Đức Phật dạy rằng những quan điểm của Ta ảnh hưởng đến tất cả mọi phương diện khác của cuộc đời Ta. Ảnh hưởng bắt đầu bằng quan điểm của Ta có tác dụng đối với động cơ hành động của Ta. Trong cấu trúc của Bát Thánh đạo, tà kiến là điều kiện tạo nên động cơ hành động sai trái, vì các ý định bị điều khiển bởi tham, sân và bạo động; trong lúc chánh kiến là điều kiện tạo nên động cơ hành động đúng đắn, vì các ý định được điều khiển bởi tâm không dính mắc, bao dung và từ bi (1). Đức Phật so sánh tà kiến như một hạt giống đắng, từ đó sẽ không tránh được nảy sinh ra cây đắng (Tăng Chi BK, Ch 10:104): “Giống như hạt giống cây nimba, dưa đắng hay mướp đắng, được trồng vào đất ẩm và được tưới nước, tất cả sẽ đưa đến những quả với vị đắng, cũng vậy đối với người có tà kiến… bất cứ hành động nào về thân, khẩu và ý mà người ấy thực hiện theo tà kiến; và bất cứ ý muốn, lòng khao khát, khuynh hướng và hoạt động nào của người ấy, tất cả đều đưa đến tổn hại và đau khổ. Vì sao vậy? Bởi vì quan điểm của người ấy là sai trái.”
The Buddha teaches that our views influence all other aspects of our lives. The influence begins with the impact of our views upon our motivation. In the structure of the eightfold path, wrong view is the condition for wrong motivation, for intentions governed by lust, ill will, and violence, while right view is the condition for right motivation, for intentions governed by non-attachment, benevolence, and compassion.1 The Buddha compares wrong view to a bitter seed, from which there inevitably arise bitter plants (AN 10:104, NDB 1485): “Just as a seed of neem, bitter cucumber, or bitter gourd, planted in moist soil and receiving water, would all lead to fruits with a bitter flavor, so for a person of wrong view . . . whatever bodily action, verbal action, and mental action he undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination, and activities, all lead to harm and suffering. For what reason? Because the view is bad.”
Chánh kiến, trái lại, như hạt giống của một cây ngọt: “Cũng giống như hạt giống cây mía, cây lúa hoặc cây nho, được trồng trong đất ẩm và được tưới nước, tất cả sẽ cho ra những quả có vị ngon ngọt; cũng vậy, đối với người có chánh kiến… bất cứ hành động nào về thân, khẩu và ý mà người ấy thực hiện theo chánh kiến, và bất cứ ý muốn, lòng khao khát, khuynh hướng và hoạt động nào của người ấy, tất cả đều đưa đến an vui hạnh phúc. Vì sao vậy? Bởi vì quan điểm của người ấy là chơn chánh.”
Right view, in contrast, is like the seed of a sweet plant: “Just as a seed of sugar cane, hill rice, or grape, planted in moist soil and receiving water, would all lead to fruits with a sweet and delectable flavor, just so, for a person of right view . . . whatever bodily action, verbal action, and mental action he undertakes in accordance with that view, and whatever his volition, yearning, inclination, and volitional activities, all lead to well-being and happiness. For what reason? Because the view is good.”
Như vậy, khi chúng ta có tà kiến, quan điểm ấy hình thành những ý định của ta bằng cách biểu hiện thành những thái độ bất thiện và hành động xấu ác. Đối với Đức Phật, động cơ hành động đạo đức bị phá hoại do có niềm tin rằng không có sự tồn tại của con người sau khi chết, không có giá trị khác nhau giữa hành động thiện và ác, và không có tự do lựa chọn giữa đúng và sai. Trái lại, động cơ hành động đạo đức được tăng cường sức mạnh, do có niềm tin rằng cái chết không phải là dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn của một hiện hữu con người, rằng có phân biệt giá trị khác nhau giữa hành động thiện và ác, và số phận của chúng ta không phải nhất thiết do các thế lực bên ngoài quyết định. Nhưng quá trình chuyển hóa cá nhân không phải tự động xảy ra. Để cho chánh kiến tạo được một ảnh hưởng tích cực đòi hỏi nỗ lực cá nhân, một nỗ lực có chủ đích làm cho cách ứng xử của ta được hài hòa với tri kiến và những ý định của ta.
Thus when we adopt wrong view, that view shapes our intentions in ways that manifest as unwholesome attitudes and bad actions. For the Buddha, the motivation to behave morally is undercut by the belief that there is no personal existence beyond death, no valid distinctions between good and bad deeds, and no freedom to choose between the right and the wrong. In contrast, the motivation to behave morally is buttressed by the belief that death does not mark the complete end of personal existence, that there are valid distinctions between good and bad deeds, and that our destiny is not rigidly determined by external forces. But the process of personal transformation does not occur automatically. For right view to exercise a positive influence, personal effort is required, a deliberate endeavor to harmonize our conduct with our understanding and intentions.
Những kinh văn trong Phần II minh họa tác dụng chuyển hóa của chánh kiến và những ý định chơn chánh đối với cách hành xử của ta. Tôi đã xếp các đoạn kinh theo cách sắp xếp truyền thống về đức hạnh thành ba loại: bố thí, trì giới và thiền định (dāna, sīla, bhāvanā). Điều này tương hợp với phương pháp giảng dạy giáo lý của Đức Phật, theo đó, Ngài thường bắt đầu với tâm hào phóng, tiến đến cách hành xử đúng đắn (trì giới), và rồi khi người nghe đã sẵn sàng, Ngài giảng dạy Tứ diệu đế và Bát Thánh đạo.
The texts included in Part II illustrate the transformative impact of right view and right intentions on conduct. I have organized the passages in accordance with a traditional classification of meritorious action into three classes: giving, virtuous behavior, and mental cultivation (dāna, sīla, bhāvanā). This corresponds with the Buddha’s own method of expounding the Dhamma, in which he begins with generosity, proceeds to good conduct, and then, when the listener is ready, teaches the four noble truths and the eightfold path.
Tôi bắt đầu với bài kinh làm nổi bật những phương diện khác nhau của tâm hào phóng hay là bố thí. Tâm hào phóng (cāga) có thể được xem là một biểu lộ của chánh tư duy về việc từ bỏ. Đó là thuốc chữa trị lòng keo kiệt, vốn là một hình thái phát triển của tâm chấp thủ, như trong Kinh Văn II, 1, (1) trình bày, đó là sự do dự không muốn chia sẻ tài sản, bạn bè và ngay cả kiến thức với người khác. Trái ngược với tâm keo kiệt là tâm hào phóng, như đã ghi nhận ở Kinh Văn II,1, (2), bộc lộ qua hành động bố thí (dāna), theo đó hành giả từ bỏ dính mắc với sở hữu của mình và vui thích chia sẻ chúng với người khác. Như vậy, bố thí tạo nên sự gắn bó đoàn kết với người khác và nuôi dưỡng một cảm giác hỗ trợ lẫn nhau.
I begin with suttas that highlight different aspects of generosity or giving. Generosity (cāga) might be seen as an expression of the right intention of renunciation. It is the antidote to miserliness, an outgrowth of attachment, which, as Text II,1(1) shows, is a reluctance to share one’s possessions, friends, and even knowledge with others. As the opposite of miserliness, generosity, as stated in II,1(2), issues forth in the act of giving (dāna), by which one relinquishes attachment to things and delights in sharing them with others. Giving thereby creates bonds of solidarity with others and fosters a sense of mutual support.
Bố thí có thể được thực hiện vì nhiều lý do, nhưng như Kinh Văn II,1, (3) khẳng định, lý do trước tiên của việc bố thí là “nhằm mục đích trang nghiêm tâm”. Hành động bố thí có thể được thực hiện bằng nhiều cách, nhưng theo Kinh Văn II, 1 (4), cách thực hiện tốt nhất là đặt trên cơ sở niềm tin, được thực hiện với lòng kính trọng, vào đúng lúc, với một tâm hào phóng, và điều quan trọng là không coi thường người nhận. Đặc biệt, bố thí có nghĩa là trao tặng cho những người có nhu cầu những phẩm vật có thể giúp họ giảm bớt khó khăn. Kinh Văn II,1 (5) và II,1 (6) nói rằng thực phẩm là chính yếu trong các quà tặng vật chất (tài thí), nhưng cao thượng nhất trong tất cả các loại quà tặng, như trong Phần II,1, (7) đã khẳng định là bố thí Pháp (Pháp thí).
Giving can be practiced for different reasons, but as Text II,1(3) states, the foremost reason for giving is “for the purpose of ornamenting the mind.” The act of giving can also be performed in different ways, but according to Text II,1(4), it is best when based on faith, done respectfully, at the right time, with a generous heart, and importantly, without denigrating the recipient. Giving particularly means offering to those in need the things that might alleviate their plight. Texts II,1(5) and II,1(6) say that chief among material gifts is the gift of food, but superior to all material gifts, states II,1(7), is the gift of the Dhamma.
Điểm chính yếu của trì giới (sīla), theo Kinh Văn II, 2 (1) là quan sát nội tâm về mặt đạo đức, nghĩa là tự mình soi chiếu nội tâm để suy xét những hậu quả có thể xảy ra về các hành động có ý thức của bản thân. Ở đây, Đức Phật dạy con trai của Ngài, là chú tiểu La-hầu-la (Rāhula), rằng trước khi hành động, hành giả cần suy xét về tác dụng của hành động ấy như thế nào đối với bản thân và người khác. Quyết định của hành giả để từ bỏ hay theo đuổi hành động ấy cần phải phù hợp với kết quả của sự suy xét, rằng hành động này có đưa đến hại mình và hại người hay không, hoặc có mang lại lợi ích cho mình và cho người khác hay không. Điều này đã đưa chiều hướng xã hội vào những suy xét đạo đức riêng tư của hành giả. Tuy nhiên, yếu tố ‘quan tâm đến người khác’ cần phải được quân bình với yếu tố ‘lợi ích bản thân đã được nhận thức đúng đắn’, dựa trên việc suy xét ảnh hưởng của hành động có ý thức ấy đối với bản thân. Hành giả không làm lợi ích cho kẻ khác theo những phương cách có thiệt hại đến đạo đức liêm chính của bản thân.
The key to virtuous behavior (sīla), according to Text II,2(1), is moral introspection; that is, inward self-inspection of the likely consequences of one’s intended actions. Here, the Buddha teaches his son, the novice Rāhula, that before acting one should reflect on the impact one’s action is likely to have upon oneself and others. One’s decision to reject the action or to pursue it should accord with the result of one’s reflections, on whether it is likely to lead to harm for oneself and others or to bring benefits for oneself and others. This already introduces a social dimension into one’s private moral deliberations. The other-regarding component, however, is to be balanced by an “enlightened self-interest” that rests on considering the effect of one’s intended action on oneself. One is not to do good for others in ways that compromise one’s own moral integrity.
Hành xử đạo đức tự thân được nuôi dưỡng bằng cách giữ giới và hành động theo đúng với mười thiện nghiệp (thập thiện). Năm giới (pañcasīla) do Đức Phật giảng dạy tạo nên một quy luật đạo đức cơ bản: không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không sử dụng các chất gây nghiện. Giữ đúng các giới ấy, theo Kinh Văn II, 2, (2) được gọi là đã đạt được cách hành xử đạo đức. Một quy luật đạo đức rộng lớn hơn, bao gồm thái độ hướng nội và chánh kiến, được đặt vào trong mười thiện nghiệp, mở rộng yêu cầu về chánh ngữ và cũng bao gồm định hướng tâm linh. Năm giới và mười thiện nghiệp kiểm soát các hành động về thân và lời nói, bảo đảm rằng chúng ta không gây tổn hại cho người khác. Giới luật cũng giúp hình thành những ý định của chúng ta để chúng ta nhận ra loại hành động nào đưa đến xung đột và phá hòa hợp, và thay thế chúng bằng những ý định thiện lành nuôi dưỡng sự hài hòa. Kinh Văn II, 2, (3) trình bày việc giữ giới không những tích lũy lợi ích cho bản thân mà còn trải rộng đến vô số người khác, làm cho “vô số chúng sanh được thoát khỏi sợ hãi, thù hận và khổ đau”. Như vậy, hành động đạo đức sẽ thống nhất cách hành xử lợi mình và lợi người, hòa nhập nhu cầu ‘lợi ích bản thân đã được nhận thức đúng đắn’ với lòng vị tha, vì lợi ích của người khác.
Virtuous behavior itself is cultivated by undertaking precepts and acting in accordance with the ten courses of wholesome action. The five precepts (pañcasīla) constitute the most fundamental moral code taught by the Buddha: abstaining from killing, stealing, sexual misconduct, false speech, and the use of intoxicants. Following these precepts, according to Text II,2(2), is called accomplishment in virtuous behavior. A broader moral code, which includes as well inward attitudes and right view, is laid out in the ten courses of wholesome action, which expand the requirements of right speech and also include mental orientations. The precepts and courses of wholesome action regulate bodily and verbal conduct, ensuring that we do not inflict harm on others. They also mold our intentions so that we recognize what kind of attitudes lead to conflict and disharmony and replace them with benign intentions that promote concord. Text II,2(3) shows that the benefits of observing the precepts do not accrue solely to oneself but extend to countless others, giving “an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction.” Thus virtuous behavior unifies self-benefit and the benefiting of others; it merges the imperative of enlightened self-interest with that of ethical altruism.
Song hành với việc chấp nhận cách hành xử thiện lành là nỗ lực tu tập tâm linh. Tu tập tâm linh liên quan đến một tiến trình gồm hai mặt nhắm đến việc hướng tâm lánh xa những cảm xúc phiền não cấu uế và làm sinh khởi những phẩm chất tinh thần đưa đến khinh an, thanh tịnh, và an bình nội tâm. Vì có rất nhiều kinh của Đức Phật giảng dạy về hai tiến trình này, tôi phải giới hạn sự tuyển chọn vào những bài kinh thích hợp nhất trong vấn đề cổ xúy cho sự hòa hợp trong xã hội.
Running parallel with the adoption of wholesome conduct is the endeavor of inner cultivation. Mental cultivation involves a double process aimed at shifting the mind away from defiled emotions and at generating mental qualities conducive to lightness, purity, and inner peace. Since many of the Buddha’s discourses deal with these two processes, I have had to limit my selection to texts that seem most relevant to promoting social harmony.
Kinh Văn II, 3 (1) là một trích đoạn từ bài kinh “Ví Dụ Tấm Vải”, mạnh mẽ khuyên chúng ta loại trừ mười sáu điều cấu uế của tâm thức. Khi quan sát chúng, ta thấy rằng hầu hết các cấu uế ấy - là những tâm hành như tham dục, sân hận, si mê hay thù nghịch, đố kị hay keo kiệt - đều có những hậu quả phức tạp trên bình diện xã hội rộng lớn. Như vậy, tiến trình rèn luyện tâm thức, trong lúc đem đến thanh tịnh nội tâm, đồng thời cũng đưa đến hòa hợp xã hội.
Text II,3(1), an excerpt from the Simile of the Cloth, enjoins the removal of sixteen mental defilements. On inspection it will be seen that virtually all these defilements — states such as greed and ill will, anger and hostility, envy and miserliness — have wide-ranging social ramifications. Thus the process of mental training, while bringing inner purification, simultaneously conduces to social harmony.
Trong một bài thuyết pháp tự thuật về bản thân, được trích dẫn một phần trong Kinh Văn III, 3, (2), Đức Phật giải thích, khi Ngài đang nỗ lực tìm cầu giải thoát, Ngài đã chia ý niệm của Ngài thành hai loại - thiện và bất thiện - và rồi Ngài sử dụng sự suy tư thích hợp để loại bỏ những ý niệm bất thiện và phát triển những ý niệm thiện. Sự suy tư của Ngài không những chú trọng đến ảnh hưởng của các ý niệm ấy đối với chính bản thân mà còn là tác dụng của chúng đối với người khác. Những ý niệm bất thiện là những gì đưa đến tổn hại cho người khác, và những ý niệm thiện là những gì vô hại. Kinh Văn II, 3, (3) giải thích tiến trình được gọi là “đoạn trừ phiền não” (sallekha), nghĩa là loại trừ những tâm hành bất thiện, như là loại trừ bốn mươi bốn phiền não cấu uế, một kế hoạch đầy đủ trọn vẹn bao gồm nhiều nhóm phụ thuộc như là năm chướng ngại, mười ác hạnh, và những cấu uế khác.
In an autobiographical discourse partly cited as Text II,3(2), the Buddha explains how, when he was striving for enlightenment, he divided his thoughts into two categories — the good and the bad — and then used appropriate reflection to eliminate the bad thoughts and cultivate the good thoughts. His reflections take into account not only the effect his thoughts would have on himself but also their impact on others. The bad thoughts are those that lead to harm for others, the good thoughts are those that are harmless. Text II,3(3) explains the process of what is called “effacement” (sallekha), the removal of unwholesome qualities, as the relinquishment of forty-four defilements, a comprehensive scheme that includes several subsidiary groups such as the five hindrances, the ten wrong courses of action, and others.
Cùng với việc loại trừ những phiền não cấu uế, rèn luyện tâm liên quan đến việc tu tập các đức hạnh. Trong số các đức hạnh quan trọng nhất để thiết lập hòa hợp trong xã hội là những đức hạnh bao gồm trong “Tứ vô lượng tâm” (appamaññā) hay “bốn phạm trú siêu phàm” (brahmavihāra): Từ, Bi, Hỷ và Xả (2). Kinh Văn II, 4, (1) là công thức tiêu chuẩn của kinh điển về Tứ vô lượng tâm. Như đã được định nghĩa trong các bài luận giải tiếng Pāli, Từ là mong muốn cho tất cả chúng sanh được an vui hạnh phúc; Bi là ước mong mọi chúng sanh thoát khỏi đau khổ; Hỷ là niềm hân hoan trước sự thành công và may mắn của người khác; và Xả là giữ tâm luôn bình thản, không thiên lệch trong mọi hoàn cảnh (3).
Along with the elimination of defilements, the training of the mind involves the cultivation of virtuous qualities. Among the virtues most crucial to establishing social harmony are those comprised under the “four immeasurables” (appamaññā) or the “four divine abodes” (brahmavihāra): loving-kindness, compassion, altruistic joy, and equanimity.2 Text II,4(1) is the standard canonical formula for the four immeasurables. As defined by the Pāli commentaries, loving-kindness is the wish for the welfare and happiness of all beings; compassion is the desire to remove suffering; altruistic joy is gladness at the success and good fortune of others; and equanimity is impartiality and freedom from bias.3
Là nền tảng của ba vô lượng tâm kia, tâm từ nhận được nhiều chú ý nhất trong các bộ kinh Nikāya. Tôi phản ảnh sự nhấn mạnh này bằng cách làm nổi bật tâm từ trong các Kinh Văn II, 4, (2) - (5). Ở đây, chúng ta thấy Đức Phật ca ngợi việc phát triển tâm từ như là những hành động đức hạnh quan trọng nhất liên hệ đến vòng luân hồi. Tâm từ tạo nên tình thương đối với kẻ khác và bảo đảm sự bảo vệ cho chính mình. Tâm từ đưa đến tái sanh trong các cảnh giới cao hơn và phục vụ như một điều kiện để đoạn trừ phiền não cấu uế. Trong tất cả các đức hạnh, trí tuệ được xem là tối thượng, vì chỉ cần có trí tuệ là có thể nhổ bật vĩnh viễn vô minh và khát ái trói buộc chúng ta vào vòng luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, như Kinh Văn II, 4, (5) chỉ rõ, tâm từ và Tứ niệm xứ (bốn nền tảng của chánh niệm), là những pháp môn tu tập đưa đến trí tuệ, không phải loại trừ lẫn nhau mà có thể tu tập kết hợp với nhau. Chính là bằng cách tu tập Tứ niệm xứ và phát sinh trí tuệ mà hành giả tự bảo vệ mình; chính nhờ tâm từ mà hành giả bảo vệ kẻ khác. Cuối cùng, Kinh Văn II, 4, (6) trình bày cho chúng ta thấy bằng cách nào thiền quán về tâm từ (từ bi quán) có thể sử dụng như một nền tảng để phát triển tuệ giác và đạt được mục tiêu cuối cùng, đó là sự giải thoát bất thối chuyển của tâm, đạt được cùng với sự đoạn tận mọi phiền não cấu uế.
As the foundation for the other three, loving-kindness receives the most attention in the Nikāyas. I reflect this emphasis by highlighting loving-kindness in Texts II,4(2)–(5). We here see the Buddha praise the development of loving-kindness as the foremost of meritorious deeds pertaining to the cycle of rebirths. It creates affection in others and ensures self-protection. It leads to higher rebirth and serves as a condition for the extinction of defilements. Among all virtuous qualities, wisdom is considered supreme, for wisdom alone can permanently uproot the ignorance and craving that tie us to the cycle of birth and death. Nevertheless, as Text II,4(5) indicates, loving-kindness and the four foundations of mindfulness, the practice that leads to wisdom, are not mutually exclusive but can be developed in unison. It is by cultivating the foundations of mindfulness and generating wisdom that one protects oneself; it is by loving-kindness that one protects others. Finally, Text II,4(6) shows how meditative absorption on loving-kindness can be used as a basis for developing insight and reaching the final goal, the unshakable liberation of mind that comes with the destruction of defilements.
“Này các Tỷ-kheo, có năm loại keo kiệt. Thế nào là năm? Keo kiệt về chỗ cư trú, keo kiệt về gia đình, keo kiệt về lợi nhuận, keo kiệt về lời khen và keo kiệt về Pháp. Đó là năm loại keo kiệt. Trong năm loại keo kiệt này, tệ hại nhất là keo kiệt về Pháp. Đời sống phạm hạnh được thực hiện bằng việc từ bỏ và đoạn trừ năm loại keo kiệt này.”
“There are, monks, these five kinds of miserliness. What five? Miserliness with regard to dwellings, miserliness with regard to families, miserliness with regard to gains, miserliness with regard to praise, and miserliness with regard to the Dhamma. These are the five kinds of miserliness. Of these five kinds of miserliness, the vilest is miserliness with regard to the Dhamma. The spiritual life is lived for the abandoning and eradication of these five kinds of miserliness.”
(Tăng Chi BK II, Ch. XXIV: 254-255, tr. 748-749)
(2) Thành tựu bố thí
(2) Accomplishment in Generosity
“Thế nào là thành tựu bố thí? Ở đây, vị Thánh đệ tử sống trong gia đình với tâm không bị keo kiệt chi phối, bố thí rộng rãi, bàn tay mở rộng để cho, vui thích từ bỏ, hết lòng làm từ thiện, thích thú khi bố thí và chia sẻ. Như vậy gọi là thành tựu bố thí.”
“What is accomplishment in generosity? Here, a noble disciple dwells at home with a mind free from the stain of miserliness, freely generous, open-handed, delighting in relinquishment, devoted to charity, delighting in giving and sharing. This is called accomplishment in generosity.”
(Tăng Chi BK I, Ch. VII:61(6); tr. 678)
“Này các Tỷ-kheo, có tám lý do để bố thí. Thế nào là tám?
“There are, monks, eight reasons for giving. What eight?
(1) Bố thí vì mong cầu. (2) Bố thí vì sân hận. (3) Bố thí vì vọng tưởng. (4) Bố thí vì sợ hãi. (5) Người bố thí nghĩ rằng: ‘Trước kia cha ông ta đã bố thí, ta không nên từ bỏ truyền thống gia đình này’. (6) Người bố thí nghĩ rằng: ‘Sau khi ta thực hiện bố thí này, khi thân hoại mạng chung, sau khi chết, ta sẽ được tái sanh vào cõi thiện lành, vào Thiên giới’. (7) Người bố thí nghĩ rằng: ‘Khi ta thực hiện bố thí này, tâm của ta được thanh tịnh, và hoan hỷ sẽ khởi sinh’. (8) Người thực hành bố thí nhắm mục đích trang nghiêm tâm, làm tâm cao thượng. Đây là tám lý do để bố thí.”
(1) One gives a gift from desire. (2) One gives a gift from hatred. (3) One gives a gift from delusion. (4) One gives a gift from fear. (5) One gives a gift, thinking: ‘Giving was practiced before by my father and forefathers; I should not abandon this ancient family custom.’ (6) One gives a gift, thinking: ‘Having given this gift, with the breakup of the body, after death, I will be reborn in a good destination, in a heavenly world.’ (7) One gives a gift, thinking: ‘When I am giving this gift my mind becomes placid, and elation and joy arise.’ (8) One gives a gift for the purpose of ornamenting the mind, equipping the mind. These are the eight grounds for giving.”
(Tăng Chi BK III, Ch. IV:33; tr. 608)
(4) Bố thí của bậc chân nhân
(4) A Superior Person’s Gifts
- Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí của bậc chân nhân.
Thế nào là năm?
“There are, monks, these five gifts of a superior person. What five?
Vị ấy bố thí vì lòng tin, bố thí với sự kính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm hào phóng, bố thí không làm tổn thương mình và người khác.
He gives a gift out of faith; he gives a gift respectfully; he gives a gift at the right time; he gives a gift with a generous heart; he gives a gift without denigration.
(1) Do vị ấy bố thí vì lòng tin, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và vị ấy có dung sắc đẹp đẽ, thu hút, duyên dáng, được sở hữu làn da tuyệt đẹp.
(1) “Because he gives a gift out of faith, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and he is handsome, comely, graceful, endowed with supreme beauty of complexion.
(2) Do vị ấy bố thí với lòng kính trọng, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và vợ con, nô tỳ, người đưa tin, người làm công đều vâng lời, lắng nghe và chú tâm để hiểu được chủ mình.
(2) “Because he gives a gift respectfully, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and his children and wives, his servants, messengers, and workers are obedient, lend their ears to him, and apply their minds to understand him.
(3) Do vị ấy bố thí đúng thời, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và các lợi lạc đến với vị ấy đúng lúc, và rất phong phú.
(3) “Because he gives a gift at the right time, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and benefits come to him at the right time, in abundant measure.
(4) Do vị ấy bố thí với tâm hào phóng, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú, và tâm của vị ấy có khuynh hướng thọ hưởng những điều tốt đẹp nhất của năm dục công đức.
(4) “Because he gives a gift with a generous heart, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and his mind inclines to the enjoyment of excellent things among the five cords of sensual pleasure.
(5) Do vị ấy bố thí không làm tổn thương mình và người khác, bất cứ nơi nào quả của việc bố thí ấy chín muồi, vị ấy sẽ được giàu có, sung mãn, đại phú; vị ấy sẽ không bị mất mát tài sản bất cứ lý do gì, dù là do lửa cháy, lụt lội, bị vua tịch thu, trộm cướp hay do những người thừa kế bị ghét bỏ chiếm đoạt.
(5) “Because he gives a gift without denigrating himself and others, wherever the result of that gift ripens he becomes rich, affluent, and wealthy, and no loss of his wealth takes place from any quarter, whether from fire, floods, the king, bandits, or unloved heirs.
Này các Tỷ-kheo, đó là năm loại bố thí của bậc chân nhân.”
“These, monks, are the five gifts of a superior person.”
(Tăng Chi BK II, Ch. XV: 148, tr. 591-592)
- Này các Tỷ-kheo, nếu chúng sinh biết được kết quả của bố thí và chia sẻ, như Ta đã biết, thì họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, họ sẽ không để cho sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ. Thậm chí, nếu đó là miếng ăn tối hậu, là miếng ăn cuối cùng, họ sẽ không ăn mà không chia sẻ, nếu có người nào đó cần chia sẻ. Nhưng này các Tỷ-kheo, vì chúng sinh không biết kết quả của bố thí và chia sẻ như Ta đã biết, nên họ đã ăn mà không bố thí, và sự ô uế của keo kiệt ám ảnh và mọc rễ trong tâm họ.
“Monks, if people knew, as I know, the result of giving and sharing, they would not eat without having given, nor would they allow the stain of miserliness to obsess them and take root in their minds. Even if it were their last morsel, their last mouthful, they would not eat without having shared it, if there were someone to share it with. But, monks, as people do not know, as I know, the result of giving and sharing, they eat without having given, and the stain of miserliness obsesses them and takes root in their minds.”
(Kinh Itivuttaka 26; tr. 18-19)
“Một Thánh nữ đệ tử khi bố thí thức ăn, là bố thí bốn pháp cho người nhận. Thế nào là bốn? Người ấy đã bố thí thọ mạng, dung sắc, an lạc và sức mạnh. Bằng cách bố thí thọ mạng, chính người ấy sẽ được thọ mạng, thuộc cõi Người hay cõi Thiên. Bằng cách bố thí dung sắc, chính người ấy sẽ được dung sắc, thuộc cõi Người hay cõi Thiên. Bằng cách bố thí an lạc, chính người ấy sẽ được hưởng an lạc, thuộc cõi Người hay cõi Thiên. Bằng cách bố thí sức mạnh, chính người ấy sẽ được sức mạnh, thuộc cõi Người hay cõi Thiên. Một Thánh nữ đệ tử khi bố thí thức ăn, là bố thí bốn pháp này cho người nhận.”
“A woman noble disciple, by giving food, gives four things to the recipients. What four? She gives long life, beauty, happiness, and strength. By giving long life, she herself will be endowed with long life, human or divine. By giving beauty, she herself will be endowed with beauty, human or divine. By giving happiness, she herself will be endowed with happiness, human or divine. By giving strength, she herself will be endowed with strength, human or divine. A woman noble disciple, by giving food, gives those four things to the recipients.”
(Tăng Chi BK I, Ch. VI: 57; tr. 670-671)
(7) . Bố thí Pháp
(7) The Gift of the Dhamma
“Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí. Thế nào là hai? Bố thí của cải vật chất (tài thí) và bố thí Pháp (Pháp thí). Trong hai loại bố thí ấy, Pháp thí là tối thắng. Có hai loại cúng dường này… hai loại bố thí này… hai đối tượng để từ bỏ này. Thế nào là hai? Từ bỏ của cải vật chất và từ bỏ bằng cách bố thí Pháp. Đó là hai loại bố thí. Trong hai loại bố thí này, bố thí Pháp là tối thắng.”
“Monks, there are these two kinds of gifts. What two? The gift of material goods and the gift of the Dhamma. Of these two kinds of gifts, the gift of the Dhamma is foremost. There are these two kinds of offerings . . . these two kinds of generosity . . . these two objects of relinquishment. What two? The relinquishment of material goods and relinquishment [by giving] the Dhamma. These are the two kinds of relinquishment. Of these two kinds of relinquishment, relinquishment [by giving] the Dhamma is foremost.”
(Tăng Chi BK I, Ch. XIII: 1-10; tr. 168)
(1) Quan sát nội tâm về đạo đức
- “Này Rāhula (La-hầu-la), con nghĩ thế nào? Mục đích của cái gương là gì?”
“What do you think, Rāhula? What is the purpose of a mirror?”
- “Bạch Thế Tôn, mục đích của cái gương là để soi chiếu.”
“For the purpose of reflection, Bhante.”
- “Cũng vậy, này Rāhula, một hành động về thân được thực hiện sau khi đã soi chiếu nhiều lần; một hành động về lời nói được thực hiện sau khi đã soi chiếu nhiều lần; một hành động về ý được thực hiện sau khi đã soi chiếu nhiều lần.
“So too, Rāhula, an action with the body should be done after repeated reflection; an action by speech should be done after repeated reflection; an action by mind should be done after repeated reflection.
“Này Rāhula, khi con muốn làm một hành động về thân, con hãy soi chiếu về hành động ấy như thế này: ‘Hành động về thân mà ta muốn làm có đưa đến tổn hại cho chính mình, hay làm tổn hại người khác, hay làm tổn hại cả hai không? Đây có phải là một hành động bất thiện về thân đưa đến hậu quả khổ đau, quả báo đau khổ?’ Khi con soi chiếu, nếu con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta muốn làm đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai; đây là một hành động bất thiện về thân đưa đến khổ đau, với quả báo đau khổ’, thì con phải nhất định không làm hành động về thân ấy. Nhưng khi con soi chiếu, con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta muốn làm sẽ không đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc không làm tổn hại người khác, hoặc không làm tổn hại cả hai; đây là một hành động thiện về thân đưa đến an vui, với quả báo an vui’, vì vậy con có thể làm hành động về thân ấy.
“Rāhula, when you wish to do an action with the body, you should reflect upon that same bodily action thus: ‘Would this action that I wish to do with the body lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both? Is it an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results?’ When you reflect, if you know: ‘This action that I wish to do with the body would lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results,’ then you definitely should not do such an action with the body. But when you reflect, if you know: ‘This action that I wish to do with the body would not lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is a wholesome bodily action with pleasant consequences, with pleasant results,’ then you may do such an action with the body.
“Cũng vậy, này Rāhula, khi con đang làm một hành động về thân, con hãy soi chiếu về hành động ấy như thế này: ‘Hành động về thân mà ta đang làm có đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai không? Đây có phải là một hành động bất thiện về thân đưa đến hậu quả khổ đau, quả báo đau khổ?’ Khi con soi chiếu, nếu con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đang làm đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai; đây là một hành động bất thiện về thân đưa đến khổ đau, với quả báo đau khổ’, thì con phải ngưng ngay hành động về thân ấy. Nhưng khi con soi chiếu, con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đang làm không đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc không làm tổn hại người khác, hoặc không làm tổn hại cả hai; đây là một hành động thiện về thân đưa đến an vui, với quả báo an vui’, như vậy con có thể tiếp tục làm hành động về thân ấy.
“Also, Rāhula, while you are doing an action with the body, you should reflect upon that same bodily action thus: ‘Does this action that I am doing with the body lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both? Is it an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results?’ When you reflect, if you know: ‘This action that I am doing with the body leads to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results,’ then you should suspend such a bodily action. But when you reflect, if you know: ‘This action that I am doing with the body does not lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it is a wholesome bodily action with pleasant consequences, with pleasant results,’ then you may continue in such a bodily action.
“Cũng vậy, này Rāhula, sau khi con đã làm một hành động về thân, con hãy soi chiếu về hành động ấy như thế này: ‘Hành động về thân mà ta đã làm có đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai không? Đây có phải là một hành động bất thiện về thân đưa đến hậu quả khổ đau, quả báo đau khổ?’ Khi con soi chiếu, nếu con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đã làm đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc làm tổn hại người khác, hoặc làm tổn hại cả hai; đây là một hành động bất thiện về thân đưa đến khổ đau, với quả báo đau khổ’, như vậy con phải thú nhận hành động ấy, con cần phải tiết lộ, trình bày rõ ràng trước vị Đạo sư của con, hoặc các bạn thiện tri thức đồng tu. Sau khi đã thú nhận, đã tiết lộ, đã trình bày rõ ràng, con cần phải biết chế ngự phòng hộ trong tương lai. Nhưng khi con soi chiếu, con biết rằng: ‘Hành động về thân mà ta đã làm không đưa đến tổn hại cho chính mình, hoặc không làm tổn hại người khác, hoặc không làm tổn hại cả hai; đây là một hành động thiện về thân đưa đến an vui, với quả báo an vui’, thì con có thể an trú trong niềm hoan hỷ, tiếp tục rèn luyện ngày đêm trong các thiện pháp.” (4)
“Also, Rāhula, after you have done an action with the body, you should reflect upon that same bodily action thus: ‘Did this action that I did with the body lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both? Was it an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results?’ When you reflect, if you know: ‘This action that I did with the body led to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it was an unwholesome bodily action with painful consequences, with painful results,’ then you should confess such a bodily action, reveal it, and lay it open to the Teacher or to your wise companions in the holy life. Having confessed it, revealed it, and laid it open, you should undertake restraint for the future. But when you reflect, if you know: ‘This action that I did with the body did not lead to my own affliction, or to the affliction of others, or to the affliction of both; it was a wholesome bodily action with pleasant consequences, pleasant results,’ you can abide happy and glad, training day and night in wholesome states.”4
(Trung Bộ Kinh II, số 61: Kinh Giáo Giới La-hầu-la, tr. 174-177)
(2) Thành tựu giới hạnh
(2) Accomplishment in Virtuous Behavior
“Này các Tỷ-kheo, thế nào là thành tựu giới hạnh? Ở đây, vị Thánh đệ tử từ bỏ sát sanh; từ bỏ lấy của không cho; từ bỏ tà dâm; từ bỏ nói láo; từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện, vì đó là nguồn gốc của mọi sự bất cẩn. Như vậy gọi là thành tựu giới hạnh.”
“What, monks, is accomplishment in virtuous behavior? Here, a noble disciple abstains from the destruction of life, abstains from taking what is not given, abstains from sexual misconduct, abstains from false speech, abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. This is called accomplishment in virtuous behavior.”
(Tăng Chi BK I, Ch. VII:61, tr. 677)
(from AN 4:61, NDB 449–50)
(3) Bảo vệ vô lượng chúng sinh
(3) Protecting Countless Beings
“Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ hủy diệt sự sống, từ bỏ sát sanh. Bằng cách từ bỏ sát sanh, vị Thánh đệ tử đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Bằng cách ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức; chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do, thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ nhất, một đại bố thí, bố thí căn bản đầu tiên, theo truyền thống, cổ xưa, không bị ô nhiễm và không bao giờ bị ô nhiễm trước đây, không đang bị ô nhiễm và sẽ không bị ô nhiễm trong tương lai, không bị các Sa-môn và Bà-la-môn có trí bác bỏ.
“Here, a noble disciple, having abandoned the destruction of life, abstains from the destruction of life. By abstaining from the destruction of life, the noble disciple gives to an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction. He himself in turn enjoys immeasurable freedom from fear, enmity, and affliction. This is the first gift, a great gift, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which is not being adulterated and will not be adulterated, not repudiated by wise ascetics and brahmins.
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ lấy của không cho và tránh xa lấy của không cho. Bằng cách từ bỏ lấy của không cho và tránh xa lấy của không cho, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi… Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do, thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ hai…
“Again, a noble disciple, having abandoned the taking of what is not given, abstains from taking what is not given. By abstaining from taking what is not given, the noble disciple gives to an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction. He himself in turn enjoys immeasurable freedom from fear, enmity, and affliction. This is the second gift. . . .
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ tà dâm và tránh xa tà hạnh trong các dục. Bằng cách từ bỏ tà hạnh trong các dục, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi… Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do, thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ ba…
“Again, a noble disciple, having abandoned sexual misconduct, abstains from sexual misconduct. By abstaining from sexual misconduct, the noble disciple gives to an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction. He himself in turn enjoys immeasurable freedom from fear, enmity, and affliction. This is the third gift. . . .
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ nói láo và tránh xa việc nói láo. Bằng cách từ bỏ nói láo và tránh xa việc nói láo, vị ấy đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi… Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do, thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ tư…
“Again, a noble disciple, having abandoned false speech, abstains from false speech. By abstaining from false speech, the noble disciple gives to an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction. He himself in turn enjoys immeasurable freedom from fear, enmity, and affliction. This is the fourth gift. . . .
“Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện; tránh xa việc uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện vì chúng là nguồn gốc của sự bất cẩn. Bằng cách từ bỏ uống rượu men, rượu nấu và các chất gây nghiện, vị Thánh đệ tử đã ban cho vô lượng chúng sinh được thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Và chính vị ấy cũng được hưởng vô lượng tự do, thoát khỏi mọi sợ hãi, hận thù, áp bức. Đây là bố thí thứ năm, một đại bố thí, bố thí căn bản đầu tiên, theo truyền thống, cổ xưa, không bị ô nhiễm và không bao giờ bị ô nhiễm trước đây, không đang bị ô nhiễm và sẽ không bị ô nhiễm trong tương lai, không bị các Sa-môn và Bà-la-môn có trí bác bỏ.”
“Again, a noble disciple, having abandoned liquor, wine, and intoxicants, abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness. By abstaining from liquor, wine, and intoxicants, the noble disciple gives to an immeasurable number of beings freedom from fear, enmity, and affliction. He himself in turn enjoys immeasurable freedom from fear, enmity, and affliction. This is the fifth gift, a great gift, primal, of long standing, traditional, ancient, unadulterated and never before adulterated, which is not being adulterated and will not be adulterated, not repudiated by wise ascetics and brahmins.”
(Tăng Chi BK III, Ch. IV:39, tr. 621-622)
“Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các ông biết thế nào là bất thiện và thế nào là thiện. Và thế nào là bất thiện? Sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham dục, sân hận và tà kiến. Như vậy là bất thiện.
“Monks, I will teach you what is good and what is bad. And what is the bad? The destruction of life, taking what is not given, sexual misconduct, false speech, divisive speech, harsh speech, idle chatter, covetousness, ill will, and wrong view. This is called the bad.
“Và thế nào là thiện? Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà dâm, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham dục, bao dung và có chánh kiến. Như vậy là thiện.”
“And what is the good? Abstention from the destruction of life, abstention from taking what is not given, abstention from sexual misconduct, abstention from false speech, abstention from divisive speech, abstention from harsh speech, abstention from idle chatter, non-covetousness, benevolence, and right view. This is called the good.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. XVIII:178. tr. 603)
“Này Cunda, cấu uế về thân có ba loại. Cấu uế về lời nói có bốn loại. Cấu uế về ý có ba loại.”
“Impurity by body, Cunda, is threefold. Impurity by speech is fourfold. Impurity by mind is threefold.
“Và thế nào là cấu uế về thân có ba loại? (1) Ở đây, có người hủy hoại mạng sống. Kẻ ấy giết người, tay dính máu, chuyên đả thương và bạo động, tàn nhẫn đối với chúng sinh. (2) Người ấy lấy của không cho, trộm cắp tài sản của kẻ khác trong làng hay trong rừng. (3) Người ấy phạm tà dâm. Người ấy có quan hệ tình dục với những phụ nữ được mẹ hoặc cha che chở; được cha mẹ, anh, chị, hoặc bà con che chở; những phụ nữ được Giáo pháp bảo vệ; những phụ nữ có chồng được pháp luật bảo vệ nếu ai xâm phạm họ; hoặc thậm chí với những phụ nữ đã đính hôn. Như vậy là cấu uế về thân có ba loại.”
“And how is impurity by body threefold? (1) Here, someone destroys life. He is murderous, bloody-handed, given to blows and violence, merciless to living beings. (2) He takes what is not given. He steals the wealth and property of others in the village or forest. (3) He engages in sexual misconduct. He has sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; or even with one already engaged. It is in this way that impurity by body is threefold.
“Và này Cunda, thế nào là bốn loại cấu uế về lời nói? (1) Ở đây, có người nói láo; khi được gọi hầu tòa, hay dự một buổi họp, hay đến chỗ có bà con thân quyến, hay đến các tổ hợp, hay đến trước mặt hoàng tộc, và được hỏi như một nhân chứng: ‘Này hiền giả, hãy nói những gì ông biết’, và mặc dù người ấy không biết, vẫn nói là: ‘Tôi biết’; mặc dù có biết, người ấy nói: ‘Tôi không biết’; dù không thấy, người ấy nói: ‘Tôi thấy’, hoặc dù có thấy, người ấy nói: ‘Tôi không thấy’. Người ấy hoàn toàn biết rõ việc nói láo có chủ ý của mình, hay vì mục đích của người khác, hoặc vì một vài quyền lợi nhỏ nhen nào đó. (2) Người ấy nói hai lưỡi; nghe điều gì ở chỗ này đến nói ở chỗ kia để gây chia rẽ những người này, nghe điều gì ở chỗ kia đến nói ở chỗ này để gây chia rẽ những người kia; như vậy, người ấy ly gián những người đang hòa hợp, là kẻ xúi giục ly gián, vui thú phá hòa hợp, ưa thích phá hòa hợp, khoái trá phá hòa hợp, là kẻ đưa ra những lời nói phá hòa hợp. (3) Người ấy nói lời độc ác; nói lời cộc cằn, nặng nề, làm tổn thương người khác, làm xúc phạm kẻ khác, đưa đến phẫn nộ, không đưa đến định tâm. (4) Và người ấy nói những lời phù phiếm; nói vào thời điểm không thích hợp, nói lời sai sự thật, nói lời vô nghĩa, nói lời trái với Giáo pháp và Giới luật; vào thời điểm không thích hợp, người ấy nói những lời vô giá trị, vô lý, thái quá, không lợi ích. Như vậy là bốn loại cấu uế về lời nói.”
“And how, Cunda, is impurity by speech fourfold? (1) Here, someone speaks falsehood. If he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know,’ then, not knowing, he says, ‘I know,’ or knowing, he says, ‘I do not know’; not seeing, he says, ‘I see,’ or seeing, he says, ‘I do not see.’ Thus he consciously speaks falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. (2) He speaks divisively. Having heard something here, he repeats it elsewhere in order to divide those people from these; or having heard something elsewhere, he repeats it to these people in order to divide them from those. Thus he is one who divides those who are united, a creator of divisions, one who enjoys factions, rejoices in factions, delights in factions, a speaker of words that create factions. (3) He speaks harshly. He utters such words as are rough, hard, hurtful to others, offensive to others, bordering on anger, unconducive to concentration. (4) He indulges in idle chatter. He speaks at an improper time, speaks falsely, speaks what is unbeneficial, speaks contrary to the Dhamma and the discipline; at an improper time he speaks such words as are worthless, unreasonable, rambling, and unbeneficial. It is in this way that impurity by speech is fourfold.
“Và, này Cunda, thế nào là ba loại cấu uế về ý? (1) Ở đây, có người tham lam; người ấy tham muốn tài sản của người khác và nghĩ rằng: ‘Ôi, ước gì những tài sản của người khác trở thành của ta!’ (2) Hoặc người ấy có tâm sân và những ý định hận thù như thế này: ‘Cầu mong những loài hữu tình này bị giết, bị sát hại, bị cắt đứt, bị tiêu diệt, không còn tồn tại!’ (3) Hoặc người ấy có tà kiến, có tầm nhìn điên đảo như thế này: ‘Không có bố thí, không có kết quả bố thí; không có tế lễ, không có kết quả tế lễ; không có kết quả các hành vi thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ, không có cha; không có các loài hóa sanh; không có các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời này đã tự mình thành tựu thắng trí và tuyên bố cho đời này và đời sau được biết’. Đó là ba loại cấu uế về ý.”
“And how, Cunda, is impurity by mind threefold? (1) Here, someone is full of covetousness. He longs for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ (2) He has a mind of ill will and intentions of hate thus: ‘May these beings be slain, slaughtered, cut off, destroyed, or annihilated!’ (3) He holds wrong view and has an incorrect perspective thus: ‘There is nothing given, nothing sacrificed, nothing offered; there is no fruit or result of good and bad actions; there is no this world, no other world; there is no mother, no father; there are no beings spontaneously reborn; there are in the world no ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ It is in this way that impurity by mind is threefold.”
“Này Cunda, như vậy là mười loại ác nghiệp… Chính vì chúng sinh dấn thân vào mười loại ác nghiệp này mà sau khi chết, các cảnh giới địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ và những cảnh giới bất hạnh khác đang chờ đón họ.”
“These, Cunda, are the ten courses of unwholesome kamma. . . . It is because people engage in these ten courses of unwholesome kamma that hell, the animal realm, the sphere of afflicted spirits, and any other bad destinations are seen.
“Và này Cunda, có ba loại thanh tịnh về thân; có bốn loại thanh tịnh về lời; ba loại thanh tịnh về ý.”
“Purity by body, Cunda, is threefold. Purity by speech is fourfold. Purity by mind is threefold.
“Và, này Cunda, thế nào là ba loại thanh tịnh về thân? (1) Ở đây, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ hủy hoại mạng sống; dẹp bỏ roi và vũ khí, có lòng thương xót quan tâm đến kẻ khác, sống với tâm từ đối với tất cả các loài hữu tình. (2) Từ bỏ lấy của không cho, tránh xa lấy của không cho, người ấy từ bỏ trộm cắp tài sản của người khác trong làng hay trong rừng. (3) Từ bỏ tà dâm, tránh xa tà hạnh trong các dục, người ấy không quan hệ tình dục với những phụ nữ được cha, mẹ che chở; được cha mẹ, anh, chị em hay bà con che chở; được Giáo pháp che chở; những phụ nữ có chồng được pháp luật bảo vệ nếu ai xâm phạm họ; hoặc thậm chí với những phụ nữ đã đính hôn. Như vậy là ba loại thanh tịnh về thân.”
“And how, Cunda, is purity by body threefold? (1) Here, someone, having abandoned the destruction of life, abstains from the destruction of life. With the rod and weapon laid aside, conscientious and kindly, he dwells compassionate toward all living beings. (2) Having abandoned the taking of what is not given, he abstains from taking what is not given. He does not steal the wealth and property of others in the village or in the forest. (3) Having abandoned sexual misconduct, he abstains from sexual misconduct. He does not have sexual relations with women who are protected by their mother, father, mother and father, brother, sister, or relatives; who are protected by their Dhamma; who have a husband; whose violation entails a penalty; or even with one already engaged. It is in this way that purity by body is threefold.
“Và này Cunda, thế nào là bốn loại thanh tịnh về lời? (1) Ở đây, có người từ bỏ nói láo, không nói lời vọng ngữ. Khi được gọi hầu tòa, hay dự một buổi họp, hay đến chỗ có bà con thân quyến, hay đến các tổ hợp, hay đến trước mặt hoàng tộc, và được hỏi như một nhân chứng: ‘Này hiền giả, hãy nói những gì ông biết’. Và vì không biết, người ấy nói là: ‘Tôi không biết’; và vì có biết, người ấy nói: ‘Tôi có biết’. Vì không thấy, người ấy nói: ‘Tôi không thấy’; hoặc vì có thấy, người ấy nói: ‘Tôi có thấy’. Như vậy, người ấy không cố ý nói láo vì mục đích riêng mình, hay vì mục đích của người khác, hoặc vì một vài quyền lợi nhỏ nhen nào đó. (2) Người ấy từ bỏ nói hai lưỡi; không nói hai lưỡi. Khi nghe điều gì ở chỗ này không đến nói ở chỗ kia để gây chia rẽ những người này; nghe điều gì ở chỗ kia không đến nói ở chỗ này để gây chia rẽ những người kia. Như vậy, người ấy hòa hợp những kẻ đang chia rẽ, là người khuyến khích tình thân hữu; là người ưa thích hòa hợp, vui mừng trước sự hòa hợp, sung sướng trước sự hòa hợp; là người nói lên những lời nói cổ động cho sự hòa hợp. (3) Người ấy từ bỏ lời nói độc ác, không nói lời thô bạo. Người ấy nói những lời dịu dàng, êm tai, dễ thương, thấm tận trái tim, lễ độ, được nhiều người ưa thích, được nhiều người vui lòng. (4) Người ấy từ bỏ nói lời phù phiếm, không nói những lời phù phiếm. Người ấy nói đúng thời điểm thích hợp, nói đúng sự thật, nói lời lợi ích, nói đúng với Giáo pháp và Giới luật; vào thời điểm thích hợp người ấy nói những lời đáng ghi nhớ, hợp lý, dung hòa và lợi ích. Như vậy là bốn loại thanh tịnh về lời nói.”
“And how, Cunda, is purity by speech fourfold? (1) Here, someone, having abandoned false speech, abstains from false speech. If he is summoned to a council, to an assembly, to his relatives’ presence, to his guild, or to the court, and questioned as a witness thus: ‘So, good man, tell what you know,’ then, not knowing, he says, ‘I do not know,’ or knowing, he says, ‘I know’; not seeing, he says, ‘I do not see,’ or seeing, he says, ‘I see.’ Thus he does not consciously speak falsehood for his own ends, or for another’s ends, or for some trifling worldly end. (2) Having abandoned divisive speech, he abstains from divisive speech. Having heard something here, he does not repeat it elsewhere in order to divide those people from these; or having heard something elsewhere, he does not repeat it to these people in order to divide them from those. Thus he is one who reunites those who are divided, a promoter of unity, who enjoys concord, rejoices in concord, delights in concord, a speaker of words that promote concord. (3) Having abandoned harsh speech, he abstains from harsh speech. He speaks such words as are gentle, pleasing to the ear, and lovable, as go to the heart, are courteous, desired by many, and agreeable to many. (4) Having abandoned idle chatter, he abstains from idle chatter. He speaks at a proper time, speaks truth, speaks what is beneficial, speaks on the Dhamma and the discipline; at a proper time he speaks such words as are worth recording, reasonable, succinct, and beneficial. It is in this way that purity by speech is fourfold.
Và này Cunda, thế nào là ba loại thanh tịnh về ý? (1) Ở đây, có người không tham lam; người ấy không tham muốn tài sản của người khác và không nghĩ rằng: ‘Ôi, ước gì những tài sản của người khác trở thành của ta!’ (2) Người ấy bao dung và không có những ý định hận thù, người ấy nghĩ như thế này: ‘Cầu mong những loài hữu tình này sống hạnh phúc, không thù hận, khổ đau, và lo âu!’ (3) Người ấy có chánh kiến, có tầm nhìn đúng đắn như thế này: ‘Có bố thí, có kết quả bố thí; có tế lễ, có kết quả tế lễ; có kết quả các hành vi thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ, có cha; có các loài hóa sanh; có các Sa-môn, Bà-la-môn trong đời này đã tự mình thành tựu thắng trí và tuyên bố cho đời này và đời sau được biết’. Đó là ba loại thanh tịnh về ý.”
“And how, Cunda, is purity by mind threefold? (1) Here, someone is without covetousness. He does not long for the wealth and property of others thus: ‘Oh, may what belongs to another be mine!’ (2) He is benevolent and his intentions are free of hate thus: ‘May these beings live happily, free from enmity, affliction, and anxiety!’ (3) He holds right view and has a correct perspective thus: ‘There is what is given, sacrificed, and offered; there is fruit and result of good and bad actions; there is this world and the other world; there is mother and father; there are beings spontaneously reborn; there are in the world ascetics and brahmins of right conduct and right practice who, having realized this world and the other world for themselves by direct knowledge, make them known to others.’ It is in this way that purity by mind is threefold.”
“ Này Cunda, như vậy là mười loại thiện nghiệp… Chính vì chúng sinh dấn thân vào mười loại thiện nghiệp này mà sau khi chết, cảnh giới chư Thiên, thế giới loài người, và những cảnh giới thiện lành khác đang chờ đón họ.”
“These, Cunda, are the ten courses of wholesome kamma. . . . It is because people engage in these ten courses of wholesome kamma that the devas, human beings, and any other good destinations are discerned.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. XVII:176, tr. 585-594)
(from AN 10:176, NDB 1519–22)
3. LOẠI TRỪ NHỮNG CẤU UẾ CỦA TÂM / THANH LỌC TÂM
3. REMOVING THE DEFILEMENTS OF THE MIND
(1) Mười sáu loại cấu uế của tâm
(1) Sixteen Defilements of the Mind
“Này các Tỷ-kheo, thế nào là những cấu uế phiền não của tâm? Tham dục và tham lam bất chánh là một loại phiền não làm cấu uế tâm. Sân hận… giận dữ… thù nghịch… khinh thường… hỗn láo… đố kị… keo kiệt… dối trá… lừa gạt… bướng bỉnh… ganh đua… ngã mạn… kiêu căng… hợm hĩnh… phóng dật… là cấu uế của tâm. Biết rằng tham dục và tham lam bất chánh là cấu uế của tâm, vị Tỷ-kheo từ bỏ nó. Biết rằng sân hận… phóng dật là cấu uế của tâm, vị Tỷ-kheo từ bỏ nó.”
“What, monks, are the defilements that defile the mind? Covetousness and unrighteous greed is a defilement that defiles the mind. Ill will . . . anger . . . hostility . . . denigration . . . insolence . . . envy . . . miserliness . . . deceit . . . fraud . . . obstinacy . . . rivalry . . . conceit . . . arrogance . . . vanity . . . heedlessness is a defilement that defiles the mind. Knowing that covetousness and unrighteous greed is a defilement that defiles the mind, a monk abandons it. Knowing that ill will . . . heedlessness is a defilement that defiles the mind, a monk abandons it.”
(Trung BK I, Kinh số 7: Kinh Ví Dụ Tấm Vải; tr. 88)
(2) Hai loại ý niệm
(2) Two Kinds of Thoughts
“Này các Tỷ-kheo, trước khi Ta giác ngộ, khi Ta còn là Bồ- tát chưa chứng đắc Chánh giác, Ta suy nghĩ như sau: ‘Ta hãy chia những ý niệm của Ta thành hai loại.’ Rồi Ta xếp các ý niệm về tham dục, sân hận và độc hại (dục tầm, sân tầm và hại tầm) vào loại thứ nhất, và Ta xếp các ý niệm về ly dục, bao dung và vô hại (ly dục tầm, vô sân tầm, vô hại tầm) vào loại thứ hai.
“Monks, before my enlightenment, while I was still an unenlightened bodhisatta, it occurred to me: ‘Suppose that I divide my thoughts into two classes.’ Then I set on one side thoughts of sensual desire, thoughts of ill will, and thoughts of harming, and I set on the other side thoughts of renunciation, thoughts of benevolence, and thoughts of harmlessness.
“Rồi Ta sống như vậy, tinh cần, nhiệt tâm, cương quyết. Khi một ý niệm về tham dục, một ý niệm về sân hận, một ý niệm độc hại khởi lên, Ta hiểu rằng: ‘Ý niệm bất thiện này đã khởi lên trong Ta. Nó sẽ đưa đến tự hại mình, hại người, hại cả hai; nó ngăn cản trí tuệ, gây nhiều khó khăn trở ngại, không đưa đến Niết-bàn’. Khi Ta suy xét: ‘Ý niệm này đưa đến tự hại mình’, ý niệm ấy liền tan biến; khi Ta suy xét: ‘Ý niệm này đưa đến hại người’, ý niệm ấy liền tan biến; khi Ta suy xét: ‘Ý niệm này đưa đến hại cả hai’, ý niệm ấy liền tan biến. Khi Ta suy xét: ‘Ý niệm này ngăn cản trí tuệ, gây nhiều khó khăn trở ngại, không đưa đến Niết-bàn’, ý niệm ấy liền tan biến. Khi một ý niệm về tham dục, một ý niệm về sân hận, một ý niệm độc hại khởi lên trong Ta, Ta từ bỏ nó, Ta đoạn trừ nó, Ta xả ly nó.”
“As I dwelled thus, diligent, ardent, and resolute, a thought of sensual desire, a thought of ill will, or a thought of harming arose in me. I understood thus: ‘This bad thought has arisen in me. This leads to my own affliction, to others’ affliction, and to the affliction of both; it obstructs wisdom, causes difficulties, and leads away from nibbāna.’ When I considered: ‘This leads to my own affliction,’ it subsided in me; when I considered: ‘This leads to others’ affliction,’ it subsided in me; when I considered: ‘This leads to the affliction of both,’ it subsided in me; when I considered: ‘This obstructs wisdom, causes difficulties, and leads away from nibbāna,’ it subsided in me. Whenever a thought of sensual desire, a thought of ill will, or a thought of harming arose in me, I abandoned it, removed it, did away with it.
“Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về bất cứ điều gì, điều ấy sẽ trở thành một khuynh hướng trong tâm của vị ấy. Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về tham dục, vị ấy đã từ bỏ ý niệm về ly dục để nuôi dưỡng ý niệm về tham dục, như vậy tâm của vị ấy có khuynh hướng về tham dục… Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về sân hận… ý niệm độc hại, vị ấy đã từ bỏ ý niệm về vô hại để nuôi dưỡng ý niệm về độc hại, như vậy tâm của vị ấy có khuynh hướng về độc hại.”
“Monks, whatever a monk frequently thinks and ponders upon, that will become the inclination of his mind. If he frequently thinks and ponders upon thoughts of sensual desire, he has abandoned the thought of renunciation to cultivate the thought of sensual desire, and then his mind inclines to thoughts of sensual desire. If he frequently thinks and ponders upon thoughts of ill will . . . thoughts of harming, he has abandoned the thought of harmlessness to cultivate the thought of harming, and then his mind inclines to thoughts of harming.
“Cũng giống như vào tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, khi lúa đã trổ hạt, một người mục đồng chăn giữ bò bằng cách dùng roi đánh và thúc đẩy liên tục vào bên này và bên kia đàn bò để kiểm soát và điều khiển chúng. Vì sao vậy? Bởi vì người mục đồng thấy rằng nếu để cho đàn bò đi lạc vào đồng lúa, anh ta sẽ bị đánh đập, tù tội, phạt vạ hay bị chửi mắng. Cũng vậy, Ta đã thấy sự nguy hại, sự thấp kém, sự cấu uế trong các tâm hành bất thiện, và Ta đã thấy phước lành của xả ly trong các tâm hành thiện, là một hình thái làm tâm thanh tịnh.”
“Just as in the last month of the rainy season, in the autumn, when the crops thicken, a cowherd would guard his cows by constantly tapping and poking them on this side and that with a stick to check and curb them. Why is that? Because he sees that he could be flogged, imprisoned, fined, or blamed [if he let them stray into the crops]. So too I saw in unwholesome states danger, degradation, and defilement, and in wholesome states the blessing of renunciation, the aspect of cleansing.
“Khi Ta sống như vậy, tinh cần, nhiệt tâm, cương quyết, một ý niệm về ly dục, bao dung và vô hại khởi lên trong Ta. Ta hiểu như thế này: ‘Ý niệm thiện này đã khởi lên trong Ta. Ý niệm này không đưa đến hại mình, hại người hoặc hại cả hai; nó giúp tăng trưởng trí tuệ, không gây khó khăn trở ngại, và đưa đến Niết-bàn. Nếu Ta suy tư và ngẫm nghĩ về ý niệm này chỉ một đêm, thậm chí một ngày, thậm chí một đêm và một ngày, Ta không có gì phải sợ hãi nó. Nhưng nếu Ta suy tư và ngẫm nghĩ quá nhiều, Ta có thể làm cho thân mệt mỏi; và khi thân Ta mệt mỏi, tâm có thể bị xáo trộn; và khi tâm bị xáo trộn thì rất khó định tâm’. Vì thế, Ta làm cho nội tâm vững chãi, làm tâm lắng dịu, làm tâm hợp nhất và định tĩnh. Vì sao vậy? Để cho tâm khỏi bị xáo trộn.”
“As I dwelled thus, diligent, ardent, and resolute, a thought of renunciation, a thought of benevolence, or a thought of harmlessness arose in me. I understood thus: ‘This good thought has arisen in me. This does not lead to my own affliction, or to others’ affliction, or to the affliction of both; it aids wisdom, does not cause difficulties, and leads to nibbāna. If I think and ponder upon this thought even for a night, even for a day, even for a night and day, I see nothing to fear from it. But with excessive thinking and pondering I might tire my body, and when the body is tired, the mind becomes disturbed, and when the mind is disturbed, it is far from concentration.’ So I steadied my mind internally, quieted it, unified it, and concentrated it. Why is that? So that my mind should not be disturbed.
“Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về bất cứ điều gì, điều ấy sẽ trở thành một khuynh hướng trong tâm của vị ấy. Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về xả ly, vị ấy từ bỏ ý niệm về tham dục để phát triển ý niệm về xả ly, và như vậy tâm của vị ấy sẽ có khuynh hướng về xả ly. Nếu vị ấy thường xuyên suy tư và nghĩ tưởng về bao dung... nghĩ tưởng về vô hại, vị ấy từ bỏ ý niệm độc hại để phát triển ý niệm về vô hại, và như vậy tâm của vị ấy sẽ có khuynh hướng về vô hại.
“Monks, whatever a monk frequently thinks and ponders upon, that will become the inclination of his mind. If he frequently thinks and ponders upon thoughts of renunciation, he has abandoned the thought of sensual desire to cultivate the thought of renunciation, and then his mind inclines to thoughts of renunciation. If he frequently thinks and ponders upon thoughts of benevolence . . . thoughts of harmlessness, he has abandoned the thought of harming to cultivate the thought of harmlessness, and then his mind inclines to thoughts of harmlessness.
“Cũng giống như vào tháng cuối cùng của mùa hè, khi tất cả lúa gạo đã được đem cất trong làng, người mục đồng chăn giữ đàn bò trong lúc ngồi dưới gốc cây hay ngồi ngoài trời, vì người ấy chỉ cần chú tâm biết rằng đàn bò đang ở đó; cũng vậy, Ta cũng chỉ cần chú tâm tỉnh giác, biết rằng các tâm hành thiện đang có mặt trong Ta.”
“Just as in the last month of the hot season, when all the crops have been brought inside the village, a cowherd would guard his cows while staying at the root of a tree or out in the open, since he needs only to be mindful that the cows are there; so too, there was need for me only to be mindful that those states were there.”
(Trung BK, Kinh số 19: Kinh Song Tầm, tr. 261-265)
(3) Thực hành “đoạn trừ phiền não”
(3) Practicing Effacement
Thế Tôn dạy: “Này Cunda, ông cần phải thực hành việc đoạn trừ phiền não (5) như thế này:
The Blessed One said: “Now, Cunda, here effacement5 should be practiced by you:
(1) ‘Người khác có thể gây tổn hại; ở đây, chúng tôi nguyện không gây tổn hại’. Đoạn trừ phiền não cần phải được thực hành như thế.
(1) ‘Others will inflict harm; we shall not inflict harm here’: effacement should be practiced thus.
(2) ‘Người khác có thể sát sanh; ở đây, chúng tôi nguyện từ bỏ sát sanh’. Đoạn trừ phiền não cần phải được thực hành như thế.
(2) ‘Others will destroy life; we shall abstain from the destruction of life here’: effacement should be practiced thus.
(3) ‘Người khác có thể lấy của không cho; ở đây, chúng tôi nguyện từ bỏ lấy của không cho’. Đoạn trừ phiền não cần phải được thực hành như thế.
(3) ‘Others will take what is not given; we shall abstain from taking what is not given here’: effacement should be practiced thus.
(4) ‘Người khác có thể không sống độc thân; ở đây, chúng tôi nguyện sẽ sống độc thân’…
(4) ‘Others will be uncelibate; we shall be celibate here’: . . .
(5) ‘Người khác có thể nói láo; ở đây, chúng tôi nguyện từ bỏ nói láo’...
(5) ‘Others will speak falsehood; we shall abstain from false speech here’: . . .
(6) ‘Người khác có thể nói hai lưỡi; ở đây, chúng tôi nguyện từ bỏ nói hai lưỡi’…
(6) ‘Others will speak divisively; we shall abstain from divisive speech here’: . . .
(7) ‘Người khác có thể nói lời độc ác; ở đây, chúng tôi nguyện từ bỏ nói lời độc ác’...
(7) ‘Others will speak harshly; we shall abstain from harsh speech here’: . . .
(8) ‘Người khác có thể nói lời phù phiếm; ở đây, chúng tôi nguyện từ bỏ nói lời phù phiếm…
(8) ‘Others will indulge in idle chatter; we shall abstain from idle chatter here’: . . .
(9) ‘Người khác có thể tham dục; ở đây, chúng tôi nguyện không tham dục’...
(9) ‘Others will be covetous; we shall be uncovetous here’: . . .
(10) ‘Người khác có thể sân hận; ở đây, chúng tôi nguyện bao dung’...
(10) ‘Others will have ill will; we shall be benevolent here’: . . .
(11) ‘Người khác có thể có tà kiến; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh kiến’...
(11) ‘Others will be of wrong view; we shall be of right view here’: . . .
(12) ‘Người khác có thể có tà tư duy; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh tư duy’...
(12) ‘Others will be of wrong intention; we shall be of right intention here’: . . .
(13) ‘Người khác có thể có tà ngữ; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh ngữ’...
(13) ‘Others will be of wrong speech; we shall be of right speech here’: . . .
(14) ‘Người khác có thể có tà nghiệp; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh nghiệp’...
(14) ‘Others will be of wrong action; we shall be of right action here’: . . .
(15) ‘Người khác có thể có tà mạng; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh mạng’...
(15) ‘Others will be of wrong livelihood; we shall be of right livelihood here’: . . .
(16) ‘Người khác có thể có tà tinh tấn; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh tinh tấn’...
(16) ‘Others will be of wrong effort; we shall be of right effort here’: . . .
(17) ‘Người khác có thể có tà niệm; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh niệm’...
(17) ‘Others will be of wrong mindfulness; we shall be of right mindfulness here’: . . .
(18) ‘Người khác có thể có tà định; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh định’...
(18) ‘Others will be of wrong concentration; we shall be of right concentration here’: . . .
(19) ‘Người khác có thể có tà trí; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh trí’...
(19) ‘Others will be of wrong knowledge; we shall be of right knowledge here’: . . .
(20) ‘Người khác có thể có tà giải thoát; ở đây, chúng tôi nguyện có chánh giải thoát’...
(20) ‘Others will be of wrong liberation; we shall be of right liberation here’: . . .
(21) ‘Người khác có thể bị dật dờ buồn ngủ chi phối; ở đây, chúng tôi nguyện thoát khỏi dật dờ buồn ngủ’...
(21) ‘Others will be overcome by dullness and drowsiness; we shall be free from dullness and drowsiness here’: . . .
(22) ‘Người khác có thể bị bất an; ở đây, chúng tôi nguyện thoát khỏi bất an’…
(22) ‘Others will be restless; we shall not be restless here’: . . .
(23) Người khác có thể nghi ngờ; ở đây, chúng tôi nguyện không còn nghi ngờ’…
(23) ‘Others will be doubters; we shall go beyond doubt here’: . . .
(24) Người khác có thể tức giận; ở đây, chúng tôi nguyện không tức giận’…
(24) ‘Others will be angry; we shall not be angry here’: . . .
(25) Người khác có thể thích gây hấn; ở đây, chúng tôi nguyện không gây hấn ’…
(25) ‘Others will be hostile; we shall not be hostile here’: . . .
(26) Người khác có thể khinh thường; ở đây, chúng tôi nguyện không khinh thường’…
(26) ‘Others will be denigrators; we shall not be denigrators here’: . . .
(27) Người khác có thể hỗn láo; ở đây, chúng tôi nguyện không hỗn láo’…
(27) ‘Others will be insolent; we shall not be insolent here’: . . .
(28) Người khác có thể đố kị; ở đây, chúng tôi nguyện không đố kị’…
(28) ‘Others will be envious; we shall not be envious here’: . . .
(29) Người khác có thể keo kiệt; ở đây, chúng tôi nguyện không keo kiệt’…
(29) ‘Others will be miserly; we shall not be miserly here’: . . .
(30) Người khác có thể lường gạt; ở đây, chúng tôi nguyện không lường gạt’…
(30) ‘Others will be fraudulent; we shall not be fraudulent here’: . . .
(31) Người khác có thể dối trá; ở đây, chúng tôi nguyện không dối trá’…
(31) ‘Others will be deceitful; we shall not be deceitful here’: . . .
(32) Người khác có thể bướng bỉnh; ở đây, chúng tôi nguyện không bướng bỉnh’ …
(32) ‘Others will be obstinate; we shall not be obstinate here’: . . .
(33) Người khác có thể kiêu ngạo; ở đây, chúng tôi nguyện không kiêu ngạo’…
(33) ‘Others will be arrogant; we shall not be arrogant here’: . . .
(34) Người khác có thể khó khuyên răn dạy bảo; ở đây, chúng tôi sẽ dễ khuyên răn dạy bảo’…
(34) ‘Others will be difficult to admonish; we shall be easy to admonish here’: . . .
(35) Người khác có thể có bạn xấu; ở đây, chúng tôi có bạn tốt’…
(35) ‘Others will have bad friends; we shall have good friends here’: . . .
(36) Người khác có thể phóng dật; ở đây, chúng tôi không phóng dật’…
(36) ‘Others will be heedless; we shall be heedful here’: . . .
(37) Người khác có thể không trung thành; ở đây, chúng tôi trung thành’…
(37) ‘Others will be faithless; we shall be faithful here’: . . .
(38) Người khác có thể không biết hổ thẹn; ở đây, chúng tôi biết hổ thẹn’…
(38) ‘Others will be shameless; we shall be shameful here’: . . .
(39) Người khác có thể không biết sợ hãi khi làm điều ác; ở đây, chúng tôi biết sợ hãi khi làm điều ác’…
(39) ‘Others will have no fear of wrongdoing; we shall be afraid of wrongdoing here’: . . .
(40) Người khác có thể ít học tập; ở đây, chúng tôi học tập rất nhiều’…
(40) ‘Others will be of little learning; we shall be of great learning here’: . . .
(41) Người khác có thể lười biếng; ở đây, chúng tôi siêng năng’…
(41) ‘Others will be lazy; we shall be energetic here’: . . .
(42) Người khác có thể không có chánh niệm; ở đây, chúng tôi có chánh niệm’…
(42) ‘Others will be unmindful; we shall be mindful here’: . . .
(43) Người khác có thể ngu si; ở đây, chúng tôi có trí tuệ’…
(43) ‘Others will be foolish; we shall possess wisdom here’: . . .
(44) Người khác có thế dính mắc quan điểm của họ, chấp chặt quan điểm ấy và khó xả bỏ chúng; ở đây, chúng tôi không dính mắc quan điểm của mình, không chấp chặt quan điểm ấy và dễ dàng xả bỏ chúng’. Đoạn trừ phiền não cần phải được thực hành như thế.
(44) ‘Others will adhere to their own views, hold on to them tenaciously, and relinquish them with difficulty; we shall not adhere to our own views or hold on to them tenaciously, but shall relinquish them easily’: effacement should be practiced thus.”
(Trung BK I, Kinh số 8: Kinh Đoạn Giảm, tr. 100-104)
4. TỪ BI
4. LOVING-KINDNESS AND COMPASSION
(1) Tứ vô lượng tâm
(1) The Four Divine Abodes
[Thế Tôn nói với thanh niên Bà-la-môn Subha] (6): “Ở đây, một Tỷ-kheo an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa một phương; cũng vậy với phương thứ hai; cũng vậy với phương thứ ba; cũng vậy với phương thứ tư, trên, dưới, chung quanh, khắp nơi; bằng mọi cách, vị ấy an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa khắp thế giới, sung mãn, hoan hỷ, vô lượng, không hận, không sân. Khi giải thoát bằng tâm từ được tu tập như vậy thì không có nghiệp giới hạn (thuộc về Dục giới) nào còn lại ở đây (để cản trở), không còn gì tồn tại nơi đây. Giống như một người thổi tù và hăng say có thể làm cho mọi người khắp bốn phương nghe được dễ dàng; cũng vậy, khi giải thoát bằng tâm từ được tu tập như vậy, thì không có nghiệp bị giới hạn nào còn lại ở đây, (7) không còn gì tồn tại nơi đây. Đây là con đường đưa đến sống cùng với Phạm thiên.
[The Buddha told the young brahmin Subha:]6 “Here a monk dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere and in every way, he dwells pervading the all-encompassing world with a mind imbued with loving-kindness, abundant, exalted, immeasurable, without hostility, and without ill will. When the liberation of mind by loving-kindness is developed in this way, no limiting kamma remains there, none persists there. Just as a vigorous trumpeter could make himself heard without difficulty in the four quarters, so too, when the liberation of mind by loving-kindness is developed in this way, no limiting kamma remains there,7 none persists there. This is the path to the company of Brahmā.
“Lại nữa, một Tỷ-kheo an trú với tâm bi tràn ngập chan hòa… với tâm hỷ tràn ngập chan hòa… với tâm xả tràn ngập chan hòa một phương; cũng vậy với phương thứ hai; cũng vậy với phương thứ ba; cũng vậy với phương thứ tư, trên, dưới, chung quanh, khắp nơi; bằng mọi cách, vị ấy an trú với tâm xả tràn ngập chan hòa khắp thế giới, sung mãn, hoan hỷ, vô lượng, không hận, không sân. Khi giải thoát bằng tâm xả được tu tập như vậy thì không có hành động giới hạn nào còn lại ở đây, không còn gì tồn tại nơi đây. Giống như một người thổi tù và hăng say có thể làm cho mọi người khắp bốn phương nghe được dễ dàng; cũng vậy, khi giải thoát bằng tâm xả được tu tập như vậy, thì không có hành động bị giới hạn nào còn lại ở đây, không còn gì tồn tại nơi đây...”
“Again, a monk dwells pervading one quarter with a mind imbued with compassion . . . with a mind imbued with altruistic joy . . . with a mind imbued with equanimity, likewise the second, likewise the third, likewise the fourth; so above, below, around, and everywhere and in every way, he dwells pervading the all-encompassing world with a mind imbued with equanimity, abundant, exalted, immeasurable, without hostility, and without ill will. When the liberation of mind by equanimity is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there. Just as a vigorous trumpeter could make himself heard without difficulty in the four quarters, so too, when the liberation of mind by equanimity is developed in this way, no limiting action remains there, none persists there.”
(Trung BK II, Kinh số 99: Kinh Subha, tr. 812-814)
(from MN 99, MLDB 816–17)
(2) Tâm từ tỏa sáng như vầng trăng
(2) Loving-Kindness Shines Like the Moon
“Này các Tỷ-kheo, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ.
“Monks, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.
“Giống như ánh sáng của tất cả vì sao không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng, ánh sáng của mặt trăng vượt qua tất cả và tỏa sáng, chói sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ.
“Just as the radiance of all the stars does not equal a sixteenth part of the moon’s radiance, but the moon’s radiance surpasses them and shines forth, bright and brilliant, even so, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.
“Giống như tháng cuối cùng của mùa mưa, vào mùa thu, bầu trời trong sáng và không có mây, mặt trời mọc xóa tan không gian tối tăm và chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ.
“Just as in the last month of the rainy season, in the autumn, when the sky is clear and free of clouds, the sun, on ascending, dispels the darkness of space and shines forth, bright and brilliant, even so, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.
“Và giống như vào ban đêm, lúc trời bình minh, sao mai chiếu sáng, tỏa sáng và rực sáng; cũng vậy, cho dù dựa trên những lập luận nào để tạo công đức đưa đến tái sanh trong tương lai, tất cả công đức ấy cũng không bằng một phần mười sáu của sự giải thoát bằng tâm từ. Giải thoát bằng tâm từ vượt qua tất cả công đức ấy và tỏa sáng, chiếu sáng rực rỡ.”
“And just as in the night, at the moment of dawn, the morning star shines forth, bright and brilliant, even so, whatever grounds there are for making merit productive of a future birth, these do not equal a sixteenth part of the liberation of mind by loving-kindness. The liberation of mind by loving-kindness surpasses them and shines forth, bright and brilliant.”
(Kinh Itivuttaka 27; tr. 19-21)
(3) Lợi ích của tâm từ
(3) The Benefits of Loving-Kindness
“Này các Tỷ-kheo, khi sự giải thoát bằng tâm từ đã được theo đuổi, được phát triển, và được tu tập, được tạo thành cỗ xe và nền tảng hành động, được thực hiện, được làm cho vững chắc, và được thực hành đúng đắn, thì hành giả mong đợi có được mười một lợi ích. Thế nào là mười một? (1) Hành giả ngủ ngon; (2) thức dậy an vui; (3) không có ác mộng; (4) dễ chịu đối với mọi người;(5) dễ chịu đối với các thần linh; (6) được chư Thiên bảo hộ; (7) hành giả không bị lửa, thuốc độc, hay vũ khí làm hại; (8) tâm đạt định nhanh chóng; (9) dung sắc an tịnh; (10) mệnh chung không bị rối loạn; và (11) nếu hành giả chưa đạt thể nhập cao hơn, thì cũng được tái sanh vào cảnh giới Phạm thiên. Này các Tỷ-kheo, khi sự giải thoát bằng tâm từ đã được theo đuổi liên tục, được phát triển, và được tu tập, được tạo thành cỗ xe và nền tảng hành động, được thực hiện, được làm cho vững chắc, và được thực hành đúng đắn, thì hành giả mong đợi có được mười một lợi ích này.”
“Monks, when the liberation of the mind by loving-kindness has been pursued, developed, and cultivated, made a vehicle and basis, carried out, consolidated, and properly undertaken, eleven benefits are to be expected. What eleven? (1) One sleeps well; (2) one awakens happily; (3) one does not have bad dreams; (4) one is pleasing to human beings; (5) one is pleasing to spirits; (6) deities protect one; (7) fire, poison, and weapons do not injure one; (8) one’s mind quickly becomes concentrated; (9) one’s facial complexion is serene; (10) one dies unconfused; and (11) if one does not penetrate further, one fares on to the brahma world. When, monks, the liberation of the mind by loving-kindness has been repeatedly pursued, developed, and cultivated, made a vehicle and basis, carried out, consolidated, and properly undertaken, these eleven benefits are to be expected.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. XI - (V):16 ; tr. 684-685)
(4) Còn nhiều lợi ích nữa
“Này các Tỷ-kheo, nếu có người bố thí một trăm nồi thức ăn vào buổi sáng, buổi trưa và chiều tối; và nếu có người khác phát triển tâm từ trong một thời gian thậm chí bằng thời gian bóp vú sữa con bò, dù là vào buổi sáng, buổi trưa hay chiều tối, việc sau này có kết quả hơn việc trước. Vì vậy, này các Tỷ-kheo, các ông cần phải tự rèn luyện mình như sau: ‘Chúng tôi sẽ phát triển và tu tập tâm giải thoát bằng tâm từ, làm tâm từ thành cỗ xe và nền tảng hành động, làm tâm từ vững mạnh, tự luyện tập bằng tâm từ, làm cho tâm từ hoàn hảo.’ Các ông cần phải rèn luyện như thế.”
“Monks, if someone were to give away a hundred pots of food as charity in the morning, at noon, and in the evening, and if someone else were to develop a mind of loving-kindness even for the time it takes to pull a cow’s udder, either in the morning, at noon, or in the evening, this would be more fruitful than the former. Therefore, monks, you should train yourselves thus: ‘We will develop and cultivate the liberation of mind by loving-kindness, make it our vehicle, make it our basis, stabilize it, exercise ourselves in it, and fully perfect it.’ Thus should you train yourselves.”
(Tương Ưng BK II, Ch. 20 :IV (2), tr. 462-463)
(5) Tâm từ và chánh niệm
(5) Loving-Kindness and Right Mindfulness
“‘Tôi sẽ hộ trì chính mình’: Thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. ‘Tôi sẽ hộ trì người khác’: Thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. Hộ trì chính mình, là hành giả hộ trì người khác; hộ trì người khác, là hành giả hộ trì chính mình.
“‘I will protect myself’: thus should the establishments of mindfulness be practiced. ‘I will protect others’: thus should the establishments of mindfulness be practiced. Protecting oneself, one protects others; protecting others, one protects oneself.
“Này các Tỷ-kheo, thế nào là bằng cách hộ trì chính mình, hành giả cũng hộ trì người khác? Do sự theo đuổi, phát triển, và tu tập [Tứ niệm xứ]. Làm như vậy chính là trong khi hộ trì mình, hành giả cũng hộ trì người khác.
“And how is it, monks, that by protecting oneself one protects others? By the pursuit, development, and cultivation [of the four establishments of mindfulness]. It is in such a way that by protecting oneself one protects others.
“Này các Tỷ-kheo, thế nào là bằng cách hộ trì chính mình, hành giả cũng hộ trì người khác? Do lòng kiên nhẫn, vô hại, và tâm từ bi. Làm như vậy chính là trong khi hộ trì mình, hành giả cũng hộ trì người khác.
“And how is it, monks, that by protecting others one protects oneself? By patience, harmlessness, loving-kindness, and sympathy. It is in such a way that by protecting others one protects oneself.
“‘Tôi sẽ hộ trì chính mình’: Thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. ‘Tôi sẽ hộ trì người khác’: Thiết lập chánh niệm cần phải thực hành như thế. Hộ trì chính mình, là hành giả hộ trì người khác; hộ trì người khác, là hành giả hộ trì chính mình.”
“‘I will protect myself’: thus should the establishments of mindfulness be practiced. ‘I will protect others’: thus should the establishments of mindfulness be practiced. Protecting oneself, one protects others; protecting others, one protects oneself.”
(Tương Ưng BK V, Ch. II:19; tr. 265)
(from SN 47:19, CDB 1648–49)
(6) Đoạn trừ các lậu hoặc (cấu uế)
(6) The Destruction of the Influxes
[Tôn giả Ānanda nói với một gia chủ tên là Dasama:] “Ở đây, một Tỷ-kheo an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa một phương, cũng vậy với phương thứ hai, cũng vậy với phương thứ ba, cũng vậy với phương thứ tư. Như vậy trên, dưới, chung quanh, khắp nơi, bằng mọi cách, vị ấy an trú với tâm từ tràn ngập chan hòa khắp thế giới, sung mãn, hoan hỷ, vô lượng, không hận, không sân. Vị ấy suy tư và hiểu rằng: ‘Sự giải thoát tâm bằng tâm từ này do ý chí tạo thành. Bất cứ pháp nào do ý chí tạo thành đều vô thường, phải chịu đoạn diệt.’ Nếu vị ấy an trú vững chắc ở đây, vị ấy sẽ chứng đạt được sự đoạn trừ các phiền não cấu uế. Nhưng nếu vị ấy chưa chứng đạt được sự đoạn trừ các phiền não cấu uế vì còn dính mắc với Giáo pháp, vì niềm hoan hỷ trong Giáo pháp, thì với sự đoạn trừ hoàn toàn năm hạ phần kiết sử, vị ấy sẽ được hóa sanh, (chứng quả Bất lai) và sẽ chứng đắc Niết-bàn ở cõi Thiên ấy, không bao giờ còn trở lại thế giới này nữa.” (8)
[The Venerable Ānanda is speaking to a householder named Dasama:] “Again, householder, a monk dwells pervading one quarter with a mind imbued with loving-kindness, likewise the second quarter, the third quarter, and the fourth quarter. Thus above, below, across, and everywhere and in every way, he dwells pervading the entire world with a mind imbued with loving-kindness, vast, exalted, measureless, without enmity, without ill will. He considers this and understands it thus: ‘This liberation of the mind by loving-kindness is constructed and produced by volition. But whatever is constructed and produced by volition is impermanent, subject to cessation.’ If he is firm in this, he attains the destruction of the influxes. But if he does not attain the destruction of the influxes because of that attachment to the Dhamma, because of that delight in the Dhamma, then, with the utter destruction of the five lower fetters, he becomes one of spontaneous birth, due to attain final nibbāna there without ever returning from that world.”8
(from MN 52, MLDB 456; AN 11:16, NDB 1575)