Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Nhiệm vụ của con người chúng ta là phải tự giải thoát chính mình bằng cách mở rộng tình thương đến với muôn loài cũng như toàn bộ thiên nhiên tươi đẹp. (Our task must be to free ourselves by widening our circle of compassion to embrace all living creatures and the whole of nature and its beauty.)Albert Einstein
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu tổng quát »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Giới thiệu tổng quát

Donate

(Lượt xem: 5.362)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Giới thiệu tổng quát

General Introduction





NGUỒN GỐC LỜI PHẬT DẠY VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG XÃ HỘI
THE ORIGINS OF THE BUDDHA’S TEACHINGS ON SOCIAL HARMONY
Xung đột và bạo động đã gây ra nhiều vấn nạn đau khổ cho con người kể từ thời xa xưa, và đã làm vấy máu các biên niên sử của nhân loại. Trong lúc lòng người luôn luôn thao thức với mong ước được sống trong an bình, hòa hợp và thương yêu đồng loại, thì các phương tiện để thỏa mãn mong ước này đã từng chứng minh là xa vời khó đạt được. Trong các quan hệ quốc tế, chiến tranh lần lượt tiếp nối nhau như các màn diễn trong phim, chỉ có những khoảng tạm ngưng ngắn ngủi, trong đó, các thế lực hiếu chiến bắt đầu thành lập các liên minh mới và âm thầm chiếm đoạt lãnh thổ. Các hệ thống xã hội vẫn triền miên bị xâu xé bởi các cuộc đấu tranh giai cấp, trong đó, giai cấp thượng lưu tìm cách thâu tóm nhiều đặc quyền và giai cấp lệ thuộc đạt được nhiều quyền lợi và an ninh hơn. Dù đó là sự xung đột giữa chủ nhân và nô lệ, giữa các lãnh chúa phong kiến và các tá điền, giữa giai cấp quý tộc và thường dân, giữa tư bản và thợ thuyền, có vẻ như chỉ có các bộ mặt là thay đổi còn động lực bên dưới của cuộc tranh chấp quyền lực vẫn như cũ. Các cộng đồng cũng vậy, vẫn liên tục bị đe dọa bởi những xung đột nội bộ. Những cuộc tranh chấp quyền lực giữa các đối thủ, những ý kiến khác biệt, và những tranh giành quyền lợi giữa các thành viên có thể làm phân hóa họ, để cho ra đời những vòng đối nghịch mới. Khi mỗi cuộc chiến tranh, chia rẽ, hoặc tranh chấp đạt cao điểm, niềm hy vọng lại khởi lên rằng hòa giải sẽ theo sau, rằng hòa bình và đoàn kết cuối cùng sẽ thắng. Tuy nhiên, những hy vọng ấy đã nhanh chóng trở thành thất vọng, sự kiện này vẫn lặp đi lặp lại như vậy.
Conflict and violence have plagued humankind from time immemorial, leaving the annals of history stained with blood. While the human heart has always stirred with the yearning for peace, harmony, and loving fellowship, the means of satisfying this yearning have ever proved elusive. In international relations, wars succeed one another like scenes in a film, with only brief pauses during which the hostile powers set about forging new alliances and making surreptitious grabs for territory. Social systems are constantly torn by class struggles, in which the elite class seeks to amass more privileges and the subordinate class to achieve greater rights and more security. Whether it is the conflict between masters and slaves, between feudal lords and serfs, between the aristocrats and the common people, between capital and labor, it seems that only the faces change while the underlying dynamics of the power struggle remain the same. Communities as well are constantly threatened by internal strife. Rival bids for power, differences of opinion, and competing interests among their members can tear them apart, giving birth to new cycles of enmity. When each new war, division, or dispute has peaked, the hope rises that reconciliation will follow, that peace and unity will eventually prevail. Yet, again and again, these hopes are quickly disappointed.
Một đoạn kinh thật cảm động trong các kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy đã chứng minh cho sự khác biệt giữa nguyện vọng của con người mong muốn được hòa bình, và thực tế ảm đạm của sự xung đột triền miên bất tận. Kinh kể rằng, có một thời Sakka Thiên chủ, vị vua cai trị cõi Trời, đến thăm Đức Phật và hỏi Ngài câu hỏi nhức nhối: “Bạch Thế Tôn, tại sao trong lúc con người mong ước được sống trong hòa bình, không oán ghét hận thù, mà họ lại vướng vào vòng thù hận khắp mọi nơi?” (xem Kinh văn VIII, 1). Câu hỏi đó vẫn vang vọng qua các thời đại, và chúng ta cũng có thể hỏi với sự cấp thiết như vậy về nhiều khu vực bất ổn trong thế giới ngày nay: Iraq và Syria, Dải Gaza, Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan, Miến Điện và Sri-Lanka, Charleston và Baltimore…
A moving passage in the scriptures of Early Buddhism testifies to this disparity between our aspirations for peace and the stark reality of perpetual conflict. On one occasion, it is said, Sakka, the ruler of the gods, visited the Buddha and asked the anguished question: “Why is it that when people wish to live in peace, without hatred or enmity, they are everywhere embroiled in hatred and enmity?” (see Text VIII,1). The same question rings down the ages, and it could be asked with equal urgency about many troublespots in today’s world: Iraq and Syria, the Gaza Strip, the Central African Republic and South Sudan, Myanmar and Sri Lanka, Charleston and Baltimore.
Vấn đề này ắt hẳn cũng đã làm nặng trĩu tâm tư của Đức Phật khi Ngài du hành qua bình nguyên sông Hằng để giáo hóa chúng sinh. Xã hội dưới thời Ngài đã phân chia thành nhiều giai cấp, được phân biệt bởi những đặc quyền của giới thượng lưu và địa vị thấp hèn của những người ở dưới đáy xã hội. Những người sống bên ngoài hệ thống giai cấp, những kẻ bần cùng, thậm chí còn bị đối xử tệ hại hơn, họ là đối tượng của sự sỉ nhục mất nhân phẩm hèn hạ nhất. Khung cảnh chính trị thời đó cũng đang thay đổi, khi các vương triều do các vị vua đầy tham vọng vươn lên từ những đống tro tàn của các tiểu quốc kiểu bộ lạc cũ, nay lại bắt đầu những chiến dịch quân sự nhằm mục đích mở rộng bờ cõi của họ. Bên trong triều đình, những tranh chấp gay gắt giữa các đối thủ khao khát quyền lực. Ngay cả những cộng đồng tâm linh thời đó cũng không tránh khỏi các cuộc xung đột. Các triết gia và Sa- môn tự hào về những lý thuyết của họ đã đấu lý với nhau trong các cuộc tranh luận sôi nổi, mỗi bên tìm cách hạ đối thủ để thu nhận thêm tín đồ vào hàng ngũ của họ.
This problem must also have weighed on the Buddha’s heart as he traveled the Ganges plain on his teaching tours. The society of his time was divided into separate castes distinguished by the prerogatives of the elite and the servile status of those at the bottom. Those outside the caste system, the outcasts, were treated even worse, subjected to the most degrading indignities. The political landscape, too, was changing, as monarchies led by ambitious kings rose from the ashes of the older tribal states and embarked on military campaigns intended to expand their domains. Within the courts personal rivalries among those hungry for power were bitter. Even the spiritual communities of the time were not immune to conflict. Philosophers and ascetics proud of their theories sparred with each other in passionate debates, each seeking to defeat their rivals and swell the ranks of their followers.
Trong một bài thi kệ thật cảm động trong Kinh Tập Nipāta (kệ số 935-37), Đức Phật đã lên tiếng nói về cảm giác chóng mặt của Ngài trước những bạo lực đó, có lẽ ngay sau khi Ngài rời thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và lần đầu tiên chứng kiến thế giới bên ngoài đất nước của Ngài:
In a deeply moving poem in the Suttanipāta (vv. 935–37) the Buddha gives voice to the feeling of vertigo such violence had produced in him, perhaps soon after he left Kapilavatthu and witnessed firsthand the world outside his native land:
Sợ hãi đã khởi sinh từ những kẻ dùng bạo lực:
Hãy nhìn những người đang dấn thân vào xung đột.
Ta sẽ nói cho các người biết về cảm giác cấp thiết của Ta,
Ta đã bị cảm giác cấp thiết khuấy động như thế nào.
Fear has arisen from one who has taken up violence:
behold the people engaged in strife.
I will tell you of my sense of urgency,
how I was stirred by a sense of urgency.
Đã thấy những con người đang run rẩy
Như cá trong dòng suối cạn nước,
Khi Ta thấy họ xung đột với nhau,
Tâm Ta đã khởi lên sự sợ hãi.
Having seen people trembling
like fish in a brook with little water,
when I saw them hostile to one another,
fear came upon me.
Thế giới quanh Ta không lớn lắm,
Mọi hướng đều đang biến động.
Mong muốn có một nơi an trú cho Ta,
Ta không thấy có chỗ nào không bị chiếm đóng.
The world was insubstantial all around;
all the directions were in turmoil.
Desiring an abode for myself,
I did not see any place unoccupied.
Một khi bắt đầu giảng dạy, sứ mạng đầu tiên của Đức Phật là làm sáng tỏ con đường đưa đến đỉnh cao là an tịnh nội tâm, trong sự an ổn tuyệt đối của Niết-bàn, giải thoát khỏi vòng sanh, già và chết. Nhưng Đức Phật đã không quay lưng với thân phận con người để chỉ dành ưu tiên cho cuộc tìm cầu giải thoát hoàn toàn hướng đến nội tâm thanh tịnh của bậc tu hành khổ hạnh. Từ địa vị của Ngài là một bậc xuất gia đứng ngoài trật tự thông thường của xã hội, Ngài đã nhìn với lòng quan tâm sâu sắc đến nhân loại đang vật lộn, vướng mắc trong vòng tranh chấp trong lúc vẫn khao khát hòa bình, và với tâm từ bi, Ngài đã tìm cách đem sự hòa hợp đến những nơi đang có xung đột về quan hệ giữa con người, để cổ xúy cho một lối sống đặt nền tảng trên sự bao dung, hài hòa và tử tế.
Once he began teaching, the Buddha’s primary mission was to make known the path that culminates in inner peace, in the supreme security of nibbāna, release from the cycle of birth, old age, and death. But the Buddha did not turn his back on the human condition in favor of a purely ascetic, introspective quest for liberation. From his position as a renunciant who stood outside the conventional social order, he looked with deep concern on struggling humanity, enmeshed in conflict while aspiring for peace, and out of compassion he sought to bring harmony into the troubled arena of human relations, to promote a way of life based on tolerance, concord, and kindness.
Nhưng Ngài còn làm nhiều hơn thế nữa. Ngài đã thiết lập một cộng đồng có mục đích cổ vũ cho việc phát triển sự an bình nội tâm và ngoại cảnh. Nhiệm vụ này đã đặt vào tay Ngài ngay từ bước khởi đầu, vì Đức Phật không phải là một vị du Tăng đơn độc, giảng dạy cho những ai tìm đến Ngài để xin hướng dẫn, rồi để mặc cho họ tự xoay xở. Ngài là người đã sáng lập một phong trào tâm linh mới mà ngay từ lúc đầu đã không tránh khỏi tính chất cộng đồng. Ngay sau khi Ngài kết thúc bài thuyết pháp đầu tiên, năm vị tu sĩ khổ hạnh đã được nghe Ngài giảng pháp liền xin được làm đệ tử của Ngài. Thời gian trôi qua, lời giảng dạy của Ngài đã thu hút ngày càng nhiều số thiện nam tín nữ xin được theo Ngài để sống cuộc đời không gia đình và nhận lãnh toàn bộ sự rèn luyện của Ngài. Như vậy, Giáo đoàn là một cộng đồng Tăng Ni sống theo từng nhóm, du hành theo từng nhóm, được rèn luyện theo từng nhóm, dần dần đã hình thành và phát triển chung quanh Ngài.
But he did even more. He founded an intentional community devoted to fostering inner and outer peace. This task was thrust upon him almost from the start; for the Buddha was not a solitary wanderer, teaching those who came to him for guidance and then leaving them to their own devices. He was the founder of a new spiritual movement that from the outset was inevitably communal. Immediately after he concluded his first sermon, the five ascetics who heard it asked to become his disciples. As time went on, his teaching attracted increasing numbers of men and women who chose to follow him into the life of homelessness and take on the full burden of his training. Thus a Sangha — a community of monks and nuns who lived in groups, traveled in groups, and trained in groups — gradually developed around him.
Tuy nhiên, thay đổi từ y phục đời thường thành y vàng nâu chưa phải là tấm thông hành tức khắc đưa đến thánh thiện. Mặc dù lối sống đã thay đổi, các Tăng Ni gia nhập Giáo đoàn của Đức Phật vẫn còn mang theo họ những khuynh hướng bẩm sinh về sân hận, kiêu ngạo, tham vọng, đố kỵ, tự tôn và bướng bỉnh. Như vậy sẽ không tránh khỏi nảy sinh những căng thẳng trong nội bộ cộng đồng Tăng chúng, đôi lúc phát triển thành sự chống đối nhau trực tiếp, tạo ra phe nhóm, tranh chấp nhau và thậm chí xung đột gay gắt. Để Giáo đoàn được phát triển, quả thật Đức Phật phải trở thành “một nhà tổ chức”. Trong lúc Ngài có thể tuyên thuyết về những lý tưởng tâm linh cao thượng, theo đó các đệ tử của Ngài có thể nỗ lực vươn tới, điều này không bảo đảm có được sự hòa hợp trong Giáo đoàn. Ngài cũng cần thiết lập một bộ quy luật chi tiết để vận hành đồng nhất những công việc trong cộng đồng Tăng chúng và ban hành những điều lệ để giới hạn, nếu không phải là loại bỏ hoàn toàn các khuynh hướng chia rẽ nội bộ. Những điều lệ này đã trở thành Luật tạng (Vinaya), là bộ Giới luật của Tăng Ni.
Changing from their lay garments into ocher robes, however, was not an immediate passport to holiness. While their way of life had altered, the monks and nuns who entered the Buddha’s order still brought along with them the ingrained human tendencies toward anger, pride, ambition, envy, self-righteousness, and opinionatedness. It was thus inevitable that tensions within the monastic community would arise, develop at times into outright antagonism, and spawn factionalism, strife, and even bitter conflict. For the Sangha to flourish, the Buddha had indeed to become an “organization man.” While he could proclaim high spiritual ideals toward which his disciples could strive, this was not sufficient to ensure harmony in the Sangha. He also had to establish a detailed code of regulations for the uniform performance of communal functions and to promulgate rules that would restrain if not totally obliterate divisive tendencies. These became the Vinaya, the body of monastic discipline.
Đức Phật cũng đã dạy và hướng dẫn những người tại gia tuân theo giáo lý của Ngài, như là những cư sĩ, sống trong gia đình và làm việc bình thường theo nghề nghiệp của họ. Như vậy, Ngài phải đối diện thêm với nhiệm vụ đặt ra đường lối hướng dẫn cho xã hội nói chung. Ngoài một bộ Giới luật căn bản cho cư sĩ, Ngài phải đưa ra những nguyên tắc để bảo đảm rằng cha mẹ và con cái, vợ chồng, chủ nhân và công nhân, và những người có nhiều nguồn gốc và giai cấp xã hội rất khác nhau có thể sống chung hài hòa, thân thiện. Đứng trước những thách thức đó, phạm vi của Giáo pháp được mở rộng. Từ đặc tính ban đầu là một con đường giải thoát tâm linh, xoay quanh trọng tâm là những thực hành thiền định và quán chiếu triết lý, Giáo pháp ấy đã đưa đến những hướng dẫn đạo đức không những chỉ áp dụng cho cách hành xử cá nhân, mà còn cho mối quan hệ giữa những người sống trong các hoàn cảnh khác nhau, dù là ở trong các tu viện hay tại gia, dù là người đang mưu sinh trong phố chợ, công xưởng hay trong dịch vụ hành chánh của đất nước họ. Trong tất cả mọi hoàn cảnh, đòi hỏi đạo đức chính yếu là tránh làm tổn hại người khác: tổn hại do hành hung, tổn hại do chà đạp quyền lợi của người khác, tổn hại do xung đột và bạo động. Mục đích lý tưởng là để cổ xúy cho thiện chí và sự hài hòa trong hành động, lời nói và ý nghĩ.
The Buddha also taught and guided people who chose to follow his teachings at home, as lay disciples, living in the midst of their families and working at their regular occupations. He was thus faced with the additional task of laying down guidelines for society as a whole. In addition to a basic code of lay precepts, he had to offer principles to ensure that parents and children, husbands and wives, employers and employees, and people from very different backgrounds and social classes would be able to live together amicably. In the face of these challenges the scope of the Dhamma expanded. From its original character as a path to spiritual liberation, centered around contemplative practices and philosophical insights, it gave rise to a broad ethic that applied not only to individual conduct but to the relations between people living under diverse conditions, whether in monasteries or at home, whether pursuing their livelihoods in the marketplace or workshop or in the service of the state. Under all these circumstances, the chief ethical requirement was the avoidance of harm: harm through aggression, harm by trampling on the claims of others, harm through conflict and violence. The ideal was to promote good will and harmony in action, speech, and thought.
CẤU TRÚC CỦA SÁCH NÀY
THE STRUCTURE OF THIS BOOK
Hợp tuyển này có ý định làm hiển lộ những lời dạy của Đức Phật về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội. Sách này dựa trên một số kinh văn mà tôi đã tuyển chọn năm 2011 theo lời yêu cầu của chương trình Xây dựng hòa bình và nhân quyền của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội thuộc đại học Columbia, dự định được sử dụng cho các Tăng Ni ở Tích Lan (Sri-Lanka) sau khi cuộc xung đột sắc tộc dai dẳng của đất nước này chấm dứt vào năm 2009. Phiên bản mở rộng này bao gồm thêm nhiều kinh văn mới và những thay đổi trong cách sắp xếp.
The present anthology is intended to bring to light the Buddha’s teachings on social and communal harmony. It is based on a selection of texts I compiled in 2011 at the request of the Program on Peace-building and Rights of the Institute for the Study of Human Rights at Columbia University, intended for use among Buddhist monks in Sri Lanka in the aftermath of the country’s long ethnic conflict that ended in 2009. This expanded version includes new texts and changes in the arrangement.
Các kinh văn được chọn từ kinh tạng Pāli, là những bộ kinh được xem là có thẩm quyền về “Lời dạy của Đức Phật” (Buddha- vacana) của các tín đồ theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, là truyền thống Phật giáo nổi bật ở các quốc gia Nam Á - nhất là Tích Lan (Sri-Lanka), Miến Điện (Burma), Thái Lan (Thailand), Cam-bốt (Cambodia), và Lào (Laos). Những đoạn kinh văn tôi trích dẫn được rút ra đặc biệt từ Kinh Tạng (Sutta Piṭaka), gồm những bài thuyết giảng của Đức Phật và những đệ tử xuất chúng của Ngài. Tôi không đưa vào những kinh văn từ hai tạng kia, Luật Tạng (Vinaya Piṭaka), là bộ Giới luật của Tăng Ni, và Luận Tạng (Abhidhamma Piṭaka), là bộ sưu tập các bài luận giải về Giáo lý. Trong lúc một vài phần của Luật Tạng có thể liên hệ đến dự án này, đa số tài liệu trong bộ Luật ấy nói về các điều lệ và quy định của Tăng Ni, và như vậy chỉ liên quan đến một số độc giả nhất định. Hơn nữa, những đoạn văn trong Luật Tạng liên quan đến sự hòa hợp trong cộng đồng, cũng có những đoạn tương đương trong Kinh Tạng mà tôi đã đưa vào sách này.
The texts are all taken from the Pāli Canon, the body of scriptures regarded as authoritative “Word of the Buddha” (buddha-vacana) by followers of Theravāda Buddhism, the school of Buddhism that prevails in the countries of southern Asia — primarily Sri Lanka, Burma, Thailand, Cambodia, and Laos. The passages I have drawn upon come exclusively from the Sutta Piṭaka, the Discourse Collection, which contains the discourses of the Buddha and his eminent disciples. I did not include texts from the other two collections, the Vinaya Piṭaka, the Collection on Monastic Discipline, and the Abhidhamma Piṭaka, the Collection of Doctrinal Treatises. While parts of the Vinaya Piṭaka may have been relevant to this project, the bulk of material in that corpus is concerned with monastic rules and regulations and thus would be more relevant to a specialized readership. Further, those passages of the Vinaya broadly concerned with communal harmony have parallels in the Sutta Piṭaka that have been included here.
Mặc dù kinh tạng Pāli là bộ sưu tập kinh điển có thẩm quyền của Phật giáo Nguyên thủy, những kinh văn trong hợp tuyển này không nên được xem một cách hạn hẹp như là gắn liền với một truyền thống Phật giáo đặc biệt nào, vì những kinh văn này được trích dẫn từ tầng lớp văn học Phật giáo cổ xưa nhất, là những bộ sưu tập kinh điển xuất phát từ nguồn gốc đầu tiên của Phật giáo.
Những lời dạy này cũng không cần thiết gắn liền với bất cứ đức tin hay hệ thống tín ngưỡng tôn giáo nào. Với sự trong sáng, rõ ràng, mang tính thuyết phục cao và hiểu biết sâu sắc về bản tính con người, những kinh văn này có thể nói với bất cứ ai, không kể đến khuynh hướng tôn giáo của họ. Các bài kinh mang một thông điệp bao quát có thể áp dụng cho tất cả mọi nỗ lực cổ vũ cho mối quan hệ thân hữu giữa con người. Những kinh văn này cung cấp các chẩn đoán thuộc nhận thức về gốc rễ bên dưới của mọi xung đột, được diễn tả thật đơn giản và rõ ràng, và đưa ra những chiến lược thực tiễn để giải quyết các tranh chấp, cổ vũ cho sự hòa giải và thiết lập sự hòa hợp trong xã hội.
Although the Pāli Canon is the authorized scriptural collection of Theravāda Buddhism, the texts of this anthology need not be regarded as narrowly tied to any particular school of Buddhism, for they come from the oldest stratum of Buddhist literature, from collections of discourses that stand at the fountainhead of Buddhism. Nor are these teachings necessarily bound up with any creed or system of religious belief. In their clarity, cogency, and deep understanding of human nature, they should be able to speak to anyone regardless of religious affiliation. The texts have a universal message that makes them applicable to all endeavors to promote amiable relations between people. They provide perceptive diagnoses of the underlying roots of conflict, simply and clearly expressed, and offer practical strategies for resolving disputes, promoting reconciliation, and establishing social harmony.
Tôi đã sắp xếp các bài tuyển chọn theo một cấu trúc có dụng ý phản ảnh những khuôn mẫu mà chính Đức Phật đã áp dụng trong lúc diễn giảng giáo lý của Ngài trong một vài phương diện nào đó. Trong phần còn lại của bài giới thiệu tổng quát này, tôi sẽ giải thích tính luận lý bên dưới sự sắp xếp này. Mỗi phần bắt đầu bằng một bài giới thiệu về phần đó, có dụng ý gắn kết các kinh văn với nhau trong mỗi chương và trình bày rõ ràng sự liên hệ của chúng với chủ đề của chương ấy.
I have arranged the selections according to a structure that deliberately mirrors, in certain respects, patterns that the Buddha himself adopted in expounding his teaching. In the rest of this general introduction I will explain the logic underlying my arrangement. Each part begins with its own introduction, which is intended to tie together the texts in that chapter and make explicit their connection to the chapter’s theme.
Phần I gồm các kinh văn về chánh kiến hay là hiểu biết chơn chánh. Đức Phật đã đặt chánh kiến như là chi phần đầu tiên của Bát Thánh đạo, và ở đâu đó Ngài đã nhấn mạnh vai trò của chánh kiến như là nguồn hướng dẫn cho đời sống đạo đức và tâm linh. Vì mục đích của hợp tuyển này là cung cấp tầm nhìn của Phật giáo về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội hơn là trình bày con đường giải thoát tối hậu, những kinh văn tôi đem vào đây làm nổi bật kiểu chánh kiến giúp nuôi dưỡng cách hành xử đạo đức. Điều này đôi lúc được gọi là “chánh kiến thuộc thế gian” - ngược lại với “chánh kiến siêu xuất thế gian”, là tuệ giác sâu sắc về bản chất trống không và vô ngã của mọi pháp hữu vi, vốn sẽ chặt đứt gốc rễ của sợi dây ràng buộc con người với vòng luân hồi.
Part I consists of texts on right view or right understanding. The Buddha made right view the first factor of the noble eightfold path and elsewhere stressed the role of right view as a guide to the moral and spiritual life. Since the objective of the present anthology is to provide a Buddhist perspective on communal harmony rather than to show the path to final liberation, the texts I have included here highlight the type of right understanding that fosters ethical conduct. This is sometimes called “mundane right view” — in contrast to “world-transcending right view,” the penetrative insight into the empty and essenceless nature of all conditioned things that severs the roots of bondage to the cycle of rebirths.
Hiểu biết chơn chánh về nguyên lý nghiệp quả có một tác dụng quyết định trên cách hành xử của con người. Khi chúng ta nhận thức được rằng hành động của chúng ta cuối cùng sẽ dội ngược trở lại vào chúng ta và xác định số phận của chúng ta trong các đời sống tương lai, chúng ta sẽ có động lực để từ bỏ những tâm hành cấu uế và tránh xa cách hành xử bất thiện. Thay vào đó, chúng ta sẽ được khơi nguồn cảm hứng để dấn thân vào những cách hành xử tốt đẹp và phát triển các đức tánh thiện lành. Khuôn mẫu này được phản ảnh ngay trong cấu trúc của Bát Thánh đạo, ở đó chánh kiến đưa đến chánh tư duy, từ đó sẽ biểu hiện trong chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.
Right understanding of the principle of kamma has a decisive impact on one’s conduct. When we realize that our own deeds eventually rebound on ourselves and determine our destiny in future lives, we will be motivated to abandon defiled mental qualities and abstain from bad conduct. Instead, we will be inspired to engage in good conduct and develop wholesome qualities. This pattern is reflected in the structure of the noble eightfold path itself, where right view leads to right intentions, which are in turn manifested in right speech, right action, and right livelihood.
Trong phần II, tôi bàn về tác dụng của chánh kiến trên mỗi cá nhân dưới chủ đề “rèn luyện cá nhân”. Phật giáo Nguyên thủy thấy sự chuyển hóa của mỗi người là chìa khóa đưa đến sự chuyển hóa của xã hội. Một xã hội an bình, hài hòa không thể do bên ngoài áp đặt bởi những sắc lệnh của một cơ quan quyền lực, nhưng chỉ có thể xuất hiện khi con người tự sửa đổi tâm tánh và chấp nhận những tiêu chuẩn hành xử xứng đáng. Như vậy, nhiệm vụ cổ động cho việc phát triển sự hòa hợp trong cộng đồng phải bắt đầu từ việc chuyển hóa cá nhân. Chuyển hóa cá nhân xảy ra qua một tiến trình rèn luyện liên quan đến việc biểu lộ cách hành xử tốt đẹp bên ngoài và thanh tịnh tâm bên trong. Theo kế hoạch của truyền thống Phật giáo, tôi xếp vào giáo trình rèn luyện cá nhân này dưới ba tiêu đề về bố thí, đạo đức tự giác và tu tập tâm.
In Part II, I treat the impact of right understanding on the individual under the heading of “personal training.” Early Buddhism sees personal transformation as the key to the transformation of society. A peaceful and harmonious society cannot be imposed from the outside by the decrees of a powerful authority but can only emerge when people rectify their minds and adopt worthy standards of conduct. Thus the task of promoting communal harmony must begin with personal transformation. Personal transformation occurs through a process of training that involves both outward displays of good conduct and inner purification. Following the traditional Buddhist scheme, I subsume this course of personal transformation under the three headings of generosity, ethical self-discipline, and cultivation of the mind.
Chướng ngại chính của sự hòa hợp xã hội là lòng sân hận và bất mãn. Sân là hạt giống phát sinh thù hận, và như vậy, trong tiến trình rèn luyện cá nhân, Đức Phật đã chú tâm đặc biệt đến việc chế ngự và loại bỏ sân hận. Vì thế, tôi dành Phần III để nói về “đối trị sân hận”. Những kinh văn được đưa vào hé lộ cho ta thấy những cơ sở nào khiến sân hận khởi sinh, những bất lợi và nguy hiểm khi ta bị sân hận làm chủ, và những liều thuốc thực tiễn có thể dùng để loại bỏ sân hận. Liều thuốc chính để loại bỏ sân hận là nhẫn nhục, mà Đức Phật mạnh mẽ khuyên dạy đệ tử ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Như vậy, hai phần cuối trong chương này gồm có các kinh văn nói về hạnh nhẫn nhục như những mệnh lệnh, và qua những câu chuyện về các nhân vật tiêu biểu của hạnh nhẫn nhục.
The chief obstacle to social harmony is anger or resentment. Anger is the seed from which enmity grows, and thus, in the process of personal training, the Buddha gave special attention to controlling and removing anger. I have therefore devoted Part III to “Dealing with Anger.” The texts included reveal the grounds from which anger arises, the drawbacks and dangers in yielding to anger, and the practical antidotes that can be used to remove anger. The main remedy for anger is patience, which the Buddha enjoins even under the most trying circumstances. Thus the last two sections in the chapter comprise texts dealing with patience, both as injunctions and through stories about those who best exemplify patience.
Phần IV dành cho lời nói. Lời nói là một mặt hành xử của con người, đóng một vai trò quan trọng liên quan đến hòa hợp xã hội đến nỗi Đức Phật đã dành cho chánh ngữ một vị trí rõ ràng trong Bát Thánh đạo. Tôi đã theo gương Đức Phật bằng cách tuyển chọn rộng rãi các kinh văn dành cho đề tài về lời nói. Những kinh văn này không những nói về chánh ngữ như thường được hiểu, mà còn là cách thức tham gia các cuộc tranh luận một cách đúng đắn, khi nào nên khen và khi nào nên chỉ trích kẻ khác, làm thế nào để sửa sai một kẻ làm điều ác khi cần thiết.
Part IV is devoted to speech. Speech is an aspect of human conduct whose role in relation to social harmony is so vital that the Buddha made right speech a distinct factor in the noble eightfold path. I have followed the Buddha’s example by devoting an extensive selection of texts to the subject of speech. These deal not only with right speech as usually understood but also with the proper way to participate in debates, when to praise and criticize others, and how to correct a wrongdoer when the need arises.
Với Phần V, chúng ta chuyển hướng trực tiếp từ lãnh vực tu luyện cá nhân đến các mối quan hệ với người khác. Các mối quan hệ ấy bắt đầu bằng tình bạn tốt đẹp, một đức tính mà Đức Phật đã nhấn mạnh như là nền tảng của một đời sống tốt đẹp. Trong những kinh văn tôi tuyển chọn, chúng ta thấy Đức Phật giải thích cho cả đệ tử xuất gia lẫn tại gia của Ngài về giá trị của việc kết bạn với những người bạn tốt. Ngài phân tích phẩm chất của một người bạn đích thực, và mô tả cách thức bạn bè nên đối xử với nhau như thế nào. Ngài dạy rằng tình bạn tốt đẹp đem lại thành công trong đời sống của cư sĩ tại gia cũng như việc phát triển tâm linh của người xuất gia.
With Part V, we move more explicitly from the sphere of personal cultivation to interpersonal relations. These relations begin with good friendship, a quality the Buddha stressed as the basis for the good life. In the texts I selected, we see the Buddha explain to both his monastic disciples and lay followers the value of associating with good friends, delineate the qualities of a true friend, and describe how friends should treat one another. He relates good friendship to both success in the household life and the spiritual development of the monk.
Phần VI mở rộng lãnh vực tìm hiểu, từ tình bạn cá nhân đến các lãnh vực có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn. Tôi đưa vào một số kinh văn tuyển chọn, trong đó, Đức Phật nhấn mạnh đến hàm ý xã hội trong cách hành xử cá nhân. Chương này bắt đầu với các trích đoạn so sánh đối nghịch giữa kẻ ngu và người trí, kẻ ác và người thiện. Chương này tiếp tục so sánh những người chỉ biết hết lòng làm lợi ích cho bản thân mà thôi, với những người hết lòng làm lợi ích cho người khác. Các kinh văn xem xét sự khác biệt đối nghịch này theo tầm nhìn của người xuất gia lẫn người tại gia. Những gì được tìm thấy là sự xác nhận rõ ràng rằng cách thực hành tốt nhất là người hết lòng làm điều tốt cho cả hai: vừa lợi ích cho mình, vừa lợi ích cho người khác.
Part VI expands the scope of the inquiry from personal friendship to wider spheres of influence. In this chapter I include a selection of texts in which the Buddha highlights the social implications of personal conduct. The chapter begins with passages that contrast the foolish person and the wise person, the bad person and the good person. The chapter then goes on to compare those practitioners who are devoted solely to their own good with those who are also devoted to the good of others. The texts consider this dichotomy from the perspectives of both monastic and lay practitioners. What emerges is a clear confirmation that the best course of practice is one dedicated to the twofold good: one’s own and that of others.
Phần VII đưa chúng ta đến việc thiết lập một cộng đồng có mục đích chung. Vì Đức Phật là vị sáng lập Giáo đoàn, không phải là một người lãnh đạo thế tục, đương nhiên những đường lối Ngài đề nghị để thiết lập một cộng đồng có mục đích chung trước tiên là cho đời sống xuất gia. Nhưng trong những trường hợp Ngài được các nhà lãnh đạo thế tục yêu cầu đưa ra những lời khuyên về việc duy trì sự hòa hợp trong xã hội nói chung, các nguyên tắc Ngài đưa ra đã được bảo tồn trong các bài kinh. Những bài tuyển chọn khác trong chương này liên hệ đến sự hợp tác giữa hai thành phần của cộng đồng Phật giáo, giới xuất gia và cư sĩ tại gia.
Part VII brings us to the establishment of an intentional community. Since the Buddha was the founder of a monastic order, not a secular ruler, the guidelines he proposes for establishing community naturally pertain primarily to monastic life. But on occasion he was requested by civil leaders to provide advice on maintaining harmony in society at large, and the principles he laid down have been preserved in the discourses. Other selections in this chapter are concerned with cooperation between the two branches of the Buddhist community, the monastics and the laity.
Tuy nhiên, ngay cả khi họ hành động với ý định tốt đẹp nhất, những con người trong cộng đồng ấy đem theo họ những khuynh hướng dẫn đến phe nhóm cục bộ và tranh chấp nhau. Chủ đề của Phần VIII là tranh chấp. Các kinh văn bao gồm trong chương này nói đến những tranh chấp nội bộ của cả giới xuất gia lẫn tại gia mà trong một vài phương diện có những nguồn gốc giống nhau, nhưng trong một số mặt khác đã xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Phần này tự nhiên dẫn đến Phần IX, được dành cho những phương tiện giải quyết tranh chấp. Ở đây, chúng ta thấy Đức Phật trong vai trò của một người thiết lập luật lệ cho Giáo đoàn, đặt ra những đường lối hướng dẫn để giải quyết các xung đột và đề xuất những phương thức rèn luyện để ngăn cản các vụ tranh chấp có thể bộc phát trong tương lai.
Nevertheless, even when they act with the best intentions, people bring along with them tendencies that lead to factionalism and disputes. Disputes form the subject of Part VIII. The texts included here deal with internal disputes among both monastics and laity, which in some respects have similar origins but in other respects spring from different causes. This part leads naturally into Part IX, which is devoted to the means of resolving disputes. Here we see the Buddha in his role as a monastic legislator, laying down guidelines for settling conflicts and proposing modes of training to prevent disputes from erupting in the future.
Phần X, là chương cuối trong hợp tuyển này, đi từ cộng đồng có mục đích chung mà Giáo đoàn là đại diện tiêu biểu, đến lãnh vực xã hội rộng lớn hơn. Tôi đưa vào đây những kinh văn được trích từ các bài kinh khám phá những mối quan hệ chồng chéo lên nhau tạo thành cơ cấu xã hội. Các kinh văn bao gồm lời Đức Phật dạy về đời sống gia đình, về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng và sự duy trì một đời sống gia đình có lợi lạc. Phần cuối của chương này nói về lý tưởng chính trị của Đức Phật, được đại diện bằng hình ảnh của vị “Chuyển luân Thánh vương” (rājācakkavatti), vị vua chơn chánh cai trị vương triều hòa hợp với quy luật đạo đức. Mặc dù những nguyên tắc đặt ra cho vị vua có vẻ như đã lỗi thời trong thời đại của chúng ta, với cam kết dân chủ đã được tuyên bố, với sự nhấn mạnh đến công lý, khoan hồng, và chánh trực như là nền tảng của các thế lực chính trị, những kinh văn xưa cổ của Phật giáo vẫn còn có giá trị liên quan đến thời đại ngày nay.
Part X, the last in this anthology, moves from the intentional community, as represented by the monastic order, to the larger social domain. Its theme is the establishment of an equitable society. I here include passages from the discourses that explore the interwoven and overlapping relationships that constitute the fabric of society. The texts include the Buddha’s teachings on family life, on the relations between parents and children and husbands and wives, and the maintenance of a beneficent home life. The last part of this chapter deals with the Buddha’s political ideals, which are represented by the figure of the “wheel-turning monarch,” the rājā cakkavattī, the righteous ruler who administers his realm in harmony with the moral law. Although principles of governance laid down for a monarch might seem obsolete in our present age with its professed commitment to democracy, in their emphasis on justice, benevolence, and righteousness as the basis for political authority, these ancient Buddhist texts still have contemporary relevance.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Giải thích Kinh Địa Tạng


Kinh nghiệm tu tập trong đời thường


Kinh Dược sư


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.105.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...