Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội »» Xem đối chiếu Anh Việt: VIII. Tranh chấp »»

Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội
»» Xem đối chiếu Anh Việt: VIII. Tranh chấp

Donate

(Lượt xem: 4.434)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

VIII. Tranh chấp

VIII. DISPUTES



GIỚI THIỆU
Introduction
Bởi vì các cộng đồng, dù nhỏ hay lớn, đều là tập hợp của những con người, nên điều không thể tránh được là những cộng đồng ấy dễ bị căng thẳng do bản chất yếu kém của con người gây ra. Khuynh hướng tự cao tự đại bẩm sinh, khao khát lợi ích cá nhân, luôn luôn tự cho mình đúng, và chấp thủ vào ý kiến cá nhân, có thể đưa đến chủ trương bè phái và tranh chấp, và thậm chí chia rẽ cộng đồng thành từng mảnh. Những tranh chấp như thế là chủ đề của Chương VIII, và việc giải quyết các tranh chấp là chủ đề của Chương IX.
Since communities, whether large or small, are composed of human beings, they are inevitably exposed to tensions caused by human frailties. The innate propensity for self-aggrandizement, craving for personal benefits, self-righteousness, and attachment to personal opinions can lead to factionalism and disputes and even split the community into fragments. Such disputes are the subject of Part VIII, and the settlement of disputes the subject of Part IX.
Những đoạn kinh bao gồm trong Chương VIII nói đến các tranh chấp giữa cả Tăng chúng lẫn cư sĩ, vốn tương tự nhau trong một vài phương diện, nhưng khác nhau trong những phương diện khác. Kinh Văn VIII, 1 đặt ra chủ đề cho chương này. Ở đây, chúng ta thấy Sakka Thiên chủ, vị vua của cõi Thiên, đến yết kiến Đức Phật và trình Ngài một câu hỏi hóc búa: “Trong lúc tất cả chúng sinh đều muốn sống trong an bình, tại sao họ mãi mãi vướng mắc vào các cuộc xung đột?” Câu trả lời của Đức Phật mở đầu một cuộc đối thoại nhằm truy tìm nguồn gốc của các xung đột cho đến mức độ càng lúc càng vi tế hơn.
The passages included in Part VIII deal with disputes among both monastics and laity, which are similar in some respects but different in others. Text VIII,1 sets up the theme of the chapter. We here see Sakka, ruler of the gods, come to the Buddha and present him with a conundrum: “When beings all wish to live in peace, why are they perpetually embroiled in conflict?” The Buddha’s answer initiates a dialogue that pursues the origins of conflict down to increasingly subtler levels.
Trong Kinh Văn VIII, 2, Trưởng lão tăng Mahākaccāna (Đại Ca-chiên-diên) khẳng định rằng cư sĩ tranh chấp nhau bởi vì họ dính mắc với các dục lạc giác quan, trong lúc Sa-môn tranh chấp nhau bởi vì kiến chấp của họ. Kinh Văn VIII, 3-6 minh họa quan điểm này: hai bài đầu tiên trong nhóm này nói đến việc tranh chấp giữa các gia chủ, và hai bài cuối nói đến tranh chấp giữa các Sa-môn. Trong lúc luận đề của Trưởng lão Mahākaccāna có thể có giá trị một phần, thật ra quá trình lịch sử chứng tỏ tình trạng này phức tạp hơn nhiều. Đã có chiến tranh giữa các quốc gia và các khối trong khu vực về các ý thức hệ đối lập nhau. Chúng ta chứng kiến cuộc Chiến tranh lạnh đã thử thách tập đoàn chủ nghĩa tư bản trong cuộc đối đầu với chủ nghĩa cộng sản, và những xung đột hiện nay giữa hệ phái Sunni và phe Hồi giáo Shiite. Mặt khác, cũng vì các nhu cầu vật chất thiết yếu, việc cấp đất cư ngụ, sự hộ trì của các gia chủ, cũng như danh tiếng và vinh dự, các Sa-môn đã dấn thân vào những tranh chấp cay đắng với nhau và thậm chí đã đi đến kiện cáo nhau vì lợi lộc vật chất.
In Text VIII,2 the elder monk Mahākaccāna states that laypeople quarrel with each other because of their attachment to sensual pleasures while ascetics quarrel with each other because of their attachment to views. Texts VIII,3–6 illustrate his point: the first two texts in this group deal with disputes among householders and the last two with disputes among ascetics. While Mahākaccāna’s thesis may have partial validity, the course of history actually shows the situation to be more complex. There have been wars between nations and regional blocs over rival ideologies — witness the Cold War that pitted corporate capitalism against communism, and the present-day hostilities between Sunni and Shiite Muslims. On the other hand, for the sake of their material requisites, grants of land, support from householders, as well as fame and honor, ascetics have engaged in bitter conflicts with one another and have even initiated lawsuits for material gain.
Vì Đức Phật đã xem Giáo đoàn - là đoàn thể Tăng và Ni - là cốt lõi của cộng đồng tâm linh, Ngài công nhận rằng sự trường tồn của Giáo pháp tùy thuộc vào khả năng của các đệ tử xuất gia của Ngài chế ngự được những tranh chấp do người trong hàng ngũ của họ kích động và tái lập sự đoàn kết. Xung đột đã từng bùng nổ, cuộc xung đột nổi tiếng nhất là cuộc gây gổ đã chia rẽ các Tỷ- kheo ở Kosambī cùng với các cư sĩ của họ thành hai phe mà sự chống đối nhau mạnh mẽ đến nỗi họ thậm chí bác bỏ nỗ lực của Đức Phật muốn can thiệp để hòa giải, như được thấy trong Kinh Văn VIII, 7. (1)
Since the Buddha placed the Sangha — the order of monks and nuns — at the core of the spiritual community, he recognized that the longevity of the Dhamma depended on the ability of his ordained disciples to contain disputes fomented in their ranks and re-establish unity. Conflict did indeed break out, the most famous being the quarrel that divided the monks of Kosambī along with their lay followers into two hostile factions whose mutual animosity was so strong that they even rejected the Buddha’s efforts to intercede, as seen in Text VIII,7.1
Để tránh các cuộc tranh chấp bùng nổ trong hàng ngũ Giáo đoàn, Đức Phật đã dành nhiều bài kinh nói về nguyên nhân của tranh chấp và các phương tiện để giải quyết chúng mỗi khi tranh chấp đã bùng nổ. Trong Kinh Văn VIII, 8, Ngài vạch rõ “sáu gốc rễ của tranh chấp” (vivādamūla); vì năm gốc rễ đầu tiên trong số đó xảy ra theo từng cặp tương xứng, khi chúng được tính riêng thì các gốc rễ của tranh chấp thực ra lên đến mười một. Ngăn cản các tranh chấp đòi hỏi chư Tăng loại bỏ gốc rễ của tranh chấp có thể mới xuất hiện nửa chừng trước khi chúng trở nên tệ hại đến mức độ chia rẽ toàn diện.
To prevent disputes from breaking out in the monastic order, the Buddha devoted several discourses to their causes and the means of settling them once they have arisen. In Text VIII,8, he points out “six roots of disputes” (vivādamūla); since the first five occur in matching pairs, when they are counted separately the roots of dispute actually amount to eleven. Preventing disputes requires the monastics to remove the roots of dispute that might emerge in their midst before they deteriorate into full-scale divisions.
Nếu các xung đột trở nên nghiêm trọng, chúng đưa đến một mối nguy khác là sự phân hóa, sự chia rẽ Tăng đoàn thành hai phe phái đối nghịch nhau khiến họ từ chối công nhận tính hợp pháp của các quy luật của phe kia. Đức Phật xem sự phân hóa trong Giáo đoàn là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất cho sự thành công của việc hoằng dương Chánh pháp. Vì vậy, tôi kết thúc chương này với Kinh Văn VIII, 9 nhằm kết nối nhiều bài kinh ngắn về những điều kiện dẫn đến sự phân hóa trong Giáo đoàn và các hậu quả tương ứng cho những người đã kích động sự phân hóa và những người nỗ lực đoàn kết Giáo đoàn.
If conflicts become serious, they pose the further danger of schism, the division of the monastic order into two rival factions that refuse to acknowledge the validity of one another’s acts. The Buddha considered a schism in the Sangha to be one of the gravest threats to the success of his mission. I therefore close this part with Text VIII,9, which strings together several short suttas on the conditions that lead to schism in the Sangha and the consequences respectively for those who foment schism and those who unite a divided Sangha.
I. TRANH CHẤP
VIII. Disputes
1. TẠI SAO CHÚNG SINH SỐNG TRONG THÙ HẬN?
1. WHY DO BEINGS LIVE IN HATE?
Sakka Thiên chủ (Trời Đế Thích), là vị vua của chư Thiên, hỏi Thế Tôn: “Chúng sinh mong ước sống không oán ghét, không chống đối nhau hay hận thù nhau; họ mong ước sống trong an bình. Tuy vậy, họ lại sống trong oán ghét, làm hại nhau, chống đối nhau và coi nhau như kẻ thù. Bạch Thế Tôn, do bị trói buộc bởi những kiết sử nào khiến họ sống như vậy?”
Sakka, ruler of the devas, asked the Blessed One: “Beings wish to live without hate, hostility, or enmity; they wish to live in peace. Yet they live in hate, harming one another, hostile, and as enemies. By what fetters are they bound, sir, that they live in such a way?”
Thế Tôn trả lời: “– Này Sakka Thiên chủ, chính là do đố kỵ và keo kiệt đã trói buộc chúng sinh như vậy, mặc dù họ muốn sống không oán ghét, không chống đối hay thù hận nhau, và muốn sống trong an bình; tuy nhiên, họ lại sống trong oán ghét, làm hại nhau, chống đối nhau và coi nhau như kẻ thù.”
[The Blessed One said:] “Ruler of the devas, it is the bonds of envy and miserliness that bind beings so that, although they wish to live without hate, hostility, or enmity, and to live in peace, yet they live in hate, harming one another, hostile, and as enemies.”
Sakka Thiên chủ vui mừng thốt lên rằng: “Đúng vậy, bạch Thế Tôn! Đúng vậy, bạch đấng Thiện Thệ! Qua câu trả lời của Thế Tôn, con đã hết nghi ngờ và giải tỏa hết sự hoang mang.”
Sakka, delighted, exclaimed: “So it is, Blessed One, so it is, Fortunate One! Through the Blessed One’s answer I have overcome my doubt and gotten rid of uncertainty.”
Sau khi bày tỏ lòng cảm kích, Thiên chủ Sakka hỏi câu khác: “– Bạch Thế Tôn, do nhân duyên gì phát sinh đố kỵ và keo kiệt, nguồn gốc chúng từ đâu, chúng tập khởi như thế nào, làm thế nào chúng phát sinh? Khi cái gì có mặt thì chúng sinh khởi, khi cái gì không có mặt thì chúng không sinh khởi?”
Then Sakka, having expressed his appreciation, asked another question: “But, sir, what gives rise to envy and miserliness, what is their origin, how are they born, how do they arise? When what is present do they arise, and when what is absent do they not arise?”
“– Này Thiên chủ, đố kỵ và keo kiệt phát sinh từ yêu ghét, đây là nguồn gốc, đây là cách chúng tập khởi, là cách chúng phát sinh. Khi yêu ghét có mặt thì chúng sinh khởi, khi yêu ghét không có mặt thì chúng không sinh khởi.”
“Envy and miserliness arise from liking and disliking; this is their origin, this is how they are born, how they arise. When these are present, they arise, when these are absent, they do not arise.”
“– Bạch Thế Tôn, nhưng yêu ghét do nhân duyên gì phát sinh…?”
“– Này Thiên chủ, chúng phát sinh từ tham dục.” “– Và nhân duyên gì phát sinh tham dục…?”
“– Chúng phát sinh từ suy nghĩ. Khi tâm suy nghĩ về một đối tượng thì tham dục sinh khởi, khi tâm không suy nghĩ gì thì tham dục không sinh khởi.”
“– Bạch Thế Tôn, nhưng do nhân duyên gì suy nghĩ sinh khởi?”
“But, sir, what gives rise to liking and disliking . . . ?” – “They arise from desire . . . .” – “And what gives rise to desire . . . ?” – “It arises from thinking. When the mind thinks about something, desire arises; when the mind thinks of nothing, desire does not arise.” – “But, sir, what gives rise to thinking . . . ?”
“– Này Thiên chủ, suy nghĩ sinh khởi từ những ý niệm và tri giác sai lầm. (2) Khi ý niệm và tri giác sai lầm có mặt thì suy nghĩ có mặt. Khi ý niệm và tri giác sai lầm không có mặt thì suy nghĩ không có mặt.”
“Thinking, ruler of the devas, arises from elaborated perceptions and notions.2 When elaborated perceptions and notions are present, thinking arises. When elaborated perceptions and notions are absent, thinking does not arise.”
(Trường BK II, Kinh 21: Đế Thích Sở Vấn, tr. 276-277)
(from DN 21, LDB 328–29)
2. TRANH CHẤP GIỮA CƯ SĨ, TRANH CHẤP GIỮA SA-MÔN
2. DISPUTES AMONG LAYPEOPLE, DISPUTES AMONG ASCETICS
Một người Bà-la-môn đi đến Tôn giả Mahākaccāna (Đại Ca- chiên-diên) và hỏi rằng:
– Thưa Tôn giả Kaccāna, tại sao người Sát-đế-lỵ tranh chấp với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ?
A brahmin approached the Venerable Mahākaccāna and asked him: “Why is it, Master Kaccāna, that khattiyas fight with khattiyas, brahmins with brahmins, and householders with householders?”
– Này Bà-la-môn, do bị dính mắc, say đắm các dục lạc giác quan, bị trói buộc với các dục lạc giác quan, nên người Sát-đế-lỵ tranh chấp với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ.
“It is, brahmin, because of adherence to lust for sensual pleasures, bondage to sensual pleasures, that khattiyas fight with khattiyas, brahmins with brahmins, and householders with householders.”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, tại sao Sa-môn tranh chấp với Sa- môn?
“Why is it, Master Kaccāna, that ascetics fight with ascetics?”
– Này Bà-la-môn, do bị dính mắc, say đắm với các quan điểm, chấp thủ các quan điểm (kiến chấp), nên Sa-môn tranh chấp với Sa-môn.
“It is, brahmin, because of adherence to lust for views, bondage to views, that ascetics fight with ascetics.”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, vậy có ai trong đời đã vượt qua được sự dính mắc say đắm các dục lạc giác quan, và sự dính mắc chấp thủ các quan điểm?
“Is there then anyone in the world who has overcome this adherence to lust for sensual pleasures and this adherence to lust for views?”
– Có chứ !
“There is.”
– Thưa vị đó là ai?
“And who is that?”
– Ở phương đông có thành phố tên là Sāvatthī (Xá-vệ), tại đấy có đức Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác đang cư trú. Thế Tôn đã vượt qua được sự dính mắc say đắm các dục lạc giác quan, và sự dính mắc chấp thủ các quan điểm.
“In the town to the east called Sāvatthī, the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One is now dwelling. The Blessed One has overcome this adherence to lust for sensual pleasures and this adherence to lust for views.”
Khi được nghe nói như vậy, người Bà-la-môn đứng dậy, đắp thượng y vào một bên vai, đầu gối bên phải quỳ xuống, chắp tay hướng về Thế Tôn, đảnh lễ và nói lên ba lần lời nói đầy hứng khởi: “Kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác! Quả thật, đức Thế Tôn đã vượt qua được sự dính mắc say đắm các dục lạc giác quan, và sự dính mắc chấp thủ các quan điểm.”
When this was said, the brahmin rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, lowered his right knee to the ground, reverently saluted in the direction of the Blessed One, and uttered this inspired utterance three times: “Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One! Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One! Homage to the Blessed One, the Arahant, the Perfectly Enlightened One! Indeed, that Blessed One has overcome this adherence to lust for sensual pleasures and this adherence to lust for views.”
(Tăng Chi BK I, Ch. II, (IV): 6, tr. 126-128)
(AN 2:37, NDB 157–58)
3. TRANH CHẤP DO DỤC LẠC GIÁC QUAN
3. CONFLICTS DUE TO SENSUAL PLEASURES
– “Lại nữa, do dục lạc giác quan là nguyên nhân, dục lạc giác quan là nguồn gốc, dục lạc giác quan là nền tảng, nguyên nhân chỉ vì dục lạc giác quan, nên vua chúa tranh chấp với vua chúa, quý tộc tranh chấp với quý tộc, Bà-la-môn tranh chấp với Bà-la-môn, gia chủ tranh chấp với gia chủ; mẹ tranh chấp với con, con tranh chấp với mẹ, cha tranh chấp với con, con tranh chấp với cha, anh em tranh chấp với anh em, anh em tranh chấp với chị em, chị em tranh chấp với anh em, bạn bè tranh chấp với bạn bè. Và ở đây, trong các cuộc tranh chấp, xung đột, tranh cãi, họ tấn công nhau bằng tay đấm, đá, gậy, hay dao, do đó đã gây nên chết chóc hay đau đớn gần như chết. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ ngay bây giờ và ở đây, nguyên nhân chỉ vì dục lạc giác quan.
“Again, with sensual pleasures as the cause, sensual pleasures as the source, sensual pleasures as the basis, the cause being simply sensual pleasures, kings quarrel with kings, nobles with nobles, brahmins with brahmins, householders with householders; mother quarrels with son, son with mother, father with son, son with father; brother quarrels with brother, brother with sister, sister with brother, friend with friend. And here in their quarrels, brawls, and disputes they attack each other with fists, clods, sticks, or knives, whereby they incur death or deadly suffering. Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering here and now, the cause being simply sensual pleasures.
– “Lại nữa, do dục lạc giác quan làm nguyên nhân, đàn ông dùng kiếm và lá chắn và đeo cung tên; họ dàn trận hai bên, với tên bay và kiếm vung lên lóe sáng nhắm vào nhau, và họ bị cung tên gây thương tích; rồi họ chặt đầu nhau bằng kiếm, từ đó gây nên chết chóc hay đau đớn gần như chết. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ ngay bây giờ và ở đây, nguyên nhân chỉ vì dục lạc giác quan.
“Again, with sensual pleasures as the cause men take swords and shields and buckle on bows and quivers, and they charge into battle massed in double array with arrows and spears flying and swords flashing; and there they are wounded by arrows and spears, and their heads are cut off by swords, whereby they incur death or deadly suffering. Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering here and now, the cause being simply sensual pleasures.
– “Lại nữa, do dục lạc giác quan làm nguyên nhân, đàn ông dùng kiếm và lá chắn và đeo cung tên; họ công phá những thành lũy trơn tuột, với tên bay và kiếm vung lên lóe sáng nhắm vào nhau, họ bị cung tên gây thương tích và bị đổ nước sôi tung tóe và bị chà đạp bằng đá tảng; rồi họ chặt đầu nhau bằng kiếm, từ đó gây nên chết chóc hay đau đớn gần như chết. Như vậy, đây là sự nguy hại thuộc các dục lạc giác quan, là một biển khổ ngay bây giờ và ở đây, nguyên nhân chỉ vì dục lạc giác quan.”
“Again, with sensual pleasures as the cause men take swords and shields and buckle on bows and quivers, and they charge slippery bastions, with arrows and spears flying and swords flashing; and there they are wounded by arrows and spears and splashed with boiling liquids and crushed under heavy weights, and their heads are cut off by swords, whereby they incur death or deadly suffering. Now this too is a danger in the case of sensual pleasures, a mass of suffering here and now, the cause being simply sensual pleasures.”
(Trung BK I, Kinh số 13, tr. 198-199)
(from MN 13, MLDB 181–82)
4. BẮT NGUỒN TỪ THAM ÁI
4. ROOTED IN CRAVING
– “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về chín pháp bắt nguồn từ tham ái. Hãy chăm chú lắng nghe, Ta sẽ giảng.”
– “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”, các Tỷ-kheo vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:
“I will teach you, monks, nine things rooted in craving. Listen and attend closely. I will speak.” – “Yes, Bhante,” those monks replied. The Blessed One said this:
– “Và thế nào là chín pháp bắt nguồn từ tham ái? (1) Do duyên tham ái nên có tìm cầu. (2) Do duyên tìm cầu nên có nhận được. (3) Do duyên nhận được nên có phán đoán. (4) Do duyên phán đoán nên có khao khát thèm muốn. (5) Do duyên khao khát thèm muốn nên có dính mắc. (6) Do duyên dính mắc nên có chiếm hữu. (7) Do duyên chiếm hữu nên có keo kiệt. (8) Do duyên keo kiệt nên có canh giữ. (9) Với canh giữ là nền tảng từ đó xuất phát việc dùng roi trượng và vũ khí, cãi vã, tranh đấu, tranh chấp, kết tội, dùng ngôn ngữ ly gián, lời nói dối trá và rất nhiều ác pháp khác. Đây là chín pháp có gốc rễ từ tham ái.” (3)
“And what are the nine things rooted in craving? (1) In dependence on craving there is seeking. (2) In dependence on seeking there is gain. (3) In dependence on gain there is judgment. (4) In dependence on judgment there is desire and lust. (5) In dependence on desire and lust there is attachment. (6) In dependence on attachment there is possessiveness. (7) In dependence on possessiveness there is miserliness. (8) In dependence on miserliness there is safeguarding. (9) With safeguarding as the foundation originate the taking up of rods and weapons, quarrels, contentions, and disputes, accusations, divisive speech, and false speech, and many other bad unwholesome things. These are the nine things rooted in craving.”3
(Tăng Chi BK IV, Ch. IX (III):23, tr. 140)
(AN 9:23, NDB 1280)
5. NHỮNG NGƯỜI MÙ VÀ CON VOI
5. THE BLIND MEN AND THE ELEPHANT
Một thời, Thế Tôn đang cư ngụ tại thành Xá-vệ (Sāvatthī) ở Rừng Kỳ-đà (Jeta’s Grove) thuộc vườn Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika’s Park). Lúc bấy giờ, một số các Sa-môn, Bà-la- môn và các du sĩ ngoại đạo cũng đang cư ngụ trong thành Xá-vệ. Họ có những quan điểm, đức tin và ý kiến khác nhau, và họ tuyên truyền những quan điểm khác nhau. Rồi họ gây gổ, tranh cãi, tranh chấp và làm tổn thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như mũi tên, họ nói rằng: “Pháp là như thế này, Pháp không phải như thế kia! Pháp không phải như thế này, Pháp là như thế kia!”
On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s Park. Now at that time a number of ascetics and brahmins, wanderers of other sects, were living around Sāvatthī. They held various views, beliefs, and opinions, and propagated various views. And they were quarrelsome, disputatious, wrangling, wounding each other with verbal darts, saying, “The Dhamma is like this, the Dhamma is not like that! The Dhamma is not like this, the Dhamma is like that!”
Rồi một số Tỷ-kheo đi vào thành Xá-vệ để khất thực. Khi trở về, sau khi thọ thực xong, các vị Tỷ-kheo đến bên Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, ngồi xuống một bên, và bạch Thế Tôn về những gì họ đã thấy. Thế Tôn dạy rằng:
– Này các Tỷ-kheo, những du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt. Họ không biết những gì lợi ích và những gì gây tổn hại. Họ không biết Pháp là gì và những gì không phải là Pháp, vì thế họ gây gổ và tranh cãi nhau.
Then a number of monks entered Sāvatthī on alms round. Having returned, after their meal they approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and told him what they had seen. The Blessed One said: “Monks, wanderers of other sects are blind and sightless. They do not know what is beneficial and harmful. They do not know what is the Dhamma and what is not the Dhamma, and thus they are so quarrelsome and disputatious.
Này các Tỷ-kheo, xưa kia, có một vị vua ở thành Xá-vệ bảo một người tùy tùng đi gom tất cả những người mù bẩm sinh trong thành phố này về một chỗ. Sau khi người ấy làm xong việc này, nhà vua bảo người ấy đem một con voi đến với đám người mù. Với một vài người mù, ông này cho họ sờ cái đầu voi; với một vài người khác, ông ta cho sờ cái tai voi; với vài người khác nữa, ông ta cho sờ cái ngà voi, vòi voi, thân voi, chân voi, phần lưng voi, cái đuôi, hay chùm lông cuối đuôi voi. Và ông ta nói với mỗi nhóm người mù rằng: “Đây là con voi.”
“Formerly, monks, there was a king in Sāvatthī who asked his servant to round up all the persons in the city who were blind from birth. When the man had done so, the king asked the servant to show the blind men an elephant. To some of the blind men he presented the elephant’s head, to some the ear, to others a tusk, the trunk, the body, a foot, the hindquarters, the tail, or the tuft at the end of the tail. And to each one he said, ‘This is an elephant.’
Khi ông ấy trình lại với nhà vua những gì ông đã làm, nhà vua đi đến đám người mù và bảo họ: “Hãy nói cho trẫm biết con voi giống cái gì?”
“When he reported to the king what he had done, the king went to the blind men and asked them: ‘What is an elephant like?’
Những người được sờ cái đầu voi tâu rằng: “Tâu Đại vương, con voi giống như một cái vại nước.” Những người được sờ cái tai voi thì tâu rằng: “Tâu Đại vương, con voi giống như cái rá sàng lúa gạo.” Những người được sờ cái ngà voi thì tâu: “Tâu Đại vương, con voi giống như cái lưỡi cày.” Những người được sờ vòi voi thì tâu: ‘Tâu Đại vương, con voi giống như cây cày.” Những người được sờ lưng voi thì tâu: “Tâu Đại vương, con voi giống như một kho chứa đồ.” Và cứ như thế, mỗi nhóm mô tả con voi theo phần thân thể voi mà họ đã được sờ.
“Those who had been shown the head replied, ‘An elephant, your majesty, is just like a water jar.’ Those who had been shown the ear replied, ‘An elephant is just like a winnowing basket.’ Those who had been shown the tusk replied, ‘An elephant is just like a plowshare.’ Those who had been shown the trunk replied, ‘An elephant is just like a plow pole.’ Those who had been shown the body replied, ‘An elephant is just like a storeroom.’ And each of the others likewise described the elephant in terms of the part they had been shown.
Rồi họ nói: “Con voi là như thế này, con voi không phải như thế kia! Con voi không phải như thế này, con voi như thế kia!” Rồi họ dùng nắm tay để đánh nhau. Và nhà vua thấy vui thích. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo là những người mù, không có mắt; vì vậy họ gây gổ, tranh cãi, tranh chấp và làm tổn thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như mũi tên.
“Then, saying, ‘An elephant is like this, an elephant is not like that! An elephant is not like this, an elephant is like that!’ they fought each other with their fists. And the king was delighted. Even so, monks, are the wanderers of other sects blind and sightless, and thus they become quarrelsome, disputatious, and wrangling, wounding each other with verbal darts.”
(Kinh Udāna 6:4; tr. 67-69)
(Ud 6.4)
6. NHỮNG TRANH LUẬN GIỮA CÁC TỶ-KHEO
6. ARGUMENTS AMONG MONKS
– “Này các Tỷ-kheo, bất cứ khi nào các Tỷ-kheo tham gia tranh luận và tranh cãi, rồi đi đến tranh chấp, đả thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như dao, chỉ cần hướng sự chú ý đến việc ấy cũng đã làm Ta không thoải mái, nói gì đến việc đi đến những nơi ấy. Ta kết luận về các Tỷ-kheo ấy như sau: ‘Chắc chắn là những vị này đã từ bỏ ba pháp và đã nuôi dưỡng ba pháp.’
“Monks, wherever monks take to arguing and quarreling and fall into a dispute, stabbing each other with piercing words, I am uneasy even about directing my attention there, let alone about going there. I conclude about them: ‘Surely, those venerable ones have abandoned three things and cultivated three other things.’
– “Thế nào là ba pháp mà các vị ấy đã từ bỏ? Những ý tưởng về xa lánh tham dục, về bao dung, về không làm tổn hại (viễn ly, vô sân và bất hại tầm): đây là ba pháp mà các vị ấy đã từ bỏ. Và thế nào là ba pháp mà các vị ấy đã nuôi dưỡng? Những ý tưởng về tham dục, sân hận và độc hại (dục tầm, sân tầm và hại tầm): đây là ba pháp mà các vị ấy đã nuôi dưỡng. Bất cứ khi nào các Tỷ-kheo tham gia tranh luận và tranh cãi, rồi đi đến tranh chấp, Ta kết luận rằng: ‘Chắc chắn là những vị này đã từ bỏ ba pháp và đã nuôi dưỡng ba pháp này.’
“What are the three things they have abandoned? Thoughts of renunciation, thoughts of benevolence, and thoughts of non-harming: these are the three things they have abandoned. What are the three things they have cultivated? Sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming: these are the three things they have cultivated. Wherever monks take to arguing and quarreling and fall into a dispute, I conclude: ‘Surely, those venerable ones have abandoned these three things and cultivated these three other things.’
– “Này các Tỷ-kheo, bất cứ khi nào các Tỷ-kheo sống trong hòa hợp, hài hòa, không tranh chấp, hòa quyện với nhau như nước với sữa, nhìn nhau bằng đôi mắt thiện cảm, Ta cảm thấy thoải mái khi đi chỗ của các vị ấy, chứ không phải chỉ hướng sự chú ý đến nơi ấy mà thôi. Ta kết luận rằng: ‘Chắc chắn là những vị này đã từ bỏ ba pháp và đã nuôi dưỡng ba pháp.’
“Monks, wherever monks are dwelling in concord, harmoniously, without disputes, blending like milk and water, viewing each other with eyes of affection, I am at ease about going there, let alone about directing my attention there. I conclude: ‘Surely, those venerable ones have abandoned three things and cultivated three other things.’
– “Thế nào là ba pháp mà các vị ấy đã từ bỏ? Những ý tưởng về tham dục, sân hận, và độc hại: đây là ba pháp mà các vị ấy đã từ bỏ. Và thế nào là ba pháp mà các vị ấy đã nuôi dưỡng? Những ý tưởng về xa lánh tham dục, bao dung, không làm tổn hại: đây là ba pháp mà các vị ấy đã nuôi dưỡng. Bất cứ khi nào các Tỷ-kheo sống trong hòa hợp, Ta kết luận rằng: ‘Chắc chắn là những vị này đã từ bỏ ba pháp này và đã nuôi dưỡng ba pháp này.’
“What are the three things they have abandoned? Sensual thoughts, thoughts of ill will, and thoughts of harming: these are the three things they have abandoned. What are the three things they have cultivated? Thoughts of renunciation, thoughts of benevolence, and thoughts of non-harming. These are the three things they have cultivated. Wherever monks are dwelling in concord, I conclude: ‘Surely, those venerable ones have abandoned these three things and cultivated these three other things.’“
(Tăng Chi BK I, Ch. I II (XIII):122, tr. 500-502)
(AN 3:124, NDB 354–55)
7. VỤ TRANH CÃI Ở KOSAMBĪ
7. THE QUARREL AT KOSAMBī
Lúc bấy giờ, các Tỷ-kheo ở Kosambī đã tham gia tranh luận, tranh cãi rồi đi đến tranh chấp, đả thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như dao. Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn, vị ấy đứng một bên và bạch rằng:
– “Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo ở Kosambī đã tham gia tranh luận, tranh cãi rồi đi đến tranh chấp, đả thương nhau bằng những lời nói bén nhọn như dao. Bạch Thế Tôn, thật lành thay nếu Thế Tôn vì lòng từ bi, đi đến chỗ các vị ấy.” Thế Tôn đồng ý bằng cách im lặng.
Now on that occasion the monks at Kosambī had taken to arguing and quarreling and had fallen into a dispute, stabbing each other with piercing words. Then a certain monk went to the Blessed One, and after paying homage to him, he stood at one side and said: “Bhante, the monks here at Kosambī have taken to arguing and quarreling and have fallen into a dispute, stabbing each other with piercing words. It would be good, Bhante, if the Blessed One would go to those monks out of compassion.” The Blessed One consented in silence.
Rồi Thế Tôn đi đến chỗ các Tỷ-kheo ấy và nói với họ rằng:
– “Này các Tỷ-kheo, thôi đủ rồi, đừng tranh luận, tranh cãi và tranh chấp nữa.”
Khi nghe nói như vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
– “Bạch Thế Tôn, xin đừng (can thiệp)! Hãy để cho Thế Tôn, bậc Pháp Chủ, sống thoải mái an trú ngay bây giờ và ở đây. Chúng con là những người chịu trách nhiệm về vụ tranh chấp này.”
Then the Blessed One went to those monks and said to them: “Enough, monks, let there be no arguing and quarreling and dispute.” When this was said, a certain monk said to the Blessed One: “Wait, Bhante! Let the Blessed One, the Lord of the Dhamma, live at ease devoted to a pleasant abiding here and now. We are the ones who will be responsible for this dispute.”
Lần thứ hai…. Lần thứ ba, Thế Tôn nói:
– “Này các Tỷ-kheo, thôi đủ rồi, đừng tranh luận, tranh cãi và tranh chấp nữa.”
Lần thứ ba, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– “Bạch Thế Tôn, xin đừng (can thiệp)! Hãy để cho Thế Tôn... Chúng con là những người chịu trách nhiệm về vụ tranh chấp này.”
For a second time . . . For a third time the Blessed One said: “Enough, monks, let there be no no arguing and quarreling and dispute.” For a third time that monk said to the Blessed One: “Wait, Bhante! . . . We are the ones who will be responsible for this dispute.”
Rồi vào buổi sáng, Thế Tôn đắp y, cầm y bát, đi vào thành Kosambī để khất thực. Khi đã đi khất thực ở Kosambī và trở về, sau khi ăn xong, Ngài dọn dẹp chỗ nghỉ, rồi cầm y bát, và trong lúc vẫn còn đứng, Ngài nói bài kệ này:
Then, when it was morning, the Blessed One dressed, and taking his bowl and outer robe, entered Kosambī for alms. When he had wandered for alms in Kosambī and had returned from his alms round, after his meal he set his resting place in order, took his bowl and outer robe, and while still standing uttered these stanzas:
“Khi nhiều tiếng nói cùng la hét một lúc,
Không ai nghĩ mình là kẻ ngu;
Dù Tăng đoàn đang chia rẽ,
Không ai nghĩ do lỗi của mình.
“When many voices shout at once
none considers himself a fool;
though the Sangha is being split
none thinks himself to be at fault.
“Họ đã quên chánh niệm trong khi nói,
Cứ mải miết ba hoa lắm lời.
Cứ há miệng la hét thỏa thích,
Không ai biết vì đâu nên nỗi.
“They have forgotten thoughtful speech,
talking obsessed by words alone.
Uncurbed their mouths, they bawl at will;
none knows what leads him so to act.
“Nó mắng tôi, nó đánh tôi,
Nó hạ gục tôi, nó cướp của tôi,
Những người chất chứa ý tưởng như vậy,
Hận thù sẽ không bao giờ nguôi.
“‘He abused me, he struck me,
he defeated me, he robbed me’ —
in those who harbor thoughts like these
enmity will never be allayed.
“Trong thế giới này, hận thù không bao giờ
Được xóa tan bằng hận thù.
Không hận sẽ xóa tan hận thù,
Là định luật ngàn thu.
“For in this world enmity is never
allayed by enmity.
It is allayed by non-hatred:
that is the fixed and ageless law.
“Những người khác không nhận ra,
Rằng ở đây chúng ta phải tự chế.
Nhưng những người trí nhận thức được điều này,
Chấm dứt ngay mọi thù hận.
“Those others do not recognize
that here we should restrain ourselves.
But those wise ones who realize this
at once end all their enmity.
“Những kẻ tàn sát, giết người,
Cướp gia súc, ngựa, tài sản,
Những kẻ chiếm đoạt cả quốc độ -
Họ còn biết ngồi lại làm việc với nhau
Tại sao các ông không làm như vậy?
“Breakers of bones and murderers,
those who steal cattle, horses, wealth,
those who pillage the entire realm —
when even these can act together
why can you not do so too?
“Nếu tìm được bạn hiền xứng đáng,
Bạn đồng hành đức hạnh vững vàng,
Sẽ vượt qua mọi đe dọa hiểm nguy
Cùng bước đi trong hoan hỷ chánh niệm.
“If one can find a worthy friend,
a virtuous, steadfast companion,
then overcome all threats of danger
and walk with him content and mindful.
“Nhưng nếu không tìm được bạn hiền xứng đáng,
Bạn đồng hành đạo đức vững vàng,
Thì như vua rời bỏ quốc độ,
Hãy đi một mình như voi trong rừng.
“But if one finds no worthy friend,
no virtuous, steadfast companion,
then as a king leaves his conquered realm,
walk like a tusker in the woods alone.
“Tốt hơn là đi một mình,
Chứ không làm bạn với kẻ ngu.
Đi một mình và không làm điều ác,
Thong dong như voi trong rừng.”
“Better it is to walk alone;
there is no companionship with fools.
Walk alone and do no evil,
at ease like a tusker in the woods.”
(Trung BK III, Kinh số 128, tr. 379-383)
(from MN 128, MLDB 1008–10)
8. GỐC RỄ CỦA TRANH CHẤP
8. ROOTS OF DISPUTES
– “Này các Tỷ-kheo, có sáu gốc rễ của tranh chấp. Thế nào là sáu?
“Monks, there are these six roots of disputes. What six?
(1) – Ở đây, một Tỷ-kheo sân hận và có thái độ thù nghịch. Khi một Tỷ-kheo sân hận và có thái độ thù nghịch, Tỷ-kheo ấy sống không cung kính và tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, và không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Vị này gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, đưa đến tổn hại và buồn phiền cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó. Và nếu các thầy không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Bằng cách đó, gốc rễ tranh chấp bất thiện này được từ bỏ và sẽ không sinh khởi trong tương lai. (2) – Lại nữa, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo tỏ ra xấc láo và bất kính… (3) … đố kỵ và bần tiện… (4) xảo trá và giả dối… (5) có những dục vọng bất thiện và tà kiến… (6) chấp thủ quan điểm của mình, cương quyết giữ chặt chúng, và từ bỏ chúng thật khó khăn. Một Tỷ-kheo như thế sống không cung kính tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Vị ấy gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, đưa đến tổn hại và buồn phiền cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư Thiên và loài Người. Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó. Và nếu các thầy không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Bằng cách đó gốc rễ tranh chấp bất thiện này được từ bỏ và sẽ không sinh khởi trong tương lai.
(1) “Here, a monk is angry and hostile. When a monk is angry and hostile, he dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Sangha, and he does not fulfill the training. Such a monk creates a dispute in the Sangha that leads to the harm of many people, to the unhappiness of many people, to the ruin, harm, and suffering of devas and humans. If, monks, you perceive any such root of dispute either in yourselves or in others, you should strive to abandon this evil root of dispute. And if you do not perceive any such root of dispute either in yourselves or in others, you should practice so that this evil root of dispute does not emerge in the future. In such a way this evil root of dispute is abandoned and does not emerge in the future. (2) “Again, a monk is a denigrator and insolent . . . (3) . . . envious and miserly . . . (4) . . . crafty and hypocritical . . . (5) . . . one who has evil desires and wrong view . . . (6) . . . one who adheres to his own views, holds to them tenaciously, and relinquishes them with difficulty. Such a monk dwells without respect and deference toward the Teacher, the Dhamma, and the Sangha, and he does not fulfill the training. He creates a dispute in the Sangha that leads to the harm of many people, to the unhappiness of many people, to the ruin, harm, and suffering of devas and humans. If, monks, you perceive any such root of dispute either in yourselves or in others, you should strive to abandon this evil root of dispute. And if you do not perceive any such root of dispute either in yourselves or others, you should practice so that this evil root of dispute does not emerge in the future. In such a way this evil root of dispute is abandoned and does not emerge in the future.
– Này các Tỷ-kheo, đây là sáu gốc rễ của tranh chấp.
“These, monks, are the six roots of dispute.”
(Tăng Chi BK III, Ch. III, (IV):36, tr. 88-91 & Trung BK III, Kinh số 104)
(AN 6:36, NDB 898–99; MN 104, MLDB 854–55)
9. CHIA RẼ TĂNG ĐOÀN / PHÁ HÒA HỢP TĂNG
9. SCHISM IN THE SANGHA
Tôn giả Upāli (Ưu-ba-li) đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, rồi ngồi xuống một bên, và bạch rằng:
– Bạch Thế Tôn, nghe nói rằng: ‘Phá hòa hợp Tăng, phá hòa hợp Tăng.’ Bạch Thế Tôn như thế nào là phá hòa hợp Tăng?
The Venerable Upāli approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “Bhante, it is said: ‘Schism in the Sangha, schism in the Sangha.’ How, Bhante, is there schism in the Sangha?”
– Này Upāli, ở đây, (1) các Tỷ-kheo thuyết giảng những điều không phải là Chánh pháp (phi pháp) là Chánh pháp, (2) và Chánh pháp là phi pháp. (3) Họ giải thích những điều không phải Giới luật (phi luật) là Giới luật, (4) và Giới luật là phi luật. (5) Họ giải thích những điều Như Lai không nói và tuyên thuyết như là những điều Như Lai đã nói và tuyên thuyết, (6) và những điều Như Lai đã nói và tuyên thuyết là không phải do Như Lai nói và tuyên thuyết. (7) Họ giải thích những điều Như Lai không hành trì là những điều Như Lai đã hành trì, (8) và những điều Như Lai đã hành trì là những điều Như Lai không hành trì. (9) Họ giải thích những điều Như Lai không quy định là những điều Như Lai đã quy định, (10) và những điều Như Lai đã quy định là những điều không phải do Như Lai quy định.
Dựa trên mười cơ sở này, họ rút lui và tách riêng ra khỏi Tăng đoàn. Họ thực hành các luật lệ riêng và tụng đọc Giới bổn Pātimokkha khác biệt. Này Upāli, chính bằng cách này nên có sự phá hòa hợp Tăng.
“Here, Upāli, (1) monks explain non-Dhamma as Dhamma, (2) and Dhamma as non-Dhamma. (3) They explain non-discipline as discipline, and (4) discipline as non-discipline. (5) They explain what has not been stated and uttered by the Tathāgata as having been stated and uttered by him, and (6) what has been stated and uttered by the Tathāgata as not having been stated and uttered by him. (7) They explain what has not been practiced by the Tathāgata as having been practiced by him, and (8) what has been practiced by the Tathāgata as not having been practiced by him. (9) They explain what has not been prescribed by the Tathāgata as having been prescribed by him, and (10) what has been prescribed by the Tathāgata as not having been prescribed by him. On these ten grounds they withdraw and go apart. They perform legal acts separately and recite the Pātimokkha separately. It is in this way, Upāli, that there is schism in the Sangha.”
– Bạch Thế Tôn, được nghe nói rằng: ‘Hòa hợp Tăng, hòa hợp Tăng.’ Bạch Thế Tôn, như thế nào là hòa hợp Tăng?
“Bhante, it is said: ‘Concord in the Sangha, concord in the Sangha.’ How is there concord in the Sangha?”
– Này Upāli, ở đây, (1) các Tỷ-kheo thuyết giảng những điều phi pháp là không phải Chánh pháp, (2) và Chánh pháp là Chánh pháp. (3) Họ giải thích những điều không phải Giới luật (phi luật) là không phải Giới luật, (4) và Giới luật là Giới luật. (5) Họ giải thích những điều Như Lai không nói và tuyên thuyết như là những điều Như Lai không nói và tuyên thuyết, (6) và những điều Như Lai đã nói và tuyên thuyết là những điều Như Lai đã nói và tuyên thuyết. (7) Họ giải thích những điều Như Lai không hành trì là những điều Như Lai không hành trì, (8) và những điều Như Lai đã hành trì là những điều Như Lai đã hành trì. (9) Họ giải thích những điều Như Lai không quy định là những điều Như Lai không qui định, (10) và những điều Như Lai đã quy định là những điều Như Lai đã quy định.
Dựa trên mười cơ sở này, họ không rút lui và tách riêng ra khỏi Tăng đoàn. Họ không thực hành các luật lệ riêng hoặc tụng đọc giới bổn Pātimokkha riêng. Này Upāli, chính bằng cách này nên có sự hòa hợp Tăng.
“Here, Upāli, (1) monks explain non-Dhamma as non-Dhamma, and (2) Dhamma as Dhamma. (3) They explain non-discipline as non-discipline, and (4) discipline as discipline. (5) They explain what has not been stated and uttered by the Tathāgata as not having been stated and uttered by him, and (6) what has been stated and uttered by the Tathāgata as having been stated and uttered by him. (7) They explain what has not been practiced by the Tathāgata as not having been practiced by him, and (8) what has been practiced by the Tathāgata as having been practiced by him. (9) They explain what has not been prescribed by the Tathāgata as not having been prescribed by him, and (10) what has been prescribed by the Tathāgata as having been prescribed by him. On these ten grounds, they do not withdraw and go apart. They do not perform legal acts separately or recite the Pātimokkha separately. It is in this way, Upāli, that there is concord in the Sangha.”
Vào dịp khác, Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài, rồi ngồi xuống một bên, và bạch rằng:
– Bạch Thế Tôn, khi một người phá hoại một Tăng đoàn hòa hợp, điều ấy đem đến quả báo gì?
– Người ấy tạo tội ác kéo dài một kiếp.
– Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là tội ác kéo dài một kiếp?
– Người ấy bị hành hạ trong địa ngục trọn một kiếp.
On another occasion the Venerable Ānanda approached the Blessed One, paid homage to him, sat down to one side, and said to him: “Bhante, when one causes schism in a harmonious Sangha, what does one generate?” – “One generates evil lasting for an eon.” – “But, Bhante, what is that evil lasting for an eon?” – “One is tormented in hell for an eon.”
Kẻ phá hòa hợp Tăng bị rơi vào đọa xứ
Bị rơi vào địa ngục, và ở đó trọn một kiếp.
Ưa thích gây chia rẽ, an nhiên trong phi pháp
Kẻ ấy không được an ổn xa lìa mọi hệ lụy.
Sau khi đã phá hòa hợp Tăng,
Kẻ ấy bị hành hạ trong địa ngục trọn một kiếp.
One who causes schism in the Sangha is bound for misery,
bound for hell, to abide there for an eon.
Delighting in factions, established in non-Dhamma,
he falls away from security from bondage.
Having caused schism in a harmonious Sangha,
he is tormented in hell for an eon.
Rồi Tôn giả Ānanda hỏi tiếp:
– Bạch Thế Tôn, khi một người hòa giải một Tăng đoàn bị phân hóa, điều ấy đem đến quả báo gì?
– Người ấy tạo được công đức siêu phàm.
– Nhưng bạch Thế Tôn, thế nào là công đức siêu phàm?
– Này Ānanda, người ấy được sống hoan hỷ trên Thiên giới trọn một kiếp.
Then the Venerable Ānanda asked: “Bhante, when one reconciles a divided Sangha, what does one generate?” – “One generates divine merit, Ānanda.” – “But, Bhante, what is divine merit?” – “One rejoices in heaven for an eon, Ānanda.”
Vui thay hòa hợp trong Tăng đoàn,
Và những người sống trong hòa hợp hỗ trợ nhau,
Vui thích trong hòa hợp, an trú trong Chánh pháp,
Người ấy được an ổn xa lìa mọi hệ luỵ
Sau khi đem lại hòa hợp cho Tăng đoàn,
Người ấy hoan hỷ trên Thiên giới trọn một kiếp.
Pleasant is concord in the Sangha,
and the mutual help of those who live in concord.
Delighting in concord, established in Dhamma,
one does not fall away from security from bondage.
Having brought concord to the Sangha,
one rejoices in heaven for an eon.
(Tăng Chi BK IV, Ch. X, (IV): 35-40, tr. 338-342)
(AN 10:37–40 combined, NDB 1389–91)



    « Xem chương trước «      « Sách này có 15 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.9.172 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...