo cách này, qua việc giải quyết bằng sự hiện diện. (5)
“And how is there removal [of a disciplinary issue] by presence? Here monks are disputing: ‘It is Dhamma,’ or ‘It is not Dhamma,’ or ‘It is discipline,’ or ‘It is not discipline.’ Those monks should all meet together in concord. Then, having met together, the guideline of the Dhamma should be drawn out. Once the guideline of the Dhamma has been drawn out, that disciplinary issue should be settled in a way that accords with it. Such is the removal of a disciplinary issue by presence. And so there comes to be the settlement of some disciplinary issues here in this way, through removal by presence.5
– Và thế nào là ý kiến của đa số? Nếu các Tỷ-kheo ấy không giải quyết được một vấn đề Giới luật tại nơi cư trú ấy, họ phải đi đến một nơi cư trú khác có số Tỷ-kheo nhiều hơn. Tất cả những Tỷ-kheo ấy phải tập họp lại trong hòa hợp. Rồi sau khi đã tập họp lại, đường lối hướng dẫn áp dụng Giáo pháp phải được soạn thảo. (6) Một khi đường lối hướng dẫn áp dụng Giáo pháp đã được soạn thảo, vấn đề Giới luật nêu trên cần phải được giải quyết theo đúng tinh thần của đường lối hướng dẫn áp dụng Giáo pháp. Như vậy là ý kiến của đa số. Và cũng là việc giải quyết một số vấn đề Giới luật khác ở đây theo ý kiến của đa số…
“And how is there the opinion of a majority? If those monks cannot settle that disciplinary issue in that dwelling place, they should go to a dwelling place where there is a greater number of monks. There they should all meet together in concord. Then, having met together, the guideline of the Dhamma should be drawn out.6 Once the guideline of the Dhamma has been drawn out, that disciplinary issue should be settled in a way that accords with it. Such is the opinion of a majority. And so there comes to be the settlement of some disciplinary issues here by the opinion of a majority. . . .
– Và thế nào là trải cỏ che lấp? Ở đây, khi một số Tỷ-kheo rơi vào việc gây gổ, tranh cãi, và tranh chấp nhau rất sâu nặng, họ có thể nói và làm nhiều việc không xứng đáng với hạnh Sa- môn. Tất cả những Tỷ-kheo ấy phải tập họp lại trong hòa hợp. Sau khi đã tập họp lại, một Tỷ-kheo khôn ngoan trong số những vị cùng vào một phe bên này phải từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chắp tay lên, và bạch với Tăng chúng như thế này: “Kính xin các Tôn giả trong Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi rơi vào việc gây gổ, tranh cãi, và tranh chấp nhau rất sâu nặng, chúng tôi đã nói và làm nhiều việc không xứng đáng với hạnh Sa-môn. Nếu Tăng chúng chấp thuận, thì vì lợi ích của những Tôn giả đó cũng như vì lợi ích của chính tôi, nay giữa Tăng chúng, tôi sẽ thú nhận, bằng phương pháp gọi là ‘trải cỏ che lấp’, bất cứ tội nào của các Tôn giả ấy cũng như bất cứ tội nào của chính tôi, ngoại trừ những trọng tội và những tội có liên quan đến cư sĩ.”
“And how is there covering over with grass? Here when monks have taken to quarreling and brawling and are deep in disputes, they may have said and done many things improper for an ascetic. Those monks should all meet together in concord. When they have met together, a wise monk among the monks who side together on the one side should rise from his seat, and after arranging his robe on one shoulder, he should raise his hands, palms together, and call for an enactment of the Sangha thus: ‘Let the venerable Sangha hear me. When we took to quarreling and brawling and were deep in disputes, we said and did many things improper for an ascetic. If it is approved by the Sangha, then for the good of these venerable ones and for my own good, in the midst of the Sangha I shall confess, by the method called ‘covering over with grass,’ any offenses of these venerable ones and any offenses of my own, except for those which call for serious censure and those connected with the laity.’
– Rồi một Tỷ-kheo khác cùng một phe với nhóm kia, phải từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp y về phía một bên vai, chắp tay lên, và bạch với Tăng chúng như thế này: “Kính xin các Tôn giả trong Tăng chúng hãy nghe tôi. Khi chúng tôi rơi vào việc gây gổ, tranh cãi và tranh chấp nhau rất sâu nặng, chúng tôi đã nói và làm nhiều việc không xứng đáng với hạnh Sa-môn. Nếu Tăng chúng chấp thuận, thì vì lợi ích của những Tôn giả đó cũng như vì lợi ích của chính tôi, nay giữa Tăng chúng, tôi sẽ thú nhận, bằng phương pháp gọi là ‘trải cỏ che lấp’, bất cứ tội nào của các Tôn giả ấy cũng như bất cứ tội nào của chính tôi, ngoại trừ những trọng tội và những tội có liên quan đến cư sĩ.”
“Then a wise monk among the monks who side together on the other part should rise from his seat, and after arranging his robe on one shoulder, he should raise his hands, palms together, and call for an enactment of the Sangha thus: ‘Let the venerable Sangha hear me. When we took to quarreling and brawling and were deep in disputes, we said and did many things improper for an ascetic. If it is approved by the Sangha, then for the good of these venerable ones and for my own good, in the midst of the Sangha I shall confess, by the method called ‘covering over with grass,’ any offenses of these venerable ones and any offenses of my own, except for those which call for serious censure and those connected with the laity.’
– Như vậy gọi là ‘trải cỏ che lấp.’ Và cũng là việc giải quyết một số vấn đề Giới luật khác ở đây bằng phương pháp ‘trải cỏ che lấp’.
Such is the covering over with grass. And so there comes to be the settlement of some disciplinary issues here by the covering over with grass.”
(Trung BK III, Kinh số 104, tr. 65-76)
(MN 104, MLDB 855–59)
4. TRANH CHẤP VỀ GIỚI LUẬT
4. DISPUTES OVER DISCIPLINE
(1) Nhu cầu tự quán sát mình
(1) The Need for Self-Reflection
– Này các Tỷ-kheo, đối với bất cứ vấn đề tranh tụng về Giới luật nào, nếu vị Tỷ-kheo phạm tội và vị Tỷ-kheo khiển trách không tự mình soi xét bản thân thật thấu đáo, thì điều được chờ đợi sẽ xảy ra là vấn đề tranh tụng Giới luật này sẽ đưa đến hiềm khích và oán ghét nhau trong một thời gian dài và các Tỷ-kheo sẽ không được sống an vui thoải mái. Nhưng nếu vị Tỷ-kheo phạm tội và vị Tỷ- kheo khiển trách tự mình soi xét bản thân thật thấu đáo, thì điều được chờ đợi sẽ xảy ra là vấn đề tranh tụng Giới luật này sẽ không đưa đến hiềm khích và oán ghét nhau trong một thời gian dài và các Tỷ-kheo sẽ được sống an vui thoải mái.
“Monks, if, in regard to a particular disciplinary issue, the monk who has committed an offense and the monk who reproves him do not thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will lead to acrimony and animosity for a long time and the monks will not dwell at ease. But if the monk who has committed an offense and the monk who reproves him thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will not lead to acrimony and animosity for a long time and the monks will dwell at ease.
– Và vị Tỷ-kheo phạm tội tự mình soi xét bản thân thật thấu đáo như thế nào? Ở đây, vị Tỷ-kheo phạm tội soi xét như thế này: “Ta đã phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân. Vị Tỷ-kheo kia đã thấy ta làm như vậy. Nếu ta không phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân, thì vị Tỷ-kheo kia sẽ không thấy ta làm như vậy. Nhưng bởi vì ta đã phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân, và vị Tỷ-kheo kia đã thấy ta làm như vậy. Khi vị ấy đã thấy ta phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân, vị ấy không hài lòng. Vì không hài lòng, vị ấy bày tỏ sự bất mãn ấy với ta. Bởi vì vị ấy bày tỏ sự bất mãn ấy với ta, ta cảm thấy không hài lòng. Vì không hài lòng, ta thông báo cho các người khác biết. Như vậy, trong trường hợp này, ta là người đã phạm giới, cũng giống như một hành khách trốn thuế hải quan về các món hàng người ấy mua.” Chính bằng cách này, vị Tỷ-kheo phạm tội quán sát soi xét thật thấu đáo.
“And how does the monk who has committed an offense thoroughly reflect upon himself? Here, the monk who has committed an offense reflects thus: ‘I have committed a particular unwholesome misdeed with the body. That monk saw me doing so. If I had not committed a particular unwholesome misdeed with the body, he would not have seen me doing so. But because I committed a particular unwholesome misdeed with the body, he saw me doing so. When he saw me committing a particular unwholesome misdeed with the body, he became displeased. Being displeased, he expressed his displeasure to me. Because he expressed his displeasure to me, I became displeased. Being displeased, I informed others. Thus in this case I was the one who incurred a transgression, just as a traveler does when he evades the customs duty on his goods.’ It is in this way that the monk who has committed an offense thoroughly reflects upon himself.
– Và vị Tỷ-kheo khiển trách tự mình soi xét bản thân thật thấu đáo như thế nào? Ở đây, vị Tỷ-kheo khiển trách tự soi xét như thế này: “Vị Tỷ-kheo kia đã phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân. Ta đã thấy vị Tỷ-kheo kia làm như vậy. Nếu vị Tỷ-kheo kia không phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân, thì ta sẽ không thấy vị kia làm như vậy. Nhưng bởi vì vị Tỷ-kheo kia đã phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân, và ta đã thấy vị ấy làm như vậy. Khi ta thấy vị ấy phạm một hành động sai trái đặc biệt về thân, ta không hài lòng. Vì không hài lòng, ta bày tỏ sự bất mãn với vị ấy. Bởi vì ta bày tỏ sự bất mãn ấy với vị ấy, vị ấy cảm thấy không hài lòng. Vì không hài lòng, vị ấy thông báo cho các người khác biết. Như vậy, trong trường hợp này, ta là người đã phạm giới, cũng giống như một hành khách trốn thuế hải quan về các món hàng người ấy mua.” Chính bằng cách này, vị Tỷ-kheo khiển trách tự mình soi xét bản thân thật thấu đáo.
“And how does the reproving monk thoroughly reflect upon himself? Here, the reproving monk reflects thus: ‘This monk has committed a particular unwholesome misdeed with the body. I saw him doing so. If this monk had not committed a particular unwholesome misdeed with the body, I would not have seen him doing so. But because he committed a particular unwholesome misdeed with the body, I saw him doing so. When I saw him committing a particular unwholesome misdeed with the body, I became displeased. Being displeased, I expressed my displeasure to him. Because I expressed my displeasure to him, he became displeased. Being displeased, he informed others. Thus in this case I was the one who incurred a transgression, just as a traveler does when he evades the customs duty on his goods.’ It is in this way that the reproving monk thoroughly reflects upon himself.
– Này các Tỷ-kheo, đối với bất cứ vấn đề tranh tụng về Giới luật nào, nếu vị Tỷ-kheo phạm tội và vị Tỷ-kheo khiển trách không tự mình soi xét bản thân thật thấu đáo, thì điều được chờ đợi sẽ xảy ra là vấn đề tranh tụng Giới luật này sẽ đưa đến tức giận và oán ghét nhau trong một thời gian dài và các Tỷ-kheo sẽ không được sống an vui thoải mái. Nhưng nếu vị Tỷ-kheo phạm tội và vị Tỷ-kheo khiển trách tự mình soi xét bản thân thật thấu đáo, thì điều được chờ đợi sẽ xảy ra là vấn đề tranh tụng Giới luật này sẽ không đưa đến tức giận và oán ghét nhau trong một thời gian dài và các Tỷ-kheo sẽ được sống an vui thoải mái.
“If, monks, in regard to a particular disciplinary issue, the monk who has committed an offense and the monk who reproves him do not each thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will lead to acrimony and animosity for a long time and the monks will not dwell at ease. But if the monk who has committed an offense and the monk who reproves him each thoroughly reflect upon themselves, it can be expected that this disciplinary issue will not lead to acrimony and animosity for a long time and the monks will dwell at ease.”
(Tăng Chi BK I, Ch. II (II): 5, tr. 104-106)
(AN 2:15, NDB 145–47)
(2) Tránh hiềm khích
(2) Avoiding Acrimony
– Này các Tỷ-kheo, đối với một vấn đề tranh tụng về Giới luật nào, lời qua tiếng lại giữa hai phía, các quan điểm ngoan cố, sự tức giận, gay gắt và bực bội không được giải quyết nội bộ (7), thì điều được chờ đợi sẽ xảy ra là vấn đề tranh tụng Giới luật này sẽ đưa đến hiềm khích và oán ghét nhau trong một thời gian dài và các Tỷ-kheo sẽ không được sống an vui thoải mái.
“Monks, when, in regard to a disciplinary issue, the exchange of words between both parties, the insolence about views, and the resentment, bitterness, and exasperation are not settled internally,7 it can be expected that this disciplinary issue will lead to acrimony and animosity for a long time, and the monks will not dwell at ease.
– Này các Tỷ-kheo, đối với một vấn đề tranh tụng về Giới luật nào, lời qua tiếng lại giữa hai phía, các quan điểm ngoan cố, sự tức giận, gay gắt và bực bội được giải quyết tốt trong nội bộ, thì điều được chờ đợi sẽ xảy ra là vấn đề tranh tụng Giới luật này sẽ không đưa đến hiềm khích và oán ghét nhau trong một thời gian dài và các Tỷ-kheo sẽ được sống an vui thoải mái.
“Monks, when, in regard to a disciplinary issue, the exchange of words between both parties, the insolence about views, and the resentment, bitterness, and exasperation are well settled internally, it can be expected that this disciplinary issue will not lead to acrimony and animosity for a long time, and the monks will dwell at ease.”
(Tăng Chi BK I, Ch. II (VI):12, tr. 148-149)
(AN 2:63, NDB 170)
5. CÙNG SỬA SAI CHO NHAU
5. MUTUAL CORRECTION
– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các thầy về việc sống chung giữa những người bất thiện và việc sống chung giữa những người thiện. Hãy chú ý lắng nghe. Ta sẽ giảng.
“Monks, I will teach you about co-residency among the bad and about co-residency among the good. Listen and attend closely. I will speak.”
– “Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” Các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
“Yes, Bhante,” those monks replied. The Blessed One said this:
– Và thế nào là việc sống chung giữa những người bất thiện, và những người bất thiện sống với nhau như thế nào? Ở đây, vị Tỷ-kheo trưởng lão suy nghĩ như sau: “Một vị trưởng lão - hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, không nên sửa sai ta. Ta không nên sửa sai một vị trưởng lão - hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên. Nếu một vị trưởng lão sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy mà không có thiện cảm, không làm một cách có thiện cảm với ta. Lúc đó, ta sẽ nói: ‘Không!’ với vị ấy và sẽ gây rắc rối cho vị ấy, và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai. Nếu một vị trung niên sửa sai ta… Nếu một vị thiếu niên sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy mà không có thiện cảm, không làm một cách có thiện cảm với ta. Lúc đó, ta sẽ nói: ‘Không!’ với vị ấy và sẽ gây rắc rối cho vị ấy, và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai.”
“And how is there co-residency among the bad, and how do the bad live together? Here, it occurs to an elder monk: ‘An elder — or one of middle standing or a junior — should not correct me. I should not correct an elder, or one of middle standing or a junior. If an elder corrects me, he might do so without sympathy, not sympathetically. I would then say “No!” to him and would trouble him, and even seeing [my offense] I would not make amends for it. If one of middle standing corrects me . . . If a junior corrects me, he might do so without sympathy, not sympathetically. I would then say “No!” to him and would trouble him, and even seeing [my offense] I would not make amends for it.’
– Cũng vậy, vị Tỷ-kheo trung niên suy nghĩ như sau… vị Tỷ- kheo thiếu niên suy nghĩ như sau: “Một vị trưởng lão - hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, không nên sửa sai ta. Ta không nên sửa sai một vị trưởng lão… và thậm chí khi thấy tội của mình, ta cũng sẽ không sửa sai.
Chính bằng cách này mà có việc sống chung giữa những người bất thiện, và chính bằng cách này mà những người bất thiện sống với nhau.
“It occurs, too, to one of middle standing . . . to a junior: ‘An elder — or one of middle standing or a junior — should not correct me. I should not correct an elder . . . and even seeing [my offense] I would not make amends for it.’ It is in this way that there is co-residency among the bad, and it is in this way that the bad live together.
– Và thế nào là việc sống chung giữa những người thiện, và những người thiện sống với nhau như thế nào? Ở đây, vị Tỷ-kheo trưởng lão suy nghĩ như sau: “Một vị trưởng lão - hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, nên sửa sai ta. Ta nên sửa sai một vị trưởng lão - hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên. Nếu một vị trưởng lão sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy với thiện cảm, chứ không phải làm mà không có thiện cảm với ta. Lúc đó, ta sẽ nói: ‘Tốt!’ với vị ấy và sẽ không gây rắc rối cho vị ấy, và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai. Nếu một vị trung niên sửa sai ta… Nếu một vị thiếu niên sửa sai ta, có thể vị ấy làm như vậy với thiện cảm, chứ không phải làm mà không có thiện cảm với ta. Lúc đó ta sẽ nói: ‘Tốt!’ với vị ấy và sẽ không gây rắc rối cho vị ấy, và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai.”
“And how, monks, is there co-residency among the good, and how do the good live together? Here, it occurs to an elder monk: ‘An elder — and one of middle standing and a junior — should correct me. I should correct an elder, one of middle standing, and a junior. If an elder corrects me, he might do so sympathetically, not without sympathy. I would then say “Good!” to him and would not trouble him, and seeing [my offense] I would make amends for it. If one of middle standing corrects me . . . If a junior corrects me, he might do so sympathetically, not without sympathy. I would then say “Good!” to him and would not trouble him, and seeing [my offense] I would make amends for it.’
“Cũng vậy, vị Tỷ-kheo trung niên… vị Tỷ-kheo thiếu niên suy nghĩ như sau: “Một vị trưởng lão - hay một vị trung niên, hay một vị thiếu niên, nên sửa sai ta. Ta nên sửa sai một vị trưởng lão… và khi thấy tội của mình, ta sẽ sửa sai.”
Chính bằng cách này mà có việc sống chung giữa những người thiện, và chính bằng cách này mà những người thiện sống với nhau.
“It occurs, too, to one of middle standing . . . to a junior: ‘An elder — and one of middle standing and a junior — should correct me. I should correct an elder . . . and seeing [my offense] I would make amends for it.’ It is in this way that there is co-residency among the good, and it is in this way that the good live together.”
(Tăng Chi BK I, Ch. II (VI):11, tr. 146-148)
(AN 2:62, NDB 168–70)
6. CHẤP NHẬN SỬA SAI TỪ NGƯỜI KHÁC
6. ACCEPTING CORRECTION FROM OTHERS
[Tôn giả Mahāmoggallāna (Đại Mục-kiền-liên) nói với các Tỷ-kheo]:
[Venerable Mahāmoggallāna is addressing the monks:]
– Chư hiền, nếu có một Tỷ-kheo yêu cầu như thế này: “Mong rằng chư Tôn giả sửa sai tôi, tôi cần được chư Tôn giả sửa sai”, tuy nhiên, nếu vị ấy khó sửa sai và sở hữu những tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai, nếu vị ấy thiếu kiên nhẫn và không đón nhận lời chỉ dạy một cách đúng đắn, thì những vị Tỷ-kheo đồng tu nghĩ rằng không nên sửa sai hay chỉ dạy vị ấy, và rồi họ sẽ nghĩ về vị ấy như là một người không đáng tin cậy.
“Friends, though a monk asks thus: ‘Let the venerable ones correct me, I need to be corrected by the venerable ones,’ yet if he is difficult to correct and possesses qualities that make him difficult to correct, if he is impatient and does not take instruction rightly, then his fellow monks think that he should not be corrected or instructed, and they think of him as a person not to be trusted.
– Thế nào là những tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai? (1) Ở đây, vị Tỷ-kheo có những dục vọng bất thiện và bị các dục vọng bất thiện chi phối; đây là tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai. (2) Lại nữa, vị Tỷ-kheo khen mình chê người; đây là tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai. (3) Lại nữa, vị Tỷ-kheo sân hận và bị sân hận chi phối… (4)… phẫn nộ và tức giận bởi vì sân hận… (5)… phẫn nộ và bướng bỉnh bởi vì sân hận… (6)… phẫn nộ và thốt ra những lời nói xoay quanh sự sân hận… (7) Lại nữa, khi bị khiển trách, vị ấy chống đối vị đã khiển trách mình… (8) … khi bị khiển trách, vị ấy tỏ ra coi thường người khiển trách mình… (9)… khi bị khiển trách, vị ấy trở lại buộc tội người đã khiển trách mình… (10) khi bị khiển trách, vị ấy tránh né vấn đề, lái vấn đề qua chuyện khác, và biểu lộ sự sân hận, oán ghét, cay cú… (11)… khi bị khiển trách, vị ấy không giải thích được hành động của mình cho vị khiển trách… (12) Lại nữa, vị Tỷ-kheo tỏ ra khinh miệt và xấc láo… (13)… đố kỵ và keo kiệt… (14) lừa đảo và dối trá… (15) bướng bỉnh và kiêu căng… (16) Lại nữa, vị Tỷ-kheo dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ, và từ bỏ chúng thật khó khăn; đây là tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai. Đây gọi là những tính cách làm cho vị ấy khó sửa sai.
“What qualities make him difficult to correct? (1) Here a monk has evil desires and is dominated by evil desires; this is a quality that makes him difficult to correct. (2) Again, a monk lauds himself and disparages others; this is a quality that makes him difficult to correct. (3) Again, a monk is angry and is overcome by anger . . . (4) . . . angry and resentful because of anger . . . (5) . . . angry and stubborn because of anger . . . (6) . . . angry, and he utters words bordering on anger . . . (7) Again, when reproved, he resists the reprover . . . (8) . . . when reproved, he denigrates the reprover . . . (9) . . . when reproved, he counter-reproves the reprover . . . (10) . . . when reproved, he prevaricates, leads the talk aside, and shows anger, hate, and bitterness . . . (11) . . . when reproved, he fails to account for his conduct. . . . (12) Again, a monk is contemptuous and insolent . . . (13) . . . envious and miserly . . . (14) . . . fraudulent and deceitful . . . (15) . . . obstinate and arrogant. . . . (16) Again, a monk adheres to his own views, holds to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty; this is a quality that makes him difficult to correct. These are called the qualities that make him difficult to correct.
– Này chư hiền, nếu có một Tỷ-kheo yêu cầu như thế này: “Mong rằng chư Tôn giả sửa sai tôi, tôi cần được chư Tôn giả sửa sai,” tuy nhiên, nếu vị ấy dễ sửa sai và sở hữu những tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai, nếu vị ấy kiên nhẫn và đón nhận lời chỉ dạy một cách đúng đắn, thì những vị Tỷ-kheo đồng tu nghĩ rằng nên sửa sai hay chỉ dạy vị ấy, và rồi họ sẽ nghĩ về vị ấy như là một người đáng tin cậy.
“Friends, though a monk does not ask thus: ‘Let the venerable ones correct me; I need to be corrected by the venerable ones,’ yet if he is easy to correct and possesses qualities that make him easy to correct, if he is patient and takes instruction rightly, then his fellow monks think that he should be corrected and instructed, and they think of him as a person to be trusted.
– Thế nào là những tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai? (1) Ở đây, vị Tỷ-kheo không có những dục vọng bất thiện và không bị các dục vọng bất thiện chi phối; đây là tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai. (2) Lại nữa, vị Tỷ-kheo không khen mình chê người; đây là tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai. (3) Lại nữa, vị Tỷ- kheo không sân hận và không bị sân hận chi phối… (4)… không phẫn nộ và tức giận bởi vì sân hận… (5)… không phẫn nộ và bướng bỉnh bởi vì sân hận… (6)… không phẫn nộ, và không thốt ra những lời nói liên quan đến sân hận… (7) Lại nữa, khị bị khiển trách, vị ấy không chống đối vị đã khiển trách mình… (8)… khi bị khiển trách, vị ấy không tỏ ra coi thường người khiển trách mình… (9)… khi bị khiển trách, vị ấy không buộc tội trở lại người đã khiển trách mình… (10)… khi bị khiển trách, vị ấy không tránh né vấn đề, không lái vấn đề qua chuyện khác, và không biểu lộ sự sân hận, oán ghét, cay cú… (11)… khi bị khiển trách, vị ấy giải thích được hành động của mình cho vị khiển trách… (12) Lại nữa, vị Tỷ-kheo không tỏ ra khinh miệt và xấc láo… (13)… không đố kỵ và keo kiệt… (14)… không lừa đảo và dối trá… (15)… không bướng bỉnh và kiêu căng… (16) Lại nữa, vị Tỷ-kheo không dính mắc với các quan điểm của mình, không chấp thủ chúng mạnh mẽ, mà từ bỏ chúng thật dễ dàng; đây là tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai. Này chư hiền, đây gọi là những tính cách làm cho vị ấy dễ sửa sai.
“What qualities make him easy to correct? (1) Here a monk has no evil desires and is not dominated by evil desires; this is a quality that makes him easy to correct. (2) Again, a monk does not laud himself or disparage others; this is a quality. . . . (3) Again, a monk is not angry and overcome by anger . . . (4) . . . is not angry and resentful because of anger . . . (5) . . . is not angry and stubborn because of anger . . . (6) . . . is not angry, and he does not utter words bordering on anger . . . (7) Again, when reproved, he does not resist the reprover . . . (8) . . . when reproved, he does not denigrate the reprover . . . (9) . . . when reproved, he does not counter-reprove the reprover . . . (10) . . . when reproved, he does not prevaricate, lead the talk aside, and show anger, hate, and bitterness . . . (11) . . . when reproved, he accounts for his conduct . . . (12) Again, a monk is not contemptuous and insolent . . . (13) . . . not envious and miserly . . . (14) . . . not fraudulent and deceitful . . . (15) . . . not obstinate and arrogant . . . (16) Again, a monk does not adhere to his own views and hold to them tenaciously, but relinquishes them easily; this is a quality that makes him easy to correct. Friends, these are called the qualities that make him easy to correct.
– Giờ đây, này chư hiền, một Tỷ-kheo cần phải tự mình suy luận như sau:
“Now, friends, a monk ought to infer about himself in the following way:
(1) “Đối với người có những tham dục bất thiện và bị tham dục bất thiện chi phối, ta không ưa thích và cảm thấy khó chịu. Nếu ta có những tham dục bất thiện và bị tham dục bất thiện chi phối thì người khác cũng không ưa thích và cảm thấy khó chịu đối với ta.” Một Tỷ-kheo nhận biết như vậy sẽ phát tâm như sau: “Ta sẽ không có những tham dục bất thiện và sẽ không bị tham dục bất thiện chi phối.”
(1) ‘A person with evil desires and dominated by evil desires is displeasing and disagreeable to me. If I were to have evil desires and be dominated by evil desires, I would be displeasing and disagreeable to others.’ A monk who knows this should arouse his mind thus: ‘I shall not have evil desires and be dominated by evil desires.’
(2) Một kẻ tự khen mình chê người… (16)… “đối với một người dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ, và từ bỏ chúng thật khó khăn, thì ta không ưa thích và cảm thấy khó chịu. Nếu ta dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ, và từ bỏ chúng thật khó khăn, thì người khác không ưa thích và cảm thấy khó chịu đối với ta.” Một Tỷ-kheo nhận biết như vậy sẽ phát tâm như sau: “Ta sẽ không dính mắc với các quan điểm của mình, không chấp thủ chúng mạnh mẽ, và sẽ từ bỏ chúng thật dễ dàng.”
(2) “‘A person who lauds himself and disparages others . . . (16) ‘A person who adheres to his own views, holds to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty is displeasing and disagreeable to me. If I were to adhere to my own views, hold to them tenaciously, and relinquish them with difficulty, I would be displeasing and disagreeable to others.’ A monk who knows this should arouse his mind thus: ‘I shall not adhere to my own views, hold on to them tenaciously, but I shall relinquish them easily.’
– Giờ đây, này chư hiền, một Tỷ-kheo cần phải tự kiểm điểm lại chính mình như sau: (1) “Ta có những tham dục bất thiện không và ta có bị tham dục bất thiện chi phối không?” Nếu sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng: “Ta có những tham dục bất thiện và ta bị những tham dục bất thiện chi phối”, thì sau đó vị ấy phải nỗ lực từ bỏ những tính cách bất thiện ấy. Nhưng nếu sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng: “Ta không có những tham dục bất thiện và ta không bị những tham dục bất thiện chi phối”, thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp.
“Now, friends, a monk should review himself thus: (1) ‘Do I have evil desires and am I dominated by evil desires?’ If, when he reviews himself, he knows: ‘I have evil desires, I am dominated by evil desires,’ then he should make an effort to abandon those evil unwholesome qualities. But if, when he reviews himself, he knows: ‘I have no evil desires, I am not dominated by evil desires,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome qualities.
(2) Lại nữa, này chư hiền, một Tỷ-kheo cần phải tự kiểm điểm lại chính mình như sau: “Ta có khen mình chê người không?... (16)… Ta có dính mắc với các quan điểm của mình, chấp thủ chúng mạnh mẽ và từ bỏ chúng thật khó khăn không?” Nếu sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng: “Ta có dính mắc với các quan điểm của mình…” thì sau đó vị ấy phải nỗ lực từ bỏ những tính cách bất thiện ấy. Nhưng nếu sau khi tự kiểm điểm, vị ấy nhận biết rằng: “Ta không dính mắc với các quan điểm của mình…” thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp.
(2) “Again, a monk should review himself thus: ‘Do I praise myself and disparage others?’ . . . (16) ’Do I adhere to my own views, hold on to them tenaciously, and relinquish them with difficulty?’ If, when he reviews himself, he knows: ‘I adhere to my own views . . . ,’ then he should make an effort to abandon those evil unwholesome qualities. But if, when he reviews himself, he knows: ‘I do not adhere to my own views . . . ,’ then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome qualities.
– “Này chư hiền, khi một Tỷ-kheo tự kiểm điểm lại chính mình như vậy, nếu vị ấy thấy rằng tất cả các pháp bất thiện chưa được đoạn trừ hết trong tâm, thì vị ấy phải nỗ lực đoạn trừ tất cả các pháp bất thiện ấy. Nhưng nếu sau khi vị Tỷ-kheo tự kiểm điểm lại chính mình, vị ấy thấy rằng tất cả các pháp bất thiện đã được đoạn trừ hết trong tâm, thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp. Cũng giống như một thiếu nữ thích trang điểm, khi nhìn mặt mình trong một tấm gương soi trong sáng hay trong một chậu nước trong, và thấy một vết dơ hay chất bẩn bám trên mặt, thì cô ấy sẽ nỗ lực tẩy xóa vết bẩn ấy; nhưng nếu cô ấy không thấy vết dơ hay chất bẩn nào trên mặt mình, cô ấy sẽ hoan hỷ nghĩ rằng: “Thật là vui thích khi mặt ta được sạch sẽ.” Cũng vậy, khi một Tỷ-kheo tự kiểm điểm lại chính mình như vậy… thì vị ấy có thể sống hoan hỷ, ngày đêm tu tập trong các thiện pháp.”
“Friends, when a monk reviews himself thus, if he sees that these evil unwholesome qualities are not all abandoned in himself, then he should make an effort to abandon them all. But if, when he reviews himself thus, he sees that they are all abandoned in himself, then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome qualities. Just as when a young woman, fond of ornaments, on viewing the image of her own face in a clear bright mirror or in a basin of clear water, sees a smudge or a blemish on it, she makes an effort to remove it, but if she sees no smudge or blemish on it, she becomes glad thus: ‘It is a gain for me that it is clean’; so too when a monk reviews himself thus . . . then he can abide happy and glad, training day and night in wholesome qualities.”
(Trung BK I, Kinh số 15, tr. 219-230)
(MN 15, MLDB 190–93)
7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA CƯ SĨ VÀ TĂNG CHÚNG
7. SETTLING DISPUTES BETWEEN LAITY AND SANGHA
(1) Lật úp bình bát
(1) Overturning the Almsbowl
– “Này các Tỷ-kheo, khi một cư sĩ sở hữu tám tính cách này thì, nếu muốn, các Tỷ-kheo có thể lật úp bình bát đối với người cư sĩ ấy. Thế nào là tám?
“Monks, when a lay follower possesses eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may overturn the almsbowl on him. What eight?
(1) Người ấy tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các Tỷ-kheo; (2) người ấy tìm cách gây thiệt hại cho các Tỷ-kheo; (3) người ấy ngăn cản việc cư trú của các Tỷ-kheo (không cho ở gần quần chúng); (4) người ấy sỉ nhục và mắng nhiếc các Tỷ-kheo; (5) người ấy gây chia rẽ giữa các Tỷ-kheo; (6) người ấy chê trách Phật; (7) người ấy chê trách Pháp; (8) người ấy chê trách Tăng. Khi một cư sĩ sở hữu tám tính cách này thì, nếu muốn, các Tỷ- kheo có thể lật úp bình bát đối với người cư sĩ ấy.
(1) He tries to prevent monks from acquiring gains; (2) he tries to bring harm to monks; (3) he tries to prevent monks from residing [nearby]; (4) he insults and reviles monks; (5) he divides monks from each other; (6) he speaks dispraise of the Buddha; (7) he speaks dispraise of the Dhamma; (8) he speaks dispraise of the Sangha. When a lay follower possesses these eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may overturn the almsbowl on him.
– “Này các Tỷ-kheo, khi một cư sĩ sở hữu tám tính cách này thì, nếu muốn, các Tỷ-kheo có thể lật ngửa bình bát đối với người cư sĩ ấy. Thế nào là tám?
“Monks, when a lay follower possesses eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may turn the almsbowl upright on him. What eight?
(1) Người ấy không tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các Tỷ-kheo; (2) người ấy không tìm cách gây thiệt hại cho các Tỷ-kheo; (3) người ấy không ngăn cản việc cư trú của các Tỷ- kheo (cho ở gần quần chúng); (4) người ấy không sỉ nhục và mắng nhiếc các Tỷ-kheo; (5) người ấy không gây chia rẽ giữa các Tỷ- kheo; (6) người ấy ca ngợi Phật; (7) người ấy ca ngợi Pháp; (8) người ấy ca ngợi Tăng. Khi một cư sĩ sở hữu tám tính cách này thì, nếu muốn, các Tỷ-kheo có thể lật ngửa bình bát đối với người cư sĩ ấy.”
(1) He does not try to prevent monks from acquiring gains; (2) he does not try to bring harm to monks; (3) he does not try to prevent monks from residing [nearby]; (4) he does not insult and revile monks; (5) he does not divide monks from each other; (6) he speaks praise of the Buddha; (7) he speaks praise of the Dhamma; (8) he speaks praise of the Sangha. When a lay follower possesses these eight qualities, the Sangha, if it so wishes, may turn the almsbowl upright on him.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. VIII (IX): 87, tr. 55-56)
(AN 8:87, NDB 1235)
(2) Mất niềm tin
(2) Loss of Confidence
– “Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này, thì các cư sĩ, nếu muốn, có thể tuyên bố là họ đã mất niềm tin (8) đối với Tỷ-kheo ấy. Thế nào là tám?
“Monks, when a monk possesses eight qualities, lay followers, if they wish, may proclaim their loss of confidence in him.8 What eight?
(1) Vị ấy tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các cư sĩ; (2) vị ấy tìm cách gây thiệt hại cho các cư sĩ; (3) vị ấy sỉ nhục và mắng nhiếc các cư sĩ ; (4) vị ấy gây chia rẽ giữa các cư sĩ; (5) vị ấy chê trách Phật; (6) vị ấy chê trách Pháp; (7) vị ấy chê trách Tăng; (8) họ thấy vị ấy ở những nơi không xứng đáng. Khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này, thì các cư sĩ, nếu muốn, có thể tuyên bố là họ đã mất niềm tin đối với Tỷ-kheo ấy.
(1) He tries to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he tries to bring harm to laypeople; (3) he insults and reviles laypeople; (4) he divides laypeople from each other; (5) he speaks dispraise of the Buddha; (6) he speaks dispraise of the Dhamma; (7) he speaks dispraise of the Sangha; (8) they see him at an improper resort. When a monk possesses these eight qualities, lay followers, if they wish, may proclaim their loss of confidence in him.
– “Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này thì các cư sĩ, nếu muốn, có thể tuyên bố là họ giữ vững niềm tin đối với Tỷ-kheo ấy. Thế nào là tám?
“Monks, when a monk possesses eight qualities, lay followers, if they wish, may restore their confidence in him. What eight?
(1) Vị ấy không tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các cư sĩ; (2) vị ấy không tìm cách gây thiệt hại cho các cư sĩ; (3) vị ấy không sỉ nhục và mắng nhiếc các cư sĩ; (4) vị ấy không gây chia rẽ giữa các cư sĩ; (5) vị ấy ca ngợi Phật; (6) vị ấy ca ngợi Pháp; (7) vị ấy ca ngợi Tăng; (8) họ thấy vị ấy ở những nơi xứng đáng. Khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này, thì các cư sĩ, nếu muốn, có thể tuyên bố là họ giữ vững niềm tin đối với Tỷ-kheo ấy.”
(1) He does not try to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he does not try to bring harm to laypeople; (3) he does not insult and revile laypeople; (4) he does not divide laypeople from each other; (5) he speaks praise of the Buddha; (6) he speaks praise of the Dhamma; (7) he speaks praise of the Sangha; (8) they see him at a [proper] resort. When a monk possesses these eight qualities, lay followers, if they wish, may restore their confidence in him.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. VIII (IX): 88, tr. 56-57)
(AN 8:88, NDB 1236)
(3) Biểu quyết luận tội (tác pháp Yết-ma)
(3) Reconciliation
– “Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này, thì Tăng đoàn, nếu muốn, có thể yêu cầu biểu quyết luận tội (9) (tác pháp Yết-ma) đối với vị Tỷ-kheo này. Thế nào là tám?
“Monks, when a monk possesses eight qualities, the Sangha, if it wishes, may enjoin an act of reconciliation on him.9 What eight?
(1) Vị ấy tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các cư sĩ; (2) vị ấy tìm cách gây thiệt hại cho các cư sĩ; (3) vị ấy sỉ nhục và mắng nhiếc các cư sĩ; (4) vị ấy gây chia rẽ giữa các cư sĩ; (5) vị ấy chê trách Phật; (6) vị ấy chê trách Pháp; (7) vị ấy chê trách Tăng; (8) vị ấy không hoàn thành lời hứa hợp pháp với các cư sĩ. Khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này, thì Tăng đoàn, nếu muốn, có thể yêu cầu biểu quyết luận tội (tác pháp Yết-ma) đối với vị Tỷ-kheo này.
(1) He tries to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he tries to bring harm to laypeople; (3) he insults and reviles laypeople; (4) he divides laypeople from each other; (5) he speaks dispraise of the Buddha; (6) he speaks dispraise of the Dhamma; (7) he speaks dispraise of the Sangha; (8) he does not fulfill a legitimate promise to laypeople. When a monk possesses these eight qualities, the Sangha, if it wishes, may enjoin an act of reconciliation on him.
– “Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này, thì Tăng đoàn, nếu muốn, có thể hủy bỏ việc biểu quyết luận tội (trước đây đã áp dụng) đối với vị Tỷ-kheo này. Thế nào là tám?
“Monks, when a monk possesses eight qualities, the Sangha, if it wishes, may revoke an act of reconciliation [previously imposed on him]. What eight?
(1) Vị ấy không tìm cách ngăn cản những gì lợi lạc cho các cư sĩ; (2) vị ấy không tìm cách gây thiệt hại cho các cư sĩ; (3) vị ấy không sỉ nhục và mắng nhiếc các cư sĩ; (4) vị ấy không gây chia rẽ giữa các cư sĩ; (5) vị ấy ca ngợi Phật; (6) vị ấy ca ngợi Pháp; (7) vị ấy ca ngợi Tăng; (8) vị ấy hoàn thành lời hứa hợp pháp với các cư sĩ. Khi một Tỷ-kheo sở hữu tám tính cách này, thì Tăng đoàn, nếu muốn, có thể hủy bỏ việc biểu quyết luận tội (trước đây đã áp dụng) đối với vị Tỷ-kheo này.”
(1) He does not try to prevent laypeople from acquiring gains; (2) he does not try to bring harm to laypeople; (3) he does not insult and revile laypeople; (4) he does not divide laypeople from each other; (5) he speaks praise of the Buddha; (6) he speaks praise of the Dhamma; (7) he speaks praise of the Sangha; (8) he fulfills a legitimate promise to laypeople. When a monk possesses these eight qualities, the Sangha, if it wishes, may revoke an act of reconciliation [previously imposed on him].”
(Tăng Chi BK IV, Ch. VIII (IX): 89, tr. 57-58)
(AN 8:89, NDB 1236–37)
8. KHAI TRỪ NHỮNG NGƯỜI PHẠM TỘI
8. EXPELLING MISCREANTS
(1) Quét sạch rơm rạ!
(1) Sweep the Chaff Away!
Một thời, Thế Tôn đang trú tại Campā, bên bờ hồ sen Gaggārā. Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo đang khiển trách một Tỷ-kheo phạm tội. Khi bị khiển trách, vị ấy trả lời tránh né vấn đề, lái vấn đề sang chuyện khác không liên quan, và biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bất mãn. Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo:
– “Này các Tỷ-kheo, hãy đuổi người này ra! Người này phải bị trục xuất. Tại sao để con trai người khác quấy nhiễu các thầy? (10)
On one occasion the Blessed One was dwelling at Campā on a bank of the Gaggārā Lotus Pond. Now on that occasion monks were reproving a monk for an offense. When being reproved, that monk answered evasively, diverted the discussion to an irrelevant subject, and displayed anger, hatred, and resentment. Then the Blessed One addressed the monks: “Monks, eject this person! Monks, eject this person! This person should be banished. Why should another’s son vex you?10
– “Ở đây, này các Tỷ-kheo, một người nào đó có phong cách bề ngoài giống như một Tỷ-kheo hiền thiện, bao lâu mà các Tỷ- kheo khác không thấy được tội lỗi của người ấy. Tuy nhiên, khi các Tỷ-kheo khác thấy được tội của người này, họ biết người này là một Sa-môn hư hỏng, chỉ là rơm rạ, là rác rến giữa chúng Sa- môn; họ trục xuất người này. Vì sao vậy? Để cho người ấy không làm hư hỏng các Tỷ-kheo hiền thiện.
“Here, monks, so long as the monks do not see his offense, a certain person has the same deportment as the good monks. When, however, they see his offense, they know him as a corruption among ascetics, just chaff and trash among ascetics. Then they expel him. For what reason? So that he doesn’t corrupt the good monks.
– “Giả sử trong một cánh đồng lúa mì đang mọc, có một vài cây lúa bị hư hỏng xuất hiện, đó chỉ là những rơm rạ rác rến giữa các cây lúa tốt. Bao lâu mà đầu lúa non chưa mọc ra, thì rễ của chúng trông cũng giống như những cây lúa tốt, cành của chúng trông cũng giống như những cây lúa tốt, lá của chúng trông cũng giống như những cây lúa tốt. Tuy nhiên, khi đầu lúa non mọc ra, người ta biết rằng đây là những cây lúa hư hỏng, đây chỉ là những rơm rạ rác rến giữa các cây lúa tốt. Sau đó, họ nhổ chúng đi từ gốc rễ và vứt chúng ra khỏi cánh đồng lúa mì. Vì sao vậy? Để cho chúng không làm hỏng các cây lúa tốt.
“Suppose that when a field of barley is growing, some blighted barley would appear that would be just chaff and trash among the barley. As long as its head has not come forth, its roots would be just like that of the good barley; its stem would be just like that of the good barley; its leaves would be just like those of the good barley. When, however, its head comes forth, they know it as blighted barley, just chaff and trash among the barley. Then they pull it up by the root and cast it out from the barley field. For what reason? So that it doesn’t spoil the good barley.
“Cũng vậy, một người nào đó có phong cách bề ngoài giống như một Tỷ-kheo hiền thiện, bao lâu mà các Tỷ-kheo khác không thấy được tội lỗi của người ấy. Tuy nhiên, khi các Tỷ-kheo khác thấy được tội của người này, họ biết người này là một Sa-môn hư hỏng, chỉ là rơm rạ, là rác rến giữa chúng Sa-môn; họ trục xuất người này. Vì sao vậy? Để cho người ấy không làm hư hỏng các Tỷ-kheo hiền thiện.
“So too, so long as the monks do not see his offense, a certain person here has the same deportment as the good monks. When, however, they see his offense, they know him as a corruption among ascetics, just chaff and trash among ascetics. Then they expel him. For what reason? So that he doesn’t corrupt the good monks.”
Sống chung với ông ấy, biết ông ấy,
Như là một người sân hận với nhiều dục vọng bất thiện,
Một kẻ thường nói xấu, bướng bỉnh và xấc láo,
Đố kỵ, keo kiệt và dối trá.
By living together with him, know him as
an angry person with evil desires;
a denigrator, obstinate, and insolent,
envious, miserly, and deceptive.
Ông ấy nói với mọi người giống như một Sa-môn,
[Nói với họ] bằng một giọng nhu hòa;
Nhưng làm việc bất thiện trong bí mật,
Giữ quan điểm độc hại và thiếu kính trọng.
He speaks to people just like an ascetic,
[addressing them] with a calm voice;
but secretly he does evil deeds,
holds pernicious views, and lacks respect.
Dù ông ấy lừa bịp, nói lời dối trá,
Các thầy phải biết ông ấy đúng như thật;
Rồi các thầy phải đồng lòng họp lại,
Và đuổi ông ấy đi.
Though he is devious, a speaker of lies,
you should know him as he truly is;
then you should all meet in harmony
and firmly drive him away.
Hãy vứt bỏ thùng rác!
Loại bỏ kẻ xấu ác!
Quét sạch rơm rạ, những Sa-môn giả mạo
Làm ra vẻ Sa-môn!
Get rid of the trash!
Remove the depraved fellows!
Sweep the chaff away, non-ascetics
who think themselves ascetics!
Trục xuất kẻ tham dục bất thiện,
Với ác hạnh, ác pháp,
Sống trong hội chúng, luôn giữ chánh niệm,
Người thanh tịnh sống với người thanh tịnh,
Trong hòa hợp và tỉnh giác,
Các thầy sẽ chấm dứt khổ đau.
Having banished those of evil desires,
of bad conduct and resort,
dwell in communion, ever mindful,
the pure with the pure;
then, in harmony, alert,
you will make an end of suffering.
(Tăng Chi BK III, Ch. VIII (I):10, tr. 513-517)
(AN 8:10, NDB 1122–24)
(2) Trục xuất bằng vũ lực
(2) Forced Eviction
Một thời, Thế Tôn trú tại thành Xá-vệ (Sāvatthī) trong lâu đài Migāramatā ở Đông Viên (Eastern Park). Lúc bấy giờ, vào ngày trai giới Bố-tát (Uposatha), Thế Tôn đang ngồi giữa chúng Tỷ-kheo bao quanh. Rồi khi đêm đã khuya, canh một đã qua, Tôn giả Ānanda từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, cung kính đảnh lễ Thế Tôn và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, đêm đã khuya, canh một đã qua, chúng Tỷ-kheo đã ngồi đây rất lâu. Xin Thế Tôn hãy đọc giới bổn Pātimokkha cho các Tỷ-kheo.” Khi nghe nói như vậy, Thế Tôn vẫn im lặng.
On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Migāramātā’s Mansion in the Eastern Park. Now on that occasion, on the day of the uposatha, the Blessed One was sitting surrounded by the Sangha of monks. Then, as the night advanced, when the first watch passed, the Venerable Ānanda rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, reverently saluted the Blessed One, and said to him: “Bhante, the night has advanced; the first watch has passed; the Sangha has been sitting for a long time. Let the Blessed One recite the Pātimokkha to the monks.” When this was said, the Blessed One was silent.
Khi đêm đã khuya hơn nữa, canh hai đã qua, Tôn giả Ānanda từ chỗ ngồi đứng dậy lần thứ hai, đắp thượng y vào một bên vai, cung kính đảnh lễ Thế Tôn và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, đêm đã khuya lắm rồi, canh hai đã qua, chúng Tỷ-kheo đã ngồi đây rất lâu. Xin Thế Tôn hãy đọc giới bổn Pātimokkha cho các Tỷ-kheo.” Lần thứ hai, Thế Tôn vẫn im lặng.
As the night advanced [still further], when the middle watch passed, the Venerable Ānanda rose from his seat a second time, arranged his upper robe over one shoulder, reverently saluted the Blessed One, and said to him: “Bhante, the night has advanced [still further]; the middle watch has passed; the Sangha has been sitting for a long time. Bhante, let the Blessed One recite the Pātimokkha to the monks.” A second time the Blessed One was silent.
Khi đêm đã gần tàn, canh cuối cùng đã qua, bình minh đã ló dạng và áng mây hồng đã xuất hiện ở chân trời, Tôn giả Ānanda từ chỗ ngồi đứng dậy lần thứ ba, đắp thượng y vào một bên vai, cung kính đảnh lễ Thế Tôn và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, đêm đã gần tàn, canh cuối cùng đã qua, bình minh đã ló dạng và áng mây hồng đã xuất hiện ở chân trời, chúng Tỷ-kheo đã ngồi đây rất lâu. Xin Thế Tôn hãy đọc giới bổn Pātimokkha cho các Tỷ-kheo.”
As the night advanced [still further], when the last watch passed, when dawn arrived and a rosy tint appeared on the horizon, the Venerable Ānanda rose from his seat a third time, arranged his upper robe over one shoulder, reverently saluted the Blessed One, and said to him: “Bhante, the night has advanced [still further]; the last watch has passed; dawn has arrived and a rosy tint has appeared on the horizon; the Sangha has been sitting for a long time. Let the Blessed One recite the Pātimokkha to the monks.”
– “Này Ānanda, hội chúng này không được thanh tịnh.”
“This assembly, Ānanda, is impure.”
Rồi Tôn giả Mahāmoggallāna (Đại Mục-kiền-liên) suy nghĩ như sau: “Thế Tôn đề cập đến người nào khi nói rằng: ‘Hội chúng này không được thanh tịnh?’” Rồi Tôn giả Mahā Moggallāna nhìn chăm chú và toàn thể đại chúng Tỷ-kheo, dùng tâm của mình bao trùm tâm của đại chúng Tỷ-kheo. Rồi Tôn giả thấy người ấy đang ngồi giữa chúng Tỷ-kheo: một người vô đạo đức, ác hạnh, bất tịnh, có những hành vi mờ ám, có những hành động che đậy bí mật, không phải là Sa-môn mặc dù tự xưng là Sa-môn, không sống độc thân mặc dù tự xưng là sống độc thân, nội tâm thối nát, hư hỏng, độc ác. Sau khi đã thấy người này, Tôn giả đứng dậy từ chỗ ngồi, đi đến người ấy và nói rằng: “Này ông bạn, hãy đứng dậy, Thế Tôn đã thấy ông. Ông không thể sống chung với chúng Tỷ-kheo.” Khi nghe nói như vậy, người này vẫn ngồi im lặng.
Then it occurred to the Venerable Mahāmoggallāna: “What person was the Blessed One referring to when he said: ‘This assembly is impure’?” Then the Venerable Mahāmoggallāna fixed his attention on the entire Sangha of monks, encompassing their minds with his own mind. He then saw that person sitting in the midst of the Sangha: one who was immoral, of bad character, impure, of suspect behavior, secretive in his actions, not an ascetic though claiming to be one, not a celibate though claiming to be one, inwardly rotten, corrupt, depraved. Having seen him, he rose from his seat, went up to that person, and said to him: “Get up, friend. The Blessed One has seen you. You cannot live in communion with the monks.” When this was said, that person remained silent.
Lần thứ hai… Lần thứ ba, Tôn giả Mahāmoggallāna nói với người ấy rằng: “Này ông bạn, hãy đứng dậy, Thế Tôn đã thấy ông. Ông không thể sống chung với chúng Tỷ-kheo.” Lần thứ ba, người này vẫn ngồi im lặng.
A second time . . . A third time the Venerable Mahāmoggallāna said to that person: “Get up, friend. The Blessed One has seen you. You cannot live in communion with the monks.” A third time that person remained silent.
Rồi Tôn giả Mahāmoggallāna nắm cánh tay người ấy, kéo ông ta ra khỏi cổng bên ngoài, và khóa cổng lại. Rồi Tôn giả đi đến Thế Tôn và bạch rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã đuổi kẻ ấy rồi. Hội chúng đã thanh tịnh. Xin Thế Tôn hãy đọc giới bổn Pātimokkha cho các Tỷ-kheo.”
Then the Venerable Mahāmoggallāna grabbed that person by the arm, evicted him through the outer gatehouse, and bolted the door. Then he returned to the Blessed One and said to him: “I have evicted that person, Bhante. The assembly is pure. Let the Blessed One recite the Pātimokkha to the monks.”
– “Thật hy hữu và đáng kinh ngạc thay Moggallāna, kẻ ngu si kia đã đợi cho đến khi bị nắm tay kéo ra khỏi hội chúng mới chịu đi! Rồi Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo, giờ đây các thầy phải tự hành trì lễ Bố-tát Uposatha và tụng đọc giới bổn Pātimokkha. Kể từ hôm nay, Ta sẽ không đọc giới bổn nữa. Không thể có và không thể quan niệm được rằng Như Lai có thể đọc giới bổn Pātimokkha trong một hội chúng không thanh tịnh.”
“It’s astounding and amazing, Moggallāna, how that hollow man waited until he was grabbed by the arm.” Then the Blessed One addressed the monks: “Now, monks, you yourselves should conduct the uposatha and recite the Pātimokkha. From today onward, I will no longer do so. It is impossible and inconceivable that the Tathāgata could conduct the uposatha and recite the Pātimokkha in an impure assembly.”
(Tăng Chi BK III, Ch. VIII (II):20, tr. 565-568)
(from AN 8:20, NDB 1145–46; Ud 5.5)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...