Trong phần cuối của hợp tuyển này, chúng ta chuyển từ cộng đồng thành lập có chủ đích đến cộng đồng tự nhiên, đi từ gia đình đến xã hội rộng lớn hơn và rồi đến quốc gia. Các kinh văn được đưa vào đây hé lộ cho thấy trí tuệ thực tiễn và nhạy bén của Đức Phật, khả năng đáp ứng với tuệ giác kỳ lạ và trực tiếp rõ ràng của Ngài đối với những vấn đề thực tiễn. Mặc dù Ngài chấp nhận cuộc sống của một du tăng khổ hạnh (samaṇa), một người xuất gia đứng bên ngoài mọi tổ chức xã hội, từ đằng xa, Ngài nhìn về các tổ chức xã hội trong thời đại của Ngài và đề nghị những lý tưởng và cách sắp xếp để hỗ trợ cho sự an vui về mặt thể chất, tinh thần, tâm lý của những người vẫn còn đắm chìm trong những giới hạn của cuộc đời. Rõ ràng là Ngài đã thấy lời giải đáp cho một xã hội lành mạnh nằm trong việc hoàn thành trách nhiệm của mình đối với người khác. Ngài xem trật tự xã hội như một bức tranh thêu về những mối quan hệ đan quyện và chồng chéo lên nhau, mỗi mối quan hệ đặt lên con người nhiều bổn phận đối với người đối tác ở phía bên kia trong mối tương quan mà họ có dự phần.
In the last part of this anthology, we move from the intentional community to the natural community, proceeding from the family to the larger society and then to the state. The texts included here reveal the pragmatic astuteness of the Buddha’s wisdom, his ability to address practical issues with uncanny insight and directness. Although he had adopted the life of a samaṇa, a renunciant who stood outside all social institutions, from the distance he looked back into the social institutions of his time and suggested ideals and arrangements to promote the spiritual, psychological, and physical well-being of people still immersed in the confines of the world. He apparently saw the key to a healthy society to lie in the fulfillment of one’s responsibilities toward others. He regarded the social order as a tapestry of overlapping and intersecting relationships each of which imposed on people duties with respect to those at the other pole of each relationship in which they participated.
Điểm này được thấy rõ nhất trong Kinh Văn X, 1, một trích đoạn từ bài Pháp thoại Đức Phật giảng cho một thanh niên tên là Sigalaka (Thi-ca-la-việt). Ở đây, Đức Phật xem xã hội như được xây dựng bằng sáu mối quan hệ song đôi: cha mẹ và con cái, vợ chồng, bạn bè đối với nhau, chủ nhân và công nhân, thầy trò, nhà lãnh đạo tôn giáo và tín đồ. Đối với mỗi mối quan hệ, Đức Phật đề nghị năm bổn phận (hoặc là sáu trong một trường hợp) mà mỗi bên phải hoàn thành đối với người đối tác ở phía bên kia. Ngài thấy cá nhân - mỗi cá nhân - như đang đứng ở một điểm, nơi mà ‘sáu phương hướng’ hội tụ lại, do đó có bổn phận phải tôn trọng những phương hướng này bằng cách thi hành những bổn phận bao hàm trong mối quan hệ đó.
This point comes through most saliently in Text X,1, an excerpt from a discourse given to a young man named Sīgalaka. The Buddha here treats society as constituted by six paired relationships: parents and children, husbands and wives, friends with each other, employers and employees, teachers and students, and religious teachers and lay supporters. For each the Buddha proposed five (or in one case six) duties that each should fulfill toward the others. He sees the individual — every individual — as standing at a point where the “six directions” converge, and thus obliged to honor these directions by performing the duties inherent in the relationship.
Đức Phật xem gia đình như là đơn vị nền tảng của việc hội nhập xã hội và hòa đồng văn hóa. Chính là mối quan hệ thương yêu gần gũi giữa cha mẹ và con cái đã nuôi dưỡng đức hạnh và ý thức trách nhiệm nhân đạo cần thiết cho một trật tự xã hội đoàn kết gắn bó. Bên trong gia đình, các giá trị ấy được truyền lại cho nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác, và như vậy, một xã hội hài hòa tùy thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ đáng tôn trọng và nồng ấm giữa cha mẹ và con cái. Trong Kinh Văn X, 2 (1), Ngài giải thích bằng cách nào cha mẹ là nguồn phúc lợi tuyệt vời đối với con cái, và trong Kinh Văn X, 2 (2), Ngài nói rằng con cái không thể nào đền đáp công ơn cha mẹ tương xứng bằng cách đem lại nhiều phúc lợi vật chất cho cha mẹ, nhưng chỉ bằng cách xây dựng cho cha mẹ có lòng tin, cách hành xử đạo đức, tâm bố thí và trí tuệ, mới có thể đền đáp được công ơn cha mẹ. Quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái tùy thuộc vào tình thương yêu và kính trọng lẫn nhau giữa vợ chồng. Bài kinh được tuyển chọn cho Kinh Văn X, 3 cung cấp đường lối hướng dẫn đối với mối quan hệ giữa các đôi vợ chồng, nêu rõ rằng hôn nhân lý tưởng là cuộc hôn nhân trong đó cả vợ và chồng đều cùng chia sẻ cam kết về cách hành xử đức hạnh, tâm bố thí và các giá trị tâm linh.
The Buddha regarded the family as the basic unit of social integration and acculturation. It is especially the close, loving relationship between parents and children that nurtures the virtues and sense of humane responsibility essential to a cohesive social order. Within the family, these values are transmitted from one generation to the next, and thus a harmonious society is highly dependent on cordial and respectful relations between parents and children. In Text X,2(1) he explains how parents are of great benefit to their children, and in X,2(2) he says that one’s parents can never be adequately repaid by conferring material benefits on them but only by establishing them in faith, virtuous conduct, generosity, and wisdom. Wholesome relations between parents and children depend in turn on the mutual affection and respect of husband and wife. The discourse selected for Text X,3 offers guidelines for proper relationships between married couples, holding that the ideal marriage is one in which both husband and wife share a commitment to virtuous conduct, generosity, and spiritual values.
Trong phần kế tiếp, tôi đã tập hợp những kinh văn bàn về thái độ xã hội của người gia chủ. Hai bài đầu tiên, Kinh Văn X, 4 (1)-(2) khẳng định rằng người gia chủ tận tụy sẽ vì lợi lạc của nhiều người mà khởi xướng và dẫn dắt các thành viên gia đình mình trong việc phát triển lòng tin, đức hạnh, học tập (Giáo pháp), bố thí và trí tuệ. Kinh Văn X, 4 (3) thảo luận những phương cách đúng đắn để tạo ra tài sản, đó là phải thực hành trong phạm vi giới hạn của nghề nghiệp chơn chánh (chánh mạng). Chiều hướng tâm linh thể hiện bằng cách khẳng định rằng gia chủ sử dụng tài sản ‘mà không bị trói buộc, say đắm, và không bị cuốn hút mù quáng vào tài sản.’ Kinh Văn X, 4 (4) nói về năm ngành nghề bị cấm đối với người cư sĩ thuần thành, bị cấm vì chúng liên hệ đến sự tổn hại cho các chúng sinh khác, dù là gây tổn hại thật sự hay có tiềm năng gây tổn hại. Kinh văn X, 4 (5) sau đó giải thích năm phương cách đúng đắn để sử dụng tài sản. Lời giải thích cho thấy rằng tài sản kiếm được một cách chơn chánh sẽ phải được sử dụng vì lợi lạc của bản thân và lợi lạc cho người khác; sau khi người gia chủ đã bảo đảm được lợi lạc cho bản thân và gia đình, người ấy cần sử dụng tài sản trước tiên là để thực hành những hành động phước đức để phục vụ cho người khác.
In the next section I have collected texts that deal with the social behavior of the householder. The first two, Texts X,4(1)–(2), affirm that the devout householder arises for the welfare of many and leads his family members in the development of faith, virtue, learning, generosity, and wisdom. Text X,4(3) discusses the proper ways of seeking wealth, which must take place within the strictures of right livelihood. The spiritual dimension enters by asserting that the householder uses wealth “without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it.” Text X,4(4) speaks of five trades that are prohibited for the earnest lay disciple, prohibited because they involve harm, either actual or potential, for other living beings. Text X,4(5) then explains five proper ways of using wealth. The explanation shows that wealth rightly earned is to be used for both self-benefit and the benefit of others; after one has secured the well-being of oneself and one’s family, one is to use the wealth primarily to perform meritorious deeds that are of service to others.
Phần kế tiếp đưa chúng ta trở lại với vấn đề giai cấp xã hội, được đề cập từ góc độ của người xuất gia trong Phần VII. Trái với niềm tin thông thường, Đức Phật không cổ động công khai cho việc xóa bỏ hệ thống giai cấp, mà trong thời đại của Ngài chưa đạt đến mức độ phức tạp và gắt gao như trong các thế kỷ sau, chủ yếu như đã được hoạch định trong các sách luật của Ấn giáo. Có lẽ Ngài thấy rằng sự phân hóa xã hội và những trách nhiệm liên hệ khác nhau là không thể tránh được. Nhưng Ngài đã bác bỏ những tuyên bố cho rằng hệ thống giai cấp là thiêng liêng dựa trên nhiều lý do, về thần học, đạo đức và tâm linh. Về thần học, Ngài đã bác bỏ tuyên bố của Bà-la-môn cho rằng hệ thống giai cấp là do Phạm thiên, là vị trời sáng tạo vạn vật, tạo ra; thay vào đó, Ngài xem hệ thống giai cấp chỉ là một tổ chức xã hội có nguồn gốc thuần túy từ con người. Về mặt đạo đức, Ngài bác bỏ niềm tin cho rằng vị trí giai cấp là dấu chỉ của giá trị đạo đức, những người thuộc giai cấp cao hơn đương nhiên có vị trí đạo đức cao thượng hơn; thay vào đó, Ngài cho rằng chính hành động của một người xác định giá trị đạo đức của người ấy, và bất cứ ai trong bất cứ giai cấp nào thực hiện những hành động xấu ác sẽ hạ thấp giá trị đạo đức của người ấy và bất cứ ai thực hiện những hành động thiện lành sẽ nâng cao vị trí đạo đức của người ấy. Và về mặt tâm linh, như chúng ta đã thấy trước đây, Ngài cho rằng bất cứ ai từ bất cứ giai cấp nào đều có thể tu tập Giáo pháp và đạt đến mục tiêu tối thượng.
The next section brings us back to the issue of caste, touched on from a monastic perspective in Part VII. Contrary to a common belief, the Buddha did not openly advocate for the abolition of the caste system, which in his time had not yet acquired the complexity and rigidity it acquired in later centuries, primarily as formulated in the Hindu law books. Perhaps he saw that social divisions and the different responsibilities they entailed were inevitable. But he did reject claims about the sanctity of the caste system on several grounds, theological, moral, and spiritual. Theologically, he repudiated the brahmin claim that the castes were created by Brahmā, the creator god; instead he regarded the system as a mere social institution of purely human origin. Morally, he rejected the belief that caste status was indicative of moral worth, with superior moral status inhering in those of the higher castes. Instead he held that it was one’s deeds that determined one’s moral worth, and that anyone from any social class who engaged in unwholesome deeds would lower their moral status and anyone who engaged in wholesome deeds would elevate their moral status. And spiritually, as we saw earlier, he held that anyone from any caste could practice the Dhamma and attain the ultimate goal.
Những lập luận này được trình bày ở đây trong Kinh Văn X, 5, (1)-(4). Các cuộc đàm thoại được ghi lại trong các bài kinh này - trong đó hệ thống giai cấp được xem như là một khuôn mẫu mà người Bà-la-môn tìm cách áp đặt lên xã hội - gợi ý rằng ở miền đông bắc Ấn Độ, nơi xuất phát Phật giáo, sự phân biệt giai cấp chưa đạt đến mức độ gắt gao và đầy uy quyền như đã có thể đạt được ở miền trung và tây Ấn Độ. Cũng thú vị để ghi nhận rằng khi liệt kê các giai cấp theo thứ tự, người Bà-la-môn đặt họ lên vị trí hàng đầu và người Sát-đế-lỵ thuộc hạng hai, thì Đức Phật lại sắp xếp người Sát-đế-lỵ lên hàng đầu và Bà-la-môn thuộc hàng hai. Về phương diện này, có lẽ Ngài đã theo chiều hướng nổi bật ở các tiểu bang miền đông bắc của tiểu lục địa thời bấy giờ.
These arguments are presented here in Texts X,5(1)–(4). The conversations recorded in these discourses — in which the caste structure is treated as a model the brahmins seek to impose on society — suggest that in northeast India, where Buddhism arose, caste stratification had not reached the degree of rigidity and authoritativeness that it may have reached in western and central India. It is also interesting to note that when listing the castes in sequence, where the brahmins put themselves on top and the khattiyas beneath them, the Buddha puts the khattiyas on top and the brahmins in second place. In this respect, he may have been following the convention that prevailed in the northeastern states of the subcontinent.
Trong Kinh Văn X, 5 (1), Đức Phật lập luận bác bỏ tuyên bố của người Bà-la-môn, do người Bà-la-môn Esukārī nêu lên, cho rằng trật tự xã hội phải được thiết lập dựa trên một hệ thống phục vụ theo đẳng cấp cố định, như là mọi người thuộc các giai cấp thấp hơn phải phục vụ người Bà-la-môn, trong lúc người Thủ-đà là tầng lớp ở dưới cùng của bậc thang giai cấp, phải phục vụ tất cả mọi người khác. Trái lại, Đức Phật chủ trương rằng sự phục vụ phải dựa trên các cơ hội dành cho người có thăng tiến về đạo đức. Người Bà-la-môn Esukārī còn cho rằng những người trong mỗi giai cấp có các bổn phận cố định của chính họ theo vị trí giai cấp của họ; điều này có vẻ như là bước mở đầu cho lý thuyết svadharma (= nhiệm vụ của bản thân trong xã hội) đã trở nên nổi bật trong các sách luật Ấn giáo, ý tưởng cho rằng mỗi giai cấp có những bổn phận của chính họ mà họ phải hoàn thành nếu họ muốn gặt hái một sự tái sanh tốt đẹp hơn và tiến đến giải thoát tối hậu. Một lần nữa, Đức Phật bác bỏ quan điểm này, Ngài chủ trương rằng: “Giáo Pháp siêu xuất thế gian” là tài sản chung của mọi người. Bất cứ ai tuân theo các nguyên tắc hành xử đức hạnh, bất kể thuộc giai cấp nào, đều là người đang tu tập “thiện Pháp.”
In X,5(1) the Buddha argues against the brahmin claim, advanced by the brahmin Esukārī, that society should be ordered according to a fixed hierarchy of service, such that everyone in the lower castes must serve the brahmins, while the suddas, at the bottom of the caste ladder, must serve everyone else. The Buddha, in contrast, holds that service should be based on the opportunities offered for one’s moral advancement. The brahmin Esukārī also maintains that those in each caste have their own fixed duty that follows from their caste status; this seems to be a precursor of the theory of svadharma that became prominent in the Hindu law books, the idea that each caste has its own duties that one must fulfill if one is to reap a better rebirth and progress toward final liberation. Again, the Buddha rejects this view, holding that the “supramundane Dhamma” is the natural wealth of every person. Whoever observes the principles of good conduct, regardless of caste background, is cultivating “the Dhamma that is wholesome.”
Trong Kinh Văn X, 5 (2), Tôn giả Mahākaccāna (Đại-ca- chiên-diên), tự thân là một Bà-la-môn, lập luận chống lại tuyên bố của người Bà-la-môn cho rằng hệ thống giai cấp có nguồn gốc siêu phàm và chỉ có người Bà-la-môn là “con trai của Phạm thiên, thuộc dòng giống Phạm thiên.” Tôn giả giữ vững quan điểm rằng đây “chỉ là lời nói trong thiên hạ.” Hệ thống giai cấp chỉ thuần túy là ước lệ xã hội, và những người thuộc bất cứ giai cấp nào đều có thể tự mình tỏ ra xứng đáng hay khiếm khuyết về mặt đạo đức. Trong Kinh văn X, 5 (3)-(4), Đức Phật một lần nữa bác bỏ ý tưởng cho rằng vị trí giai cấp được xác định từ nguồn gốc họ sinh ra, và đề nghị định nghĩa lại về khái niệm Bà-la-môn và kẻ bần cùng, theo đó, những người này được xác định giá trị bằng phẩm chất đạo đức của chính họ chứ không phải bằng nguồn gốc họ sinh ra.
In Text X,5(2), the monk Mahākaccāna, who was himself of brahmin stock, argues against the brahmin claim that the caste system is of divine origins and that the brahmins alone are “the sons of Brahmā, the offspring of Brahmā.” He maintains instead that “this is just a saying in the world.” The caste system is purely conventional, and those from any caste may prove themselves morally worthy or morally defective. In X,5(3)–(4) the Buddha again rejects the idea that caste status is determined by birth and proposes redefinitions of the concepts of brahmin and outcast, respectively, whereby they are defined not by birth but by a person’s own moral character.
Phần tiếp theo xem xét khái quát về pháp nhãn chính trị của Đức Phật. Vào thời đại của Ngài, tiểu lục địa Ấn Độ được chia thành mười sáu tiểu bang, thuộc hai kiểu thể chế: các nước cộng hòa bộ tộc, và các nước theo chế độ quân chủ. Chúng ta đã thấy ví dụ về lời khuyên của Đức Phật đối với các nhà lãnh đạo các nước cộng hòa trong Kinh Văn X, 3, (4) về sáu điều kiện để không bị suy tàn mà Ngài đã dạy cho người Vajjī. Tuy nhiên, miền bắc Ấn Độ đang nhanh chóng trải qua một sự chuyển biến về đất đai lãnh thổ làm đảo ngược khuynh hướng trật tự chính trị hiện hành. Các vương quốc của nhiều tiểu bang đang mở rộng lãnh thổ và nuốt trọn các vương quốc yếu thế hơn, và các nước cộng hòa nhỏ bé vào thời kỳ đó cũng đang ở trong tình trạng chờ ngày bị sáp nhập. Cạnh tranh nhau trong các tuyên bố về lãnh thổ và tài sản đưa đến việc gia tăng các hoạt động quân sự và xung đột bằng bạo lực. Miền đất này đang nhanh chóng hướng đến một thời kỳ của những cuộc đấu tranh giành quyền lực tàn nhẫn và các cuộc chiến xâm lược ác liệt, được mô tả một cách xúc động trong các câu kệ sau (Tương Ưng BK 1:28):
The next section briefly looks at the Buddha’s political vision. In his time, the Indian subcontinent was divided into sixteen states, which were of two types: tribal republics and monarchies. We already saw an example of the Buddha’s advice to the republican leaders in Text VII,3(4), on the seven conditions for non-decline that he taught to the Vajjis. However, the northern region of India was rapidly undergoing a tectonic transition that was overturning the prevailing political order. The kingships of several states were expanding and swallowing up weaker kingdoms and the small republics, whose days seemed numbered. Competing claims for territory and wealth led to a rise in militarism and violent clashes. The region was rapidly heading toward an era of ruthless power struggles and vicious wars of aggression poignantly depicted in the following verse (SN 1:28, CDB 103):
Những người có vô số của cải và tài sản,
Ngay cả người Sát-đế-lỵ đang cai trị đất nước,
Vẫn nhìn nhau bằng đôi mắt tham lam,
Với tham dục không bao giờ thỏa mãn.
Those of great wealth and property,
even khattiyas who rule the country,
look at each other with greedy eyes,
insatiable in sensual pleasures.
Vì sự chiến thắng của chế độ quân chủ có vẻ không thể nào tránh được, Đức Phật tìm cách bảo vệ chống lại sự lạm quyền bằng cách đề nghị một khuôn mẫu vương quốc trong đó nhà vua sẽ phục tùng một quyền lực cao hơn, một tiêu chuẩn tốt đẹp khách quan có thể chế ngự việc thực thi quyền hành độc đoán. Ngài nhận thức rằng trong một thể chế quân chủ, toàn thể xã hội noi theo gương của vị vua cai trị họ, dù tốt hay xấu. Vì vậy, trong Kinh Văn X, 6, (1), Ngài mô tả vai trò của nhà vua, cách hành xử của nhà vua có một năng lực huyền bí tạo ảnh hưởng trong vương quốc của mình. Trong thời đại của những cuộc đấu tranh quân sự để chiếm đoạt lãnh thổ, Ngài đã lên án việc sử dụng chiến tranh như một phương tiện để giải quyết các xung đột. Kinh văn X, 6, (2) khẳng định rằng chiến thắng chỉ nuôi dưỡng thù hận và duy trì vòng chiến đấu để trả đũa lại. Trong Jātaka, là những câu chuyện về tiền thân Đức Phật, nói rõ hơn khi tóm tắt những phẩm chất cần có của một vị vua anh minh với hệ thống gồm mười đức tính của nhà vua: biết bố thí, hành xử đức hạnh, biết từ bỏ, chân thật, dịu hiền, nghiêm khắc với bản thân, không sân hận, không gây tổn hại, kiên nhẫn, và không chống lại nguyện vọng của dân chúng. (1) Thí dụ, chuyện tiền thân Kukka, mô tả vị vua đức hạnh như là người “theo đúng mười phẩm chất này của nhà vua, cai trị theo Giáo pháp, mang lại thịnh vượng và thăng tiến cho chính nhà vua và những người khác, và không gây phiền muộn cho bất cứ ai.” (Jātaka III, 320)
Since the triumph of the monarchical type of government appeared inevitable, the Buddha sought to safeguard against abuses of power by positing a model of kingship that would subordinate the king to a higher authority, an objective standard of goodness that could curb the arbitrary exercise of power. He realized that in a monarchical political system, the whole society follows the example set by its ruler, whether for good or bad. Thus in Text X,6(1) he describes the role of the king, ascribing an almost mystical potency to the influence of the ruler’s conduct on his realm. In an age of military struggles over territory, he condemned the resort to war as a means of resolving conflicts. Text X,6(2) states that victory only breeds enmity and maintains the cycle of retaliation. The Jātakas, the stories of the Buddha’s past lives, further summarize the qualities expected in a righteous ruler with a scheme of ten royal virtues: giving, moral conduct, relinquishment, honesty, gentleness, personal austerity, non-anger, non-injury, patience, and non-opposition to the will of the people.1 The Kukka Jātaka, for example, describes the virtuous king as one who “following these ten royal virtues, ruling in accordance with the Dhamma, brings about prosperity and progress for himself and others without troubling anyone” (Jātakas III 320).
Để bảo đảm rằng nhà vua có một tiêu chuẩn cai trị mẫu mực để noi theo, Đức Phật đã thiết lập lý tưởng về “vị Chuyển luân Thánh vương” (rājā cakkavattī), một vị vua chơn chánh cai trị theo đúng Giáo pháp, là quy luật khách quan về sự chơn chánh. Chuyển luân Thánh vương là vị đối tác thế gian của Đức Phật; đối với cả hai, bánh xe là biểu tượng của quyền lực. Như Kinh Văn X, 6, (3) chỉ rõ, Giáo pháp mà vị Chuyển luân Thánh vương tuân theo là nguyên lý đạo đức cho việc cai trị của nhà vua. Nhà vua trải rộng sự bảo vệ cho tất cả mọi loài trong vương quốc của mình, cho mọi người trong các giai tầng xã hội và thậm chí cho cả chim muông và cầm thú. Được biểu tượng hóa bằng hình ảnh bánh xe báu thiêng liêng, là quy luật của sự chơn chánh giúp nhà vua có thể chinh phục thế giới bằng các biện pháp hòa bình và thiết lập một nền cai trị an bình mang tính phổ quát, dựa trên sự tuân thủ năm giới và mười thiện nghiệp, như được mô tả trong Kinh Văn X, 6, (4).
To ensure that kings had an exemplary standard of rulership to emulate, the Buddha established the ideal of the “wheel-turning monarch” (rājā cakkavattī), the righteous king who rules in compliance with the Dhamma, the impersonal law of righteousness. The wheel-turning monarch is the secular counterpart of the Buddha; for both, the wheel is the symbol of their authority. As Text X,6(3) shows, the Dhamma that the wheel-turning monarch obeys is the ethical justification for his rule. He extends protection to all in his realm, to people from every walk of life and even to the birds and beasts. Symbolized by the sacred wheel-treasure, the law of righteousness enables the king to peaceably conquer the world and establish a universal reign of peace based on observance of the five precepts and the ten courses of wholesome action, as described in Text X,6(4).
Một trong những nhiệm vụ của nhà vua là ngăn cản tội phạm xâm nhập vào vương quốc của mình, và để giữ cho vương quốc được an toàn không có tội phạm, ngài phải ban tặng của cải cho những người thiếu thốn. Trong Phật giáo Nguyên thủy, nghèo đói được xem là mảnh đất nuôi dưỡng tội phạm và vì thế việc xóa bỏ nghèo đói trở thành một trong những nhiệm vụ của hoàng gia. Nhiệm vụ này được đề cập trong số những nhiệm vụ của vị Chuyển luân Thánh vương trong Kinh Văn X, 6, (6), trong đó cho thấy, từ chỗ thất bại trong việc xóa bỏ nghèo đói, bằng cách nào mà tất cả tội phạm phát sinh như: trộm cắp, giết người, nói láo, và những tội phạm khác. Nhiệm vụ của nhà vua trong việc xóa bỏ nghèo đói được kết hợp trong Kinh Văn X, 6, (6). Ở đây, trong một câu chuyện được cho là đề cập dến một quá khứ xa xăm, một vị quốc sư trí tuệ - không ai khác hơn là Đức Phật trong một tiền kiếp của Ngài - khuyên nhà vua phương cách đúng đắn để chấm dứt nạn trộm cắp và băng đảng tội phạm đang gieo tai họa cho vương quốc của nhà vua, đó không phải là áp đặt các hình phạt nặng nề và áp dụng luật pháp nghiêm khắc hơn, nhưng là bằng cách ban phát cho dân chúng những phương tiện cần thiết để họ có thể kiếm sống một cách tử tế. Một khi dân chúng được hưởng một tiêu chuẩn sống đầy đủ, thì họ sẽ không còn quan tâm đến việc xâm hại kẻ khác và đất nước sẽ vui hưởng thái bình an lạc.
Among the monarch’s duties is to prevent crime from proliferating in his kingdom, and to keep the kingdom safe from crime he must give wealth to those in need. In Early Buddhism, poverty is regarded as the breeding ground of criminality and the alleviation of poverty thus becomes one of the royal duties. This duty is mentioned among the obligations of a wheel-turning monarch in Text X,6(5), which shows how, from the failure to alleviate poverty, all manner of moral depravities arise: theft, murder, lying, and other transgressions. The king’s obligation to relieve poverty is elaborated in X,6(6). Here, in a story purportedly referring to the distant past, a wise chaplain — who is none other than the Buddha in a previous birth — advises the king that the proper way to end the theft and brigandage plaguing his realm is not by imposing harsher punishments and stricter law enforcement but by giving the citizens the means they need to earn a decent living. Once the people enjoy a satisfactory standard of living, they lose all interest in harming others and the country enjoys peace and tranquility.
I. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
X. Establishing an Equitable Society
I. TRÁCH NHIỆM HỖ TƯƠNG
1. RECIPROCAL RESPONSIBILITIES
[Đức Phật nói với một thanh niên tên là Sigalaka (Thi-ca-la- việt)]:
[The Buddha is speaking to a young man named Sīgalaka:]
– Này con trai của gia chủ, các bậc Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Sáu điểm này được xem như là sáu phương. Phương đông chỉ cha mẹ. Phương nam chỉ các bậc thầy. Phương tây chỉ vợ con. Phương bắc chỉ bạn bè. Phương dưới chỉ gia nhân, thợ thuyền, người giúp việc. Phương trên chỉ Sa môn, Bà-la-môn.
“And how, young man, does the noble disciple protect the six directions? These six things are to be regarded as the six directions. The east denotes mother and father. The south denotes teachers. The west denotes wife and children. The north denotes friends and companions. The nadir denotes servants, workers, and helpers. The zenith denotes ascetics and brahmins.
– Có năm cách người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương đông. [Người con phải suy nghĩ rằng]: “Tôi đã được cha mẹ nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ. Tôi sẽ làm tròn bổn phận đối với cha mẹ. Tôi sẽ gìn giữ truyền thống gia đình. Tôi sẽ sống xứng đáng là người thừa kế. Sau khi cha mẹ tôi qua đời, tôi sẽ cúng dường phẩm vật để hồi hướng công đức cho cha mẹ.” Và cha mẹ được con phụng dưỡng như phương đông, sẽ có năm cách để đáp trả lại: cha mẹ sẽ ngăn cản con làm điều ác, ủng hộ con làm điều thiện, dạy con có tay nghề, cưới vợ thích hợp cho con, và vào đúng thời điểm sẽ trao quyền thừa kế cho con. Bằng cách này, phương đông được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi tai họa nguy hiểm.
“There are five ways in which a son should minister to his mother and father as the eastern direction. [He should think:] ‘Having been supported by them, I will support them. I will perform their duties for them. I will keep up the family tradition. I will be worthy of my heritage. After my parents’ deaths I will distribute gifts on their behalf.’ And there are five ways in which the parents, so ministered to by their son as the eastern direction, will reciprocate: they will restrain him from evil, support him in doing good, teach him some skill, find him a suitable wife, and, in due time, hand over his inheritance to him. In this way the eastern direction is covered, making it secure and free from peril.
– Có năm cách người đệ tử phải phụng dưỡng các bậc thầy như phương nam: bằng cách đứng lên chào thầy, hầu hạ thầy, lắng nghe thầy, phục vụ thầy, nắm vững các kỹ năng thầy đã dạy. Và các bậc thầy được đệ tử phụng dưỡng như phương nam, sẽ có năm cách đáp trả lại: các thầy sẽ huấn luyện tận tình, bảo đảm các đệ tử nắm vững được những gì họ cần phải nắm vững, dạy cho đệ tử thông suốt vững vàng các nghề nghiệp, giới thiệu đệ tử với các bạn bè đồng nghiệp, cung cấp sự an toàn cho đệ tử về mọi mặt. Bằng cách này, phương nam được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi tai họa nguy hiểm.
“There are five ways in which pupils should minister to their teachers as the southern direction: by rising to greet them, by waiting on them, by being attentive, by serving them, by mastering the skills they teach. And there are five ways in which their teachers, thus ministered to by their pupils as the southern direction, will reciprocate: they will give thorough instruction, make sure they have grasped what they should have duly grasped, give them a thorough grounding in all skills, recommend them to their friends and colleagues, and provide them with security in all directions. In this way the southern direction is covered, making it secure and free from peril.
– Có năm cách người chồng phải đối xử với vợ như phương tây: tôn trọng vợ bằng cách không xem thường vợ, chung thủy với vợ, trao quyền hành cho vợ, tặng vợ những món đồ trang sức. Và người vợ được chồng đối xử như vậy sẽ có năm cách để đáp lại: bằng cách tổ chức tốt đẹp công việc nội trợ, đối xử tử tế với gia nhân, trung thành với chồng, giữ gìn tài sản của chồng, khéo léo và cần mẫn trong mọi việc cần phải làm. Bằng cách này, phương tây được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi tai họa nguy hiểm.
“There are five ways in which a husband should minister to his wife as the western direction: by honoring her, by not disparaging her, by not being unfaithful to her, by giving authority to her, by providing her with adornments. And there are five ways in which a wife, thus ministered to by her husband as the western direction, will reciprocate: by properly organizing her work, by being kind to the servants, by not being unfaithful, by protecting stores, and by being skillful and diligent in all she has to do. In this way the western direction is covered, making it secure and free from peril.
– Có năm cách một người nam phải đối xử với bạn bè và người đồng sự như phương bắc: bằng cách tặng quà cho bạn, nói lời ái ngữ, quan tâm đến an sinh của bạn, đối xử với bạn như với chính mình và giữ lời hứa. Người bạn và người đồng sự được đối xử như vậy sẽ có năm cách đáp trả lại: chăm sóc bạn khi bạn lơ đãng, chăm sóc tài sản của bạn khi bạn lơ đãng, là nơi nương tựa cho bạn khi bạn sợ hãi, không bỏ rơi bạn khi bạn gặp khó khăn, quan tâm đến con cái của bạn. Bằng cách này, phương bắc được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi tai họa nguy hiểm.
“There are five ways in which a man should minister to his friends and companions as the northern direction: by gifts, by kindly words, by looking after their welfare, by treating them like himself, and by keeping his word. And there are five ways in which friends and companions, thus ministered to by a man as the northern direction, will reciprocate: by looking after him when he is inattentive, by looking after his property when he is inattentive, by being a refuge when he is afraid, by not deserting him when he is in trouble, and by showing concern for his children. In this way the northern direction is covered, making it secure and free from peril.
– Có năm cách một chủ nhân phải đối xử với nô bộc và công nhân của mình như phương dưới: bằng cách sắp xếp công việc theo khả năng của họ, lo cung cấp thực phẩm và lương tiền cho họ, chăm sóc khi họ ốm đau, chia sẻ thức ăn ngon với họ và cho họ nghỉ phép đúng lúc. Những nô bộc và công nhân được chủ nhân đối xử như vậy, sẽ có năm cách đáp trả lại: họ phải thức dậy sớm hơn chủ, đi ngủ muộn hơn chủ, chỉ nhận những gì chủ cho, làm thật tốt công việc của mình, là những người mang lại danh thơm tiếng tốt cho chủ nhân. Bằng cách này, phương dưới được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi tai họa nguy hiểm.
“There are five ways in which a master should minister to his servants and workers as the nadir: by arranging their work according to their strength, by supplying them with food and wages, by looking after them when they are ill, by sharing special delicacies with them, and by letting them off work at the right time. And there are five ways in which servants and workers, thus ministered to by their master as the nadir, will reciprocate: they will get up before him, go to bed after him, take only what they are given, do their work properly, and be bearers of his praise and good repute. In this way the nadir is covered, making it secure and free from peril.
– Có năm cách một gia chủ phải đối xử với Sa-môn và Bà- la-môn như phương trên: bằng cách bày tỏ lòng kính yêu về thân, khẩu, ý; mở rộng cửa đón các vị ấy, cúng dường các vị ấy những phẩm vật cần thiết. Các Sa-môn, Bà-la-môn được gia chủ đối xử như phương trên sẽ có năm cách để đáp trả lại: ngăn cản không để gia chủ làm điều ác, khuyến khích gia chủ làm điều thiện, có lòng từ bi đối với gia chủ, giảng dạy cho gia chủ những gì người ấy chưa được nghe, làm sáng tỏ những gì gia chủ đã được nghe và chỉ bày cho gia chủ con đường đưa đến cõi Thiên. Bằng cách này, phương trên được che chở, trở nên an bình và thoát khỏi tai họa nguy hiểm.
“There are five ways in which a man should minister to ascetics and brahmins as the zenith: by kindness in bodily deed, speech, and thought, by keeping open house for them, and by supplying their bodily needs. And the ascetics and brahmins, thus ministered to by him as the zenith, will reciprocate in six ways: they will restrain him from evil, enjoin him in the good, be compassionate toward him, teach him what he has not learned, clarify what he has learned, and point out to him the way to heaven. In this way the zenith is covered, making it secure and free from peril.”
(Trường BK II, Kinh số 31: Kinh giáo thọ Thi-Ca-La-Việt, tr. 529-545)
(1) Công ơn cha mẹ thật vĩ đại
(1) Parents Are of Great Help
– Này các Tỷ-kheo, những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng, thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với Phạm thiên. Những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng, thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với các bậc đạo sư thời xưa cổ. Những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với chư Thiên thời cổ xưa. Những gia đình nào trong nhà cha mẹ được con cái kính trọng, thì những gia đình ấy được xem như là cư trú với các bậc Thánh.
“Monks, those families dwell with Brahmā where at home the parents are respected by their children. Those families dwell with the ancient teachers where at home the parents are respected by their children. Those families dwell with the ancient deities where at home the parents are respected by the children. Those families dwell with the holy ones where at home the parents are respected by their children.
– Này các Tỷ-kheo, ‘Phạm thiên’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. ‘Các bậc đạo sư xưa cổ’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. ‘Chư Thiên thời xưa cổ’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. ‘Các bậc Thánh’ là từ dùng để chỉ cha mẹ. Vì sao? Vì công ơn cha mẹ thật vĩ đại; cha mẹ nuôi con khôn lớn, cho con ăn và dạy cho con biết về cuộc đời.
“‘Brahmā,’ monks, is a term for father and mother. ‘The ancient teachers’ is a term for father and mother. ‘The ancient deities’ is a term for father and mother. ‘The holy ones’ is a term for father and mother. And why? Parents are of great help to their children; they bring them up, feed them, and show them the world.”
(Tăng Chi BK I, Ch. IV (III):63, tr. 684-685)
(2) Đền đáp công ơn cha mẹ
(2) Repaying One’s Parents
– Này các Tỷ-kheo, ta tuyên bố rằng có hai vị mà con người không thể nào đền đáp được công ơn. Hai vị ấy là ai? Đó là cha và mẹ.
“Monks, I declare that there are two persons that are not easily repaid. What two? One’s mother and father.
Thậm chí nếu một người trên một vai cõng mẹ, và vai kia cõng cha, làm như vậy nếu sống được một trăm năm, cho đến khi tuổi tròn một trăm; và nếu người ấy chăm sóc cha mẹ bằng cách bôi dầu, xoa bóp, tắm rửa, đấm bóp tay chân, và ngay cả phải dọn phân của cha mẹ - như vậy người ấy vẫn chưa làm đầy đủ bổn phận đối với cha mẹ, cũng chưa đền đáp được công ơn cha mẹ. Ngay cả nếu người ấy thiết lập, bố trí cha mẹ như những vị vua chúa tối cao trên quả đất này với bảy báu vật thật sang trọng, người ấy vẫn chưa làm đủ bổn phận đối với cha mẹ, cũng chưa đền đáp được công ơn cha mẹ. Vì sao? Vì công ơn cha mẹ thật vĩ đại; cha mẹ nuôi con khôn lớn, cho con ăn, và dạy cho con biết về cuộc đời.
Even if one should carry about one’s mother on one shoulder and one’s father on the other, and while doing so should live a hundred years, reach the age of a hundred years; and if one should attend to them by anointing them with balms, by massaging, bathing, and rubbing their limbs, and they should even void their excrements there — even by that one would not do enough for one’s parents, nor would one repay them. Even if one were to establish one’s parents as the supreme lords and rulers over this earth so rich in the seven treasures, one would not do enough for them, nor would one repay them. For what reason? Parents are of great help to their children; they bring them up, feed them, and show them the world.
Nhưng, người mà cha mẹ không có lòng tin, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ có lòng tin; người có cha mẹ thiếu đạo đức, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ sống có đạo đức; người có cha mẹ keo kiệt, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ biết bố thí; người có cha mẹ còn mê muội, biết khuyến khích, sắp xếp và bố trí cho cha mẹ có trí tuệ - này các Tỷ-kheo, một người như vậy là đã làm đầy đủ bổn phận đối với cha mẹ: người ấy đã đền đáp công ơn cha mẹ, và đã đền đáp nhiều hơn những gì mà cha mẹ đã làm cho người ấy.
But one who encourages his unbelieving parents, settles and establishes them in faith; who encourages his immoral parents, settles and establishes them in moral virtue; who encourages his miserly parents, settles and establishes them in generosity; who encourages his ignorant parents, settles and establishes them in wisdom — such a one does enough for his parents: he repays them and more than repays them for what they have done.”
(Tăng Chi BK I, Ch. II (VI):2, tr. 119-120)
Một thời, Thế Tôn đang du hành trên con đường giữa Madhurā và Veranjā, nhiều gia chủ và vợ của họ cùng đi trên con đường đó. Rồi Thế Tôn rời khỏi con đường và ngồi xuống trên một chỗ ngồi đã soạn sẵn dưới một gốc cây. Các gia chủ và vợ của họ thấy Thế Tôn ngồi đấy liền đi đến Thế Tôn. Sau khi đảnh lễ Thế Tôn, họ ngồi xuống một bên và Thế Tôn nói với họ:
On one occasion the Blessed One was traveling along the highway between Madhurā and Verañjā, and a number of householders and their wives were traveling along the same road. Then the Blessed One left the road and sat down on a seat at the foot of a tree. The householders and their wives saw the Blessed One sitting there and approached him. Having paid homage to him, they sat down to one side, and the Blessed One then said to them:
– Này các gia chủ, có bốn kiểu hôn nhân. Thế nào là bốn? Một kẻ đê tiện sống chung với một kẻ đê tiện, một kẻ đê tiện sống chung với một thiên nữ, một thiên nam sống chung với một kẻ đê tiện, một thiên nam sống chung với một thiên nữ.
“Householders, there are these four kinds of marriages. What four? A wretch lives together with a wretch; a wretch lives together with a goddess; a god lives together with a wretch; a god lives together with a goddess.
– Và thế nào là một kẻ đê tiện sống chung với một kẻ đê tiện? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ sát sanh; lấy của không cho; dấn thân vào tà dâm; nói láo; say sưa uống các loại rượu men, rượu mạnh và các chất gây nghiện, là nền móng của ác hạnh. Ông ta vô đạo đức, tánh tình xấu ác, sống trong gia đình với tâm bị cấu uế keo kiệt chi phối. Ông ta xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Và vợ của ông ta cũng giống y hệt ông ta về mọi mặt. Như vậy chính là kiểu người đê tiện sống chung với người đê tiện.
“And how does a wretch live together with a wretch? Here, householders, the husband is one who destroys life, takes what is not given, engages in sexual misconduct, speaks falsely, and indulges in wines, liquor, and intoxicants, the basis for negligence; he is immoral, of bad character; he dwells at home with a heart obsessed by the stain of miserliness; he abuses and reviles ascetics and brahmins. And his wife is exactly the same in all respects. It is in such a way that a wretch lives together with a wretch.
– Và thế nào là một kẻ đê tiện sống chung với một thiên nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ sát sanh… ông ta xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Nhưng vợ ông ta là người từ bỏ sát sanh… không uống các loại rượu men, rượu mạnh và các chất gây nghiện. Bà ấy là người có đạo đức, tánh tình tốt; sống trong gia đình với tâm không bị cấu uế keo kiệt chi phối. Bà ấy không xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Như vậy chính là kiểu người đê tiện sống chung với thiên nữ.
“And how does a wretch live together with a goddess? Here, householders, the husband is one who destroys life . . . who abuses and reviles ascetics and brahmins. But his wife is one who abstains from the destruction of life . . . from wines, liquor, and intoxicants; she is virtuous, of good character; she dwells at home with a heart free from the stain of miserliness; she does not abuse or revile ascetics and brahmins. It is in such a way that a wretch lives together with a goddess.
– Và thế nào là một thiên nam sống chung với một kẻ đê tiện? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ từ bỏ sát sanh... không xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Nhưng vợ của ông ta là kẻ sát sanh… xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Như vậy chính là kiểu một thiên nam sống chung với một kẻ đê tiện.
“And how does a god live together with a wretch? Here, householders, the husband is one who abstains from the destruction of life . . . who does not abuse or revile ascetics and brahmins. But his wife is one who destroys life . . . who abuses and reviles ascetics and brahmins. It is in such a way that a god lives together with a wretch.
– Và thế nào là một thiên nam sống chung với một thiên nữ? Ở đây, này các gia chủ, người chồng là một kẻ từ bỏ sát sanh... từ bỏ uống các loại rượu men, rượu mạnh và các chất gây nghiện. Ông ta là người có đạo đức, tánh tình tốt; sống trong gia đình với tâm không bị cấu uế keo kiệt chi phối. Ông ấy không xúc phạm chửi mắng các Sa-môn và Bà-la-môn. Và vợ của ông ta cũng giống y hệt ông ta về mọi mặt. Đấy chính là kiểu một thiên nam sống chung với một thiên nữ.
“And how does a god live together with a goddess? Here, householders, the husband is one who abstains from the destruction of life . . . from wines, liquor, and intoxicants; he is virtuous, of good character; he dwells at home with a heart free from the stain of miserliness; he does not abuse or revile ascetics and brahmins. And his wife is exactly the same in all respects. It is in such a way that a god lives together with a goddess.
Này các gia chủ, đấy là bốn kiểu hôn nhân.
“These, householders, are the four kinds of marriages.”
(Tăng Chi BK I, Ch. IV (III):53, tr. 661-663)
(1) Vì lợi lạc của nhiều người
(1) For the Welfare of Many
– “Này các Tỷ-kheo, khi một người có đức hạnh được sinh ra trong gia đình, đó là điều lợi lạc, an vui và hạnh phúc cho nhiều người. Người ấy đem lại lợi lạc, an vui và hạnh phúc cho: (1) cha mẹ, (2) vợ con, (3) gia nhân, người làm công và người giúp việc, (4) bạn bè và thân hữu, (5) Sa-môn và Bà-la-môn.”
“Monks, when a good person is born in a family, it is for the good, welfare, and happiness of many people. It is for the good, welfare, and happiness of (1) his mother and father, (2) his wife and children, (3) his servants, workers, and helpers, (4) his friends and companions, and (5) ascetics and brahmins.
Cũng giống như một trận mưa lớn, nuôi dưỡng các vụ mùa, đem lại lợi lạc, an vui và hạnh phúc cho nhiều người. Cũng vậy, khi một người có đức hạnh được sinh ra trong gia đình, đó là điều lợi lạc, an vui và hạnh phúc cho nhiều người. Người ấy đem lại lợi lạc, an vui và hạnh phúc cho … Sa-môn và Bà-la-môn.”
Just as a great rain cloud, nurturing all the crops, appears for the good, welfare, and happiness of many people, so too, when a good person is born in a family, it is for the good, welfare, and happiness of many people. It is for the good, welfare, and happiness of his mother and father . . . ascetics and brahmins.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V (V):42, tr. 377-378)
(2) Giống như núi Hy-mã-lạp-sơn
– “Này các Tỷ-kheo, dựa trên núi Hy-mã-lạp-sơn, là vua của mọi ngọn núi, các cây sala lớn lên trong năm phương diện. Thế nào là năm? (1) Chúng lớn lên từ cành, lá và toàn bộ lá cây; (2) chúng lớn từ vỏ cây; (3) chúng lớn lên từ đọt cây; (4) chúng lớn lên từ vỏ ngoài; (5) chúng lớn lên từ lõi cây. Dựa trên núi Hy-mã- lạp-sơn, là vua của mọi ngọn núi, các cây sala lớn lên trong năm phương diện. Cũng vậy, khi người chủ gia đình có lòng tin, những người trong gia đình còn lệ thuộc vào ông ấy cũng tăng trưởng về năm phương diện. Thế nào là năm? (1) Họ tăng trưởng lòng tin; (2) họ tăng trưởng đức hạnh; (3) họ tăng trưởng về học tập (Giáo pháp); (4) họ tăng trưởng tâm bố thí; (5) họ tăng trưởng trí tuệ. Khi người chủ gia đình có lòng tin, những người trong gia đình còn lệ thuộc vào ông ấy cũng tăng trưởng về năm phương diện.”
“Monks, based on the Himalayas, the king of mountains, great sal trees grow in five ways. What five? (1) They grow in branches, leaves, and foliage; (2) they grow in bark; (3) they grow in shoots; (4) they grow in softwood; and (5) they grow in heartwood. Based on the Himalayas, the king of mountains, great sal trees grow in these five ways. So too, when the family head is endowed with faith, the people in the family who depend on him grow in five ways. What five? (1) They grow in faith; (2) they grow in virtuous behavior; (3) they grow in learning; (4) they grow in generosity; and (5) they grow in wisdom. When the head of a family is endowed with faith, the people in the family who depend on him grow in these five ways.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V (IV):40, tr. 372-373)
(3) Những phương cách tìm kiếm tài sản
(3) Ways of Seeking Wealth
– “Người gia chủ tìm kiếm tài sản một cách chơn chánh, không dùng bạo lực và làm cho mình được hạnh phúc an vui; biết chia sẻ tài sản với người khác, biết làm những việc công đức; và sử dụng tài sản mà không bị nó trói buộc, không mê đắm, không bị cuốn hút mù quáng vào tài sản, thấy được sự nguy hiểm trong đó và hiểu biết cách thoát ly nó - người ấy có thể được khen ngợi dựa trên bốn lý do. Lý do thứ nhất mà người ấy có thể được khen ngợi là vì người ấy đã tìm kiếm tài sản một cách chơn chánh, không dùng bạo lực. Lý do thứ hai mà người ấy có thể được khen ngợi là vì người ấy làm cho mình được hạnh phúc và an vui. Lý do thứ ba mà người ấy có thể được khen ngợi là vì người ấy biết chia sẻ tài sản với người khác, và biết làm những việc công đức. Lý do thứ tư mà người ấy có thể được khen ngợi là vì người ấy sử dụng tài sản mà không bị nó trói buộc, không mê đắm, không bị cuốn hút mù quáng vào tài sản, thấy được sự nguy hiểm trong đó, và hiểu biết cách thoát ly nó. Người gia chủ ấy có thể được khen ngợi dựa trên bốn lý do này.
“The householder who seeks wealth righteously, without violence, and makes himself happy and pleased, and shares it and does meritorious deeds, and uses that wealth without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape — he may be praised on four grounds. The first ground on which he may be praised is that he seeks wealth righteously, without violence. The second ground on which he may be praised is that he makes himself happy and pleased. The third ground on which he may be praised is that he shares the wealth and does meritorious deeds. The fourth ground on which he may be praised is that he uses that wealth without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape. This householder may be praised on these four grounds.
– “Cũng giống như từ con bò ta có sữa, từ sữa có sữa đông, từ sữa đông có bơ, từ bơ có bơ trắng, từ bơ trắng có kem bơ trắng (đề- hồ), được xem là ngon nhất trong tất cả các loại trên. Cũng vậy, trong tất cả các gia chủ, người đứng đầu, người tốt nhất, người nổi bật, người tối cao và người tối ưu là người tìm kiếm tài sản một cách chơn chánh, không dùng bạo lực, và làm cho mình được hạnh phúc an vui; biết chia sẻ tài sản với người khác, biết làm những việc công đức; và sử dụng tài sản mà không bị nó trói buộc, không mê đắm, không bị cuốn hút mù quáng vào tài sản, thấy được sự nguy hiểm trong đó, và hiểu biết cách thoát ly nó.”
“Just as from a cow comes milk, from milk curd, from curd butter, from butter ghee, and from ghee comes cream-of-ghee, which is reckoned the foremost of all these, so among all householders, the foremost, the best, the preeminent, the supreme, and the finest is the one who seeks wealth righteously, without violence; and having done so, makes himself happy and pleased; and shares the wealth and does meritorious deeds; and uses that wealth without being tied to it, infatuated with it, and blindly absorbed in it, seeing the danger in it and understanding the escape.”
(Tăng Chi BK IV, Ch. X, (X):91, tr. 485-487)
(from AN 10:91, NDB 1461; see too SN 42:12, CDB 1356)
(4) Tránh làm các nghề bất chánh
(4) Avoiding Wrong Livelihood
“Này các Tỷ-kheo, một người Phật tử không nên dấn thân làm năm nghề này. Thế nào là năm? Buôn bán vũ khí, buôn bán động vật sống, buôn bán thịt, buôn bán rượu và chất gây nghiện, buôn bán thuốc độc. Một người Phật tử không nên dấn thân làm năm nghề này.”
“Monks, a lay follower should not engage in these five trades. What five? Trading in weapons, trading in living beings, trading in meat, trading in intoxicants, and trading in poisons. A lay follower should not engage in these five trades.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V, (XVIII):177, tr. 646-647)
(5) Sử dụng tài sản đúng đắn
(5) The Proper Use of Wealth
Thế Tôn nói với trưởng giả Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika): “Này gia chủ, có năm cách sử dụng tài sản đúng đắn. Thế nào là năm?
The Blessed One said to the householder Anāthapiṇḍika: “Householder, there are these five utilizations of wealth. What are the five?
(1) Ở đây, này gia chủ, với tài sản thâu hoạch do nỗ lực năng động, tích lũy được bằng sức mạnh của cánh tay, kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, tài sản chơn chánh đạt được đúng pháp, vị Thánh đệ tử tạo được hạnh phúc an vui cho chính mình và giữ gìn sự an vui cho mình một cách đúng đắn; người ấy giúp cha mẹ được hạnh phúc an vui và giữ gìn sự an vui cho cha mẹ một cách đúng đắn; người ấy làm cho vợ con, người hầu, nhân công và người giúp việc được an vui hạnh phúc và giữ gìn sự an vui cho họ một cách đúng đắn. Đây là cách sử dụng tài sản đúng đắn thứ nhất.
(1) “Here, householder, with wealth acquired by energetic striving, amassed by the strength of his arms, earned by the sweat of his brow, righteous wealth righteously gained, the noble disciple makes himself happy and pleased and properly maintains himself in happiness; he makes his parents happy and pleased and properly maintains them in happiness; he makes his wife and children, his servants, workers, and helpers happy and pleased and properly maintains them in happiness. This is the first utilization of wealth.
(2) Lại nữa, với tài sản thâu hoạch do nỗ lực năng động… đạt được một cách chơn chánh như thế, vị Thánh đệ tử làm cho bạn bè và những người đồng hành an vui hạnh phúc và duy trì sự an vui hạnh phúc của họ một cách đúng đắn. Đây là cách sử dụng tài sản đúng đắn thứ hai.
(2) “Again, with wealth acquired by energetic striving . . . righteously gained, the noble disciple makes his friends and companions happy and pleased and properly maintains them in happiness. This is the second utilization of wealth.
(3) Lại nữa, với tài sản thâu hoạch do nỗ lực năng động… đạt được một cách chơn chánh như thế, vị Thánh đệ tử có những chuẩn bị để đối phó với những mất mát có thể xảy ra do hỏa hoạn hay lụt lội, do nhà vua, các băng cướp hay những kẻ thừa kế thù nghịch; vị ấy biết bảo vệ an toàn cho mình để đối phó với những kẻ ấy. Đây là cách sử dụng tài sản đúng đắn thứ ba.
(3) “Again, with wealth acquired by energetic striving . . . righteously gained, the noble disciple makes provisions with his wealth against the losses that might arise because of fire or floods, kings or bandits or unloved heirs; he makes himself secure against them. This is the third utilization of wealth.
(4) Hơn nữa, với tài sản thâu hoạch do nỗ lực năng động… đạt được một cách chơn chánh như thế, vị Thánh đệ tử thực hiện năm sự hiến tặng: hiến tặng bà con, quan khách, dâng cúng vong linh tổ tiên, hiến tặng nhà vua, và cúng dường chư Thiên. Đây là cách sử dụng tài sản đúng đắn thứ tư.
(4) “Again, with wealth acquired by energetic striving . . . righteously gained, the noble disciple makes the five oblations: to relatives, guests, ancestors, the king, and the deities. This is the fourth utilization of wealth.
(5) Hơn nữa, này gia chủ, với tài sản thâu hoạch do nỗ lực năng động… đạt được một cách chơn chánh như thế, vị Thánh đệ tử thiết lập sự cúng dường cao thượng - một sự cúng dường thuộc về Thiên giới, kết quả đem lại hạnh phúc dẫn đến cõi Thiên - đó là cúng dường cho các vị Sa-môn, Bà-la-môn, những vị từ bỏ kiêu mạn và phóng dật, những vị an trú trong nhẫn nhục và nhu hòa, hết lòng tự nhiếp phục mình, tự an tịnh mình, và tu tập hướng đến chứng đắc Niết-bàn. Đây là cách sử dụng tài sản đúng đắn thứ năm.”
(5) “Again, with wealth acquired by energetic striving . . . righteously gained, the noble disciple establishes an uplifting offering of alms — an offering that is heavenly, resulting in happiness, conducive to heaven — to those ascetics and brahmins who refrain from intoxication and heedlessness, who are settled in patience and mildness, who tame themselves, calm themselves, and train themselves for nibbāna. This is the fifth utilization of wealth.”
(Tăng Chi BK II, Ch. V (V):41, tr. 374-376)
(1) Không có đặc quyền theo đẳng cấp cố định
(1) No Fixed Hierarchy of Privilege
Rồi người Bà-la-môn Esukārī đi đến Thế Tôn và bạch với Ngài rằng:
Then the brahmin Esukārī went to the Blessed One and said to him:
– Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn quy định bốn cấp bậc phục vụ. Họ quy định cấp bậc phục vụ cho Bà-la-môn, cấp bậc phục vụ cho Sát-đế-lỵ (Khattiya), cấp bậc phục vụ cho Phệ-xá (Vessa), cấp bậc phục vụ cho Thủ-đà (Sudda). Các Bà-la-môn quy định cấp bậc phục vụ như thế này là cấp bậc phục vụ đối với Bà-la- môn: một Bà-la-môn có thể phục vụ một Bà-la-môn, một Sát-đế-lỵ có thể phục vụ một Bà-la-môn, một Phệ-xá có thể phục vụ một Bà- la-môn, một Thủ-đà có thể phục vụ một Bà-la-môn. Họ quy định cấp bậc phục vụ như thế này là cấp bậc phục vụ đối với Sát-đế-lỵ: một Sát-đế-lỵ có thể phục vụ một Sát-đế-lỵ, một Phệ-xá có thể phục vụ một Sát-đế-lỵ, một Thủ-đà có thể phục vụ một Sát-đế-lỵ. Họ quy định cấp bậc phục vụ như thế này là cấp bậc phục vụ đối với một Phệ-xá: một Phệ-xá có thể phục vụ một Phệ-xá, một Thủ- đà có thể phục vụ một Phệ-xá. Họ quy định cấp bậc phục vụ như thế này là cấp bậc phục vụ đối với một Thủ-đà: chỉ có một Thủ-đà có thể phục vụ một Thủ-đà; vì còn ai khác nữa có thể phục vụ một Thủ-đà? Tôn giả Gotama nói gì về vấn đề này?
“Master Gotama, the brahmins prescribe four levels of service. They prescribe the level of service toward a brahmin, the level of service toward a khattiya, the level of service toward a vessa, and the level of service toward a sudda. The brahmins prescribe this as the level of service toward a brahmin: a brahmin may serve a brahmin, a khattiya may serve a brahmin, a vessa may serve a brahmin, and a sudda may serve a brahmin. They prescribe this as the level of service toward a khattiya: a khattiya may serve a khattiya, a vessa may serve a khattiya, and a sudda may serve a khattiya. They prescribe this as the level of service toward a vessa: a vessa may serve a vessa and a sudda may serve a vessa. They prescribe this as the level of service toward a sudda: only a sudda may serve a sudda; for who else could serve a sudda? What does Master Gotama say about this?”
– Này Bà-la-môn, có phải tất cả thế giới ủy quyền cho các Bà-la-môn quy định bốn cấp bậc phục vụ này?
– Thưa Tôn giả Gotama, không phải như vậy.
– Này Bà-la-môn, giả sử có một người nghèo túng, không có một xu dính túi, khốn khổ, bị họ ép buộc phải ăn một miếng thịt và nói rằng: “Này ông bạn, ông phải ăn miếng thịt này và phải trả tiền”; cũng vậy, dù không được sự đồng ý của các Sa-môn và Bà- la-môn khác, các Bà-la-môn này vẫn quy định bốn cấp bậc phục vụ.
“Well, brahmin, has all the world authorized the brahmins to prescribe these four levels of service?” – “No, Master Gotama.” – “Suppose, brahmin, they were to force a cut of meat upon a poor, penniless, destitute man and tell him: ‘Good man, you must eat this meat and pay for it’; so too, without the consent of those [other] ascetics and brahmins, the brahmins nevertheless prescribe those four levels of service.
– Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng tất cả cần phải được phục vụ, Ta cũng không nói rằng không có người nào cần được phục vụ. Bởi vì, nếu trong khi phục vụ một người nào, do sự phục vụ đó, người ấy trở nên xấu hơn và không tốt hơn, thì Ta nói rằng người ấy không nên được phục vụ. Và nếu trong khi phục vụ một người nào, do sự phục vụ đó, người ấy trở nên tốt hơn chứ không phải trở nên xấu hơn thì Ta nói rằng người ấy cần được phục vụ.
“I do not say, brahmin, that all are to be served, nor do I say that none are to be served. For if, when serving someone, one becomes worse and not better because of that service, then I say that he should not be served. And if, when serving someone, one becomes better and not worse because of that service, then I say that he should be served. . . .
– Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng một người nào đó là tốt hơn vì người ấy xuất thân từ một gia đình quyền quý, Ta cũng không nói rằng một người nào đó là xấu hơn bởi vì người đó xuất thân từ một gia đình quyền quý. Ta không nói rằng một người nào đó tốt hơn vì người ấy có nhan sắc xinh đẹp, Ta cũng không nói rằng một người nào đó xấu hơn vì người ấy có nhan sắc xinh đẹp. Ta không nói rằng một người nào đó là tốt hơn vì người ấy có nhiều tài sản, Ta cũng không nói rằng một người nào đó là xấu hơn vì người ấy có nhiều tài sản. Vì một người xuất thân từ gia đình quyền quý có thể phạm tội sát sanh, lấy của không cho, có tà hạnh trong các dục, nói láo, nói lời chia rẽ, nói lời thô bạo, nói lời phù phiếm, tham lam, có tâm sân hận, và nắm giữ tà kiến. Vì vậy, Ta không nói rằng một người nào đó là tốt hơn vì người ấy xuất thân từ một gia đình quyền quý. Nhưng một người xuất thân từ gia đình quyền quý cũng có thể từ bỏ sát sanh; từ bỏ lấy của không cho; từ bỏ tà hạnh trong các dục; từ bỏ nói láo, nói lời chia rẽ, nói lời thô bạo, nói lời phù phiếm; và người ấy không tham lam, có tâm bao dung, và có chánh kiến. Vì vậy Ta không nói rằng một người nào đó là xấu hơn bởi vì người đó xuất thân từ một gia đình quyền quý.
“I do not say, brahmin, that one is better because one is from an aristocratic family, nor do I say that one is worse because one is from an aristocratic family. I do not say that one is better because one is of great beauty, nor do I say that one is worse because one is of great beauty. I do not say that one is better because one is of great wealth, nor do I say that one is worse because one is of great wealth. For one from an aristocratic family may destroy life, take what is not given, engage in sexual misconduct, speak falsely, speak divisively, speak harshly, gossip, be covetous, have a mind of ill will, and hold wrong view. Therefore I do not say that one is better because one is from an aristocratic family. But also one from an aristocratic family may abstain from destroying life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from idle chatter, and he may be uncovetous, have a benevolent mind, and hold right view. Therefore I do not say that one is worse because one is from an aristocratic family.
– Này Bà-la-môn, Ta không nói rằng tất cả cần phải được phục vụ, Ta cũng không nói rằng không có người nào cần được phục vụ. Bởi vì, nếu trong khi phục vụ người nào đó, do sự phục vụ này người ấy tăng trưởng lòng tin, tăng trưởng đức hạnh, học hỏi, bố thí, và trí tuệ, thì Ta nói rằng người ấy cần được phục vụ.
“I do not say, brahmin, that all are to be served, nor do I say that none are to be served. For if, when serving someone, one’s faith, virtue, learning, generosity, and wisdom increase in his service, then I say that he should be served.”
Sau khi nghe như vậy, người Bà-la-môn Esukārī bạch Thế Tôn:
The brahmin Esukārī next said to the Blessed One:
– Thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn quy định bốn loại tài sản: tài sản của người Bà-la-môn, tài sản của người Sát-đế-lỵ, tài sản của người Phệ-xá, tài sản của người Thủ-đà. Các Bà-la-môn quy định khất thực là tài sản của Bà-la-môn; khi một Bà-la-môn khinh thường việc khất thực thì người ấy đã vi phạm bổn phận của mình, giống như một người canh gác đã lấy của không cho. Các Bà-la-môn quy định cung và tên là tài sản của người Sát-đế-lỵ; khi một người Sát-đế-lỵ khinh thường cung và tên thì người ấy đã vi phạm bổn phận của mình, giống như một người canh gác đã lấy của không cho. Các Bà-la-môn quy định nghề nông và chăn nuôi là tài sản của người Phệ-xá; khi một người Phệ-xá khinh thường nghề nông và chăn nuôi thì người ấy đã vi phạm bổn phận của mình, giống như một người canh gác đã lấy của không cho. Các Bà-la-môn quy định lưỡi liềm và đòn gánh là tài sản của người Thủ-đà; khi một người Thủ-đà khinh thường lưỡi liềm và đòn gánh thì người ấy đã vi phạm bổn phận của mình, giống như một người canh gác đã lấy của không cho. Tôn giả Gotama nói gì về việc này?
– Này Bà-la-môn, có phải tất cả thế giới ủy quyền cho các Bà-la-môn quy định bốn loại tài sản như vậy?
“Master Gotama, the brahmins prescribe four types of wealth: the wealth of a brahmin, the wealth of a khattiya, the wealth of a vessa, and the wealth of a sudda. The brahmins prescribe wandering for alms as the wealth of a brahmin; a brahmin who spurns wandering for alms abuses his duty like a guard who takes what has not been given. They prescribe the bow and quiver as the wealth of a khattiya; a khattiya who spurns the bow and quiver abuses his duty like a guard who takes what has not been given. They prescribe agriculture and cattle-breeding as the wealth of a vessa; a vessa who spurns farming and cattle-breeding abuses his duty like a guard who takes what has not been given. They prescribe the sickle and carrying-pole as the wealth of a sudda; a sudda who spurns the sickle and carrying-pole abuses his duty like a guard who takes what has not been given. What does Master Gotama say about this?”
– Thưa Tôn giả Gotama, không phải như vậy.
– Này Bà-la-môn, giả sử có một người nghèo túng, không có một xu dính túi, khốn khổ, bị họ ép buộc phải ăn một miếng thịt và nói rằng: “Này ông bạn, ông phải ăn miếng thịt này và phải trả tiền”; cũng vậy, dù không được sự đồng ý của các Sa-môn và Bà-la-môn khác, các Bà-la-môn này vẫn quy định bốn loại tài sản như vậy.
“Well, brahmin, has all the world authorized the brahmins to prescribe these four types of wealth?” – “No, Master Gotama.” – “Suppose, brahmin, they were to force a cut of meat upon a poor, penniless, destitute man and tell him: ‘Good man, you must eat this meat and pay for it’; so too, without the consent of those [other] ascetics and brahmins, the brahmins nevertheless prescribe these four types of wealth.
– Này Bà-la-môn, Ta tuyên bố rằng Giáo pháp cao thượng siêu phàm là tài sản riêng của mỗi người. Nhưng khi truy tìm về dòng giống gia tộc bên mẹ và bên cha từ thời xa xưa, con người được công nhận như thế nào là tùy theo nơi người ấy sinh ra. Nếu người ấy sinh ra trong bộ tộc Sát-đế-lỵ, thì người ấy được xem như là một Sát-đế-lỵ; nếu người ấy sinh ra trong bộ tộc Bà-la-môn, thì người ấy được xem như là một Bà-la-môn; nếu người ấy sinh ra trong bộ tộc Phệ-xá, thì người ấy được xem như là một Phệ-xá; nếu người ấy sinh ra trong bộ tộc Thủ-đà, thì người ấy được xem như là một Thủ-đà. Cũng như lửa được gọi tên như thế nào là tùy thuộc vào điều kiện nào nó được đốt cháy - khi lửa được đốt cháy nhờ củi, thì nó được gọi là lửa củi; khi lửa được đốt cháy nhờ cọng que, thì nó được gọi là lửa cọng que; khi lửa được đốt cháy nhờ cỏ, thì nó được gọi là lửa cỏ; khi lửa được đốt cháy nhờ phân bò, thì nó được gọi là lửa phân bò - cũng vậy, này Bà-la-môn, ta tuyên bố rằng Giáo pháp cao thượng siêu phàm là tài sản riêng của mỗi người. Nhưng khi truy tìm về dòng giống gia tộc bên mẹ và bên cha từ thời xa xưa, con người được công nhận như thế nào là tùy theo nơi người ấy sinh ra.
“Brahmin, I declare the noble supramundane Dhamma as a person’s own wealth. But recollecting his ancient maternal and paternal family lineage, he is reckoned according to wherever he is reborn. If he is reborn in a clan of khattiyas, he is reckoned as a khattiya; if he is reborn in a clan of brahmins, he is reckoned as a brahmin; if he is reborn in a clan of vessas, he is reckoned as a vessa; if he is reborn in a clan of suddas, he is reckoned as a sudda. Just as fire is reckoned by the particular condition dependent on which it burns — when fire burns dependent on logs, it is reckoned as a log fire; when fire burns dependent on faggots, it is reckoned as a faggot fire; when fire burns dependent on grass, it is reckoned as a grass fire; when fire burns dependent on cowdung, it is reckoned as a cowdung fire — so too, brahmin, I declare the noble supramundane Dhamma as a person’s own wealth. But recollecting his ancient maternal and paternal lineage, he is reckoned according to wherever he is reborn.”
(Trung BK II, Kinh số 96, tr. 739-747)
(from MN 96, MLDB 786–89)
(2) Giai cấp chỉ là ước lệ xã hội
(2) Caste Is Mere Convention
Vua Avantiputta của xứ Maddhurā hỏi Tôn giả Mahā-kaccāna (Đại Ca-chiên-diên):
King Avantiputta of Madhurā asked the Venerable Mahākaccāna:
– Thưa Tôn giả Kaccāna, người Bà-la-môn nói như thế này: “Bà-la-môn là giai cấp cao nhất, các giai cấp khác đều thấp kém hơn; Bà-la-môn là giai cấp có màu da sáng sủa, các giai cấp khác đều có màu da đen tối; chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, các giai cấp khác đều không thanh tịnh; chỉ có Bà-la-môn là con trai của Phạm thiên, là dòng giống của Phạm thiên, sinh ra từ miệng của Phạm thiên, sinh ra từ Phạm thiên, do Phạm thiên tạo tác, là những người thừa tự của Phạm thiên.” Tôn giả Kaccāna nói gì về vấn đề này?
“Master Kaccāna, the brahmins say thus: ‘Brahmins are the highest caste, those of any other caste are inferior; brahmins are the fairest caste, those of any other caste are dark; only brahmins are purified, not non-brahmins; brahmins alone are the sons of Brahmā, the offspring of Brahmā, born of his mouth, born of Brahmā, created by Brahmā, heirs of Brahmā.’ What does Master Kaccāna say about that?”
– Thưa Đại vương, đây chỉ là một lời nói trong thiên hạ. Và có một cách để hiểu câu khẳng định của các Bà-la-môn chỉ là một lời nói trong thiên hạ. Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Sát-đế-lỵ giàu sang với nhiều tài sản, phải chăng sẽ có người Sát-đế-lỵ khác dậy sớm thức khuya, sẵn sàng phục vụ ông ấy, làm vui lòng ông ấy, nói năng ngọt ngào với ông ấy; và phải chăng cũng sẽ có người Bà-la-môn, người Phệ-xá, người Thủ-đà cũng làm như vậy?
– Thưa Tôn giả Kaccāna, đúng như vậy.
“It is just a saying in the world, great king. And there is a way whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world. What do you think, great king? If a khattiya prospers in wealth, will there be khattiyas who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be brahmins, vessas, and suddas who do likewise?” – “There will be, Master Kaccāna.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Bà- la-môn giàu sang với nhiều tài sản, phải chăng sẽ có người Bà-la- môn khác dậy sớm thức khuya, sẵn sàng phục vụ ông ấy, làm vui lòng ông ấy, nói năng ngọt ngào với ông ấy; và phải chăng cũng sẽ có người Phệ-xá, người Thủ-đà và người Sát-đế-lỵ cũng làm như vậy?
– Thưa Tôn giả Kaccāna, đúng như vậy.
“What do you think, great king? If a brahmin prospers in wealth, will there be brahmins who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be vessas, suddas, and khattiyas who do likewise?” – “There will be, Master Kaccāna.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Phệ-xá thịnh vượng với nhiều tài sản, phải chăng sẽ có người Phệ-xá khác dậy sớm thức khuya, sẵn sàng phục vụ ông ấy, làm vui lòng ông ấy, nói năng ngọt ngào với ông ấy; và phải chăng cũng sẽ có người Thủ-đà, người Sát-đế-lỵ và người Bà-la-môn cũng làm như vậy?
– Thưa Tôn giả Kaccāna, đúng như vậy.
“What do you think, great king? If a vessa prospers in wealth, will there be vessas who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be suddas, khattiyas, and brahmins who do likewise?” – “There will be, Master Kaccāna.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Thủ- đà thịnh vượng với nhiều tài sản, phải chăng sẽ có người Thủ-đà khác dậy sớm thức khuya, sẵn sàng phục vụ ông ấy, làm vui lòng ông ấy, nói năng ngọt ngào với ông ấy; và phải chăng cũng sẽ có người Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn và người Phệ-xá cũng làm như vậy?
– Thưa Tôn giả Kaccāna, đúng như vậy.
“What do you think, great king? If a sudda prospers in wealth, will there be suddas who rise before him and retire after him, who are eager to serve him, who seek to please him and speak sweetly to him, and will there also be khattiyas, brahmins, and vessas who do likewise?” – “There will be, Master Kaccāna.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, hay không giống nhau, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, quả thật nếu sự tình là như vậy thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, tôi thấy không có gì khác nhau giữa những người này cả.
“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same: there is no difference between them at all that I see.”
– Thưa Đại vương, đó cũng là một cách để hiểu rằng câu khẳng định của các Bà-la-môn chỉ là một lời nói trong thiên hạ.
“That is a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Sát- đế-lỵ phạm tội sát sanh; lấy của không cho; có tà hạnh trong các dục; nói láo, nói lời chia rẽ, nói lời thô bạo, nói lời phù phiếm; tham lam, có tâm sân hận và nắm giữ tà kiến. Phải chăng vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ bị tái sinh vào cảnh giới khốn khổ, bất hạnh, đọa xứ, địa ngục, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“What do you think, great king? Suppose a khattiya were to destroy life, take what is not given, engage in sexual misconduct, speak falsely, speak divisively, speak harshly, gossip, be covetous, have a mind of ill will, and hold wrong view. On the dissolution of the body, after death, would he be reborn in a state of misery, in a bad destination, in a lower world, in hell, or not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, người ấy sẽ phải bị tái sanh vào cõi bất hạnh. Tôi nghĩ như vậy trong trường hợp này, và cũng là điều tôi đã nghe các bậc A-la-hán nói.
“He would be, Master Kaccāna. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”
– Lành thay, lành thay, thưa Đại vương! Thưa Đại vương, những gì ngài nghĩ thật lành thay, và những gì ngài đã nghe từ các bậc A-la-hán thật lành thay. Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Bà-la-môn… một người Phệ-xá… một người Thủ- đà cũng làm như vậy?
“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good. What do you think, great king? Suppose a brahmin . . . a vessa . . . a sudda were to act likewise?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, nếu một người Bà-la-môn… một người Phệ-xá… một người Thủ-đà cũng làm như vậy, thì người ấy sẽ bị tái sinh vào cảnh giới khốn khổ, bất hạnh, đọa xứ, địa ngục. Tôi nghĩ như vậy trong trường hợp này, và cũng là điều tôi đã nghe các bậc A-la-hán nói.
“If a brahmin . . . a vessa . . . a sudda were such, Master Kaccāna, he would be reborn in a state of misery, in a bad destination, in a lower world, in hell. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”
– Lành thay, lành thay, thưa Đại vương! Thưa Đại vương, những gì ngài nghĩ thật lành thay, và những gì ngài đã nghe từ các bậc A-la-hán thật lành thay. Nếu sự tình là như vậy, thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, hay không giống nhau, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good. What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, quả thật nếu sự tình là như vậy thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, tôi thấy không có gì khác nhau giữa những người này cả.
“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same: there is no difference between them at all that I see.”
– Thưa Đại vương, đó cũng là một cách để hiểu rằng câu khẳng định của các Bà-la-môn chỉ là một lời nói trong thiên hạ.
“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Sát- đế-lỵ từ bỏ sát sanh; từ bỏ lấy của không cho; từ bỏ tà hạnh trong các dục; từ bỏ nói láo, từ bỏ nói lời chia rẽ, từ bỏ nói lời thô bạo, từ bỏ nói lời phù phiếm; từ bỏ tham lam, có tâm bao dung, và giữ vững chánh kiến. Phải chăng vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sinh vào cảnh giới thiện lành, vào Thiên giới, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“What do you think, great king? Suppose a khattiya were to abstain from the destruction of life, from taking what is not given, from sexual misconduct, from false speech, from divisive speech, from harsh speech, and from gossip, and were to be uncovetous, to have a benevolent mind, and to hold right view. On the dissolution of the body, after death, would he be reborn in a good destination, in the heavenly world, or not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, người ấy sẽ được tái sanh vào cõi thiện lành. Tôi nghĩ như vậy trong trường hợp này, và cũng là điều tôi đã nghe các bậc A-la-hán nói.
“He would be, Master Kaccāna. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”
– Lành thay, lành thay, thưa Đại vương! Thưa Đại vương, những gì ngài nghĩ thật lành thay, và những gì ngài đã nghe từ các bậc A-la-hán thật lành thay! Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Bà-la-môn… một người Phệ-xá… một người Thủ- đà cũng từ bỏ sát sanh… và giữ vững chánh kiến. Phải chăng vào lúc thân hoại mạng chung, sau khi chết, người ấy sẽ tái sinh vào cảnh giới thiện lành, vào Thiên giới, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good. What do you think, great king? Suppose a brahmin . . . a vessa . . . a sudda were to abstain from the destruction of life . . . and to hold right view. On the dissolution of the body, after death, would he be reborn in a good destination, in the heavenly world, or not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, người ấy sẽ được tái sanh vào cõi thiện lành. Tôi nghĩ như vậy trong trường hợp này, và cũng là điều tôi đã nghe các bậc A-la-hán nói.
“He would be, Master Kaccāna. That is how it appears to me in this case, and thus I have heard from the arahants.”
– Lành thay, lành thay, thưa Đại vương! Thưa Đại vương, những gì ngài nghĩ thật lành thay, và những gì ngài đã nghe từ các bậc A-la-hán thật lành thay. Nếu sự tình là như vậy, thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, hay không giống nhau, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“Good, good, great king! What you think is good, great king, and what you have heard from the arahants is good. What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, quả thật nếu sự tình là như vậy thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, tôi thấy không có gì khác nhau giữa những người này cả.
“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same: there is no difference between them at all that I see.”
– Thưa Đại vương, đó cũng là một cách để hiểu rằng câu khẳng định của các Bà-la-môn chỉ là một lời nói trong thiên hạ.
“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Sát- đế-lỵ đột nhập vào nhà người khác, cướp đoạt tài sản, trộm cắp của cải, phục kích ở các xa lộ, hay quyến rũ vợ người khác, và nếu quân lính của ngài bắt được người ấy và dẫn đến trước Đại Vương, thưa rằng: “Tâu Đại vương, đây là kẻ trộm cướp, xin ngài hãy ra lệnh trừng phạt nó như ngài muốn,” Đại vương sẽ đối xử như thế nào với kẻ ấy?
“What do you think, great king? Suppose a khattiya were to break into houses, plunder wealth, commit burglary, ambush highways, or seduce another’s wife, and if your men arrested him and produced him, saying: ‘Sire, this is the culprit; command what punishment for him you wish,’ how would you treat him?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, tôi sẽ cho xử tử kẻ ấy, hoặc trừng phạt kẻ ấy, hoặc trục xuất kẻ ấy, hoặc sẽ áp dụng hình phạt tùy theo tội trạng của kẻ ấy. Vì sao vậy? Bởi vì kẻ ấy đã đánh mất địa vị của một người Sát-đế-lỵ trước kia, và bây giờ chỉ được nhận diện như một kẻ trộm cướp.
“We would have him executed, Master Kaccāna, or we would have him fined, or we would have him exiled, or we would do with him as he deserved. Why is that? Because he has lost his former status of a khattiya and is simply reckoned as a robber.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Bà-la- môn… một người Phệ-xá… một người Thủ-đà… cũng làm như vậy và nếu quân lính của ngài bắt được người ấy và dẫn đến trước Đại vương, thưa rằng: “Tâu Đại vương, đây là kẻ trộm cướp, xin ngài hãy ra lệnh trừng phạt nó như ngài muốn,” Đại vương sẽ đối xử như thế nào với kẻ ấy?
“What do you think, great king? Suppose a brahmin . . . a vessa . . . a sudda were to do the same, and if your men arrested him and produced him, saying: ‘Sire, this is the culprit; command what punishment for him you wish,’ how would you treat him?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, tôi sẽ cho xử tử kẻ ấy, hoặc trừng phạt kẻ ấy, hoặc trục xuất kẻ ấy, hoặc sẽ áp dụng hình phạt tùy theo tội trạng của kẻ ấy. Vì sao vậy? Bởi vì kẻ ấy đã đánh mất địa vị của một người Bà-la-môn… một người Phệ-xá… một người Thủ-đà… và bây giờ chỉ được nhận diện như một kẻ trộm cướp.
“We would have him executed, Master Kaccāna, or we would have him fined, or we would have him exiled, or we would do with him as he deserved. Why is that? Because he has lost his former status of a brahmin . . . a vessa . . . a sudda and is simply reckoned as a robber.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, hay không giống nhau, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, quả thật nếu sự tình là như vậy thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, tôi thấy không có gì khác nhau giữa những người này.
“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same; there is no difference between them at all that I see.”
– Thưa Đại vương, đó cũng là một cách để hiểu rằng câu khẳng định của các Bà-la-môn chỉ là một lời nói trong thiên hạ.
“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu có một người Sát-đế-lỵ, sau khi cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ nói láo; không ăn vào buổi tối, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, và sống độc thân, có đạo đức, tánh tình hiền thiện. Ngài sẽ đối xử với người ấy như thế nào?
“What do you think, great king? Suppose a khattiya, having shaved off his hair and beard, put on the ocher robe, and gone forth from the home life into homelessness, were to abstain from the destruction of life, from taking what is not given, and from false speech. Refraining from eating at night, he would eat only in one part of the day, and would be celibate, virtuous, of good character. How would you treat him?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, tôi sẽ đảnh lễ vị ấy, hoặc tôi sẽ đứng dậy khi thấy vị ấy, hoặc tôi sẽ mời vị ấy ngồi; hoặc tôi sẽ mời vị ấy nhận các phẩm vật cúng dường như đồ ăn khất thực, nơi cư trú, thuốc men cần dùng; hoặc tôi sẽ sắp đặt sự canh gác, che chở, bảo vệ vị ấy đúng luật pháp. Vì sao vậy? Bởi vì vị ấy đã mất địa vị của một người Sát-đế-lỵ trước đây, và chỉ được nhận diện như là một Sa-môn.
“We would pay homage to him, Master Kaccāna, or we would rise up for him, or invite him to be seated; or we would invite him to accept robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites; or we would arrange for him lawful guarding, defense, and protection. Why is that? Because he has lost his former status of a khattiya and is simply reckoned as an ascetic.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu một người Bà-la- môn… một người Phệ-xá… một người Thủ-đà… cũng làm như vậy… Ngài sẽ đối xử với người ấy như thế nào?
“What do you think, great king? Suppose a brahmin . . . a vessa . . . a sudda were to do the same. How would you treat him?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, tôi sẽ đảnh lễ vị ấy, hoặc tôi sẽ đứng dậy khi thấy vị ấy, hoặc tôi sẽ mời vị ấy ngồi; hoặc tôi sẽ mời vị ấy nhận các phẩm vật cúng dường như đồ ăn khất thực, nơi cư trú, thuốc men cần dùng; hoặc tôi sẽ sắp đặt sự canh gác, che chở, bảo vệ vị ấy đúng luật pháp. Vì sao vậy? Bởi vì vị ấy đã mất địa vị của một người Bà-la-môn… một người Phệ-xá… một người Thủ-đà… trước đây, và chỉ được nhận diện như là một Sa-môn.
“We would pay homage to him, Master Kaccāna, or rise up for him, or invite him to be seated; or we would invite him to accept robes, almsfood, lodgings, and medicinal requisites; or we would arrange for him lawful guarding, defense, and protection. Why is that? Because he has lost his former status of a brahmin . . . a vessa . . . a sudda and is simply reckoned as an ascetic.”
– Thưa Đại vương, ngài nghĩ thế nào? Nếu sự tình là như vậy, thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, hay không giống nhau, hay là ngài có ý kiến gì trong trường hợp này?
“What do you think, great king? If that is so, then are these four castes all the same, or are they not, or how does it appear to you in this case?”
– Thưa Tôn giả Kaccāna, quả thật nếu sự tình là như vậy thì cả bốn giai cấp này đều giống nhau, tôi thấy không có gì khác nhau giữa những người này.
“Surely if that is so, Master Kaccāna, then these four castes are all the same; there is no difference between them at all that I see.”
– Thưa Đại vương, đó cũng là một cách để hiểu rằng câu khẳng định của các Bà-la-môn chỉ là một lời nói trong thiên hạ.
“That is also a way, great king, whereby it can be understood how that statement of the brahmins is just a saying in the world.”
(Trung BK II, Kinh số 84, tr. 550-562)
(from MN 84, MLDB 698–702)
(3) Địa vị được xác định bằng hành động
(3) Status Is Determined by Deeds
[Đức Phật nói với thanh niên Bà-la-môn Vāseṭṭha:]
[The Buddha is speaking to the young brahmin Vāseṭṭha:]
Trong nhiều loài hữu tình,
Tướng phân biệt xác định,
Do nguồn gốc sinh ra,
Trong thế giới loài người,
Không có tướng phân biệt,
Do nguồn gốc thọ sanh.
“While among these many kinds of beings,
their distinctive marks are determined by birth,
among humans there are no distinctive marks
produced by their particular birth.
Không do tóc hay đầu,
Không bởi tai hay mắt,
Không do miệng hay mũi,
Không ở môi hay lông mày.
“Not by the hairs or the head,
not by the ears or by the eyes;
not by the mouth or the nose,
not by the lips or the brows;
Không ở cổ hay vai,
Không bởi bụng hay lưng,
Không do mông hay ngực,
Cũng không ở hậu môn,
Hay cơ quan sinh dục.
“not by the neck or the shoulders,
not by the belly or the back;
not by the buttocks or the breast,
nor by the anus or genitals;
Không do tay hay chân,
Không ở ngón hay móng,
Không ở đầu gối hay chân,
Cũng không do màu sắc, tiếng nói,
Nguồn thọ sinh không phải
Là tướng để phân biệt,
Như các loài hữu tình khác.
“not by the hands or the feet
nor by the fingers or nails;
not by the knees or the thighs,
nor by their color or voice:
birth does not make a distinctive mark
as it does for the other kinds of beings.
Trong loài người với thân,
Không thấy sự khác nhau,
Phân biệt giữa loài Người,
Được gọi bằng danh xưng.
“In human beings with their bodies
nothing distinctive is found.
Classification among human beings
is spoken of by designation.
Giữa loài người, kẻ sống
Bằng nghề nông, chăn nuôi,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một nông dân,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who lives by husbandry,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a farmer, not a brahmin.
Giữa loài người, kẻ sống
Bằng nhiều nghề thủ công,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một nghệ nhân,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who earns his living by various crafts,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a craftsman, not a brahmin.
Giữa loài người, kẻ sống
Bằng nghề mua bán buôn,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một thương nhân,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who lives by trade,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a merchant, not a brahmin.
Giữa loài người, kẻ sống
Bằng nghề hầu hạ người,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một nô bộc,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who lives by serving others,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a servant, not a brahmin.
Giữa loài người, kẻ sống
Bằng nghề chuyên trộm cắp,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một kẻ trộm,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who lives by stealing,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a thief, not a brahmin.
Giữa loài người, kẻ sống
Bằng nghề bắn cung tên,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một chiến binh,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who earns his living by archery,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a warrior, not a brahmin.
Giữa loài người, kẻ sống
Bằng nghề làm tế lễ,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một thầy tu,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who lives by priestly service,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a priest, not a brahmin.
Giữa loài người, cai trị
Nhiều thôn làng, quốc độ,
Thì Vāseṭṭha nên biết,
Đó là một vị vua,
Không phải Bà-la-môn.
“The one among humans
who rules over village and realm,
you should know, Vāseṭṭha:
he is a king, not a brahmin.
Ta không gọi Bà-la-môn,
Theo gia tộc, mẫu hệ.
Nếu người vẫn dính mắc sở hữu,
Thì chỉ là kẻ phô trương.
“I do not call someone a brahmin
based on genealogy and maternal origin.
He is just a pompous speaker
if he is impeded by things.
Người không còn sở hữu,
Không chấp thủ vật gì:
Đó chính là người,
Ta gọi Bà-la-môn.
One who owns nothing, who takes nothing:
he is the one I call a brahmin.
Người đoạn tận kiết sử,
Quả thật không dao động,
Vượt qua mọi buộc ràng,
Không còn gì dính mắc,
Đó chính là người,
Ta gọi Bà-la-môn.
“One who has cut off all fetters,
who is indeed not agitated,
who has overcome all ties, detached:
he is the one I call a brahmin. . . .
Người biết được đời trước,
Thấy Thiên giới, đọa xứ,
Đã đạt đến vô sanh:
Đó chính là người,
Ta gọi Bà-la-môn.
“One who knows his past abodes,
who sees heaven and the plane of misery,
who has reached the destruction of birth:
he is the one I call a brahmin.
Tên, bộ tộc một người,
Do thế giới định danh,
Xuất phát từ ước lệ,
Được ấn định đó đây.
“For the name and clan ascribed to one
is a designation in the world.
Having originated by convention,
it is ascribed here and there.
Ai không biết điều này,
Do khuynh hướng tà kiến,
Vì không biết nên nói:
Bà-la-môn do thọ sanh.
“For those who do not know this,
wrong view has long been their tendency.
Not knowing, they tell us:
‘One is a brahmin by birth.’
Không phải do thọ sanh,
Thành người Bà-la-môn;
Không phải Bà-la-môn,
Cũng không do thọ sanh.
“One is not a brahmin by birth,
nor by birth a non-brahmin.
Chính là do hành động,
Được gọi Bà-la-môn;
Không phải Bà-la-môn,
Cũng chính do hành động.
By action one becomes a brahmin,
by action one becomes a non-brahmin.
Một người là nông phu,
Do hành động của họ.
Một người là nghệ nhân,
Do hành động của họ.
“One becomes a farmer by action,
by action one becomes a craftsmen.
Một người là thương nhân,
Do hành động của họ.
Một người là nô bộc,
Do hành động của họ.
One becomes a merchant by action,
by action one becomes a servant.
Một người là kẻ trộm,
Do hành động của họ.
Một người là chiến binh,
Do hành động của họ.
“One becomes a thief by action,
by action one becomes a soldier.
Một người là thầy tu,
Do hành động của họ.
Một người là quốc vương,
Do hành động của họ.
One becomes a priest by action,
by action one becomes a king.
Người trí nhìn thấy rõ,
Hành động đúng như thật.
Người thấy lý duyên khởi,
Thiện xảo trong hành động.
“So that is how the wise
see action as it really is —
seers of dependent origination,
skilled in action and its result.
Do nghiệp, đời luân chuyển,
Do nghiệp, người luân hồi.
Nghiệp trói buộc chúng sanh,
Như trục bánh xe quay.
“By action the world goes round,
by action the population goes round.
Sentient beings are fastened by action
like the linch pin of a moving chariot.
Sống khổ hạnh, phạm hạnh,
Biết tự chế, điều phục,
Chính danh Bà-la-môn,
Bà-la-môn tối thượng.
“By austerity, by the spiritual life,
by self-control, by inner taming —
by this one is a brahmin;
this is supreme brahminhood.”
(Trung BK II, Kinh số 98, tr. 775-791)
(from MN 98, MLDB 800–807; Sn III,9)
(4) Hành động tạo ra kẻ bần cùng
(4) Deeds Make the Outcast
Thế Tôn nói với người Bà-la-môn Aggibhāradvāja:
The Blessed One said to the brahmin Aggibhāradvāja:
– Này Bà-la-môn, ông có biết thế nào là kẻ bần cùng và tính cách nào tạo ra người bần cùng?
“Do you know, brahmin, what an outcast is or the qualities that make one an outcast?”
– Thưa Tôn giả Gotama, con không biết thế nào là kẻ bần cùng và tính cách nào tạo ra kẻ bần cùng. Xin Tôn giả Gotama vui lòng dạy Giáo pháp để cho con có thể biết thế nào là kẻ bần cùng và tính cách nào tạo ra người bần cùng.
“I do not know, Master Gotama, what an outcast is or the qualities that make one an outcast. Please let Master Gotama teach me the Dhamma in such a way that I might come to know what an outcast is and the qualities that make one an outcast.”
– Này Bà-la-môn, vậy thì hãy chú tâm lắng nghe. Ta sẽ giảng.
“In that case, brahmin, listen and attend closely. I will speak.”
– Dạ vâng, thưa Tôn giả.
Bà-la-môn Aggibhāradvāja vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
“Yes, sir,” the brahmin Aggibhāradvāja replied. The Blessed One said this:
Người sân hận, thù nghịch,
Kẻ phỉ báng độc ác,
Nhiều tà kiến, giả dối,
Ông phải biết đó là
Kẻ bần cùng hạ liệt.
“A man who is angry and hostile,
an evil denigrator,
deficient in view, a hypocrite:
you should know him as an outcast.
Người tổn hại chúng sinh,
Dù sanh một lần, hai lần,
Không có chút bi mẫn,
Đối với mọi chúng sanh,
Ông phải biết đó là
Kẻ bần cùng hạ liệt.
“One here who injures a living being
whether once-born or twice-born,
who has no kindness toward living beings:
you should know him as an outcast. . . .
Kẻ tâng bốc chính mình,
Chê người khác hèn kém,
Do bởi lòng ngã mạn,
Ông phải biết đó là
Kẻ bần cùng hạ liệt.
“One who extols himself
and despises others,
inferior because of his own conceit:
you should know him as an outcast.
Kẻ lạnh lùng, hà tiện,
Đầy tham dục, keo kiệt,
Và là kẻ lừa dối,
Không hề biết hổ thẹn,
Không biết sợ lỗi lầm,
Ông phải biết đó là
Kẻ bần cùng hạ liệt.
“A scold, stingy,
of evil desires, miserly, a deceiver,
one without moral shame or moral dread:
you should know him as an outcast.
Kẻ chê bai Đức Phật,
Hoặc đệ tử của Ngài,
Là du Tăng, cư sĩ,
Ông phải biết đó là
Kẻ bần cùng hạ liệt.
“One who reviles the Buddha
or his disciple,
a wanderer or a householder:
you should know him as an outcast. . . .
Người bần cùng hạ liệt,
Không phải do thọ sanh,
Bà-la-môn cao quý,
Cũng không do thọ sanh,
Mà chính do hành động,
Làm thành kẻ bần cùng,
Cũng chính do hành động,
Tạo nên Bà-la-môn.
“One is not an outcast by birth,
nor by birth is one a brahmin.
By action one becomes an outcast,
by action one becomes a brahmin.”
(1) Khi các quốc vương không chơn chánh
(1) When Kings Are Unrighteous
– Này các Tỷ-kheo, khi các quốc vương cai trị không chơn chánh, thì các đại thần trong triều đình cũng trở nên không chơn chánh. Khi các đại thần trong triều đình không chơn chánh, thì các Bà-la-môn và các gia chủ cũng sẽ không chơn chánh. Khi các Bà-la-môn và các gia chủ không chơn chánh, thì dân chúng từ thành thị đến thôn quê cũng trở nên không chơn chánh. Khi dân chúng từ thành thị đến thôn quê không chơn chánh, thì mặt trời và mặt trăng đi lệch quỹ đạo. Khi mặt trời và mặt trăng đi lệch quỹ đạo, thì các chòm sao và các tinh tú cũng đi lệch quỹ đạo. Khi các chòm sao và các tinh tú đi lệch quỹ đạo, thì ngày và đêm cũng đi lệch quỹ đạo… tháng và nửa tháng cũng đi lệch quỹ đạo… mùa và năm cũng đi lệch quỹ đạo. Khi mùa và năm đi lệch quỹ đạo, thì gió sẽ thổi trái mùa và bất thường. Khi gió thổi trái mùa và bất thường, chư Thiên sẽ bực mình. Khi chư Thiên bực mình, sẽ không có mưa thuận gió hòa. Khi không có mưa thuận gió hòa, mùa lúa sẽ chín bất thường. Khi dân chúng ăn lúa gạo chín bất thường ấy, mạng sống của họ sẽ ngắn, xấu xí, yếu ốm và bệnh hoạn.
“When kings are unrighteous, the royal vassals become unrighteous. When the royal vassals are unrighteous, brahmins and householders become unrighteous. When brahmins and householders are unrighteous, the people of the towns and countryside become unrighteous. When the people of the towns and countryside are unrighteous, the sun and moon proceed off course. When the sun and moon proceed off course, the constellations and the stars proceed off course. When the constellations and the stars proceed off course, day and night proceed off course . . . the months and fortnights proceed off course . . . the seasons and years proceed off course. When the seasons and years proceed off course, the winds blow off course and at random. When the winds blow off course and at random, the deities become upset. When the deities are upset, sufficient rain does not fall. When sufficient rain does not fall, the crops ripen irregularly. When people eat crops that ripen irregularly, they become short-lived, ugly, weak, and sickly.
– Này các Tỷ-kheo, nhưng khi các quốc vương cai trị chơn chánh, thì các đại thần trong triều đình cũng chơn chánh. Khi các đại thần trong triều đình chơn chánh, thì các Bà-la-môn và các gia chủ cũng sẽ trở nên chơn chánh. Khi các Bà-la-môn và các gia chủ chơn chánh, thì dân chúng từ thành thị đến thôn quê cũng trở nên chơn chánh. Khi dân chúng từ thành thị đến thôn quê chơn chánh, thì mặt trời và mặt trăng đi đúng quỹ đạo. Khi mặt trời và mặt trăng đi đúng quỹ đạo, thì các chòm sao và các tinh tú cũng đi đúng quỹ đạo. Khi các chòm sao và các tinh tú đi đúng quỹ đạo, thì ngày và đêm cũng đi đúng quỹ đạo… tháng và nửa tháng cũng đi đúng quỹ đạo… mùa và năm cũng đi đúng quỹ đạo. Khi mùa và năm đi đúng quỹ đạo, thì gió sẽ thổi đúng mùa và đáng tin cậy. Khi gió thổi đúng mùa và đáng tin cậy, chư Thiên sẽ hoan hỷ. Khi chư Thiên hoan hỷ, sẽ có mưa thuận gió hòa. Khi có mưa thuận gió hòa, lúa sẽ chín đúng mùa. Khi dân chúng ăn lúa gạo chín đúng mùa ấy, mạng sống của họ sẽ lâu dài, xinh đẹp, và khỏe mạnh.
“But when kings are righteous, the royal vassals become righteous. When the royal vassals are righteous, brahmins and householders become righteous. When brahmins and householders are righteous, the people of the towns and countryside become righteous. When the people of the towns and countryside are righteous, the sun and moon proceed on course. When the sun and moon proceed on course, the constellations and the stars proceed on course. When the constellations and the stars proceed on course, day and night proceed on course . . . the months and fortnights proceed on course . . . the seasons and years proceed on course. When the seasons and years proceed on course, the winds blow on course and dependably. When the winds blow on course and dependably, the deities do not become upset. When the deities are not upset, sufficient rain falls. When sufficient rain falls, the crops ripen in season. When people eat crops that ripen in season, they become long-lived, beautiful, strong, and healthy.”
Khi đàn bò lội qua sông,
Nếu con đầu đàn đi lạc hướng,
Cả đàn sẽ cũng đi lạc hướng,
Vì con dẫn đầu đã sai lạc.
When cattle are crossing a ford,
if the chief bull goes crookedly,
all the others go crookedly
because their leader has gone crookedly.
Cũng vậy, trong loài Người,
Khi người được xem là thủ lãnh,
Hành xử không chơn chánh,
Người khác cũng làm như vậy.
Cả nước sẽ bị khổ đau,
Nếu nhà vua không chơn chánh.
So too, among human beings,
when the one considered the chief
behaves unrighteously,
other people do so as well.
The entire kingdom is dejected
if the king is unrighteous.
Khi đàn bò lội qua sông,
Nếu con đầu đàn đi đúng hướng,
Cả đàn sẽ cũng đi đúng hướng,
Vì con dẫn đầu đã đi đúng hướng.
When cattle are crossing a ford
if the chief bull goes straight across,
all the others go straight across
because their leader has gone straight.
Cũng vậy, trong loài Người,
Khi người được xem là thủ lãnh,
Nếu hành xử chơn chánh,
Người khác cũng làm như vậy.
Cả nước sẽ được an vui,
Nếu nhà vua chơn chánh.
So too, among human beings,
when the one considered the chief
conducts himself righteously,
other people do so as well.
The entire kingdom rejoices
if the king is righteous.
(Tăng Chi BK I, Ch. IV (VII):70, tr. 695-697)
(2) Chiến tranh nuôi dưỡng hận thù
Vua Ajātasattu (A-xà-thế) của nước Magadha (Ma-kiệt-đà) huy động bốn binh chủng hành quân tiến đánh Kāsi để gây chiến với vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) của nước Kosala. Vua Pasenadi nghe tin này liền huy động bốn binh chủng hành quân tiến về Kāsi để chống trả vua Ajātasattu. Rồi vua Ajātasattu và vua Pasenadi giao chiến với nhau, trong cuộc chiến này, vua Ajātasattu đã chiến thắng vua Pasenadi. Vua Pasenadi bị chiến bại, rút lui về kinh đô của mình là Sāvatthī (Xá-vệ).
King Ajātasattu of Magadha mobilized a four-division army and marched in the direction of Kāsi against King Pasenadi of Kosala. King Pasenadi heard this report, mobilized a four-division army, and launched a counter-march in the direction of Kāsi against King Ajātasattu. Then King Ajātasattu and King Pasenadi fought a battle, in which King Ajātasattu defeated King Pasenadi. King Pasenadi, defeated, retreated to his own capital of Sāvatthī.
Rồi vào buổi sáng, một số Tỷ-kheo đắp y, cầm bát, đi vào thành Sāvatthī để khất thực. Sau khi đã khất thực ở Sāvatthī xong, các Tỷ-kheo trở về, sau bữa ăn, họ đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và tường thuật lại những gì đã xảy ra. [Thế Tôn nói rằng]:
Then, in the morning, a number of monks dressed and, taking their bowls and robes, entered Sāvatthī for alms. When they had walked for alms in Sāvatthī and had returned from their alms round, after the meal they approached the Blessed One and reported what had happened. [The Blessed One said:]
– Này các Tỷ-kheo, Vua Ajātasattu của nước Magadha có nhiều bạn xấu ác, vua Pasenadi có nhiều bạn hiền thiện. Tuy nhiên, hôm nay vua Pasenadi đã bị bại trận, tối nay vua sẽ trải qua một đêm khổ sở mất ngủ.
“Monks, King Ajātasattu of Magadha has evil friends. King Pasenadi of Kosala has good friends. Yet for this day, King Pasenadi, having been defeated, will sleep badly tonight.
Thắng trận sinh thù hận,
Bại trận thêm mất ngủ.
Người từ bỏ thắng, bại,
An vui ngủ ngon giấc.
“Victory breeds enmity,
The defeated one sleeps badly.
The peaceful one sleeps at ease,
Having abandoned victory and defeat.”
[Vào một dịp khác sau đó, khi vua Pasenadi đánh bại vua Ajātasattu, Thế Tôn nói bài kệ rằng:]
[On a later occasion, when Pasenadi defeated Ajātasattu, the Blessed One said:]
Người ngu nghĩ may mắn,
Đi cùng phe với mình,
Bao lâu quả xấu ác,
Chưa đến lúc chín muồi.
Nhưng khi quả ác chín,
Kẻ ngu chịu khổ đau.
“The fool thinks fortune is on his side
so long as his evil does not ripen,
but when the evil ripens
the fool incurs suffering.
Giết người, bị người giết,
Thắng người, bị người thắng,
Hại người, bị người hại,
Mắng người, bị người mắng,
“The killer begets a killer,
one who conquers, a conqueror.
The abuser begets abuse,
the reviler, one who reviles.
Vậy do nghiệp tiến hành,
Cướp đoạt của người khác,
Sẽ bị người cướp đoạt.
Thus by the unfolding of kamma
the plunderer is plundered.”
(Tương Ưng BK I, Ch. III (IV-V):1-16, tr. 188-193)
(3) Chuyển luân Thánh vương
(3) The Wheel-Turning Monarch
Thế Tôn dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, ngay cả một vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng pháp vương chơn chánh, cũng không cai trị vương quốc mình mà không có quốc sư phụ tá.”
The Blessed One said: “Monks, even a wheel-turning monarch, a just and righteous king, does not govern his realm without a co-regent.”
Khi nghe Ngài nói như vậy, một Tỷ-kheo đã bạch Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, nhưng ai là vị quốc sư phụ tá cho vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng pháp vương chơn chánh?”
A certain monk asked: “But who, Bhante, is the co-regent of the wheel-turning monarch, the just and righteous king?”
Thế Tôn đáp:"Này các Tỷ-kheo, đó là Chánh pháp, là quy luật của mọi hành xử chân chính. Vị Chuyển luân Thánh vương, một đấng pháp vương chơn chánh, căn cứ vào Chánh pháp, vinh danh Chánh pháp, tôn kính Chánh pháp; xem Chánh pháp là tiêu chuẩn hành động, là biểu ngữ, là chủ quyền, cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp cho những người nương tựa vào ngài. Ngài cung cấp sự an toàn, sự che chở, sự bảo vệ hợp pháp cho những người Sát-đế-lỵ nương tựa vào ngài; cho quân đội của ngài; cho các người Bà-la-môn và gia chủ; cho dân chúng trong thành phố và vùng quê; cho các Sa-môn và Bà-la-môn; cho cầm thú và chim muông. Một vị Chuyển luân Thánh vương, một vị pháp vương chơn chánh như vậy là người cung cấp sự an toàn, sự che chở và sự bảo vệ hợp pháp cho tất cả mọi người, là vị vua chỉ cai trị bằng Chánh pháp mà thôi. Và sự cai trị đó không thể bị lật đổ bởi bất cứ kẻ thù nghịch nào.
“It is the Dhamma, the law of righteousness,” replied the Blessed One. “The wheel-turning monarch, the just and righteous king, relying on the Dhamma, honoring the Dhamma, esteeming and respecting it, with the Dhamma as his standard, banner, and sovereign, provides lawful protection, shelter, and safety for his own dependents. He provides lawful protection, shelter, and safety for the khattiyas attending on him; for his army, for the brahmins and householders, for the inhabitants of town and countryside, for ascetics and brahmins, for the beasts and birds. A wheel-turning monarch, a just and righteous king, who thus provides lawful protection, shelter, and safety for all, is the one who rules by Dhamma only. And that rule cannot be overthrown by any hostile human being.”
(Tăng Chi BK II, Ch. XIII (III):133, tr. 551-553)
(from AN 3:14, NDB 208–9)
(4) Vị Chuyển Luân Thánh Vương chinh phục như thế nào
(4) How a Wheel-Turning Monarch Conquers
“Ở đây, khi nhà vua đã làm lễ quán đảnh, vào ngày rằm Bố- tát (Uposatha) (2), sau khi đã gội đầu, ngài đi lên sân thượng của tòa lâu đài để thực hành lễ Bố-tát; ở đó, bánh xe báu cõi Trời hiện ra trước mặt vua, với đầy đủ ngàn cọng tăm, đủ vành xe, trục xe và các bộ phận. Thấy vậy, nhà vua nghĩ rằng: “Ta được nghe nói là khi một vị vua Sát-đế-lỵ đã làm lễ quán đảnh, vào ngày rằm Bố- tát, sau khi đã gội đầu, đi lên sân thượng của tòa lâu đài để thực hành lễ Bố tát; ở đó, bánh xe báu cõi Trời hiện ra trước mặt vua, với đầy đủ ngàn cọng tăm, đủ vành xe, trục xe và các bộ phận; rồi vị vua ấy sẽ trở thành bậc Chuyển luân Thánh vương. Ta có được phép làm Chuyển luân Thánh vương không?”
“Here, when a head-anointed noble king has bathed his head on the uposatha day of the fifteenth2 and has ascended to the upper palace chamber for the uposatha, there appears to him the divine wheel-treasure with its thousand spokes, its tire, and its nave, complete in every aspect. On seeing it, the head-anointed noble king thinks thus: ‘Now it has been heard by me that when a head-anointed noble king has bathed his head on the uposatha day of the fifteenth and has ascended to the upper palace chamber for the uposatha, and there appears to him the divine wheel-treasure with its thousand spokes, its tire, and its nave, complete in every aspect, then that king becomes a wheel-turning monarch. Am I then a wheel-turning monarch?’
“Rồi nhà vua đã làm lễ quán đảnh, từ chỗ ngồi đứng dậy, tay trái cầm bình nước, tay phải tưới nước lên bánh xe báu và nói: “Xin bánh xe báu hãy lăn, xin bánh xe báu hãy chinh phục!” Rồi bánh xe báu lăn về phương đông, và vị Chuyển luân Thánh vương theo sau với bốn loại binh chủng. Và bất cứ ở nước nào bánh xe báu dừng lại, vị Chuyển luân Thánh vương an trú với bốn binh chủng của mình. Và những vị vua chống đối ở phương đông đều đến trước vị Chuyển luân Thánh vương và nói: “Xin Đại vương hãy đến đây; xin chào mừng Đại vương; xin Đại vương hãy ra lệnh; xin Đại vương hãy dạy bảo.” Và vị Chuyển luân Thánh vương nói rằng: “Quý vị không được sát sanh; không được lấy của không cho; không được nói láo; không được tà dâm; không được uống những chất gây say nghiện. Quý vị hãy vui hưởng những gì quý vị đã từng được hưởng trước đây.” Và những vị vua chống đối ở phương đông trở thành chư hầu của Chuyển luân Thánh vương.
“Then the head-anointed noble king rises from his seat, and taking a water vessel in his left hand, he sprinkles the wheel-treasure with his right hand, saying: ‘Turn forward, good wheel-treasure; triumph, good wheel-treasure!’ Then the wheel-treasure turns forward rolling in the eastern direction and the wheel-turning monarch follows it with his four-constituent army. Now in whatever region the wheel-treasure pauses, there the wheel-turning monarch takes up his abode with his four-constituent army. And opposing kings in the east come to the wheel-turning monarch and speak thus: ‘Come, great king; welcome, great king; command, great king; advise, great king.’ The wheel-turning monarch speaks thus: ‘You should not destroy life; you should not take what has not been given; you should not engage in sexual misconduct; you should not speak falsehood; you should not drink intoxicants; you should enjoy your accustomed enjoyments.’ And the opposing kings in the east submit to the wheel-turning monarch.
“Rồi bánh xe báu chìm vào biển đông và xuất hiện trở lại. Sau đó nó lăn về phương nam… Và những vị vua chống đối ở vùng phương nam đều trở thành chư hầu của vị Chuyển luân Thánh vương. Rồi bánh xe báu chìm vào biển đông và xuất hiện trở lại. Sau đó nó lăn về phương tây… Và những vị vua chống đối ở phương tây đều trở thành chư hầu của vị Chuyển luân Thánh vương. Rồi bánh xe báu chìm vào biển đông và xuất hiện trở lại. Sau đó nó lăn về phương bắc… Và những vị vua chống đối ở phương bắc đều trở thành chư hầu của vị Chuyển luân Thánh vương.
“Then the wheel-treasure plunges into the eastern ocean and emerges again. And then it turns forward rolling in the southern direction. . . . And the opposing kings in the south submit to the wheel-turning monarch. Then the wheel-treasure plunges into the southern ocean and emerges again. And then it turns forward rolling in the western direction. . . . And the opposing kings in the west submit to the wheel-turning monarch. Then the wheel-treasure plunges into the western ocean and emerges again. And then it turns forward rolling in the northern direction. . . . And the opposing kings in the north submit to the wheel-turning monarch.
“Giờ đây, sau khi bánh xe báu đã chinh phục quả đất cho đến tận biên giới đại dương, nó quay trở về kinh đô và dừng lại trước cổng của nội cung vị Chuyển luân Thánh vương, như một bảo vật trang hoàng cho nội cung nhà vua. Đó là cách bánh xe báu xuất hiện trước một vị Chuyển luân Thánh vương.”
“Now when the wheel-treasure has triumphed over the earth to the ocean’s edge, it returns to the royal capital and remains as if fixed on its axle at the gate of the wheel-turning monarch’s inner palace, as an adornment to the gate of his inner palace. Such is the wheel-treasure that appears to a wheel-turning monarch.”
(Trung BK III, Kinh số 129, tr. 413-415)
(from MN 129, MLDB 1023–24; see too DN 26, LDB 397–98)
[Đức Phật kể lại một câu chuyện trong quá khứ xa xôi]: “Lúc ấy, vua Daḷhanemi cho mời thái tử đến và nói: ‘Này con trai của ta, bánh xe báu cõi Trời đã trượt khỏi vị trí của nó. Và ta nghe rằng khi sự kiện này xảy ra cho một vị Chuyển luân Thánh vương, thì vua sẽ không còn sống được bao lâu nữa. Ta đã thọ hưởng đầy đủ mọi dục lạc của thế gian, nay đã đến lúc tìm cầu những lạc thú của chư Thiên. Con là con trai của ta, hãy cai trị vương quốc này. Ta sẽ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.’ Và sau khi đã sắp xếp cho thái tử nối ngôi vua, vua Daḷhanemi đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Và sau khi vị Thánh vương đã xuất gia bảy ngày, bánh xe báu cõi Trời biến mất.
[The Buddha is relating a story of the distant past:] “King Daḷhanemi sent for his eldest son, the crown prince, and said: ‘My son, the sacred wheel-treasure has slipped from its position. And I have heard that when this happens to a wheel-turning monarch, he has not much longer to live. I have had my fill of human pleasures, now is the time to seek heavenly pleasures. You, my son, take over control of this land. I will shave off my hair and beard, put on ocher robes, and go forth from the household life into homelessness.’ And, having installed his eldest son in due form as king, King Daḷhanemi shaved off his hair and beard, put on ocher robes, and went forth from the household life into homelessness. And, seven days after the royal sage had gone forth, the sacred wheel-treasure vanished.
“Rồi có một người khác đi đến vị vua mới được tấn phong và nói: ‘Tâu Đại vương, ngài phải biết rằng bánh xe báu cõi Trời đã biến mất.’ Khi nghe tin này, nhà vua thấy buồn khổ và sầu muộn. Vua đi đến chỗ vị Thánh vương và báo cho ngài biết tin này. Và vị Thánh vương nói với nhà vua: ‘Này con trai của ta, con không nên buồn khổ và sầu muộn khi thấy bánh xe báu cõi Trời biến mất. Bánh xe báu cõi Trời không phải là gia bảo của tổ tiên ta để lại. Mà bây giờ, con trai của ta, con hãy tự mình trở thành vị Chuyển luân Thánh vương. Và khi sự việc này xảy ra, nếu con hành trì những nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương, vào ngày rằm Bố-tát, khi con đã gội đầu và đi lên sân thượng của tòa lâu đài để thực hành ngày Bố-tát, bánh xe báu cõi Trời sẽ hiện ra trước mặt con, với đầy đủ ngàn cọng tăm, đủ vành xe, trục và các bộ phận.’”
“Then a certain man came to the new king and said: ‘Sire, you should know that the sacred wheel-treasure has disappeared.’ At this the king was grieved and felt sad. He went to his father, the royal sage, and told him the news. And the royal sage said to him: ‘My son, you should not grieve or feel sad at the disappearance of the wheel-treasure. The wheel-treasure is not an heirloom from your fathers. But now, my son, you must turn yourself into a noble wheel-turner. And then it may come about that, if you perform the duties of a noble wheel-turning monarch, on the uposatha day of the fifteenth, when you have washed your head and gone up to the verandah on top of your palace for the uposatha day, the sacred wheel-treasure will appear to you, thousand-spoked, complete with rim, hub, and all accessories.’
– “Tâu phụ vương, nhưng thế nào là nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương?”
“‘But what, Sire, is the duty of a noble wheel-turning monarch?’
– “Như thế này, con trai của ta: nương tựa vào Chánh pháp, vinh danh Chánh pháp, tôn kính và trân quý Chánh pháp, đảnh lễ Chánh pháp, lấy Chánh pháp làm tiêu chuẩn, làm ngọn cờ và chủ quyền. Con phải thiết lập các biện pháp bảo vệ, cung cấp nơi cư trú, sự an toàn đúng pháp cho những người thuộc hạ của con. Con phải thiết lập các biện pháp bảo vệ, cung cấp nơi cư trú, sự an toàn đúng pháp cho những Sát-đế-lỵ đang ủng hộ con; cho quân đội; cho các Bà-la-môn và các gia chủ; cho dân chúng ở thành thị và nông thôn; cho Sa-môn và Bà-la-môn; cho cầm thú và chim muông. Đừng để cho điều phi pháp có mặt trong vương quốc của con, và hãy bố thí cho những người nghèo khổ. Và bất cứ Sa-môn, Bà-la-môn nào trong vương quốc của con đã từ bỏ đời sống theo dục lạc giác quan và thực hành hạnh nhẫn nhục và nhu hòa, mỗi người tự mình điều phục, tự mình an tịnh, và mỗi người tự mình nỗ lực chấm dứt mọi khát ái, thì thỉnh thoảng con hãy đến với họ và hỏi: ‘Này Tôn giả, thế nào là thiện và thế nào là bất thiện, thế nào là đáng chê trách và thế nào là không đáng chê trách, cái gì nên theo và cái gì không nên theo? Hành động như thế nào đem lại tổn hại và khổ đau lâu dài, hành động nào đem lại an vui và hạnh phúc lâu dài?’ Sau khi đã lắng nghe các vị ấy, con phải tránh những việc bất thiện và làm những việc thiện. Này, con trai của ta, như thế là nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương.”
“‘It is this, my son: Relying on the Dhamma, honoring the Dhamma, esteeming and respecting it, with the Dhamma as your standard, banner, and sovereign, you should provide lawful protection, shelter, and safety for your own dependents. You should provide lawful protection, shelter, and safety for the khattiyas attending on you; for your army, for the brahmins and householders, for the inhabitants of town and countryside, for ascetics and brahmins, for the beasts and birds. Let no crime prevail in your kingdom, and to those who are in need, give wealth. And whatever ascetics and brahmins in your kingdom have renounced the life of sensual infatuation and are devoted to forbearance and gentleness, each one taming himself, each one calming himself, and each one striving for the end of craving, from time to time you should approach them and ask: “What, Bhante, is wholesome and what is unwholesome, what is blameworthy and what is blameless, what is to be followed and what is not to be followed? What deed will in the long run lead to harm and sorrow, and what to welfare and happiness?” Having listened to them, you should avoid what is unwholesome and do what is wholesome. That, my son, is the duty of a noble wheel-turning monarch.’
– “Thưa vâng, tâu phụ vương.”
“Nhà vua trả lời và thực hành nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương. Và cứ như vậy trong sáu vị vua kế tiếp nhau đã trở thành các vị Chuyển luân Thánh vương. Rồi vị vua thứ bảy lên ngôi trong vương triều này đã không đi đến yết kiến Thánh vương (vua cha, vị vua tiền nhiệm) và tham vấn ngài về nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương. Thay vào đó, nhà vua cai trị vương triều theo ý riêng của mình, và dân chúng khi được cai trị như thế, đã không phát triển thịnh vượng như các đời vua trước đó đã thực hành nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương.
“‘Yes, sire,’ he said, and he performed the duties of a noble wheel-turning monarch. And so in succession six subsequent kings arose who became wheel-turning monarchs. Then the seventh king to arise in this dynasty did not go to the royal sage [his father, the former monarch] and ask him about the duties of a wheel-turning monarch. Instead, he ruled the people according to his own ideas, and being so ruled, the people did not prosper so well as they had done under the previous kings who had performed the duties of a wheel-turning monarch.
“Nhà vua sau đó ra lệnh triệu tập tất cả quan đại thần và quốc sư cố vấn để hỏi ý kiến. Và các vị này đã giải thích cho nhà vua về nhiệm vụ của một vị Chuyển luân Thánh vương. Sau khi lắng nghe ý kiến của họ, nhà vua đã thiết lập các biện pháp canh phòng và bảo vệ cho quần chúng, nhưng nhà vua không ban phát tiền của cho người nghèo khó, kết quả là nạn đói nghèo lan rộng. Như vậy, từ việc không ban phát tiền của cho người nghèo khó, nạn nghèo đói lan rộng. Từ chỗ nạn nghèo đói lan rộng, trộm cướp gia tăng. Từ chỗ trộm cướp gia tăng, việc sử dụng vũ khí gia tăng. Từ việc sử dụng vũ khí gia tăng, các vụ giết người gia tăng, nói láo gia tăng, nói lời chia rẽ gia tăng, nạn tà dâm gia tăng - và vì những chuyện này mà thọ mạng của người dân bị suy giảm và dung sắc cũng bị suy giảm.”
“The king then ordered all his ministers and advisers to come together, and he consulted them. And they explained to him the duties of a wheel-turning monarch. And having listened to them, the king established guard and protection for his subjects, but he did not give wealth to the needy, and as a result, poverty became rife. Thus, from the not giving of wealth to the needy, poverty became rife. From the growth of poverty, theft increased. From the increase of theft, the use of weapons increased; from the increased use of weapons, the taking of life increased, lying increased, divisive speech increased, and sexual misconduct increased — and on account of this, people’s life- span decreased and their beauty decreased.”
(Trường BK II, Kinh số 26, tr. 356-378 (có giản lược)
(from DN 26, LDB 396–401, abridged)
(6) Giúp cho dân chúng được an cư lạc nghiệp
(6) Providing for the Welfare of the People
Thế Tôn nói với người Bà-la-môn Kūtadanta:
The Blessed One told the brahmin Kūṭadanta:
– Này Bà-la-môn, thuở xưa có một vị vua tên là Mahāvijita. Vị vua này giàu có, nhiều tài sản của cải, vàng bạc sung mãn, nhiều sở hữu vật chất, tiền bạc và tài vật giá trị, với kho tàng thóc lúa đầy ắp. Và khi vua Mahāvijita ngồi suy nghĩ ở chỗ riêng tư, ý tưởng này khởi lên: “Ta đã đạt được vô số tài sản nhân gian, ta đã chinh phục được đất đai rộng lớn. Giờ đây, ta hãy tổ chức đại lễ tế đàn, để đem lại cho ta nhiều lợi lạc và hạnh phúc lâu dài.” Và nhà vua cho mời vị chủ tế và nói với ông ta ý nghĩ này: “Này khanh, ta muốn tổ chức đại lễ tế đàn. Khanh hãy khuyên ta làm thế nào để việc này đem lại phước lộc và an lạc lâu dài cho ta.”
“Brahmin, once upon a time there was a king called Mahāvijita. He was rich, of great wealth and resources, with an abundance of gold and silver, of possessions and requisites, of money and money’s worth, with a full treasury and granary. And when King Mahāvijita was reflecting in private, the thought came to him: ‘I have acquired extensive wealth in human terms, I occupy a wide extent of land which I have conquered. Let me now make a great sacrifice that would be to my benefit and happiness for a long time.’ And calling his chaplain, he told him his thought. ‘I want to make a great sacrifice. Instruct me, Bhante, how this may be to my lasting benefit and happiness.’
Vị chủ tế tâu rằng: “Tâu Đại vương, đất nước của Đại vương đang bị bọn trộm cướp quấy nhiễu. Đất nước đang bị tàn phá, làng xóm phố xá đang bị tiêu hủy, thôn quê đang bị bọn cướp hoành hành. Nếu Đại vương thâu thuế vùng này, việc ấy sẽ là một điều sai lầm. Giả sử Đại vương nghĩ rằng: ‘Ta sẽ diệt trừ tai họa giặc cướp này bằng án tử hình hay giam cầm tù tội, hay tịch thu của cải, đe dọa, hay trục xuất’, tai họa này sẽ không chấm dứt được một cách đúng đắn. Những kẻ sống sót sẽ gây tổn thất cho vương quốc của ngài. Tuy nhiên, với kế hoạch sau đây, ngài có thể loại bỏ hoàn toàn tai họa này. Đối với những người sống trong đất nước này đang tham gia cày cấy và chăn nuôi gia súc, Đại vương hãy phân phối thóc giống và vật dụng; những người nào đang buôn bán, hãy cho họ vốn để làm ăn; những người đang phục vụ trong triều đình, ngài hãy cấp lương bổng đầy đủ để họ sinh sống. Rồi những người này sẽ chuyên chú vào nghề nghiệp của mình, và sẽ không gây tổn hại cho vương quốc của ngài. Lợi nhuận của vương triều sẽ dồi dào; đất nước sẽ thanh bình và sẽ không bị bọn trộm cướp quấy phá; và dân chúng an cư lạc nghiệp, chơi đùa với con cái, sẽ sống trong nhà với cửa mở rộng (không sợ bị trộm cắp).
“The chaplain replied: ‘Your Majesty’s country is beset by thieves. It is ravaged; villages and towns are being destroyed; the countryside is infested with brigands. If Your Majesty were to tax this region, that would be the wrong thing to do. Suppose Your Majesty were to think: “I will get rid of this plague of robbers by executions and imprisonment, or by fines, threats, and banishment,” the plague would not be properly ended. Those who survived would later harm Your Majesty’s realm. However, with this plan you can completely eliminate the plague. To those in the kingdom who are engaged in cultivating crops and raising cattle, distribute grain and fodder; to those in trade, give capital; to those in government service, assign proper living wages. Then those people, being intent on their own occupations, will not harm the kingdom. Your Majesty’s revenues will be great; the land will be tranquil and not beset by thieves; and the people, with joy in their hearts, playing with their children, will dwell in open houses.’
Và vua nói: “Vậy thì cứ làm như thế.” Ngài chấp thuận lời khuyên của vị chủ tế và phân phát hạt giống và vật dụng cho những người tham gia cày cấy và chăn nuôi gia súc, cấp vốn cho những người buôn bán, trả lương bổng đầy đủ để sinh sống cho những người đang làm việc trong triều đình. Rồi những người đó chuyên chú vào nghề nghiệp của họ, không làm tổn hại cho vương triều. Lợi nhuận của nhà vua trở nên dồi dào; đất nước được thanh bình yên ổn và không bị trộm cướp quấy nhiễu; và dân chúng được an cư lạc nghiệp, chơi đùa vui vẻ với con cái, sống trong nhà với cửa mở rộng (không sợ bị trộm cắp).
“And saying: ‘So be it!,’ the king accepted the chaplain’s advice: he gave grain and fodder to those engaged in cultivating crops and raising cattle, capital to those in trade, proper living wages to those in government service. Then those people, being intent on their own occupations, did not harm the kingdom. The king’s revenues became great; the land was tranquil and not beset by thieves; and the people, with joy in their hearts, playing with their children, dwelt in open houses.”
(Trường Bộ Kinh I, Kinh số 5: Kinh Kūtadanta, tr. 240-243)